Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thị trường ô tô nước ta giai đoạn 20102015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.58 KB, 13 trang )

Kinh Tế Vi Mô GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc Hương
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khi nhắc đến thị trường nói chung và thị trường ô tô nói riêng ở khía cạnh
Kinh tế học, một vấn đề liên quan đầu tiên là cung và cầu sản phẩm. Trong
chương 1, ta lần lượt tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến cung, cầu ô tô của
Việt Nam hiện nay.
1.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU Ô TÔ:
Thu nhập khách hàng: thu nhập khách hàng đối với cầu ô tô là cực kỳ quan
trọng. Bởi vì loại sản phẩm này là một loại sản phẩn rất đắt tiền do vậy phải có
một mức thu nhập như cao mới có thể mua được loại sản phẩm này. Mà chỉ khi
một sản phẩm của doanh nghiệp được bán ra trên thị trường và được chấp nhận
thì lúc đó coi như doanh nghiệp mới được chấp nhận trên thị trường. Đối với
Việt Nam thu nhập quốc dân đầu người khoảng 1.1680 USD/người/năm (con số
được tổng cục thống kê đưa ra trong phiên hợp báo sáng 31/12/2010, dựa trên tỷ
giá hoái đối bình quân 2010). Điều này chứng tỏ thu nhập về các loại sản phẩm
cao cấp như xe ô tô còn hạn chế. Ta có thể thấy mức thu nhập tỷ lệ thuận với
cầu, khi thu nhập tăng đến mọi mức dộ nào đó thì sẽ nảy sinh nhu cầu tiêu dung
sản phẩm và ngược lại nhu cầu giảm khi thu nhập giảm. Để kích thích nhu cầu
nhiều liên doanh xe đang sử dụng loại hình mua xe trả góp. Thực tế các hảng xe
hơi hiện nay điểu coi ngân hàng là đối tượng chiến lượt cho việc kinh doanh của
mình. Ngược lại các ngân hàng cũng không bỏ lở việc đầu tư vào một loại dịch
vụ mới, lãi suất cao cho vai ô tô trả góp. Lượng khách hang mua ô tô trả góp
tăng chứng tỏ xu hướng tiêu dung của người mua có sự thay đổi và vấn thu nhập
dường như được giải quyết phần nào.
Thị hiếu của khách hàng: có sự ảnh hưởng rất lớn đến cầu ô tô trong thị
trường. Bởi vì nó được hình thành do các yếu tố xã hội, tâm lý, sở thích, Thực
tế các sản phẩm bền, rẻ, đẹp là tâm lý mua hang của người Việt. Đây cũng là
nhân tố tác động không nhỏ đến việc tiêu thụ xe hơi, bởi lẻ người Việt rất quan
SVTH: Nhóm 7 – DHKT10G – MHP: 210740411 Page 1
Kinh Tế Vi Mô GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc Hương
tâm đến thương hiệu. Vì vậy đối vớ những người thu nhập cao họ sẵn sàng chi


cho một chiếc xe siêu sang.
Giá cả hàng hóa liên quan: Đối với bất kỳ loại hàng hóa nào, dù là cao cấp
hay thứ cấp thì giá cả của các loại hàng hóa liên quan luôn có ảnh hưởng đến cầu
hàng hóa đó trên thị trường. Ở đây các hàng hóa liên quan được quan tâm là giá
hàng hóa bổ sung và hàng hóa thay thế. Cụ thể, hàng hóa bổ sung cho mặt hàng
ô tô là xăng, dầu và hàng thay thế cho nó là xe gắn máy. Tuy nhiên, thực tế ở
Việt Nam giá của các loại hàng hóa liên quan không tác động mạnh đến cầu ô tô.
Bởi lẽ, ô tô ở Việt Nam là sản phẩm có giá cao, khi chấp nhận sử dụng sản phẩm
này người tiêu dùng đã có nguồn tài chính ổn định nên tâm lý không quan tâm
nhiều. Bên cạnh đó, giá cả của các hàng hóa liên quan thay đổi với biên độ nhỏ
không ảnh hưởng mấy đến khách hàng tiêu dùng ô tô.
Dự đoán của người tiêu dùng: Thực tế ở Việt Nam cho thấy, khi mua ô tô
ngoài các tính năng kỹ thuật thì giá cả hàng hóa là yếu tố người tiêu dùng quan
tâm hàng đầu. Theo sự nhận xét của các nhà kinh tế thì lượng hàng hóa bán ra
của bất kỳ hàng hóa nào không chỉ phụ thuộc vào giá hiện tại của nó mà còn phụ
thuộc vào giá cả trong tương lai. Điều này có thể khiến cầu tăng. Trong một
khoảng thời gian thì giá bán tăng lên hay giảm đi là do chính sách giá của doanh
nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hóa đó. Nhu cầu xe ô tô trong năm
2012 dự báo sẽ bùng nổ với sự tiếp sức của chính sách giảm thuế nhập khẩu xe
nguyên chiếc mới đây. Dù chỉ giảm vài phần trăm nhưng cũng đủ để những ai
đang có nhu cầu, chờ đợi để được giá rẻ hơn.
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN CUNG Ô TÔ:
Giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất ô tô: Đối với một doanh nghiệp thì giá
các yếu tố đầu vào là cực kỳ quan trọng, giá các loại máy móc, thiết bị, lao động
tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng ngay đến giá bán và tình trạng hoạt động của doanh
nghiệp. Nếu giá các yếu tố đầu vào tăng lên thì chi phí cho một sản phẩm cũng
SVTH: Nhóm 7 – DHKT10G – MHP: 210740411 Page 2
Kinh Tế Vi Mô GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc Hương
tăng dẫn đến giá của sản phẩm đó tăng và làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp
đó bị giảm xuống. Ngược lại nếu các doanh nghiệp cắt được chi phí cho các yếu

tố đầu vào thì sẽ hạ chi phí sản xuất dẫn đến giá thành sản phẩm giảm thu hút
khách hàng tăng lợi nhuận sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp đó.
Công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất của bất kỳ loại hàng hóa nào cũng
ảnh hưởng đến lượng cung của hàng hóa đó trên thị trường. Nếu một doanh
nghiệp có một hệ thống sản xuất tốt đạt hiệu quả kinh tế, tiết kiệm nguyên vật
liệu cũng như đạt tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật thì doanh nghiệp sẽ sản xuất được
những sản phẩm có sức cạnh tranh cao và sức tiêu thụ lớn. Và ngược lại nếu các
doanh nghiệp sản xuất ra các loại sản phẩm không có giá trị cao hay không đảm
bảo vể mặt chất lượng sẽ khó tồn tại. Đặc biệt là đối với ngành ô tô, một ngành
đòi hỏi có công nghệ cao. Đối với lượng cung ô tô trên thị trường thì nó ảnh
hưởng rất nhều đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong thời gian đó và cả
trong tương lai. Nếu một doanh nghiệp có được công nghệ hiện đại, sản xuất ra
các sản phẩm ô tô chất lượng với nhiều tiện ích thì các sản phẩm cung ra thị
trường có sức cạnh tranh cao.
SVTH: Nhóm 7 – DHKT10G – MHP: 210740411 Page 3
Kinh Tế Vi Mô GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc Hương
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2010 - 2014.
2.1. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM:
Thị trường ô tô Việt Nam vẫn còn nhỏ hẹp. Lý do chính là thu nhập bình
quân đầu người ở nước ta còn thấp. Các mặt hàng ô tô chủ yếu phải nhập khẩu
nên chịu thuế cao làm tăng giá bán. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông chưa phát
triển kịp để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các dòng xe mới.
Thị trường ô tộ nội địa chưa phát triển, chủ yếu là lắp ráp, sản xuất một số
dòng xe tải, xe khách,… Điển hình trong nhóm ô tô nội địa là Trường Hải Auto,
Vinaxuki.
Thị trường chủ yếu tiêu thụ các dòng xe bình dân hoặc các loại xe cũ của
các thương hiệu như Toyota, Nissan, Huyndai, Mazda… Các dòng xe cao cấp
như Ford, Mercedes,… hay siêu xe như Lamboghini, Ferrari,… còn tiêu dùng rất
hạn chế.

Nguồn gốc của xe tiêu thụ trên thị trường ô tô Việt Nam rất đa dạng như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Italy, Mỹ,… nhưng thị phần chủ yếu thuộc về các
hãng xe Nhật Bản, Hàn Quốc do giá cả và thiết kế phù hợp với điều kiện Việt
Nam hiện nay.
Tuy hiện nay do nhiều yếu tố mà thị trường ô tô còn nhỏ bé, nhưng với
dân số đông, trẻ, tốc độ phát triển nhanh hứa hẹn Việt Nam sẽ là thị trường tiềm
năng. Chính vì thế mà cac hãng ô tô hàng đầu đã có mặt tại Việt Nam và đang
dần củng cố vị thế của mình.
2.2. THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2014:
2.2.1. Lượng cung cho thị trường ô tô Việt Nam:
SVTH: Nhóm 7 – DHKT10G – MHP: 210740411 Page 4
Kinh Tế Vi Mô GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc Hương
Nguồn ô tô tiêu thụ trong nước là khá lớn và xuất phát từ nhiều nguồn
khác nhau. Phần lớn nguồn hàng phụ thuộc vào hai nguồn cung chính là sản
xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu.
Trong hai nguồn này, theo số liệu thống kê thì chủ yếu ô tô nhập khẩu
chiếm số lượng lớn nhất sau đấy đến nguồn sản xuất và lắp ráp trong nước.
Theo số liệu báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam
(VAMA - Vietnam Automobile Manufacturers Association) thì sản lượng ô tô
sản xuất nội địa trong giai đoạn 2011 – 2014 như sau.
Bảng 2.1 – Sản lượng ô tô sản xuất trong nước giai đoạn 2011 – 2014
(Nguồn: VAMA)
Năm 2011 2012 2013 2014
Tổng sản lượng
(Chiếc)
31, 181 40, 470 42, 898 46, 809
Từ bảng số liệu trên ta vẽ được đồ thị thể hiện sản lượng sản xuất ô tô
trong nước như sau:
SVTH: Nhóm 7 – DHKT10G – MHP: 210740411 Page 5
Kinh Tế Vi Mô GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc Hương

Biểu đồ 2.1 – Sản lượng ô tô sản xuất trong nước giai đoạn 2011 – 2014
Ta nhận thấy sản lượng ô tô sản xuất trong nước tăng từng năm nhưng
chưa nhiều. Quy mô sản xuất còn nhỏ, trung bình khoảng 40000 chiếc/năm. Lý
do chính là do các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước chưa thật sự đủ sức cạnh
tranh với các hãng danh tiếng thế giới.
Bên cạnh đó phải nhắc đến sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ.
Hoạt động chủ yếu của các nhà sản xuất ô tô Việt Nam là nhập khẩu, lắp ráp nên
phụ thuộc nhiều vào nguồn cung bên ngoài. Thấy được vần đề trên, trong lộ trình
phát triền ngành công nghiệp ô tô giai đoạn 2010 – 2020 Chính phủ đã đề ra mục
tiêu nâng tỉ lệ nội địa hóa lên 60% cho tất cả các dòng xe. Trách nhiệm lớn nhất
đặt lên vai các nhà sản xuất linh kiện phụ trợ.
Nguồn cung của các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước chưa đáp ứng đủ nhu
cầu thị trường, phần lớn do nhập khẩu từ các nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới.
SVTH: Nhóm 7 – DHKT10G – MHP: 210740411 Page 6
Kinh Tế Vi Mô GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc Hương
Theo số liệu từ Tổng cục hải quan (TCHQ) thì lượng ô tô nhập khẩu nguyên
chiếc trong giai đoạn 2011 – 2014 như sau:
Bảng 2.2 – Lượng ô tô nhập khẩu giai đoạn 2011 – 2014.
(Nguồn: TCHQ)
Năm 2011 2012 2013 2014
Lượng nhập
khẩu (Chiếc)
54,621 27,405 35,125 71,045
Từ bảng số liệu trên ta có được đồ thị thể hiện sự biến động lượng xe nhập
khẩu nguyên chiếc giai đoạn 2011 – 2014 như sau:
Biểu đồ 2.2 – Lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giai đoạn 2011 – 2014.
Theo trong đồ thị lượng ô tô nhập khẩu năm 2011 tới 2012 có chiều hướng
giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, người
dân cắt giảm chi tiêu nên nhu cầu sử dụng các dòng xe nhập ngoại, giá cao bị
giảm mạnh. Bên cạnh đó, sự biến động chính sách (Thông tư số 20/2011/TT-

BCT), với thông tư này hầu hết các nhà nhập khẩu xe không chính thức hay còn
SVTH: Nhóm 7 – DHKT10G – MHP: 210740411 Page 7
Kinh Tế Vi Mô GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc Hương
gọi là nhập thương mại không còn cơ hội để nhập ôtô mới nguyên chiếc về bán
trong nước. Ngoài ra các mức thuế và lệ phí trước bạ cũng gia tăng.
Từ năm 2012 tới năm 2014 lượng ô tô có chiều hướng tăng mạnh là do
điều tiết chính sách của nhà nước, thuế nhập khẩu giảm còn 50% thay vì 60%,
phí trước bạ giảm xuống còn 10-12%. Để hỗ trợ người dân có nhu cầu, chính
sách cho vay mua ô tô từ các tổ chức tín dụng ngày càng thông thoáng cùng với
nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại hấp dẫn đối với khách hàng mua xe được
các đại lý, cửa hàng áp dụng cũng có vai trò nhất định tới việc doanh số bán
hàng của các đại lý ô tô tăng mạnh. Nền kinh tế trong giai đoạn này có dấu hiệu
phục hồi, nhu cầu tiêu dung, chất lượng cuộc sống của người dân tăng cao.
2.2.2. Nhu cầu với thị trường ô tô Việt Nam:
Theo số kiệu công bố của VAMA sản lượng tiêu thụ ô tô trong nước giai
đoạn 2010 – 2014 có nhiều biến động. Cụ thể như sau:
Bảng 2.3 – Lượng tiêu thụ ô tô giai đoạn 2010 – 2014
(Nguồn: VAMA)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Sản lượng
tiêu thụ
(Chiếc)
112,224 110,938 88,238 110,519 157,800
Ta có đồ thị thể hiện sản lượng tiêu thụ ô tô trong nước trong giai đoạn
2010 – 2014.
SVTH: Nhóm 7 – DHKT10G – MHP: 210740411 Page 8
Kinh Tế Vi Mô GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc Hương
Biểu đồ 2.3 – Sản lượng ô tô tiêu thụ nội địa giai đoạn 2010 – 2014
Theo biểu đồ ta nhận thấy sản lượng tiêu thụ ô tô nội địa trong giai đoạn
2010 – 2014 có nhiều biến động.

Giai đoạn 2010 – 2011 lượng ô tô tiêu thụ nội địa giảm nhẹ từ 112,224
chiếc xuống 110,938 chiếc. Theo các chuyên gia đây là giai đoạn trầm lắng của
thị trường ô tô, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Thị trường ôtô trầm lắng có
nguyên nhân là do kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, người dân thắt chặt chi
tiêu khiến cho tiêu thụ gặp khó khăn. Phần lớn các đại lý phải giảm giá bán xe,
có nhiều mẫu xe giá giảm tới 2.000 USD so với giá công bố cộng với khuyến
mãi từ chính hãng vẫn khó tiêu thụ. Nguyên nhân tiếp theo do lãi suất tiền vay
tăng cao, nhiều doanh nghiệp, ca nhân không có điều kiện vay vốn mua xe.
Đến năm 2012 nhu cầu ô tô tiếp tục giảm mạnh xuống mức thấp nhất
trong cả giai đoạn (từ 110,938 chiếc năm 2011 xuống 88,238 chiếc năm 2012).
Kinh tế năm 2012 được nhận định là vẫn còn nhiều khó khăn, lạm phát vẫn cao
và chính sách tiền tệ vẫn được thắt chặt, dẫn đến nhu cầu về ôtô giảm. Bên cạnh
đó, chi phí cho ôtô tăng do phí tăng khiến nhiều người tiêu dùng không có khả
năng thanh toán. Các chi phí đăng ký, phí trước bạ, phí đường bộ tại một số địa
SVTH: Nhóm 7 – DHKT10G – MHP: 210740411 Page 9
Kinh Tế Vi Mô GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc Hương
phương tăng đáng kể, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người tiêu dùng
trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Điển hình là kế hoạch thu phí sử dụng đường
bộ với mức từ 2,09 triệu đồng đến 16,76 triệu đồng/xe/năm. Bên cạnh đó là đề
xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân với mức thu lớn hơn rất
nhiều, cao nhất lên đến 50 triệu đồng/xe/năm. Mặc dù các đề án trên đã được
hoãn tuy nhiên đã tạo nên tác động không tích cực lên thị trường ô tô Việt Nam
năm 2012.
Trong năm 2013, lượng ô tô tiêu thụ tăng lên 110,519 chiếc, nhưng lượng
xe bán ra vẫn thấp hơn so với năm 2010. Lý do chính là các cơ quan chức năng
đã đưa ra hàng loạt chính sách nhằm điều chỉnh phí và lệ phí với mong muốn
kích cầu thị trường ô tô. Năm 2013, Bộ Công Thương cũng đã đưa ra các chính
sách ưu đãi, đặc biệt là về các mức thuế. Theo đó, Bộ Công thương giảm 30%
thuế tiêu thụ đặc biệt và 50% lệ phí trước bạ cho dòng xe có dung tích xi-lanh
dưới 2.0L.

Năm 2014 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh trong sản lượng ô tô bán ra
với 157,800 chiếc, cao hơn so với lúc chưa bắt đầu tục giảm nhu cầu. Ngoài các
ưu đãi nhằm kích cầu ô tô, các doanh nghiệp cũng đưa ra nhiều dịch vụ hậu mãi,
khuyến mãi, giảm giá nhằm nâng cao doanh số. Điều đặc biệt là trong năm 2014,
chính phủ cho áp dụng biểu thuế nhập khẩu ô tô mới. Theo đó, thuế nhập khẩu
mới là 50% so với 60% của mức thuế cũ. Đây là tín hiệu khởi sắc đáng mừng
cho ngành ô tô Việt Nam.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM.
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
VIỆT NAM:
SVTH: Nhóm 7 – DHKT10G – MHP: 210740411 Page 10
Kinh Tế Vi Mô GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc Hương
Theo cam kết hội nhập AFTA, năm 2018 Viêt Nam phải dỡ bỏ thuế nhập
khẩu với ô tô. Tuy nhiên sau hơn 20 năm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam vẫn chưa đạt được những thành tựu nhất định. Vậy ngay bây giờ chúng ta
cần có những phương hướng phát triển hợp lý để đưa nền công nghiệp ô tô bắt
kịp nhịp phát triển.
Với doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô cần tập trung vào phân khúc thị
trường phù hợp với điều kiện tại. Đồng thời các doanh nghiệp cũng nên quan
tâm nhiều hơn đến tiêu chí an toàn, tiện lợi và đảm bảo thân thiện với môi trường
để phát triển bền vững. Đầu tư vào mua các kỹ thuật mới, hiện đại, học hỏi
phương thức sản xuất của các nền công nghiệp ô tô hàng đầu là điều cốt lõi cho
ngành công nghiệp trẻ.
Đi tắt đón đầu để đưa công nghiệp ô tô bắt kịp nhịp phát triển của các
nước. Tuy nhiên cũng cần chú trọng đến việc hạ giá thành để phục vụ được đại
đa số cư dân có thu nhập thấp.
Không dừng lại phục vụ trong nước, hướng phát triển cần mở rộng thị
trường ra nước ngoài, xây dựng được thương hiệu có vị trí trong lòng người tiêu
dùng. Mở rộng phân khúc thị trường đi từ các dòng xe phổ thông đến các dòng

cao cấp.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH Ô TÔ VIỆT NAM:
Mặc dù trong thời gian qua ngành ô tô Việt Nam có những bước tiến nhất
định, song chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển. Để đạt được các định
hướng đặt ra thiết nghĩ cần có những giải pháp hiệu quả, thiết thực.
Một là, đặt mục tiêu xây dựng sản phẩm quốc gia và đề ra rõ lộ trình phát
triển. Phân tích chỉ ra rõ vai trò, nhiệm vụ của ngành ô tô trong nền kinh tế quốc
dân. Định hướng, quy hoạch lại cơ cấu ngành, tránh sản xuất thiếu liên kết.
Hai là, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Với trình độ
của các nhà sản xuất linh kiện trong nước hiện nay chỉ đáp ứng một phần nhu
SVTH: Nhóm 7 – DHKT10G – MHP: 210740411 Page 11
Kinh Tế Vi Mô GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc Hương
cầu của các nhà sản xuất ô tô và cũng chưa đáp ứng được cho các nhà sản xuất
dòng ô tô cao cấp. Tập trung hợp tác với các hãng sản xuất linh kiện và phụ tùng
để học hỏi trình độ công nghệ, từ đó nâng cao quy mô sản xuất.
Ba là, cần có giải pháp về nguồn vốn. Hiện nay, vốn của các nhà sản xuất
khá nhỏ, phân tán và manh mún. Nên tập trung xây dựng những doanh nghiệp
trọng điểm, có sức cạnh tranh trên thị trường chứng khoán, thu hút nguồn vốn từ
các nhà đầu tư.
Bốn là, phát triển mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng đường bộ. Đây là
giải pháp mang tính kích cầu. Mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng tốt và phát
triển rộng khắp ko chỉ có ý nghĩa với nền công nghiệp ô tô mà còn yếu tố kích
thích phát triển cho cả nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng tốt, nhu cầu đi lại tăng cao,
dịch vụ vận tải phát triển làm tăng lượng ô tô bán ra.
SVTH: Nhóm 7 – DHKT10G – MHP: 210740411 Page 12
Kinh Tế Vi Mô GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc Hương
KẾT LUẬN
  
Nền công nghiệp của Việt Nam hiện còn nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu nằm ở
phân khúc bình dân, các sản phẩm chủ yếu phải nhập khẩu linh kiện. Nền sản

xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu ô tô trong nước. Hệ thống cơ sở hạ
tầng chưa phát triển, các chính sách hỗ trợ chưa thực sự mang lại kết quả tốt cho
ngành ô tô trong nước. Nguồn vốn của các nhà sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu tập
trung. Trình độ công nghệ chưa cao để đáp ứng cho nhu cầu hiện nay.
Bên cạnh đó Việt Nam có một nền kinh tế trẻ, năng động và đang phát
triển mạnh mẽ. Điều đó nâng cao nhu cầu cho thị trường ô tô. Đời sống, thu nhập
của người dân càng ngày được nâng cao, nhu cầu một ô tô không còn quá xa vời.
Để khắc phục những khó khăn và phát huy những mặt mạnh của nền công
nghiệp ô tô cần có những định hướng, giải pháp dài hạn chứ ko chỉ những giải
pháp trước mắt. Điều đó đòi hỏi sự định hướng, cơ cấu, chính sách hỗ trợ phù
hợp của chính phủ. Bên cạnh đó cần xây dựng được một nền công nghiệp hỗ trợ
đủ mạnh, học hỏi những kỹ thuật mới để tiến tới xây dựng được chỗ đứng cho
nền công nghiệp ô tô Viêt Nam.
SVTH: Nhóm 7 – DHKT10G – MHP: 210740411 Page 13

×