Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN CÂY LÚA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.91 KB, 20 trang )

Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
Đại Học Quốc Gia TPHCM
Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin
***
BÀI THU HOẠCH MÔN
CÔNG NGHỆ TRI THỨC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ
PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH
TRÊN CÂY LÚA
Giáo viên hướng dẫn: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Học viên thực hiện: Nguyễn Đình Tấn
Mã số học viên: CH1101039
Thành Phố Hồ Chí Minh – 5/2012
Trang 1
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Mở đầu 3
1.2 Nội dung thực hiện 3
1.3 Dự kiến kết quả đạt được 4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ 4
1.1 Thu thập các bệnh trên cây lúa 4
1.2 Một số kiến thức cơ bản về các bệnh trên cây lúa 5
1.2.1 Bệnh bướu rễ 5
1.2.2 Bệnh cháy bìa lá (bạc lá) 6
1.2.3 Bệnh cháy lá (đạo ôn) 8
1.2.4 Bệnh đốm vằn (khô vằn) 8
1.2.5 Bệnh lem hạt 9
1.2.6 Bệnh lúa von 10
1.2.7 Bệnh lùn xoắn lá 11
1.2.8 Bệnh nám bẹ 12


1.2.9 Bệnh ngộ độc phèn 12
1.2.10 Bệnh thối thân (lúa von) 12
1.2.11 Bệnh tiêm đọt sần 13
1.2.12 Bệnh vàng lá do nhiều bệnh 14
1.2.13 Bệnh vàng lá chín sớm 14
1.2.14 Bệnh vàng lùn 15
1.3 Xây dựng các luật và sự kiện 16
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG ĐẠT ĐƯỢC 17
1.1 Nhập vào triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến bộ phận nào của cây lúa 17
1.2 Hệ thống phát hiện bệnh và đề xuất phương pháp đặc trị 18
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 20
Tài liệu tham khảo 20
Trang 2
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Mở đầu
Ngành công nghiệp máy tính ngày càng phát triển, cùng với đó là nhu cầu của
con người với máy tính cũng ngày một cao hơn. Con người không chỉ mong muốn
giải quyết vấn đề lưu trữ, tính toán bình thường mà còn mong đợi máy tính có khả
năng thông minh hơn, có thể giải quyết vấn đề như con người.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời.
Nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, từ chỗ là nước thiếu ăn triền
miên đã không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn xuất
khẩu từ 5-6 triệu tấn gạo /năm, Đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất khẩu
gạo.
Để giúp cho nông dân đạt năng suất cao trong quá trình sản xuất nông nghiệp, kết
hợp với ngành công nghệ thông tin, việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ phát hiện và
đưa ra giải pháp điều trị bệnh cho cây lúa là cần thiết.
1.2 Nội dung thực hiện
Nội dung thực hiện đề tài:

 Thu thập tri thức liên quan, chuẩn bị cho quá trình xây dựng hệ thống hỗ trợ
phát hiện và điều trị bệnh trên cây lúa, bao gồm kiến thức về cây lúa, ngành
trồng lúa và các triệu chứng bệnh thường gặp trên cây lúa.
 Phân tích các tri thức thu thập được, sau đó phân loại và biểu diễn thành các
phát biểu. Từ các phát biểu xây dựng các tập luật, sự kiện.
 Chuyển các luật và sự kiện thành ngôn ngữ C.
 Sử dụng phần mềm Visual Studio 2010 để xây dựng Hệ thống hỗ trợ phát hiện
và điều trị bệnh trên cây lúa.
Trang 3
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
1.3 Dự kiến kết quả đạt được
Một người sử dụng hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây lúa là để
tìm ra cây lúa bị bệnh gì, nguyên nhân gây ra bệnh đó, cách phòng ngừa và điều trị
bệnh tương ứng với các triệu chứng đưa ra. Vì vậy, chức năng của chương trình là chỉ
ra cho họ biết những kiến thức về bệnh tương ứng với triệu chứng mà họ nêu ra. Cách
thức hoạt động có thể phát biểu ngắn gọn như sau:
 Người dùng đặt câu hỏi cho hệ thống: Cây lúa bị mắc bệnh gì tương ứng với
triệu chứng trên những bộ phận cây lúa mà họ đưa ra?
 Chương trình sẽ đưa ra những check box cho người sử dụng đánh dấu vào
những bộ phận bị nhiễm bệnh trên cây lúa. Khi đánh dấu vào tức là những bộ
phận đó bị nhiễm bệnh
 Dựa vào cơ sở luật được xây dựng sẵn, cộng với những lựa chọn thu được từ
người dùng trong quá trình lựa chọn, chương trình sẽ đưa ra quyết định cuối
cùng: cây lúa bị bệnh gì, nguyên nhân gây ra bệnh đó, cách phòng ngừa và điều
trị bệnh tương ứng với các triệu chứng đưa ra.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ
1.1 Thu thập các bệnh trên cây lúa
Dưới đây là danh sách các bệnh trên lúa có thể biết và khám bệnh cho cây lúa tại
thời điểm này. Các bệnh có những biểu hiện ảnh hưởng đến sự phát triển của các bộ
phận trên cây lúa như: lá, thân, rễ, bông, bẹ, chiều cao. Dựa vào những biểu hiện này,

ta phân tích và xây dựng hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh cho cây lúa.
Trang 4
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
1.2 Một số kiến thức cơ bản về các bệnh trên cây lúa
1.2.1 Bệnh bướu rễ
Mức độ xuất hiện trên đồng ruộng: Bệnh này bắt đầu xuất hiện sớm, khoảng 15
– 20 ngày sau khi sạ. Trên ruộng có những lõm lúa bị lùn và có vàng cam
Tình trạng ruộng lúa:
Ruộng thiếu nước, đất khô ráo, đi không ướt chân. Có thể đang có nước trong
ruộng, nhưng trước đó có lúc ruộng bị thiếu nước.
Bệnh thường xảy ra trong 30 ngày đầu của ruộng lúa
Những triệu chứng của bệnh
Lá non: không có
Lá già: lá lúa ngả màu vàng cam
Trang 5
STT Tên Bệnh Có triệu chứng bệnh ở
Lá Thân Rễ Bông Bẹ Chiều cao
1 Bệnh bướu rễ x x x
2 Bệnh cháy bìa lá (bạc lá) x x
3 Bệnh cháy lá (đạo ôn) x x x
4 Bệnh đốm vằn (khô vằn) x x x x
5 Bệnh lem hạt x
6 Bệnh lúa von x x x x x x
7 Bệnh lùn xoắn lá x x x x
8 Bệnh nám bẹ x x
9 Bệnh ngộ độc phèn x x x x
10 Bệnh thối thân (lúa von) x x x x
11 Bệnh tiêm đọt sần x x x
12 Bệnh vàng lá do nhiều bệnh x x x x
13 Bệnh vàng lá chín sớm x

14 Bệnh vàng lùn x x
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
Đốm vết trên lá: trên lá có vết màu nâu, nhỏ, không có hình dạng nhất định
Bẹ lá lúa: bình thường
Chiều cao bụi lúa: bụi lúa lùn hơn bình thường
Số chồi trong bụi: giảm số chồi. Trông ruộng lúa có vẻ thưa thớt hơn bình
thường.
Gốc bụi lúa: bình thường
Rễ lúa: rễ trắng nhưng có nhiều u, bướu
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do buội lúa bị nhiễm 2 vi rút RGSV (dòng 2) và RRSV cùng lúc.
Rầy nâu (Nilaparvata lugens) là môi giới lan truyền bệnh.
Bệnh không lây lan qua tiếp xúc, vết thương. Bệnh cũng không lây lan qua
không khí, nước và đất.
Cách phòng chống
Không để ruộng thiếu nước ở giai đoạn đầu của ruộng lúa.
Cách chữa trị
Đưa nước vào ruộng
Rải Basudin hạt: 20 kg/hecta
1.2.2 Bệnh cháy bìa lá (bạc lá)
Mức độ xuất hiện trên đồng ruộng: Xuất hiện đồng đều trên ruộng
Tình trạng ruộng lúa
Ruộng có nhiều nước
Trang 6
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
Bệnh thường nặng trong mùa mưa, nhất là sau các đợt mưa bão
Những triệu chứng của bệnh
Lá non: không có
Lá già: bìa lá có vết cháy, lúc đầu màu nâu đỏ sau ngả trắng xám
Ranh giới phần trắng và xanh trên lá rất rõ nét

Đốm vết trên lá: Trên vết bệnh (phần lá bị cháy khô) không có vết hoặc đốm.
Quan sát vào sáng sớm, lúc trời còn ẩm, sẽ thấy ở mặt dưới lá, có các giọt
dịch vi khuẩn tiết ra (hình)
Bẹ lá lúa: bình thường
Chiều cao bụi lúa: bình thường
Số chồi trong bụi: bình thường
Gốc bụi lúa: bình thường
Bông lúa: nếu bệnh nặng, bông lúa bị lép nhiều
Rễ lúa: bình thường
Tác nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xanthomonas oryzae,
Xanthomonas campestris pv. oryzae). Bệnh lây lan theo nước mưa hoặc nước
tưới tiêu.
Cách phòng chống
Chọn giống ít nhiễm với bệnh để trồng.
Trang 7
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
Áp dụng biện pháp “Ba giảm ba tăng”. Quan trọng nhất là bón phân đạm theo
yêu cầu của cây lúa, tức dùng bảng so màu lá để quyết định việc bón phân đạm.
Xử lý hạt lúa giống với nước vôi 10% hoặc với thuốc gốc đồng trong ít nhất 1
giờ trước khi đem ngâm, ủ. Sau đó rửa sạch, rồi đem ngâm và ủ.
Cách chữa trị
Khi có bệnh, nên giảm bớt lượng phân đạm bón cho cây lúa.
- Phun thuốc Starner: theo hướng dẫn trên nhãn thuốc (hiệu quả nhất).
- Phun các loại thuốc gốc đồng: phun mỗi 5-7 ngày / lần.
- Phun vôi bột 10%, lấy nước trong để phun cũng có hiệu quả tương đương
với thuốc gốc đồng. Phun 5-7 ngày/lần.
1.2.3 Bệnh cháy lá (đạo ôn)
Mức độ xuất hiện trên đồng ruộng
Bệnh phát triển đồng đều trên ruộng, tuy nhiên bệnh nặng ở những nơi đất rải

nhiều phân đạm hoặc nơi trũng tích tụ nhiều đạm hơn.
Cách chữa trị
Phun thuốc càng sớm càng tốt. Các lọai thuốc đặc trị bệnh cháy lá:
ticyclazole (Beam, Filia, vv…), isoprothiolane (Fuan, Fuji-one, vv…), f-thalide
(Rabcide). Khi bệnh vừa có vết châm kim, chưa có tâm xám thì có thể phun 2
bình 16 lít / 1.000 m
2
. Khi vết bệnh đã có tâm xám trắng hoặc vết bệnh lớn có
hình mắt én thì phải phun chồng lối với 4 bình 16 lít /1.000 m
2
. Cũng có thể dùng
thanh tre đặt nằm ngang và kéo đi phía trước cho cây lúa hoặc xuống để phun
thuốc xuống đến các lá bên dưới, cách này chỉ cần phun 3 bình 16 lít / 1.000 m
2
1.2.4 Bệnh đốm vằn (khô vằn)
Mức độ xuất hiện trên đồng ruộng
Trang 8
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
Bệnh xuất hiện thành các vệt, chòm trên ruộng và rất thường gặp ven bờ đê.
Khi bệnh đã tiến triển nặng, từ ngoài nhìn vào, ruộng có những chòm lúa bị cháy
khô (thường gọi là trổ nóc) Bệnh thường xuất hiện hơi muộn trên ruộng lúa vào
sau 40 ngày sau khi sạ.
Cách chữa trị
Các loại thuốc có thể trị được bệnh đốm vằn: validamycine (Validan, Valida,
vv…), carbendazime (Carban, Carben, vv…), iprodione (Rovral), thiophanate
methyl (Topan, Topsin M, vv…), Anvil, vv… Cần phun thuốc xuống đến gốc và
bẹ lúa, thuốc mới có hiệu quả. Phun thuốc ngay khi phát hiện có bệnh trên ruộng.
Nếu bệnh nặng, cần phun thuốc 2 lần trong vụ lúa, cách nhau 10 đến 15 ngày.
1.2.5 Bệnh lem hạt
Những triệu chứng của bệnh

Lá non: không có
Lá già: bình thường
Đốm vết trên lá: không có
Bẹ lá lúa: bình thường
Chiều cao bụi lúa: bình thường
Số chồi trong bụi: bình thường
Gốc bụi lúa: bình thường
Bông lúa: rất nhiều hạt lúa trên bông có vết màu từ trắng xám, tím nhạt, tím
nâu, nâu, nâu đen hoặc đen. Giữa vết bệnh có thể có tâm trắng xám. Hạt lúa bệnh
có thể bị lửng hoặc lép hoàn toàn.
Rễ lúa: bình thường
Trang 9
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
Cách phòng chống
Sử dụng hạt giống khoẻ hoặc hạt giống xác nhận; không bón quá dư thừa
phân đạm. Phun thuốc ngừa vào 3 thời điểm: lúc lúa tròn mình, lúc lúa trổ đòng
và 10 ngày sau khi lúa trổ bông (giai đoạn đỉnh điểm của lem lép hạt). Tilt super,
Cure super, Anvil, Rovral, v.v
Cách chữa trị
Không có biện pháp chữa trị
1.2.6 Bệnh lúa von
Triệu chứng điển hình và dễ nhận biết là:
Cây bệnh phát triển chiều cao bất bình thường, cây yếu và có màu xanh nhạt.
Mức độ bị bệnh của cây được thể hiện rõ bằng sự sinh trưởng cao vọt của cây,
nhưng đôi khi do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết mà khả năng tiết ra độc tố của
nấm bệnh khác nhau dẫn đến xuất hiện một vài triệu chứng khác như làm cho cây
bị bệnh lùn đi, đa số chết trên nương mạ, hoặc có dạng bệnh không làm thay đổi
chiều cao của cây
Cây nhiễm bệnh nặng thường bị chết trước khi cấy hoặc sau khi cấy. Những
cây nhiễm bệnh trung bình hoặc nhẹ hơn hầu như cũng chết ở giai đoạn ruộng lúa

đang ôm đòng. Một số ít cây lúa bị bệnh sống sót đến giai đoạn ôm đòng- trỗ
bông, lóng vươn dài, mọc rễ bất định ở các đốt phía dưới gần gốc lúa, có thể quan
sát thấy lớp nấm màu trắng hoặc phớt hồng bao quanh. Trên đốt thân và vỏ hạt có
nhiều chấm nhỏ li ti màu xám đen, đó là quả thể nấm.
Cách phòng chống
Xử lý hạt lúa giống với sản phẩm sinh học Tricô-ĐHCT, sau khi ngâm và
trước khi ủ hạt giống. Phun chủng Trichoderma chịu úng (sản phẩm đang nghiên
cứu) lên gốc rạ trước khi cày vùi gốc rạ vào đất.
Trang 10
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
Cách chữa trị
Khi đã xuất hiện triệu chứng lúa von thì không còn chữa trị được nữa. Không
có thuốc trị có hiệu quả. Nên nhổ các bui lúa có triệu chứng lúa von và tiêu hủy
để tránh lây lan ra chung quanh.
1.2.7 Bệnh lùn xoắn lá
Triệu chứng của bệnh lùn xoắn lá biểu hiện như sau:
cây lúa bị lùn, màu lá xanh đậm. Rìa lá bị rách và gợn sóng, dọc theo gân lá
có bướu. Chóp lá bị biến dạng, xoăn tít lại. Cây lúa bị nghẹn đòng không trỗ
được, hạt lép. Rầy nâu chích hút vào cây lúa bị bệnh và mang theo virut gây
bệnh. Cá thể rầy nâu mang virut gây bệnh chích hút trên cây lúa không bị bệnh và
chỉ một vài giờ sau khiến cây lúa đó bị bệnh.
Trừ bệnh:
Biện pháp trừ bệnh hữu hiệu nhất đối với bệnh này là thực hiện việc tiêu huỷ
nguồn bệnh trên đồng ruộng.
Giai đoạn lúa còn non (dưới 40 ngày tuổi) nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh nặng,
không còn khả năng phục hồi, cho năng suất thì phải tiêu huỷ bằng cách cày trục
cả ruộng để diệt mầm bệnh, trước khi cày vùi phải phun thuốc trừ rầy nâu để
tránh phát tán truyền bệnh sang ruộng lúa khác. Phát hiện thấy bệnh nhiễm nhẹ
thì ngay lập tức phải nhổ bỏ, vùi các bụi lúa bị bệnh đồng thời phun thuốc trừ rầy.
Giai đoạn lúa sau gieo sạ, cấy 40 ngày, phải thường xuyên thăm đồng thấy

ruộng bị bệnh thì phải nhổ bỏ, vùi bỏ bụi lúa bệnh, nếu thấy mật độ rầy cám ≥ 3
con/dảnh (tép) thì phải phun thuốc trừ rầy. Nếu ruộng bị nhiễm quá nặng thì phải
tiêu huỷ bằng cách như phần trên.
Các loại thuốc hiện nay phun trừ rầy có hiệu quả: Bassa 50EC, Trebon 20ND,
Admire 50EC, Actara 25WWG
Trang 11
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
1.2.8 Bệnh nám bẹ
Cách phòng chống
Nên theo dõi ruộng vào 30 và 40 ngày sau khi sạ để phát hiện ra triệu chứng
bệnh trên bẹ lúa và tiến hành phun thuốc sớm. Nếu ruộng lúa vụ đông xuân có
bệnh nám bẹ, cuối vụ đông xuân nên đốt gốc rạ để tiêu diệt bớt nhện lưu tồn trong
gốc rạ.
Cách chữa trị
Phun thuốc trị nhện đỏ hoặc Kina-Gold. Cần phải phun cho thuốc chảy và
thấm vào trong bẹ lúa mới giết được nhện. Nên phun theo cách “phun chồng lối”
với 4 hoặc 5 bình 16 lít / 1.000 m2. Nên phun thuốc sớm lúc cây lúa còn thấp để
thuốc dễ thấm vào bẹ và có hiệu quả cao hơn phun giai đoạn muộn.
1.2.9 Bệnh ngộ độc phèn
Cách trị
Ngưng bón phân đạm (NPK, DAP hoặc urê)
Tháo nước phèn ra khỏi ruộng (xả phèn)
Rải vôi bột cho ruộng, 200 kg /ha.
Cho nước ngoài kinh rạch vào (thay nước)
Phun phân bón lá Hydrophos (giàu P).
3 ngày sau, quan sát rễ lúa. Nếu có đâm rễ trắng ra là lúa đã phục hồi. Có thể
bón phân bình thường.
1.2.10 Bệnh thối thân (lúa von)
Những triệu chứng của bệnh
Lá non: Chết khô

Trang 12
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
Lá già: Chết khô
Đốm vết trên lá: không có
Bẹ lá lúa: Thân cây lúa bị thối và chết. Trên vết thối thường bị bao phủ bởi
một lớp nấm có màu trắng hồng nhạt.
Chiều cao bụi lúa: Bình thường
Số chồi trong bụi: Bình thường
Gốc bụi lúa: Gốc lúa bị thối và chết khô, có lớp nấm màu trắng hồng bao phủ.
Bông lúa: Không có bông hoặc bông bị khô, lép hoàn toàn.
Rễ lúa: Khô chết
1.2.11 Bệnh tiêm đọt sần
Những triệu chứng của bệnh
Lá non: lúc đầu, lá non có các chấm nhỏ màu trắng hợp lại thành vệt nhỏ màu
trắng chạy dọc theo chiều dài của lá lúa. Bệnh nặng hơn thì nhiều chấm trắng hợp
lại thành các vết màu trắng ở phiến lá, và làm cho lá gục xuống. Lá non có thể bị
nhăn nheo ngay khi thoát ra khỏi bẹ.
Lá già: các lá bên dưới có thể có các vết trắng nhỏ trên phiến lá.
Đốm vết trên lá
Bẹ lá lúa: bình thường
Chiều cao bụi lúa: Có thể bị lùn nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh sớm.
Số chồi trong bụi: Thưa thớt
Gốc bụi lúa: Bình thường
Trang 13
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
Bông lúa: Bông lúa bị nhăn nheo khi trổ ra được và hột lúa bị lép. Bệnh nặng
hơn thì bị nghẹn lúc trổ.
Rễ lúa: Bình thường
1.2.12 Bệnh vàng lá do nhiều bệnh
Những triệu chứng của bệnh

Lá non: không có
Lá già: Lá có thể ngả màu vàng xỉn màu hoặc màu vàng cam. Trong khi đó
vẫn có những lá vẫn còn giữ màu xanh và có triệu chứng vặn xoắn hoặc rách lá
Đốm vết trên lá: Có thể có những đốm nhỏ màu nâu
Bẹ lá lúa: Bình thường hoặc có thể có màu nâu
Chiều cao bụi lúa: Thường bui lúa lùn hơn bình thường. Chồi có thêm triệu
chứng vàng lùn hoặc lùn xoắn lá sẽ lùn nhiều hơn các chồi khác trong bụi
Số chồi trong bụi: Số chồi lúa trên bụi thường kém hơn bình thường
Gốc bụi lúa: Bình thường
Bông lúa: Bụi lúa không trổ được
Rễ lúa: Thối đen (do ngộ độc vì acid hữu cơ) hoặc vàng quéo (do ngộ độc vì
phèn. Cũng có thể vừa thối đen vừa bị vàng quéo
1.2.13 Bệnh vàng lá chín sớm
Những triệu chứng của bệnh
Lá non:không có
Lá già: Trên lá, vết bệnh bắt đầu từ một điểm rồi lớn dần thành vết bầu dục.
Từ vết nầy sọc vàng lan từ dưới lên trên ngọn lá tạo thành vệt có màu vàng cam,
Trang 14
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
hơi ngã sang đỏ. Bệnh phát triển rất nhanh sau khi lúa trổ bông trở về sau. Nếu
bệnh xuất hiện sớm, bệnh sẽ phát triển rất nặng và có thể làm cháy khô lá lúa
trước khi thu hoạch.
Đốm vết trên lá: Có đốm nâu hoặc bạc trắng bên dưới các vệt vàng trên lá
Bẹ lá lúa: bình thường
Chiều cao bụi lúa: Bình thường
Số chồi trong bụi: Bình thường
Gốc bụi lúa: Bình thường
Bông lúa: Nếu bệnh xuất hiện sớm và nặng, bông lúa bị lép và lửng nhiều
Rễ lúa: Bình thường
1.2.14 Bệnh vàng lùn

Những triệu chứng của bệnh:
Lá non: Lá đọt chưa vàng.
Lá già: Lá có màu vàng cam. Chồi và lá có khuynh hướng xoè ngang. Lá
dưới cùng vàng trước, lá bên trên vàng sau. Trên lá, màu vàng bắt đầu từ chóp lá
lan dần vào bẹ lá.
Lá lúa vàng, lá lúa xòe ngang
Lá có khuynh hướng xòe ngang
Đốm vết trên lá: Không có
Bẹ lá lúa: Bình thường
Chiều cao bụi lúa: Bị nhiễm bệnh sớm, chồi lúa bệnh bị lùn. Nếu bị nhiễm
bệnh muộn, chồi lúa không bị lùn.
Trang 15
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
Số chồi trong bụi: Giảm chồi trên bụi lúa
Gốc bụi lúa: Bình thường
Bông lúa: Bụi lúa không trổ (nếu nhiễm bệnh sớm). Bông bị lép nhiều (nếu bị
nhiễm bệnh muộn)
Rễ lúa: Bình thường
1.3 Xây dựng các luật và sự kiện
 Xây dựng các sự kiện
•Sự kiện e1: cây lúa có triệu chứng bệnh trên lá
•Sự kiện e2: cây lúa có triệu chứng bệnh trên thân
•Sự kiện e3: cây lúa có triệu chứng bệnh trên rễ
•Sự kiện e4: cây lúa có triệu chứng bệnh trên bông
•Sự kiện e5: cây lúa có triệu chứng bệnh trên bẹ
•Sự kiện e6: cây lúa có triệu chứng bệnh trên chiều cao
 Xây dựng tập kết luận
•Kết luận c1: Lúa bị Bệnh bướu rễ
•Kết luận c2: Lúa bị Bệnh cháy bìa lá
•Kết luận c3: Lúa bị Bệnh cháy lá

•Kết luận c4: Lúa bị Bệnh đốm vằn
•Kết luận c5: Lúa bị Bệnh lem hạt
•Kết luận c6: Lúa bị Bệnh lúa von
•Kết luận c7: Lúa bị Bệnh lùn xoắn lá
•Kết luận c8: Lúa bị Bệnh nám bẹ
•Kết luận c9: Lúa bị Bệnh ngộ độc phèn
•Kết luận c10: Lúa bị Bệnh thối thân
•Kết luận c11: Lúa bị Bệnh tiêm đọt sần
•Kết luận c12: Lúa bị Bệnh vàng lá do nhiều bệnh
•Kết luận c13: Lúa bị Bệnh vàng lá chín sớm
•Kết luận c14: Lúa bị Bệnh vàng lùn
 Xây dựng các luật
•Luật 1: If (e1 and e3 and e6) then (c1)
•Luật 2: If (e1 and e4) then (c2)
•Luật 3: If (e1 and e3 and e4) then (c3)
•Luật 4: If (e1 and e2 and e4 and e5) then (c4)
•Luật 5: If (e4) then (c5)
•Luật 6: If (e1 and e2 and e3 and e4 and e5 and e6) then (c6)
Trang 16
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
•Luật 7: If (e1 and e2 and e4 and e6) then (c7)
•Luật 8: If (e4 and e5) then (c8)
•Luật 9: If (e1 and e3 and e4 and e6) then (c9)
•Luật 10: If (e2 and e3 and e4 and e5) then (c10)
•Luật 11: If (e1 and e4 and e6) then (c11)
•Luật 12: If (e1 and e3 and e5 and e6) then (c12)
•Luật 13: If (e2) then (c13)
•Luật 14: If (e1 and e6) then (c14)
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG ĐẠT ĐƯỢC
1.1 Nhập vào triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến bộ phận nào của cây lúa

Từ những triệu chứng bệnh thực tế trong quá trình canh tác lúa, hoặc những triệu
chứng bệnh trên cây lúa mà người dùng quan tâm, người sử dụng sẽ nhập những triệu
chứng bệnh đó vào chương trình thông qua những check box như hình dưới.
Trang 17
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
Chương trình sẽ sử dụng những triệu chứng được nhập vào cộng với các luật
được xây dựng trước để đưa ra quyết định cây lúa bị mắc bệnh gì tương ứng với
những triệu chứng đó.
1.2 Hệ thống phát hiện bệnh và đề xuất phương pháp đặc trị
Khi người dùng nhập xong các triệu chứng trên các bộ phận của cây lúa, người
dùng nhấn chuột vào nút “Dự đoán bệnh”, chương trình sẽ xử lý những triệu chứng
được nhập và cộng với tập luật và sự kiện được xây dựng sẵn để đưa ra quyết định về
bệnh của cây lúa như hình dưới.
Trang 18
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
Cùng với quyết định về bệnh được đưa ra, hệ thống sẽ đưa ra triệu chứng cụ thể
của bệnh, mức độ xuất hiện trên ruộng, tác nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều
trị bệnh đó.
Nếu người dùng nhập và những triệu chứng trên các bộ phận cây lúa không tương
ứng với bệnh nào thì hệ thống đưa ra thông báo: “Không có bệnh nào tương ứng với
những triệu chứng này. Xin vui lòng chọn lại!”
Khi đó, người dùng sẽ chọn lại các bộ phận trên cây lúa bị nhiễm bệnh và nhấn
chuột vào nút “Dự đoán bệnh” để xem kết quả chẩn đoán.
Khi muốn kết thúc việc sử dụng chương trình thì người dùng chọn nút “Thoát”
Trang 19
Hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên cây Lúa
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Xây dựng một hệ chuyên gia nói chung và hệ thống hỗ trợ phát hiện và điều trị
bệnh trên cây lúa là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Do bị giới hạn
về mặt thời gian, bài tập này chỉ hoàn thành ở mức cơ bản, mang một qui mô nhỏ.

Trong quá trình thực hiện, em đã thực hiện được những công việc sau:
 Mô tả bài toán, tổng hợp và phân loại tri thức
 Mô tả tri thức bằng cách tạo ra tập luật, chuyển về ngôn ngữ C
 Cài đặt bài toán bằng phần Visual Studio 2010
Hướng phát triển của bài tập:
 Tiếp tục thu thập dữ liệu để củng cố kho cơ sở tri thức cho bài toán.
 Mở rộng qui mô phát hiện bệnh của hệ thống, theo chiều sâu ( xác định bệnh
thông qua những triệu chứng chi tiết hơn và nhiều bệnh trên cây lúa hơn) lẫn
chiều rộng (Cho phép hỗ trợ phát hiện và điều trị bệnh trên nhiều loại cây trong
sản xuất nông nghiệp hơn).
 Sử dụng các công cụ xây dựng giao diện cho hệ thống trực quan, sinh động,
thân thiện với người dùng hơn, và đưa hệ thống lên Internet để hỗ trợ nông dân
một cách hiệu quả hơn.
Tài liệu tham khảo
[1] GS.TSKH Hoàng Kiếm. Bài giảng cao học môn học công nghệ tri thức và ứng
dụng. ĐHCNTT-TPHCM - 2012
[2] GS.TSKH Hoàng Kiếm, TS. Đỗ Văn Nhơn, TS. Đỗ Phúc. Giáo trình Các hệ cơ sở
tri thức. Đại Học Quốc Gia TPHCM – 2008.
[3] TS.Đỗ Phúc. Giáo trình Khai thác dữ liệu. Đại Học Quốc Gia TPHCM – 2008.
[4] Website: />Trang 20

×