Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Một số bài học rút ra quanh sự cố các công trình xây dựng có phần hầm tại TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.37 KB, 11 trang )


MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA
QUANH SỰ CỐ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CÓ PHẦN HẦM TẠI TP.HCM

TS. DƯƠNG HỒNG THẨM,
Khoa Kỹ thuật và Công Nghệ
ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT:
Bài báo đề cập về những nội dung tính toán đòa kỹ thuật xung quanh biện pháp thi
công tường vây, tường trong đất sử dụng làm vách hầm và phần nào gợi ý cho việc thiết kế
biện pháp thi công được an toàn, bền vững và hiệu quả. Một số bài học từ hai trường hợp
sự cố được rút ra.

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHẦN
NGẦM TẠI TP.HCM:
Trong thời gian gần đây, bằng việc áp dụng nhiều kỹ thuật thi công hiện đại và
với một trình độ cao của đội ngũ kỹ sư thiết kế và chỉ huy thi công, ngành xây dựng trong
đòa bàn TP.HCM đã hoàn thành rất thành công những công trình cao tầng có phần hầm.
Tuy vậy, cũng đã thấy xuất hiện một số công trình xây dựng bò sự cố. Số lượng
công trình bò sự cố tuy không nhiều, nhưng mức độ gây thiệt hại cho người và của cải của
các công trình đang thi công và trong lân cận khu vực thi công là rất to lớn, rất nghiêm
trọng và thực sự đã gây nhiều xôn xao dư luận về uy tín của những người làm xây dựng
nói chung.
Có ý kiến cho rằng, khi ta đóng 10 cây đinh vào gỗ thì cũng có vài cây bò vẹo; hay
khi mà công cuộc xây dựng với qui mô càng to lớn thì nguy cơ xảy ra chuyện này chuyện
nọ hiển nhiên cũng tăng lên; và sau cùng, chẳng ai muốn xảy ra sự cố hết ! Những ý kiến
này không sai, tuy nhiên theo ý kiến của người viết bài này, chúng ta cần tự kiểm điểm
lại những việc đã làm vừa qua, cũng là một việc hết sức cần thiết cho một tương lai tốt
đẹp hơn của ngành.


Trở lại đề cập đến các sự cố, có thể thấy rằng đa số sự cố tập trung ở giai đoạn
đang diễn ra việc thi công phần hầm, khiến chúng ta phải xem lại thiết kế biện pháp thi
công và mối quan hệ giữa các công đoạn/công tác thi công. Thông thường, chúng ta sẽ
bắt đầu soát lại một cách khá tổng thể đến những yếu tố chung trước và sau đó, sẽ đi vào
phân tích cụ thể chi tiết từng yếu tố trong một danh mục kiểm tra có soát xét nhiều cấp.
Trước mắt có thể nêu ra 4 nhóm yếu tố chính có liên quan đến sự cố: về không gian, thời
gian, những yếu tố về con người và giá trò công nghệ của nó (vật liệu nhân công và ca
máy).

* Về không gian thi công:
o Chiều sâu hố móng cho phần ngầm: Dù nông hay sâu (dưới 1m nền cát
không chống vách đến vài chục mét) cũng đều có thể gây ra sạt lở cho nền
công trình xung quanh (CTXQ), thậm chí còn gây nghiêng lún hay sụp đổ
công trình bên cạnh [1];
o Độ sâu đòa tầng khảo sát và bán kính điều tra công trình xung quanh trước
khi thi công và trong quá trình thi công [2];
o Mức nước ngầm và biên độ lên xuống của nó, cùng những ảnh hưởng có
liên quan của nước ngầm/nước mặt gây ra cho nền đất;
o Độ sâu tường vây hay chiều sâu đóng cừ bản tối thiểu không tiên liệu khi
bơm hạ mức nước ngầm hay thoát nước hố móng để thi công (trong tổ hợp
tác động bất lợi) …
o Vò trí hay đòa tầng có nguy cơ xảy ra khuyết tật: Sự cố đa số xảy ra khi
cừ/cọc đi qua các lớp đất nguy hiểm đối với thi công như cát bụi, bột…kèm
áp lực trong các tầng đó.
o Tính hợp lý của biện pháp tổ chức không gian thi công kiểu 2 chiều
(topdown hoặc bottom up) trước một bản thiết kế cho trước.

* Về yếu tố thời gian:
o Không kiểm soát được tốc độ thi công: đào đất, lưu lượng bơm (hạ mức nước
ngầm hoặc thoát nước hố móng), tốc độ ép cọc…

o Do gấp rút hoàn thành tiến độ, đã tiến hành phi lý các công đoạn thi công,
thậm chí bỏ qua những nguyên tắc “đèn đỏ “ trong trình tự, chẳng hạn như
đã tiến hành thi công đồng thời nền trên đất yếu với cấu trúc, bỏ qua những
kế hoạch dài hạn cần thiết về qui trình gia/giảm tải; Ngược lại, hố đào để
quá lâu cũng khiến cho đất hố đào thay đổi do thời tiết, do nước ngầm nước
mặt và các giải pháp chống đỡ trước đó không còn kiến hiệu nữa.
o Thiếu thời gian quan trắc để hạn chế kòp thời sự phá hoại liên tiến
(progressive failure). Khi có một số ít các manh mối dẫn đến nguy cơ phá
hoại tiềm tàng, thì lại chưa có những giải pháp xử lý dự phòng, tiên liệu.

* Về yếu tố liên quan đến con người ở trước và trong giai đoạn thi công:
Thiết kế
o Các sơ đồ phẳng 2D thường được sử dụng để tính toán, trong khi thực tế kích
thước hố móng có giới hạn về tỉ lệ các cạnh của hố móng. Ngoài ra, có thiết
kế qui đổi độ cứng một cách quá giản đơn để các phần mềm mô phỏng nhận
biết được kết cấu và mô tả các tiết hợp. Đơn vò thẩm tra không phát hiện.
o Thiết kế chưa quan tâm nhiều đến giải pháp thi công, sử dụng kết cấu loại

công xôn trong nền móng phần ngầm (thí dụ: tường vây dạng công xôn để
chắn vách hố đào sâu);
o Thiết kế thay đổi - thường gặp khi chủ đầu tư thay đổi qui mô xây dựng -
dẫn đến biện pháp thi công đã duyệt trở nên không phù hợp;
o Không lưu ý đến đặc điểm không xác đònh của đất, cụ thể đó là sự phân
phối lại nội lực lên các cấu trúc chống đỡ hố móng từ hiệu ứng bắc vòm của
đất khi kết cấu chuyển vò.
Thi công
o Nhà thầu lập bản Thiết kế biện pháp thi công đã không tiên liệu đầy đủ tải
trọng và tác động, tính toán sơ sài, khiếm khuyết hoặc dựa vào kinh nghiệm,
dựa dẫm phần mềm trong khi không kiểm soát được tính tin cậy của kết quả
(thiếu kiểm tra), có khi nhầm lẫn trong đánh giá tải và đáp ứng của đất, trước

những biến đổi - thường là bất lợi hơn - ngoài dự báo của nền đất trong khi thi
công (thí dụ: đào đất theo giai đoạn, áp lực lên thanh chống thay đổi);
o Vận hành máy móc thiết bò thiếu tính toán kiểm soát, thiếu kiềm chế, ít chú
trọng qui trình kỹ thuật, “mất quân bằng” khi thi công (trọng tiến độ hay lợi
nhuận kinh tế, bỏ qua kỹ thuật);
o Bơm với tốc độ “phi mã” nhằm mau chóng hạ mức nước ngầm để thi công
khi độ sâu đặt móng lớn, trong khi không quan tâm tầng đất xung quanh:
đất có hệ số thấm lớn (hiển nhiên gây lún xung quanh nhiều và mau sụp)
hoặc hệ số thấm bé (gây tăng lực trì trên khối tích và tăng áp lực ngang lên
tường vây, gây phá hoại kết cấu);
o Trình độ thi công bò ảnh hưởng bởi thói quen, kinh nghiệm và sự bảo thủ
của người chỉ huy.
Giám sát
o Công tác giám sát không kiểm soát hết nổi chất lượng bê tông đổ trong đất,
dẫn đến chất lượng không đồng đều tại các vò trí khác nhau trong một hạng
mục (tường vách hầm dạng cọc barrete đổ trong đất, hoặc sử dụng cọc
khoan nhồi tiết diện nhỏ làm chống vách);
o Thiếu kiên quyết hoặc thiếu thích ứng trong các tình huống xử lý, phó mặc
đơn vò thi công;
o Hạn chế trình độ, ngại lập biên bản; chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên không
phê chuẩn hết những lãnh vực cần được giám sát, cho thông qua những khiếm
khuyết mà không có những kiểm toán cần thiết và tiên liệu sự cố.

* Về giá trò công nghệ
o Thiếu thốn giá trò công nghệ: (1) do hạn chế trình độ tính dự toán, nên
không đệ trình đầy đủ những tính toán thuyết minh kỹ thuật thi công (về vật
liệu, nhân công, ca máy của biện pháp); hoặc (2) tuy đều biết trước, nhưng

để thắng thầu phải gạn lọc bỏ bớt biện pháp hoặc “hậu xét” dẫn đến thiếu
hụt giá trò công nghệ thi công hoặc (3) do đã bò động trước những phát sinh

tại công trường (thường xảy ra ở khâu chống sạt lở vách)

Một vấn đề riêng
Lý thuyết lẫn quan trắc thực tế bài toán chống vách hố đào cho thấy đây thực sự
là một bài toán hết sức khó khăn và đầy rủi ro, thách thức cả trong tính toán thiết dự lẫn
trong quá trình thi công, nhất là khi công tác đào đất theo giai đoạn có áp dụng các
phương pháp mới như top-down hay bottom-up.
Vì thiếu số liệu thống kê, cho nên bài viết này không có tham vọng đề cập đến
một đánh giá mối tương quan nhiều chiều từ tất cả những phân tích tổng thể trên, mà chỉ
quan tâm đến một vấn đề riêng. Đó là sự phù hợp của giải pháp thi công phần ngầm với
điều kiện của nền đất.
Nói theo kiểu nói của người xưa, con người phải thích nghi với hoàn cảnh, ví như
“mệnh” với “cục” cần được hài hòa thì mới tốt và phát huy được tài năng. Hay cụ thể
hơn nữa, vấn đề là: Từ những sự cố vừa qua của phần ngầm, cần xem xét những số liệu
đòa chất hay đòa tầng nào, danh mục các nội dung tính toán có tính bắt buộc nào (để trình
duyệt bản thiết kế biện pháp tổ chức thi công), vừa là tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật vừa có tính
chủ động phòng ngừa từ xa và đạt hiệu quả kinh tế và kỹ thuật.

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH CƠ SỞ ĐƯC ĐỀ NGHỊ:
2.1. Kiểu thức phổ biến của tường vây tầng hầm tại TP.HCM – Nguyên tắc chung
Những dạng tường vây phổ biến thường được chọn theo năng lực thi công, kinh
nghiệm tay nghề của đội ngũ nhân lực thi công và giá trò của công nghệ mà đơn vò thi
công sở hữu, gồm:
- Tường cừ bản chống sạt lở, rút lên thu hồi lại sau khi xây dựng tường vách;
- Tường vây bằng cọc khoan nhồi, đường kính nhỏ đến trung bình (khoảng 600);
- Tường trong đất dày sử dụng làm thường chắn tầng hầm luôn (kiểu barrette);
Nguyên tắc chung của bài toán tường vây hố đào sâu là bắt buộc phải có những
tính toán cẩn thận và các tính toán phải phù hợp với diễn tiến thi công (về trình tự và có
tính bao vây - nghóa là an toàn với mọi biến đổi có tính giai đoạn của trình tự đào).


2.2. Những nội dung tính toán điển hình trong một bản thiết kế biện pháp thi công
2.2.1. Nghiệm thu công tác chuẩn bò mặt bằng
Có trong tay số liệu điều tra khảo sát thực đòa và đối chiếu với hồ sơ thiết kế; Sơ
bộ đánh giá phạm vi ảnh hưởng của tường cừ đối với nguy cơ gây ra biến dạng vượt mức
cho phép của CTXQ [3], xác đònh rõ ràng chiều sâu đặt móng của các công trình bò ảnh
hưởng để đưa vào kế hoạch theo dõi.

* Phát hiện những điều không phù hợp giữa các hồ sơ thiết kế với tiêu chuẩn hiện
hành và thực đòa (kể cả những tác động như rung động môi trường), nêu ra trong cuộc
họp tiền khởi công để các bên chỉnh sửa cho phù hợp.
* Cùng với các bên liên quan khác điều chỉnh, họp tiền khởi công để thông qua
và các bên chứng tỏ đã hoàn tất việc chỉnh sửa sai sót, đệ trình chủ đầu tư thông qua (đại
diện là Ban quản lý dự án).

2.2.2. Thiết lập chống vách hố đào, chống sạt lở cho CTXQ
* Sơ bộ kiểm tra bán kính ảnh hưởng do chiều sâu hố đào. Điều kiện là
(H-h) /L < tanφ + Cu/qb
trong đó H, h, L lần lượt là độ sâu hố đào, độ sâu đặt móng của CTXQ và khoảng cách
giữa mép các công trình; qb là áp lực tiếp xúc của CTXQ đang theo dõi (ước tính); φ và
Cu lần lượt là góc ma sát trong và lực dính không thoát nước của đất nền dưới CTXQ.
Chọn lựa phương án chống vách theo khuyến cáo, [3]. Thông thường đơn vò thi
công lựa chọn phương án chống vách và phương thức xây dựng (ép cừ Larsen, rung hạ cừ
hoặc đúc cừ trong đất). Riêng về biện pháp hạ cọc bằng rung, có hai nguyên lý lớn là:
Vật liệu rời càng đồng c nhận từ đường cong phân bố cỡ hạđều (xát) càng thay đổi độ
chặt do tính dãn nở (dilatancy) ng cao; và nguyên lý: Dưới sự rung, vật liệu rời thì chặcàt
lại còn vật liệu chặt (như bụi, cát bột) thì rời ra. Nguyên lý trước nói lên sự biến đổi thể
tích rất lớn, tiềm tàng nguy cơ lún trên diện rộng xung quanh; còn nguyên tắc sau là đặc
điểm nổi bật của đất rời dưới sự rung.
* Tính toán chiều sâu cắm cừ bản tối thiểu cùng với sơ đồ chống vách từ bước trên
o Chống bùng nền (cho đất dính) và cát sủi (thường xảy ra cho đất rời).

o Tính toán hệ số an toàn ổn đònh của vòng vây:
 Đánh giá hệ số an toàn ổn đònh của chiều sâu cừ bản/tường vây: Tính
toán lượng gia tăng áp lực ngang chủ động của đất lên tường chắn khi
dung trọng đã tăng lên do gradient thủy lực của dòng thấm phát sinh
trong quá trình bơm nước bên trong hố móng, đồng thời với sự giảm
đáng kể của sức chống đẩy ngang (áp lực ngang bò động) của đất gài giữ
chân tường chắn
 Tính toán chuyển vò đỉnh tường cừ và đánh giá thực tế bằng quan trắc
thực tế một cách có kế hoạch, thường xuyên;
 Ước tính độ lún của đất xung quanh hố đào, đánh giá bằng thực tế quan
trắc cả chuyển vò ngang của đỉnh tường và của đất nền/móng CTXQ [3].
o Chuẩn y bản tính, tư vấn giám sát trưởng thông qua và chủ đầu tư đồng ý.
* Tính toán lưu lượng thấm vào hố móng để thiết kế công suất bơm và hình học của
hố đặt đầu bơm, đồng thời kiểm soát tốc độ hạ mức nước bên trong hố móng phục vụ thi
công

o Phải dựng lưu võng mới đònh lượng được lượng nước tuôn vào hố móng và
tính đúng áp lực ngang của phần hạt và phần nước (gồm thuỷ tónh và thủy
động). Từ đó chọn loại, công, vò trí bơm tháo nước hố móng theo qui đònh.
o Đo đạc kiểm tra đối chiếu tính toán. Kòp thời điều chỉnh từ công đọan làm
thử trên số lượng mẫu.
o Quan trắc và báo cáo chuyển vò bề mặt.
o Thiết lập sơ đồ tính, kiểu thức kết hợp (cây chống/giằng hay sàn đúc sau)
và liệt kê tải trọng/ c động lên tường vây, đưa vào tính toán độ bền, độ
cứng và độ vững chắc (độ kiên cố) của kết cấu.

2.2.3. Tính toán và theo dõi kiểm soát diễn biến hạ mức nước ngầm
Hạ mức nước ngầm để thi công có thể:
* Gây lún không đều cho CTXQ: p lực hữu hiệu tăng lên từ các lớp đất nằm trên
đường mực nước. Móng/công trình gần - trên nguyên tắc - lún nhiều hơn móng/công trình xa

o Chú trọng những tầng cát có nước ngầm, đặc biệt cát bụi, bột có áp lực.
Muốn đo áp lực thủy động này, sử dụng thủy áp kế (piezometer);
o Kết hợp lưới giếng bơm hồi nước, nhằm duy trì mức nước không bò giảm
nhiều quá. Nên kiểm soát sự bơm: Không nên quá nhanh.
o Sử dụng tầng lọc ngược đủ mòn-phía-dòng-vào để chống nguy cơ lọc rửa
(piping) làm cốt liệu mòn trong nền CTXQ bò dòng thấm lôi đi và ra khỏi
nền.
* Làm xuất hiện lực dòng thấm (áp lực thủy động): Sai lầm thường thấy là các kỹ
sư tính toán biện pháp thi công thường lựa chọn thông số tính toán dòng thấm và gradient
thủy lực từ hệ số thấm theo phương đứng từ kết quả báo cáo đòa chất; trong khi dòng thấm
diễn tiến theo phương ngang (vốn có hệ số thấm luôn lớn hơn hệ số thấm phương thẳng
đứng).
* Làm gia tăng dung trọng đất xung quanh hố đào dẫn đến gia tăng áp lực ngang:
Sử dụng hệ số thấm theo phương đứng là hợp lý.

Tính toán biện pháp hạ mực nước ngầm
* Bên cạnh những biện pháp hạ nước mặt, có quá nhiều những nội dung tính toán
biện pháp và qui tắc phối hợp giữa các giếng bơm, giếng điểm hay các loại giếng khác
nhau, cùng phục vụ cho việc “trò thủy” cho hố móng [2]
* Kiểm soát tính hiệu quả của việc bơm nước, thể hiện bằng kết quả quan trắc và
xác nhận xem có thỏa đáng theo sơ đồ tính hay không.




2.2.4. p dụng phương pháp thi công

Phương pháp thi công Top-Down có thể hạn chế được chuyển vò và rút ngắn tiến
độ, dù rằng trên thực tế, việc đào từ trên xuống đôi khi đắt và chậm hơn.


3. MỘT VÀI TRƯỜNG HP ĐẶC THÙ CỦA CÔNG TRÌNH THỰC BỊ SỰ CỐ VÀ
BÀI HỌC RÚT RA:
3.1. Trường hợp sự cố công trình thứ nhất:
Thi công rung hạ cừ Larsen L=12m, bên cạnh một tường vây hiện hữu bằng cọc
khoan nhồi đường kính Þ300 dài 9m, bố trí cách khỏang 0.4m.
 Mô tả sự cố :
Một thời gian sau khi thi công vòng vây bằng cọc Larsen L=12m phục vụ đào đất
nối cọc khoan nhồi hiện hữu và thực hiện shoring vòng vây, công trình cao ốc 5 tầng bên
cạnh bò nghiêng nhẹ
 Bài học rút ra:
a) Sai phạm có thể về trình tự thi công móng sâu, cụ thể là nguyên tắc cừ /cọc dài
hạ trước, cừ/cọc ngắn hạ sau. Trong trường hợp cừ Larsen L=12m cách hàng cọc vây
khoan nhồi chỉ 2m, và sau đó vòng cừ Larsen thứ hai chiều dài tương tự cách hàng cừ
Larsen đóng trước 2.7m. Cả hệ Larsen trước và sau xếp hàng theo triền dốc (xem Hình 1).
Đáng lẽ phải thi công vòng cừ trong trước.
Trong trường hợp nếu trình tự ép cừ đã không sai, tức là đơn vò thi công đã thi
công cừ trong _dài hơn đóng/ép trước, có thể sự rung đã làm lớp cát chặt lại dưới mũi cọc
khoan nhồi Þ300 tường vây sát nhà 6 tầng.
b) Không chú ý đến đòa chất công trình khi thiết kế biện pháp hạ cừ, nhất là các
tầng cát. Cả hai hệ cừ trước và sau đều hạ vào lớp cát bời rời và chặt vừa sẽ làm đất chặt
lại do phát sinh túi nén chặt bên dưới mũi cừ (phát triển lên một đọan thân cừ khoảng 8

lần cạnh cừ), trong quá trình rung để hạ cừ đến độ sâu –17.000 đã khiến cát đang giữ
hàng cừ trước rời bỏ cừ này để tập trung về phần dưới mũi cừ Larsen đóng sau. Kết quả
là hàng cừ Larsen đóng trước tụt xuống và gập ngả ngang về phía hố đào, kéo theo hàng
cọc khoan nhồi vây sát nhà 5 tầng bò nghiêng, thậm chí tụt độ cao và công trình này bò
nghiêng.
c) Quá trình bơm nước ngầm chứa trong tầng cát khi đào đất thiết lập hệ chống
shoring vách tường cừ. Quá trình này gây áp lực dòng thấm là nguyên nhân kế tiếp dẫn
đến độ lún bổ sung cho nền tòa nhà 5 tầng bên cạnh.

d) Không có biện pháp khảo sát hiện trạng và chống đỡ trước cho nhà hiện hữu khi
đã phát hiện nứt ảnh hưởng.

3.2. Trường hợp sự cố công trình thứ hai:
 Mô tả sự cố :
Tường vây công trình đúc trong đất (dạng cọc barrette) bề dày 1.2m, độ sâu mũi
cọc đến – 67.600 (dài 66,8mét). Cọc thi công bằng phương pháp dung dòch treo
Bentonite qua một đòa tầng ba lớp:
 Lớp 1 (dày 33.7 mét, ký hiệu lớp số 4): cát vừa đến mòn lẫn bột chặt đến chặt
vừa. Lớp này phát triển từ độ sâu –10.600 ở HK3 (báo cáo lập năm 2002)
hay –12.600 ở HK1 (báo cáo lập năm 2006), tương ứng độ sâu –11.400 của hồ
sơ thiết kế (lấy mặt đất là – 0.800), chấm dứt ở độ sâu – 45.100 thiết kế.
 Lớp 2 (dày 17 mét, ký hiệu lớp số 5): Sét lẫn bột trạng thái nửa cứng đến cứng.
Lớp này phát triển từ độ sâu –42.200 ở HK3 (báo cáo lập năm 2002)
hay –56.700 ở HK1 (báo cáo lập năm 2006), tương ứng độ sâu –53.700 của hồ
sơ thiết kế (lấy mặt đất là – 0.800).
 Lớp 3 (dày 21 mét, ký hiệu lớp số 7): cát hạt trung, chặt đến rất chặt. Cọc đi
vào lớp này một đọan còn lại của chiều dài, tức 66.8-11-(33,7+17) = 5mét
(gần đúng).
Đáng lưu ý ở một hố khoan phối hợp khác (ký hiệu HK 2), khảo sát cho thấy
tầng cát (lớp số 4, cát vừa đến mòn lẫn bột) bò kẹp bởi hai lớp sét, phía trên là
lớp thấu kính xuất hiện ở độ sâu –17.000 đến – 19.500, và phía dưới là lớp đất
số 5. Thiết kế đã thể hiện lớp thấu kính (được ký hiệu TK) của mặt cắt đòa chất
đặc biệt này trong bản vẽ kết cấu cao độ tường vây.
Sự cố được mô tả sơ bộ là một vết thủng bề rộng khoảng 700 mm, dài khoảng
800mm, vò trí nằm ngay phần tiếp giáp giữa các panel. Giải pháp hạ mức nước ngầm đã
được triển khai. Giai đoạn xảy ra sự cố là khi công trình đang đào xuống để thi công phần
sàn cuối cùng cao độ – 20.150. Cho rằng chất lượng thi công mối nối có vấn đề, khi đào
đất ra thì mất phản áp của đất nên nướctràn nhanh vào hố móng (!).
 Bài học rút ra:



a) Đánh giá cường độ áp lực ngang thủy động của nước:
Áp lực cột nước tại nơi xảy ra sự cố mang thuộc tính thủy động (do cột nước thủy
tónh + do bơm hạ MNN, nôm na là dòng thấm thêm mạnh). Sử dụng kỹ thuật dựng lưới
thấm của Casagrande và qua tính toán, cường độ áp lực nước lỗ rỗng (gồm cột tónh và cột
áp thủy động) là 174.5 kPa. p lực này có thể sẽ tăng hơn khi có sự lưu dạng quành
(trong thủy lực hay gọi là hood) trên mặt bằng khi bơm, nghóa là chưa tính đến sự lưu của
nước rỗng, là nơi phát sinh sự cố. Bơm càng mạnh, áp lực này càng lớn



b) Sự gia tăng lực thấm khối do dòng thấm Dung trọng đất sau tường (dòng thấm
hướng xuống) được gia tăng. Tòan bộ xung quanh hầm công trình bò nén xuống do lực
thấm khối. Tầng sét không thấm nước đóng vai trò như các “pít xtông” ép các tầng cát,
làm tăng áp lực nước lỗ rỗng trong tầng chứa nước này.
c) Túi cát có áp lực Hai tầng cát kẹp giữa ba tầng sét - gồm: lớp số 2, lớp thấu
kính trên (cao độ đáy lớp - 20.000) và lớp số 5 có hệ số thấm đều rất nhỏ k= a. 10
-7
cm/s
[1] - lớp này hoàn toàn có thể xem là không thấm - song, chưa có quan trắc áp lực nước
lỗ rỗng bằng thủy áp kế (piezometer). Lớp cát tính thấm cao ngẫu nhiên bò bế lại trong
một vùng giới hạn bởi một mặt là tường vây, ba “nắp đậy” là ba lớp sét thuần (có hàm
lượng hạt sét >50%), trạng thái cứng, rất chặt. Nước trong lớp cát số 4 vốn chứa nước nay
tăng thêm áp lực, với nước ngầm trong tầng cát vừa hạ xuống vừa lưu ngang từ ngòai
vùng thấu kính sẽ dần tích tụ vào “hộp” theo ngả bên hông. Nói cách khác, có thể xem
như nước bò hút vào vùng hộp này (chênh lệch áp suất trong và ngoài hầm sâu).

Sự cố tường vây đổ trong đất trong trường hợp này đã bụp vào nơi có trò số áp lực
ngang lớn nhất (xem biểu đồ áp lực nước lỗ rỗng dựng theo lưới thấm, Hình 2) nhưng lại

có độ đồng nhất kém nhất, chất lượng vật liệu xấu nhất.
Nước lỗ rỗng tuôn vào hầm, khiến mực nước ngầm giảm rất nhanh. Lớp cát dày
đến gần 30m nhanh chóng lún, và lớp sét trở nên thiếu “chân đứng”, nhanh chóng sụp đổ
theo, kéo theo công trình bên cạnh sụp đổ tức thì (sụm xuống!).
d) Khảo sát đòa chất
Hố khoan số 2 (khảo sát năm 2002) cho thấy lớp thấu kính, không có ở những HK
khác. Có thể rất cần những khảo sát xác đònh ranh của túi lạ hay thấu kính dạng này.
Lớp cát ký hiệu số 4 chạy từ khu vực xây dựng trải dài ra đến bờ sông.
e) Thiếu các biện pháp chống đỡ tòa nhà cổ ở xung quanh khu vực xây dựng trước
và trong suốt quá trình bơm hạ Mức nước ngầm thi công phần ngầm. Kinh nghiệm cho
thấy trước khi đào hố móng bất kể nông hay sâu, giải pháp đầu tiên là chống đỡ công
trình lân cận trước.
f) Kiểm tra chất lượng vật liệu
Nhất là tại mối nối thi công, điểm dừng kỹ thuật có sử dụng công nghệ vật liệu
mới. Trường hợp tường vây cọc barrette qua nền cát dùng dung dòch treo bentonite là
một áp dụng không hợp lý, dễ khuyết tật do sụp lở vách, lẫn vào bêtông.

1. THẢO LUẬN:
 Yếu tố con người - chủ thể của công tác chỉ huy thi công: Trên thực tế, theo suy
nghó của người viết bài báo này, người kỹ sư chỉ huy thi công hay thiết kế biện
pháp thi công phải tính toán nhiều hơn, cặn kẽ hơn và có khi cần phải am
tường hơn các kỹ sư kết cấu. Bởi vì thiết kế biện pháp thi công đòi hỏi sử dụng
nhiều loại vật liệu, máy móc và đối diện với nhiều thách thức hiện trường
phát sinh khác với khảo sát. Chính vì vậy, các giải pháp khảo sát hiện trường
cần được đưa vào mọi công đoạn thi công và tiến hành quan trắc thường
xuyên. Ngoài ra, người chỉ huy thi công hay giám sát cần có những tiên lượng
sự cố để có biện pháp phòng từ xa. Với phương châm: “Làm chặt, làm tốt ngay
từ đầu”, các công đoạn riêng biệt cần được chuẩn bò kỹ lưỡng, có nghiệm thu
công tác chuẩn bò mới được thực hiện công đoạn kế tiếp và nghiêm ngay từ
đầu. Cụ thể, tại các cuộc Hội nghò công trường trước khi khởi công (kick-off

meeting), các kỹ sư thường trú sẽ nêu ra những tiên lượng khi thi công qua các
lớp đất, chỉ ra những khiếm khuyết hay trong biện pháp tổ chức thi công dễ
dẫn đến ngộ nhận của các bên liên quan và biện pháp cần thiết đi kèm để
theo dõi kiểm tra và kòp thời xử lý một cách chủ động.
 Một số vấn đề khác được đề nghò rút ra
 Tầng cát là mối nguy hiểm tiềm tàng: Đa số sự cố đều đã xảy ra ở tầng
đất rời;

 Trong các bản thíêt kế biện biện pháp thi công, cần :
 Có các đo đạc thủy áp hay biện pháp đo đạc áp lực nước trong các
tầng cát (dùng piezometer) để kòp thời phát hiện qui luật dòng ngầm
và sự biến đổi của áp lực nước. Đồng thời nên có các biện pháp
quan trắc chuyển vò lún ở bề mặt đất, ước tính độ lún của các lớp cát,
vốn rất nhạy với sự lún khi thoát nước (lún tức thì). Bài học số 1 của
trường hợp sự cố công trình thứ hai nêu bên trên rơi vào một trong
những vấn đề phức tạp: khi có sự chênh lệch hệ số thấm, hình thức
lưới chảy (thấm) theo đó sẽ biến đổi rất lớn [2]. Phải nói đây là một
vấn đề kỹ thuật hết sức tế nhò, đòi hỏi người vạch ra các phương án
thi công phải điều nghiên hết sức tỉ mỉ, có tầm quan sát toàn diện
rộng ra ngoài khu vực xây dựng;
 Có các biện pháp chống đỡ vững chắc các CTXQ trước khi đào phần
ngầm, không nên hoàn toàn trông cậy vào tính vững chắc tường
vây.
 Có bản tính đầy đủ, đệ trình Tư vấn Giám sát trưởng thông qua và
phải được chủ đầu tư đồng ý.

2. KẾT LUẬN:
Sự cố công trình xung quanh khi thi công công trình có phần ngầm là điều đáng
tiếc, không ai mong muốn. Nhưng nó không phải không thể tránh được nếu những cá thể
liên quan trong hoạt động xây dựng phát huy tốt tính chuyên nghiệp, am hiểu trách

nhiệm/quyền hạn của mình và nhất là có kiến thức chuyên môn đầy đủ về những lãnh
vực, cụ thể có thể kể là lãnh vực cơ đất nền móng và trò thủy (dòng thấm của nước dưới
đất). Từ những bài học rút ra về sự cố công trình xây dựng có phần ngầm vừa qua tại
TP.HCM, có thể thấy rất cần chú trọng từ đầu các bản thiết kế biện pháp thi công. Theo
suy nghó của người viết bài báo này, đó là một hồ sơ hết sức quan trọng về chuyên môn,
liên quan mật thiết nhiều yếu tố từ tự nhiên đến con người, trong một vùng không gian
rộng lớn, có tính tiên lượng hay dự báo xét đến yếu tố thời gian sao cho có thể dành một
cách hợp lý cho các kiểm tra và phối hợp kiểm tra; và sau cùng, rất cần được thẩm duyệt
một cách cẩn thận bởi các cá nhân giàu kinh nghiệm và bởi các cơ quan có chức năng.



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Các tài liệu khảo sát được kiểm soát tại TP.HCM.
[2] Nguyễn Bá Kế, Thiết kế và thi công hố móng sâu, NXB Xây dựng, 2002
[3] Nguyễn Bá Kế, Độ lún và biến dạng giới hạn của công trình lân cận khi cải tạo và xây
dựng mới trong đô thò,

×