Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong môn lịch sử cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.03 KB, 21 trang )

Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 1 Trường DTNT TX Bình Long.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GÂY HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH TRONG BỘ MÔN LỊCH SỬ
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng môn lịch sử nói
riêng là nhiệm vụ cần thiết của người thầy đứng trên bục giảng. Vì vậy đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ V đã chỉ rõ. “ Có nhiều yếu tố, biện pháp để nâng cao
chất lượng giáo dục, gây hứng thú học tập là một biện pháp quan trọng thể hiện
trên các mặt tư tưởng, tình cảm, nhận thức và hành động của học sinh ”.
Vì thế ta có thể nói rằng gây hứng thú học tập chính là ta đang từng bước
nâng cao chất lượng giáo dục. Hứng thú học tập không chỉ là sự xúc cảm, nhiệt
tình, say mê mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của học sinh đối với quê
hương, đất nước. Muốn hình thành hứng thú học tập cho học sinh giáo viên có
thể thông qua nhiều hình thức trong quá trình giảng dạy trên lớp. Nếu bài giảng
của thầy nghèo nàn, tẻ nhạt thì không thể nào gây cho các em niềm say mê học
tập. Từ thực tế trên đòi hỏi người giáo viên ngoài tri thức ra cần biết vận dụng
linh hoạt các phương pháp trong dạy học. Mỗi bài giảng của người thầy là một
bước đột phá riêng mà ở đó người thầy đã thổi hồn mình vào trong đó, tiết học
sẽ không nặng nề, nhàm chán. Học sinh say mê học tập rồi đi đến yêu thích môn
học và chất lượng giáo dục cũng được nâng lên.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
:
Thực tế ở các trường phổ thông, THCS hầu như học sinh không thích học
môn lịch sử, vì các em phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan. Việc này có thể
đúng nhưng không phải bản thân môn lịch sử gây ra. Có nhiều nguyên nhân,một


Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 2 Trường DTNT TX Bình Long.
trong những nguyên nhân là giáo viên chưa cải tiến nội dung và phương pháp
dạy học, chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Để khắc phục tình trạng trên cần có nhiều biện pháp, trong đó bồi dưỡng
hứng thú nhận thức cho học sinh là điều kiện cần thiết để tiến hành giáo dục và
giáo dưỡng có kết quả. Muốn bồi dưỡng hứng thú cho học sinh người giáo viên
cần vận dụng linh hoạt các phương pháp trong dạy học.
Vì vậy cổ nhân có câu: “ Bách niên chi kế mạc như thụ nhân” (Mưu kế
một trăm năm không gì bằng đào tạo nhân tài cho ngày mai).” Có lẽ vì thế, nghề
giáo đã được đánh giá là nghề cao qúy nhất trong những nghề cao quý”. Nhưng
có mấy ai hiểu cho rằng để đảm đương trọn vẹn trách nhiệm của xã hội giao
cho, người thầy giáo phải không ngừng tìm tòi, học hỏi không chỉ về mặt trí
thức mà còn nghiên cứu phương pháp giảng dạy sao cho ngày càng dễ hiểu
,cuốn hút hơn và gây hứng thú trong học tập nhiều hơn,để học sinh thích thú mà
đi đến chủ động học tập tìm tòi sáng tạo. Vì vậy ai đó đã khen tặng: “Người thầy
giáo chính là một nghệ sĩ trên bục giảng”.
Nhận thấy tầm quan trọng của phương pháp dạy học cho nên tôi xin có
vài ý kiến đóng góp về mặt phương pháp và một số tư liệu minh họa nhằm gây
hứng thú học tập cho học sinh. Xin được trích dẫn một số phương pháp đặc
trưng của bộ môn vào trong một số bài giảng cụ thể ở môn lịch sử bậc trung học
cơ sở:
Thông thường tôi hay sử dụng phương pháp tạo tình huống có vấn đề ở phần
giới thiệu bài mới để thu hút sự chú ý của học sinh và tạo sự hấp dẫn cho bài
học. còn phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp miêu tả,
tường thuật, giảng và bình tôi sử dụng trong các nội dung của bài học lịch sử.
Hy vọng với một vài ý kiến đóng góp này,tôi có thể góp một viên gạch để xây
dựng nên tòa nhà trí thức và kinh nghiệm giảng dạy môn lịch sử mà những
người xung quanh tôi đã và đang dày công xây đắp.

Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 3 Trường DTNT TX Bình Long.
Để gây hứng thú cho học sinh ngoài các phương pháp nêu trên còn có hệ
thống câu hỏi phát hiện hoặc tư duy, so sánh các sự kiện và đương nhiên không
thể thiếu những tư liệu lịch sử mà qua vận dụng khéo léo của giáo viên, chúng
trở nên sinh động ,hấp dẫn và giàu cảm xúc. Những nhân vật sự kiện tưởng đã
ngủ yên trong quá khứ chợt sống dậy, sinh động và đầy thuyết phục, hiện thực
như chỉ mới xảy ra ngày hôm qua. Đôi mắt các em sẽ mở to, chăm chú lắng
nghe những lời thầy giảng, không khí lớp học như lặng đi và các em như hòa
mình vào bài học. Các em cùng vui, buồn, giận ghét giống như từng sống trong
thời đại ấy. Bây giờ tôi xin điểm qua từng phương pháp trong các bài sau đây.

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ NỘI DUNG CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG BÀI
1/ Phương pháp tạo tình huống có vấn đề

Ví dụ: Bài 20 lịch sử 6
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (Giữa thế kỉ
I- Giữa thế kỉ VI)
Giáo viên giới thiệu bài mới:
Sau thất bại của An Dương Vương đất
nước ta liên tiếp rơi vào tay bọn phong kiến Phương Bắc mà sử cũ gọi là thời kì
Bắc Thuộc . Vì sao trong thời gian đó nhân dân ta liên tiếp đứng lên đấu tranh ?
Đấu tranh nhằm những mục đích gì ? Kết quả của các cuộc đấu tranh đó như thế
nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết những vấn đề trên.
Nhờ phương pháp này mà ngay từ đầu bài giảng ta đã thu hút sự chú ý của
học sinh. Tiếp theo ta có thể sử dụng nhiều phương pháp phối hợp, hỗ trợ nhau
cùng một lúc để gây hứng thú cho các em.
2. phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan


Có thể nói phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong bộ môn lịch sử là rất
quan trọng vì các sự kiện cung cấp cho các em không phải mới chỉ xảy ra từ
Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 4 Trường DTNT TX Bình Long.
ngày hôm qua, học sinh cũng không thể đến được những nơi xảy ra sự kiện vì
vậy qua việc sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu hơn về
quá khứ của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới:
Ví dụ:
Bài 8 Lịch sử 7: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
Mục 3: Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
Ở mục này tôi treo bản đồ và nêu câu hỏi.
?Việc chiếm đóng của mười hai sứ quân đã ảnh hưởng như thế nào tới đất
nước.
Học sinh:
Đất nước hỗn loạn, kinh tế không phát triển, thế nước suy yếu, đời
sống nhân dân cực khổ.
Giáo viên: Giảng và phân tích trên lược đồ  Loạn mười hai sứ quân gây biết
bao tang tóc cho nhân dân, trong khi đó nhà Tống đang có âm mưu xâm lược
nước ta. Do vậy việc thống nhất đất nước trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Giáo viên đặt câu hỏi:
? Đinh Bộ Lĩnh là ai.
Học sinh:
Con của thứ sử Đinh Công Trứ
? Ông đã làm gì để dẹp yên mười hai sứ quân.
Học sinh: Tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ .
?vì sao đinh bộ lĩnh lại dẹp yên mười hai sứ quân.
Học sinh:
- Biết liên kết với sứ quân Trần Lãm

- Được nhân dân ủng hộ
? việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân có ý nghĩa gì.
Học sinh: Thống nhất đất nước, từ đó tạo điều kiện để xây dựng đất
nước vững mạnh, chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù .
Như vậy sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với đàm thoại giúp học sinh hiểu và
nắm chắc nội dung các sự kiện.
3: Phương pháp miêu tả, tường thuật, giảng và bình:

Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 5 Trường DTNT TX Bình Long.
Bài 4-Lịch sử 8: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
Cho học sinh quan sát hình 24 SGK: “Lao động trẻ em ở hầm mỏ” và đặt
câu hỏi .
? Những người trong bức tranh là ai? Hình dáng họ như thế nào?
Học sinh:
Trẻ em,gầy gò, ốm yếu, ăn mặc rách rưới.
? Họ phải làm việc như thế nào.
Học sinh:
Làm việc nặng nhọc, đẩy những xe than lớn gấp nhiều lần cơ
thể họ.
Giáo viên kèm theo lời bình:
Giai cấp tư sản sử dụng lao động trẻ em trong các
hầm mỏ đẻ dễ bóc lột, trẻ em không giám đấu tranh vì vậy có nhiều trẻ em làm
việc quá sức đã vĩnh viễn nằm lại trong hầm mỏ.
Sau đó giáo viên miêu tả:
“ Công nhân nam, nữ kể cả trẻ em dưới 6 tuổi phải
làm việc trong điều kiện lao động khắc nghiệt. Nơi sản xuất nóng bức vào mùa
hè lạnh giá vào mùa đông, không khí lao động nặng nề, ngột ngạt, môi trường

lại ô nhiễm đặc biệt là ở xưởng kéo sợi bông có nhiều bụi rất hại cho phổi, sức
khỏe công nhân giảm sút nhanh chóng, trẻ em và phụ nữ gầy gò xanh xao, mắc
các bệnh về xương sống, chân bị vòng kiềng, sưng khớp và các bệnh hiểm
nghèo khác, thân thể phát triển không bình thường và chết yểu, chỉ 40 tuổi mà
trông già như 60 tuổi, tuổi thọ của người lao động không quá 40 ”.
Bằng việc sử dụng tư liệu để miêu tả cuộc sống của giai cấp công nhân, tôi đã
hướng dẫn các em giải thích được vì sao giai cấp công nhân đấu tranh chống
giai cấp tư sản ngay khi mới ra đời, đến đây các em hình dung được một cách rõ
ràng tình cảnh của giai cấp công nhân và sự bóc lột tàn bạo của giai cấp tư sản.
Vì vậy từ năm 1830 – 1840 phong trào đấu tranh của công nhân châu âu diễn ra
mạnh mẽ nhưng các phong trào đấu tranh đó cuối cùng thất bại, người đã chỉ
Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 6 Trường DTNT TX Bình Long.
cho giai cấp vô sản con đường đấu tranh không ai khác đó là Mác và Ăng -
ghen.
Trên đây tôi đã đưa ra một số phương pháp minh họa trong các bài học, để giúp
đồng nghiệp hiểu hơn về sự kết hợp linh hoạt các phương pháp trong một bài
học và tầm quan trọng của nguồn tư liệu minh họa nhu thế nào để gây hứng thú
cho học sinh. Tôi xin được đi vào một bài giảng cụ thể ở môn lịch sử 8.
Bài 2
: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP 1789-1794
1/ Phương pháp tạo tình huống có vấn đề:
Giáo viên giới thiệu bài mới:
Ví dụ 1: Lịch sử thế giới cận đại được mở đầu bằng các cuộc cách mạng tư sản,
ở các bài học trước các em đã tìm hiểu cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng tư
sản Anh, chiến tranh giành độc lập của mười ba thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Hôm
nay các em cùng tìm hiểu cuộc cách mạng tư sản Pháp. Cuộc cách mạng được
mệnh danh là đại cách mạng. Vậy cuộc cách mạng nay có điểm gì giống cuộc
cách mạng Anh và cách mạng Mĩ không? Đây có phải cuộc cách mạng tiến bộ

nhất trong lịch sử chưa? Tại sao gọi là đại cách mạng tư sản? (Giáo viên ngừng
một chút). Để hiểu được những vấn đề trên? Chúng ta cùng tìm hiểu diễn biến
các sự kiện cụ thể.
Chúng ta cũng có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách dẫn một câu nói
của một nhân vật nổi tiếng:
Ví dụ 2
: Lê Nin nói về cách mạng Pháp 1789:
“…Người ta gọi đó là cuộc cách mạng thật là xứng đáng,nó đã làm bao
nhiêu vệc cho giai cấp của nó - Giai cấp mà nó phục vụ - Giai cấp tư sản, đến
nổi toàn bộ thế kỉ XIX,cái thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân
loại đã trôi qua dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp.”
Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 7 Trường DTNT TX Bình Long.
Như vậy nhờ phương pháp này, ngay từ đầu bài giảng ta đã thu hút
được sự chú ý của học sinh. Tiếp theo ta có thể sử dụng nhiều phương pháp phối
hợp,hỗ trợ nhau cùng một lúc để gây hứng thú cho các em.
Ví dụ:
Như việc sử dụng đồ dùng trực quan có thể kết hợp với câu hỏi
dẫn dắt ta giới thiệu nước pháp trước cách mạng có 80% dân số là nông dân.
Như vậy kinh tế chính của nước Pháp lúc bấy giờ là gì?
Học sinh: Trả lời là nước nông nghiệp .
GV:Thế nhưng nông dân không có ruộng đất mà họ phải làm ruộng đất
của lãnh chúa và có nghĩa vụ nộp tô thuế rất nặng:
Sản phẩm thu được : - Nộp cho lãnh chúa 20%
- Đóng thuế cho qúy tộc 50%
- Nộp cho giáo hội 10%
Vậy người nông dân còn lại bao nhiêu?
Học sinh:
Trả lời còn 20%.

Vậy em có nhận xét gì về người nông dân pháp trước cách mạng?
Học sinh: Trả lời nghèo nàn và bị bóc lột tàn tệ
Từ những câu hỏi dẫn dắt này ta có thể sư dụng phương pháp thứ hai.
2. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
Giáo viên giảng:
Các em sẽ hình dung rõ hơn tình cảnh người nông dân
pháp trước cách mạng qua bức tranh châm biếm sau.






Khi cho học sinh xem tranh,giáo viên phải kết hợp với miêu tả:
Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 8 Trường DTNT TX Bình Long.
Người nông dân trong bức tranh như thế nào?
Học sinh: Trả lời già và cõng trên lưng hai người quý tộc và tăng lữ, ý
muốn nói lên tình cảnh nông dân pháp bị bóc lột nặng nề.
Các em hãy quan sát tiếp: Người nông dân già gầy ốm, chân mang guốc
gỗ; ăn mặc rách rưới trong túi ông ta rơi ra những giấy nợ, giấy tờ cầm cố ruộng
đất…. . Giáo viên đặt câu hỏi:
Em hãy nhận xét người nông dân qua bức tranh trên?
Học sinh: Trả lời nghèo khổ,tay ông cầm cuốc thô sơ.
Vậy nông nghiệp pháp trước cách mạng như thế nào?
Học sinh: Lạc hậu
Họa sĩ muốn thể hiện điều gì?
Học sinh:
Trả lời người nông dân bị bóc lột nặng nề,

Bên dưới bức tranh các em thấy có những con chim, chuột, đất đai nứt
nẻ…chứng tỏ sản phẩm của người nông dân luôn bị giảm sút bởi chim chuột phá
hoại hoặc thiên tai.
Như vậy, ta đã làm sáng tỏ tình hình nông nghiệp Pháp và tình cảnh người
nông dân Pháp trước cách mạng sau đó chúng ta vẫn sử dụng bức tranh này để
giảng tiếp về các đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng:
Sẽ thiếu sót nếu nói về sử dụng đồ dùng trực quan mà không kết hợp giữa
đồ dùng trực quan với phương pháp miêu tả, tường thuật,giảng và bình.
3: Phương pháp miêu tả, tường thuật, giảng và bình:

Khi giảng về tình hình chính trị nước pháp trước cách mạng ta có thể làm
sống lại lịch sử bằng cách sưu tầm và sử dụng ảnh của vua Lu-I XVI và hoàng
hậu.



Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 9 Trường DTNT TX Bình Long.










Vua Lu-I XVI và hoàng hậu.

Giáo viên có thể kèm theo lời bình
: Ông vua này chỉ thích săn bắn, tiệc
tùng, khiêu vũ …còn hoàng hậu thì không chỉ nổi tiếng về sắc đẹp mà còn về sự
ăn chơi xa hoa của bà (Rước thợ làm đầu nổi tiếng nhất Pa-ri, mỗi ngày làm một
kiểu tóc hoặc vô số quần áo được thiết kế và cắt may bởi những nhà tạo mẫu
thời trang nổi tiếng nhất Pa-ri). Vậy triều đình đã ăn chơi xa xỉ trên sự bần cùng
của nhân dân:
Nhân dân có thái độ như thế nào với triều đình?
Học sinh trả lời:
Căm ghét.
Giáo viên giảng: Vì thế có người đã thốt lên: “Triều đình là mồ chôn của
quốc gia.”, ở đoạn nhân dân nổi dậy tấn công ngục Bax-ti, giáo viên sử dụng
tranh pháo đài ngục Bax-ti:





Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 10 Trường DTNT TX Bình Long.











Tấn công Ngục Bax-ti
Giáo viên treo bức tranh cho học sinh xem vừa giới thiệu: Đây là ảnh
ngục Bax-ti, được xây dựng từ năm 1370 thời vua Sác lơ ở gần thủ đô Pa-ri, ban
đầu là pháo đài dùng để bảo vệ thủ đô, về sau được dùng để giam giữ những ai
chống đối nên ngục này chính là hiện thân của chế độ phong kiến. Nhà ngục
được xây dựng rất kiên cố. Giáo viên bắt đầu miêu tả: Tường pháo đài bằng đá
hình răng cưa, cao 24 mét dày 3 mét,với 8 tháp canh cao 30 mét, trên mỗi tháp
canh có một khẩu đại bác, có hào sâu bao bọc xung quanh pháo đài. Để vào
pháo đài chỉ có thể đi qua chiếc cầu treo duy nhất làm bằng những xích sắt được
tôi kĩ.
Tiếp đó,giáo viên tường thuật diễn biến cuộc tấn công Ngục Bax-ti :

“Sáng ngày 14 tháng 7 năm 1789,nhân dân tiến đến ngục Bax-ti. Quân
đồn trú ở ngục Bax-ti sẵn sàng nhã đạn vào những người khởi nghĩa. Họ không
vào được vì cầu treo đã bị rút,một số người tìm cách vượt sang hào để bắc lại
cầu nhưng bị bắn. Tình cờ một viên đạn đại bác từ đâu đó bắn trúng xích sắt treo
chiếc cầu,cầu treo rớt xuống, nhân dân xông vào, quân đồn trú đầu hàng ,viên
chỉ huy Đơ-lô-nây bị chặt đầu vì đã ra lệnh bắn vào nhân dân”.
Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 11 Trường DTNT TX Bình Long.
Khi tin nhân dân chiếm được ngục Bax-ti và về đến Pa-ri vua Pháp ngạc
nhiên hỏi:”Đây là cuộc nổi loạn à.”, người ta trả lời: “Không cách mạng ạ”
Giáo viên sơ kết
: Tuy sự kiện này mới mở đầu cho cuộc cách mạng Pháp,
nhưng vì ngục Bax-ti là hiện thân của chế độ phong kiến cho nên nước pháp đã
lấy ngày chiếm được ngục Bax-ti làm ngày quốc khánh.
Mặt khác, đồ dùng trực quan còn giúp học sinh khắc họa nhân vật lịch sử
rõ nét: Qua chân dung của các nhân vật, phần nào học sinh thấy rõ tính hiện thực

lịch sử, qua đó có thể đoán được tính cách nhân vật, hay hình dung được bối
cảnh xã hội thời ấy qua cách ăn mặc của các nhân vật…










Rô- bex-pi-e
Giáo viên treo hình
: Đây là chân dung lãnh tụ phái Gia –co-banh: Rô-
bex-pi-e.
Qua gương mặt nghiêm khắc của ông phần nào ta đoán được tính cách
của ông: Quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng và đưa cuộc cách mạng lên cao
hơn nữa bằng nền chuyên chính cách mạng Gia-cô – banh. Ông từng nói: “Nhu
cầu của cách mạng cao hơn mọi thứ pháp luật”, “Chính phủ cách mạng phải bảo
Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 12 Trường DTNT TX Bình Long.
vệ người công dân hiền lành, song đối với kẻ thù của nhân dân , nó chỉ có một
điều là phải chết”.
Chắc có lẽ vì thế, ông được mệnh danh là: “Con người không thể lung lạc
được”, là một luật sư trẻ, đại biểu quốc hội lập hiến, ông là tín đồ nhiệt thành
của Rút-xô bình đẳng giữa mọi người và chính quyền nhân dân.
Ông lên nắm quyền trong tình cảnh nước pháp gặp muôn ngàn khó khăn.
Cả Châu Âu phong kiến liên minh với nhau để bóp chết cách mạng Pháp

(Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Phổ, Áo) tiến về Pa-ri.
+ Dân Pa-ri đang bị nạn đói hoành hành, giá cả không ổn định .
+ Tướng nước Pháp: Đuy- mu- ri- ê chạy về phía kẻ thù.
+ Trong nước nội phản nổi dậy khắp nơi: Như Phe Gi-rông -đanh ,phe
bảo hoàng…
Trước tình thế đó,chỉ có nền chuyên chính cách mạng Gia-cô-banh mới có
thể bảo vệ được thành quả cách mạng, giải quyết mọi khó khăn và đưa cách
mạng lên đến đỉnh cao. Đối với kẻ thù , Rô-bex-pi-e không bao giờ khoan
nhượng, vì vậy nhân dân tặng ông danh hiệu : ”Con người không thể lung lạc
được”. Song song với hình ảnh Rô-bex –pi-e là hình ảnh chiến binh Gia –cô-
banh . Các chiến binh trông rất dản dị ,chân chất , thật thà như bản chất người
nông dân họ đã theo và ủng hộ phái Gia – cô - banh vì phái Gia - cô banh đã đáp
ứng nguyện vọng thiết tha của họ đó là vấn đề ruộng đất.







Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 13 Trường DTNT TX Bình Long.

Chiến binh Gia –cô- banh

Thoái trào cách mạng, Tec-mi-do lên cầm quyền luôn bị nhân dân phản
đối, thời thế tạo anh hùng: Na-po-lê-ông đã xuất hiện và để lại dấu ấn đậm nét
trong lịch sử nước pháp và cả thế giới với nhiều điều nổi tiếng. Cuộc đảo chính
ngoạn mục ngày 18, tháng sương mù sau đó trở trành một trong những vị Hoàng

Đế lừng danh, một trong những nhà chỉ huy quân sự tài ba nhất thế giới. Người
đã chấm dứt cuộc cách mạng tư sản Pháp.








Na - Pô -Lê – Ông
Ngoài việc sử dụng tranh ảnh,số liệu, bản đồ ta có thể minh họa diễn biến
cuộc cách mạng tư sản Pháp theo trục thời gian.
02/6/1793 Gia-cô-banh
10/8/1792 Cộng hòa Gi-rông-đanh
14/7/1789 Quân chủ lập hiến
Quân chủ chuyên chế

Như thế học sinh dễ hiểu và nắm rõ diễn biến của cuộc cách mạng tư sản
Pháp.
Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 14 Trường DTNT TX Bình Long.
Đúng vậy,phương pháp sử dụng đồ dung trực quan đã góp phần lớn vào
việc gây hứng thú cho học sinh.thế nhưng dẫn đến sự thành công của cả bài học
ta còn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác. Chẳng hạn hệ thống câu hỏi ta
có thể sử dụng hai dạng: Câu hỏi phát hiện và câu hỏi tư duy. Ở đây tôi chỉ xin
giới hạn chỉ nói đến hệ thống câu hỏi tư duy. Đặc biệt câu hỏi tư duy có quan hệ
mật thiết với phương pháp so sánh.
Ví dụ:


Thời kì Gia-cô-banh nắm quyền đã làm được những việc gì mà các
giai đoạn trước không làm được ?
Tại sao nói thời kì Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng Pháp ?
Tại sao cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất ?
Nó có gì tiến bộ hơn cách mạng Anh,Mĩ ?
Em hãy nhận xét những tiến bộ và hạn chế của tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền?
Sau khi hướng dẫn học sinh trả lời những câu hỏi trên ,giáo viên kết
luận:Bây giờ các em có đủ cơ sở đế hiểu vì sao đó là cuộc cách mạng triệt để
nhất, vì sao gọi nó là đại cách mạng.
II/ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Đúng vậy với việc đổi mới phương pháp day học, tôi thực sự thấy tiết
học trở nên sôi nổi, học sinh hăng say phát biểu để biết được mức độ hiểu biết
của các em qua tiết dạy như thế nào tôi đã cho học sinh làm các bài tập trắc
nghiệm sau :
Phiếu học tập:

Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản ở
điểm nào ?
a/ Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lac hậu .
Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 15 Trường DTNT TX Bình Long.
b/ Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp .
c/ Ruộng đất bị bỏ hoang .
d/ Mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên
Câu 2:

Xã hội Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp nào ?
a/ Tăng lữ, quý tộc, nông dân .
b/ Tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba .
c/ Tăng lữ, quý tộc, tư sản .
d/ Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác .
Câu 3:
Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba – xti đã mở đầu cho thắng lợi
cho cách mạng Pháp ?
a/ Pháo đài Ba – xti tượng trưng cho uy quyền nhà vua.
b/ Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa- ri.
c/ Pháo đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.
d/ Chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách
mạng bước đầu thắng lợi, tiếp tục phát triển.
Câu 4:
Nguyên nhân cơ bản nào chứng tỏ cách mạng tư sản Pháp 1789 là
cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất ?
a/ Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết trừng trị bọn phản cách
mạng.
b/ Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho
nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
c/ Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.
d/ Cách mạng đã đạt tới dỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia- cô –
banh.
Câu 5
: Tính chất của cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đến năm
1794 là gì ?
a/ Cách mạng giải phóng dân tộc.
Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 16 Trường DTNT TX Bình Long.

b/ Cách mạng tư sản.
c/ Cách mạng vô sản.
d/ Cách mạng dân chủ nhân dân.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP

Câu 1: ý a câu 2: ý b
Câu 3: ý d câu 4: ý d
Câu 5: ý b
Sau khi thu phiếu học tập của học sinh, tôi tiến hành chấm điểm. số phiếu
thực hiện học sinh khối 8
Năm học Số lượng Kết quả trên 5 Tỉ lệ %
2010-2011
57
50 87,7
2011-
1012 55
53 96,3
2012-201
3 31
30 96,8

Một điều kiện rất quan trọng để góp phần thành công là trước hết giáo
viên phải có đầy đủ nguồn tư liệu. Vì thế trong phần cuối của sáng kiến kinh
nghiệm này, tôi xin đề cập và cung cấp một số tư liệu có thể tham khảo và vận
dụng trong bài.
III/ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Tài liệu pháo đài Bax-ti: Tôi đã trình bày trong phần sử dụng đồ dùng
trực quan
2/ Cảnh sống xa hoa trong cung đình thời Lu-I XVI
.

“ Trong căn gác ở tầng trên của lâu đài Véc- xây hàng nghìn chiếc đèn
được đốt sáng. Ánh sáng phản chiếu lung linh vào những tấm gương treo khắp
tường với những viên kim cương của các vũ nữ, các phu nhân, còn sang hơn cả
ban ngày. Đúng là trong giấc mơ, đúng là trong thế giới mê hồn.
Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 17 Trường DTNT TX Bình Long.
Mắt không muốn tin vào những bộ quần áo chưa hề thấy, lộng lẫy và đắt
tiền, những ông lớn trong áo choàng và những bà lớn kiểu tóc cầu kì ”.
3/ Trận Van - mi

Hôm đó là ngày 20 /9/1792 ở hai bên sườn đồi Van – mi quân Pháp bình
tĩnh chờ địch để tiêu diệt. Viên chỉ huy quân đội Pháp Kê - lếch - man ra lệnh
không được nổ súng khi quân thù chưa leo lên đồi và chờ chúng đến gần để
xung phong bằng lưỡi lê. Đặt chiếc mũ vành rộng có ba màu trên kiếm và giơ
cao lên, Kê-lếch –man hô to: “Dân tộc muôn năm”. Đội quân được khích lệ
bằng lời hô ấy, noi gương viên chỉ huy của mình, đặt mũ ở đầu lưỡi lê và sẵn
sàng xông tới quân thù.
Hai đội quân cách nhau 2200 mét. Pháo binh bắt đầu nã vào đội hình quân
Phổ. Quân lính của Kê - lếch - man vẫn chưa hành động và chờ hiệu lệnh của
chỉ huy họ hát vang bài cách mạng Sai - ra trong đó có lời ca: “Chúng tôi treo cổ
tất cả bọn quý tộc ”. Lính Phổ khiếp sợ trước sự vùng dậy của một dân tộc quyết
tâm bảo vệ độc lập tự do của mình .
Trước mặt bọn Phổ là sức mạnh của quần chúng cách mạng. Vì vậy ngay
từ phút đầu tiên của trận đánh quân Phổ đã hoảng loạn bỏ chạy hoặc đầu hàng
.Trận đánh thực sự không xảy ra , mà chỉ là cuộc đấu pháo giữa Pháp - Phổ kéo
dài đến chiều.
Buổi tối dưới làn mưa tầm tã, quân phổ rút sang sông Ranh và chấm dứt
cuộc xâm lược
4/ Những yêu sách của nông dân gửi cho đại biểu .


- Làm sao các loại thuế phân bố đều không có sự phân biệt nào về đẳng
cấp, không có đặc quyền gì. Làm sao cho việc này góp phần thủ tiêu những hành
động bạo ngược từ lâu đã ngự trị và trở thành gánh nặng cho đẳng cấp thứ ba.
- Làm sao từ nay không có thuế nào được ban hành mà không được sự
đồng ý và ủng hộ của dân tộc.
Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 18 Trường DTNT TX Bình Long.
Thủ tiêu chế độ pkong kiến, xóa bỏ tô ruộng đất và đặc quyền của lãnh
chúa.
- Thủ tiêu đặc quyền săn bắn… mọi người đều có quyền săn bắn mà
không gây ảnh hưởng xấu đến người khác .
5 / Lịch cách mạng Pháp
: (Sử dụng từ 22/9/1792 đến tháng 5/1804)

Vendemiaire

Tháng 01

Tháng thu hoạch nho
Brumaire

Tháng 02

Tháng sương mù

Frimaire Tháng 03

Tháng giá

Nivose Tháng 04

Tháng tuyết
Pluviose Tháng 05

Tháng mưa
Ven tôse

Tháng 06 Tháng gió
Gierminal

Tháng 07 Tháng nãy mầm
Floreal Tháng 08

Tháng hoa

Prairial

Tháng 09 Tháng đồng cỏ
Messidor

Tháng 10 Tháng gặt hái
Themidor

Tháng 11 Tháng nóng
Fructidor Tháng 12

Tháng trái cây

- Mỗi tuần có 10 ngày

- Mỗi tháng có 3 tuần


Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 19 Trường DTNT TX Bình Long.
C/KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I.Kết luận: Trên đây tôi đã nêu ra một số phương pháp và các nguồn tư
liệu tham khảo nhằm gây hứng thú cho học sinh. Việc lựa chọn phương pháp và
tư liệu dẫn trích đề vận dụng trong bài học tùy thuộc giáo viên. Vì thời gian tiết
học có hạn, nên lưu ý chọn lọc phương pháp, dẫn chứng sao cho phù hợp vừa
đảm bảo thời gian và tính khoa học, tính vừa sức của học sinh. Tôi mong rằng sự
đóng góp nhỏ nhặt trong sáng kiến kinh nghiệm này có thể góp thêm phần gây
hứng thú cho học sinh khi dạy học môn lịch sử nói chung và khi dạy bài :
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP 1789-1794 nói riêng.
II/ Kết quả:

Sau đây là kết quả đối chứng qua 3 năm tôi đã thực hiện đổi mới phương
pháp khi dạy bài 2 “ Cách mạng tư sản Pháp1789 - 1794”
Với kết quả như trên tôi thực sự hài lòng và phấn khởi, kết quả năm sau
cao hơn năm trước đó cũng là mấu chốt thôi thúc tôi tiếp tục đổi mới phương
pháp, áp dụng cho từng loại bài trong chương trình. Và là động lực thúc đẩy tôi
viết nên sang kiến kinh nghiệm này.
Trong quá trình giảng dạy và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực
tiễn bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau .
III/ Bài học kinh nghiệm:

1/Đối với giáo viên:
- phải đầu tư vào việc nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo để có phương
pháp dạy học phù hợp.

Bình Long, ngày 20 tháng 01 năm 2013

NGƯỜI VIẾT

Lê Thị Trân Châu
Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 20 Trường DTNT TX Bình Long.

PHỤ LỤC: Trang
A - Đặt vấn đề……………………………………………………………1
I - Cơ sở lý luận… …………………………………………………… 1
II - Cơ sở thực tiễn………………………………………………………2
B - Giải quyết vấn đè……………………………………………………3
I - Nội dung các phương pháp trong bài …………………………… 3
II - Tài liệu tham khảo…………………………………………………16
C - Kết luận…………………………….………………………………18














Phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử

Giáo viên: Lê Thị Trân Châu 21 Trường DTNT TX Bình Long.

- Ý kiến nhận xét, xếp loại của tổ chuyên môn.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Ý kiến nhận xét, xếp loại của hội đồng khoa học nhà trường.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Ý kiến nhận xét, xếp loại của hội đồng khoa học Sở giáo dục.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

×