Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.84 KB, 11 trang )

Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn
hoá Mường Hoà Bình


Phạm Thị Như Trang


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Du lịch: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn : TS. Trần Thúy Anh
Năm bảo vệ: 2013
95 tr .
Abstract. Với đề tài luận văn “Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá
Mường Hoà Bình” làm khoá luận thạc sĩ của mình . Qua quá trình nghiên cứu luận
văn, tác giả nhận thấy có nhiều tiềm năng văn hoá Mường tại Hoà Bình để hoạt động
du lịch phát triển. Đặc biệt, là các giá trị văn hoá truyền thống của người Mường còn
lưu giữ đến ngày nay. Đây thực sự là văn hoá truyền thống dân tộc thiểu số có vị trí rất
lớn trong phát triển sản phẩm du lịch, góp phần đa dạng các sản phẩm du lịch, xây
dựng các chiến lược cho du lịch tỉnh Hoà Bình.Luận văn đi tìm hiểu thực trạng của
hoạt động du lịch tại các điểm du lịch của người Mường ở Hoà Bình. Từ những hiện
trạng đã phân tích và tìm hiểu thực tế, luận văn đưa ra các giải pháp mang tính cấp
thiết và phù hợp với điều kiện phát triển hoạt động du lịch tại điểm du lịch. Luận văn
đưa ra các ý kiến, kiến nghị, và đề xuất nhằm khai thác và phát triển du lịch tương
xứng với tiềm năng hiện nay của người Mường tại Hoà Bình. Qua đó, cần nâng cao
các giải pháp, hỗ trợ và phát triển về du lịch tại địa phương, nhằm giúp người dân xoá
đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống tại dân tộc thiểu số Hoà Bình. Luận văn đã tiếp
thu được những đề tài khoa học, nghiên cứu về văn hoá Mường Hoà Bình trước đó,
cùng với quá trình nghiên cứu thực tế của tác giả. Luận văn góp phần giúp các nhà
quản lí du lịch tại địa phương có thể nắm bắt được định hướng và quá trình phát triển
du lịch trong tương lai, tham khảo các giải pháp của luận văn nhằm hướng dẫn và quản
lí du lịch đạt hiệu quả, cũng như mang lại lợi ích cho các bên tham gia du lịch. Bên


cạnh đó, đối với các biến đối tiêu cực của du lịch tác động đến đời sống người dân địa
phương, luận văn giúp nhìn nhận và đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm đưa
du lịch phát triển theo hướng bền vững, du lịch có trách nhiệm của cộng đồng trên
toàn thế giới.
Keywords.Du lịch; Sản phẩm du lịch; Văn hoá Mường; Hoà Bình
Content.
1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay hình thức đi du lịch trên thế giới đã, đang có xu hướng thay đổi nhận
thức và nhu cầu du lịch của con người. Thay vì đi du lịch tại những điểm du lịch nổi
tiếng, hiện đại và sang trọng, du khách đang muốn tìm kiếm một hình thức du lịch mới.
Họ mong muốn tìm hiểu nền văn hóa, bản sắc một tộc người hay một dân tộc thiểu số,
tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Họ có dịp trải nghiệm cuộc sống hàng ngày,
mong muốn được hòa mình trong văn hóa bản xứ, nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi,
thư giãn tại điểm du lịch. Từ những nguyên nhân và mục tiêu đi du lịch khác nhau của
mỗi người, loại hình du lịch hiện nay đang được coi là xu thế du lịch trên thế giới, với
cái tên du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, tìm hiểu và góp phần gìn giữ nền văn hóa của
các dân tộc thiểu số tại các quốc gia cũng là trách nhiệm và định hướng phát triển du
lịch trên thế giới. Đó được coi là một hình thức phát triển bền vững, một xu thế tất yếu
của xã hội.
Tại Việt Nam, loại hình du lịch văn hóa các dân tộc thiểu số đã và đang được
chú trọng tìm hiểu, khai thác và phát triển. Có thể kể đến các mô hình văn hóa như văn
hóa Chăm pa tại Ninh Thuận, văn hóa dân tộc Thái Trắng tại bản Lác - Mai Châu, Hòa
Bình…Ngoài là những điểm du lịch hấp dẫn về thiên nhiên, giá trị nhân văn sâu sắc,
văn hóa bản địa tại các dân tộc thiểu số còn là tiềm năng phát triển du lịch, cũng như
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.
Tỉnh Hòa Bình là một miền đất hội tụ những yếu tố tự nhiên và văn hóa các dân
tộc thiểu số đặc sắc. Đồng thời, có vị trí địa lý và mạng lưới giao thông thuận lợi phát
triển du lịch. Tỉnh được coi là chiếc nôi của nền văn hóa Việt cổ. Tại đây, có sự giao
thoa văn hóa của nhiều anh em dân tộc khác nhau cùng cộng cư trong không gian sống
miền núi và trung du phía Bắc. Trong đó, đặc trưng nổi bật và tỉ lệ dân số chiếm số

đông của dân cư đó phải kể đến người Mường ở Hòa Bình. Dân tộc Mường phân bố và
cư trú rộng rãi tại các tỉnh Miền Bắc như Hòa Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Phú
Thọ Tuy nhiên, người Mường Hòa Bình có nét hài hòa văn hóa riêng biệt, tiêu biểu
của người Mường cổ. Chính điều đó, đã tạo tính đặc trưng dễ dàng nhận diện người
Mường của tỉnh Hòa Bình và người Mường của tỉnh khác như Thanh Hóa, Thái
Nguyên - sự khác biệt có thể nhận thấy rõ ràng qua trang phục người phụ nữ…Hiện
nay, mô hình du lịch văn hóa cộng đồng gắn với các dân tộc thiểu số được đánh giá là
xu thế của phát triển du lịch trong tương lai. Văn hóa Mường được đánh giá là kho
tàng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, nhân văn của một tộc người. Hiện nay, phát triển
du lịch tại Hòa Bình vẫn chưa đúng tầm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Tiềm
năng du lịch chưa được khai thác đúng mức, hoặc khai thác còn nhỏ lẻ, mang tính cá
nhân. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch về văn hóa Mường Hòa Bình còn nghèo nàn, đơn
sơ, chưa bộc lộ những giá trị tài nguyên nhân văn và tự nhiên sâu sắc. Những sản
phẩm du lịch hiện đang cung cấp tới du khách còn mờ nhạt, chưa đặc sắc và phong
phú.
Là tỉnh thuộc vị trí miền núi phía Tây Bắc của tổ quốc, nơi có nhiều lợi thế về
tài nguyên du lịch, sự kết tinh của nhiều dân tộc anh em như Mường, Kinh, Thái, Dao,
H’mông, Tày, Hoa…quần tụ sinh sống với những màu sắc riêng biệt, mảnh đất Hòa
Bình có những sắc thái và nét độc đáo không thể lẫn với các tỉnh khác trên nước ta.
Nơi đây còn là vùng đất sinh sống của người Mường – được coi là cư dân bản địa, là
chủ nhân chính của vùng đất Tây Bắc. Người Mường chiếm dân số khoảng 6,3% dân
số toàn tỉnh, có nhiều đóng góp đáng kể cho địa phương: Di sản văn hóa phi vật thể
Quốc gia “Không gian văn hóa cồng chiêng của Người Mường”; Các điểm tham quan
du lịch: suối khoáng Kim Bôi, hang Đồng Tâm (Lạc Thủy, Hòa Bình)…Cùng với xu
thế hội nhập thế giới, sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa ngày một rõ rệt. Văn hóa
Mường Hòa Bình cũng chịu những ảnh hưởng đáng kể: Nguy cơ bị mai một, biến dạng
bản sắc văn hóa đặc thù riêng. Điều này, không thể tránh khỏi nếu không có chính sách
khai thác và phát triển hợp lý, quy hoạch cụ thể hướng đến phát triển bền vững.
Căn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hóa Mường Hòa Bình” nhằm góp

phần nhỏ bé đưa ra những định hướng và giải pháp hướng đến nâng cao hiệu quả khai
thác sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. Ước mơ của tác
giả luận văn là đưa du lịch văn hóa Mường Hòa Bình nói riêng, thành một trong những
loại hình du lịch chủ đạo đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho Hòa Bình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nghiên cứu về văn hóa Mường nói chung và văn hóa Mường Hòa Bình
nói riêng, hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển du
lịch hướng đến phát triển bền vững, có thể kể đến như: Nghiêm Thị Thu Huyền với
công trình “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng người Mường thuộc hai huyện
Kim Bôi và Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình)”- Trường Đại Học KHXH& Nhân Văn, Đại Học
Quốc Gia Hà Nội, 2012. Bùi Thanh Thủy với công trình “Văn hóa các tộc người thiểu
số tỉnh Hòa Bình với việc phát triển du lịch Văn Hóa” – Viện Văn Hóa nghệ thuật Việt
Nam, 2012.
Qua các đề tài nghiên cứu khoa học của các tác giả trên, có thể nhận thấy có rất
ít các công trình nghiên cứu toàn diện về giá trị văn hóa tộc người hướng đến mục đích
phát triển du lịch, đặc biệt là xây dựng các sản phẩm du lịch. Trong các hoạt động du
lịch tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế, xã hội, tâm lý, lối sống của cư dân, và
vấn đề cốt lõi nhằm phát huy, bảo tồn văn hóa thông qua các hoạt động này. Đây được
đánh giá là yếu tố quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp nhằm phát triển bền
vững.
Hoạt động quản lý và khai thác văn hóa tộc người trong phát triển du lịch đang
đóng vai trò không nhỏ trong tổng thể của hoạt động du lịch, hiện nay vẫn chưa đi sâu
và đi sát nhằm giải quyết một cách toàn diện.
Từ những thông tin tìm hiểu thực tế, tác giả đã kế thừa và tiếp thu các kiến thức
của các học giả đi trước làm cơ sở cho việc đánh giá, triển khai đề tài, bổ sung thêm
các nội dung của luận điểm trong luận văn. Bên cạnh đó, tác giả kết hợp việc đi điền
dã thực tế, sử dụng các tài liệu về văn hóa Mường Hòa Bình để làm sáng tỏ, đặt ra các
mục tiêu nghiên cứu toàn diện và đặc thù hơn. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp,
kiến nghị có hiệu quả nhằm phục vụ công tác quản lý và phát triển kinh tế vùng, địa
phương, tỉnh Hòa Bình.

3.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tiềm năng du lịch của văn hóa Mường Hòa Bình trên cơ sở đánh giá
hiện trạng hoạt động du lịch tại tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là du lịch tìm hiểu bản sắc văn
hóa Mường. Đề xuất phương hướng giải pháp và thúc đẩy hoạt động đưa các sản phẩm
văn hóa Mường vào phục vụ trong du lịch. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả phát triển
du lịch tại tỉnh Hòa Bình theo hướng bền vững.
Tiềm năng xây dựng sản phẩm du lịch của tỉnh Hòa Bình còn nhiều bỏ ngỏ, tác
giả mong muốn tìm hiểu nguyên nhân sản phẩm du lịch chưa được sử dụng phổ biến
trong hoạt động du lịch, tìm hiểu nhu cầu sản phẩm du lịch của du khách khi đến điểm
du lịch. Để từ đó, góp phần đưa ra giải pháp trong phát triển sản phẩm du lịch, thúc
đẩy sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, hướng tới cao cấp, nhằm xây dựng sản phẩm
phù hợp với điều kiện sẵn có của tỉnh Hòa Bình.
4.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể
Nghiên cứu được tiến hành tập trung trên toàn tỉnh Hòa Bình với các huyện tập
trung đông dân tộc Mường như huyện Tân Lạc, Lạc Sơn,Cao Phong và Kim Bôi.
Những địa điểm có tiềm năng về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người
nhằm phát triển du lịch.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử
người Mường Hòa Bình. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa dựa trên giá
trị nhân văn Mường Hòa Bình.
Những giải pháp, ý kiến và kiến nghị tới các cơ quan các cấp có thẩm quyền về
việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch của vùng. Trong đó nhấn mạnh tới các
khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa Mường Hòa Bình.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hóa và phát triển sản phẩm du lịch
văn hóa trên cơ sở văn hóa người Mường tại Hòa Bình.
- Đưa ra hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung, du lịch văn
hóa Mường Hòa Bình nói riêng. Những tiềm năng sẵn có, những thuận lợi và khó khăn

trong việc phát triển, định hướng phát triển du lịch bền vững của cộng đồng người
Mường.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hiện trạng phát triển du lịch đang còn
tồn tại, nêu định hướng phát triển du lịch văn hóa Mường Hòa Bình.
6. Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu về dân tộc Mường tại Hòa Bình lấy 4 huyện Tân
Lạc (Mường Bi), Lạc Sơn (Mường Vang), Cao Phong (Mường Thàng), Kim Bôi
(Mường Động) làm thực tế tiêu biểu. Bao gồm những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu
của người Mường tại Hòa Bình. Đề tài không đi sâu vào khái quát những đặc trưng
riêng biệt, nhấn mạnh điểm mạnh mỗi Mường trong hoạt động thu hút khách du lịch.
7.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đề tài chuyên sâu về nghiên cứu dựa trên cơ sở
đưa ra những lý luận chung mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch. Các mối quan hệ
trong cộng đồng người Mường tạo nên những giá trị văn hóa phục vụ hoạt động du
lịch.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập
dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
+Nguồn dữ liệu sơ cấp bằng việc điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn các cán
bộ chuyên trách, những người phục vụ hoạt động du lịch về văn hóa Mường Hòa Bình.
+Nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, qua sách báo, tạp chí, các
trang web điện tử, tài liệu, các báo cáo của các cơ quan quản lý du lịch và chính quyền
địa phương.
Phân tích đánh giá tổng hợp: Từ những yêu cầu của nghiên cứu, việc phân tích
đánh giá tổng hợp dựa trên những nhu cầu của thực tế, những tiềm năng sẵn có của
vùng. Đưa ra những giải pháp, mục tiêu phát triển du lịch từ việc khai thác những giá
trị đặc sắc của văn hóa Mường Hòa Bình, hướng đến phát triển du lịch bền vững.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến, kinh nghiệm từ những chuyên
gia thuộc các tổ chức tài trợ dự án, chương trình nghiên cứu, công trình nghiên cứu về
văn hóa Mường Hòa Bình.
8.Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài

Đề tài nghiên cứu chuyên sâu những giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần của văn
hóa Mường Hòa Bình. Từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản
phẩm du lịch, đồng thời chỉ ra các tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình.
9.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3
chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa tộc người và phát triển sản phẩm du lịch.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hòa Bình và văn hóa Mường
Hòa Bình.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Mường Hòa Bình
theo hướng bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1.Trịnh Lê Anh , Sản phẩm du lịch văn hóa và vai trò của văn hóa quản lý du lịch ở
Việt Nam, hội thảo khoa học, Đại học KHXH&NV, Hà Nội.2012.
2.Trần Thúy Anh (chủ biên), Giáo trình Du lịch văn hóa và những vấn đề lý luận và
nghiệp vụ,Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011.
3. Hoàng Hữu Bình (chủ biên), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc thực trạng và những vấn
đề đặt ra,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.1998.
4. Nguyễn Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NXB Văn hóa, Hà
Nội,1995. Một số bài viết trong công trình này còn được in thành sách Người
Mường ở Hòa Bình và bằng tiếng Pháp.
5.Jeanne Cuisinier, Người Mường -địa lý nhân văn và hội học,Nxb Lao động, Hà Nội,
1995.
6. Bế Viết Đẳng (chủ biên), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế xã hội ở
miền núi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1996.
7. Nguyễn Khoa Điềm, “Văn hóa và truyền thống cả các dân tộc thiểu số trong cuộ
sống hôm nay”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. 2000.
8.Phạm Trương Hoàng, Phạm Thị Thanh Hường (2012), Một số vấn đề trong phát
triển du lịch văn hóa tại Việt Nam, hội thảo khoa học, Đại học KHXH&NV, Hà

Nội.2012.
9. Nguyễn Văn Huy, Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
1998.
10. Nghiêm Thị Thu Huyền(2012). Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng người
Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc( tỉnh Hòa Bình), luận văn cao học
khóa QX2010, Đại học KHXH&NV, Hà Nội.2012.
11. Đặng Văn Lung, Bùi Thiện, Bùi Văn Nợi, Mo Mường, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà
Nội, 1997.
12. Hoàng Nam, Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người – văn hóa Việt Nam, Nxb
VHDT, Hà Nội. 1998.
13. Nguyễn Thị Thanh Nga (chủ biên), Văn hóa truyền thống một số tộc người ở Hòa
Bình, Nxb VHDT, Hà Nội, 2003.
14. Phạm Quốc Quân, Các di tích mộ Mường cổ ở Hòa Bình và Hà Tây, Luận án PTS
Khoa học Lịch sử, Hà Nội, 1994.
15. Trần Hữu Sơn, Xây dựng mô hình làng du lịch văn hóa, Đề tài NCKH, Sở văn hóa
thể thao và du lịch Lào Cai,2008.
16. Ngô Đức Thịnh, Văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1993
17. Bản tin du lịch, Sổ tay về phát triển sản phẩm du lịch,Hội đồng khoa học kỹ thuật –
Tổng cục du lịch, Hà Nội, tháng 6.2012.
18. Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Kim Bôi, Đề cương Quy hoạch phát triển du
lịch huyện Kim Bôi giai đoạn 2010 – 2020, Hòa Bình, 2010.
19. Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Tân Lạc, Đề cương Quy hoạch phát triển du
lịch huyện Tân Lạc giai đoạn 2010 -2020, Hòa Bình, 2010.
20. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, Báo cáo tình hình phát triển du
lịch, dịch vụ 2005 2010 và phương hướng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến
năm 2020, Hòa Bình, 2011.
21. Tổ chức CECAD, Báo cáo phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tử Nê và Thanh Hối
( Tân Lạc – Hòa Bình), Hà Nội, 2011.
22. Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cao Phong, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch

huyện Cao Phong giai đoạn 2005 -2010, Hòa Bình, 2010.
23. Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lạc Sơn, Báo cáo tình hình hoạt dodongjdu lịch
huyện Lạc Sơn giai đoạn 2005 -2010, Hòa Bình, 2010.
24. Hoàng Anh Nhân, Tuyển tập truyện thơ Mường, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996.
25. Chính phủ, Nghị định về công tác dân tộc, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, 2011.
26. Văn hóa dân tộc Mường, Sở Văn hóa thông tin, Hội Văn hóa các dân tộc, Hòa
Bình, 1995.
27. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh, 1997.
28. Bùi Thiết, “Mở rộng các hoạt động du lịch là phương thức phát triển kinh tế bản
Mường”, Tạp chí Dân tộc học, Hà Nội. 1996.
29. Trần Anh Dũng và Lại Văn Tới, Mộ Mường cổ: cấu trúc và táng tục, KCH
3/1986,31 -42.
30.Trần Đức Thanh (2005). Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội. 2005.
31. Nguyễn Thị Thanh Nga và Nguyễn Ngọc Thanh, Người Mường ở Tân Lạc, tỉnh
Hòa Bình, Viện Dân tộc học, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003.
32. Bùi Thanh Thủy, Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình với việc phát triển du
lịch và văn hóa, Luận án tiến sĩ văn hóa học, Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam,
Hà Nội. 2012.
33. Nguyễn Khắc Tụng, Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, tập 1, Hội Khoa học
lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 1994.
34. Trần Quốc Vượng, Đôi điều về văn hóa Mường, Dân tộc và thời đại, số 23/1996.
35. Viện Dân tộc học, Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc, Nxb
KHXH, Hà Nội, 1987.
36. Trần Quốc Vượng, “Văn hóa Hòa Bình – văn hóa thung lũng”, Tạp chí Khảo cổ
học, 1986.

Tài liệu Tiếng Anh
37. Thorpeness & Snape, Visit Aldeburgh,
38. Articles, Xidi world cultural heritage, />xidi-world-cultural-heritage.html.

39.Scenery, Cultural china,
tural china.com/en/130scenery486.html.
Tài liệu qua Websides
40. Hòa Bình, Thông tin về tỉnh Hòa Bình,.
41. .
42. Mường Hòa Bình, www.vikipedia.org .
43. Báo Hòa Bình, Địa bàn phân bố dân tộc Mường Hòa Bình,
.
44. Phụ nữ net, Tục hỏi cưới xin của người Mường,.
45. Nguyễn Xuân Thắng, Phát triển các sản phẩm và dịch vụ văn hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, .
46. Du lịch văn hóa, .
47. Sổ tay du lịch, thăm làng dân tộc seongup ở Jeju,.
48. Phát triển là gì , .
49. Tài liệu ôn tập, phân tích nguyên lý về sự phát triển,
.
50. Báo Làng Nghề, Làng nghề truyền thống tại Mai Châu, Hòa Bình
.
51. Vietnamplus, Lễ hội cầu phúc Đình Cỗi ở vùng đất Mường Vang Hòa Bình
.
52. Nghệ thuật múa của người Mường,.
53. Báo Hòa Bình, Bảo tồn làng truyền thống dệt tại Mai Châu,
.
54. Kiến trúc.net, Nét độc đáo trong kiến trúc nhà sàn người Mường
.
55. Đại học Văn hóa Nghệ Thuật Quân đội, Văn hóa nhà sàn dân tộc Mường
.
56. Bộ môn tiếng dân tộc thiểu số, Nhà ở của người Mường,
.
57. Mường Kimboi.com, Nhà ở,.

58. Di tích lịch sử Quốc gia, Chi tiết di tích lịch sử Quốc gia,
.
59. Sieunhien.com, Bí ẩn thánh địa của dòng họ Đinh Mường Động,
.
60. Vietoictures, Trò chơi dân gian tung còn, .
61. Mường.vn, trò chơi và lễ hội, .
62. Báo Hòa Bình.com, Khu mộ cổ Đống Thếch – chốn đất thiêng của người Mường,
.
63. traxaden.com. nghệ thuật dân gian của dân tộc Mường, .
64.Vietpictures, Nghề làm giấy của các dân tộc thiểu số, .
65. Văn hóa học, Trần Đức Long, Văn hóa tộc người,
/>chung/818-tran-long-van-hoa-toc-nguoi.html
66. Trung tâm môi giới và phát triển nguồn lực cộng đồng, .
67. Hoabinh.gov.vn, Các khu du lịch, .
68.Vi.wikipedia.org, huyen Tan lac, Hoa Binh, .
69.Sites.google.com, Điều kiện tự nhiên huyện Lạc Sơn, .
70. Baohoabinh.com.vn, Kho tàng văn học nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa
Bình, .
71.Caophongtv.vn, travel, .
72. Thông tin điện tử huyện Lạc Sơn,.
73. Báo Hòa Bình,.
74. Baomoi.com, Ban Muong Giang Hoa Binh net dep theo cung thoi gian,
.

×