Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.39 KB, 104 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 7
TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC 7
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI CHDCND
LÀO 7
1.1. Pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ngân hàng 9
1.1.1. Pháp luật về đầu tư 9
1.1.2 Pháp luật về ngân hàng 13
1.1.3 Các hiệp định thương mại liên quan giữa Lào và Việt Nam 15
1.2. Quy định của pháp luật về các loại hình Ngân hàng nước ngoài
hoạt động tại CHDCND Lào 19
1.2.1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Lào 22
Việc các ngân hàng Việt Nam đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều là
tín hiệu tốt khi mở rộng được thị trường, tăng nguồn ngoại tệ,
hỗ trợ doanh nghiệp. Sacombank là ngân hàng đầu tiên của
Việt Nam mở chi nhánh tại nước ngoài. Tiếp sau đó là hàng
loạt các ngân hàng cũng tiếp bước mở văn phòng đại diện tại
nước ngoài như Agribank, VietinBank, Vietcombank, MB,
SHB. Mới đây HDBank cũng đã được Ngân hàng nhà nước
chấp thuận mở văn phòng đại diện tại Myanmar. Rất nhiều
ngân hàng khác cũng đang làm hồ sơ đề nghị Ngân hàng nhà
nước cho phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại
nước ngoài 22
Việc các ngân hàng của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài ngày càng
nhiều là một tín hiệu tốt cho chính các ngân hàng và cũng có
lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp với chủ trương


đa dạng hóa thị trường, mở rộng đầu tư, hội nhập quốc tế của
Ngân hàng nhà nước 22
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại nước ngoài, khi mà
các thủ tục pháp lý để họ có thể tiếp cận vốn hay các dịch vụ
của các ngân hàng địa phương còn là rào cản thì chính các
ngân hàng Việt Nam sẽ là cứu cánh và cầu nối cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt sẽ dễ dàng hơn trong
việc tiếp cận vốn vay, chuyển tiền về Việt Nam, hoặc các dịch
vụ khác mà các doanh nghiệp Việt Nam không thể tiếp cận tại
thị trường nước ngoài 22
Với các doanh nghiệp trong nước, khi sử dụng dịch vụ của các ngân
hàng Việt Nam có chi nhánh tại nước ngoài thì việc chuyển
tiền thanh toán cho đối tác tại nước ngoài sẽ thuận tiện hơn, và
tất nhiên là mức phí sẽ rẻ hơn so với các ngân hàng nước ngoài
tại Việt Nam 22
Về tiềm năng của những thị trường nước ngoài thì dường như Lào,
Campuchia là những thị trường mang lại hiệu quả kinh doanh
tốt hơn so với các thị trường khác. Theo Báo cáo thường niên
năm 2013 của ngân hàng Sacombank cho thấy năm 2013, chi
nhánh tại Lào của Sacombank huy động đạt 47 triệu USD, dư
nợ tín dụng đạt 72,7 triệu USD, tăng 14,3 triệu USD so với
năm 2012. Lợi nhuận trước thuế đạt 2,62 triệu USD, hoàn
thành vượt chỉ tiêu được giao. Tại Lào, trong năm qua,
Sacombank đã khai trương thêm 1 phòng giao dịch 22
Đối với thị trường Campuchia, hiện Sacombank đã có ngân hàng con
100% sau khi được nâng cấp lên từ chi nhánh, với vốn là 38
triệu USD. Ngân hàng đã mở được 7 chi nhánh tại thị trường
này, trong đó, năm 2013 mở được 2 chi nhánh. Lợi nhuận năm
2013 của Sacombank Campuchia đạt khoảng 1,5 - 1,6 triệu
USD 23

Tuy nhiên, không phải thị trường nước ngoài nào cũng một màu hồng
như Campuchia, Lào cho các ngân hàng Việt Nam.
VietinBank, một trong bốn ngân hàng lớn của Việt Nam, năm
2013 ghi nhận 1,1 triệu USD lợi nhuận từ thị trường Lào
nhưng chi nhánh mở ra tại Đức thì chẳng mấy sáng sủa. Các
chi nhánh mở tại Frankfurt vào năm 2011 và Berlin năm 2012
của VietinBank đến nay chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện và kiện
toàn tổ chức bộ máy theo quy định, chuẩn mực thị trường
châu Âu và bước đầu đi vào quảng bá thương hiệu, khuếch
trương hình ảnh của ngân hàng VietinBank trong mắt người
tiêu dùng 23
Lý do cho việc các ngân hàng Việt Nam chưa thành công ở thị trường
Âu Mỹ một phần vì tính cạnh tranh tại các thị trường này rất
cao, đòi hỏi ngân hàng phải chuẩn bị tốt các phương án để
đảm bảo hoạt động ổn định, lành mạnh và có hiệu quả. Thêm
vào đó, chi phí hoạt động tại các thị trường Âu Mỹ tốn kém
hơn so với các thị trường ở Đông Nam Á, do đó phải có lực
mạnh mới đủ sức để cạnh tranh. 23
Ngoài ra, cũng còn đó những rủi ro chung cho các thị trường nước
ngoài như là cho vay ở nước ngoài chứa đựng nhiều rủi ro hơn
so với cho vay trong nước vì nguồn thông tin ở nước ngoài
thường ít hơn, kém tin cậy hơn so với cho vay trong nước. Vì
vậy, các ngân hàng phải có những phương thức phòng chống
rủi ro, phân tích kỹ cá nhân người vay, đất nước và chính phủ
nơi người vay định cư 23
Đặc biệt là ở những thị trường như Mỹ, châu Âu, đòi hỏi các nhà quản
trị ngân hàng Việt Nam phải chú trọng đến trình độ của các
nhà quản lý và đội ngũ nhân viên của chi nhánh ở nước ngoài,
chú trọng đào tạo cả về trình độ chuyên môn, đạo đức và khả
năng am hiểu địa phương 23

1.2.2. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng liên doanh 26
1.2.3. Văn phòng đại diện 29
Chương 2 32
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC 32
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI 32
TẠI CHDCND LÀO 32
2.1. Áp dụng pháp luật về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng nước
ngoài tại CHDCND Lào 32
2.1.1. Nhận xét chung 34
2.1.2 Vấn đề áp dụng pháp luật trong quá trình thành lập chi nhánh Ngân
hàng nước ngoài tại CHDCND Lào 38
2.1.2.1 Áp dụng pháp luật Việt Nam 38
2.1.2.2 Áp dụng pháp luật CHDCND Lào 55
2.2. Áp dụng pháp luật trong hoạt động của Ngân hàng nước ngoài tại
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 65
Chương 3 75
KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP CHO CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG TẠI CHDCND LÀO 75
3.1. Một số khó khăn trong tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân
hàng nước ngoài 75
3.2. Một số giải pháp trong việc tổ chức và hoạt động của chi nhánh
ngân hàng nước ngoài tại CHDCND Lào 78
3.2.1. Tận dụng cơ hội bằng các điểm mạnh hiện tại của ngân hàng nước
ngoài 81
3.2.2. Một số giải pháp đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam khi đầu
tư vào CHDCND Lào 85
3.2.3 Các giải pháp cụ thể 88
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
ĐTNN : Đầu tư nhà nước
KTXH : Kinh tế xã hội
NSNN : Ngân sách nhà nước
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TCTD : Tổ chức tín dụng
TMCP : Thương mại cổ phần
TW : Trung ương
USD : Đồng Đô la Mỹ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Lao People’s Democratic Republic) có vị
trí địa lý phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây bắc giáp Mi-an-ma, phía tây nam giáp
Thái Lan; phía nam giáp Căm-pu-chia và phía đông giáp Việt Nam. Lào có diện
tích: 236.800 km
2
, dân số: 6.521.998 (tính đến tháng 7/2007). Lào có 68 bộ tộc chia
làm 3 hệ chính là Lào Lùm (sống ở đồng bằng) chiếm 65% dân số; Lào Thâng
(sống ở lưng chừng núi) chiếm 22% và Lào Xủng (sống vùng núi cao) chiếm 13%
dân số. Lào xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, tạo tiền đề để từng
bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng
Lào. Quốc hội do dân bầu, nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia;
Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu, có 15 Bộ và cơ quan ngang Bộ. Từ Đại hội IV
(1986) Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đề ra đường lối đổi mới, Đại hội V
(1991) tiếp tục cụ thể hóa và hoàn thiện đường lối đổi, tiếp tục xây dựng và phát
triển chế độ Dân chủ Nhân dân, từng bước tiến tới mục tiêu XHCN. Đại hội VI
(1996) tổng kết 5 bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 10 năm lãnh đạo thực hiện
đổi mới và đánh giá đó là thành quả lịch sử quan trọng. Đại hội VII (2001) đã triển
khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020. Đại hội

VIII (3/2006) tiếp tục khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ và xây dựng Tổ
quốc và đường lối đổi mới để phát triển đất nước vững chắc hơn, đưa Lào ra khỏi
tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề vững chắc cho “công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, hướng tới CNXH.
Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu
là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung
lũng sông Mê-công hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng- Chăn, Chăm-pa-xắc,
45 % dân số sống ở vùng núi. Hiện nay Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp
với 85% dân số sống bằng nghề nông. Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm,
nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nền kinh tế trong những năm gần đây có
nhiều tiến bộ với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội do các kỳ đại hội và các
chương trình kế hoạch 5 năm đề ra. Các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996-2000 về
sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, phát triển hàng
hóa, dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực đều đạt kế hoạch. Chương trình sản xuất
lương thực đã có bước tiến triển rõ rệt, năm 2000 đạt sản lượng 2,2 triệu tấn, năm
2005 đạt 2,6 triệu tấn, lần đầu tiên tự túc được lương thực, có dự trữ quốc gia và
xuất khẩu; cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2,5 tỷ USD.
Nhịp độ tăng trưởng trung bình 5,9-6%, năm 2005 tăng 7,2%; 2006 đạt
7,4%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298 USD/người; năm
2005 đạt 491 USD/người, năm 2006 ước tính đạt 546 USD/người. Kinh tế đối
ngoại: đến năm 2005, Lào có quan hệ thương mại với 50 nước, ký hiệp định thương
mại với 19 nước, 35 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Kim ngạch buôn bán hai
chiều hàng năm đạt trên 01 tỷ USD triệu USD. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là
khoáng sản và hàng nguyên vật liệu.
Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VIII (3/2006) đề ra mục tiêu
đến năm 2020: Xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân chủ nhân dân, trong đó
Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội;
đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; kinh tế phát triển dựa trên sự phát
triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề
cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo chuyển biến cơ bản về chuyển đổi

cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; phát triển nhịp nhàng các thành phần kinh tế,
trong đó thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể được củng cố và phát triển
vững mạnh. GDP sẽ tăng gấp 3 lần năm 2000; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế.
Về đối ngoại, Đại hội Đảng VIII (3/2006) đã nhấn mạnh tiếp tục thực hiện
đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; đa phương hoá, đa dạng
hoá quan hệ; thực hiện chủ trương Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào sẵn sàng là
bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước nhằm bảo đảm lợi ích chung và lợi ích
riêng của mỗi bên; nhấn mạnh tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và
hợp tác toàn diện với các nước XHCN, trong đó tiếp tục tăng cường tình đoàn kết
đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam, hợp tác toàn diện với Trung Quốc và
các nước anh em khác, thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước láng giềng có chung
biên giới, tích cực tham gia hoạt động trong ASEAN trên tinh thần giữ vững các
nguyên tắc cơ bản của ASEAN.
2
Lào là quốc gia có nhiều tiềm năng về khoáng sản, thủy điện, nông - lâm
nghiệp, nguồn lao động, đồng thời là cửa ngõ quan trọng để thâm nhập vào thị
trường lớn của tiểu vùng châu Á với khoảng 150 triệu dân gồm các nước Thái Lan,
Myanmar, Campuchia và Trung Quốc (tỉnh Vân Nam)… Lào thông qua Hiến Pháp
mới năm 1991. Quốc hội có 85 đại biểu. Lào áp dụng một hệ thống hành chính bốn
cấp gồm cấp trung ương và ba cấp địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh có
17 đơn vị và thành phố Vientinane. Cấp địa phương thấp hai là các quận, huyện, thị
xã. [11] [12]
Cũng như một số nước đang phát triển trong khu vực, nền kinh tế Lào xuất
phát điểm thấp nên đang cần nguồn lực rất lớn để phát triển. Trong khi đó, thị
trường tài chính Lào còn rất đơn sơ, thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động
(mới khai trương vào 10/10/2010), nên Chính phủ Lào rất hoan nghênh sự đầu tư
của doanh nghiệp các nước vào thị trường Lào [6]. Tại Hội nghị hợp tác đầu tư Việt
- Lào diễn ra (2011), dưới sự đồng chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ
tướng nước chủ nhà Thongsing Thammavong, sáu dự án với tổng số vốn đầu tư 410
triệu USD đã được cấp phép. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

cũng chính thức khai trương Văn phòng đại diện, làm cầu nối cho các Doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư sang đất nước “triệu voi” này. Có thể nói việc hợp tác giữa hai
quốc gia góp phần mở ra một hướng đi mới cho các Doanh nghiệp Việt Nam để đầu
tư vào môi trường mới.[7]
Giữa năm 2011, hai hợp đồng tín dụng được các Ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt (Lào Việt Bank) ký kết
với các Doanh nghiệp với tổng giá trị đầu tư 114 triệu USD, trong đó BIDV tài trợ
60 triệu USD, Lào Việt Bank tài trợ 20 triệu USD [16]. Đứng về phía các ngân hàng
trong nước thì việc tài trợ cho các dự án của các Doanh nghiệp khác như chấp nhận
một cuộc chơi và sân chơi mới, để từ đó hỗ trợ các Doanh nghiệp khác cùng phát
triển hoạt động đầu tư đầy tiềm năng này.
Hoạt động của các ngân hàng hiện có rất nhiều tiềm năng phát triển trong bối
cảnh cả hai nước đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đa dạng và
đa phương hóa các mối quan hệ kinh tế. Hợp tác kinh tế được mở rộng trên tất cả
các lĩnh vực, tất cả phương diện, vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam là một nhu cầu tất
3
1
yếu. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các Ngân hàng nói riêng đang thực
hiện đầu tư vào Lào trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, dành ưu tiên, ưu đãi
hợp lý cho nhau, phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Hiện có
khoảng 80 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Lào dưới các hình thức công
ty liên doanh, văn phòng đại diện, cửa hàng, siêu thị… trong các lĩnh vực xây lắp,
chế biến sản xuất, thương mại và dịch vụ. Số tài khoản thanh toán mở ở Ngân hàng
liên doanh Lào - Việt tại Viêng Chăn là khoảng 320 tài khoản [3]. Với nhu cầu đầu
tư và phát triển của các Doanh nghiệp nói chung hiện nay cũng là một trong những
nguồn lợi nhuận vô vàn, tạo điều kiện trong nhu cầu các Ngân hàng tại Việt Nam có
ý định tiến sang Lào để hoạt động. Cơ hội có, cách thức có thể tìm kiếm, đó là nhu
cầu tất yếu trong hoạt động kinh doanh. Như nguồn thông tin không chính thức, hầu
hết các Ngân hàng trong nước đều sơ khai ý định thành lập “ngân hàng con”, chi
nhánh, Văn phòng đại diện tại Lào như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB),

Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam (MB), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt
Nam (MSB);…
Với sân chơi mới đó, các Ngân hàng, ngoài việc chấp thuận của “Ngân hàng
mẹ” là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn phải được sự chấp thuận của Ngân hàng
Nhà nước tại Lào. Để đạt được kết quả này, mỗi Ngân hàng phải tìm cho mình một
con đường đúng đắn như loại hình thành lập, cơ cấu bộ máy tổ chức, nhân sự,
phương án kinh doanh Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu
công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình
doanh nghiệp là: (i) pháp luật chi phối; (ii) khả năng huy động vốn; (iii) rủi ro đầu
tư; (iv) tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; (v) tổ chức
quản lý doanh nghiệp. Có thể nói, hệ thống pháp luật Lào luôn là rào cản khó khăn
nhất khi các Ngân hàng trong nước tiếp cận.
Mặc dù, trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Lào, các doanh nghiệp Việt
Nam đều nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp chính quyền và nhân
dân Lào, nhưng hiện nay công tác thông tin và tư vấn cho các Ngân hàng mong
muốn hoạt động tại Lào còn rất nhiều hạn chế, chưa có giải pháp hữu hiệu để thu
thập, biên dịch, in ấn cung cấp các văn bản pháp luật của cả Việt Nam và Lào.
4
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tìm hiểu pháp luật Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Lào điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài,
tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Lào là cần thiết và có tính thời
sự. Ngoài ra, cần thiết phải làm rõ các quy định của pháp luật Lào về mặt nội dung
cũng như thủ tục pháp lý quy định về việc cấp Giấy phép, về tổ chức và hoạt động
của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện
của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng
tại Lào, cũng như với mong muốn tìm hiểu, phân tích thực trạng và rút ra những bài
học kinh nghiệm cho các Ngân hàng nước ngoài (mà cụ thể là ngân hàng Việt Nam)
khi tham gia vào thị trường ngân hàng đầy tiềm năng tại Lào, học viên đã tôi mạnh

dạn chọn đề tài “Về việc thành lập và hoạt động của Ngân hàng nước ngoài tại
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài cho luận văn cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên hệ thống quy phạm pháp luật hiện nay của Lào điều chỉnh về
lĩnh vực ngân hàng nhằm phục vụ tốt nhất cho việc tổ chức và hoạt động của ngân
hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức
tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Lào
Đề tài sẽ nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống để góp phần làm sáng
tỏ những vấn đề liên quan đến các quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín
dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Lào, từ đó
đưa ra các bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng nước ngoài (chủ yếu ngân hàng
Việt Nam) về việc Ngân hàng Nhà nước Lào cấp giấp phép thành lập và hoạt động
của ngân hàng thương mại, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Lào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu đi sâu nghiên cứu các quy phạm pháp luật của
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín
dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Lào. Cụ thể
5
tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan đến đề tài nghiên cứu, như: Luật doanh
nghiệp Lào năm 2005; Luật Ngân hàng thương mại số 03/QH ngày 26/12/2006 của
Quốc hội Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; Luật đầu tư nước ngoài Lào năm 2005;
Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài Lào năm 2004; Quyết định số 686/NHNN của
Ngân hàng Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 31/10/2007 về việc thu
lệ phí hàng năm và lệ phí các đơn mẫu thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập Ngân
hàng thương mại và tổ chức tài chính. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu các thủ tục xin
cấp phép đầu tư ra nước ngoài cho các Ngân hàng có các chinh nhánh hay văn
phòng đại diện tại Lào.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài, đề tài nghiên cứu tại lãnh thổ của Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào và các lãnh thổ nước ngoài (có ngân hàng thương mại, chi
nhánh ngân hàng, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài khác
có hoạt động ngân hàng tại Lào) có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn cũng như sự hạn chế của nguồn tài liệu đề
tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
Việt Nam, chi nhánh ngân hàng Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng
Việt Nam, tổ chức khác của Việt Nam có hoạt động ngân hàng tại Lào.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Cũng như nhiều khoa học pháp lý khác, trong quá trình tìm hiểu và nghiên
cứu đề tài, luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như biện chứng duy vật
của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như quan điểm đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư ra nước ngoài của các ngân hàng
Việt Nam hoặc các tổ chức khác có các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực ngân
hàng. Luận văn được nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau, có hệ thống và
nhất quán nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, ví dụ như các phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,
so sánh pháp luật giữa các quy định của pháp luật Lào và pháp luật của Việt Nam,
xem xét tính phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Lào, thu thập kinh
nghiệm thực tiễn của một số Ngân hàng trong việc quy định và áp dụng các vấn đề
liên quan đến việc thành lập các chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài. Từ đó, rút ra
những bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng.
6
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần: Phần Mở đầu, Phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo, Luận văn được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ngân
hàng nước ngoài Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng
nước ngoài tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Chương 3: Kiến nghị các giải pháp cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động
tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI CHDCND LÀO
Với vị trí địa lý và mối quan hệ lịch sử đặc biệt, hai nước Lào và Việt
Nam thiết lập mối quan hệ truyền thống từ lâu đời và ngày càng phát triển vững
mạnh trên mọi phương diện về kinh tế, văn hoá, an ninh chính trị và quốc phòng.
Hiện nay, Chính phủ hai nước đang chú trọng nâng quan hệ kinh tế, chính trị,
văn hoá song phương lên một tầm cao mới. Trong lĩnh vực ngân hàng tài chính,
sự hợp tác phát triển trong lĩnh vực ngân hàng nói chung, hoạt động của các
ngân hàng nước ngoài tại Lào nói riêng, đã có những bước tiến hết sức đáng kể
trong thời gian vừa qua, và càng trở nên quan trọng hơn trong giai đoạn tới, xuất
phát từ những lý do sau:
7
Thứ nhất, phát triển hợp tác lĩnh vực ngân hàng hỗ trợ mạnh mẽ và có hiệu
quả sự phát triển các hoạt động kinh tế giữa hai quốc gia. Hoạt động ngân hàng giúp
cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, các dự án đầu tư, các hoạt động trao đổi
thương mại hiệu quả hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp và dự án của Việt Nam đã và
đang thực hiện trên đất nước Lào. Việt Nam là một trong 3 quốc gia luôn dẫn đầu
trong đầu tư vào Lào từ sau đổi mới. Hiện tại, Việt Nam đang xếp thứ hai về giá trị
đầu tư vào Lào sau Trung Quốc. Với Việt Nam, Lào là địa bàn mà Việt Nam thực
hiện đầu tư nước ngoài nhiều nhất. Giao thương giữa Lào và Việt Nam tăng trưởng
nhanh với giá trị 1,1 tỷ USD trong giai đoạn 2006-2012. Dự kiến kim ngạch ngoại
thương hai chiều Việt - Lào đến năm 2015 đạt 2 tỷ USD và tiến tới đạt 5 tỷ USD
vào năm 2023 [7]. Khi các ngân hàng nước ngoài (mà cụ thể là các ngân hàng của
Việt Nam) phát triển hoạt động trên lãnh thổ Lào, các doanh nghiệp của Việt Nam
sẽ dễ tiếp cận với các hỗ trợ về vốn, thanh toán, các dịch vụ uỷ thác… hơn so với
các ngân hàng không phải của Việt Nam. Vấn đề thông tin bất cân xứng (asymetric
information) và chi phí giao dịch (transaction cost) trong giao dịch ngân hàng được

giảm thiểu.
Thứ hai, các Ngân hàng nước ngoài, mà cụ thể là các ngân hàng Việt Nam
cũng tận dụng được các lợi thế và cơ hội phát triển từ sự hợp tác chặt chẽ lâu dài đã
có trong lịch sử giữa hai quốc gia. Với sự hiểu biết về thị trường Lào, khả năng tận
dụng nhân lực Lào đã và đang học tập ở Việt Nam trên các cấp đại học, cao học,
thậm chí là bậc tiến sĩ, các ngân hàng Việt Nam đang có những lợi thế tương đối so
với các Ngân hàng thương mại ở các quốc gia khác khi phát triển các chi nhánh của
mình hoạt động trên thị trường Lào. Hơn thế nữa, Lào là một thị trường rất tiềm
năng, với những cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới đối với khu vực ngân
hàng tài chính. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều ngân hàng thương mại ở Việt
Nam đã phát triển hoạt động quốc tế của mình bắt đầu từ thị trường Lào.
Thứ ba, phát triển hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng tạo điều kiện nâng mối
quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới. Sự đổi mới và phát triển của hệ
thống ngân hàng Lào rất tương đồng với hệ thống ngân hàng Việt Nam, Việt Nam
đã giúp Lào trong việc đổi mới hoạt động ngân hàng, cũng như các hoạt động kinh
tế; và nước bạn cũng luôn đáp ứng sự hỗ trợ đó một cách nhiệt tình nhất.
8
Do đó, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, tập trung vào phát triển
hoạt động ngân hàng nước ngoài tại Lào, là cơ hội để tiếp nối những thành công
trong hợp tác từ trước đến nay, đảm bảo tính thống nhất và liên kết giữa hai nền
kinh tế, hai xã hội, hai quốc gia. Ổn định hệ thống ngân hàng cũng là điều kiện tiên
quyết cho sự ổn định xã hội và chính trị, hai “tài sản vô giá” mà Việt Nam và Lào
có được trong điều kiện nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới đang lâm vào tình
trạng khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội trầm trọng. Từ đó việc tìm hiểu hệ
thống văn bản pháp luật Lào liên quan đến việc thành lập và hoạt động ngân hàng là
một trong những vấn đề quan trọng và mấu chốt, góp phần tạo điều kiện phát triển
cho hệ thống ngân hàng đang “nung nấu” ý định sang thị trường Lào hoạt động.
1.1. Pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ngân hàng
1.1.1. Pháp luật về đầu tư
Để thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào,

Chính phủ đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, trong đó quy định các
cá nhân, tổ chức không chỉ là nhà đầu tư trong nước mà còn là các nhà đầu tư nước
ngoài có quyền đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, hoạt
động trên cơ sở của pháp luật của CHDCND Lào, nhà đầu tư sẽ được bảo vệ bởi
pháp luật của CHDCND Lào.
Trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá diễn ra mạnh mẽ, các nước XHCN
đã có sự chuyển đổi quan trọng để làm hoàn thiện mình cho phù hợp với tình hình
mới và phù hợp với nền kinh tế của các quốc gia. Trong bối cảnh đó, Chính phủ
Lào đã có chính sách hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế bắt đầu từ năm
1989. Chính phủ Lào đã mở cửa đón nhận việc đầu tư của nước ngoài, cho phép nhà
đầu tư nước ngoài vào đầu tư theo ngành nghề kinh doanh do Nhà nước quy định
trên cơ sở quy định của pháp luật CHDCND Lào, trong đó có mở cửa lĩnh vực ngân
hàng cho các nhà đầu tư nước ngoài [9].
Hệ thống văn bản pháp luật của Lào được ban hành một cách thống nhất
trong đó cơ sở pháp lý quan trọng nhất là Hiến pháp năm 1991. CHDCND Lào thực
hiện chính sách mở rộng hợp tác kinh tế quốc đa phương, đa dạng hoá với mọi quốc
gia, mọi tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng, tự do, hoà bình và cùng có lợi.
Nhà nước cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước đầu tư vào sản
xuất kinh doanh, thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, và phát triển
9
nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng ban hành các văn bản pháp luật
khác về công nhận đầu tư đối với hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài. Tuy
nhiên, pháp luật về đầu tư của CHDCND Lào vẫn còn thiếu đồng bộ, nằm rải rác ở
nhiều văn bản pháp luật khác nhau.
Nhận thấy được vai trò to lớn của chính sách đầu tư, TW Đảng nhân dân
cách mạng Lào đã đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của CHDCND Lào năm
2006-2010: “Thúc đẩy việc phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó quan tâm
đến việc phát triển doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, tạo môi trường đầu tư kinh doanh có sự hài hòa thông thoáng, đảm bảo sự an
ngoài lành mạnh và có tính cạnh tranh cao so với khu vực. Phát triển kinh doanh có

quy mô trung bình và nhỏ, làm cho tài chính kinh doanh có sự ổn định vững chắc,
từng bước giải quyết và tiến tới việc giải quyết các khoản nợ nước ngoài. Tăng vốn
cho việc đầu tư phát triển KTXH, lập dự án đầu tư phù hợp, tiếp tục mở rộng và
nâng cao chất lượng của quan hệ kinh tế với nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc xuất khẩu, thu hút vốn nước ngoài và thực hiện ký kết các hiệp định song
phương và đa phương ở phạm vi cấp Nhà nước, cấp địa phương và trong phạm vi
các doanh nghiệp với nhau.”.
Thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào, Chính
phủ đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, trong đó quy định các cá
nhân, tổ chức không chỉ là nhà đầu tư trong nước mà còn là các nhà đầu tư nước
ngoài có quyền đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, hoạt
động trên cơ sở của pháp luật CHDCND Lào, nhà đầu tư sẽ được bảo vệ bởi pháp
luật của CHDCND Lào.
Pháp luật đầu tư của Lào bảo đảm tính liên thông giữa các văn bản pháp luật
liên quan như Luật Doanh nghiệp Lào năm 2005, Luật phá sản Lào, Luật ngân hàng
thương mại Lào năm 2006, Luật đầu tư nước ngoài Lào năm 2005, Luật khuyến
khích đầu tư nước ngoài Lào năm 2004 trong đó Luật Doanh nghiệp Lào năm
2005 quy định việc thành lập công ty, hình thức, loại hình và kể cả việc góp vốn của
các nhà đầu tư. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài
chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, quy định về việc xem xét đơn xin
phép đầu tư của các nhà đầu tư. Trong từng thời điểm cụ thể, CHDCND Lào đã ban
hành một số các văn bản pháp luật về công nhận đầu tư đối với hoạt động đầu tư
10
trong nước và nước ngoài như: Pháp luật đầu tư nước ngoài của Lào ngày
09/04/1988 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nước
ngoài số 01/1994-QH ngày 14/3/1994, được Chủ tịch nước Lào công bố áp dụng
thông qua Sắc lệnh số 23/CTN ngày 21/4/1994; Luật Khuyến khích và quản lý đầu
tư trong nước số 03/95-QH ngày 14/10/1995 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước số 10/QH ngày 22/10/2004; Nghị định của Thủ
tướng Chính phủ Lào về việc quản lý đầu tư của Nhà nước ngày 22/5/2002; Quyết

định về tổ chức thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Lào ngày
22/3/2001, ngoài ra còn có một số văn bản pháp luật liên quan khác.
Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên của CHDCND Lào được ban hành ngày
19/4/1988, đã được thay thế bằng Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài
được Quốc Hội thông qua ngày 14/3/1994, có hiệu lực tháng 6/1994 (sau đây gọi tắt
là Luật Đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào). Luật này chỉ điều chỉnh hoạt động
đầu tư nước ngoài. Theo Điều 1 Luật này, nước CHDCND Lào khuyến khích tư
nhân và pháp nhân nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên
cùng có lợi, tuân theo pháp luật của CHDCND Lào. Tư nhân và pháp nhân trên gọi
là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động
đầu tư trong mọi ngành kinh tế được Nhà nước cho phép đầu tư tại Lào bao gồm
kinh doanh mở nhưng phải có điều kiện thông qua Uỷ ban quản lý đầu tư nước
ngoài (FIMC), còn những ngành nghề kinh doanh dành cho công dân Lào thì trong
một số trường hợp, Uỷ ban quản lý đầu tư nước ngoài sẽ xem xét giải quyết nếu
thấy sự cần thiết.
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa là
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để thu lợi ích lâu dài
trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác so với nền kinh tế của nhà
đầu tư, ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn giành được chỗ đứng
trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường”. Còn với Hội nghị Liên
Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra một doanh nghiệp
về đầu từ trước tiếp nước ngoài. Theo đó, luồng vốn này bao gồm vốn được cung
cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, hoặc vốn mà nhà
đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp này. Đầu tư trực tiếp ra
11
nước ngoài gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay
trong nội bộ công ty. Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài là người sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của
nước khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của

nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm
quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy.” Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD) cũng đưa ra khái niệm: “Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư
trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu
chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên
không phải tất cả các quốc gia đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài. Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong
doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành
quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư
gián tiếp.[17] Còn theo Luật số 11/QH ngày 22/10/2004 về khuyến khích đầu tư
nước ngoài tại nước CHDCND Lào, Đầu tư nước ngoài được quy định như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nghĩa là thu hút vốn gồm có tài sản, công nghệ và
nhân lực của nước ngoài vào CHDCND Lào với mục đích kinh doanh”. Các quan
điểm và định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài được đưa ra tuỳ theo góc độ nhìn
nhận của các nhà kinh tế, rát phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, dù được định nghĩa
như thế nào thì bản chất của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu
tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản
xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ
vốn đầu tư. Qua đó, chúng ta có thể rút ra một định nghĩa chung nhất như sau: Đầu
tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập cơ sở sản
xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư. Trong đó nhà đầu tư nước ngoài có thể thiết
lập quyền sở hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền quản lý, điều hành
trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ các hoạt
động đầu tư đó trên cơ sở tuân theo quy định của Luật ĐTNN của nước đó.[15]
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được hình thành từ mọi thành phần kinh
tế: chính phủ, doanh nghiệp và tư nhân. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc
12
điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này
không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn, nguồn vốn đầu tư này mang khoa học, kỹ

thuật, bí quyết công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý cho nước tiếp nhận đầu tư.
Nhà đầu tư trực tiếp sở hữu, sử dụng và quản lý vốn của mình, vì thế không có quan hệ
vay mượn giữa nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi
nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả.
Có thể thấy, mục tiêu của việc khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài
tại CHDCND Lào nhằm mở rộng các ngành kinh doanh thu hút vốn và ngoại tệ vào
lưu thông trong nước, khuyến khích xuất khẩu và tìm kiếm thị trường nước ngoài để từ
đó tiếp thu và học hỏi trình độ KHKT tiên tiến trên thế giới, phát triển và nâng cao
trình độ cho người lao động trong nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân
lao động, từ đó góp phần cải thiện và nâng cao đời sống xã hội. Vì mục tiêu nêu trên
mà nội dung cơ bản pháp luật đầu tư của Lào quy định những nguyên tắc trong hoạt
động đầu tư, các loại hình và ngành nghề đầu tư, các biện pháp khuyến khích, bảo hộ
và quản lý việc đầu tư trong nước và nước ngoài. Và quan trọng nhất đó là việc quy
định quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
1.1.2 Pháp luật về ngân hàng
Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào xuất
phát từ tính khách quan chung của hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Khi quá trình
tích tụ và tập trung vốn đã đạt đến mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư ra
nước ngoài. Khi các doanh nghiệp nhận thấy việc đầu tư trong nước không còn
mang lại lợi thế so sánh nữa, hoặc lợi thế so sánh thấp hơn so với đầu tư ra nước
ngoài, các doanh nghiệp tiến hành đầu tư ra nước ngoài, vào các quốc gia lạc hậu
hơn, có các yếu tố đầu vào sản xuất rẻ hơn nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Và
điều tất nhiên là với việc đầu tư ra nước ngoài, điều quan trọng của một doanh
nghiệp là nên nắm vững sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật nước
này. Nhận thấy rằng, quá trình đổi mới và phát triển của hệ thống ngân hàng Lào
được thể hiện khá rõ nét qua thời gian, cụ thể [26]:
Sự kiện Lào
Bắt đầu chính thức thực hiện chính sách đổi mới kinh tế 1986
Chuyển đổi hệ thống ngân hàng từ 1 cấp thành 2 cấp, tách riêng
hệ thống ngân hàng nhà nước (ngân hàng trung ương) và ngân

1988
13
hàng thương mại
Luật hoá việc phân định rõ chức năng và nhiệm vụ của NH trung
ương, Ngân hàng thương mại
1990
Mở rộng hoạt động ngân hàng thương mại, khuyến khích khu vực
tư nhân và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng
1992
Bắt đầu thực hiện đổi mới các Ngân hàng thương mại nhà nước 1996
Tái cơ cấu các Ngân hàng thương mại nhà nước 2003
Thực hiện cổ phần hóa một số Ngân hàng thương mại nhà nước 2009
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại 2011 đến nay
Cũng như pháp luật đầu tư thì pháp luật ngân hàng của Lào bảo đảm tính
chặt chẽ giữa các văn bản pháp luật liên quan như Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật
Ngân hàng thương mại Trong đó, Luật ngân hàng nhà nước năm 1995 quy định
khá rõ vai trò của Ngân hàng Nhà nước: “Ngân hàng nhà nước là tổ chức tài chính
của Chính phủ, có địa vị tương đương bằng Bộ, là ngân hàng trung tâm của cả
nước, có trụ sở chính tại thủ đô. Tham mưu cho Chính phủ trong việc quản lý vĩ mô
nền tài chính quốc gia. Khuyến khích và bảo vệ sự vững chắc của đồng tiền Kíp ở
trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế quốc
gia. Làm cho hệ thống tài chính tiền tệ Lào hoạt động an toàn và có hiệu quả.
Khuyến khích và tạo điều kiện để nguồn vốn trong và ngoài nước được vận hành
hiệu quả. Góp phần giúp nền kinh tế Lào thực hiện được những mục tiêu chiến lược
trong phát triển nền kinh tế xã hội”. Từ đó có thể hiểu, hệ thống Ngân hàng nhà
nước tại Lào cũng có chức năng tương tự như Ngân hàng Nhà nước tại Việt Nam,
tức là ngân hàng đầu não, cơ quan quản lý có trách nhiệm tổng thể đối với sự phát
triển của tài chính vi mô, chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn tiền, quản lý dự trữ và
giám sát các ngân hàng thương mại. Có thể nói, Luật Ngân hàng nhà nước năm
1995 cũng quy định tương đối thành công trong việc hoàn thành mục tiêu phát triển

và hội nhập kinh tế quốc tế, điều chỉnh chính sách tiền tệ của nền kinh tế thị trường
mới nổi, thực hiện đạt được mức tăng trưởng kinh tế theo từng năm.
Luật Ngân hàng thương mại được Quốc hội Lào phê chuẩn vào ngày
26/12/2006 với những điều khoản chung về thành lập, cơ cấu hoạt động; cơ cấu tổ
chức và nhân sự; các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng; điều kiện quy chế kinh
doanh; Quản lý, thanh tra Ngân hàng; Khôi phục và phá sản Cụ thể hơn, Điều 2
về “Ngân hàng Thương mại” Luật Ngân hàng thương mại năm 2006 quy định
14
“Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp được thành lập theo bộ luật này với lĩnh
vực hoạt động chủ yếu là huy động tiền gửi để cung ứng tín dụng, mua – bán ngoại
hối, cung ứng dịch vụ thanh toán và đầu tư”. Với hoạt động huy động vốn bằng
cách nhận tiền gửi, ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư
cùng với nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp. Còn hoạt động cấp tín
dụng, ngân hàng sẽ cung ứng nguồn tiền tệ huy động được vào đúng tay những nhà
doanh nghiệp cần vốn, góp phần không nhỏ tăng hiệu quả của đồng vốn trên thị
trường. Thêm vào đó với hoạt động cung ứng các dịch vụ thanh toán, ngân hàng sẽ
trực tiếp tạo điều kiện cho người sử dụng vốn quay vòng một cách nhanh chóng và
hiệu quả. Ngoài văn bản của Quốc hội này thì Ngân hàng Nhà nước cũng có hàng
loạt văn bản chuyên ngành hướng dẫn hoạt động của Ngân hàng thương mại như:
Hướng dẫn số 536/VQNT ngày 14/10/2009 về tổ chức thực hiện quyết định về bảo
đảm an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại; Hướng dẫn số 537/VQLNgân hàng
thương mại ngày 14/10/2009 về tổ chức thực hiện quy định về việc duy trì trạng thái
ngoại tệ của Ngân hàng thương mại; Quy định số 06/NHNN ngày 11/05/2004 về việc
phân loại nợ của Ngân hàng thương mại trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Từng văn
bản hướng dẫn thi hành lại đi sâu vào các vấn đề hướng dẫn hoạt động của hệ thống
ngân hàng tại Lào. Theo đó, cũng hướng dẫn khá chi tiết cách thức thành lập của chi
nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con của các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào.
Việc này đóng góp hơn nữa vào quá trình phát triển hệ thống văn bản cũng như
hướng dẫn các nhà đầu tư những bước đi đầu tiên và vững chắc tại quốc gia này.
1.1.3 Các hiệp định thương mại liên quan giữa Lào và Việt Nam

Quan hệ Việt Nam - Lào là mối quan hệ lâu bền từ trước tới nay giữa Việt
Nam và Lào. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào đã được Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào coi là chiến lược trong suốt cuộc đấu tranh giành quyền lực. Trên thực tế
mặc dù hai nước gặp nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên mang lại, nhưng quan hệ
giao lưu qua lại giữa hai nước không ngừng phát triển, vượt qua mọi khó khăn để
phát triển toàn diện trong mọi hoàn cảnh, một giai đoạn và trong mọi lĩnh vực. Có
được mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt như ngày nay là nhờ có truyền thống
tốt đẹp trong quan hệ giữa nhân dân hai nước có từ bao đời.
15
Sự gắn kết giữa hai nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào là mối
quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, gắn bó keo sơn, thuỷ chung, trong
sáng giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quốc hội và Nhân dân hai nước. Sau 50 năm
kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ truyền thống này luôn được
củng cố sâu rộng và phát triển toàn diện, liên tục. Một trong những động lực thúc
đẩy quan hệ song phương ngày càng bền vững và phát triển của hai nước chính là
sự thành công trong hợp tác kinh tế, thương mại.[12]
Trong thương mại, Việt Nam và Lào cũng đã có mối quan hệ từ xa xưa, ban
đầu chủ yếu là thông qua việc giao thương, trao đổi hàng hoá của cư dân vùng biên
giới hai nước. Mối quan hệ này được xác lập chính thức thông qua con đường Nhà
nước từ khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Vương quốc Lào
ký Hiệp định Thương mại ngày 13/7/1961. Đây là bước đi đầu tiên và tạo cơ sở
pháp lý quan trọng nhất cho quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển.
Tuy vậy, thời kỳ 1961-1975 quan hệ thương mại giữa hai nước mới bắt
đầu tại vùng biên giới hai nước. Đặc biệt là quan hệ vừa trao đổi hàng hoá vừa
giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân các tỉnh biên giới Việt Nam với bà con vùng
giải phóng của Lào Sau khi nước CHDCND Lào được thành lập (tháng
12/1975), thời kỳ 1976 - 1990, hai nhà nước Việt Nam và Lào đã ký các Hiệp
định Thương mại 5 năm và các Nghị định thư thương mại hàng năm đề tạo cơ
sở cho sự giao lưu của hai nước. [12]
Tháng 2/1991, Hiệp định Thương mại thời kỳ 1991 - 1995 được ký giữa hai

Chính phủ, hai bên thoả thuận chấm dứt hình thức ký Nghị đinh như trao đổi hàng
hoá hàng năm, xoá bỏ tình trạng bao cấp của Nhà nước, tạo ra một thời kỳ mới
trong quan hệ thương mại hai nước Việt Nam – Lào. Hiệp định Thương mại trong
thời kỳ này cho phép mở rộng đối trong trao đổi, không hạn chế các tổ chức, cá
nhân tham gia trao đổi làng hóa và dịch vụ, không hạn chế kim ngạch trao đổi, mở
rộng danh mục trao đổi từ các mặt hàng cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu, góp phần
làm phong phú, đa dạng các mặt hàng trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh
nghiệp của hai nước. Và tính đến thời điểm hiện nay thì Hiệp định thương mại được
ký vào ngày 09/3/1998 đang có hiệu lực một lần nữa khẳng định mong muốn củng
cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước
16
một cách ổn định và lâu dài. Theo đó, Hai Bên khuyến khích mua bán các loại hàng
hoá, trừ các mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu của
mỗi nước và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại
hàng hoá đó theo đúng pháp luật hiện hành của mỗi nước và thông lệ quốc tế. Ngoài
ra, Hai bên dành cho nhau chế độ nước được ưu đãi nhất về thuế quan, các chi phí
và thủ tục hải quan liên quan đến việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá từ nước
này sang nước kia. [17]
Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng cho những lợi thế, miễn trừ,
ưu đãi mà Hai Bên dành hoặc sẽ dành cho những nước tham gia với bất kỳ bên nào
trong hiệp hội hải quan, hay khu vực mậu dịch tự do, hoặc trong khuôn khổ của
hiệp hội khu vực về hợp tác kinh tế hiện có, hoặc có thể sẽ được hình thành trong
tương lai
Về lĩnh vực đầu tư và bảo hộ đầu tư thì đến ngày 14/01/1996, tại Viengchan,
các bên đã ký Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với mong muốn mở rộng
và tăng cường hợp tác lâu dài về kinh tế, công nghiệp và đặc biệt là tạo những điều
kiện thuận lợi cho đầu tư của các nhà đầu tư của Bên ký kết tại lãnh thổ của Bên ký
kết còn lại. Ngày 19/12/2012 hai bên đã thoả thuận một Nghị định thư về sửa đổi
Hiệp định này, nhằm đưa ra các quy định hợp lý hơn tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp phát triển cũng như hoạt động. Theo đó, định nghĩa cụ thể và rộng hơn về

“đầu tư” mà không chỉ giới hạn bởi các lĩnh vực như:
1.Động sản, bất động sản và bất kỳ quyền sở hữu tài sản nào khác như quyền
thế chấp, cầm cố, đặt cọc;
2. Phần góp vốn, cổ phần và trái phiếu của các công ty hay lãi từ tài sản của
các công ty đó;
3. Khiếu nại đối với một khoản tiền hay quyền đối với bất kỳ sự thực hiện
nào có giá trị về mặt kinh tế;
4. Quyền sở hữu trí tuệ và công nghiệp, bao gồm quyền tác giả, bằng phát
minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại, tên thương mại, kiếu dáng công nghiệp, bí
quyết thương mại, quy trình kỹ thuật và bí quyết kỹ thuật và uy tín kinh doanh;
5. Sự chuyển nhượng kinh doanh theo luật hoặc theo hợp đồng, bao gồm tô
nhượng về thăm dò, nuôi trồng, tinh chế hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
17
Hiệp định này cũng một lần nữa khẳng định việc khuyến khích bảo hộ đầu tư
ngay tại Điều 2 rằng “Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích và tạo những điều kiện thuận
lợi cho nhà đầu tư của Bên ký kết kia đầu tư trên lãnh thổ của mình, vá sẽ chấp
thuận việc đầu tư đó phù hợp với luật và quy định của mình. Việc đầu tư của các
nhà đầu tư mỗi Bên ký kết sẽ luôn luôn được hưởng sự đối xử thoả đáng công bằng
và được đảm bảo an toàn trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.”
Có thể thấy rằng, trong những năm qua, việc tăng cường, thúc đẩy hợp tác
trong lĩnh vực kinh tế cho ngang tầm với quan hệ chính trị và tiềm năng của hai
nước rất được chú trọng. Nội dung, hình thức hợp tác ngày càng được mở rộng, đa
dạng và phong phú. Các dự án đầu tư của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh
vực mà Lào có tiềm năng, thế mạnh, được Chính phủ Lào khuyến khích như nông
lâm nghiệp, thuỷ điện, khai khoáng, giao thông vận tải, dịch vụ, viễn thông Nhìn
chung, các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện ở Lào đã
góp phần làm thay đổi cơ cấu và thúc đẩy nền kinh tế Lào phát triển, tạo công ăn
việc làm và thu nhập cho người dân, được Chính phủ Lào, chính quyền và nhân dân
địa phương đánh giá cao.
Như vậy, trải qua hơn 40 năm kể từ khi hai nước ký Hiệp định thương mại

năm 1961, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Lào đã không ngừng được đẩy mạnh,
góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của hai nước, đặc biệt
trong những năm gần đây, nhiều hoạt động thương mại đầu tư trở nên sôi động hơn,
hiệu quả hơn. Sự thành công trong hợp tác kinh tế là một trong những động lực để
thúc đẩy quan hệ song phương của hai nước tiếp tục phát triển ngày càng bền vững
cũng như tạo tiền đề cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc dịch vụ có cơ sở pháp lý
vững chắc hơn để phát triển.
Như vậy, trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Lào đã ký nhiều văn
kiện quốc tế quan trọng tạo mọi điều kiện pháp lý cần thiết cho quan hệ hợp tác đầu
tư giữa hai nhà nước. Ví dụ như: Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt-Lào
(18/7/1977); Hiệp ước hoạch định biên giới (7/1977); Hiệp định lãnh sự (1985);
Hiệp định về quy chế biên giới (1990); Hiệp định hợp tác kinh tế-văn hóa-khoa học
kỹ thuật 1992-1995 (2/1992); Hiệp định về kiều dân (1/4/1993); Hiệp định quá cảnh
hàng hóa (23/4/1994); Hiệp định hợp tác lao động (29/6/1995); Hiệp định hợp tác
18
kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật 1996-2000 (14/1/1996); Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư (14/1/1996); Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (14/1/1996);
Hiệp định Vận tải đường bộ (26/2/1996); Hiệp định về trao đổi nhà trụ sở và nhà ở
của cơ quan đại diện (1/4/1996); Hiệp định về hợp tác nông lâm và phát triển nông
thôn năm 1997 và giai đoạn 1998-2000 (12/8/1997); Hiệp định bổ sung và sửa đổi
quy chế biên giới (8/1997); Hiệp định hợp tác Thương mại và du lịch (3/1998);
Hiệp định Quy chế tài chính và quản lý các chương trình dự án sử dụng vốn viện trợ
không hoàn lại của CP Việt Nam dành cho CP Lào (3/1998); Hiệp định tương trợ tư
pháp (6/7/1998); Hiệp định hợp tác chống ma túy (6/7/1998); Hiệp định hợp tác về
năng lượng-điện (6/7/1998); Bản thoả thuận Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hoá,
khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào giai đoạn 2001-2010
(6/2/2001); Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính
phủ Việt Nam- Lào thời kỳ 2001-2005 (6/2/2001); Hiệp định tín dụng xây dựng
đường 18B (tháng 7/2001); Thoả thuận giữa Việt Nam và Lào về Quy chế sử dụng
cảng Vũng áng (7/2001); Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định vận tải đường

bộ ký ngày 24/2/1996 (7/2001); Nghị định thư 2001 thực hiện Hiệp định đường bộ
sửa đổi (7/2001); Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ giữa 2 nước (1/2002);
Thoả thuận về cơ chế tài chính và quản lý dự án sử dụng viện trợ của Chính phủ
Việt Nam dành cho Chính phủ Lào (1/2002); Thoả thuận Viêng Chăn (8/2002). Đây
chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho quan hệ song phương giữa hai nhà nước Việt
–Lào, mà trong đó bao gồm cả lĩnh vực hợp tác đầu tư trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng.
1.2. Quy định của pháp luật về các loại hình Ngân hàng nước ngoài hoạt động
tại CHDCND Lào
Theo Điều 2 Luật ngân hàng nhà nước Lào năm 1995 có quy định “Ngân
hàng nhà nước là tổ chức tài chính của Chính phủ, có địa vị tương đương bằng Bộ,
là ngân hàng trung tâm của cả nước, có trụ sở chính tại thủ đô ” Như vậy, pháp
luật ngân hàng của CHDCND Lào đã nhìn nhận một cách đúng đắn và chính xác về
vai trò, vị trí của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân, cũng như đối với
19

×