Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Báo cáo thực tế công tác xã hội với cá nhân người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 71 trang )

Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
PHẦN A 5
BÁO CÁC KẾT QUẢ THỰC TẾ 5
HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN 5
I. PHẦN THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN: 5
II. VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ THỰC: 5
III. NỘI DUNG THU HOẠCH: 6
1. Nhận thức, mục đích, mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của sinh viên khi đi
thực tế: 6
1.1. Nhận thức: 6
1.2. Mục đích: 7
1.3. Mục tiêu: 7
1.4. Nội dung: 7
1.5. Nhiệm vụ: 8
2. Những suy nghĩ của sinh viên khi đi thực tế: 8
2.1. Thuận lợi: 9
2.2. Khó khăn: 9
3. Đối chiếu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành vào quá trình thực tế: 10
3.1. Môn Tham vấn: 10
3.2. Môn Nhập môn công tác xã hội: 12
3.3. Môn Tâm lý học xã hội và Tâm lý học phát triển: 14
3.4. Môn An sinh xã hội: 14
3.5. Môn Chính sách xã hội: 15
3.6. Môn Công tác xã hội với cá nhân: 15
3.7. Môn Điều tra xã hội học: 22
3.8. Môn Hành vi con người và môi trường xã hội: 23
5. Những kinh nghiệm thu được sau quá trình thực tế: 30
5.1. Chọn địa điểm thực tế: 30
5.2. Xác định đối tượng thân chủ: 30


5.3. Kiến thức kỹ năng và phương pháp: 30
5.4. Mối quan hệ trong quá trình thực tế: 30
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 31
1. Kết luận: 31
2. Khuyến nghị: 31
PHẦN B 32
BÁO CÁO NHẬN DIỆN THÂN CHỦ 32
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ THÂN CHỦ: 32
II. QUÁ TRÌNH TIẾP CẬN THÂN CHỦ VÀ THU THẬP THÔNG TIN TỪ
THÂN CHỦ: 32
1. Những phương pháp và kỹ năng đã được vận dụng khi tiếp cận thân chủ: 32
1.1 Các kỹ năng: 32
1.2. Các phương pháp được sử dụng trong quá trình: 34
2. Tóm tắt quá trình tiếp cận: 36
3. Những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận với thân chủ 37
1
Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10
3.1. Thuận lợi: 37
3.2. Khó khăn: 37
III. NHẬN DIỆN THÂN CHỦ: 38
1. Hoàn cảnh gia đình của thân chủ: 38
2. Các mối quan hệ của thân chủ: 38
3. Tình trạng sức khỏe: 40
4. Khả năng nhận thức: 40
5. Những đặc điểm tâm lý và các biểu hiện tâm lý của thân chủ: 41
6. Những biểu hiện cơ bản của hành vi: 41
7. Điểm mạnh, điểm hạn chế của thân chủ: 41
8. Các chế độ mà thân chủ đã và đang được hưởng: 42
9. Các chế độ mà thân chủ chưa được hưởng: 42
10. Các vấn đề của thân chủ: 42

11. Vấn đề ưu tiên cần giải quyết: 43
12. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề: 43
12.1. Tên kế hoạch: Cân bằng tâm lý cho thân chủ 43
12.2. Mục đích của kế hoạch: 43
12.3. Nội dung của kế hoạch: 43
12.4. Mục tiêu tổng quát: 44
12.5. Mục tiêu cụ thể: 44
12.6. Các phương pháp thực hiện 45
12.7. Các kỹ năng sử dụng 46
12.8. Các nguồn lực hỗ trợ 47
12.9. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội trong quá trình can thiệp: 47
13. Lượng giá kết quả: 48
IV. ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP: 49
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 50
1. Kết luận: 50
2. Khuyến nghị: 51
PHẦN C 52
PHỤ LỤC I 52
BÁO CÁO QUAN SÁT 52
HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁC NHÂN 52
1. Quan sát lần thứ nhất: 52
2. Quan sát lần thứ hai: 53
3. Quan sát lần thứ ba: 54
4. Kết quả quan sát: 55
PHỤ LỤC II 57
VẤN ĐÀM 57
PHỤ LỤC III 70
BẢNG TỰ LƯỢNG GIÁ 70
THỰC TẾ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN 70
2

Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân
LỜI CẢM ƠN
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Trẻ em là những chồi non của gia đình của đất nước, nhũng chồi non ấy cần
được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ, cần có một môi trường tốt để phát triển. Nhưng
hiện nay có rất nhiều trẻ em không được quan tâm chăm sóc và không được may mắn
như những người khác. Các em bị thiệt thòi, các em sinh ra đã mang trên mình những
khuyết tật, những khiếm khuyết, làm cho các em không thể phát triển được, các em
mang sự mặc cảm, tự ti. Tại “Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái
Nguyên” là môi trường để cho các em thiệt thòi sống và học tập. Những mảnh đời bất
hạnh như vậy hằng ngày mong lắm nhưng tấm lòng nhân ái, sự giúp đỡ từ cộng đồng.
Chúng tôi - những Nhân viên công tác xã hội tương lai đang gắng sức giúp đỡ các em,
cố gắng khơi gợi tiềm năng cho các em để các em có thể vượt qua được khó khăn,
thiệt thòi, mặc cảm, tự ti.
Trong thời gian vừa qua, với yêu cầu của môn học “Thực hành công tác xã hội
với cá nhân” tôi đã thực tế tại Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái
Nguyên. Qua làm việc tại trường tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng các
cán bộ nhân viên tại trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện các
hoạt động thực tế của mình.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến kiểm huấn viên của mình là cô giáo
Hoàng Thị Bích Hằng , đã hướng dẫn, giúp đỡ,chia sẻ những kinh nghiệm, cung cấp
cho tôi những thông tin cần thiết liên quan tới thân chủ của tôi.
Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô bộ môn chuyên ngành Công
tác xã hội, đã giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên ngành để tôi hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình trong đợt thực tập này. Tôi cảm ơn thầy giáo hướng dẫn
Lê Văn Cảnh và cô Nguyễn Thị Ngọc Mai đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
tập và viết báo cáo.
Xin cảm ơn các bạn trong nhóm thực tế 2 đã luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ tôi
những lúc khó khăn.

Đợt thực tế này giúp tôi có cơ hội được tiếp xúc với các em ở trường Giáo dục và
hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên, tôi bày tỏ sự cảm thông chân thành cho hoàn
cảnh của các em ở đây. Tuy các em chịu nhiều thiệt thòi nhưng bù lại các em ở đây luôn
có tấm lòng yêu thương nhau, đoàn kết, thân thiện và cố gắng vượt lên số phận… những
3
Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10
điều đó đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tôi. Cảm ơn các em đã cho tôi những bài học đầy
tình người, những tấm gương về sự cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Hai tháng thực tế qua, với sự nỗ lực của bản thân trong đợt thực tế tôi đã thu
được một số kết quả như trong báo cáo. Vì chưa có kinh nghiệm và kiến thức thực tế
nên bản báo cáo còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến
cho bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
4
Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân
PHẦN A
BÁO CÁC KẾT QUẢ THỰC TẾ
HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
I. PHẦN THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN:
- Họ và tên : Ngô Thị Ly
- Mã sinh viên : DTZ1056130035
- Sinh ngày : 01/01/1991
- Sinh viên trường : Đại học khoa học - Đại học Thái Nguyên
- Chuyên ngành : Công tác xã hội
- Sinh viên năm : Thứ 3
- Quê quán : Thanh Lâm - Lục Nam - Bắc Giang
II. VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ THỰC:
- Tên cơ sở thực tế: Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái nguyên.
- Địa chỉ: 146 Đường Minh Cầu - Phường Phan Đình Phùng -Tp.Thái Nguyên -
Tỉnh Thái Nguyên.
- Chức năng, nhiệm vụ: Giáo dục chuyên nghiệp kiến thức, cách giao tiếp, kỹ

năng sống và dạy nghề cho các đối tượng tại trường. Đồng thời chăm sóc và nuôi
dưỡng: Ăn, ở tại trường với các đối tượng như: Mồ côi, khuyết tật (khiếm thính, khiếm
thị, thiểu năng trí tuệ, khuyết tật vận động), trầm cảm, tự kỷ, hoặc đa tật…
- Quá trình hình thành và phát triển: Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt
thòi tỉnh Thái Nguyên được hình thành từ năm 1995, là mô hình giáo dục đặc biệt cho
các em bị khuyết tật. 17 năm kể từ khi được thành lập trường đã cố gắng phát triển để
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Hàng năm trường tiếp nhận từ 200 đến 230 học sinh
khuyết tật khác nhau như: Khiếm thính, khiếm thị, trí tuệ chậm phát triển, khuyết tật
vận động, đa tật…
+ Tới nay thì trường có tổng số 249 em học sinh gồm 18 lớp: Khối THCS là 5
lớp (51 học sinh). Khối tiểu học: 13 lớp (198 học sinh). Can thiệp và hỗ trợ: có 19 học
sinh, trong đó: Học sinh khiếm thính (câm điếc) là 120, khiếm thị (mù, nhìn kém) là 16
em, học sinh tật vận động là 6 em. Học sinh đa tật là 19 em.
+ Tổng số cán bộ giáo viên là 57 người: Cán bộ quản lý có 2 người ( Hiệu
trưởng, Hiệu phó), giáo viên trực tiếp đúng lớp là 30 người. Nhân viên hành chính
phục vụ là 25 người.
5
Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10
+ Chi bộ có 20 đảng viên.
+ Chi đoàn có 18 đoàn viên.
+ Cơ sở vật chất của trường: Có khu nhà điều hành gồm phòng chức năng phục
cho các đối tượng học sinh khuyết tật,có 18 phòng học và 10 phòng nội trú, khu nhà ăn
cho học sinh rộng rãi,đảm bảo đủ chỗ ngồi ăn cho học sinh toàn trường.
Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên
III. NỘI DUNG THU HOẠCH:
1. Nhận thức, mục đích, mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của sinh viên khi đi thực tế:
1.1. Nhận thức:
- Thực tế chuyên môn là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo
Cử nhân công tác xã hội. Đây là một quá trình hoạt động mang tính chuyên môn, rất
thiết thực và hữu ích đối với sinh viên ngành công tác xã hội, nó là cơ hội để sinh viên

có thể tiếp xúc với môi trường thực tế, và có thể làm việc trực tiếp với thân chủ. Đồng
thời vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học vào thực tiễn để giải quyết vấn đề
cho thân chủ của mình. Không những vậy, khi đi thực tế chuyên môn I còn giúp chúng
tôi - những nhân viên công tác xã hội tương lai - hiểu hơn về nghề nghiệp của mình về
các công việc mà một nhân viên công tác xã hội cần làm, để thấy gắn bó và yêu ngành
học của mình hơn.
6
Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân
1.2. Mục đích:
- Giúp tôi vận dụng được các kiến thức đã học qua các môn như: Nhập môn
công tác xã hội, tâm lý học xã hội và tâm lý học phát triển, an sinh và các chính sách
xã hội, tham vấn, công tác xã hội với cá nhân… vào quá trình tiếp cận và nhận diện
thân chủ, biết cách thiết lập và xây dụng mối quan hệ nghề nghiệp.
- Giúp tôi hiểu rõ được vai trò của người làm công tác xã hội trong việc cung
cấp các dịch vụ công tác xã hội, nắm vững chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong
công việc. Từ đó hình thành ý thức, đạo đức nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình tự rèn
luyện theo yêu cầu của nghề nghiệp và chuyên môn công tác.
- Tạo cơ hội để tôi vận dụng các kiến thức và kỹ năng, phương pháp trong công
tác xã hội với cá nhân vào quá trình can thiệp vấn đề cụ thể cho thân chủ.
1.3. Mục tiêu:
- Đạt được các kỹ năng làm việc với cá nhân và phát triển sự tự tin làm việc với
cá nhân.
- Tạo được mối quan hệ tốt với cơ sơ thực tế để có thể nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các cán bộ và thầy cô tại trường.
- Tạo mối quan hệ tốt với tất cả các đối tượng trong trung tâm, góp một phần
công sức của mình để giúp đỡ các em và tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em.
- Trong đợt thực tế này mỗi sinh viên phải tiếp xúc và làm việc với một thân chủ
cụ thể do mình lựa chọn qua đó vận dụng cá kiến thức, kỹ năng của công tác xã hội với cá
nhân để thu thập thông tin, nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề cho thân chủ.
- Xây dựng được mối quan hệ nghề nghiệp và tạo được sự tin tưởng với thân

chủ và rút kinh nghiệm trong quá trình thực tế, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về
công tác xã hội với cá nhân.
- Rèn luyện và phát triển tác phong chuyên nghiệp của một nhân viên công tác
xã hội khi làm việc với thân chủ.
1.4. Nội dung:
- Trong đợt thực tế này sinh viên phải hiểu được chức năng, vai trò, nhiệm vụ
của mình với tư cách là một nhân viên công tác xã hội có lúc nhân viên công tác xã hội
là nhà tham vấn, có lúc là nhà giáo dục, là người trung gian kết nối hoặc có lúc là
người biện hộ…Sinh viên phải ý thức được rằng nhân viên công tác xã hội không phải
người làm từ thiện, người làm thay, làm hộ mà nhân viên công tác xã hội là người hỗ
trợ, là chất xúc tác, là cầu nối giúp thân chủ nhận ra vấn đề của mình và thấy được các
tiềm năng để tự giải quyết vấn đề của mình.
7
Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10
- Vận dụng các kiến thức chuyên môn, các kỹ năng để tạo được sự tương tác và
thiết lập được mối quan hệ với thân chủ, thông qua đó để thu thập các thông tin của
thân chủ. Đồng thời cũng thông qua đó để thiết lập mối quan hệ với những người liên
quan tới thân chủ để hiểu rõ và hiểu chính xác hơn về tình trạng của thân chủ. Để từ đó
xem xét các vấn đề của thân chủ để lên kế hoạch giải quyết.
- Luôn thực hiện các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, phải tôn trọng quyền tự
quyết của thân chủ, đảm bảo bí mật riêng tư cho thân chủ…
- Tiếp xúc giao lưu với tất cả các đối tượng ở trường, cùng trò chuyện, tổ chức
trò chơi cho các em, tham gia văn nghệ và thể thao với các em, tổ chức Trung thu cho
các em…
- Phải nỗ lực hết sức, phải có ý thức trong quá trình thực tế, phải làm việc như
một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Rút ra được bài học kinh nghiệm cho
mình trong quá trình thực tế.
1.5. Nhiệm vụ:
- Lựa chọn cho mình một thân chủ cụ thể để có thể tác nghiệp: sau khi ra mắt
ban giám hiệu nhà trường và trình bày các mục đích, mục tiêu của đợt thực tế lần này

và được sự đồng ý của cô Hiệu trưởng trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi
tỉnh Thái Nguyên thì chúng tôi đã làm quen va thiết lập mối quan hệ với các đối
tượng, chọn đối tượng tác nghiệp cho mình, thiết lập mối quan hệ với thân chủ của
mình.
- Thu thập các thông tin về thân chủ, nhận diện vấn đề của thân chủ, phân tích
các vấn đề mà thân chủ gặp phải, cùng thân chủ lên kế hoạch giải quyết vấn đề và thực
hiện kế hoạch đó cùng thân chủ.
- Lượng giá kết quả, xem những gì đã đạt được và chưa đạt được từ đó rút kinh
nghiệm cho mình.
2. Những suy nghĩ của sinh viên khi đi thực tế:
Trước khi đi thực tế thì tôi băn khoăn lo lắng không biết mình đi thực tế sẽ thế
nào? Có tốt không? Mình có tiếp xúc và làm việc được với thân chủ không? Khi đến cơ
sở thực tế thì tôi lại suy nghĩ không biết các thầy cô tại trường có giúp đỡ, tạo điều kiện
cho mình không? Mình có tạo được mối quan hệ với cơ sở thực tế không, có thiết lập
được mối quan hệ với các em tại trường không? Có chọn được đối tượng để làm việc
không? Tôi luôn băn khoăn suy nghĩ không biết mình có thể áp dụng các kiến thức, kỹ
năng vào thực tế không? Có đạt được mục tiêu đề ra không?
Và kết quả thực tế đã chứng minh điều đó, tôi đã hoàn thành đợt thực tế với cá
8
Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân
nhân tại trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên.Tuy nhiên trong 2
tháng thực tế ấy thì tôi đã gặp rất nhiều vấn đề cả khó khăn lẫn thuận lợi như sau:
2.1. Thuận lợi:
- Trường nuôi dạy và giáo dục trẻ em thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều
kiện cho chúng tôi tới thực tế. Quan tâm và chỉ bảo tận tình, giới thiệu rất kỹ cho
chúng tôi biết về chức năng nhiệm vụ, quá trình phát triển của trường.
- Trường cũng tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia các hoạt động cùng
với các em để hiểu hơn các em và thiết lập được mối quan hệ với thân chủ và các em
trong trường như các hoạt động: Hoạt động trao quà cho các của đoàn thanh niên Tổng
công ty bảo hiểm BIDV, tổ chức hoạt động Trung thu, văn nghệ và cùng tham gia lao

động dọn dẹp vệ sinh phòng ngủ cho các em.
- Kiểm ứng viên đã hướng dẫn tận tình chúng tôi trong suốt quá trình thực tế tại
trường, khi gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận thân chủ thì kiểm huấn viên luôn sẵn
sàng giúp đỡ tôi.
- Nhà trường cũng cung cấp hồ sơ và các thông tin liên quan tới thân chủ cho
chúng tôi.
- Cán bộ tại trường thì cũng rất thân thiện, nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ khi
chúng tôi gặp khó khăn.
- Các em trong trường thì luôn vui vẻ, hòa đồng và rất yêu quý chúng tôi, luôn
tạo không khí vui vẻ, thân mật, đầy yêu thương.
- Thân chủ cũng rất thân thiện, hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ và hợp tác với tôi.
- Thân chủ vẫn có khả năng nhận thức và có thể giao tiếp bình thường, nên việc
tiếp xúc và thu tập thông tin cũng thuận lợi
- Các thầy cô hướng dẫn thì tận tình và có trình độ chuyên môn cao.
- Công tác tiền trậm thì được nhà trường liên hệ và trợ giúp.
- Chúng tôi được trng bị các kiến thức và kỹ năng đầy đủ và vững vàng , sẵn
sàng vận dụng vào quá trình tiếp xúc thân chủ.
2.2. Khó khăn:
- Vì phương tiện đi lại hơi khó khăn nên đôi khi tôi có tới không đúng giờ.
- Vì tình trạng sức khỏe không tốt nên nhiều buổi thực tế tôi phải nghỉ và phải
đi bù vào buổi khác.
- Quy định tại trường rất nghiêm ngặt nên chúng tôi phải tuyệt đối chấp hành.
9
Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10
Mỗi buổi sáng tới thực tế chúng tôi phải tới trước giờ làm việc 30 phút để dọn dẹp và
lao động.
- Lịch học của thân chủ bị lệch với lịch đi thực tế nên tôi phải tận dụng thời
gian buổi tối để tiếp xúc với thân chủ.
- Cơ chế phòng vệ của thân chủ khá lớn nên thân chủ chưa chia sẻ thật với tôi,
Tôi phải mất nhiều thời gian để có kiểm chứng thông tin.

3. Đối chiếu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành vào quá trình thực tế:
Các kiến thức, kỹ năng, phương pháp đã được tôi vận dụng vào quá trình thực
tế như sau:
3.1. Môn Tham vấn:
Đây là môn học đã được tôi vận dụng khá hiệu quả. Tham vấn là quá trình
tương tác giữa nhà tham vấn (người có trình độ chuyên môn và kỹ năng tham vấn, có
các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ
(còn gọi là khách hàng - người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý muốn được giúp
đỡ). Thông qua các kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình dựa trên các nguyên tắc đạo
đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của
mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của mình. Hoạt động tham
vấn bao gồm việc lắng nghe đối tượng trình bày vấn đề của họ, làm cho họ thấy dễ
chịu, giúp họ nhận biết vấn đề và tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đó.
* Các kỹ năng:
- Kỹ năng thấu cảm:
Là kỹ năng quan trọng nhất trong tham vấn, thấu cảm là cảm nhận điều mà thân
chủ đang cảm nhận. Đó là khả năng hiểu bằng cảm xúc, biết chính xác thế giới của
thân chủ. Đây là kỹ năng mà tôi vân dụng vào quá trình thực tế rất tốt. Tôi đã đặt mình
vào địa vị của thân chủ là một người bị khuyết tật đang trong độ tuổi đầu của trưởng
thành nhưng mới học lớp 8 và để có thể hiểu được tâm tư tình cảm của thân chủ. Tôi
không chỉ cảm nhận những điều thân chủ nói và hiểu cảm xúc của thân chủ qua lời nói
mà mà còn thông qua cả cử chỉ và hành động đặc biệt là ánh mắt của thân chủ.
Khi tiếp xúc, thu thập thông tin và thực hiện cuộc vấn đàm với thân chủ thì tôi
luôn cố gắng lắng nghe thân chủ nói để có thể hiểu được điều mà thân chủ đã và đang
trải qua đồng thời quan sát hành động cử chỉ, ánh mắt, nét mặt của thân chủ nhất là khi
thân chủ nói về gia đình mình về anh trai của mình thì khuôn mặt rạng rỡ, luôn cười
rất tươi và tôi hiểu thân chủ rất yêu quý anh trai mình. Khi nói về các hoạt động của
mình thì giọng thân chủ trầm xuống và cúi mặt xuống thì tôi hiểu thân chủ cảm thấy
10
Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân

mặc cảm tự ti, thấy thiệt thòi so với các bạn, em không thể vui đùa chạy nhảy như các
bạn khác. Một trong những điều rất nhỏ mà tôi đã vận dụng từ kỹ năng thấu cảm đó là
tôi luôn phản hồi lại thân chủ mỗi khi trò chuyện hay vấn đàm với thân chủ để tạo cho
thân chủ thấy mình đang được thấu cảm. Khi nói chuyện với thân chủ tôi luôn quan
tâm đến nhu cầu của thân chủ xem thân chủ mong muốn điều gì, cần gì.
Kỹ năng thấu cảm được tôi sử dụng rất nhiều trong quá trình tiếp xúc, trò chuyện
và vấn đàm để thu thập thông tin và trong lần tiếp xúc với anh Hoàng Văn Luân là anh
trai của thân chủ và bạn thân của thân chủ là em Tạ Thị Hồng Nhung. Ví dụ: Khi thân chủ
chia sẻ là rất buồn khi mình là gánh nặng của bố mẹ thì tôi đã thấy cảm bằng lời nói như
sau: “ Chị rất hiểu tâm trạng của em, chỉ có những người con hiếu thảo và biết suy nghĩ
mới nghĩ được như em”. Chính sự thấy cảm của tôi với thân chủ có tác dụng vô cùng lớn
trong quá trình tiếp xúc với thân chủ, tôi đã tạo cho thân chủ sự tin tưởng, cho thân chủ
thấy rằng vẫn có người lắng nghe và hiểu được mình. Đây chính là cơ sở để tôi thiết lập
mối quan hệ thân thiết, bền chặt với thân chủ của mình.
- Kỹ năng đặt câu hỏi:
Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng trong tham vấn và được sử dụng rất nhiều
trong công tác xã hội, đặt câu hỏi trong tham vấn không chỉ khai thác các thông tin bề
nổi mà có liên quan đến sự kiện của thân chủ, qua đó làm toát lên những thông tin
được ẩn sau sự kiện đó. Ưu thế của kỹ năng này trong tham vấn là không chỉ làm thân
chủ nói ra những điều mình biết mà còn khiến cho thân chủ nói ra những điều mình
lãng quên từ lâu.
Tôi cũng đã vận dụng kỹ năng này khá thành thạo và đạt được những thành
công nhất định. Đây là kỹ năng mà tôi sử dụng rất nhiều trong quá trình tiếp xúc thân
chủ, khai thác thông tin, vấn đàm và trong cả các cuộc gặp gỡ và thu thập thông tin từ
gia đình thân chủ và những người bạn của thân chủ. Trong các cuộc vấn đàm thì các
câu hỏi đã được tôi nghĩ và chuẩn bị trước. Tôi cũng rất linh hoạt khi sử dụng tất cả
các dạng câu hỏi như; câu hỏi đóng “Em có hay về nhà không?”, “Em thích học ở
trường này không?”. Câu hỏi mở là câu hỏi được tôi sử dụng và đem lại thành công rất
lớn “Em cảm thấy như thế nào mỗi lần về thăm nhà?”. Câu hỏi gián tiếp “Chắc em có
rất nhiều cảm xúc khi bị các bạn chế nhạo?”, việc khéo léo trong việc lựa chọn câu hỏi

đã khuyến khích thân chủ nói và chia sẻ nhiều hơn các thông tin thu được rất chất
lượng. Tôi tránh sử dụng các câu hỏi “Vì sao”, sẽ khiến thân chủ lúng túng và khó trả
lời bởi em là người thiểu năng trí tuệ. Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp mà tôi khéo
léo đặt câu hỏi để khai thác các thông tin. Khi khai thác thông tin thì tôi tránh đặt các
câu hỏi một cách liên tục và dồn dập, nếu như vậy sẽ khiến cho thân chủ bị áp lực và
không thoải mái.
11
Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10
- Kỹ năng phản hồi:
Phản hồi là đáp lại những lời nói hành động, cử chỉ của thân chủ mình. Tôi đã
sử dụng kỹ năng này khá tốt, đặc biệt là trong các cuộc trò chuyện với thân chủ, khi
nghe thân chủ tâm sự, chia sẻ và bộc bạch…Khi thân chủ của tôi nói, hay kể chuyện
thì ngoài việc tôi chú tâm lắng nghe, tập trung nghe để hiểu những điều thân chủ nói
thì tôi còn phản hồi lại để thân chủ cảm thấy rằng tôi đang rất chú tâm nghe em nói, tôi
hiểu những gì em nói và đồng cảm với em. Tạo cho em cảm giác được tôn trọng, được
hiểu và chia sẻ.
Tôi sử dụng chủ yếu là phản hồi nhắc lại, nhắc lại chính nội dung mà thân chủ
vừa nói. Khi nghe thân chủ tâm sự về mối quan hệ của mình với người bạn thân của
mình tôi đã phản hồi như sau: “Vậy là em đã chơi thân với Nhung suốt 6 năm qua”.
Đây là cách phản hồi đơn giản nhất nhưng hiệu quả của nó thì lại rất lớn. Ngoài ra tôi
còn phản hồi cảm xúc như khi hỏi về gia đình của em mà, cụ thể là bố em thì tôi thấy
giọng em trầm xuống và em cúi đầu ngập ngừng không nói nữa và tôi quan sát thấy
như vậy thì phản hồi lại như sau: “Chị thường thấy em ngập ngừng khi nhắc tới bố của
mình…”. Mỗi lần tôi sử dụng kỹ năng này thì đều nhận được kết quả rất tốt.
- Kỹ năng xử lý im lặng:
Là kỹ năng nhằm phá vỡ sự im lặng của thân chủ, tạo cảm giác an toàn, tin
tưởng để thân chủ nói ra những điều thân chủ cảm thấy khó nói hoặc không muốn chia
sẻ. Đây là kỹ năng rất quan trọng và tôi đã sử dụng, tuy nhiên tôi sử dụng chưa nhiều.
Mặc dù thân chủ của tôi là người sống nội tâm và tình cảm nhưng thân chủ vẫn thích
được chia sẻ với nhưng người thân chủ tin tưởng. Chỉ có một vài lần khi được tôi hỏi

về bố của mình và hỏi về chuyện tình cảm riêng tư của em thì em ngập ngừng, gãi đầu
rồi không nói gì nữa, tôi đã xử lý bằng cách: Tôi im lặng cùng thân chủ 30 giây xem
thân chủ có nói tiếp không rồi mỉm cười với thân chủ và nói “ Chị biết có những điều
người ta muốn giấu kín, muốn giữ làm bí mật của riêng mình, nhưng chị nghĩ trong
trường hợp này em nên chia sẻ với một ai đó, em sẽ thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Chị
sẵn sàng lắng nghe em nói và hãy nói với chị nếu em muốn”. Sự vận dụng kỹ năng xử
lý im lặng của tôi là rất ít nhưng đem lại hiệu quả rất tốt, thân chủ đã chia sẻ với tôi về
bố mình và chuyện tình cảm của mình ngay sau đó.
Ngoài các kỹ năng tôi đã vận dụng và đã ít nhiều có hiệu quả thì cũng có những
kỹ năng tôi chưa vận dụng được như kỹ năng thông đạt, kỹ năng cung cấp thông tin và
kỹ năng đương đầu.
3.2. Môn Nhập môn công tác xã hội:
Đây là môn học mà tôi không thể không vận dụng. Công tác xã hội là một
12
Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân
ngành khoa học một nghề chuyên môn được pháp luật thừa nhận và được đào tạo
chuyên môn để trợ giúp những người yếu thế, thiệt thòi hay những người gặp khó
khăn trong cuộc sống để họ tìm ra tiềm lực của mình, để tự vươn lên trong cuộc sống.
Các kiến thức mà tôi đã sử dung trong quá trình thực tế này là:
Đầu tiên tôi đã hiểu được Nhân viên công tác xã hội là gì? Nhân viên công tác
xã hội không phải người làm từ thiện, người làm hộ, làm thay mà là người trợ giúp để
thân chủ thấy được điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ để thân chủ tự ý thức về mình
và vươn lên trong cuộc sống. Lần gặp gỡ đầu tiên của tôi với thân chủ tôi đã giới thiệu
về mình và về ngành Công tác xã hội của mình. Tôi cũng giải thích cho gia đình thân
chủ hiểu về Công tác xã hội và các công việc của Nhân viên công tác xã hội.
Áp dụng các kiến thức của môn học này vào để nhận diện vấn đề của thân chủ.
Ngay lần đầu tiên thực hiện vấn đàm để thu thập các thông tin của thân chủ thì tôi đã
nhận diện được sơ qua vấn đề của thân chủ. Về sức khỏe thì thân chủ bị đa tật, khuyết
tật vận động, khiếm thị, khiếm thính và gầy gò, ốm yếu. Nhận thức em bị thiểu năng
trí tuệ đang học lớp 8 tại trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái

Nguyên, vẫn có khả nhận thức và tư duy. Tâm lý - tình cảm thì khá phức tạp, có sự
mặc cảm tự ti, sống nội tâm và tình cảm. Hoàn cảnh gia đình điều kiện kinh tế bình
thường, có khả năng lo cho cuộc sống của em. Gia đình có 4 người, mọi người trong
gia đình đều quan tâm, lo lắng cho em. Mối quan hệ thì thân thiết với anh trai và mẹ,
con bố thì là quan hệ lúc mạnh lúc yếu…
- Phân tích tất cả các vấn đề của thân chủ từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của
thân chủ để thân chủ nhận ra vấn đề của mình và thấy được tiềm năng của mình. Đồng
thời có thể đặt vấn đề ưu tiên để giải quyết, mà vấn đề ưu tiên của em Hoàng Thị Hằng
là vấn đề về tâm lý tình cảm, vấn đề này cần được quam tâm và giải quyết trước nhất.
- Tôi vận dụng môn học này vào việc chọn đối tượng tác nghiệp cho mình. Các
đối tượng của công tác xã hội là những người yếu thế, thiệt thòi như khuyết tật, nghèo
đói, người già, người già neo đơn…hay những người gặp khó khăn trong cuộc sống
như bạo lực gia đình, strees, khúc mắc trong chuyện tình cảm, gia đình… Tôi đã vận
dụng điều nay để tìm thân chủ cho mình là em Hoàng Thị Hằng, 19 tuổi, bị đa tật
(khuyết tật vận động, thiểu năng trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị) hiện đang học tại
trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên.
13
Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10
3.3. Môn Tâm lý học xã hội và Tâm lý học phát triển:
Đây là môn học với nhiều kiến thức về tâm lý con người và tâm lý lứa tuổi. Tôi
đã vận dụng được kiến thức của môn học này vào quá trình thực tế, tiếp cận với thân
chủ của mình.
Ấn tượng ban đầu: Là kiến thức tôi vận dụng đầu tiên của môn học này. Muốn
tạo được mối quan hệ với thân chủ thì ngay lần gặp đầu tiên tôi phải tạo được ấn tượng
tốt qua cách ăn mặc, lời nói, qua ánh mắt, điệu bộ cử chỉ để có thể tạo được ấn tượng
tốt với thân chủ.
Các giai đoạn phát triển của con người, tôi đã vận dụng điều này vào trường
hợp cụ thể của em Hằng, biết được em đang ở giai đoạn tuổi trưởng thành, năm nay
em Hằng 19 tuổi đây là giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành sự phát triển tâm lý:
Thích có các mối quan hệ bạn bè thân thiết, thích được chia sẻ tâm sự, muốn được

hiểu và quan tâm, chia sẻ. Lúc này tình cảm thẩm mỹ của thân chủ đã đạt tới mức cần
thiết, thân chủ thích làm điệu, soi gương… nên khi tiếp xúc với thân chủ tôi nắm bắt
được tâm lý của em để nhanh chóng tạo được mối quan hệ. Trong chuyện tình cảm thì
thân chủ mong có được một tình yêu đích thực và cũng rất muốn chia sẻ với người
khác về điều này. Tôi đã vận dụng kiến thức này để khai thác thông tin về vấn đề tình
cảm của em Hằng.
Tôi cũng đã vận dụng các kiến thức về tâm lý người khuyết tật vào quá trình
tiếp cận và làm việc với thân chủ: Tâm lý của em là mặc cảm tự ti, sống khép kín và
ngại tiếp xúc…Nắm được tâm lý chung của lứa tuổi và tâm lý của người khuyết tập
như vậy để tôi có cách tiếp cận phù hợp và đem lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên sự vận dụng của tôi là chưa sâu sắc và hiệu quả đạt được là chưa cao
vì tâm lý, đời sống tình cảm của thân chủ rất phong phú, đa dạng và khá phức tạp nên
tôi không thể nắm bắt được hết. Hơn nữa, cơ chế phòng vệ của thân chủ là khá lớn,
khả năng che giấu cảm xúc của thân chủ là rất tốt nên tôi bị lúng túng và khó phát hiện
được cảm xúc thật của thân chủ.
3.4. Môn An sinh xã hội:
An sinh xã hội là một hệ thống cơ chế chính sách, các giải pháp của nhà nước
và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú
sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau,
thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hay vì các nguyên
nhân khách quan khác rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và cung cấp dịnh
vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua hệ thống chính sách về bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt. Tôi đã vận dụng kiến thức của
14
Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân
môn học này như sau:
- Đối tượng của an sinh xã hội là những người gặp rủi ro trong cuộc sống,
những người ốm đau bệnh tật, khuyết tật, già cả, thai sản…Tôi đã vận dụng điều và
biết thân chủ của tôi là bị thiệt thòi bị đa tật, bị khuyết tật vận động 2 chân em bị teo
nhỏ, tay phải cũng bị teo nhỏ không thể lao động được chính vì vậy mà thân chủ của

tôi cũng thuộc đối tượng của an sinh xã hội và phải được giúp đỡ và được hưởng các
chính sách cho người khuyết tật.
- Trợ cấp của thân chủ là trợ cấp gì? Trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng.
Và thân chủ được trợ cấp bao nhiêu, trợ cấp những gì? Tôi đã nận dụng và biết được
em thuộc trợ cấp hàng tháng, em được trợ cấp tới khi hết đời. Mỗi tháng em được trợ
cấp 240 nghìn đồng.
3.5. Môn Chính sách xã hội:
Chính sách xã hội bao gồm tập hợp các chính sách cụ thể, là sự thể chế hóa, cụ
thể hóa các giải pháp của nhà nước trong việc giải quyết vấn đề xã hội liên quan tới
từng nhóm người hay toàn bộ dân cư trên cơ sở phù hợp với quan điểm, đường lối, của
Đảng nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội để phát triển toàn diện con người.
Tôi đã vận dụng các kiến thức của môn học này để xem xét thân chủ đã được
hưởng các chính sách gì và chính sách gì thân chủ chưa được hưởng. Đồng thời từ môn
học này mà tôi có thể cung cấp cho thân chủ các thông tin về các chính sách, những ưu
tiên, quyền lợi mà một người khuyết tật được hưởng như: trợ cấp hàng tháng, được chỉnh
hình và phục hồi chức năng tại các cơ sở dành cho người khuyết tật…
- Vận dụng vào trường hợp cụ thể của em Hằng để tìm hướng giải quyết các
vấn đề mà em đang gặp phải, đặc biệt là vấn đề về sức khỏe thì tôi có tìm các nguồn
lực hỗ trợ từ nhà nước, từ cơ sở y tế như: khám chữa bệnh cho người khuyết tật, chính
sách hỗ trợ về y tế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể giành cho người khuyết tật hoặc
các dịch vụ xã hội khác.
Sự vận dụng này đem lại hiệu quả rất lớn cho tôi trong quá trình tìm hướng giải
quyết các vấn đề cho thân chủ, tìm nguồn lực hỗ trợ cho em, đồng thời tôi còn cung
cấp các thông tin về các chính sách dành cho người khuyết tật cho thân chủ biết phải
được hưởng các chính sách gì và các chính sách đó như thế nào?
3.6. Môn Công tác xã hội với cá nhân:
Đây là môn học quan trọng nhất và phải vận dụng nhiều nhất vào quá trình thực
tế. Đây cũng là môn học mà tôi vận dụng thành công nhất. Công tác xã hội cá nhân
vừa là một quá trình vừa là một phương pháp can thiệp, giúp đỡ từng cá nhân có vấn
15

Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10
đề về chức năng (bị mất, bị giảm thiểu hoặc bị phát triển lệnh lạc các chức năng xã
hội) thông qua mối quan hệ 1-1 ( giữa nhân viên công tác xã hội với thân chủ). Đây là
môn học được tôi sử dụng trong suốt quá trình làm việc với thân chủ. Các kiến thức,
kỹ năng mà tôi đã sử dụng đó là:
3.6.1. Các nguyên tắc hành động trong Công tác xã hội cá nhân:
Trong quá trình thực tế tôi đã thực hiện đúng các nguyên tắc hoạt động của
Công tác xã hội cá nhân và thu được kết quả rất tốt.
- Chấp nhận thân chủ
Tôi chấp nhận điểm mạnh của thân chủ như: Thân thiện, nhận thức tốt, có một
gia đình hạnh phúc, mọi người yêu thương nhau, có những người bạn tốt, và đã được
hưởng các chính sách cho người khuyết tật… Đồng thời tôi chấp nhận cả các điểm yếu
của thân chủ như: Thân chủ bị đa tật, khuyết tật vận động đi lại rất khó khăn, sức khỏe
yếu, thân chủ tự ti, mặc cảm, mệt mỏi muốn buông xuôi… Tôi không đưa ra bất cứ
phán xét, hay bất cứ sự kỳ thị nào với thân chủ, tôi sẵn sàng trợ giúp thân chủ.
- Cá nhân hóa
Mặc dù tại trường có rất nhiều em bị khuyết tật giống như em Hằng nhưng tôi
luôn coi em là một cá nhân duy nhất với những đặc trưng và cá tính riêng biệt như:
Thân thiện, sống tình cảm, nhanh nhẹn, biết quan tâm chia sẻ với người khác, chín
chắn và bình tĩnh… Tất cả những thứ đó làm nên cái tên của thân chủ và không hòa
lẫn với bất kỳ ai.
- Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ
Tôi đã luôn tôn trọng quyền tự quyết của em Hằng, khi em quyết định các vấn đề
của mình như vấn đề về tâm lý tình cảm, các mối quan hệ… Tôi không hề áp đặt ý kiến
chủ quan của mình vào em mà chỉ định hướng cho thân chủ mà thôi. Khi giải quyết vấn
đề cũng vậy, tôi chỉ là người lên kế hoạch, đưa ra các hướng giải quyết và chỉ ra các mặt
tích cực của các giải pháp để thân chủ tự lựa chọn giải pháp phù hợp với mình.
- Lôi kéo sự tham gia giải quyết của thân chủ
Tôi sử dụng trong quá trình nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề. Hỏi thân chủ
xem thân chủ có mong muốn gì và có nhu cầu gì? Cùng thân chủ xem xét để phân tích

các điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ, phân tích các vấn đề xem vấn đề nào mà thân
chủ cho rằng quan trọng nhất và cần ưu tiên giải quyết. Cùng thân chủ thảo luận và tìm
ra hướng giải quyết cho các vấn đề đó. Khi được lôi kéo tham gia giải quyết vấn đề
như vậy thì thân chủ rất vui vẻ hào hứng và có rất nhiều ý kiến hay.
- Đảm bảo bí mật riêng tư cho đối tượng
16
Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân
Đây là nguyên tắc mà tôi thực hiện rất chặt chẽ, những gì là bí mật là riêng tư
thì tôi luôn đảm bảo giữ kín. Khi gặp gỡ thân chủ lần đầu tiên tôi đã khẳng định với
thân chủ rằng sẽ đảm bảo bí mật riêng tư cho em, nếu không có sự đồng ý của em thì
tôi không được phép tiết lộ với người thứ ba.
- Nhân viên công tác xã hội luôn ý thức về mình
Mặc dù mới là sinh viên năm thứ 3 và đang đi thực tế lần I nhưng tôi luôn ý
thức về bản thân mình, phải giữ gìn phẩm chất đạo đức, phải đặt lợi ích của thân chủ
lên hàng đầu, phải thực hiện đúng nguyên tắc nghề nghiệp. Không để tình cảm riêng tư
xen lẫn vào công việc, không để mình bị chi phối bởi các yếu tố khách quan. Tôi luôn
cố gắng chứng tỏ năng lực và tính chuyên nghiệp của mình trong quá trình làm việc
với thân chủ đặc biệt là trong quá trình giải quyết vấn đề của thân chủ (vấn đề tâm lý
tình cảm là trọng tâm).
- Xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp giữa nhân viên công tác xã hội với
thân chủ
Ngay từ buổi đầu gặp mặt tôi đã cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân
thiết với thân chủ bằng cách chia sẻ, tâm sự, đồng cảm với em và tôn trọng quyền
riêng tư của em, cùng em đi chơi, đi dạo, chơi trò chơi (cờ ca-rô). Luôn hỏi thăm, động
viên em học tập để vươn lên trong cuộc sống. Tôi luôn tránh làm thân chủ thấy mặc
cảm tự ti, thấy tủi thân về hình dáng và những thiệt thòi của mình.
3.6.2. Tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ:
Tôi đã thực hiện tiến trình đúng 7 bước như sau:
- Bước 1: Tiếp cận thân chủ
Tôi đã tìm đến với thân chủ, trò chuyện với em, làm quen với em, hỏi sơ qua về

tên, tuổi, quê quán, gia đình, và việc học của em tại trường. Thấy em rất thân thiện,
hòa đồng nên tôi xin phép em để chọn em làm thân chủ của mình. Tôi vận dụng cách
tiếp cận này rất thành công vì thân chủ rất hợp tác và thân thiện.
- Bước 2: Nhận diện thân chủ
Thân chủ chính của tôi là em Hoàng Thị Hằng 19 tuổi, quê ở Định Hóa - Thái
Nguyên. Qua quá trình tiếp xúc, khai thác thông tin tôi đã nhận diện được vấn đề gặp
phải của thân chủ là vấn đề tinh thần: Em bị đa tật, khuyết tật vận động do di chứng
của bệnh viêm phổi làm em bị bại não khiến hai chân em teo nhỏ, tay phải của em rất
yếu không thể lao động nặng được, hơn nữa mắt phải của em bị giảm thị lực và bị lác,
tai phải thì sức nghe rất kém và thiểu năng trí tuệ, em thấy tự ti, mặc cảm về bản thân.
Tôi đã vận dụng các kiến thức của mình một cách linh hoạt để nhận diện đúng vấn đề
17
Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10
của thân chủ. Tuy còn nhiều thiếu sót nhưng cũng đem lại những hiệu quả rất lớn.
- Bước 3: Thu thập và xử lý thông tin
Sau vài ngày tiếp xúc và trò chuyện thì tôi đã thiết lập được mối quan hệ thân
thiết với thân chủ và bắt đầu thu thập thông tin của mình. Thông qua các buổi tiếp xúc
với thân chủ tại trường, nói chuyện, và thực hiện các cuộc vấn đàm với thân chủ.
Ngoài ra tôi còn xem hồ sơ của thân chủ để thu thập các thông tin cá nhân của thân
chủ như: Tên, tuổi, quê quán, gia đình, các mối quan hệ, các chính sách mà thân chủ
đã được hưởng…, những khó khăn, thuận lợi của em trong cuộc sống, tìm điểm mạnh
của thân chủ, các nguồn lực hỗ trợ cho thân chủ. Sau khi đã thu thập được các thông
tin thì tôi có sự kiểm chứng thông tin thong qua cuộc nói chuyện với anh trai thân chủ,
em Tạ Thị Hồng Nhung là bạn thân tại trường của thân chủ, các thầy cô tại trường và
gọi điện thoại cho mẹ của em. Tôi đã thực hiện đúng quá trình thu thập thông tin và
vận dụng kiến thức một cách triệt để để các thông tin không bị bỏ sót.
- Bước 4: Chuẩn đoán và xác định vấn đề
Sau khi thu thập được các thông tin thì tôi đã xem xét rất kỹ lưỡng, phân tích
các vấn đề của thân chủ, xem xét các điểm mạnh, điểm yếu, các tiềm năng của thân
chủ, các nguồn lực có thể trợ giúp em. Từ đó chọn vấn đề ưu tiên để giải quyết cho

thân chủ. Sau khi xem xét kỹ lưỡng thì tôi quyết định chọn vấn đề ưu tiên là vấn đề về
tâm lý - tình cảm. Đây là vấn để mà cần được giải quyết trước tiên.
- Bước 5: Lên kế hoạch giải quyết
Tôi đã cùng thân chủ lên kế hoạch giải quyết, trao đổi với thân chủ để tìm các
giải pháp tháo gỡ vấn đề cho em Hằng. Vấn đề được ưu tiên giải quyết là vấn đề tâm
lý - tình cảm, Tôi đã cùng thân chủ lên một bản kế hoạch chi tiết về vấn đề này, rồi lên
kế hoạch thực hiện các vấn đề tiếp theo. Trong bản kế hoạch có đầy đủ tên kế hoạch,
mục đích, mục tiêu và nội dung của kế hoạch, để khi nhìn vào đó thân chủ có thể hiểu
và tiến hành theo bản kế hoạch đó. Và khi mọi người xem kế hoạch của tôi và thân chủ
thì họ thấy khả thi.
- Bước 6: Thực hiện kế hoạch
Từ bản kế hoạch đã đề ra tôi cùng thân chủ thực hiện kế hoạch đã đề ra đó.
Hướng dẫn thân chủ thực hiện kế hoạch theo trình tự vấn đề quan trọng thì thực hiện
trước. Tôi trợ giúp thân chủ khi thân chủ gặp khó khăn. Thường xuyên thăm hỏi, động
viên thân chủ để thân chủ có thể thực hiện tốt kế hoạch. Sau mỗi lần thực hiện xong
một giai đoạn thì tôi cùng thân chủ lượng giá, nếu đạt kết quả tốt thì thực hiện kế
hoạch tiếp theo. Nếu chưa tốt thì đánh giá và rút kinh nghiệm và thực hiện lại.
18
Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân
- Bước 7: Lượng giá
Tôi thực hiện hai cách lượng giá là lượng giá từng giai đoạn và lượng giá chung
cho cả quá trình. Trong quá trình lượng giá từng giai đoạn thì có phần tỉ mỉ hơn, nếu
lượng giá chưa đạt thì tôi cùng thân chủ đánh giá, rút kinh nghiêm, và thực hiện lại
nhưng khi lượng giá toàn kế hoạch không thành công thì tôi cũng không còn thời gian
làm lại nữa, vẫn phải kết thúc ca. Quá trình lượng giá còn vội vàng, mang tính khách
quan và khích lệ.
3.6.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội:
Căn cứ vào trường hợp cụ thể của thân chủ mà tôi đã lựa chọn vai trò của nhân
viên công tác xã hội phù hợp để có thể giúp đỡ thân chủ được nhiều nhất. Vì thân chủ
là người đa tật trong đó có bị khuyết tật nên tôi đã vận dụng vai trò của nhân viên công

tác xã hội là:
- Vai trò là nhà giáo dục
Chia sẻ động viên để thân chủ không cảm thấy tự ti, mặc cảm về bản thân mình.
Tăng cường cảm xúc ý chí để thân chủ có thể vượt qua khó khăn và vươn lên trong
cuộc sống. Tôi còn cung cấp các thông tin về các chính sách dành cho người khuyết
tật, những quyền lợi mà người khuyết tật được hưởng. và các thông tin dành cho người
khuyết tật khác như: Ngày người khuyết tật, các tổ chức của người khuyết tật, quỹ trợ
giúp người khuyết tật… Tôi còn trang bị cho em các kỹ năng sống, kỹ năng giao
tiếp…Tôi đã phần nào thực hiện được vai trò của một nhà giáo dục và cũng đã giúp
thân chủ có thêm những kiến thức về người khuyết tật. Và cung cấp các kỹ năng quan
tâm, chăm sóc cho gia đình em để có thể quan tâm em được đúng và tốt hơn.
- Vai trò trung gian kết nối
Đây là vai trò quan trọng nhưng lại là vai trò rất khó thực hiện, nhất là đối với
một sinh viên thực tập thì việc tìm kiếm các nguồn lực để giúp thân chủ là rất khó
khăn, tuy nhiên tôi cũng đã cố gắng áp dụng vai trò này vào quá trình thực tế của mình
để có có thể giúp đỡ được thân chủ. Trong quá trình giải quyết vấn đề của thân chủ thì
tôi đã thực hiện vai trò này bằng cách liên hệ với cơ sở y tế tại trường để cho em được
khám và cấp thuốc miễn phí thường xuyên hơn. Liên hệ với nhà trường để em được
quan tâm, chăm sóc nhiều hơn, để chế độ dinh dưỡng của em được đảm bảo hơn. Liên
hệ với giáo viên chủ nhiệm để giúp đỡ em trong việc học tập và lao động tại trường.
Nhờ các bạn trong lớp và thầy cô tại trường động viên chia sẻ với em để em có thể tự
tin hơn, khuyết khích và tạo điều kiện cho em được tham gia các hoạt động tập thể để
em mạnh dạn và tự tin hơn.
19
Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10
- Vai trò tạo thuận lợi
Đây là vai trò được tôi vận dụng rất nhiều, đặc biệt là trong quá trình tiếp xúc
và khai thác thông tin của thân chủ. Tôi luôn tạo điều kiện để Hằng có thể bộc lộ vấn
đề tình cảm của mình, bộc lộ cảm xúc. Cố gắng lôi kéo và tạo điều kiện để thân chủ
tham gia giải quyết vấn đề và phát huy được khả năng của mình.

- Vai trò là chất xúc tác
Tôi đã vận dụng tất cả các kỹ năng mà mình đã học để vào quá trình tiếp xúc
với thân chủ để thân chủ có thể phát huy được năng lực và sự tự giác giải quyết vấn đề
của mình. Tôi luôn gợi mở, phân tích để thân chủ thấy được điểm mạnh, điểm yếu của
mình, nhận thức được vấn đề của mình.
- Vai trò là nhà tham vấn
Tôi đã chia sẻ, tâm sự với thân chủ, luôn lắng nghe thân chủ nói và có sự phản
hồi lại. Tôi tham vấn cho thân chủ về vấn đề tâm lý - tình cảm, về chuyện tình cảm
riêng tư, về hướng đi trong tương lai, về ước mơ nghề nghiệp của thân chủ.
- Vai trò là người biện hộ
Tôi không vận dụng được vai trò này vào quá trình làm việc với thân chủ. Vì
các vấn đề của thân chủ không liên quan tới pháp luật và không cần người biện hộ.
3.6.4. Các kỹ năng trong công tác xã hội cá nhân:
- Kỹ năng lắng nghe: Là một công cụ cơ bản của công tác xã hội cá nhân, lắng
nghe là hiểu được lời nói, cảm xúc, suy nghĩ của thân chủ. Lắng nghe chính là thực
hiện nguyên tắc tôn trọng thân chủ.
Tôi đã sử dụng kỹ năng này rất nhiều, trong suốt quá trình làm việc với thân
chủ 2 tháng qua tôi đều chú ý, chú tâm lắng nghe thân chủ nói để có thể hiểu được tâm
tư, tình cảm của thân chủ. Tuy nhiên khi nghe tôi tránh cho thân chủ nói lan man,
hướng thân chủ nói vào trọng tâm vấn đề. Khi nghe, tôi luôn chọn chỗ yên tĩnh như
trong phòng thân chủ khi không có mọi người trong phòng, ngồi ghế đá ở góc sân
trường để cả 2 không bị sao nhãng. Khi nghe tôi có sự phản hồi lại để thân chủ biết tôi
đang nghe thân chủ nói, thân chủ sẽ thấy mình được tôn trọng. Tôi vừa nghe vừa ghi
chép lại những gì quan trọng và quan sát thái độ, hành vi của thân chủ. Kỹ năng này
tôi vận dụng rất hiệu quả và tạo được sự tin tưởng của thân chủ.
- Kỹ năng vấn đàm: Là cuộc gặp gỡ của Nhân viên công tác xã hội với thân
chủ. Tôi đã vận dụng kỹ năng này vào thực hiện 3 cuộc vấn đàm. Tôi đã thực hiện
cuộc vấn đàm tìm hiểu, chuẩn đoán và trị liệu. Để thực hiện cuộc vấn đàm được tốt tôi
đã xác định rõ thời gian, địa điểm… Tôi cũng xác định rõ mục đích của cuộc vấn đàm
20

Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân
như sau:
+ Lần 1: Vấn đàm tìm hiểu : Tìm hiểu các thông tin về thân chủ, các thông tin
cá nhân, các thông tin về gia đình, các mối quan hệ của thân chủ.
+ Lần 2: Vấn đàm chuẩn đoán: Xác định các vấn đề mà thân chủ gặp phải. Tìm
hiểu các nhu cầu, mong muốn và ước mơ của thân chủ.
+ Lần 3: Vấn đàm trị liệu: Vừa tìm hiểu các thông tin về thân chủ, các thông tin
liên quan tới vấn đề tâm lý của thân chủ, đến các chính sách trợ cấp mà thân chủ được
hưởng và chưa được hưởng . Cung cấp các thông tin liên quan tới người khuyết tật cho
thân chủ hiểu đồng thời đưa ra các biện pháp hỗ trợ thân chủ trong vấn đề tâm lý.
Tôi có chuẩn bị trước các câu hỏi vấn đàm. Trong quá trình vấn đàm tôi có ghi
chép lại các câu trả lời của thân chủ và tôi có sử dụng điện thoại di động để ghi âm lại
cuộc vấn đàm. Khi về nhà tôi có xem lại tất cả quá trình vấn đàm xem có bỏ sót chi tiết
nào không. Kỹ năng này được tôi sử dụng rất thành công và đem lại hiệu quả tốt.
- Kỹ năng quan sát: Là quá trình tri giác có chú ý, có mục đích và có kế hoạch
để đánh giá sơ bộ về thân chủ và đo lường tâm trạng của thân chủ, quan sát mang tính
hệ thống. Tôi đã vận dụng kỹ năng này rất nhiều, khi nói chuyện với thân chủ tôi đều
quan sát thái độ, hành động cử chỉ của thân chủ, quan sát cả ánh mắt, nụ cười… Đặc
biệt tôi vận dụng kỹ năng này vào quan sát biểu hiện hành vi của thân chủ và có ghi lại
3 lần quan sát thân chủ.
- Kỹ năng mối quan hệ: Đây là kỹ năng tôi vận dụng ngay từ đầu, khi tiếp xúc
buổi đầu tiên với thân chủ, tôi đã tạo được mối quan hệ tốt với thân chủ, luôn tạo cho
thân chủ cảm giác được quan tâm và tôn trọng. Tôi tạo mối quan hệ với thân chủ bằng
cách tâm sự, trò chuyện với em, cùng em đi chơi, cùng học hát, cùng chơi cờ ca-rô…
Không những vậy trong quá trình thực tế này tôi còn vận dụng kỹ năng này để tạo mối
quan hệ với những người thân của em như: Bố mẹ, anh trai, bạn thân của em để có thể
khai thác các thông tin về em. Đây là kỹ năng đem lại cho tôi những mối quan hệ tốt
và thiết thực.
- Kỹ năng vãng gia: Là tới thăm nhà thân chủ, môi trường sống của thân chủ
như thế nào? Đây là một kỹ năng quan trọng nhưng tôi không vận dụng được vì nhà

thân chủ cách trường 55km và thân chủ lại học và ở ngay tại trường nên tôi không thể
vãng gia.
21
Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10
3.7. Môn Điều tra xã hội học:
Các phương pháp mà tôi vận dụng vào quá trình thực tế đó là:
- Phương pháp phỏng vấn: Tôi chọn phỏng vấn sâu để thực hiện ba cuộc vấn
đàm với thân chủ và một cuộc vấn đàm với anh trai thân chủ. Tôi sử dụng tất cả các
dạng câu hỏi như câu hỏi mở, đóng và kết hợp. Các câu hỏi đã được tôi chuẩn bị trước,
các câu trả lời của thân chủ được tôi ghi chép lại. Tôi có sử dụng điện thoại di động để
ghi âm lại. Phương pháp này giúp tôi thu được các thông tin sâu hơn, cặn kẽ hơn.
Ngoài ra tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn qua điện thoại với mẹ của thân
chủ, để thu thập thêm các thông tin về thân chủ và các chính sách mà thân chủ đã và
đang được hưởng. Đây là phương pháp mà tôi đã linh hoạt sử dụng, vì tôi không thể
tới nhà để gặp trực tiếp mẹ thân chủ được, và nó đem lại hiệu quả khá tốt, nó không
mất nhiều thời gian của tôi và mẹ thân chủ, mà thông tin thu được là rất nhiều. Tuy
nhiên có hạn chế nhỏ là tôi không thể quan sát được biểu hiện nét mặt, tâm trạng của
mẹ em khi nói chuyện.
Phương pháp phỏng vấn này đã đem lại cho tôi hiệu quả rất lớn trong quá trình
thực tế này, nó giúp tôi thu được các thông tin không những chỉ từ thân chủ mà còn từ
những người xung quanh thân chủ nữa.
- Phương pháp quan sát: Tôi vận dụng phương pháp này rất nhiều laanff và thu
được hiệu quả rất lớn. Tôi vận dụng phương pháp này để quan sát thân chủ xem các
biểu hiện hành vi của thân chủ như thế nào, tâm lý ra sao, mối quan hệ và các đặc
điểm bên ngoài khác. Đặc biệt tôi sử dụng triệt để vào thực hiện ba lần quan sát và có
ghi lại quá trình quan sát thâ chủ. Tôi thực hiện quan sát tham dự cùng thân chủ đi làm
phong bì, tham gia các trò chơi với thân chủ và quan sát công khai khi lên lớp học, giờ
ra chơi và múa hát giữa giờ, hoạt động học tập tại phòng ở của thân chủ. Trong quá
trình quan sát tôi có sử dụng máy ảnh để chụp ảnh và quay một số hoạt động của thân
chủ. Ngoài ra tôi còn quan sát ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, thái độ của thân chủ khi nói

chuyện với tôi. Phương pháp quan sát này cho tôi biết được các biểu hiện bên ngoài
của thân chủ để từ đó đánh giá được thân chủ và các vấn đề của em một cách chính
xác hơn. Đặc biệt là về vấn đề tâm lý, xem em có mặc cảm, tự ty, hay có bị trầm cảm,
tự kỷ không ?
- Phương pháp đọc tài liệu: Tôi vận dụng phương pháp này vào quá trình xem
xét lịch sử hình thành và phát triển, mục đích, chức năng của cơ sở thực tế, và khi xem
hồ sơ của thân chủ. Tôi đọc tài liệu rất kỹ càng và chắt lọc những gì quan trọng và cần
thiết rồi ghi lại cẩn thận. Tôi vận dụng phương pháp này không nhiều nhưng hiệu quả
lại rất cao và đây là phương pháp rất dễ thực hiện. Ngoài ra tôi còn sử dụng phương
22
Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân
pháp này để tìm các nguồn tại liệu, các chính sách cho người khuyết tật và truyền đạt
các thông tin đó cho thân chủ.
3.8. Môn Hành vi con người và môi trường xã hội:
- Thuyết hệ thống:
Trong môn học này tôi đã áp dụng lý thuyết hệ thống trong việc mô tả các tác
nhân tác động tới thân chủ như các yếu tố về các chính sách xã hội, về y tế, giáo dục,
gia đình, hàng xóm, bạn bè và thầy cô… Những điều đó ảnh hưởng như thế nào tới
thân chủ. Sau đó thì từ những tác động đó đưa ra những giải pháp và tìm kiếm nguồn
lực hỗ trợ từ bên ngoài.
Khi lập kế hoạch can thiệp cho thân chủ tôi đặt thân chủ vào các hệ thống gia
đình, bạn bè, trường học…tạo sự tương tác làm thay đổi hành vi của thân chủ.
- Thuyết hành vi:
Nhấn mạnh vào sức mạnh của “cái tôi” tự khẳng định mình của thân chủ, dù ở
trong mọi hoàn cảnh. Mọi sự can thiệp bên ngoài chỉ ở mức độ khuyến khích thân chủ
và hỗ trợ tháo bỏ những rào cản để “cái tôi” tự bộc lộ khả năng.
Nhiệm vụ của tôi - nhân viên xã hội theo phương pháp tiếp cận này - là tạo ra
môi trường thuận lợi cho phép thân chủ học cách hành động để họ có thể giúp chính
bản thân mình. Với thân chủ gặp vấn để về tâm lý như em Hằng thì ta
phải tạo mối tương tác của thân chủ với các cá nhân, môi trường xung quanh làm tăng

khả năng giao tiếp và hòa nhập của em để em thấy tự tin và vui vẻ hơn. Tôi tạo môi
trường thuận lợi để thân chủ có thể tham gia các hoạt động tập thể để thân chủ thay đổi
suy nghĩ, hành vi của mình.
- Thuyết thân chủ trọng tâm:
Trong khi thực tập tôi đã xác định rằng mối quan hệ giữa Nhân viên xã hội với
thân chủ là mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp chứ không phải là mối quan hệ xã hội
bình thường.
Nhiệm vụ của Nhân viên xã hội là tạo ra môi trường thuận lợi cho phép thân
chủ học cách chủ động để họ có thể tự giúp cho bản thân mình. Tự học các kỹ năng
sống, cách giao tiếp, tạo mối quan hệ với mọi người xung quanh. Thân chủ vừa là
người chèo chống vừa là người định hướng cho mục tiêu của mình. Chấp nhận thân
chủ một cách vô điều kiện, Nhân viên xã hội chỉ đóng vai trò là chỗ dựa, là người tạo
thuận lợi, chia sẻ niềm vui khi thân chủ tiến bộ, an ủi động viên, khuyến khích khi
thân chủ cảm thấy chán nản. Từ thuyết này tôi đã sử dụng vào quá trình tiếp cận đó là
coi thân chủ là trọng tâm, là người thực hiện chính, là trung tâm. Tôi chỉ đóng vai trò
23
Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10
là chất xúc tác, là người khơi gợi để thân chủ tự tìm ra tiềm năng và giải quyết vấn đề
của mình.
Tôi còn vận dụng mức thang yêu cầu của Maslow để xem thân chủ của mình
đang ở mức nào và cái nhu cầu của thân chủ là gì? Thân chủ mong được tôn trọng, yêu
thương, được quan tâm chia sẻ, được học cao hơn nữa và được phát triển hoàn thiện
như những người bình thường khác.
Vận dụng cơ chế phòng vệ của S. Freud để biết thân chủ đang dùng cơ chế
phòng vệ nào và nguyên nhân vì sao mà thân chủ lại làm như vậy. Khi nói chuyện với
thân chủ và tiếp xúc với thân chủ thì tôi rất hay vận dụng điều nay, vì cơ chế phòng vệ
của thân chủ rất lớn, em thường hay nói dối, đổ lỗi…
3.9. Gia đình học:
Đây là môn học mà tôi chưa vận dụng được vào quá trình thực tế. Bởi hiện tại
em học tại trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái nguyên nên tôi

không thể tới nhà và khai thác và tìm hiểu các thông tin. Đồng thời vấn đề về gia đình
của em khá tốt.
4. Những hoạt động và công việc cụ thể trong quá trình thực tế:
- Với thân chủ:
+ Làm quen và tạo mối quan hệ với thân chủ, giới thiệu về mình cho thân chủ
hiểu, giới thiệu về quê quán, tên, tuổi, giới thiệu về ngành Công tác xã hội của mình,
các công việc của một Nhân viên công tác xã hội. Giới thiệu về vai trò, nguyên tắc
hoạt động của Nhân viên công tác xã hội.
+ Cùng thân chủ trò chuyện, chia sẻ, tâm sự và thu thập các thông tin.
+ Hướng dẫn thân chủ học bài, làm các bài tập khó, cùng thân chủ lên lớp học
để quan sát thân chủ.
+ Cùng thân chủ đi dạo xung quanh trường và cổ vũ bóng đá, đi tập văn nghệ
cùng thân chủ, cùng tham gia trò chơi.
+ Đi làm phong bì cùng thân chủ và tiến hành quan sát thân chủ.
+ Trang trí phòng ở cho thân chủ, dạy thân chủ đan khăn len và học hát cùng
thân chủ tại phòng 10 của em.
+ Tham dự buổi lễ nhận quà của Đoàn thanh niên Tổng công ty bảo hiểm BIDV.
+ Tham gia Trung thu và rước đèn ra ngoài đường với các em trong trường và
thân chủ, tặng món quà nhỏ cho em nhân dịp Trung thu.
+ Thực hiện 3 cuộc vấn đàm với em để thu thập thông tin và cung cấp các
24
Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân
thông tin về chính sách cho người khuyết tật.
+ Thực hiện 3 lần quan sát biểu hiện hành vi của em Hằng.
+ Cùng thân chủ phân tích các vấn đề và cùng lên kế hoạch giải quyết các vấn
đề đó, cùng thân chủ thực hiện kế hoạch đã đề ra và cuối cùng là chúng tôi tiến hành
lượng giá kết quả.
25

×