Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nghệ thuật trong truyện ngắn Con mèo trong mưa của Hemingway

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.63 KB, 12 trang )

Trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Ngữ Văn

Đề tài:
GVHD: Thầy Nguyễn Thành Trung
SVTH: Nhóm 2 – Tổ 5
GVHD: Thầy Nguyễn Thành Trung
SVTH: Nhóm 2 – Tổ 5
Thành viên nhóm:
1. Nguyễn Thị Tới
2. Phạm Hoàng Tú
3. Phan Thanh Tuân
4. Lê Thị Tươi
5. Hoàng Đức Út
6. Tô Thị Vân
7. Trần Thanh Xuân
2
I. Tác giả E.Hemingway và truyện ngắn đối thoại
1. Tác giả Hemingway
Hemingway tên đầy đủ Ernest Miller Hemingway(1899 – 1961), ông
sinh trưởng trong một gia đình làm nghề y, học xong trung học. 17 tuổi ông
đã vượt đại dương sang Italia tham gia chiến tranh thế giới I. Chiến tranh kết
thúc ông trở thành phóng viên của nhiều tờ báo Mỹ, sống ở Paris năm 1928
tham gia chiến tranh Tây Ban Nha và chiến tranh thế giới II.
Là nhà văn cầm súng trực tiếp tham gia nhiều cuộc chiến tranh và
nhiều lần bị thương, ông còn là nhà văn biết nhiều về săn bắn thể thao.
Những năm cuối đời sống ở CuBa và tự tử năm 1961. Là ngọn cờ đầu
của “thế hệ vứt đi”, ông là nhà văn có tài và phong cách độc đáo, ông có một
ảnh hưởng to lớn đối với các nhà văn hiện đại thế giới.
Ông đoạt giải Nobel năm 1954 với tiểu thuyết “Ông già và biển cả”
(1952). “Cuốn tiểu thuyết hiện thực xuất sắc nhất thế kỷ 20”. Ngoài sáu tiểu


thuyết, một vở kịch “Binh đoàn thứ 5” (the fifth colunm – 1931) và nhiều
truyện ngắn nổi tiếng như “Hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber”
(A short happy life of francis Macomber), “Kilimanjaro tuyết phủ”. Sau khi
ông qua đời, bà Mary, vợ ông đã tiếp tục cho xuất bản “Vườn địa đàng”
(The Eden Garden) và một số truyện ngắn nổi tiếng khác.
2. Truyện ngắn đối thoại
Hemingway được đánh giá là bậc thầy truyện ngắn thế kỉ XX với lối
viết đối thoại độc đáo, đầy chất trí tuệ. Hemingway đã khai sinh ra kiểu
truyện ngắn đối thoại (dialogue short story). Kiểu truyện này sử dụng đối
thoại như một phương thức phản ánh hiện thực và nhà văn cố tình tạo ra
nhiều khoảng trống để độc giả đối thoại với văn bản của mình. Truyện ngắn
đối thoại có hình thức thể hiện cô đọng, luôn ít hơn dung lượng vốn có.
3
Hemingway đã chủ trương rút ngắn văn bản đến mức tối đa, ông gọi thao tác
này là kỹ thuật loại bỏ(omitted technique).Đây là nền tảng để hình thành nên
nguyên lý “tảng băng trôi” trong sáng tác.
Như vậy “đối thoại” trong truyện ngắn của Hemingway được hiểu
trên hai phương diện sau đây:
ông sử dụng đối thoại như một phương thức để thể hiện đời sống của
nhân vật.
ông đã tạo ra những khoảng trống để độc giả đối thoại với văn bản,
thông qua sự tinh giản hóa tối đa như Hemingway đã từng nói: “nếu
bạn loại bỏ những điều hoặc những sự kiện quan trọng mà bạn biết rõ
thì câu chuyện được tăng cường thêm sức mạnh”. Thao tác rút gọn
này được ông gọi là kỹ thuật loại bỏ. Do vậy truyện ngắn của
Hemingway có hình thức cô đọng, luôn ít hơn dung lượng vốn có mà
rõ nhất là ở truyện ngắn “ truyện ngắn cực hạn” tiêu biểu là tác phẩm
“Con mèo trong mưa”. Trong tác phẩm này có những điều những sự
kiện quan trọng mà tác giả biết rõ nhưng ông có tình loại bỏ để tạo ra
những khoảng trống cho độc giả tự phán đoán, suy nghĩ. Đặc điểm

này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong phần nội dung chính.
II. Con mèo trong mưa – truyện ngắn đối thoại
1. Tóm tắt:
Có một người đàn ông Mỹ và người vợ của ông ta đến khách sạn. Tóc
người vợ Mỹ ngắn. Người chồng nằm đọc sách. Trời đang mưa. Ngoài sân,
mưa nhốt con mèo dưới cái bàn. Khách sạn hướng ra công viên. Công viên
vắng ngắt. Người vợ Mĩ đi về phía của sổ nhìn con mèo. Chồng nàng mải đọc.
Nàng muốn giúp đưa con mèo ra khỏi bàn. Chồng nàng đồng ý nhưng không
rời mắt khỏi cuốn sách. Người vợ Mĩ xuống nhưng con mèo đã đi rồi. Buồn
bã, nàng trở lên phòng. Ngồi trước gương, trong lúc người chồng cứ cúi đầu
4
trên trang sách, nàng nói: “Em muốn có một con mèo để ôm vào lòng và nghe
tiếng rên prừ mỗi khi vuốt ve”. Chồng nàng vẫn điềm nhiên đọc sách. Người
vợ Mĩ tỏ ra chán nản và trơ trọi. Đột nhiên, cửa mở cô hầu phòng xuất hiện,
mang theo con mèo nhị thể và cô ấy bảo là ông chủ sai cô ta mang đến cho
nàng.
2. Con mèo trong mưa – truyện ngắn đối thoại
2.1 . Đối thoại được sử dụng như một phương tiện để phản
ánh hiện thực
“Đối thoại” được hiểu ở đây theo góc độ ngôn ngữ học tức là những
lời hỏi đáp của nhân vật được ghi vào trong ngoặc kép hoặc sau dấu gạch
đầu dòng. Kiểu truyện đề cập đến những tình cảm tinh tế trong cuộc sống
đời thường bằng đối thoại này là điểm mạnh của Hemingway. Ông để nhân
vật tự lên tiếng. Mỗi người có một tâm trạng, tình cảm riêng. Người vợ Mĩ
muốn được quan tâm chia sẻ tình cảm (muốn có con mèo). Người chồng Mĩ
thờ ơ (Chỉ đọc sách). Ông chủ khách sạn lịch thiệp, cảm thông và quan tâm
đến người khác (sai cô hầu gái mang dù cho người vợ Mỹ, bảo mang con
mèo lên phòng). Dẫu không một dòng miêu tả tâm trạng nhưng thông qua
đối thoại, diện mạo họ đã được khắc họa. Câu chuyện là mảnh cắt rất thực
của cuộc đời. Ở đây, tác giả đã loại bỏ những lời nhận xét của mình về nhân

vật hay những lời miêu tả tâm trạng nhân vật mà để nhân vật tự thể hiện
thông qua đối thoại.
Đặc điểm đầu tiên của đối thoại giữa các nhân vật là nhân vật đối
thoại với nhau không chỉ để chia sẻ buồn vui mà còn bộc lộ suy nghĩ của
mình. Có những đoạn đối thoại rất ngắn song cũng đủ để cho chúng ta hiểu
được phần nào bản chất của họ. Chẳng hạn, trong cuộc đối thoại giữa hai vợ
chồng:
“Em sẽ xuống giúp con mèo ấy”, người vợ Mỹ nói.
5
“Để anh làm cho”, chồng nàng gợi ý từ trên giường.
“Không, em sẽ giúp nó. Con mèo đáng thương đang loay hoay để khỏi bị
ướt dưới cái bàn”.
Người chồng tiếp tục đọc, nằm gối lên hai chiếc gối ở cuối chân giường.
“Đừng để bị ướt đấy”, gã nói.
Ta có thể thấy người vợ rất nhạy cảm, không thể chịu đựng được sự lạnh
lùng thờ ơ của người chồng. Cô ta không hề tin tưởng vào câu nói của người
chồng vì biết rõ đó chỉ là lời nói suông. Và cũng chính vì nhạy cảm mà cô ta
cảm thấy thương xót cho con mèo đồng cảnh ngộ với cô – đang đơn độc
dưới trời mưa. Cơn mưa trong truyện ngắn của Hemingway thường dự đoán
một điềm xấu. Cơn mưa kéo dài suốt tác phẩm và xuất hiện lúc nào là sự bất
hạnh của con người bắt đầu từ đó. Và có lẽ ở đây, hình ảnh cơn mưa cũng
mang ý nghĩa như vậy. Người chồng hiện lên là một kẻ vừa lạnh lùng vừa
giả dối. Anh ta một mặt nói là sẽ giúp người vợ nhưng mặt khác lại cắm cúi
đọc sách. Đây chính là kiểu nhân vật nói một đằng làm một nẻo thường thấy
trong ngôn ngữ đối thoại của Hemingway. Nhà văn muốn tước bỏ nội dung
thông báo đối thoại của nhân vật, chỉ còn là cái là cái vỏ ngôn ngữ. Qua đó
bộc lộ bản chất của nhân vật.
Hay trong đoạn đối thoại ở phần sau:
“Anh có nghĩ nếu em để tóc dài thì tốt hơn chứ?”, nàng hỏi rồi ngắm mình
theo dáng ngồi nghiêng lần nữa.

George ngước nhìn vào gáy nàng, nơi tóc cắt quá ngắn, giống như đầu của
một đứa con trai.
“Anh thích kiểu tóc như bây giờ của em”
“Em đã chán ngấy nó”, nàng nói. “Em quá mệt mỏi khi trông như thể một
gã đàn ông”
6
George chuyển mình trên giường. Gã không rời mắt khỏi nàng kể từ khi
nàng bắt đầu nói.
“Trông em rất đẹp”, gã nói
Nàng đặt chiếc gương xuống bàn rồi đi về phí cửa sổ nhìn ra. Trời đang tối.
“Em muốn để tóc dài, mềm mại và búi thành búi lớn sau gáy”, nàng nói.
“Em muốn có một con mèo để ôm vào lòng và nghe tiếng prừ khi vuốt ve”.
“Vậy sao?”. George lên tiếng từ trên giường
“Và em muốn ăn ở bàn với bộ đồ ăn bằng bạc của chính mình, em cần
những ngọn nến. Và em muốn thời tiết mùa xuân, em muốn chải tóc trước
gương, em muốn một con mèo và vài bộ đồ mới”.
“Thôi đừng nói nữa, kiếm cuốn gì đó đọc đi”, George nói. Gã đang ngốn
ngấu quyển sách trở lại”.
Thông qua đoạn đối thoại này, tâm trạng và tính cách của nhân vật cũng
được bộc lộ. Thoạt nghe tưởng như là chuyện sinh hoạt hằng ngày. Nhưng
ẩn sâu trong những lời đối thoại là sự trao đổi tư tưởng nhân vật. Người phụ
nữ chỉ nói đến chuyện mái tóc nhưng thực chất nó lại là chuyện hạnh phúc
hay bất hạnh. Bởi vì, hình ảnh mái tóc trong truyện của Hemingway đều có
một ý nghĩa nhất định: Mái tóc dài biểu trưng cho hạnh phúc, tóc ngắn biểu
trưng cho đau khổ. Người vợ chỉ nói “muốn có một con mèo để ôm”, “cần
những ngọn nến”, “muốn thời tiết mùa xuân”,… nhưng thực ra là muốn có
được sự chia sẻ trong lúc quá cô đơn. Người chồng thì vẫn chứng nào tật
nấy, không thèm quan tâm đến tâm trạng của người vợ.
Đặc biệt, trong khi đối thoại, tác giả để cho nhân vật lặp lại một số từ
chính: “muốn”, “cần”, “con mèo”, “mái tóc” nhằm nhấn mạnh và khơi sâu

thêm tình thế cô đơn, lẻ loi của người vợ Mỹ.
7
2.2. Tạo ra khoảng trống cho người đọc đối thoại với văn
bản
2.2.1. Tính chất lệch đề tài
Lệch đề tài là sự thể hiện những vấn đề tư tưởng thuộc về con người bằng
những đề tài không trực tiếp liên quan đến nó. Điều đáng chú ý ở
Hemingway là dẫu sáng tác của ông xuất hiện nhiều đề tài đến đâu chăng
nữa thì những đề tài ấy thường là nơi để ông gửi gắm những vấn đề khác.
Tính chất lệch đề tài này là nền tảng quan trọng trong việc tạo nên tính đối
thoại cho truyện ngắn của ông. Trong truyện ngắn “Con mèo trong mưa”,
đọc tiêu đề truyện ta cứ tưởng câu chuyện nói về một con mèo nào đó nhưng
đọc truyện xong ta cũng chẳng thấy tác giả nói gì về con mèo cả mà trung
tâm của truyện lại là đời sống tâm lý, tình cảm của con người được thể hiện
thông qua sự xuất hiện của con mèo. Ở đây, tác giả không chỉ ra ngay nội
dung tư tưởng của để tài mà từ từ hé mở ra cho người đọc một vài biểu hiện
thông qua đối thoại của nhân vật để người đọc tự phán đoán, tự đối thoại với
văn bản. Ta có thể thấy rằng tình cảm, đời sống vợ chồng của cặp vợ chồng
người Mỹ không còn như xưa nữa, người chồng thì cứ đọc sách, thờ ơ trước
những mong muốn bình thường của người vợ, còn người vợ thì luôn luôn
cảm thấy cô đơn và cứ miên man suy nghĩ theo cách riêng của nình. Thông
qua câu chyện về con mèo, Hemingway muốn đặt vấn đề bản tính con người
và vấn đề cảnh tỉnh con người: những con người nhạy cảm nhưng phải sống
trong một xã hội lạnh lùng đã băng hoại về nhiều phương diện nên họ tựa
như “những con bướm” trước “cỗ xe tăng”. Nếu họ cứ tồn tại thì họ sẽ trở
thành những người cô độc.
Một bài học cảnh tỉnh cũng được đặt ra là nếu đời sống tình cảm của
con người mà không được vun đắp thì nó dễ dàng bị chai sạn và họ sẽ không
thể hiểu được những nhu cầu của nhau, kết quả là người nhạy cảm hơn sẽ
8

khao khát và đi tìm nguồn vui khác. Người phụ nữ trong câu chuyện là một
người nhạy cảm, cô ta cảm nhận được và xót thương cho tình cảnh của con
mèo đang bị mắc kẹt dưới cơn mưa, cô ta cảm thấy đơn độc và bức bối trước
sự lạnh lùng, vô cảm của người chồng. Cô ta thèm có một con mèo để ôm ấp
cho đỡ cô đơn, cô nói đi nói lại “em muốn có một con mèo, dẫu sao em vẫn
muốn có một co mèo” ; “bây giờ em muốn có một con mèo, nếu em nếu em
không có mái tóc dài hoặc cái gì để tiêu khiển thì em phải có một con mèo”.
Hai vợ chồng trong câu chuyện bị rơi vào một tình cảnh đáng sợ, họ không
hiểu nhau, người chồng thì lạnh lùng, thờ ơ, chỉ biết cắm cúi đọc sách trong
khi đó thì người vợ cứ gào thét lên những mong muốn của mình. Và vì cô
đơn, người vợ đã nảy sinh cảm xúc với ông chủ khách sạn – một con người
nhạy cảm, tế nhị và biết cách quan tâm; thậm chí chỉ một con mèo cũng làm
cho cô ta khát khao muốn có được.
2.2.2. Ý tưởng “giá mà” khi đọc truyện
Ý tưởng “giá mà” là những giả thiết tốt đẹp mà người đọc mong muốn
nhân vật sẽ thực hiện được trong sự phát triển của cốt truyện. Nhưng bản
thân độc giả, nhân vật và cả tác giả cũng không thể cưỡng lại được mạch
phát triển của truyện, như thể đây là định mệnh.
Trong tác phẩm, người đọc có thể đặt ra những giả thiết tương tự như:
“Giá mà người chồng tinh ý hơn”; “giá mà ông chủ khách sạn là chồng của
người vợ Mỹ” hoặc “giá mà người chồng có được sự tinh ý như ông chủ
khách sạn”;…
Thế nhưng, từ đầu đến cuối câu chuyện, người chồng không hề thay đổi bản
tính lạnh lùng, vô cảm của anh ta. Và câu chuyện vẫn kết thúc trong sự dang
dở.
9
2.2.3. Tính chất đối thoại từ ngôn từ
Tính chất đối thoại từ ngôn từ của Hemingway phát huy tác dụng
mạnh ở đây. Một câu nói hay một hành động của nhân vật đều hàm chứa
nhiều cách cắt nghĩa và cách cắt nghĩa nào cũng không phải là cuối cùng.

Nhiều thế hệ độc giả, nhiều trình độ khác nhau đều có thể thưởng thức tác
phẩm theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như nếu mà không hiểu sự cô
đơn của người vợ thì nhiều người sẽ đánh giá là người vợ sách nhiễu, đòi
hỏi. Hoặc hành động của ông chủ khách sạn cũng có thể gợi cho chúng ta
những lí giải khác nhau. Đây được xem là nhân vật bí ẩn nhất trong câu
chuyện. Người chủ khách sạn chỉ xuất hiện với cái tên chung chung cùng
với những hành động của sự quan tâm, tế nhị. Ta rất dễ hiểu lầm đó là sự lấy
lòng một phụ nữ; nhưng, sự quan tâm âm thầm, lặng lẽ của ông ta lại khiến
chúng ta nghĩ khác. Theo Lê Huy Bắc, đây là kiểu “nhân vật cô độc”. Họ là
những con người nhạy cảm, phải sống trong một xã hội lạnh lùng nên trở
thành cô độc. Và rất có thể, những con người cô độc sẽ đồng cảm và tìm đến
với nhau.
Nhờ tính chất đa nghĩa, mơ hồ như trên mà Hemingway đã mang lại
cho tác phẩm của mình một biên độ mở rất lớn. Các sự kiện, nhân vật và
ngay cả ngôn từ cũng đều có khả năng kết hợp và tạo nghĩa khôn cùng. Như
thế, “khoảng trống” mà tác giả cố tình tạo lập ở đây không chỉ được thực
hiện trên bề mặt câu chữ mà nó còn vận động ngầm trong khi tiếp xúc, tương
tác với độc giả. Đấy chính là “khoảng trống” giữa văn bản với người đọc.
Các “khoảng trống” này có khả năng tự sinh và tự tạo nghĩa mãi mãi cho văn
bản.
2.2.4. Lối kết mở
Bình thường, khi câu kết xuất hiện, ấy là lúc truyện kết thúc, nhưng
các câu kết trong tác phẩm của Hemingway lại như thể là những khởi đầu.
10
Đó chính là cách kết thúc mở. Nhờ cách này mà người đọc có thể phán đoán
ý nghĩa của câu chuyện hoặc tiếp tục sáng tạo theo ý của mình những tình
tiết tiếp theo. “Con mèo trong mưa” kết thúc trong sự dở dang: “Trên
ngưỡng cửa, cô hầu gái đang đứng. Cô ta ôm một con mèo nhị thể có bộ
lông vàng pha đen. Con mèo nép chặt và đung đưa trong lòng cô hầu.
“Xin lỗi”, cô ta nói, “ông chủ sai tôi mang con mèo lên cho bà””.

Đoạn kết hay chính xác hơn là những câu kết trong truyện ngắn của
Hemingway là cực kì quan trọng. Có khi chúng là điểm nút để gợi tư tưởng
chủ đề của tác phẩm, có khi chúng đã gói trọn tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Câu chuyện kết thúc trong cảnh cô hầu gái đưa cho người vợ Mỹ con mèo
do ông chủ sai mang đến. Kết thúc ấy đã gợi cho chúng ta tư tưởng chủ đề:
Nếu người chồng không quan tâm thì chắc chắn sẽ có người khác quan tâm
đến và người vợ sẽ đi tìm nguồn vui khác.
Sau câu chuyện, người đọc có thể phán đoán diễn biến tiếp theo của
truyện. Chẳng hạn, rất có thể người vợ càng cảm kích trước sự quan tâm của
ông chủ khách sạn và giữa hai người sẽ có mối quan hệ thân mật hơn và
nguy cơ hôn nhân đổ vỡ chắc chắn sẽ xảy ra giữa cặp vợ chồng Mỹ này.
III. Kết luận
“Con mèo trong mưa” thể hiện một phong cách viết truyện ngắn độc
đáo của Hemingway – truyện ngắn cực hạn – phản ánh những chuyện nhỏ
nhặt của đời thường bằng bút pháp tinh giản hoá tối đa, song lại có giá trị
lớn về mặt tư tưởng – mà về sau R. Carver và nhiều tác giả hiện đại Mĩ phát
triển thêm. Hemingway xứng đáng là bậc thầy của nghệ thuật viết truyện
ngắn bằng phương thức đối thoại. Đến với truyện ngắn Hemingway, ta có
thể đọc được nhiều “câu chuyện” trên số lượng con chữ hạn hẹp. Những con
chữ thì thô cứng, xác xơ như thân phận của bao người nhưng nó đâu chỉ là
nó mà còn là ta và bao diện mạo khác của cuộc đời.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm,
Nxb Giáo Dục
2. Trần Đình Sử(2003), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Giáo Dục.
3. Lịch sử văn học Mĩ
4. Đặc trưng văn học Anh Mĩ
12

×