Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Kế hoạch hóa phát triển kinh tế phú lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.24 KB, 30 trang )

Tên đề tài
DANH SÁCH NHÓM
1. Nguyễn Thị Thu Hiền
2. Bùi Thị Anh Đào
3. Nguyễn Thị Vân Anh
4. Trần Thị Kiều Ngân
5. Lê Quý Minh Trang
6. Nguyễn Khoa Mạnh Hùng
7. Hà Khánh Linh
8. Huỳnh Thị Ngọc Loan
9. Võ Thị Hồng Phương
1
Tên đề tài
MỤC LỤC
2
Tên đề tài
1. Lý do chọn đề tài
Ngành du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên
Huế hiện nay. Và để góp phần phát triển kinh tế - du lịch của tình, huyện Phú
Lộc với những vị thế địa lý - kinh tế rất thuận lợi: có các trục giao thông quốc
gia quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; nằm ở
trung điểm của hai thành phố lớn nhất của khu vực miền Trung là thành phố
Huế và thành phố Đà Nẵng (cách Huế 45 km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 55
km về phía Nam); có Cảng nước sâu Chân Mây là một trong những cửa ngõ
thông ra biển quan trọng của Hành lang kinh tế Đông - Tây theo quốc lộ 1A và
đường 9 nối Việt Nam với các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan và
Myanma.Cũng như những ưu đãi của thiên nhiên: là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm
năng thế mạnh về biển, đầm phá, gò đồi, rừng núi, đặc biệt là tài nguyên để
phát triển du lịch sinh thái, như núi Bạch Mã, bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương,
các sông, suối… Phú Lộc hội tụ nhiều tiềm năng phong phú, đa dạng để phát
triển sản xuất và mở rộng giao thương với các địa phương các vùng trong tỉnh


và khu vực, đặc biệt là phát triển du lịch. Tuy vậy, những lợi thế đó vẫn chưa
được vận dụng tối đa khiến cho ngành du lịch địa phương còn những khó khăn
nhất định: sức hấp dẫn du lịch của huyện Phú Lộc chưa được quảng bá, xúc
tiến phù hợp; số lượng điểm đến nhiều nhưng chất lượng điểm đến chưa được
đầu tư cao; sản phẩm du lịch - dịch vụ còn thấp … Vì vậy, cần phải nghiên cứu
và đưa ra những giải pháp để đưa ngành du lịch của huyện phát triển theo
hướng đúng đắn. Đó chính là lý do nhóm chọn đề tài “Vấn đề phát triển du lịch
tại huyện Phú Lộc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng và tiềm năng phát
triển du lịch. Từ đó tìm kiếm giải pháp và đưa ra hoạt động cụ thể để phát triển
du lịch tại huyện Phú Lộc, tính Thừa Thiên Huế.
3. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu: được thu thập từ các văn bản, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
của huyện Phú Lộc…; từ các nguồn tài liệu khác như: Internet, các đề tài khoa
học liên quan đến du lịch, sách, báo, …
3
Tên đề tài
Phương pháp phân tích thống kê:
Khi đã thu thập được số liệu sơ cấp nhóm phân chia thành các nhóm, chọn
ra những vấn đề liên quan với nhau sau đó tính số liệu, tỷ lệ phần trăm, lập
bảng, vẽ biểu đồ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tại tập trung nghiên cứu điều kiện tự nhiên, xã
hội, tiềm năng, lợi thế so sánh; thực trạng va triển vọng phát triển du lịch Phú
Lộc.
Phạm vi nghiên cứu: huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4
Tên đề tài
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN PHÚ LỘC
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Nằm ở cuối phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Phú Lộc có vị trí
địa lý từ 16
0
10’32’’ đến 16
0
24’45’’ vĩ độ Bắc và 107
0
49’05’’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Hương Thủy, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía
Đông giáp Biển Đông và phía Tây giáp huyện Nam Đông. Phú Lộc có một ví
trí hết sức quan trọng, nằm trên trục quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, là điểm
nối hai trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng (huyện Phú
Lộc cách thành phố Huế 40 km về phía Nam và cách Đà Nẵng 60 km về phía
Bắc). Đồng thời, cảng nước sâu Chân Mây là một trong những cửa ngõ quan
trọng thông qua biển của hành lang Đông Tây qua trục quốc lộ 1A, trục đường
9 hoặc cửa khẩu Cu Tai (A lưới) nối Việt Nam với Lào và Thái Lan, Myanma.
Phú Lộc là địa phương quy tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi, là nơi
hội tụ đầy đủ các tiềm năng thế mạnh về biển, đầm phá, gò đồi, rừng núi, đặc
biệt là tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái, như núi Bạch Mã, bãi biển
Lăng Cô, Cảnh Dương, các sông, suối… Có vùng đồng bằng với độ phì nhiêu
tương đối đảm bảo an ninh lương thực; phía Tây có diện tích đồi núi lớn. Ngoài
ra còn có hai đầm nước lợ Cầu Hai và Lăng Cô có diện tích trên 12.000 ha với
nhiều nguồn lợi thủy sản tự nhiên có giá trị kinh tế cao; Đặc biệt, có vườn quốc
gia Bạch Mã là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý.
5
Tên đề tài
Bản đồ hành chính huyện Phú Lộc.

1.1.2. Địa hình
Toàn huyện Phú Lộc chia làm 16 xã: Lộc An, Lộc Bình, Lộc Bổn, Lộc
Điền, Lộc Hòa, Lộc Sơn, Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Trì, Lộc Vĩnh, Vinh Giang,
Vinh Hải, Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Xuân Lộc, và hai thị trấn: Phú
Lộc, Lăng Cô có chiều dài hơn 60 km, chiều rộng trung bình 22 km, với đủ các
loại địa hình khác nhau như biển, ven biển đầm phá, đồng bằng, gò, đồi, rừng
núi. Với địa hình phong phú như vậy, cho phép huyện Phú Lộc có thể phát
triển nền kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa dựa trên các mũi
nhọn đặc thù của từng vùng, ví dụ ở vùng núi thì trồng các cây công nghiệp dài
ngày, trông cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm ở vùng đồng bằng, các
loại thủy hải sản ở vùng đầm phá, ven biển và biển. Tuy nhiên với địa hình
phức tạp như vậy sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất nông nghiệp và khắc phục thiên tai cho sản xuất nông nghiệp.
1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Phú Lộc là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Bắc - Nam, chịu ảnh
hưởng của khí hậu ven biển, lại có khí hậu của vùng núi cao. Khí hậu phân làm
hai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, mùa nắng từ tháng 3
đến tháng 7. Nhiệt độ trung bình là 24,4 độ C, thấp nhất là 18 – 19 độ C, cao
nhất là 32,1 độ C.
6
Tên đề tài
Lượng mưa hằng năm lớn và tập trung, dao động trung bình 1.900 –
3.2000mm/ năm; Độ ẩm không khí cao nhất là tháng 2 (98,2%), thấp nhất là
tháng 7 (47,6%). Vào mùa nắng thì nắng nhiều, gây gắt, vào mùa mưa thì mưa
nhiều, kéo dài với điều kiện khí hậu vừa thuận lợi lại vừa khắc nghiệt, tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế huyện, nhưng cũng ảnh hưởng nhiều
đến mùa màng, sản xuất của người dân, dẫn đến thu nhập không ổn định, việc
làm bấp binh.
1.1.4. Tài nguyên du lịch
Huyện Phú Lộc có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, địa hình

đa dạng, núi đồi, đồng bằng, đầm phá, sông biển, có bề dày lịch sử văn hoá.
Trên địa bàn huyện có nhiều cảnh quan kỳ thú với những danh thắng nổi tiếng
như Vườn Quốc Gia Bạch Mã, đèo Hải Vân, đầm phá Cầu Hai, Lăng Cô, bãi
biển Cảnh Dương Đặc biệt vịnh Lăng Cô là vịnh được UNESCO công nhận là
“Lăng Cô - vịnh đẹp thế giới”.
Trên địa bàn huyện Phú Lộc còn có một số di tích mang đậm dấu ấn lịch
sử, văn hoá của đất nước và địa phương, có giá trị du lịch nhân văn rất lớn như
chùa Thánh Duyên, Hải Vân Quan, đường mòn Hồ Chí Minh, làng dân tộc Vân
Kiều và một số đình miếu với một số lễ hội truyền thống thể hiện những nét
độc đáo của phong tục tập quán của nhân dân địa phương. Những di tích này
cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên sẽ tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước. Đây chính là thế mạnh để phát triển du lịch thành
một ngành kinh tế mũi nhọn.
1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Phú Lộc
Thời gian qua, với sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương và Tỉnh, cùng với
sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân huyện
Phú Lộc, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Huyện đã đạt được những
thành tựu quan trọng: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: Tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2008 - 2012 của huyện Phú Lộc là
36,16%/năm (theo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phú Lộc); tiềm lực kinh
tế được tăng cường phát triển; cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, quá trình
đô thị tăng nhanh. Đặc biệt đã hình thành được khu kinh tế Chân Mây - Lăng
Cô là trọng điểm kinh tế của Tỉnh, nâng cao vị thế, vai trò của Huyện trong nền
7
Tên đề tài
kinh tế Tỉnh. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và
nâng cao hơn. Quốc phòng được tăng cường, an ninh, chính trị, trật tự an toàn
xã hội được giữ vững. Đó là những nền tảng, tiềm năng, nội lực rất cơ bản cho
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.
1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Phú Lộc đạt được nhiều
kết quả đáng khích lệ, các lĩnh vực kinh tế - xã hội đều tăng trưởng và phát
triển; Năm 2014 Giá trị sản xuất đạt 9.946/11.307 triệu đồng, đạt 88% kế hoạch
năm; trong đó, Ngành dịch vụ đạt 5.070/5.900 triệu đồng, Ngành công nghiệp -
xây dựng đạt 3.956/4.412 triệu đồng, Ngành nông - lâm - ngư nghiệp đạt
920/995 triệu đồng; Sản lượng lương thực có hạt là 37.102/37.800 nghìn tấn,
đạt 98,2%; Tổng đầu tư toàn xã hội 5.200/5.500 tỷ đồng, đạt 94,5%; Thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn đạt 193,496 tỷ đồng, trong đó, thu cân đối ngân
sách 78,263/80,320 tỷ đồng, đạt 97%; Chương trình giao thông nông thôn thực
hiện được 17/18 km, đạt 94,4%; Tạo việc làm mới bình quân năm 2.135/2.600
người, đạt 82,1%; Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch là 56%; Tỷ lệ che phủ rừng
đạt 45,2%.
Dưới sự lãnh, chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng với sự cố gắng, nỗ lực
của các HTX và bà con nông dân, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiếp
tục được ổn định.
Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng cả năm 8.603 ha, đạt 93% kế hoạch,
đạt 94% so với cùng kỳ; trong đó, diện tích lúa 6.408,4 ha (vụ Đông Xuân
3.763,3 ha, vụ Hè Thu 2.672 ha), đạt 94,2% so kế hoạch, đạt 95,7% so với
cùng kỳ. Năng suất lúa cả năm đạt 57,9 tạ/ha, tăng 2,1 tạ/ha so với kế hoạch,
tăng 3,6 tạ/ha so với năm 2013, (vụ Đông Xuân 59 tạ/ha, vụ Hè Thu 56,4
tạ/ha); sản lượng 37.102 tấn, đạt 97,7% so với kế hoạch, đạt 102% so với cùng
kỳ; các đơn vị đạt năng suất cao (trên 60 tạ/ha) như: An Nong I 63,3 tạ/ha, An
Nong II 61,2 tạ/ha, Bắc sơn, Nam Sơn 62,6 tạ/ha, Tiến Lực 61,7 tạ/ha, Đại
Thành 61,6 tạ/ha, Đông Hưng 60,6 tạ/ha, Bắc Hà 60,2 tạ/ha.
Về chăn nuôi: Theo số liệu thống kê 01/10/2014, đàn trâu có 4.850 con,
đạt 97% so với kế hoạch, đạt 98,5% so với cùng kỳ; đàn bò 2.010 con, đạt
95,7% so với KH, đạt 97,1% so cùng kỳ; đàn lợn có 25.150 con, đạt 96,7% so
8
Tên đề tài
với KH, đạt 100% so với cùng kỳ; gia cầm 332.000 con, đạt 83% so với KH,

đạt 102% so với cùng kỳ, dê 700 con; nhìn chung, đàn gia súc, gia cầm có giảm
so với năm 2013 nhưng chất lượng đàn được tăng lên nhờ thực hiện các
chương trình nạc hoá đàn lợn, chăn nuôi an toàn sinh học từng bước cải tiến
con giống. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc
cao, năm 2014 đã hỗ trợ cho nhân dân đưa vào nuôi 120 con lợn nái ngoại vùng
giống nhân dân, 88 con lợn nái F
1
với kinh phí hỗ trợ 210 triệu đồng; hiện nay,
đàn lợn đang phát triển tốt.
Về thủy sản: Năm 2014, đã thả nuôi được 1.208 ha, đạt 100,6% so với kế
hoạch, đạt 96,64% so với cùng kỳ; trong đó, nuôi nước lợ 908 ha, đạt 100,8%
so với kế hoạch, đạt 96,6% so với cùng kỳ; nuôi nước ngọt 300ha, đạt 100% so
với kế hoạch và cùng kỳ; nuôi lồng 1.852cái, nuôi trong bể xi măng 12.000m3.
Sản lượng nuôi 2.636 tấn/năm, đạt 107,6% so với kế hoạch, đạt 104,9% so với
cùng kỳ; trong đó: tôm 765 tấn (tôm sú 270 tấn, tôm thẻ chân trắng trên cát 495
tấn), cua 140 tấn, cá các loại 1.481tấn (nước lợ 331 tấn, nước ngọt 1.150 tấn),
nhuyễn thể 250 tấn. Sản lượng đánh bắt ước đạt 6.780 tấn, đạt 101,04% so với
kế hoạch và cùng kỳ; trong đó, đánh bắt ở biển 4.960 tấn, sông đầm 1.820 tấn.
Công tác tiêm phòng được chú trọng; trong năm, đã tổ chức tiêm phòng
các loại vắc xin: THT trâu bò 5.490 liều, đạt 88% so kế hoạch; Tam liên lợn
19.440 liều, đạt 64,2% so kế hoạch; tiêm Dại động vật 7.400 liều, đạt 80% so
kế hoạch; riêng LMLM trâu bò 5.800 liều, LMLM lợn nái 950 liều, đạt 100%
kế hoạch; cúm gia cầm 117.780 liều, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao. Triển khai
phòng chống các loại dịch bệnh cây trồng, thủy sản; trong năm 2014, không để
xảy ra các loại dịch bệnh.
Về công tác khuyến nông và ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, trong
năm, nhiều mô hình khuyến nông, khuyến ngư tiếp tục triển khai ở các xã như:
mô hình trồng hành gia vị ở Trung Hà - Lộc Trì, mô hình nuôi gà sử dụng đệm
lót sinh học ở Lộc Hiền - Vinh Hiền; mô hình hỗ trợ giống thanh long ruột đỏ
tại Thủy Xuân; mô hình thanh long ruột đỏ đã trồng 0,5 ha ở Vinh Giang; mô

hình cánh đồng mẫu lúa chất lượng cao ở Đại Thành; mô hình trồng giống sắn
mới KM98-5, KM491 diện tích 4 ha ở Lộc Hòa, Lộc Bổn; mô hình nuôi luân
canh canh tôm sú rong câu trong ao nước lợ ở xã Vinh Giang; mô hình nuôi
xen ghép cá đối mục vùng hạ triều bị ô nhiễm ở xã Lộc An; mô hình nuôi thâm
canh cá lóc trong bể xi măng tại xã Vinh Hưng; mô hình nâng cao thu nhập cho
9
Tên đề tài
người dân phát triển kinh tế theo quy mô gia trại, nuôi gà ở 4 xã Lộc Hòa, Lộc
Bình, Vinh Giang, Vinh Hải
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã
hội của huyện còn bộc lộ những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý xây
dựng, quản lý quy hoạch, đô thị, giải phóng mặt bằng tái định cư; quản lý tài
nguyên, môi trường; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa phù hợp
với các vùng miền, môi trường kinh doanh, sản phẩm du lịch chưa phong phú.
Tiến độ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới còn chậm so với kế
hoạch
1.2.2. Thực trạng phát triển xã hội
Năm 2013 dân số trung bình toàn Huyện là 136.042 người, trong đó dân
số nam chiếm 68.446 người chiếm 50,31%; dân số nữ 67.464 người, chiếm
49.75%. Trong tổng dân số toàn huyện, khu vực thành thị có 21.957 chiếm
16,14%, dân số ở nông thôn là 114.085 người chiếm 83,86%.Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên năm 2013 là 1,04%.
Năm 2012 2013 9T_2014
Tổng vốn đầu tư 3900 tỷ đồng 4200 tỷ đồng 5200 tỷ đồng
Tổng thu ngân sách 325,5 tỷ đồng 440 tỷ đồng 193,496
Tỷ lệ hộ nghèo Còn 9,08% Còn 7,11% Chưa cập nhật
Lao động việc làm Thêm 2550 việc làm 1400 việc làm
1.2.3. Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Trong 9 tháng đầu năm 2014, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo công tác
giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm triển khai

trên địa bàn huyện như: Dự án Mở rộng Quốc Lộ 1A, công trình Hầm đường
bộ Phước Tượng – Phú Gia, dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy
Loan; công trình cầu yếu ; đến nay, đã cơ bản giải phóng mặt bằng, bàn giao
cho chủ đầu tư triển khai các công trình, dự án; đối với trường hợp vướng mắc,
chưa bàn giao mặt bằng, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch bảo vệ
hiện trường để đơn vị thi công triển khai thi công theo đúng tiến độ.
10
Tên đề tài
Mạng lưới điện quốc gia
Mạng lưới điện trên địa bàn huyện được trang bị tạo điều kiện thuận lợi
như xây dựng hệ thống cáp ngầm qua vườn quốc gia Bạch Mã, trạm 110kV
Lăng Cô và các trạm hạ thế khu du lịch Cảnh Dương - Lăng Cô và ven đầm
Lập An. Hệ thống cung cấp và thoát nước, xử lý rác thải tại các điểm du lịch
chính cũng được đầu tư và xây dựng.
Hệ thống thông tin liên lạc
Hoạt động viễn thông trong thời gian qua đã được huyện chú trọng đầu tư
và phát triển, cụ thể hoạt động viễn thông ước đạt 28.350 máy cố định và
ADSL trên toàn huyện, từng bước nâng cao các dịch vụ công cộng.
Mạng lưới giao thông
Phú Lộc có vị trí địa lý thuận lợi nên mạng lưới và phương tiện giao thông
ở khu vực này khá thuận tiện. Năm 2012, khối lượng hàng hóa luân chuyển
trên toàn huyện ước đạt 12.500 tấn/km, lượng hành khách luân chuyển ước đạt
30.100 hành khách/km; Năm 2013, khối lượng hàng hóa luân chuyển trên toàn
huyện ước đạt 14.000 tấn/km, lượng hành khách luân chuyển ước đạt 37.000
hành khách/km; chất lượng các dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách ngày
càng được nâng cao. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 02 tuyến xe buýt phục
vụ đi lại của người dân đó là: Huế - Vinh Hiền, Huế – Cầu Hai. Trong năm đã
có thêm 01 doanh nghiệp mở hoạt động kinh doanh taxi tại T.T Phú Lộc.
Đường bộ: Đường bộ ở đây phải kể đến trục đường chính quốc lộ 1A với
chiều rộng 7.5m, trải nhựa bê tông, mật độ xe trên 1245 xe/ngày đêm. Ngoài ra

còn có hệ thống đường quốc lộ (đường đi Lộc Bình) đang được đầu tư xây
dựng và đang được hoàn chỉnh. Các tuyến đường ven biển Cảnh Dương, Lăng
Cô,… đang bước đầu được triển khai xây dựng với các trục đường chính.
Ngoài ra, nhiều tuyến đường giao thông khác cũng đang trong quá trình được
đầu tư.
Hệ thống giao thông ven đầm Lập An, khu phí thuế quan và các khu công
nghiệp tập trung, đường trục chính khu đô thị mới Chân Mây, đường hầm Hải
Vân đã được đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
xã hội của khu vực. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông nông thôn liên xã đã
11
Tên đề tài
được nhựa hóa và bê tông hóa. Cụ thể là hoạt động cải tạo và đổ nhựa cho các
tuyến đường giao thông chính từ quốc lộ 1A đến Cảnh Dương (7km), Bạch Mã
(19km), Hồ Truồi (10km), Nhị Hồ (3km), suối Voi (5km), vòng quanh vùng
Đập An (12km).
Đường sắt: Đường sắt quốc gia chạy song song với quốc lộ 1A, với các ga
lớn nhỏ đi ngang địa phận huyện Phú Lộc. Năng lực chuyên chở mỗi ngày đêm
vào khoảng 8 đôi tàu khách và 3 đôi tàu từ đoạn Huế - Đà Nẵng.
Đường hàng không: Phú Lộc là điểm nối hai thành phố lớn trong khu vực
và cả nước bởi vậy điểm đến nằm gần 2 sân bay lớn đó là sân bay quốc tế Đà
Nẵng và sân bay Phú Bài- Huế, hằng năm lượng khách di chuyển qua đường
hàng không chiếm số lượng khá lớn.
Đường biển: Trên địa bàn huyện Phú Lộc có cảng nước sâu Chân Mây
nằm trong khu đô thị mới Chân Mây, điểm cuối của hành lang kinh tế Đông
Tây nối Lào với Thái Lan. Cảng cách thành phố Huế 50km, thành phố Đà
Nẵng 30km, nằm gần quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt.
12
Tên đề tài
1.3 Tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội tại huyện Phú Lộc
1.3.1. Tiềm năng du lịch

Phú Lộc hiện nay có hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ. Nhiều
trung tâm thương mại ở các xã, thị trấn đã và đang được tập trung đầu tư mới
với quy mô lớn, vị trí thuận tiện như chợ Cầu Hai, chợ Nước Ngọt, chợ Lăng
Cô nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá trong vùng.
Các điểm du lịch sinh thái khác do nhân dân đầu tư cũng được khuyến khích
phát triển như Suối Voi, Nhị Hồ, hồ Truồi… Khu công nghiệp La Sơn cũng
được xúc tiến triển khai đầu tư để xây dựng thành một vệ tinh thu hút đầu tư.
Lăng Cô – Huế
Huyện sở hữu một quần thể cảnh quan thiên nhiên phong phú như vịnh
Lăng Cô, Bạch Mã, Suối Voi hay đầm phá Tam Giang… Bên cạnh đó, huyện
Phú Lộc còn sở hữu những giá trị nhân văn hết sức phong phú bao gồm những
giá trị thẩm mỹ và tinh thần đặc sắc tạo nên bản sắc văn hóa riêng của vùng.
Những yếu tố đặc sắc đó được thể hiện qua các phong tục tập quán và lễ hội
gắn liền với tín ngưỡng và thực tiễn lao động sản xuất, Các di tích lịch sử văn
hóa có thể đưa vào khai thác phát triển du lịch ở đây bao gồm núi Thúy Vân và
chùa Thành Duyên, cửa Tư Hiền, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã… Thêm vào
đó, những chương trình ẩm thực đặc sắc, các làng nghề mang đậm bản sắc của
vùng miền cũng là những yếu tố góp phần tạo dựng hình ảnh thương hiệu của
vùng và đồng thời tạ ra lợi thế cạnh tranh của điểm đến này so với điểm đến
13
Tên đề tài
khác. Vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ vịnh biển đẹp nhất thế giới (Wordbays
Club) bầu chọn và vinh danh là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Đến nay, doanh thu du lịch tăng từ 25% đến 30% mỗi năm; thị trấn Lăng Cô
hiện có 53 resort, khách sạn, nhà nghỉ với hơn 1.200 phòng; các dịch vụ ăn
uống, vui chơi, giải trí phục vụ tốt hơn nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách trong
nước và quốc tế.
Với cơ sở hạ tầng vẫn còn đang yếu kém, và để du khách có thể tiếp cận
điểm đến huyện Phú Lộc, trong một vài năm gần đây huyện, tỉnh đã huy động
nhiều nguồn lực để đẩy mạnh việc đầu tư như mở rộng quốc lộ 49B, xây dựng

bến cảng phục vụ đưa đón du khách, xây dựng sân ga đường sắt mới ở Chân
Mây-Lăng Cô, xây dựng các bến xe tải và bến xe buýt trên địa bàn huyện…
1.3.2. Tiềm năng về nguồn nhân lực
Được sự hỗ trợ của các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu,
trung tâm đào tạo trong thành phố Huế giúp đỡ đào tạo cán bộ, triển khai các
hoạt động nghiên cứu – triển khai trên địa bàn xã.
Chú trọng đào tạo nghề: Phối hợp thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2015; Thực hiện các chính sách
hỗ trợ học nghề; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, các nhà đầu tư đào tạo phát
triển nghề, giới thiệu việc làm, nhất là cho lực lượng lao động trẻ.
Chăm lo phát triển giáo dục phổ thông để chuẩn bị lực lượng lao động
mới chó thể lực tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức.
Bên cạnh đó với sự đầu tư, phát triển về kinh tế xã hội cộng thêm nguồn
nhân lực sẵn có từ địa phương thì Phú Lộc đang là một điểm đến có sức hút
mạnh mẽ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là về lĩnh vực dịch
vụ du lịch với nhiều quần thể danh lam thắng cảnh, vịnh đẹp tạo điều kiện cho
cuộc sống của người dân ngày càng được phát triển về cả vật chất lẫn tinh thần
1.3.3. Tiềm năng về nguồn lực tài chính và khả năng huy động đầu tư
cho phát triển
Với những lợi thế so sánh và điều kiện của huyện, những năm qua được
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành của Trung ương, của tỉnh,
Phú Lộc đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp
- dịch vụ sang dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp, đưa nền kinh tế phát triển
khá và có tính bền vững hơn, tốc độ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và đô
14
Tên đề tài
thị hóa phát triển nhanh. Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về du lịch, dịch vụ,
công nghiệp, cùng với tỉnh kêu gọi đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây – Lăng
Cô, khu công nghiệp La Sơn và vùng đầm phá Cầu Hai.
Tính đến nay, toàn huyện có 40 dự án lớn được cấp phép đầu tư; tổng số

vốn đã đăng ký gần 37.000 tỷ đồng, tương đương với 2,3 tỷ USD. Trong đó,
khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô có 34 dự án với số vốn đăng ký trên 36 tỷ
đồng Việt Nam, gồm có 10 dự án FDI với vốn đăng ký 1.312 triệu USD, 24 dự
án trong nước với số vốn đăng ký 15.495 tỷ đồng, nhiều dự án có tổng số vốn
đầu tư lớn như: Dự án Laguna với vốn đăng ký 875 triệu USD, Dự án hạ tầng
khu công nghiệp và khu Phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây vốn đăng ký 2.600
tỷ đang xây dựng 25.000/100.000m2 nhà xưởng, giải ngân được hơn 100 tỷ
đồng; mở rộng kho cảng dầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ 7.000 m3 lên
100.000m3 và xây dựng bến cảng số 2 cho tàu có trọng tải 30.000 DWT vào
nhập dầu với vốn đầu tư 500 tỷ đồng. Ngoài khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
huyện cũng đã kêu gọi thu hút đầu tư các dự án vào các vùng trong huyện như
2 nhà máy Gạch Tuynen Lộc An và Lộc Trì có công suất 50 triệu viên/ năm,
Nhà máy luyện Quặng Titan ở khu công nghiệp La Sơn; khu du lịch Vedana ở
Mũi Né thị trấn Phú Lộc… Có được nhiều dự án đầu tư trên địa bàn, ngoài các
chính sách ưu đãi của Nhà nước, của tỉnh, huyện đã tập trung giáo dục, tuyên
truyền giải thích cho nhân dân, thực hiện nhiệm vụ giải tỏa mặt bằng nhanh để
bàn giao cho các dự án; sắp xếp bố trí dân cư vào các khu tái định cư, tổ chức
sản xuất, đào tạo, bồi dưỡng nghề, tạo công ăn việc làm mới sớm ổn định đời
sống cho nhân dân. Riêng đối với các dự án đầu tư ngoài khu kinh tế Chân
Mây - Lăng Cô, huyện có chính sách ưu đãi, đầu tư hạ tầng đến tường rào nhà
máy; miễn giảm một số khoản thu ban đầu, cũng chính nhờ có chính sách phù
hợp nên nhiều dự án tuy có chịu ảnh hưởng sự suy thoái của nền kinh tế thế
giới, nhưng vẫn tiếp tục đầu tư có khả quan hơn.
Để bảo đảm an sinh xã hội, ngoài việc tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân, huyện đã lồng ghép các
chương trình, dự án huy động mọi nguồn lực cho xã hội. Hỗ trợ tiền thủy lợi
phí cho nông dân, bình quân 1 năm hơn 6 tỷ đồng; chương trình xã bãi ngang
(chương trình 257) bình quân hơn 10 tỷ đồng/ năm của 9 xã. Đầu tư xây dựng
và sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ chính sách 220 cái, hơn 5,6 tỷ đồng. Đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH như: giao thông, thủy lợi, điện, nước, trường

15
Tên đề tài
học, y tế gần 120 công trình phục vụ nhân dân, các chính sách xã hội thực hiện
kịp thời và chính xác, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
16
Tên đề tài
1.4. Ma trận SWOT
Trên cơ sở thực trạng và tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của huyện
phú lộc, nhóm nghiên cứu đưa ra ma trận SWOT thể hiện các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức của du lịch huyện Phú Lộc hiện nay. Từ đó đề xuất một
số giải pháp chiến lược như sau:
SWOT
CƠ HỘI (O)
-O
1
: Du lịch được xác
định là ngành kinh tế
mũi nhọn của tỉnh và
đang được đầu tư phát
triển.
-O
2
: Các chính sách mở
cửa đã tạo điều kiện
thuận lợi cho du lịch
phát triển.
- O
3
: Môi trường chính
trị ổn định và an toàn,

kinh tế tăng trưởng.
THÁCH THỨC (T)
-T
1
: Cạnh tranh cao từ
các vùng lân cận qua các
chính sách ưu đãi, hình
thức tuyên truyền, quảng
bá.
-T
2
: Tình hình chính trị
và kinh tế bất ổn tại một
số quốc gia làm giả
lượng khách.
-T
3
: Biến đổi khí hậu
làm thay đổi quy luật tự
nhiên thời tiết trở nên
khắc nghiệt và nhiều tài
nguyên tự nhiên bị phá
hủy.
ĐIỂM MẠNH (S)
-S
1
: Tài nguyên tự nhiên
đa dạng, phong phú. Đặc
biệt có vịnh biển đẹp
Lăng Cô, Vườn quốc gia

Bạch Mã,
-S
2
: Có vị trí thuận lợi,
nằm trên tuyến du lịch
Hành trình di sản miền
Trung.
Các chiến lược S/O:
1.Kết hợp S
1
, S
2
, S
3
, S
4
,
S
5
với O
1
, O
2
, O
3
tập
trung phát triển du lịch
biển, du lịch sinh thái và
khám phá thiên nhiên
với đội tượng du khách

nội địa và quốc tế.
Các chiến lược S/T:
1.Kết hợp S
1
, S
2
, S
5
với
T
1
, T
2
, T
3
thực hiện
chiến lược Marketing và
quảng bá. Lập và duy trì
hoạt động của trang web
du lịch huyện Phú Lộc.
2. Kết hợp S
1
, S
2
, S
3
, S
4
,
S

5
với T
1
, T
2
, T
3
thực
hiện chiến lược phát
triển sản phẩm du lịch
17
Tên đề tài
-S
3
: Cơ sở hạ tầng, giao
thông, lưu trú tốt. Đặc
biệt có khu resort
Laguna Lăng Cô thuộc
địa bàn huyện.
-S
4
: Nguồn lao động dồi
dào.
-S
5
: Được sự quan tâm
của chính quyền địa
phương.
huyện Phú Lộc tập trung
vào các sản phẩm du

lịch chính kết hợp nâng
cao các dịch vụ bổ sung
và chất lượng phục vụ.
ĐIỂM YẾU (W)
-W
1
: Tài nguyên văn hóa
nghèo nàn.
-W
2
: Tính thời vụ cao
trong du lịch.
-W
3
: Địa bàn rộng, tài
nguyên du lịch phân tán
nên khó quản lý.
-W
4
: Nguồn nhân lực lao
động và quản lý về du
lịch có trình độ và
chuyên môn chưa cao.
-W
5
: Liên kết trong du
lịch giữa các bên còn
kém.
-W
6

: Huyện chưa có ban
quản lý chuyên trách du
lịch. Các thành viên chịu
trách nhiệm quảng lý
nằm phân tán trong từng
bộ phạn khác nhau và
không có chuyên môn
Các chiến lược W/O:
1. Kết hợp W
4
, W
5
, W
6
với O
1
, O
2
, O
3
thực hiện
chiến lược thành lập ban
quản lý du lịch đầu não
cho huyện Phú Lộc,
quản lý và tăng tính liên
kết trong du lịch cho các
bên.
2. Kết hợp W
3
, W

5
với
O
1
, O
2
, O
3
thực hiện
chiến lược đào tạo
nguồn nhân lực có
chuyên môn và nghiệp
vụ du lịch.
3. Kết hợp W
7
với O
1
,
O
2
, O
3
thực hiện chiến
lược tập trung sang phát
triển
Các chiến lược W/T:
1. Kết hợp W
2
, W
3

, W
6
,
W
8
với T
1
, T
2
, T
3
thực
hiện chiến lược đa dạng
hóa sản phẩm kết hợp
phát triển bền vững.
2. Kết hợp W
3
, W
4
, W
5
,
W
6
với T
1
, T
2
, T
3

thực
hiện chiến lược đổi mới
toàn bộ bộ máy tổ chức
và lao động du lịch
huyện Phú Lộc.
18
Tên đề tài
đặc thù về du lịch.
-W
7
: Chiến lược phát
triển du lịch chưa triệt
để. Nhiều dự án du lịch
bị treo và chậm tiến độ.
-W
8
: Sản phẩm du lịch
nghèo nàn và chưa định
hình cụ thể.
19
Tên đề tài
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CHỈ SỐ
2.1 Cây vấn đề
20
Tên đề tài
2.2. Cây mục tiêu
2.3. Một số chỉ tiêu
Chỉ tiêu Chỉ số
* Đến đầu năm 2015, lượng khách
đến Huế bằng tàu biển thông qua

cảng Chân Mây tăng 20% so với
năm 2014
- Tổng lượng khách đến Huế bằng
tàu biển.
- Tỷ lệ khách đến Huế bằng tàu biển
so với năm trước.
* Đến cuối năm 2015, số dự án mới
đầu tư vào khu tinh tế Chân Mây-
Lăng Cô tăng 15% so với năm 2014
- Tổng số dự án mới được đầu tư.
- Tỷ lệ số dự án mới đầu tư trên tổng
số các dự án đầu tư năm trước.
* Cuối năm 2015, đạt 100% sự đồng
thuận, phê duyệt để xây dựng được
hệ thống cáp treo du lịch ở Vườn
- Tỉ lệ sự đồng thuận phê duyệt xây
dựng hệ thống cáp treo du lịch ở Vườn
21
Tên đề tài
quốc gia Bạch Mã
quốc gia Bạch Mã.
- Tổng số phiếu đồng thuận, phê duyệt
xây dựng hệ thống cáp treo du lịch ở
Vườn quốc gia Bạch Mã.
* Đến năm 2020 đạt khoảng 10 triệu
lượt khách kể cả trong nước lẫn
ngoài nước
- Tổng số lượt khách du lịch trong
nước.
- Tổng số lượt khách du lịch nước

ngoài.
* Đến cuối 2015, 95% khách hàng
hài lòng với chất lượng dịch vụ
- Mức độ hài lòng của khách hàng
với chất lượng dịch vụ
- Tỷ lệ khách hàng hài lòng với dịch
vụ.
* Đến cuối năm 2015, 90% các khu
resort, nghỉ dưỡng bổ sung đầy đủ
tiện nghi, 70% các khu resort nâng
cao cơ sở hạ tầng.
- Số lượng trang thiết bị tiện nghi,
chất lượng công trình được nâng cấp
- Tỷ lệ khu resort đạt tiêu chuẩn về
tiện nghi, cơ sở hạ tầng.
* Đến cuối năm 2015, đảm bảo
100% nhân viên đều được đào tạo
nghiệp vụ du lịch
- Số lượng nhân viên tham gia đào
tạo.
- Tỷ lệ nhân viên được đào tạo
nghiệp vụ du lịch.
* Cuối năm 2015, 90% nhân viên
được đào tạo qua các khóa học được
nâng cao trình độ thường xuyên
thông qua tập huấn hằng quý
- Số nhân viên được đào tạo nâng
cao.
- Tỷ lệ nhân viên được đào tạo nâng
cao.

22
Tên đề tài
* Đến cuối năm 2015, 60% tiềm
năng du lịch sẵn có chưa được sử
dụng sẽ được khai thác hợp lý.
- Số địa điểm du lịch mới được khai
thác.
- Tỷ lệ các điểm du lịch được khai
thác.
* Đến cuối năm 2015, hoàn thành
nâng cấp 70% đường xá, địa hình
không thuận lợi
- Chất lượng đường xá, địa hình.
- Tỷ lệ hoàn thành nâng cấp đường
xá, địa hình.
* Đến cuối năm 2015, lượng vốn đầu
tư của trong nước và nước ngoài
tăng lên 40%
- Lượng vốn đầu tư trong nước.
- Lượng vốn đầu tư nước ngoài.
* Đến cuối năm 2015, đảm bảo 85%
các cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn đề
ra.
- Chất lượng cơ sơ hạ tầng.
- Tỷ lệ cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn.
23
Tên đề tài
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Quy hoạch tổn hợp và chi tiết các khu du lịch, điểm du lịch sinh
thái cấp quốc gia và cấp địa phương ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên

Huế
Vườn quốc gia Bạch Mã
Đây là điểm du lịch sinh thái phát triển nhất, có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật tốt nhất tỉnh. Vì đây là một trong những điểm du lịch sinh thái
được phát hiện đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế, hơn nữa cảnh quan thiên
nhiên và hệ sinh thái tại đây thực sự hấp dẫn và lôi cuốn khách. Ngày càng
nhiều các doanh nghiệp tư nhân đầu tư mở dịch vụ lưu trú ở đây, cơ sở vật chất
hạ tầng luon được tỉnh quan tâm và ưu tiên đầu tư. Do vậy trong thời gian tới,
ban quản lý nên tập trung vào nghiên cứu, tìm kiếm các địa điểm du lịch mới,
nâng cao tính đa dạng của sản phẩm du lịch sinh thái nơi đây đồng thời cần có
một kế hoạch xúc tác, một chiến dịch mở rộng thị trường hiệu quả hơn.
Hệ thống suối nước ngọt Suối Voi, thác Nhị Hồ
Địa điểm này khá quen thuộc với người dân xứ huế. Với lực lượng học
sinh sinh viên, đây là địa điểm lý tưởng nhất cho các buổi du lịch, dã ngoại
trong ngày vì khoảng cách thuân tiện và kinh phí khá hợp lý. Thế nhưng sau
nhiều năm phát triển, suối Voi Thác Nhị Hồ cũng chỉ dừng lại ở đó. Du khách
ngoại tỉnh và phát triển hây như không bết điến điểm du lịch sinh thái này. Để
nâng cao vị thế của điểm du lịch này, các cơ quan chức năng cần có một số
biện pháp như:
- Nâng cấp hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng ở khu vực quanh điểm du lịch này
- Đầu tư xây dừng các cơ sở lưu trú đạt chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho du khách đến thăm và nghỉ qua đêm
- Tuyên truyền, quảng bá mạnh mẽ về hình ảnh du lịch của Suối Voi và thác Nhị
Hồ
- Mở thêm một số dịch vụ vui chơi giải trí nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Thác mơ , thác trượt
Cũng giống như cụm du lịch suối Voi, Nhị Hồ, cụm du lịch này đã được
phát triển nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao, du khách vẫn chưa biết đến địa
điểm du lịch sinh thái này. Ngoài những biện pháp đã được nêu ở trên, điểm du
lịch này nên chú trọng việc kết hợp với du lịch cộng đồng. Du lịch công đồng

24
Tên đề tài
là hình thức tiếp cận, khám phá cuộc sống, văn hóa của các dân tộc ít người ở
các huyện miền núi. Hình thức du lịch này hiện đang thu hút được nhiều du
khách quốc tế. Liên kết với loại hình du lịch cộng đồng, cụm du lịch Thác Mơ,
Thác Trượt sẽ có tiềm năng khách du lịch dồi dào.
Hệ thống các bãi biển: Lăng Cô, Cảnh Dương
Những bãi biễn này khá quen thuộc với người dân Huế. Những địa điểm
này sự lựa chọn của người dân vào các dịp nghỉ hè, nghỉ lễ với thời tiết nóng
nực. Biển Lăng Cô được mệnh danh là “thiên đường xanh”. Lăng Cô có điểm
thuận lợi là nằm ngay trên quốc lộ 1A, phương tiện giao thông đi lại vô cùng
thuận tiện. Biển cũng được đầu tư một hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hang ăn
uống đạt chất lượng, đáp ưng nhu cầu của khách.
Mặc dù tiềm năng du lịch khá cao, các bãi biển còn lại vẫn chưa nhận được
sự quan tâm đầu tư như vậy. Trong những năm vừa qua, các bãi biển này thực
sự không thu hút được khách du lịch
Trong thời gian tới, các cư quan chức năng cần có một số biện pháp thúc
đẩy sự phát triển của hệ thống biển ở đây:
- Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật ở những bãi biển chưa được
quan tâm đầu tư.
- Mở thêm nhiều hình thức vui chơi, giải trí ở trên biển như du thuyền, lướt song,
khám phá hòn đảo Sơn Chà ở biển Lăng Cô…
3.2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sản phẩm du lịch
sinh thái cho các tầng lớp xã hội tại huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế
Giải pháp thiết yếu nhất và quan trọng nhất và quan trọng nhất là tuyên
truyền, giáo dục cho mọi người, đặc biệt chú trọng đến các nhà quản lý các du
lịch, điểm du lịch, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên
quan đến bảo tồn và phát triển du lịch, nhà cung ưng dịch vụ du lịch, cộng
đồng dân cư ở tỉnh và khách du lịch. Đối với từng đối tượng phải vận dụng các
hình thức, nội dung khác nhau để tuyên truyền giáo dục về sản phẩm du lịch

sinh tái cho thích hợp. Cần kịp thời, thường xuyên và bằng nhiều hình thức
khác nhau để các dối tượng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái ở Huyện
Phú Lộc Tỉnh thừa thiên huế hiểu và nâng cao nhận thức về sản phẩm du lịch
sinh thái, các đặc thù, yêu cầu, vai trò và trách nhiệm của mỗi thành phần tham
gia vào kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái , lợi ích của du lịch sinh thái cho
mỗi thành phần tham gia vào nó.
Thêm vào đó các khóa đào tạo, giáo dục phải được tiến hành trước khi
cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Những kiến thức, kĩ
năng được giảng dạy trong các khóa học phải đơn giản để phù hợp với khả
năng tiếp thu, trình độ và yêu cầu đặt ra của hoạt động du lịch đối với người
25

×