Chào mừng thầy và các bạn
đến với bài thuyết trình
nhóm
Thành viên nhóm:
Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Minh Tuấn
Nguyễn Văn Tài
Huỳnh Thị Kim Trang
•
Hiện trạng
NỘI DUNG
Hiện trạng ngày nay
Hiện nay, tình trạng hiệu ứng nhà kính đang ngày càng
trầm trọng, kèm theo đó là nóng lên toàn cầu, biến đổi
khí hậu cục bộ dẫn đến băng tan ở hai cực và hiện
tượng mực nước biển dâng cao xâm thực vào đất liền,
nhấn chìm các khu vực ven biển và gây lục lội khắp nơi
Các nhà khoa học đã xếp Việt Nam vào danh sách một
trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện
tượng này. Đặc biệt là ngập úng ở vùng đô thị mà chi
tiết là thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn
nhất nước.
Đề tài báo cáo:
ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ THÔNG
TIN NGẬP NƯỚC KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH.
Bản đồ ngập nước của Việt Nam được dự báo với trường
hợp mực nước biển tăng 1m (phần xanh nhạt) và tăng 5m
(phần xanh đậm) (Năm 2100).
Để giải quyết vấn đề ngập úng đô thị thì hệ thống thông
tin địa lý GIS với khả năng lưu trữ, phân tích quản lý dữ
liệu phân bố theo không gian một cách toàn diện sẽ là
một giải pháp tốt cho công tác quản lý ngập của thành
phố. Hệ thống có khả năng cung cấp một bức tranh trực
quan toàn cảnh về tình hình và lịch sử ngập trên toàn
thành phố
HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
GIS là gì?
?
Hệ thống thông tin địa lý - HTTĐL( Geographic
Ìnformation System – gọi tắt là GIS).
HTTĐL là một nhánh của công nghệ thông tin, được
hình thành vào những năm 60 của thế kỉ trước và
phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây.
HTTĐL được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp
thông tin không gian (bản đồ) gắn với các thông tin
thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản
lý các hoạt động theo lãnh thổ.
•
Hệ thống: GIS là hệ thống gồm các hợp phần:
Phần cứng, phần mềm, cơ sỡ dữ liệu và cơ sở
tri thức chuyên gia.
•
Công cụ: GIS dùng để thu thập, lưu trữ, biến
đổi, hiển thị các thông tin không gian nhằm thực
hiện các mục đích cụ thể.
•
Phần mềm: GIS làm việc với các thông tin
không gian, phi không gian, thiết lập quan hệ
không gian giữa các đối tượng. Có thể nói các
chức năng phân tích không gian đã tạo ra diện
mạo riêng cho GIS.
Ví dụ: một ngày mưa hay ngày triều cường
nào đó thành phố có bao nhiêu điểm ngập
với mức độ ngập và thời gian ngập là bao
nhiêu? Diễn biến ngập tại một điểm ngập
trong những năm đã qua như thế nào?
Những điểm có mức độ ngập nghiêm
trọng?
Từ đó có thể đề ra những giải pháp phù
hợp để đối phó cũng như có những hành
động ngăn chặn, phòng chống ngập trước
khi nó diễn ra.
Một chức năng rất quan trọng của GIS là khả
năng thể hiện thông tin ngập gắn với các
thông tin địa hình, địa vật và thông tin của hệ
thống thoát nước có liên quan.
Đặt vấn đề
Nguyên nhân ngập úng:
Hệ thống thoát nước của thành phố đã xuống
cấp và trở nên quá tải, không còn đáp ứng được
nhu cầu thoát nước gia tăng ngày càng nhanh
của thành phố.
Lượng mưa lớn, kết hợp bị ảnh hưởng trực tiếp của
chế độ thủy triều, ở những nơi có cao độ thấp cũng
thường xảy ra ngập
Quá trình đô thị hóa gia tăng, tốc độ xây dựng
nhanh không theo quy hoạch và việc xây dựng
trái phép, lấn chiếm kênh rạch đã làm giảm dần
khả năng thoát nước của hệ thống kênh rạch.
Thành phố cũng đã đề ra nhiều biện pháp nhằm
giải quyết tình trạng ngập lụt như: cải tạo, nâng
cấp hệ thống thoát nước hiện có tại những khu
vực diễn ra ngập nặng, xây dựng mới một số hệ
thống thoát nước. nhưng vẫn không đạt được
hiệu quả vì công tác quản lí và thu thập dữ liệu
chưa hiệu quả.
Hệ thống thông tin địa lí GIS với khả năng lưu
trữ, phân tích quản lý dữ liệu theo không gian
gắn việc thể hiện thông tin ngập với thông tin địa
hình, địa vật và hệ thống thoát nước là một giải
pháp hiệu quả cho công tác quản lí ngập của
thành phố.
Mô hình hệ thống
a) Công tác quản lý ngập hiện hành Công tác quản lý ngập
có thể được
● Về nội dung đo ngập:
Vào mùa mưa và mùa triều cường lên cao, hằng ngày
các xí nghiệp thoát nước phân công công nhân trực
tại các vị trí nhất định. Khi xảy ra mưa, các công nhân
này sẽ tiến hành:
+ Ghi chép thời gian và đo mực nước tại cửa xả khi
bắt đầu mưa, lúc mưa lớn nhất và sau khi mưa
+ Lấy số liệu từ vũ lượng kế. Sau khi dứt mưa tiến
hành đo độ sâu ngập, diện tích ngập và thời gian
nước rút tại các vị trí ngập
● Các đối tượng quản lý:
+ Điểm ngập do mưa: mỗi điểm ngập được quản
lí thông qua mã số điểm ngập, phạm vi ngập, tên
đường, quận và đặc điểm của điểm ngập (hiện
hữu hay phát sinh).
+ Điểm ngập do triều cường: được quản lý thông
qua các thông tin: mã số, tên đường, tên quận, vị
trí bắt đầu điểm ngập, vị trí kết thúc ngập.
+ Cửa xả có gắn mia: bao gồm các thông tin: mã
số, tên cửa xả, quận, tên trạm đo vũ lượng, cao độ
đỉnh mia.
+ Trạm đo vũ lượng: bao gồm mã trạm và tên
trạm
+ Đợt triều: bao gồm thông tin về ngày triều
cường, cao độ dự báo, thời gian dự báo
+ Số liệu đo tại các điểm ngập: bao gồm các
thông tin về điểm ngập, độ sâu ngập H (m), diện
tích ngập S (m2), thời gian nước rút T(phút), mức
độ ngập.
+ Các số liệu đo ngập do mưa: các số liệu được phân
thành nhiều nhóm dữ liệu để quản lý, các số liệu này được
xác định trong một ngày cụ thể:
- Trận mưa: chứa thông tin về ngày mưa có gây ra ngập
và mức triều cường ngày hôm đó.
- Vũ lượng tại các trạm đo vũ lượng: bao gồm các
thông tin: trạm đo, thời gian bắt đầu mưa, thời gian kết
thúc mưa và vũ lượng đo được.
- Số liệu mực nước tại cửa xả có gắn mia: bao gồm
các thông tin tên cửa xả, thời điểm đo bắt đầu mưa, cao độ
lúc bắt đầu mưa, thời ñiểm đo mưa lớn nhất, cao độ mưa
lớn nhất, thời điểm đo sau mưa, cao độ sau mưa
b) Thiết kế cơ sở dữ liệu.
Trên cơ sở phân tích phương pháp và nội dung
quản lý ngập hiện hành và trên cơ sở tham khảo tài
liệu. Ta xây dựng được lược đồ quan giữa các đối
tượng cần được quản lí.
c) Thiết kế chức năng.
Chương trình quản lý thông tin điểm ngập bao gồm các
nhóm chức năng sau:
● Xem:
Cho phép người dùng xem thông tin về các đối tượng
+ Trạm đo vũ lượng: xem thông tin chi tiết về trạm đo
vũ lượng: mã trạm mưa, tên trạm, bán kính ảnh hưởng,
thời điểm lập trạm, thời điểm hủy trạm, địa chỉ, đơn vị
quản lý.
+ Số liệu mưa ghi nhận tại trạm đo vũ lượng: mã trạm
đo mưa, ngày mưa, thời gian bắt đầu mưa, thời gian kết
thúc mưa, lượng mưa.
+ Cửa xả: xem thông tin chi tiết về cửa xả: mã cửa xả,
tên cửa xả, mã kênh, mã đường, mã đơn vị hành chính,
cao độ đấy, vị trí
+ Cửa xả khi mưa: xem thông tin mưa ghi nhận ñược tại
các cửa xả: mã cửa xả, mã đợt mưa, cao ñộ mực nước
lúc bắt đầu mưa, cao độ mực nước sau khi mưa.
+ Cửa xả khi triều: xem thông tin triều ghi nhận được
tại các cửa xả: mã cửa xả, mã đợt triều cường, cao độ
mực nước lúc bắt đầu triều cao độ mực nước lúc đỉnh
triều.