Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.21 KB, 16 trang )

 

 !
"#$%&'()*+,- :
Bậc Tiểu học là “Nền tảng trong hệ thống giáo dục Quốc Dân”. Những gì
trẻ học được, hình thành được ở bậc Tiểu học được tích tụ lại, trở thành phẩm chất
và những phương tiện làm hành trang theo suốt cuộc đời của mỗi con người.
Nội dung giáo dục ở bậc Tiểu học là nội dung giáo dục toàn diện. Trong đó
môn Tiếng Việt được coi là môn học quan trọng nhất, là môn học công cụ để học
tập các môn học khác, và qua đó giáo dục học sinh về mọi mặt. Trong tiếng Việt
phải kể đến phân môn chính tả, chính tả là phân môn có tính chất công cụ, nó có vị
trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của học sinh. Cũng như hệ thống
ngữ âm, hệ thống chữ viết hoạt động trong giao tiếp theo những quy tắc đảm bảo
cho quá trình viết và đọc được thuận lợi và chính xác. Chính tả cung cấp cho học
sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, làm cho học sinh nắm vững các quy
tắc và hình thành kĩ năng đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Ở bậc Tiểu học, chính tả
là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng, nó tồn tại dưới hình thức là một
phân môn độc lập, chứ không tồn tại xen kẽ trong các tiết học thực hành như ở bậc
Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Trong nhà Trường, tình trạng học sinh mắc lỗi chính tả rất phổ biến. Ở điểm
trường nơi tôi trực tiếp giảng dạy, với đặc thù là vùng đất trù phú đã thu hút người
dân khắp ba miền Bắc – Trung – Nam về đây lập nghiệp. Vì vậy tình trạng mắc lỗi
chính tả ở học sinh rất đa dạng và xảy ra hầu hết các cấp học, đặc biệt là bậc Tiểu
học.
Qua thực trạng dạy học phân môn chính tả ở Tiểu học, tôi thấy các em có
những kiểu sai lỗi chính tả khác nhau, chẳng hạn:
Người miền Nam sai về âm cuối và vần : ( an/ang ; at/ac ; n/ng ; t/c ,…)
Người miền Bắc và miền Trung sai về thanh điệu và phụ âm đầu : (?/~/. ; l/n
; ch/tr ; s/x ; gi/d/r;…)

1


Hiện nay chính âm trong nhà trường Tiểu học chưa được chú trọng thỏa
đáng, những vấn đề về chính âm còn tồn tại khá nhiều. Trong trường, cả giáo viên
và học sinh đều thuộc những vùng phương ngữ khác nhau, học sinh mắc lỗi chính
tả rất nhiều. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn tiếng Việt
cũng như các môn học khác, nếu từ nhỏ trẻ không được sửa lỗi chính tả thì dần dần
nó sẽ tạo thành thói quen nói sai, viết sai chính tả. Nhược điểm đó sẽ theo suốt
cuộc đời con người, hạn chế khả năng giao tiếp, tạo ra tâm lý e ngại, mất tự tin và
trở nên rụt rè, nhút nhát, không thể hiện hết năng lực của bản thân.
Muốn khắc phục tình trạng trên, việc đầu tiên là phải điều tra khảo sát lỗi
chính tả của học sinh . Đây là một việc làm hết sức quan trọng trong việc dạy tiếng
Việt ở Tiểu học. Qua việc khảo sát lỗi chính tả của học sinh giúp người giáo viên
tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy, từ đó có phương
pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh để có hiệu quả cao hơn trong
giờ dạy chính tả.
Việc chọn đề tài này, không chỉ là những lý do trên, mà trong đó còn có cả
niềm say mê của bản thân tôi. Niềm say mê đó bắt đầu từ lúc các em học viết
những nét chữ đầu tiên, các em còn lẫn lộn cho đến khi các em viết đúng, viết
nhanh, viết đẹp. Những ai ngoài nghề thấy việc học sinh viết “đúng chính tả. là
việc thật bình thường, nhưng đối với tôi, đó là một niềm hạnh phúc. Niềm hạnh
phúc đó lớn dần theo năm tháng, theo từng nét chữ của các em. Mỗi bài viết của
học sinh khi không mắc lỗi chính tả là sự khổ công rèn luyện của các em và cũng
là biết bao công lao của mình. Tôi giúp các em nắm vững các quy tắc chính tả,
hình thành kĩ năng chính tả. Qua đó, rèn cho các em những phẩm chất như : Tính
cẩn thận, óc thẩm mỹ; bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết
của tiếng Việt.
Từ những vấn đề đã trình bày trên, với tư cách là một nhà giáo gần 20 năm
trực tiếp giảng dạy, với tấm lòng “Tất cả vì đàn em thân yêu, vì ngày mai phát
triển”, cùng với sự tận tình giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, tổ chuyên môn
và bạn bè đồng nghiệp, nơi mà tôi đang trực tiếp giảng dạy để tìm hiểu nguyên
nhân và đưa ra một số biện pháp khắc phục giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả, tạo

cho các em sự mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp, nhằm mục tiêu đào tạo những

2
chủ nhân tương lai năng động, sáng tạo phù hợp với xu thế phát triển của xã hội
hiện nay.
/-+01(234&567-7,4&08(24&94:&;$<9+=>-7,<?@=>-%&A(&+;:
Khảo sát, tìm hiểu kĩ năng viết chính tả, nguyên nhân dẫn đến tình trạng “Lỗi
chính tả” và biện pháp khắc phục các lỗi đó trên đối tượng là học sinh lớp 4B, năm
học 2014-2015 tại trường Tiểu học Phan Đình Phùng- Huyện Krông Păk- Tỉnh
Đăk Lăk.
Tổng số học sinh là 24 em, đến từ các vùng miền khác nhau.
Khảo sát bài viết chính tả từ tuần 1 đến tuần 15
- Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp, song phương
pháp chính và chủ yếu là:
Tham khảo tài liệu: (các tài liệu tham khảo liên quan tới vấn đề chữ viết của
Tiếng Việt)
2. Phương pháp điều tra, tiếp cận và trò chuyện cùng với học sinh.
Khảo sát dựa trên hình thức trao đổi trực tiếp với học sinh để phát hiện các lỗi
sai khi nói, vì trong thực tế học sinh thường “Nói sao thì viết vậy”, Nghĩa là đối
tượng học sinh Tiểu học thường là “nói sai thì viết cũng sai”.
3. Phương pháp thống kê phân loại:
Sau khi đã điều tra, khảo sát thực tế các bài viết của học sinh từ tuần 01 đến
tuần 15, tôi tiến hành thống kê tất cả các lỗi đó.
Phân loại, so sánh từng bài để chọn những lỗi sai có tần suất cao và mang tính
điển hình nhất.
4. Phương pháp đánh giá:
Tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng viết sai lỗi chính tả.
Hướng khắc phục và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân
môn chính tả ở trường Tiểu hoc.
BCD!E

/=-FG+&/(2:H34&I(=$5-+&J%+K5(26L%=>-%&A(&+;%M@ &'%<-(&=N4B3
(O6&'%3K0P(2 -QG&'%&@(R(&&S(2
Qua quá trình khảo sát và thống kê số lượng cũng như trong thực tế trực tiếp
giảng dạy và chấm bài chính tả của học sinh tôi thống kê được các dạng lỗi chính

3
tả như sau:
Số liệu thống kê lỗi của tổng số bài đã khảo sát:
+ Tổng số bài: 10 bài x 24 em = 240 bài
+ Số bài mắc lỗi: 32 bài
Tỉ lệ chiếm: 7,68 %
+ Số bài không mắc lỗi: 208 bài
Tỉ lệ đạt: 92,32
>-+T(2U,-V)W(2X<@-)
B,-YDế Mèn bênh vực kẻ yếu”.
• Chợt/ chợc
• Nhà Trò/ Nhà Chò
• Đá cuội / đá cụi
• Những/ nhửng
• Điểm/ đỉm
• Ngắn chùn chùn/ ngắng chùng chùng
• Vẫn/ vẩn
• B,- “ Mười năm cõng bạn đi học”
• Xã/ xả
• Cũng/ củng
• Cõng/ cỏngQuãng đường/ quảng đường
• Gập ghềnh/ gập gềnh
• Vượt / vược
• Khúc khuỷu/ khúc khủy
• Ghềnh/ gềnh

• Liệt / liệc/ niệt
• Giúp đỡ/ giúp đở/ dúp đở
• Liền/ niền
B,-Z“Cháu nghe câu chuyện của bà”
• Về/ dề
• Chân/ châng

4
• Lưng/ nưng
• Cụ già/ cụ dà
• Dẫn đi/ dẩn đi
• Lối/ nối
• Lạc/ nạc
• Rưng rưng/ dưng dưng
B,-“Truyện cổ nước mình”
• Truyện cổ/ chuyện cổ
• Sâu xa/ xâu xa/ xâu sa
• Cách/ cắt
• Phật tiên/ phậc tiêng
• Nghe/ nge
• Cuộc sống/ cuộc xống
• Trắng/ chắng
• Con sông/ coong xông
• Nhận / nhậng
B,-“Những hạt thóc giống”
• Nhà vua/ nhà dua
• Luộc kĩ/ nuộc kỉ
• Lẽ nào/ nẽ nào/ nẽ lào
• giống/ Giống
B,-[“Người viết chuyện thật thà”

• Dự tiệc/ dự tịệt
• Lâu/ nâu
• Bật cười/ bật cừi
• Truyện ngắn/ chuyện ngắn
• Về sớm/ về xớm
• Khó gì/ khó dì
• Thẹn/ thẹng

5
B,-\“Gà trống và cáo”
• Ghi ơn/ ghi ơng
• Lòng / nòng
• Sống/ xống
B,-]“Trung thu độc lập”
• Vô cùng/ dô cùng
• Cũng/ củng
• Chạy máy/ chại mái
• Phấp phới/ phất phới
• Sẽ/ sẻ
• Những/ nhửng
• Nhà máy/ nhà mái
• Rải/ rảy
• Những/ nhửng
• Lúa/ núa
• To lớn/ to nớn
B,-^“Thợ rèn”
• Giữa/ giửa /dửa
• Thợ rèn/ thợ rèng
• Mũi/ mủi
• Suốt/ suốc

• hè/ Hè
• Vai trần/ dai trầng
• Bóng nhẫy/ bóng nhẩy
• Diễn kịch/ diển kịt
• Tắt/ tắc
B,-“Chiều trên quê hương”
• Mây trắng/ mây chắng
• Đuổi/ đủi
• Trời xanh/ trời xăn

6
• Tiếng hót/ tiếng hoóc
• Tha thiết/ tha thiếc
• Khiến/ khiếng
• Mình/ mừn
• sen/ Sen
• Chó săn/ chó săng
• Chạy lại/ chại nại
• Phách/ phắt
• khoái/ Khoái
• Gian dối/ dan dối
2G_H((&I(4&56=>-%&A(&+;%M@&'%<-(&7,%9%&:&L%4&`%
2G_H((&I(4&56=>-%&A(&+;%M@&'%<-(&
Trường Tiểu học Phan Đình Phùng là một trường nằm ngay trung tâm
xã EaKly- huyện Krông Păc- tỉnh Đăc lăc. Các em học sinh là con em thuộc các
gia đình ở khắp các vùng miền về đây sinh sống,dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi
chính tả theo nhiều cách khác nhau. Có thể dẫn ra bốn nguyên nhân chính của việc
viết sai lỗi chính tả là do:
- Lỗi do học sinh không hình thành một cách rõ ràng, biều tượng âm
thanh, chưa nắm vững quy tắc chính tả, chữ cái ghi âm tiết.

- Lỗi do phạm quy tắc chính tả hiện hành, bất hợp lý về chữ viết. Học sinh
không nắm được ngữ pháp Tiếng Việt.
- Lỗi do phát âm địa phương: “ Nói sao viết vậy”. Song lỗi chính tả của học
sinh cũng có khi nguyên nhân là phía giáo viên như:
Giáo viên phát âm không mang tính chuẩn mực. Chính âm của giáo viên còn
bị chi phối bởi yếu tố phương ngữ nên chưa chuẩn xác.
Một số giáo viên chưa có ý thức tự rèn cao.
Mặt khác giáo viên chưa có đủ tư liệu và phương pháp rèn luyện chính âm
cho học sinh.
9%#5(2=>-%&A(&+;4&aU-b(
2.1 Lỗi về thanh điệu
Theo các nhà ngữ âm học, người Việt từ Nghệ An trở vào không phân biệt

7
được 2 thanh hỏi, ngã. Hay nói đúng hơn trong phương ngữ Trung và Nam không
có thanh ngã. Mặt khác, số lượng tiếng mang 2 thanh này khá lớn. Do đó lỗi về
dấu câu rất phổ biến. Học sinh thường viết lẫn lộn, không có sự phân biệt giữa
thanh hỏi và thanh ngã (?, ~) hoặc ngược lại.
Chẳng han: giữa/ giửa, mở / mỡ, dễ / dể, ngả / ngã, đỗ / đổ,….
Lỗi này cũng có thể do giáo viên miền Trung phát âm chưa chuẩn giảng dạy, học
sinh “nghe thế nào thì viết thế đó”.
2.2 Về âm đầu
Trong phương ngữ Bắc và Nam có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu
ch/tr, s/x. d/gi, l/n. Mặt khác, người Miền Nam còn lẫn lộn v và d. Ngoài ra, trong
quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 chữ (ví dụ: /k/ ghi bằng
c,k,qu…) dĩ nhiên là có những quy định riêng cho mỗi dạng, nhưng đối với học
sinh tiểu học (nhất là học sinh yếu) thì rất dễ lẫn lộn.
Đối tượng học sinh của trường tiểu học Phan Đình Phùng là dân cư từ mọi miền
của đất nước về đây sinh sống, lập nghiệp, học sinh cũng chịu ảnh hưởng sự đa
dạng của các dạng phương ngữ, việc phát âm sai dẫn đến tình trạng viết sai lỗi

chính tả, nhất là sai phụ âm đầu, lỗi rất phổ biến là sự lẫn lộn giữa các âm đầu như:
l /n; ch / tr; x / s; r /d /gi, v/d, c/k/qu.
2.3 Về âm chính:
Có 2 nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn về âm chính trong các vần :
- Nguyên nhân thứ nhất là do sự phức tạp của chữ quốc ngữ: Nguyên âm /ă/
lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au, các nguyên âm đôi /ie, ươ, uô, âm
đệm /w/ lại được ghi bằng 2 con chữ u và o
- Nguyên nhân thứ hai là do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ Nam –
Trung bộ đối với các âm chính trong hầu hết các vần trên.
Ví dụ:
+ ai/ay/ây: bàn tay /bàn tai/ bàn tây,…
+ ao/au/âu: hôm sau/ hôm sao/ / hôm sâu,…
+ iu/êu/iêu: chiều chuộng/ chìu chuộng/ chều chuộng/,…
+ oi/ôi/ơi: noi gương /nôi gương/ / nơi gương,…
+ ăm/âm: con tằm/ con tầm,…

8
+ am/ ôm: đi làm/ đi lồm /,…
+ im/iêm/êm/em: lim dim/ liêm diêm/ lêm dêm/ lem dem,…
+ ăp/âp: trùng lặp /trùng lập,…
+ ip/iêp/êp/ep: thiệp cưới /thệp cưới/ thịp cưới/ thẹp cưới/,…
+ ui/uôi: buổi / bủi /,…
+ um/uôm: nhuộm áo/ nhụm áo,…
+ ưi /ươi: trái bưởi/ trái bửi/,…
+ ưu/ ươu: ốc bươu/ ốc bưu,…
2.4 Về âm cuối:
Phương ngữ Miền Nam nói chung không phân biệt các vần có âm cuối
n/ng/nh và t/c/ch. Mà số chữ mang các vần này không nhỏ. Mặt khác hai bán âm
cuối i,u/ lại được ghi bằng 4 con chữ i/y (trong: lai/lay), u/o (trong: lau/lao) do đó
lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh khu vực phía Nam. Các em

viết sai các âm cuối, những lỗi phổ biến như:
Viết t thành c và c viết thành t :
Ví dụ : Đôi mắt / đôi mắc
Sắc sảo / sắt sảo,…
Viết n thành ng và ng viết thành n:
Ví dụ: Thợ hàn / thợ hàng
Giang tay/ gian tay,…
Viết i thành y ; u thành o
Ví dụ : Bàn tay/ bàn tai,…
Bao tải/ bau tải,…
- Ngoài ra học sinh còn lẫn lộn những tiếng mang nguyên âm đôi: iê, ươ,
uô,…Học sinh có xu hướng biến nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn, chẳng hạn:
tươi / tưi; tuổi / tủi; mướp / mứp; diều / dìu ; buổi / bủi
 Ngoài ra một số nguyên nhân khác như học sinh lơ đãng, không tập trung chú
ý nghe giáo viên đọc hay cẩu thả mà dẫn đến tình trạng viết sai cả tiếng .
Ví du: Thấp thoáng/lấp loáng; Khệnh khạng/ chệnh choạng;
Z c+</U-F(4&94:&L%4&`%=>-:

9
Qua thống kê ta thấy học sinh viết sai phụ âm đầu, sai dấu câu và sai âm
chính rất phổ biến. Vì vậy khi dạy chính tả giáo viên cần chú ý sử dụng các
phương pháp dạy học chính tả như: so sánh, phân tích rút ra cái đúng, cái sai dựa
trên cơ sở hiểu nghĩa của từ để khắc phục tình trạng này. Đặc biệt giáo viên cần
chú ý đến khâu đọc mẫu, vì cơ sở để học sinh viết đúng chính tả, chính là việc giáo
viên phát âm chính xác.
Để làm được điều đó thì yếu tố hàng đầu là kiến thức của người dạy, nếu
người giáo viên không có kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt ,…
thì khó có thể xử lý kịp thời và chính xác các tình huống sư phạm xảy ra. Vì vậy,
để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh thì người giáo viên phải là người có kiến
thức chuẩn về nghe, nói, đọc, viết.

Khắc phục lỗi chính tả bằng phương pháp luyện chính âm. Giáo viên phải
hết sức kiên trì từ phần luyện phát âm đúng cho bản thân mình, khắc phục những
lỗi sai trong phát âm do ảnh hưởng của phương ngữ, cho đến khâu luyện tập, sửa
chữa và uốn nắn chính âm cho học sinh.
Thường xuyên tổ chức các cuộc thi “ Giữ vở sạch, chữ viết đẹp” trong học sinh.
Giáo viên cần phải biết sử dụng, khai thác tối đa phương pháp ngữ âm học tiếng
Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, nắm được đặc điểm của từng loại lỗi, biết xây
dựng các quy tắc chính tả để giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách có hệ thống.
Ngoài ra khi dạy chính tả cho học sinh cần chú ý thường xuyên nhắc nhở các em
phân biệt chữ in và chữ viết thường. Học sinh chỉ viết hoa chữ cái ở đầu câu, đầu
mỗi đoạn và tên riêng chỉ người, địa danh, không để học sinh viết hoa tùy tiện.
 `+&Q%d6c+</U-F(4&94%&A(&<@G)I_
3.1 Luyện phát âm theo hệ thống âm chuẩn:
- Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho học
sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ
ghi âm - âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy.
- Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc, mà được thực
hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả, Luyện từ
và câu, Tập làm văn,vv…

10
- Với những học sinh có vấn đề về mặt phát âm (nói ngọng, nói lắp,…), giáo viên
lưu ý học sinh chú ý nghe giáo viên phát âm để viết cho đúng. Vì vậy, giáo viên
phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, mới có thể giúp học sinh viết đúng
được.
3.2 Phân tích, so sánh:
- Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so
sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi
nhớ.
Ví dụ: Khi viết tiếng “muống” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, giáo

viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
- Muống = M + uông + thanh sắc
- Muốn = M + uôn + thanh sắc.
So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “muống” có âm cuối là “ng”, tiếng
“muốn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không
viết sai.
3.3 Giải nghĩa từ:
- Biện pháp thứ ba để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giải nghĩa từ. Việc
giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm
văn… nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả, khi mà học sinh
không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng.
- Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh đọc
chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ), tìm
từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh
ảnh,vv…
Ví dụ: Phân biệt chiêng và chiên
+ Giải nghĩa từ chiêng: Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh ảnh cái
chiêng hoặc miêu tả đặc điểm (chiêng là nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng
dùi, âm thanh vang dội).
+ Giải nghĩa từ chiên: Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu với từ chiên hoặc giải
thích bằng định nghĩa (chiên là làm chín thức ăn bằng cách cho thức ăn vào chảo
dầu, mỡ, đun trực tiếp trên bếp lửa).

11
- Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải
nghĩa từ.
3.4 Ghi nhớ mẹo luật chính tả:
- Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối
hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu
hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: các

âm đầu k,gh,ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e,ê,iê. Ngoài ra, giáo viên có thể
cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như:
+ Để phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật
đều bắt đầu bằng ch, ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum,
chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng, choé,… chồn, chí, chuột, chó, chuồn chuồn,
châu chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi…
+ Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu
bằng s: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sầu đâu, sa nhân, sơn trà, sặt,
sậy, sấu, sến, săng lẻ, sầu riêng, so đũa… sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc,
sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, san hô…
+ Luật “bổng - trầm”: Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh (hay dấu) của 2 yếu tố
ở cùng một hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng). Để nhớ được 2
nhóm này, giáo viên chỉ cần dạy cho học sinh thuộc 2 câu thơ:
Em Huyền mang nặng, ngã đau
Anh Ngang sắc thuốc, hỏi đau chỗ nào
Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền,
nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang
thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại).
Ví dụ:
“Bổng”:
Ngang + hỏi: Nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo, vui vẻ…
Sắc + hỏi: Nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ…
Hỏi + hỏi: Lỏng lẻo, thỏ thẻ, hổn hển, thủ thỉ, rủ rỉ…
“Trầm”:
Huyền + ngã: Sẵn sàng, lững lờ, vồn vã

12
Nặng + ngã: Nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo,…
Ngã + ngã: Dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo…
+ Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn:

Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: Gập ghềnh,
khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng, chệnh choạng,
lênh khênh, bấp bênh, công kênh…
Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là ng hoặc nh: oang oang, đùng
đoàng, loảng xoảng, đoàng đoàng, sang sảng, rổn rảng, , huỳnh huỵch…
Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu,
khuỵu chân; vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân
3.5 Làm các bài tập chính tả có dạng điển hình
.Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập
vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể.
Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi
nhớ.
ef!g
e-Q6(2&-F6:b+hG;
Trong quá trình đứng lớp, tôi đã áp dụng các biện pháp sửa lỗi chính tả trên
và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Bản thân các em cũng ý thức hơn khi viết
bài nên bài viết ít mắc lỗi chính tả. Những em ở đầu năm học trong một bài viết
chính tả thường sai 4 đến 5 lỗi thì hiện tại ở học kì hai này chỉ còn 1 đến 2 lỗi,
những em trước sai 3 đến 4 lỗi thì nay ít khi mắc lỗi (có khi là không mắc lỗi nào).
Bài viết ít lỗi thì sẽ sạch sẽ và đẹp hơn lên rất nhiều. Mỗi tuần chất lượng bài viết
lại được nâng lên. Niềm vui sướng hân hoan thể hiện rõ trên khuôn mặt khi các em
ngắm những lời nhận xét mà cô giáo khen ở trang vở. Có ai trong nghề nhà giáo lại
không thấy hạnh phúc khi gặt hái được những thành công như vậy?
• Qua những đợt dự thi “vở sạch chữ đẹp” cấp trường trong năm học này, kết
quả về chữ viết của các em được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
efi!jk lmnB

 l lB l Eo
1+ [  Z


13
1+ ^  
1+Z   
1+ Z  
1+
1+[
B,-&'%KW+K@
Có được kết quả trên là cả một quá trình nỗ lực hết mình của cả thầy và trò, bản
thân là một giáo viên tôi thấy việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên
nhân gây lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết, không thể thiếu
trong quá trình dạy - học Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp
khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả ngay được. Sửa chữa, khắc
phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì,
bền bỉ, không được nóng vội. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần
nhưng cũng có những học sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần,
có khi vài tháng, thậm chí cả một học kỳ. Nếu giáo viên không biết chờ đợi, nôn
nóng thì chắc chắn sẽ thất bại.
- Ngay từ khi các em mới bắt đầu “làm quen- Cần coi trọng việc đọc đúng, vì
có đọc đúng thì mới viết đúng.
- Việc luyện viết từ khó trong giờ chính tả là khâu quan trọng không thể
thiếu. Ngay từ khi các em mới bắt đầu “làm quen” với Tiếng Việt, giáo viên nên
hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi
âm chữ quốc ngữ,… tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra, từ đó phát hiện
ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp
thời sửa chữa, uốn nắn.
- Những lỗi học sinh Tiểu học mắc phải trong khi viết chính tả hoàn toàn có
thể khắc phục được bằng việc giáo viên đọc chuẩn và kiên trì giúp học sinh luyện
viết. Muốn vậy khi dạy chính tả cho học sinh , giáo viên cần lưu ý:
- Đối với chính tả nghe- viết , giáo viên phải đọc rõ ràng, phát âm chuẩn, tốc

độ vừa phải.
Coi trọng việc sửa lỗi sau phần chấm bài chính tả của học sinh, phải tổ chức
cho học sinh hoạt động nhóm để so sánh với những bài viết đúng và đẹp để học
sinh tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần mắc phải một lỗi nào đó, học sinh tự tìm ra lỗi

14
và tự sửa lỗi, hoạt đông tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên để các em khắc
sâu kiến thức.
Tuyệt đối không coi nhẹ việc tổ chức cho học sinh làm các bài tập trong giờ
học chính tả của chương trình sách Giáo khoa hiện hành. Nếu có điều kiện tổ chức
cho học sinh làm thêm một số bài tập liên quan đến các quy tắc chính tả mà học
sinh chưa nắm vững.
Mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm chấm và nhận xét cụ thể phong trào “vở sạch
chữ đẹp” của lớp vào cuối tuần. Khen ngợi động viên kịp thời, nhất là những học
sinh hay sai lỗi đang có sự tiến bộ. Nhắc nhở học sinh không những có ý thức tốt
trong khi viết mà còn có ý thức cả khi nói, khi đọc và mọi lúc, mọi nơi.
- “Ở đâu có thầy giỏi, ở đó có trò giỏi”. Vì vậy người giáo viên cần phải không
ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay nghề. Có nắm chắc
kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh chữa lỗi và khắc phục lỗi một cách
có hiệu quả.
Với đề tài này, tôi chỉ dừng ở mức độ kinh nghiệm sửa lối chính tả ở mức độ
hẹp. Song. việc áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp tôi chủ nhiệm, đã bước đầu
thu được kết quả nhất định.
Bước đầu khảo sát, thống kê và thực nghiệm, ắt sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi mong muốn được đón nhận những ý kiến đóng góp quý báu của tổ
Chuyên môn, Ban Giám Hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp, để phần sáng
kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học chính tả cho học sinh Tiểu học, giúp các em thêm yêu Tiếng Việt
và tự tin trong đời sống xã hội. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Z c+</:-b((2&p:

Qua việc thống kê, và thực nghiệm đề tài “sửa lỗi chính tả của học sinh lớp
4B”tôi đã nắm được các dạng lỗi chính tả phổ biến, nguyên nhân sai lỗi và một số
cách khắc phục lỗi. Trên cơ sở đó tôi xin mạo muội có một số ý kiến kiến nghị
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học chính tả như sau:
q/-7N-(&,+K0P(27,2-9$7-H(2-;(2#5_
- Nhà trường có hướng triển khai chuyên đề bồi dưỡng trình độ chuẩn về bốn kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết cho đội ngũ giáo viên, để thông qua đó tạo ra một sự

15
thống nhất chung về chính âm, chính tả. Chú trọng thỏa đáng những vấn đề chính
âm trong nhà trường.
- Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về chính âm, chính tả để tháo gỡ vướng
mắc cho giáo viên.
- Mặt khác giáo viên phải tự mình kiên trì rèn luyện phát âm để khắc phục những
lỗi sai sót phát âm do ảnh hưởng của địa phương.
- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh,cũng như tất cả các đoàn
thể trong nhà trường để tạo cho học sinh có thói quen phát âm đúng và viết đẹp
trong tất cả mọi hoạt động.
- Tổ chức các phong trào, các cuộc thi chữ viết cho giáo viên vaø hoïc sinh hàng
năm.
- kết hợp kĩ năng viết đúng, đẹp cho học sinh qua các môn học khác, có như thế
học sinh mới nhớ lâu các quy tắc chính tả.
- Giáo viên phải lập bảng thống kê các chữ cần luyện ở lớp mình đang dạy để có
kế hoạch sửa lỗi cụ thể, chặt chẽ và có kết quả.

Dr!e
1/ Chuyên đề Giáo Dục Tiểu Học, tập 20 – 2006.
2/ Hoàng Văn Thung – Đỗ Xuân Thảo (2002), Dạy học chính tả ở Tiểu học, NXB
Giáo Dục
3/ Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lê A - Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học, NXB ĐHSP

(2003)
4/ Lỗi chính tả và cách khắc phục- NXB khoa học và xã hội.
5/ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên – SGK lớp 4 chương trình Tiểu học mới.
6/ Tiến sĩ Lê Trung Hoa – Mẹo luật chính tả - NXB trẻ.
2,_XX
20P-7-b+
Phan Thị Hồng Lưu

16

×