Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

HỆ CƠ SỞ TRI THỨC KẾT HỢP KINH DỊCH - MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA KINH DỊCH VÀO ĐỜI SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.59 KB, 22 trang )

Đại Học Quốc Gia TP.HCM
Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI:
HỆ CƠ SỞ TRI THỨC KẾT HỢP KINH DỊCH -
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA KINH DỊCH VÀO
ĐỜI SỐNG
GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Người thực hiện: Tô Hồ Hải
Mã số: CH1101011
Lớp: Cao học khóa 6
TP.HCM – 06/2012
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
MỤC LỤC

MỤC LỤC 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
TỔNG QUAN 4
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ HỆ CƠ SỞ TRI THỨC 6
PHẦN II: KINH DỊCH VÀ ỨNG DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
Môn Công Nghệ Tri Thức là một môn rất hay và cần thiết cho sinh viên
ngành tin học. Và càng hay hơn nữa khi em được thầy Hoàng Kiếm phụ trách
môn này. Khi học với thầy em nhận thấy rằng: thầy có kiến thức rất sâu rộng ở
nhiều lĩnh vực nên luôn tạo cho bài giảng của mình một cách rất sinh động, tự
nhiên. Thầy dẫn dắt chúng em đi sâu vào bài học bằng những kiến thức, những


mẩu chuyện, những ví dụ rất quen thuộc và cách thầy đan xen chúng vào nhau
thật là khéo léo.
Ở chương trình đại học, em đã được tiếp cận (ở mức độ khái quát) một
phần của môn học này. Sau khi được học môn học này ở chương trình cao học
em đã đúc kết được thêm một số kinh nghiệm, kỹ năng rất quan trọng, cần thiết
và nhất là phần kiến thức vô cùng bổ ích mà thầy đã truyền đạt.
Em xin gởi lời cám ơn đến thầy Hoàng Kiếm, thầy đã rất tận tâm, truyền
đạt rất nhiều kiến thức, ý tưởng mà em rất tâm đắc. Em chúc thầy cùng luôn khỏe
mạnh và đạt nhiều thành quả trong công việc của mình.
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
TỔNG QUAN
Con người thủơ sơ khai chưa hiểu được các quy luật, hiện tượng của giới
tự nhiên, quá trình sinh tồn của con người luôn phải đối mặt với muôn vàn khó
khăn như thiên tai, dịch bệnh, thú dữ mà họ không giải thích hết được. Khi xã
hội phát triển thêm một bước dẫn đến sự phân chia giai cấp và con người lại có
thêm những có những khó khăn phải đối mặt mà không biết tại sao. Vì vậy mọi
chuyện không giải thích được họ quy cho tạo hóa hoặc thần thánh hóa vấn đề.
Do bản năng sinh tồn và mưu cầu cuộc sống nên con người từ bao đời nay
vẫn luôn tìm cách duy trì và phát triển nòi giống, vươn lên làm chủ mọi vật trên
trái đất. Do đó những nhu cầu thiết yếu như ăn no, mặc ấm, an cư, lạc nghiệp,
khỏe mạnh, . . ., để cuộc sống được tốt hơn là tâm lý chung của mọi người trong
xã hội. Vì những lý do trên nên xã hội đã xuất hiện kinh dịch, các loại hình tôn
giáo, thuật chọn ngày tốt, xấu để góp phần hướng dẫn con người (nhất là củng
cố niềm tin) vào những lựa chọn, cách xử lý, , trong cuộc sống.
Ngày nay, những nhu cầu của con người ngày càng nhiều hơn, ở mức độ
cao cấp hơn, do đó rất khó để một hướng dẫn có giá trị trong cuộc sống hiện nay
và trình độ, nhận thức con người cao hơn thuở ban đầu rất nhiều. Vì thế, tạo hóa
bây giờ không phải là các vị thần, không là ông trời, , như thủơ ban đầu nữa,
mà phải là những quy luật rút ra từ thực tê, từ tự nhiên và được khoa học kiểm

nghiệm, chứng minh.
Đó cũng là xu hướng chung, và kinh dịch lúc ban đầu dựa trên những nền
tảng mà đôi khi họ không giải thích được. Nhưng hiện nay, dựa vào sự phát triển
của khoa học công nghệ mà những nền tảng đó được cũng cố. Bên cạnh đó
những yếu tố thần bí, phản khoa học ngày càng bị loại bỏ dần.
Do nhu cầu của con người là rất nhiều và đa dạng nên để đưa ra được
những gợi ý tốt thì đòi hỏi phải kết hợp kiến thức của nhiều bộ môn lại với nhau
thành một hệ tri thức liên ngành.
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
Từ những lý do trên, và yêu cầu của đề tài môn học nên em chọn chủ đề
Hệ cơ sở tri thức kết hợp - một mảng trong môn Công Nghệ Tri Thức - để khái
quát những Ứng dụng của kinh dịch vào vào đời sống.
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ HỆ CƠ SỞ TRI THỨC
I. Hệ cơ sở tri thức là gì?
- Hệ cơ sở tri thức là chương trình máy tính được thiết kế để mô hình
hóa khả năng giải quyết vấn đề của chuyên gia con người.
- Hệ cơ sở tri thức là hệ thống dựa trên tri thức, cho phép mô hình hóa
các tri thức của chuyên gia, dùng tri thức này để giải quyết vấn đề phức
tạp thuộc cùng lĩnh vực.
- Hai yếu tố quan trọng trong hệ cơ sở tri thức là: tri thức chuyên gia và
lập luận, tương ứng với hệ thống có hai khối chính là cơ sở tri thức và
động cơ suy diễn.
II. Tiêu chuẩn phân loại các hệ cơ sở tri thức:
- Có 3 tiêu chuẩn phân loại cơ bản như sau:
1. Tính đóng, mở, kết hợp.
* Hệ cơ sở tri thức đóng được xây dựng với một số ”tri thức lĩnh vực”
ban đầu và chỉ với những tri thức đó mà thôi trong suốt quá trình hoạt

động hay suốt thời gian sống của nó.
- Ví dụ: Các định nghĩa và các tiên đề trong tác phẩm của Ơclit.
* Hệ cơ sở tri thức mở là những hệ cơ sở tri thức tiên tiến hơn, nó có khả
năng bổ sung tri thức trong quá trình hoạt động, khám phá.
- Ví dụ: Hệ chẩn đoán hỏng hóc xe dựa trên tri thức luật dẫn.
* Hệ cơ sở tri thức kết hợp bao gồm sự kết hợp giữa hệ đóng và hệ mở,
hệ kết hợp giữa cơ sở tri thức và cơ sở dữ liệu, hệ kết hợp giữa cơ sở
tri thức này với cơ sở tri thức khác, . . . Những hệ cơ sở tri thức kết
hợp thường phát triển mạnh dựa trên tri thức liên ngành.
- Ví dụ: Áp dụng của kinh dịch vào đời sống.
2. Phương pháp biểu diễn tri thức.
- Tri thức được biểu diễn bằng các hình thức sau:
a) Logic mệnh đề và Logic vị từ.
b) Đối tượng – thuộc tính – giá trị (object – attribute – value)
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
c) Tri thức luật dẫn.
d) Mạng ngữ nghĩa.
e) Frame.
3. Lĩnh vực ứng dụng.
a) Diễn giải (Interpretation): Mô tả tình huống các dữ liệu thu thập
được.
b) Dự báo (Prediction): đưa ra các tri thức về dự báo một tình huống.
+ Ví dụ: Dự báo thời tiết, dự báo giá cả,
c) Thiết kế (Design): Lựa chọn cấu hình phù hợp.
+ Ví dụ: Sắp xếp công việc.
d) Chẩn đoán (Diagnosis): Dựa vào các dữ liệu quan sát được, xác định
các lỗi hỏng hóc.
+ Ví dụ: Hệ chẩn đoán máy tính, xe ô tô.
e) Vạch kế hoạch (Planing): tạo lập các phương án hành động.

f) Dẫn dắt (Monotoring): So sánh dữ liệu và các kết quả hoạt động.
g) Gỡ rối (Debugging): Mô tả các phương pháp khắc phục của hệ
thống.
h) Giảng dạy (Instruction): Sửa chữa các lỗi của người học trong quá
trình học tập.
i) Điều khiển (Control): dẫn dắt dáng điệu tổng thể của hệ thống.
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
PHẦN II: KINH DỊCH VÀ ỨNG DỤNG VÀO ĐỜI
SỐNG
I. Kinh dịch là gì?
- Kinh có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác
từ "quy tắc" hay "bền vững", hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những
quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.
- Dịch có nghĩa là "thay đổi" hay "chuyển động".
Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ
bản có quan hệ tương hỗ như sau:
• Giản dịch - thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi
thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần
biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.
• Biến dịch - hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên
tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được
tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi
những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống
khác nhau.
• Bất dịch - bản chất của thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay
đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý
bền vững - quy luật trung tâm - là không đổi theo không gian và
thời gian.
Tóm lại:

- Vì biến dịch cho nên có sự sống.
- Vì bất dịch cho nên có trật tự của sự sống.
- Vì giản dịch nên con người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt thành
những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.
- Kinh dịch là bộ sách kinh điển rất lâu đời của người Trung Hoa. Nó là
một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng
và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ
thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà
triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội
dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết
học cổ Á đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa, nó
được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn,
địa lý, quân sự, nhân mệnh v.v. .
II. Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái.
- Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy. Theo
nghĩa này thì ông là một nhà văn hóa, một trong Tam Hoàng của
Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng 2852-2738 TCN, theo huyền
thoại), được cho người sáng tạo ra bát quái là tổ hợp của ba hào. Dưới
triều vua Vũ nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu
mươi tư quẻ, được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn còn gọi là Liên
Sơn Dịch. Liên Sơn, có nghĩa là "các dãy núi liên tiếp" trong tiếng
Hoa, bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn, với nội quái và ngoại quái đều là
Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên Thiên Bát Quái.
- Về sau, đến đời nhà Thương, các quẻ sáu hào được suy diễn ra để tạo
thành Quy Tàng và quẻ Thuần Khôn trở thành quẻ đầu tiên. Trong
Quy Tàng, đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên. Vào thời kỳ cuối
của nhà Thương, vua Văn Vương nhà Chu diễn giải quẻ (gọi là thoán

hay soán) và khám phá ra là quẻ Thuần Càn biểu lộ sự ra đời của nhà
Chu. Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng
trong Thoán Từ và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. Hậu Thiên
Bát Quái ra đời.
III. Một số khái niệm trong kinh dịch:
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
- Kinh dịch có câu: “Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi,
Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh
Vô Lượng”. Vậy Vô Cực, Thái Cực, là gì?
* Vô Cực: Là thời Hỗn Ðộn (Hồng Mông) mờ mờ mịt mịt trước khi
hình thành trái đất.
* Thái Cực (Trái đất): được biểu thị bằng một vòng tròn: ○
* Lưỡng Nghi: Gồm Nghi Dương (Trời) và Nghi Âm (Đất)
- Nghi Dương được biểu thị bằng một vạch liền:
- Nghi Âm được biểu thị bằng một vạch đứt:
* Tứ Tượng:
- Bốn hướng chính (Đông, Tây, Nam, Bắc).
- Bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông)
- Biểu thị của Tứ tượng bằng cách đem hai vạch Âm Dương chồng
lên nhau thành từng đôi và thay đổi vị trí trên dưới giữa hai vạch
ấy thì ta được 4 hình sau đây gọi là Tứ Tượng:
Thái Dương Thái Âm Thiếu Dương Thiếu Âm
* Ngũ hành: Người xưa cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều chỉ do 5 chất
phối hợp nên đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
* Bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài tượng trưng
cho Trời, Lửa, Sấm, Gió, Núi, Nuớc, Đất, Đầm.
- Biểu thị của Bát Quái bằng cách đem hai vạch Âm Dương đặt
chồng lên nhau thành từng nhóm ba vạch và thay đổi vị trí trên
dưới của chúng, ta được 8 hình sau đây, gọi là Bát quái:

HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
TT Quái Tên
Hình tượng
Thiênnhiên
Thành phần Hình thức
1

CÀN
Trời
Con rồng
3 Dương
(thuầndương)
Càn ba liền
2

ÐOÀI
Ðầm
Hơi nước
2 Dương
1 Âm
Ðoài khuyết
trên
3

LY
Lửa
Mặt Trời
2 Dương
1 Âm

Ly rổng giữa
4

TỐN
Gió
Rừng
2 Dương
1 Âm
Tốn đứt dưới
5

KHÔN
Ðất
Con trâu
3 Âm
(thuần âm)
Khôn 6 đoạn
6

CHẤN
Sấm
Cây cối
1 Dương
2 Âm
Chấn ngửa bát
7

KHẢM
Nước
Mặt trăng

1 Dương
2 Âm
Khảm đầy giữa
8

CẤN
Núi
1 Dương
2 Âm
Cấn úp chén
(Nguồn: caodaitoanthu.net)
* Vô lượng (Từ Bát quái ta kết hợp theo cách trên sẽ ra được 64 quái và
cứ theo đó tổ hợp được thêm nữa): Càn khôn vũ trụ và vạn vật.
* Thiên can: gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm,
Quí.
* Địa chi: gồm Tí, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu,
Tuất, Hợi.
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
- Địa chi là biểu tượng cho sự thành hình của vũ trụ vạn vật mà con
người chính là một tiểu vũ trụ, như câu “tại địa thành hình”. Vì vậy
mà mỗi con giáp đều mang một ý nghĩa triết lý để giúp con người
sống tốt hơn. Bên cạnh đó nó còn dùng để mở rộng trong việc chỉ
phương hướng, các mùa, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa.
IV. Một số quy tắc trong kinh dịch:
a) Bát quái phân Đông tứ và Tây tứ
- Khảm, ly, chấn, tốn vi Đông tứ trạch
- Càn, khôn, cấn, đoài vi Tây tứ trạch.
TÂY
ĐÔNG

Mẩu
Thiếu
nam
Trung
nam
Trưởng
nữ
Trưởng
nam
Trung
nữ
Thiếu
nữ
Phụ
Khôn Cấn Khảm Tốn Chấn Ly Đoài Càn
Thái âm Thiếu dương Thiếu âm Thái dương
Âm nghi Dương nghi
THÁI CỰC
- Những thuộc tính nào rơi cùng nhóm Đông tứ hoặc Tây tứ phối hợp
với nhau thì tốt.
- Ngược lại, thuộc tính khác nhóm mà phối hợp với nhau sẽ không tốt.
(Tốt hay xấu có nhiều mức độ khác nhau và tùy trường hợp cụ thể nên
không liệt kê hết ở đây).
Bảng tổng hợp về tuổi kết hôn và phương hướng xây nhà
Chồng hoặc
gia chủ
Sanh
khí
Ngũ
quỷ

Phước
đức
Lục sát Họa hại Thiên y Tuyệt
mạng
Phục vì
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
Càn Đoài Chấn Khôn Khảm Tốn Cấn Ly Càn
Khảm Tốn Cấn Ly Càn Đoài Chấn Khôn Khảm
Cấn Khôn Khảm Đoài Chấn Ly Càn Tốn Cấn
Chấn Ly Càn Tốn Cấn Khôn Khảm Đoài Chấn
Tốn Khảm Khôn Chấn Đoài Càn Ly Cấn Tốn
Ly Chấn Đoài Khảm Khôn Cấn Tốn Càn Ly
Khôn Cấn Tốn Càn Ly Chấn Đoài Khảm Khôn
Đoài Càn Ly Cấn Tốn Khảm Khôn Chấn Đoài
* Chú thích: Tuổi người chồng hoặc chủ nhà ở cột 1, còn 8 cột còn lại
cung tuổi vợ, hoặc hướng để cửa.
- Nếu kết hợp lại rơi vào những cột: sanh khí, phước đức, thiên y,
phục vì thì tốt.
- Nếu kết hợp lại rơi vào những cột: ngũ quỷ, lục sát, họa hại, tuyệt
mạng thì không tốt.
+ Ví dụ: Người chồng tuổi Khảm, người vợ tuổi Ly → tra bảng ta được
Phước đức → Tốt.
(Phương hướng
bát quái kết hợp
với bảng trên để
chọn được hướng
nhà tốt.)
- Ví dụ:
Chủ nhà

cung Càn:
+ Xây nhà hướng Tây Bắc (Càn) được Phục vì → Tốt
+ Xây nhà hướng Nam (Ly) được Tuyệt mạng → Không tốt
b) Ngũ hành.
* Tương sinh:
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
- Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy
nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ tương sinh.
Trong quan hệ tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai
Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh).
- Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau:
• Kim sinh Thủy
• Thủy sinh Mộc
• Mộc sinh Hỏa
• Hỏa sinh Thổ
• Thổ sinh Kim
* Tương khắc:
- Giữa Ngũ hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân
bình, đó là quan hệ Tương khắc. Trong quan hệ tương khắc, mỗi
Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-
Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc).
- Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương khắc như:
• Mộc khắc Thổ
• Thổ khắc Thủy
• Thủy khắc Hỏa
• Hỏa khắc Kim
•Kim khắc Mộc.
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang

Ngũ hành tương sinh, tương khắc được minh họa cụ thể theo hình
sau:
* Một số dạng thuộc tính cơ bản được phân theo ngũ hành
Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Vật chất Cây, gỗ Lửa Đất Kim loại Nước
Màu Lục Đỏ Vàng Trắng Đen
Vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Mùa Xuân Hạ Trưởng hạ Thu Đông
Hướng Đông Nam Trung ương Tây Bắc
Quá trình phát
triển
Sinh Trưởng Hóa Thu Tàng
Tạng Can Tâm, Tâm bào Tỳ Phế Thận
Phủ Đởm Tiểu trường,
Tam tiêu
Vị Đại trường Bàng
quang
Ngũ thể Cân Mạch Nhục Bì mao Cốt tủy
Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Tình chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ
- Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới
giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau. Thí dụ: Mộc khắc
Thổ, nhưng Thổ lại sinh Kim khắc Mộc nhờ đó Mộc và Thổ giữ được
thế cân bằng.
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
Kim
Thủy Mộc
Hỏa
Thổ

Khắc
Sinh
- Vậy: tương sinh và tương khắc tác động qua lại giúp cho sự vật phát
triển và tiến hóa.
c) Tương xung
- Theo hàng chi ta có lục xung:
Tý xung Ngọ Sửu xung Mùi Dần xung Thân
Mão xung Dậu Thìn xung Tuất Tỵ xung Hợi
- Theo hàng can ta có tứ xung:
Giáp xung Canh Ất xung Tân
Bính xung Nhâm Đinh xung Quý
(Mậu, Kỷ không có xung)
d) Tương hình, tương hại
- Tương hình theo hàng chi ta có:
Tý và Mẹo Tỵ và Dần, Thân
- Tự hình thì có: Thìn với Thìn, Ngọ với Ngọ
- Tương hại có 6 cặp sau:
Tý và Mùi, Sửu và Ngọ, Dần và Tỵ
Mẹo và Thìn, Thân và Hợi, Dậu và Tuất.
Tóm lại: Tính cả xung, khắc, hình, hại trong số 60 ngày can chi, chỉ có
2-4 ngày không hợp mệnh mà thôi, hơn nữa tùy theo mức độ xung khắc
mạnh yếu.
e) Phương vị:
Cung Chấn Tốn Ly Khôn Đoài Càn Khảm Cấn
Hướng
Chánh
Đông
Đông
Nam
Chánh

Nam
Tây
Nam
Chánh
Tây
Tây
Bắc
Chánh
Bắc
Đông
Bắc
f) Chia giờ, tháng theo địa chi.
Tý Sửu Dần Mẹo Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
Giờ 23-1 1-3 3-5 5-7 7-9 9-11 11-13 13-15 15-17 17-19 19-21 21-23
Tháng
Mười
một
Chạp Giêng Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
V. Một số ứng dụng của kinh dịch vào đời sống
a. Ứng dụng vào việc ăn uống:
- Thường người ta phân loại thức ăn theo ngũ hành dựa vào màu
sắc, mùi vị mà suy ra tác dụng của món ăn đối với cơ thể. Sau đó
áp dụng nguyên tắc ăn uống theo qui luật của ngũ hành, dùng
thức ăn phù hợp với tình hình sức khỏe của mình sao cho duy trì
được thế quân bình hoặc tái lập mối quan hệ quân bình của ngũ
hành trong cơ thể. Ăn uống theo ngũ hành đã tồn tại rất lâu trong
phong tục ẩm thực Việt Nam. Ta nên tránh tình trạng dùng thái
quá một món ăn nào đó vì như vậy có thể hại sức khỏe.

b. Ứng dụng vào tổ chức công việc, tổ chức sinh hoạt hàng ngày:
- Dựa theo tính chất của từng hành trong ngũ hành: Sinh (Mộc),
Trưởng (Hỏa), Hóa (Thổ), Thu (Kim), Tàng (Thủy) và qui luật
của ngũ hành mà tổ chức công việc hoặc sinh hoạt thường
ngày. Việc tiến hành một công việc bất kỳ nào cũng tương tự. Có
như vậy công việc mới thành công vì diễn tiến phù hợp với qui
luật ngũ hành.
c. Ứng dụng vào Y học
* Ứng dụng vào Triệu chứng học:
- Dựa vào bảng qui loại của ngũ hành, người ta phân loại triệu
chứng bệnh để xem xét mối quan hệ của các triệu chứng ấy theo
qui luật của ngũ hành.
* Ứng dụng vào việc phân tích bệnh và chẩn đoán:
- Học thuyết Ngũ hành giúp truy tìm nguyên nhân hay gốc phát
sinh bệnh ban đầu.
* Ứng dụng vào việc điều trị bệnh:
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
- Điều trị bệnh chủ yếu dựa vào nguyên tắc: “Con hư bổ mẹ, mẹ
thực tả con”. Thí dụ: Phế yếu (Phế Hư) phải làm mạnh Tỳ Vị lên
(Kiện Tỳ) gọi là nguyên tắc Bồi Thổ sinh Kim.
- Nguyên tắc này được ứng dụng nhiều nhất trong lãnh vực “châm
cứu”.
* Ứng dụng vào việc phân loại, bào chế và sử dụng thuốc:
- Ta thường dựa vào màu sắc và mùi vị của thuốc mà phân loại
thuốc theo Ngũ hành và từ đó suy ra tác dụng của thuốc đi vào
Tạng Phủ tương ứng. Bên cạnh đó, ta cũng dựa vào Ngũ hành
để tìm thuốc mới và bào chế thích hợp để biến đổi tính năng của
thuốc.
d. Ứng dụng vào cưới gả, ma chay, cất nhà, khai trương, . . .

- Những ứng dụng này rất phổ biến trong cuộc sống hiện tại và
gần như là phong tục của người Á Đông. Đâu đâu ta cũng thấy
kinh dịch có sự ảnh hưởng nhất định đến đời sống của con người
Việt Nam chúng ta.
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
PHẦN III: TỔNG KẾT
- Tóm lại, Kinh Dịch là một học thuyết rất uyên thâm nói về mối quan
hệ giữa mọi sự vật với nhau. Do đó muốn nghiên cứu, giải thích bất
kỳ một sự vật, một hiện tượng nào đó thì phải biết đặt trong mối quan
hệ của nó với những sự vật hiện tượng xung quanh nó và đòi hỏi
chúng ta phải có một lượng kiến thức, thời gian nhất định để có thể
hiểu được một phần căn bản của vấn đề.
* Ưu điểm:
- Kịch dịch có nguồn gốc từ lâu đời và được đúc kết từ những tinh hoa
của nhân loại nên đã ảnh hưởng rất sâu rộng vào cuộc sống xã hội.
- Nếu một số vấn đề có sự ứng dụng của Kinh dịch sẽ giúp ta yên tâm,
có lòng tin hơn (tinh thần) vào công việc của mình.
Hiểu và ứng dụng Kinh dịch một hợp lý sẽ giúp chúng ta giải quyết tốt
hơn những công việc thường nhật.
* Hạn chế:
- Kinh dịch có những nguyên tắc, quy luật, phát biểu nằm ngoài sự biết
của chúng ta mà chúng ta chưa có lời giải đáp thỏa đáng, vì thế có
những phạm trù của kinh dịch được coi là thần bí, mê tín nên có một
số ý kiến phản bác.
- Nếu chúng ta cứng nhắc lạm dụng Kich dịch sẽ xảy ra một số vấn đề
không hay (mâu thuẫn) trước mắt.
- Do phạm trù của Kinh dịch rất sâu rộng nên đòi hỏi và có thời gian và
trình độ nhất định để có thể tiếp cận và lý giải.
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011

Trang
PHẦN IV: CHƯƠNG TRÌNH MINH HỌA - ỨNG
DỤNG KINH DỊCH VÀO VIỆC XEM TUỔI,
HƯỚNG XÂY NHÀ.
I. Yêu cầu phần mềm.
- Để tiện trong việc minh họa nên chương trình minh họa được viết trên
nền Access 2003, nên chỉ cần máy tính có cài bộ MS Office 2003 (có
phần MS Access) trở về sau là có thể thực hiện được.
II. Cách thực thi chương trình
- Chép file CNTT.mdb vào thư mục gốc ổ đĩa D: và nháy đúp chuột
vào nó.
- Nếu chép ở một thư mục khác thì ta vào phần mã của Form Kinh
Dich và sửa mục Path trong phần sau:
Private Sub cmdTinhtoan_Click()
Path = "D:\CSTT.mdb"
KiemTraNamNhap
End Sub
- Ta chọn đối tượng Form rồi nhấp đúp chuột vào Form Kinh Dich như
hình sau
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
III. Giao diện chương trình:
- Ta nhập Năm sinh (Dương Lịch) và giới tính của người cần xem rồi
nhấn nút Tra Cứu.
- Ví dụ: Kết quả giao diện sau khi nhấn nút Tra Cứu như sau.
HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Hoàng Kiếm, Bài giảng Công nghệ tri thức và ứng dụng, Trường ĐH CNTT,

2012.
(2) Tân Việt – Thiếu Phong, Lịch vạn niên, NXB Văn Hóa Dân Tộc, 1999
(3) Hiển Linh, Tử vi trọn đời – Nam mạng, GPDK số 1940 BTT/NT/NHK/QN,
1968.
(4) Hiển Linh, Tử vi trọn đời – Nữ mạng, GPDK số 1940 BTT/NT/NHK/QN,
1968
(5) Hoàng Minh Hùng, Lịch thế kỷ XX, NXB Thanh Hóa, 1997.
(6) Nghiêm Minh Quách, Âm – Dương đối lịch, NXB Văn Hóa Dân Tộc, 2002
(7) P.N.K, Thọ - Mai Gia – lễ, NXB Đại Hành, 1965
(8) Hà Tấn Phát – Bát trạch chánh tông, NXB Hồng Dân, 1967
(9) Thái Kim Oanh, Bát trạch minh cảnh, NXB Hồng Dân, 1964.
(10) Thái Kim Oanh, Bát lảm quần thơ, NXB Hồng Dân, 1962.
(11) />(12) ttp://www.caodaitoanthu.net/wiki/index.php?title=B%C3%A1t_qu%C3%A1i
(13) />m

(14) />trong-nm.html

HVTH: Tô Hồ Hải – CH1101011
Trang

×