Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.69 KB, 132 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách đây hơn 60 năm (1946) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Phải
làm sao cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi
được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa phải làm thế nào cho nhân dân
có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Văn hóa phải
làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai
cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên hưởng" (Tư
tưởng Hồ Chí Minh, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003). Ngay sau ngày quốc
khánh 02-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập Ủy ban văn hóa lâm thời Bắc
Bộ. Ngày 07-9-1945 Bác tiếp các đại biểu của Ủy ban này và Người chỉ rõ: "Bổn
phận các Ngài là lãnh đạo tư tưởng quốc dân, đấu tranh cho độc lập và kiến thiết một
nền văn hóa mới"(Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003).
Như vậy, có thể khẳng định văn hóa có một vai trò rất lớn, nó vừa là môi trường,vừa
là công cụ để tác động đến hành vi của cá nhân và tổ chức.
Văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực vô hạn thúc
đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa và nhờ hàng hóa để phát triển, là mục tiêu cao cả
của mọi hình thái xã hội. Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng
và phát huy nhân tố con người xây dựng xã hội mới và con người mới trong tất cả các
lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh, hoạt động chính trị, hoạt động khoa học -
công nghệ, hoạt động văn hóa - xã hội - nhân văn, vv... Trong thời đại ngày nay kinh
tế thị trường, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và cách mạng quản lý ngày càng phát triển
như vũ bão, các quốc gia xích lại gần nhau hơn, vì thế văn hóa dân tộc, bản sắc dân
tộc ngày càng trở thành trung tâm của mọi sự chú ý.
Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân được hình thành trên nền tảng
văn hóa dân tộc và là bộ phận cấu thành, tô đậm thêm bản sắc văn hóa dân tộc, không
thể đối lập với bản sắc văn hóa dân tộc.
1
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với sự di chuyển dễ dàng
các nguồn tài chính, nguyên liệu và công nghệ từ quốc gia này sang quốc gia khác, việc
du nhập các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nói chung và thành tựu tiên tiến của


khoa học quản trị nói riêng không khó. Tuy nhiên, yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành
bại trong việc áp dụng thành công các thành tựu đó trong những điều kiện cụ thể của
các quốc gia là sự khác biệt về văn hóa. Đối với lĩnh vực kinh doanh, xu hướng văn
hóa hóa kinh doanh đang là một hướng đi tối ưu để tận dụng các thành tựu tiên tiến
của khoa học đồng thời vẫn phát huy được sức mạnh của bản sắc văn hóa.
Chính vì vậy, xây dựng văn hóa kinh doanh là góp phần tạo lập năng lực cốt
lõi của doanh nghiệp, và do vậy, tạo cho doanh nghiệp năng lực cạnh tranh bền vững
trong điều kiện cạnh tranh mang tính toàn cầu. Bên cạnh đó, nó còn góp phần thể
hiện bản sắc văn hóa tiên tiến đậm đà tính dân tộc của văn hóa Việt Nam trong lĩnh
vực quản trị doanh nghiệp.
Với nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa kinh doanh đối với sự
phát triển của doanh nghiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Văn hóa kinh doanh của
Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế"
làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề xuất những giải pháp, kiến nghị cơ bản để hoàn thiện văn hóa kinh doanh
của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa kinh doanh của Công ty cổ phần
dịch vụ vận tải TRACO
- Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện
văn hóa kinh doanh của Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu văn hóa kinh doanh của doanh
nghiệp, các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh, việc xây dựng văn hóa kinh doanh,
những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xây dựng văn hóa kinh doanh.

- Phạm vi nghiên cứu: Được xác định trong khuôn khổ của Công ty cổ phần
dịch vụ vận tải TRACO gắn với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian khảo
sát được tiến hành trong giai đoạn 2002-2006.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
Thứ nhất: phương pháp duy vật biện chứng
Thứ hai: phương pháp phỏng vấn. Phương pháp này được sử dụng để trực
tiếp phỏng vấn một số nhà lãnh đạo và CBNV trong công ty.
Thứ ba: phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi
Dựa trên kết quả khảo sát sơ bộ tác giả luận văn đã xây dựng bản câu hỏi
điều tra tình hình thực tế văn hóa kinh doanh tại Công ty cổ phần dịch vụ vận tải
TRACO trong giai đoạn hiện nay (Những nội dung chi tiết cụ thể của bảng câu hỏi
được đính kèm trong phụ lục).
Với 100 bảng câu hỏi được gửi tới các nhà quản trị và CBNV của công ty cổ
phần dịch vụ vận tải TRACO, tác giả luận văn đã nhận được 68 câu trả lời. Các câu
trả lời này được phân bố tương đối rộng khắp các phòng ban và bộ phận trong công
ty, trong đó bao gồm cả các nhà quản trị và các CBNV.
Thứ tư: phương pháp sử dụng nguồn thông tin thứ cấp
Với phương pháp này, tác giả luận văn đã có được một số kết quả và nhận
định về văn hóa kinh doanh tại Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong giai
đoạn hiện nay thông qua việc thu thập các thông tin từ các sách, báo và tạp chí
chuyên ngành như.
3
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng văn hóa kinh doanh của Công ty cổ phần dịch vụ vận tải
TRACO trong thời gian qua
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa kinh doanh của Công

ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
4
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA KINH DOANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1.Khái niệm văn hóa
Nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển nói chung và đối với doanh
nghiệp nói riêng trước hết phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa
cũng như cấu trúc của nó. Văn hóa là một khái niệm rất rộng, đến mức hầu như mỗi
nhà văn hóa đều có một khái niệm riêng về văn hóa. Cho đến nay có khoảng hơn 400
khái niệm về văn hóa. Các khái niệm đó không giống nhau tùy theo cách hiểu rộng
hẹp khác nhau, trong khi văn hóa là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, phong phú và phức
tạp. Mặt khác, cũng như các lĩnh vực khoa học xã hội khác, ngành khoa học về văn
hóa có tính chất lịch sử và phát triển xuyên suốt lịch sử loài người, từ văn hóa dân
gian có văn tự và không văn tự đến văn hóa chỉnh thể của các chế độ đương thời.
Trong quá trình lịch sử đó nội dung và khái niệm của văn hóa cũng thay đổi theo. Đó
là hiện thực khách quan. Sau đây là một số trong những khái niệm đó.
Theo E.Heriôt: "Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - đó chính
là văn hóa". (Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB văn học, Hà Nội)
Theo Unessco: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động
mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá
khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành
nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống, và dựa trên đó, từng
dân tộc đã khẳng định bản sắc riêng của nước mình" (Văn hóa và văn hóa doanh
nghiệp, NXB lao động, Hà Nội, 2001)
5
Edward B. Taylor (1924) cho rng: "Vn húa l mt phc th bao gm kin

thc, nim tin, ngh thut, o c, tp quỏn v tt c nhng kh nng v tp tc
khỏc cn thit cho con ngi trong mt xó hi".
GS Hong Vinh trong " cng vn húa v Tụn giỏo" ó khng nh vn
húa l vn hiu bit ca con ngi, tớch ly c trong sut quỏ trỡnh hot ng thc
tin - lch s, c kt tinh li thnh cỏc giỏ tr v chun mc xó hi, gi chung l h
giỏ tr xó hi, biu hin vn di sn vn húa v phong cỏch ng x ca cng ng.
H giỏ tr l thnh t c bn lm nờn bn sc riờng ca mi cng ng xó hi, cú kh
nng liờn kt cỏc thnh viờn lm cho cng ng tr thnh mt khi vng chc v cú
kh nng iu tit hot ng ca cỏc thnh viờn sng trong cng ng xó hi y.
Trong bn tho "Nht ký trong tự" nm 1943, Bỏc H ó khng nh "Vn
húa l s tng hp ca mi phng thc sinh hot, cựng vi biu hin ca nú m loi
ngi ó sinh ra nhm thớch ng nhng nhu cu i sng v ũi hi ca s sinh tn"
(H Chớ Minh, ton tp, NXB chớnh tr quc gia, H Ni, 2000, tp 3, trang 431). Bỏc
ch rừ ni hm ca vn húa, ng thi, Bỏc phõn tớch v luụn nhn mnh mi quan h
bin chng gia vn húa v c s h tng, vn húa v kinh t, chớnh tr, xó hi. Vn
húa l kin trỳc thng tng; nhng khi c s h tng ca xó hi kin thit ri, lỳc ú
vn húa mi iu kin phỏt trin c. Vn húa l ng lc ca phỏt trin kinh t,
phỏt trin xó hi. Vn húa phi soi ng cho mi ngi tin ti.
Cu Tng giỏm c UNESSCO Federico Mayor núi: "Thc t ó tha nhn
rng vn húa khụng tỏch ri cuc sng, ngoi s t duy v hot ng ca mi cỏ
nhõn v cng ng, bi vn húa phn ỏnh v th hin mt cỏch tng quỏt, sng ng
mi mt ca cuc sng ó din ra trong quỏ kh v hin ti; tri qua bao th k nú ó
cu thnh h thng giỏ tr, truyn thng, m thut v li sng, m da trờn ú, tng
dõn tc t khng nh bn sc riờng ca mỡnh". Nh vy, cú th thy vn húa bao
hm c ni dung rng ln v phc tp, vn húa v c bn l mt cu trỳc nhiu tng
nc. (xem hỡnh 1.1).
6
Bản chất
Giá trị
BảN

Phong
tục,tập
quán,
vv .
Cơ sở tự nhiên
Cơ sở hạ tầng
Kiến trúc
thượng tầng
(tinh thần)
Bản sắc văn hoá
Nòi
giống
Địa lý
Văn minh
vật chất
Triết học,
Tôn giáo
Chính trị,
Luật
pháp,
Giáo dục,
Nghệ thuật,
Truyền thống
Tín hiệu
ứng
Giao
Sắc
Văn
Hoá
xử

tiếp
Văn hoá
(quá trình lịch sử)
Bản sắc VH
(quốc gia)
Hình 1.1. Cấu trúc văn hoá cộng đồng người
1.1.1.2. Khái niệm văn hóa kinh doanh
Văn hóa kinh doanh được thể hiện và chỉ có thể được thể hiện thông qua vật
mang nó là doanh nghiệp. Nhưng để có một định nghĩa mạch lạc cho thuật ngữ văn hóa
kinh doanh hầu như đã không dễ dàng, bởi lẽ về ngữ nghĩa thì ngay như khái niệm "văn
hóa" cũng đã có hàng trăm cách diễn đạt khác nhau đã trình bày trên. Marvin Bower,
Tổng giám đốc Mackinsey Company cho rằng: "Văn hóa kinh doanh là tất cả các thành
tố mà chúng ta đang thực hiện trong quá trình kinh doanh và di sản để lại cho thế hệ kế
7
tiếp". Như vậy, văn hóa hiện diện ở bất kỳ doanh nghiệp nào, tuy nhiên một doanh
nghiệp phát triển phải có một nhãn quan rộng, tham vọng lâu dài, xây dựng được một
nếp văn hóa có bản sắc riêng, thể hiện sự khác biệt vượt trội.
Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh
doanh, là cái mà các chủ thể kinh doanh áp dụng hoặc tạo ra trong quá trình hình
thành nên những nền tảng có tính ổn định và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của
họ. Văn hóa kinh doanh là tất cả các giá trị tinh thần (dưới dạng vật thể hoặc phi vật
thể) có được của một doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp ấy - đã trở thành chuẩn mực và nguồn động lực chủ yếu nhất -
thâm nhập vào và chi phối các quan niệm, tập quán và hành vi kinh doanh hướng về
sự chất lượng, sáng tạo, trách nhiệm và kết hợp hài hòa các lợi ích. Văn hóa kinh
doanh liên kết con người trong nội bộ với nhau, liên kết doanh nghiệp và xã hội bằng
những giá trị nhân văn, đặt con người vào vị trí trung tâm và quyết định sự cạnh tranh
thắng lợi và phát triển bền vững. Văn hóa kinh doanh suy cho cùng nó là cốt lõi của
nền kinh tế tri thức / thị trường xã hội và nhân văn.
Vấn đề văn hóa kinh doanh đối với Việt Nam không có gì mới, ông cha

chúng ta đã đề cập từ lâu. Chàng rể vua Hùng- Mai An Tiêm bị đày ra hoang đảo đã
trồng dưa hấu, dưa hấu chín, đã khắc tên mình lên quả dưa hấu có ghi địa chỉ, rồi thả
xuống biển, sóng đưa dưa hấu vào đất liền vừa để "tiếp thị" gọi mời thương lái đến
mua. Di tích cổ Hoa Lư thời nhà Đinh (968- 979) có nhiều viên gạch lớn khắc dòng
chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên", phải chăng đây là thương hiệu. Chiếc lọ
gốm vẽ hoa dây màu lam hiện đang trưng bày tại bảo tàng Topkapt Saray, ở Istanbul,
Thổ Nhĩ Kỳ có dòng chữ ghi rõ niên đại sản xuất "Năm Đại hóa thứ 8" tức 1450 thời
vua Lê Nhân Tông (1443- 1459), địa điểm sản xuất Nam Sách, Hải Dương, người sản
xuất ghi: "Bùi thị hỉ bút" là người họ Bùi vẽ chơi. Hiệu chụp ảnh đầu tiên ở Hà Nội
"Cảm Hiếu Đường" vào năm 1869, chủ hiệu là Đặng Huy Trứ, v.v... Cuộc canh tân
đất nước đầu thế kỷ XX (1903) sự khởi đầu là sự kết hợp hai mục đích giáo dục và
kinh doanh tìm ra nguồn lực cứu nước. Cụ cử Lương Văn Can (1854- 1927) hiệu
trưởng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, người đã sớm truyền bá tư tưởng "đạo làm
8
giàu", cùng với gia đình thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, bị đày ải sang Nam
Vang (Phnom Pênh- Campuchia). Cụ viết sách "Thương học phương châm" có đoạn
"Đương buổi thế giới cạnh tranh này, các nước phú cường không đâu là chẳng đua tài
thi sức ở trong trường thương chiến, văn minh tiến bộ, buôn bán càng thịnh đạt. Việc
buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta há coi thường, xem
khinh được sao?". Nền kinh doanh ở nước ta còn là thảm cảnh bởi 10 lẽ như cụ Cử
Lương Văn Can tổng kết: "1- Người mình không có thương phẩm; 2- Không có
thương hội; 3- Không có tín thực; 4- Không có kiên tâm; 5- Không có nghị lực; 6-
Không biết trọng nghề; 7- Không có thương học; 8- Kém đường giao tiếp; 9- Không
biết tiết kiệm; 10- Khinh nội hóa!"
Từ các phân tích trên đây, có thể đi đến xác lập một khái niệm chung về văn
hóa kinh doanh, đó là: "Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa được
chủ thể kinh doanh chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh
doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó"
Theo nghĩa cụ thể, văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa
vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh

doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn
định và đặc thù. Như vậy văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hóa trong
xã hội bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, những phương thức và kết
quả hoạt động của con người được tạo ra và sử dụng trong quá trình kinh doanh.
1.1.2. Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh đối với hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
1.1.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Ngày nay, cạnh tranh giữa các nước, các doanh nghiệp và sức mạnh kinh tế
thực ra là một hình thức của công cuộc cạnh tranh về chất lượng khoa học và công
nghệ. Kinh doanh là cạnh tranh, là đọ sức với các đối thủ trong nước và thế giới để
mua hàng và bán hàng. Về bản chất cạnh tranh là cuộc chiến trên thương trường
không chút khoan nhượng. Cạnh tranh mang những sắc thái cơ bản và nguyên tắc cơ
9
bản của chiến tranh. Sự thỏa hiệp với các đối thủ (đối tác) có thể là sách lược trong
những tình huống cụ thể với khoảng không gian và thời gian nhất định để đôi bên
cùng có lợi. Điều đó không thể che giấu hết tính quyết liệt, sống còn trong quá trình
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và triết lý kinh doanh bằng cách vượt lên. Lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp là nét đặc trưng cơ bản của văn hóa kinh doanh.
Văn hóa kinh doanh có tác động quyết định đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy bởi vì để thực hiện hoạt động kinh
doanh, doanh nghiệp nào cũng cần có các nguồn lực vật chất và tinh thần. Trong đó
nguồn lực tinh thần, đặc biệt văn hóa kinh doanh chính là một trong trụ cột chính của
các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh.
Năng lực của các nhà quản trị có tính quyết định đối với sự thành bại của
doanh nghiệp trong kinh doanh. Một nhà quản trị giỏi có thể xây dựng được yếu tố
văn hóa kinh doanh làm cơ sở vững chắc cho quá trình hoạt động kinh doanh của
mình. Qua khảo sát các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả có thể rút ra hệ quả là:
doanh nghiệp mạnh gắn liền với giám đốc giỏi. Lãnh đạo một số địa phương và Bộ,
Ngành cũng cho rằng, tìm sản phẩm kinh doanh không khó, cái khó chính là tìm giám
đốc doanh nghiệp giỏi. Một giám đốc - nhà quản trị giỏi có thể đưa một doanh nghiệp

từ thua lỗ đến chỗ có lợi nhuận, từ yếu trở nên mạnh, trong khi việc đổi mới kỹ thuật,
công nghệ hoặc tái cấu trúc lại khó có thể đưa lại một kết quả khả quan như vậy. Đặc
biệt, trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay cả hai giải pháp sau đều rất khó thực
hiện bởi cả lý do kinh tế lẫn xã hội. Các nhà quản trị giỏi sẽ biết cách tạo lập chiến
lược cạnh tranh, phát huy năng lực sáng tạo của kỹ sư và công nhân để tạo ra bí quyết
công nghệ, thu hút nhân lực giỏi về cộng tác, sử dụng đúng người, liên kết mọi
người. Trước đây, trong điều kiện và hoàn cảnh còn khó khăn hơn các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đã biết rút ngắn khoảng
cách về năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và Châu Âu bằng con
đường tự tìm ra cách thức quản trị riêng, phù hợp với văn hóa con người của họ, biến
sở đoản của đội ngũ nhân lực thành sở trường. Bản sắc văn hóa quản trị Nhật Bản đã
10
từng là vũ khí cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp Nhật Bản với các đối thủ trên
trường quốc tế.
Văn hóa kinh doanh được biểu hiện thông qua năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp không có năng lực canh tranh đồng nghĩa với doanh
nghiệp đó không có văn hóa kinh doanh. Trong thời đại ngày nay không thể chỉ đứng
lại trên văn hóa truyền thống qua các tấm huân, huy chương các loại của bề dày lịch
sử trong cơ chế cũ mà không bao hàm được văn hóa chung của dân tộc Việt Nam
theo dòng lịch sử từ xa xưa, văn hóa chung của nhân loại và xu hưởng phát triển
trong tương lai. Lúc này, khó tồn tại "mẹ hát, con khen" mà phải tự thấy mình "trong
nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ đẹp giòn hơn ta", phải tự lăn mình vào cuộc
sống thế giới, thực sự cọ xát với thương trường khu vực và thế giới.
1.1.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vững của DN
Xây dựng văn hóa kinh doanh có vai trò rất to lớn trong việc nâng cao hiệu
quả hoạt động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cụ thể, vai trò quan trọng
đó được thể hiện trên 5 phương diện sau:
Thứ nhất, văn hóa kinh doanh tạo ra sự cố kết và tính thống nhất cao trong
hành động của các thành viên trong doanh nghiệp bằng một hệ thống các giá trị và
chuẩn mực chung. Mọi người sẽ cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của doanh

nghiệp bằng niềm tin, sự tự nguyện và phối hợp hành động nhịp nhàng.
Các thành viên trong doanh nghiệp là sự tập hợp của nhiều cá nhân với
những nhân cách, cá tính, động cơ và mục tiêu khác nhau. Tính thống nhất, đồng tâm
hiệp lực của các thành viên chỉ có được khi họ cùng nhau chấp nhận và chia sẻ những
giá trị và chuẩn mực chung. Một doanh nghiệp đã xây dựng được văn hóa kinh doanh
mạnh thì tự nó sẽ giúp các thành viên hành động một cách tự nguyện, đúng hướng và
có hiệu quả mà không cần có quá nhiều quy chế và mệnh lệnh hành chính từ cấp trên.
Thứ hai, văn hóa kinh doanh tạo cho doanh nghiệp một phong cách, cá tính
hay bản sắc riêng, để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Văn hóa
11
kinh doanh được duy trì bảo tồn qua nhiều thế hệ quản trị, tạo ra khả năng phát triển
bền vững của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp trong thời gian đầu khởi sự chưa thể có ngay được văn
hóa kinh doanh. Qua quá trình hoạt động, các yếu tố của văn hóa kinh doanh sẽ được
tạo lập, thử thách để rồi tồn tại trong chủ đích của người chủ doanh nghiệp, tạo ra cho
doanh nghiệp một ấn tượng, hình ảnh và bản sắc riêng. Văn hóa kinh doanh vì vậy
góp phần tạo dựng một hình ảnh riêng của doanh nghiệp trong con mắt của khách
hàng, của các đối tác, của những người đi tìm việc làm và của xã hội. Nói cách khác,
văn hóa kinh doanh góp phần tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
Thứ ba, văn hóa kinh doanh có tác dụng điều tiết hành vi và thái độ của các
nhà quản trị. Nếu như các nội quy, quy chế, mệnh lệnh hành chính, kỷ luật... được coi
là những công cụ điều tiết "cứng" (luật thành văn) thì văn hóa kinh doanh được coi là
công cụ điều tiết "mềm" (luật bất thành văn) thông qua hệ thống triết lý, các chuẩn
mực, truyền thống, tập tục, nêu gương...đã được xây dựng, duy trì và thừa nhận trong
doanh nghiệp.
Có thể nói, văn hóa kinh doanh xác định "luật chơi" chung, nó nói với các
thành viên trong doanh nghiệp mọi việc nên làm thế nào và điều gì là quan trọng. Đối
với các thành viên trong doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh được coi là công cụ điều
tiết cực kỳ hữu hiệu vì nó đánh vào lòng tự trọng (tự tôn) cá nhân và khi hành vi và

thái độ của một cá nhân không phù hợp với những giá trị và chuẩn mực chung thì họ
sẽ bị tẩy chay bởi thái độ của cả tập thể.
Thứ tư, văn hóa kinh doanh là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là nguồn lực để
doanh nghiệp phát triển bền vững, là chất keo kết dính các thành viên lại với nhau.
Văn hóa kinh doanh được nhìn nhận là tài sản tinh thần, là bầu không khí
làm việc, môi trường bên trong của doanh nghiệp do các thành viên của nó (trước hết
là ban lãnh đạo) tạo ra. Nó được coi là một loại nguồn lực (hay tài sản) giống như các
nguồn lực khác của doanh nghiệp như nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính hay hay
12
nguồn lực vật chất. Nhưng văn hóa kinh doanh là nguồn lực tinh thần, tài sản vô giá
của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, thái độ lao động của mỗi một
nhà quản trị và lòng trung thành của họ đối với doanh nghiệp. Những doanh nghiệp
có văn hóa kinh doanh tích cực sẽ tạo ra bầu không khí làm việc hăng say hào hứng
vì mục tiêu chung, khiến các cá nhân thường xuyên phấn đấu để đạt nhiều lợi ích cho
bản thân và doanh nghiệp.
Thứ năm, văn hóa kinh doanh có tác dụng đào tạo và bồi dưỡng các nhà quản
trị trong doanh nghiệp, tuân thủ những tôn chỉ và phương châm hành động; có cách
ứng xử, thái độ và phong cách làm việc phù hợp; từ đó nâng cao được năng suất, chất
lượng và hiệu quả trong công việc của họ.
Một cá nhân thời gian đầu đến làm việc trong một doanh nghiệp (tổ chức) sẽ
mang theo những đặc điểm riêng của mình về phong cách làm việc, quan niệm,
truyền thống, giá trị,... Sau thời gian làm việc lâu dài trong một môi trường văn hóa
(doanh nghiệp) nào đó, cá nhân sẽ được chính môi trường văn hóa đó đào tạo, nhào
nặn và dần dần trở thành một con người mang theo phong cách, quan niệm, thói
quen, cách thức làm việc,.... và có khi cả hình ảnh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà
khi tuyển dụng nhân sự, ngoài các tiêu chí về chuyên môn, các nhà tuyển dụng rất
chú trọng đến việc xem xét các đặc điểm cá nhân của ứng viên có phù hợp với bản
sắc văn hóa trong hoạt động quản trị hiện tại của doanh nghiệp hay không để xây
dựng cho doanh nghiệp mình một đội ngũ nhân sự đồng nhất. Đối với các thành viên
mới ra nhập doanh nghiệp, họ cần nhanh chóng học hỏi, tiếp thu những giá trị văn

hóa để hòa nhập thực sự với môi trường làm việc mới.
1.2. CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN VĂN HÓA KINH DOANH
Văn hóa kinh doanh được tạo nên từ rất nhiều yếu tố phức tạp và có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Ở đây có thể khái quát thành các nhóm yếu tố cơ bản
sau:
1.2.1. Triết lý kinh doanh
13
Trong quan hệ với văn hóa hiểu theo nghĩa rộng, hoạt động quản trị, mà trực
tiếp ở đây là quản trị kinh doanh, vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa, vừa là yếu
tố chịu ảnh hưởng, thậm chí bị quy định bởi các yếu tố khác cấu thành văn hóa.
Phương thức quản trị, hành vi ứng xử trong quản trị đều có bản chất văn hóa theo
đúng hai nghĩa như vậy, có thể phân ra hai quan hệ ảnh hưởng:
Quan hệ thứ nhất liên quan đến tác động của văn hóa đến lựa chọn chiến
lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Quan hệ thứ hai liên quan đến sự ứng xử của chủ thể kinh tế với các đối tác
cụ thể trực tiếp trong nội bộ doanh nghiệp như những người lãnh đạo cấp trên, điều hành
cấp dưới, nhân viên người lao động, v.v..., với khách hàng mua và bán, các đối thủ cạnh
tranh, các đối tác liên minh trên tinh thần "thêm bạn bớt thù" biến đối thủ thành đối tác.
Hai quan hệ đó vừa có sự độc lập nhất định, lại vừa tác động lẫn nhau về nội
dung các công việc cụ thể với sự xuyên suốt sợi chỉ đỏ - Triết lý kinh doanh.
Triết lý kinh doanh hiện đã trở thành một từ thông dụng, nhiều khi như là
một "hội chứng", "mốt", thành một trong những tiêu chuẩn cơ bản chứng tỏ "đẳng
cấp văn hóa" của nhà quản trị. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, với đa số, thông
thường, sự thừa nhận nó mang tính hình thức hơn là có nội dung và giá trị thực tiễn,
cho triết lý kinh doanh là thuật ngữ quá cao siêu và trừu tượng.
Mặt khác, triết lý kinh doanh là nói đến mục đích, ý nghĩa cao nhất của quản trị
doanh nghiệp hoạt động sản xuất- kinh doanh. Đó là những vấn đề mang tính chất triết lý
mà mỗi nhà quản trị đã đến lúc phải tự đặt ra ra cho chính bản thân mình. Đó là lý lẽ để
tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có ngành nghề kinh
doanh riêng biệt, không doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào về chỉ dẫn địa lý, về

con người, về dây chuyền công nghệ, về quy mô, chất lượng và về giá cả hàng hóa,....
Do đó, triết lý kinh doanh là một hệ thống tư tưởng chủ đạo, thể hiện quan điểm riêng có
của mỗi doanh nghiệp về giá trị vật chất và tinh thần của doanh nghiệp được đúc kết
những thành công và những thất bại trong quá trình hình thành và phát triển. Từ đó, bổ
14
sung và sáng tạo không ngừng để phục vụ khách hàng ngày một hoàn thiện hơn: Khách
hàng quyết định sự tồn tại và phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp.
15
Triết lý kinh doanh phản ánh mục đích của doanh nghiệp. Trước hết nhà quản trị
cần phải tự khẳng định mình: Mình và doanh nghiệp phải tồn tại trong muôn vàn
sóng gió. Mình và doanh nghiệp phải được phát triển bền vững trong biến động của
thương trường bằng tài và lực nội bộ, chứ không phải trông chờ vào sự ban ơn, bố thí
của người khác, tổ chức khác. Thông qua nội lực để tiếp thu sự hợp tác, hội nhập trên
cơ sở "đồng thuận" và "cùng có lợi". Mặt khác: Doanh nghiệp có những gì và chưa
có những gì? Doanh nghiệp hiện đang đứng ở đâu trong thiên đồ bát quái này? Lợi
thế so sánh của doanh nghiệp là gì? v.v....
Triết lý kinh doanh chỉ ra phương thức hành động cho nhà quản trị và doanh
nghiệp. Triết lý kinh doanh giải đáp một cách cặn kẽ, cụ thể mục tiêu kinh doanh của
doanh nghiệp cần đạt được với các tình huống: Xử lý bình thường "xuôi buồm, mát
mái", xử lý các rủi ro trong dự kiến và xử lý các rủi ro ngoài dự kiến, đột biến bằng
sự huy động mọi nguồn lực bên trong (là chủ yếu) và bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn
lực trong nội bộ khá phong phú, thuộc trong tầm tay của nhà quản trị, như: Đội ngũ
người dưới quyền, vốn và tài sản, khoa học- công nghệ, mô hình tổ chức và cung
cách điều hành, v.v...Trong đó con người giữ vai trò quyết định. Nguồn lực ngoài tầm
tay của nhà quản trị trước hết phải phát huy nội lực, biến thách thức thành cơ hội, tiếp
thu ngoại lai với tư chất là vị tướng chỉ huy tài ba, văn võ kiêm toàn về mọi mặt như
Bác Hồ dạy: "Tướng giỏi (đủ cả: trí, tín, nhân, dũng, liêm) thì nước mạnh. Tướng
xoàng thì nước hèn" (như trên, tập 3, trang 519) và là nhà ngoại giao thao lược, hào
hoa, chân chính.
Triết lý kinh doanh là gì? Triết lý kinh doanh là một bộ phận cấu thành văn

hóa kinh doanh. Triết lý kinh doanh không tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp:
nhỏ, vừa, lớn, xuyên quốc gia. Quy mô doanh nghiệp chỉ chi phối độ phức tạp vì số
lượng mối liên kết hữu cơ đối nội và đối ngoại của triết lý quản trị doanh nghiệp mà
thôi, còn triết lý kinh doanh vẫn không đổi.
Tóm lại, triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học chủ đạo, có hệ thống
được vận dụng vào hoạt động kinh doanh, phản ánh các niềm tin, các giá trị, các
16
nguyện vọng cơ bản và những tư tưởng chủ đạo mà các nhà quản trị theo đuổi gắn
bó, tất cả những điều này hướng dẫn cung cách quản trị doanh nghiệp của họ. Triết lý
kinh doanh lấy mong muốn thầm kín nhất về tiêu dùng của con người trong nước và
thế giới làm lẽ sống, vượt lên tất cả với lợi thế cạnh tranh, với ý chí tiến công. Triết
lý kinh doanh không bao giờ và không khi nào chấp nhận quan niệm "ăn xổi, ở thì",
"đời cua cua máy, đời cáy cáy đào".
Triết lý kinh doanh đã trở thành một trong những tiêu chuẩn cơ bản chứng tỏ
"đẳng cấp" văn hóa của doanh nhân, "đẳng cấp" văn hóa của doanh nghiệp được thể
hiện xuôi dòng từ chủ sở hữu, nhà quản trị đến người bán hàng, lao công tạp vụ và
ngược dòng trở lại. Mặt khác, "đẳng cấp" quản trị doanh nghiệp được thể hiện ở sự
hiện hữu hoặc không hiện hữu nhà quản trị, guồng máy doanh nghiệp vẫn hoạt động
bình thường, không thay đổi. Từ đó xuất hiện thuật ngữ mới, doanh nghiệp vắng nhà
quản trị (loại trừ yếu tố hỗ trợ của công nghệ thông tin).
1.2.2. Đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng
điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đây là
hệ thống các quy tắc xử sự, các chuẩn mực đạo đức, các quy chế, nội quy... có vai trò
điều tiết các hoạt động của quá trình kinh doanh nhằm hướng đến triết lý đã định.
Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh
doanh và đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp.
Các chủ thể kinh doanh ngày nay cần có các hành vi phù hợp với đạo lý dân
tộc và các quy chuẩn về cái thiện và cái tốt chung của toàn nhân loại. Khi đó đạo đức
kinh doanh sẽ góp phần phát triển mối quan hệ với người lao động, với chính quyền,

với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với nhà cung cấp và với cộng đồng xã hội, từ
đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh ổn định.
Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
17
- Tính trung thực: không dùng thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ
chữ tín, lời hứa trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm. Trung thực chấp hành
luật pháp của Nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn lậu thuế,…
- Tôn trọng con người: phải tôn trọng mọi cộng sự và người dưới quyền, tôn
trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát
triển của nhân viên. Quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp
pháp khác. Đối với khách hàng phải tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý của khách
hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh phải tôn trọng lợi ích của đối thủ cạnh tranh.
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi
trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội
- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh
Có thể khẳng định đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh chính là chủ
thể hoạt động kinh doanh, bao gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và
hành vi kinh doanh, như:
- Doanh nhân: đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các
thành viên trong các tổ chức kinh doanh như ban giám đốc, các thành viên trong hội
đồng quản trị, các cán bộ nhân viên. Lúc này đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức
nghề nghiệp của họ.
- Khách hàng: quy luật chung trong quan hệ giữa người mua và người bán là
quy luật muốn mua rẻ bán đắt. Ở vào vị thế khách hàng, khách hàng luôn có lợi thế là
"thượng đế" vì vậy cũng cần có định hướng đạo đức kinh doanh tránh làm xói mòn
các tiêu chuẩn đạo đức do đề quá cao lợi ích.
1.2.3. Văn hóa doanh nhân
Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân chọn
lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh của mình. Tài năng, đạo

18
đức và phong cách của nhà kinh doanh có vai trò quyết định trong việc hình thành
văn hóa kinh doanh của chủ thể kinh doanh.
Doanh nhân không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ kinh
doanh mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin,
nghi lễ và huyền thoại,... Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh doanh, văn hóa
của doanh nhân sẽ được phản chiếu lên văn hóa kinh doanh. Vì vậy đòi hỏi chủ thể
kinh doanh phải vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là cơ sở của tài. Tài năng, đạo
đức, phong cách của chủ thể kinh doanh có vai trò quyết định trong việc hình thành
văn hóa kinh doanh.
Một số tiêu chuẩn được dùng để đánh giá văn hóa doanh nhân bao gồm: sức
khỏe, đạo đức, trình độ và năng lực, phong cách và thực hiện trách nhiệm xã hội.
Đạo đức doanh nhân là một thành tố quan trọng tạo nên văn hóa doanh nhân.
Có thể hình dung một số tiêu chuẩn không thể thiếu đối với đạo đức của các doanh
nhân qua hộp 1.1. như sau:
Hộp 1.1. Tiêu chuẩn đối với đạo đức của các doanh nhân
1. Tính trung thực: thể hiện ở sự nhất quán giữa nói và làm, danh và thực. Tính cách này sẽ
hướng các doanh nhân không dùng thủ đoạn xấu xa để kiếm lời, coi trọng công bằng, chính
đáng và đạo lý trong kinh doanh.
2. Tôn trọng con người: thể hiện từ việc coi trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng, tôn
trọng nhân viên, trọng chữ tín.
3. Vươn tới sự hoàn hảo: điều này giúp doanh nhân không ngừng tu dưỡng bản thân, có hoài
bão, có lý tưởng. Giúp doanh nhân hình thành lý tưởng nghề nghiệp và quyết tâm vươn lên để
thành đạt bằng kinh doanh.
4. Đương đầu với thử thách: đức tính này giúp doanh nhân không ngại khó, vượt qua những gian
khổ mà nghề kinh doanh gặp phải.
5. Coi trọng hiệu quả gắn liền với trách nhiệm xã hội: doanh nhân phải không ngừng nâng cao
19
hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đồng thời phải có những đóng góp xứng đáng cho xã hội.
Ngoài những tiêu chuẩn đạo đức trên đây, các doanh nhân còn phải có tài

năng kinh doanh. Tài năng kinh doanh của các doanh nhân có thể được biểu hiện
thông qua các năng lực thể hiện trong hộp 1.2. sau đây:
Hộp 1.2. Những năng lực cần có của các doanh nhân
1. Sự hiểu biết về thị trường: bao gồm hiểu biết về ngành hàng, về thị trường, về khách hàng, về
đối thủ cạnh tranh,..
2. Những hiểu biết về nghề kinh doanh: kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh như kiến
thức về phương pháp quản trị, marketing, chất lượng sản phẩm, tài chính, công nghệ,…
3. Hiểu biết về con người và khả năng xử lý tốt các mối quan hệ: thể hiện qua khả năng giao tiếp,
khả năng nuôi dưỡng và phát triển các mối quan hệ phục vụ công việc kinh doanh.
4. Nhanh nhạy, quyết đoán và khôn ngoan: đây là năng lực cốt yếu của các nhà kinh doanh trong
điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường. Có được năng lực này mới có thể nắm bắt được
các cơ hội thuận lợi mà thị trường mang lại.
Như vậy, đạo đức, tài năng, phong cách của doanh nhân là những thành tố
quan trọng để hình thành văn hóa doanh nhân nói riêng và văn hóa kinh doanh nói
chung.
1.2.4. Văn hóa ứng xử với khách hàng
Khách hàng là người mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy nếu
không có khách hàng không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển. Sự
thành công của bền vững của một doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng tạo ra các
giá trị cho những người mà doanh nghiệp phục vụ - đó là khách hàng. Các doanh
nghiệp ý thức được điều này đều có định hướng trong quá trình xây dựng văn hóa
kinh doanh là tạo lập phong cách văn hóa lấy khách hàng làm trọng tâm.
20
Hướng đến khách hàng là chúng ta phải biết lắng nghe và hiểu được nhu cầu
của khách hàng để từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn. Xây dựng một chiến lược kinh
doanh hướng đến khách hàng, trên cơ sở tôn trọng khách hàng, coi khách hàng là bạn
đồng hành trong quá trình phát triển của mình. Lúc này các doanh nghiệp thường
hướng đến phương châm "Tồn tại và phát triển không theo lợi nhuận trước mắt mà
phải vì một lợi nhuận lâu dài và bền vững".
Giao tiếp và xử sự trước các tình huống khách hàng đặt ra là một bộ phận

không thể thiếu của văn hóa kinh doanh. Thông qua hoạt động giao tiếp của doanh
nghiệp, khách hàng có thể đánh giá được văn hóa của doanh nghiệp đó mạnh hay
yếu. Chính vì vậy, cách thức xử sự trong giao tiếp với khách hàng luôn được các
doanh nghiệp đặc biệt coi trọng.
1.2.5. Các hình thức văn hóa kinh doanh khác
1.2.5.1. Các quy chế, quy định và truyền thống, tập tục, thói quen, nghi lễ
Văn hóa kinh doanh còn được thể hiện thông qua các quy chế, quy định, bởi
vì các quy chế, quy định này sẽ tạo lập khung khổ cho các hoạt động quản trị cũng
như cách thức tiến hành các hoạt động quản trị. Chẳng hạn, văn hóa quản trị của Tập
đoàn HUYNDAI được thể hiện rõ nét qua các quy tắc ứng xử nội bộ cụ thể được quy
định cho các nhà quản trị, bao gồm các nội dung sau:
- Các nhà quản trị phải luôn giữ thái độ bình đẳng và tôn trọng nhau, tôn
trọng người lao động, đối xử với họ một cách nhân ái và có thái độ ôn hòa với họ.
- Trước khi trở thành người lao động, nhớ rằng con người mang trong mình
tình cảm, quan niệm về sự bình đẳng và tính cách như nhau, không nên phân biệt
người này với người khác.
- Hãy nhận thức rằng con người ai cũng có nhu cầu phát triển và thể hiện
mình, cho nên phải khích lệ tinh thần làm việc hơn là bắt họ làm theo mệnh lệnh một
chiều, để họ có thể tự do phấn đấu hết sức mình.
21
- Thông qua những cuộc đối thoại trung thực, quan tâm đến đời sống của
người lao động, nhận sự phục tùng và cảm kích tấm lòng của họ.
- Trong quá trình làm việc, nhà quản trị nhất định chỉ đạo công việc với ý
thức rằng mình phải tự thi hành công việc của mình, phải nhận thức được là bản thân
người lao động cũng đang làm những công việc có giá trị.
- Phải hiểu rằng chính cách xử thế của nhà quản trị trong quan hệ lao động là
điều quyết định đến không khí làm việc, phải tự cố gắng để phát triển bản thân mình.
- Nhà quản trị phải từ bỏ ý thức quyền lực và thay thế bằng đối thoại một
cách bình đẳng và thuyết phục, cần có lòng kiên trì và hành động một cách gương mẫu.
Có thể nói, các quy tắc này mang đậm nét bản sắc văn hóa phương Đông.

Phương Đông có một truyền thống quản trị có bề dày, trong đó thể hiện bản sắc riêng
thông qua các quy tắc, lễ nghi chính thống và truyền thuyết dân gian. Chẳng hạn,
Khổng Tử (551- 497 TCN) đã đề ra các quy tắc hành xử cho người quân tử: "chính
tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" đến nay vẫn đúng và còn đúng mãi sau
này. Trong lĩnh vực quân sự có các quy tắc ứng xử cho người làm tướng và được
trình bày trong Binh pháp Tôn tử với 36 kế sách, ngày nay được vận dụng vào kinh
doanh như là các quy tắc chuẩn mực để ứng phó với môi trường kinh doanh bất
định...
Bên cạnh các quy chế, quy định về quản trị thì truyền thống, tập tục, thói
quen, nghi lễ cũng là yếu tố tạo lập nên văn hóa kinh doanh. Các nét sinh hoạt và lề
lối làm việc trong doanh nghiệp như các hành vi ứng xử, giao tiếp nội bộ, thái độ,
phong cách làm việc, cách thức xử lý vấn đề, quy trình công việc, cách thức truyền
đạt thông tin, bầu không khí làm việc, các sinh hoạt tập thể về văn hóa, văn nghệ, thể
thao,... được đề ra, duy trì, nuôi dưỡng lâu bền sẽ trở thành những truyền thống, tập
tục, thói quen và nghi lễ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.5.2. Truyền thuyết, giai thoại
22
Đây là những câu chuyện về quá trình hình thành và phát triển của doanh
nghiệp, về những năm tháng gian khổ và vinh quang của doanh nghiệp hay về một
nhân vật anh hùng của doanh nghiệp (nhất là hình tượng người sáng lập, thủ lĩnh).
Các câu chuyện này được xây dựng dựa trên những sự kiện trong quá khứ được
thêm thắt những tình tiết hư cấu. Các giai thoại này được các thành viên trong
doanh nghiệp truyền tụng và lấy đó làm tấm gương để noi theo. Các truyền thuyết
(giai thoại) có tác dụng duy trì bầu không khí tích cực trong doanh nghiệp, tạo nên
tính hư ảo, những tín điều có tính tôn giáo và niềm tin nội thân của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, ở công ty Microsoft lưu truyền một câu chuyện sau:
Trong băng video gửi đến các nhân viên năm 1990 có tựa là Shipping
software (Cung ứng phần mềm), Chris Peters huấn luyện các nhân viên Microsoft
cách làm việc hiệu quả nhất tại công ty. Nguyên tắc chủ đạo là gì? Liên tục báo cáo
với Bill:"...Các bạn không bao giờ nên giấu giếm Bill điều gì, bởi ông ấy rất nhạy

bén trong việc nhận biết mọi việc đang diễn ra. Nhưng các bạn phải kiên định, và
các bạn nên có thái độ phản ứng gay gắt với ông ấy. Lời khuyên duy nhất của tôi là
các bạn phải được những lập trình viên rất, rất, rất giỏi của các bạn tháp tùng khi đi
họp để những người này có thể trích dẫn những điều lý giải hùng hồn nhất và thậm
chí họ có thể chôn vùi ông ấy trong hàng đống dữ kiện... Đừng bao giờ thiếu những
câu trả lời. Nhưng hãy mạnh dạn nói không. Bill tôn trọng cách nói đó".
1.2.5.3. Những hành vi của các nhà quản trị
Văn hóa bao giờ cũng thể hiện qua các "vật mang" cụ thể, đối với văn hóa
kinh doanh, "vật mang" quan trọng nhất chính là các nhà quản trị. Nhà quản trị phải
là những người mang văn hóa kinh doanh và tác động đến nhân viên một cách mạnh
mẽ nhất. Hồ Chủ Tịch từng nói: "Trước mắt quần chúng, không phải ta cứ viết lên
trán hai chữ "Cộng sản" mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người
có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải mực thước cho người ta
bắt chước" (như trên, tập 5, trang 552). Hành vi của nhà quản trị bị chi phối bởi văn
23
hóa mà họ tôn thờ, vì vậy cách thức hành xử của nhà quản trị cũng phản ánh bản sắc
văn hóa trong hoạt động quản trị của một doanh nghiệp.
Thông thường, khi doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, mọi công việc đều ở
điểm khởi đầu, việc tổ chức bộ máy và phân công công việc trong doanh nghiệp chưa
ổn định, hệ thống các chính sách, thủ tục, quy tắc chưa đầy đủ và đồng bộ, nhân viên
dưới quyền chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhà quản trị phải "miệng nói, tay làm", trực
tiếp làm nhiều, ít có thời gian để "lo", thậm chí nhiều khi không còn thời gian để "lo".
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
Hình 1.3. Lo và làm
Nguồn: GS.TS Phạm Vũ Luận -Quản trị doanh nghiệp thương mại - NXB Thống
kê, 2004
Trong khi đó, ở thời kỳ doanh nghiệp đã đi vào ổn định thì nhà quản trị có
thể và cần phải giảm dần công việc "làm", chuyển nó cho các bộ phận và nhân viên
dưới quyền để có thời gian tập trung suy nghĩ, "lo" đến những công việc lớn, quan
trọng hơn và xa hơn. Hệ thống tổ chức đã ổn định, các kế hoạch hướng dẫn tương đối

hoàn thiện, mọi người đã quen dần với công việc, môi trường nhân văn và bản sắc
doanh nghiệp đã bước đầu hình thành, đó là những yếu tố quan trọng giúp cho các
nhà quản trị chuyển từ trạng thái "điều hành trực tiếp" sang trạng thái "chỉ huy gián
tiếp".
24


l o
l µ m
Cuối cùng, khi doanh nghiệp ở trong quá trình phát triển thuận lợi, công việc
chủ yếu của nhà quản trị là suy nghĩ, tư duy, "lo" cho tương lai của doanh nghiệp.
Đây là giai đoạn mà mọi công sức và trí tuệ của nhà quản trị cần được tập trung vào
việc giải quyết các vấn đề chiến lược.
Một doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh hay không, trước hết có thể xem
xét cách hành xử kiểu "lo", "làm" như trên. Bên cạnh đó, có thể xem xét cách hành
xử của giới quản trị trong doanh nghiệp đối với "những tình huống bất quy tắc" thì sẽ
càng dễ nhận biết bản sắc văn hóa kinh doanh của chính doanh nghiệp.
Nhà quản trị doanh nghiệp là:
- Người có thể chất mạnh khỏe, khí chất mạnh mẽ hay ngược lại?
- Người dễ bằng lòng với bản thân, với thực tế của điều kiện sống và làm
việc hay ngược lại?
- Người thích khám phá sáng tạo hay thích làm việc theo quy trình chặt chẽ
và các chuẩn mực xác định trước?
- Người thích sự mạo hiểm hay là người lựa chọn sự chắc chắn?
- Người dám đem đánh cuộc cả sự nghiệp, tài sản và danh dự cuộc đời mình
để phấn đấu thực hiện mục đích lý tưởng hay không?
- Người dám chấp nhận rủi ro mạo hiểm để thực hiện công việc mà chỉ rất ít
người, ngoài nhà quản trị doanh nghiệp tin vào thành công hay không?
Căn cứ vào bản lĩnh của nhà quản trị được thể hiện trong những tình huống
cụ thể cũng có thể đánh giá được văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp.

Tóm lại, thông qua quan sát hành vi của các nhà quản trị doanh nghiệp, xem
xét tương quan thời gian, sức lực mà họ dành cho hiện tại hay tương lai, có thể đánh
giá được văn hóa kinh doanh và biết được "tình trạng sức khỏe" của doanh nghiệp.
1.2.5.4. Biểu trưng và biểu hiện bề ngoài
Đây là nội dung hữu hình, là tầng bề mặt dễ quan sát nhất của văn hóa kinh
doanh. Khi một người ở bên ngoài đến giao tiếp với doanh nghiệp, điều mà họ dễ nhận
25

×