Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Corporate Governance - bài học rút ra sau sự kiện Enron ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.87 KB, 5 trang )

Corporate Governance - bài
học rút ra sau sự kiện Enron
Cảm nhận gần đây về nguy cơ khủng hoảng của các công ty cổ phần phát hành
chứng khoán ra công chúng (public listed corporations) đã đặt ra nhiều câu hỏi cơ
bản về thực chất của cơ chế Quản trị công ty (Corporate Governance) không chỉ ở
Hoa Kỳ mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Các kiểm toán viên độc lập đóng vai trò quyết định trong việc quản trị công ty.
Nếu không có báo cáo kế toán và thông tin tài chính chính xác, thì ngay cả người
có thiện chí nhất trong các thành viên HĐQT độc lập cũng sẽ không thể thi hành
nhiệm vụ. Về khía cạnh này, hoạt động của giới kiểm toán trong thời gian qua thật
là đáng thất vọng. Khó khăn chính, cũng như trong trường hợp các thành viên
HĐQT độc lập, là việc bổ nhiệm kiểm toán viên độc lập hầu như trong tay của ban
giám đốc. Trên lý thuyết thì các kiểm toán viên độc lập, tương tự như các thành
viên HĐQT độc lập, được cổ đông bổ nhiệm trong đại hội cổ đông. Trong thực tế,
thường thì kiểm toán viên nào được tiến cử thì người đó sẽ được bổ nhiệm, mà
việc tiến cử này lại do ban giám đốc phụ trách.
Công nhận điểm yếu này, NYSE đã kiến nghị tăng cường quyền lực và trách
nhiệm của ủy ban kiểm toán, kể cả việc độc quyền quyết định thuê mướn hay sa
thải kiểm toán viên độc lập. Ủy ban kiểm toán phải có một số nhiệm vụ tối thiểu
hàng năm là tiếp nhận và xem xét báo cáo của kiểm toán viên độc lập về quy trình
kiểm soát nội bộ, đánh giá mối quan hệ giữa kiểm toán viên độc lập và công ty. Ủy
ban kiểm toán cũng phải có quyền được sự cố vấn và hỗ trợ của các nhà cố vấn
pháp lý, kế toán và các nhà cố vấn khác không làm cho công ty, tiếp xúc riêng với
ban giám đốc, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên độc lập và cùng với kiểm toán
viên độc lập rà soát bất kỳ vấn đề hay gút mắc nào về kiểm toán.
Ngoài ra, Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã tiến hành các bước nhằm tăng cường sự độc
lập của kiểm toán viên. Phần 201(a) của Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2000 được
thông qua gần đây, sửa đổi phần 10A của Đạo luật Giao dịch Chứng khoán năm
1934 và ngăn cấm một số công ty kiểm toán có đăng ký cung cấp cùng một lúc
dịch vụ kiểm toán lẫn phi kiểm toán cho bất kỳ công ty phát hành nào mà hãng này


đang phục vụ. Một số dịch vụ phi kiểm toán bao gồm:
- Giữ sổ sách kế toán hay các dịch vụ khác liên quan đến hồ sơ kế toán hay báo cáo
tài chính của khách hàng đang được kiểm toán;
- Thiết kế và thực hiện các hệ thống thông tin tài chính;
- Quản lý công ty hay quản lý nhân lực;
- Môi giới, tự doanh, cố vấn đầu tư, hay làm dịch vụ ngân hàng đầu tư;
- Cung cấp dịch vụ pháp lý và các dịch vụ chuyên môn không liên quan đến việc
kiểm toán;
- Đối với các dịch vụ phi kiểm toán khác, như các dịch vụ về thuế, thì phải được sự
chấp thuận trước của ủy ban kiểm toán của nhà phát hành cổ phiếu.
Việc cấm đoán các công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ tư vấn hay các dịch vụ
khác cho khách hàng được họ kiểm toán sẽ có tác dụng phần nào trong việc phục
hồi sự độc lập của kiểm toán viên, nhưng tự nó không thể hoàn toàn giải quyết vấn
đề. Với một số công ty kiểm toán bị cáo buộc là cẩu thả trong việc kiểm toán, có lẽ
các kiểm toán viên sẽ chú ý hơn rất nhiều đến việc kiểm toán cho khách hàng của
họ, ít nhất là trong tương lai gần. Những sự cấm đoán và khó khăn liên quan đến
công việc phi kiểm toán cũng sẽ góp phần giúp các kiểm toán viên tập trung hơn
vào công việc chính của mình.
Việc phân tích và theo dõi tài chính do các tổ chức chuyên môn thực hiện

Một cơ chế điều tiết dựa chủ yếu vào quá trình minh bạch hóa thông tin thay vì kê
khai thành tích đơn thuần dẫn đến sự ra đời của các định chế tài chính chuyên môn
theo dõi hoạt động của các công ty cổ phần, và sự phân tích của họ về thành tích
hoạt động, vị thế tài chính, triển vọng của các công ty này có tác dụng kiềm chế
ban giám đốc và cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư. Sự theo dõi tài
chính mà các định chế này thực hiện có tác dụng áp đặt kỷ luật thị trường lên các
công ty bằng cách trừng phạt các công ty nào không minh bạch và yếu kém trong
quản trị
Trong thời kỳ hậu-Enron, có sự hoài nghi đáng kể về sự “vô tư” của các nhà phân
tích, đặc biệt những người gắn kết với các ngân hàng đầu tư hay các định chế cung

cấp dịch vụ cho các công ty đang và sẽ niêm yết. Như thường lệ, thủ phạm chính là
sự xung đột về lợi ích; sự xung đột phát sinh khi các định chế vừa muốn cung cấp
thông tin khách quan cho công chúng nhưng đồng thời lại cung cấp một số dịch vụ
cho các công ty họ đang xem xét và sinh lợi rất lớn từ đó. Trường hợp gây ác cảm
nhất có lẽ là trường hợp của Henry Blodget, một trong những nhà phân tích tài
chính của Merrill Lynch trước đây, người đã từng khuyên khách hàng đầu tư mua
các cổ phiếu mà trong nội bộ ông ta mô tả là "rủi ro cao" và "rác rưởi".
Trước những công kích của dư luận, các định chế tài chính này bắt đầu dựng lên
những rào cản mà họ ví von là "vạn lý trường thành" giữa bộ phận phân tích và bộ
phận giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, tác giả bài này quan niệm rằng, các rào
cản là quá dễ bị xâm phạm để khách hàng có thể thực sự an tâm, và các biện pháp
như thế chủ yếu chỉ để lấy lòng công chúng. Một số tổ chức khác có thể tách các
bộ phận phân tích thành một đơn vị riêng biệt, được độc lập đáng kể. Ví dụ,
Citigroup đã tuyên bố là sẽ chia tách hoạt động phân tích và hoạt động môi giới
bán lẻ thành đơn vị riêng biệt. Thậm chí, luật hình sự cũng có thể được sử dụng
rộng rãi hơn khi thích hợp, như Bộ trưởng Tư pháp bang New York đã làm khi
khởi tố nhiều ngân hàng đầu tư; đến nay, đã có một số ngân hàng đồng ý dàn xếp
qua thương lượng, ví dụ, Merril Lynch đồng ý trả khoản phạt 100 triệu USD để
dàn xếp vụ kiện nói trên.
Kết luận

Tình hình hậu-Enron đã làm thay đổi quan niệm có phần được thổi phồng trước
đây rằng, ở các quốc gia phát triển việc quản trị công ty là tốt, không có vấn đề gì
để nói. Thực tế cho thấy rằng, phần lớn sự gia tăng lợi nhuận công ty và giá trị cổ
phiếu cuối thập niên 1990 ở Hoa Kỳ được xây trên cát chứ không phải trên nền
tảng vững chắc của khả năng sinh lời và việc quản trị công ty tốt. Các biện pháp
chấn chỉnh đang được tiến hành. Tuy thế, chúng ta phải luôn nhớ hai điều. Thứ
nhất, sự điều tiết phải được bổ sung từ bên ngoài nhưng cũng đòi hỏi phải thật
khéo léo, điều mà nhà nước cần phải quan tâm ở đây là không nên can thiệp quá
mức kẻo sáng kiến tư nhân bị bóp nghẹt. Thứ hai, quản trị tốt trong môi trường thị

trường xuống giá trong đó nhiều nhà đầu tư bị tác hại là một chuyện; còn quản trị
tốt ở một môi trường thị trường lên giá nhưng bị lũng đoạn bởi sự hám lợi là hai
chuyện hoàn toàn khác. Chính trong môi trường thứ hai, việc quản trị công ty tốt
có thể còn quan trọng hơn. Thế nhưng, rút kinh nghiệm từ lịch sử, có thể làn sóng
đầu cơ kế tiếp sẽ làm cho các bài học rút ra từ sự kiện Enron chóng chìm vào quên
lãng.

×