Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Pháp luật về xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.22 KB, 45 trang )

Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
MỤC LỤC
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu 2
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
1.6. Kết cấu đề tài: 3
CHƢƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM
PHẠM ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU 4
2.1 Khái niệm nhãn hiệu: 4
2.2 Phân biệt nhãn hiệu với một số dấu hiệu thƣơng gắn với hàng hóa dịch vụ khác:
5
2.2.1 Phân biệt nhãn hiệu với nhãn hàng hóa: 5
2.2.2 Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại: 6
2.2.3 Phân biệt nhãn hiệu với chỉ dẫn địa lý: 6
2.2.4 Phân biệt nhãn hiệu với thương hiệu: 7
2.3 Vai trò của nhãn hiệu: 8
2.3.1 Đối với người tiêu dùng: 8
2.3.2 Đối với DN: 9
2.3.3 Đối với nền kinh tế: 9
2.4 Khái niệm hành vi xâm phạm 9
2.5. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu 11
2.5.1.Biện pháp dân sự 11
2.5.2. Biện pháp hành chính 12
2.5.3.Biện pháp hình sự 13
CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU 15


3.1. Thực trạng pháp luật về việc xác định hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu 15
3.2. Thực trạng hành vi xâm phạm nhãn hiệu hiện nay 18
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
3.3. Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm đối với nhãn
hiệu 22
3.4. Nguyên nhân dẫn đến các hành vi xâm phạm đôí với nhãn hiệu 30
CHƢƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG XÂM
PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU 35
4.1. Hoàn thiện cơ chế thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 35
4.2. Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu 36
4.3 Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác 38
KẾT LUẬN 40
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BLHS: bộ luật hình sự

CDĐL: chỉ dẫn địa lý

DN: doanh nghiệp

QLTT: quản lý thị trƣờng

SHCN: Sở hữu công nghiệp


SHTT: Sở hữu trí tuệ


Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 1 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế
giới (WTO), khía cạnh thƣơng mại của quyền SHTT (SHTT) thƣờng đƣợc nhắc đến
nhƣ là một trong bốn trụ cột của WTO bên cạnh thƣơng mại hàng hóa và thƣơng
mại dịch vụ và đầu tƣ. Để gia nhập, Việt Nam đã cam kết sẽ thiết lập hành lang
pháp lý an toàn, bình đẳng về các lĩnh vực pháp luật trong đó có pháp luật về
SHTT. Đáp ứng điều kiện đó, các nhà làm luật của chúng ta đã phải gấp rút xây
dựng và ban hành luật sơ hứu trí tuệ 2005 và đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2009 cùng
rất nhiều văn bản dƣới luật để cụ thể hóa các quy định về SHTT. Mặc dù luật SHTT
đƣợc ban hành là kết quả của một sự cố gắng rất lớn của các nhà làm luật, rút ngắn
khoảng cách giữa pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế cũng nhƣ pháp luật
các quốc gia khác. Nhƣng trên thực tế, tình trạng xâm phạm quyền SHTT đang
ngày càng trở nên đáng báo động đặc biệt là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, dịch vụ, các
nhãn hiệu đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của chủ thể kinh
doanh. Việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trình tiếp thị hàng hóa không chỉ quan
trọng đối với nền kinh tế nội địa mà còn có ý nghĩa to lớn trong thƣơng mại quốc tế.
Nhãn hiệu đƣợc coi là biểu tƣợng tinh túy của uy tín thƣơng mại.
Những vƣớng mắc trong việc thực thi quyền SHTT nói chung và nhãn hiệu nói
riêng tại Việt Nam phần nào là do các biện pháp xử lý chƣa hợp lý của các quy định
pháp luật SHTT hiện hành, nhiều quy định về nhãn hiệu mang tính chung chung
cộng thêm ý thức chấp hành của ngƣời dân chƣa cao gây ra bất lợi cho chính các
DN nội địa khi cạnh tranh đồng thời khiến cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài e ngại thị

trƣờng Việt. Nhƣng nguy hiểm hơn là nó tạo ra những tiền lệ làm xói mòn đạo đức
và các trật tự kinh doanh lành mạnh đã đƣợc xã hội thừa nhận. Chính bởi vậy, vấn
đề bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch
vụ chống lại những hành vi xâm phạm trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Và vấn đề
này đã trở thành các chủ đề thảo luận hết sức sôi nổi trong các cuộc hội thảo kinh tế,
pháp luật. Hoạt động phòng, chống, siết chặt công tác xử lý xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đang đƣợc các DN, bộ, ngành và các cơ quan
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 2 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
thực thi pháp luật đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, công tác thực thi quyền SHCN và
xử lý xâm phạm chƣa nghêm túc khiến cho tình trạng xâm phạm nhãn hiệu diễn ra
ngày càng nhiều và tinh vi với mọi hình thức đòi hỏi mức độ hợp lý hơn, chặt chẽ
hơn của hệ thống luật SHTT Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn nghiên cứu
đề tài: “Pháp luật về xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu”
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Đề tài khoa học nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống từ chế định pháp
luật, thực trạng xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, cơ chế thực thi và công
tác bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam hiện nay. Trong phạm vi nghiên cứu những nội
dung cơ bản, ví dụ thực tiễn và những vấn đề còn tồn tại của pháp luật về các biện
pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, qua đó
đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu này nhằm mục tiêu tổng kết , làm rõ thực tiễn pháp luật về nhãn
hiệu, tình hình xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu tại Việt Nam; đồng thời
chỉ ra đƣợc thực trạng bảo hộ nhãn hiệu, xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu từ
đó tìm ra những điểm còn hạn chế, chƣa phù hợp trong hệ thống quy phạm pháp
luật để có thể đƣa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo lợi ích của
những chủ thể kinh doanh hợp pháp, thuận lợi hóa môi trƣờng kinh doanh trong
nƣớc trƣớc bối cảnh toàn cầu hóa; tạo cơ sở pháp lý để các DN chủ động hơn trong

việc tự bảo vệ tài sản vô hình của mình, đồng thời nâng cao vị thế của hàng hoá
Việt Nam khi tham gia vào thị trƣờng quốc tế.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những nội dung cơ bản, kinh nghiệm thực tiễn và những hạn chế của hệ
thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chuyên
ngành nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, lôgíc, thống kê, hệ thống hóa
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 3 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
đƣợc sử dụng triệt để nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác xử lý những
hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu tại Việt Nam.
1.6. Kết cấu đề tài:
Về nội dung, đề tài nghiên cứu gồm 4 chƣơng:
- Chƣơng I: Tổng quan nghiên cứu đề tài
- Chƣơng II: Những vấn đề pháp lý cơ bản về xử lý hành vi xâm phạm đối với
nhãn hiệu
- Chƣơng III: Thực trạng pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu
- Chƣơng IV: Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 4 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
CHƢƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ HÀNH VI
XÂM PHẠM ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
2.1 Khái niệm nhãn hiệu:
Nhãn hiệu là một yếu tố đặc trƣng gắn liền giữa thị trƣờng thƣơng mại và lĩnh vực
sở hữu công nghiệp. Nó đã đƣợc sử dụng trong một thời gian dài bởi các nhà sản

xuất cũng nhƣ các thƣơng nhân để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hay
dịch vụ của họ và phân biệt những hàng hóa, dịch vụ đó với các hàng hóa, dịch vụ
đƣợc sản xuất hay bán bởi các chủ thể khác. Chức năng phân biệt nguồn gốc của
hàng hóa hay dịch vụ luôn đƣợc xem là yếu tố quan trọng nhất của nhãn hiệu. Vì
vậy nó luôn đóng vai trò trung tâm và đƣợc đề cập đến rất nhiều trong pháp luật về
nhãn hiệu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhãn hiệu có thể đƣợc hiểu theo
nhiều cách khác nhau:
- Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định nhƣ sau: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp
các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một DN với
hàng hoá hoặc dịch vụ của các DN khác đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu
đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ
hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng
được đăng ký làm nhãn hiệu”
- Theo một định nghĩa đƣợc sử dụng trên trang web chính thức của Văn phòng
Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ (USPTO), nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ từ ngữ, tên
gọi, một biểu tƣợng hay hình vẽ hay bất kỳ sự kết hợp nào của chúng đƣợc sử dụng,
hoặc sẽ đƣợc sử dụng trong thƣơng mại để xác định nguồn gốc hàng hóa và phân
biệt những hàng hóa đó với hàng hóa của các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối
khác. Nói cách khác, nhãn hiệu có thể đƣợc hiểu nhƣ tên thƣơng mại
- Theo pháp luật nhãn hiệu EU, khái niệm nhãn hiệu đƣợc sử dụng thống nhất cho
cả hàng hóa và dịch vụ. Theo đó, “nhãn hiệu có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào có
thể đƣợc trình bày một cách vật chất và riêng biệt dƣới dạng từ ngữ, bao gồm tên
riêng, các thiết kế, chữ cái, con số, hình dáng hay bao bì hàng hóa, có khả năng
phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một chủ thể này với hàng hóa hay dịch vụ của
các chủ thể khác”
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 5 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
- Luật SHTT của Việt Nam đã đƣa ra khái niệm nhãn hiệu nhƣ sau: “nhãn hiệu là
dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”
(Điều 4 khoản 16). Quy định về nhãn hiệu này đã khá tƣơng đồng với hiệp định

TRIPS, nhấn mạnh đƣợc chức năng của nhãn hiệu tuy nhiên còn một số điểm chƣa
thực sự hợp lý sẽ đƣợc chúng tôi làm rõ thêm ở phần thực trạng.
2.2 Phân biệt nhãn hiệu với một số dấu hiệu thƣơng gắn với hàng hóa dịch vụ
khác:
2.2.1 Phân biệt nhãn hiệu với nhãn hàng hóa:
Trên thực tế có nhiều ngƣời nhầm lẫn hai khái niệm này, vì vậy cần phân biệt
sự khác nhau về bản chất pháp lý của hai thuật ngữ “nhãn hiệu” và “nhãn hàng
hóa”.
Theo Nghị định của chính phủ số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/09/2006 về nhãn
hàng hóa thì nhãn hàng hóa phải là “bản viết, bản in, bản chụp của chữ, hình vẽ,
hình ảnh đƣợc dán, in,đính, đúc, chạm, khắc, trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thƣơng
phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác đƣợc gắn trên hàng hóa, bao bì,
thƣơng phẩm của hàng hóa”. Nhãn hàng hóa là một phần không thể thiếu đƣợc đối
với hầu hết các loại hàng hóa, nhãn hàng hóa mang chức năng chính là thông tin
trong đó phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc. Nội dung này mang tính mô tả hàng
hóa , tên và địa chỉ của thƣơng nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, chỉ dẫn công
dụng, cách sử dụng, khối lƣợng tịnh của hàng hóa… phải đƣợc trình bày theo
những yêu cầu bắt buộc, rõ ràng, phù hợp với bao bì của hàng hóa. Trong khi đó
nhãn hiệu là những dấu hiệu đƣợc các DN sử dụng để phân biệt sản phẩm cùng loại
của mình với sản phẩm của DN khác đƣợc thể hiện rất gọn trong biểu tƣợng dƣới
dạng hình vẽ, chữ cái, chữ số màu sắc. Không những có chức năng khác nhau mà
nhãn hàng hóa và nhãn hiệu còn khác nhau ở chỗ nhãn hiệu đƣợc khuyến khích
đăng ký và đƣợc nhà nƣớc bảo hộ, còn nhãn hàng hóa phải bắt buộc đăng ký và
không đƣợc bảo hộ. Mục đích của việc sử dụng nhãn hàng hóa chủ yếu xuất phát từ
lợi ích của xã hội, còn mục đích của việc sử dụng nhãn hiệu là xuất phát từ chính lợi
ích của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 6 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
2.2.2 Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại:
Theo khoản 21 điều 4 luật SHTT 2009, tên thƣơng mại đƣợc hiểu là “ tên gọi

tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, là tập hợp các chữ cái, có thể
kèm theo chữ số, phát âm đƣợc và có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang
tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh”. Nhƣ
vậy về thực chất tên thƣơng mại là tên của các DN nói riêng và tên của các chủ thể
kinh doanh nói chung. Từ đó có thể thấy nhãn hiệu và tên thƣơng mại khác nhau ở
bốn điểm chú ý sau: Thứ nhất tên thƣơng mại và nhãn hiệu khác nhau ở chức năng
của chúng. Nếu nhƣ chức năng của nhãn hiệu là phân biệt sản phẩm cùng loại của
các chủ thể kinh doanh này với các chủ thể kinh doanh khác thì chức năng của tên
thƣơng mại là để phân biệt các chủ thể kinh doanh trogn cùng lĩnh vực kinh doanh.
Thứ hai, tên thƣơng mại và nhãn hiệu khác nhau về thủ tục đăng ký bảo hộ, trong
khi nhãn hiệu muốn đƣợc bảo hộ thì phải đăng kí bảo hộ với cơ quan quản lý trong
lĩnh vực SHTT thì tên thƣơng mại không cần phải đăng ký riêng mà chỉ cần đăng ký
kinh doanh là bao gồm cả đăng ký tên thƣơng mại rồi. Điểm khác nhau thứ ba giữa
tên thƣơng mại và nhãn hiệu là nhãn hiệu có thể chuyển giao quyền sử dụng thông
qua một hợp đồng Lixăng còn tên thƣơng mại sẽ chỉ đƣợc chuyển giao kèm với
hành vi chuyển giao cả cơ sở sản xuất kinh doanh chứ không thể chuyển giao một
mình tên thƣơng mại đƣợc. Một điểm khác biệt nữa là tên thƣơng mại thƣờng đƣợc
sử dụng lâu dài liên tục trong suốt thời gian tồn tại của chủ thể kinh doanh, còn
nhãn hiệu thƣờng chỉ đƣợc sử dụng nhất thời cho một vài thế hệ hàng hóa nhất định
sau đó nhà sản xuất có thể thay đổi cho phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dung. Ví
dụ: Honda là tên thƣơng mại và DYLAN hay SPACY là nhãn hiệu.
2.2.3 Phân biệt nhãn hiệu với chỉ dẫn địa lý:
Theo quy định của Hiệp định TRIPs tại điều 22.1 thì chỉ dẫn địa lý ( CDĐL)
là “ Những chỉ dẫn xác định một sản phẩm là có nguồn gốc từ lãnh thổ của một
thành viên hoặc từ khu vực hay địa phƣơng của lãnh thổ đó khi chất lƣợng, uy tín
hoặc đặc tính khác của sản phẩm đó chủ yếu gắn với xuất xứ địa lý của nó”. Trong
Luật SHTT 2005 của Việt Nam quy định về chỉ dẫn địa lý nhƣ sau “ Chỉ dẫn địa lý
là dấu hiệu để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 7 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo

hay quốc gia cụ thể (khoản 22 điều 4). Nhƣ vậy, CDĐL là để chỉ nguồn gốc, nơi
xuất xứ của sản phẩm và do đó nó cũng có khả năng phân biệt nên việc phân biệt
nhãn hiệu và CDĐL là cần thiết. Nhãn hiệu giúp ngƣời tiêu dùng xác định DN nào
cung cấp hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hóa trên thị trƣờng trong khi
CDĐL giúp ngƣời tiêu dùng xác định một khu vực địa lý cụ thể mà trên đó một
hoặc một số DN đóng trụ sở và các DN này sản xuất hàng hóa mang CDĐL đó.
Trong khi chủ sở hữu nhãn hiệu đƣợc độc quyền sử dụng, đƣợc định đoạt, cấm
ngƣời khác sử dụng hoặc cho phép ngƣời khác sử dụng nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ
thì CDĐL thuộc quyền sở hữu của Nhà nƣớc, Nhà nƣớc trao quyền sử dụng CDĐL
cho cá nhân, tổ chức nào sản xuất sản phẩm có những đặc trƣng về chất lƣợng hoặc
các đặc tính khác do nguồn gốc địa lý tạo nên mang CDĐL tại địa phƣơng tƣơng
ứng và đƣa sản phẩm đó ra thị trƣờng.CDĐL là đối tƣợng sử dụng chung, không
đƣợc độc quyền sử dụng. Ngƣời sử dụng CDĐL không đƣợc quyền chiếm hữu, định
đoạt mà chỉ có quyền gắn chỉ dẫn đó lên hàng hóa của mình.
2.2.4 Phân biệt nhãn hiệu với thương hiệu:
Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật của các nƣớc và trong các điều ƣớc
quốc tế không có quy định về thƣơng hiệu nhƣng thuật ngữ này lại đƣợc cộng đồng
DN sử dụng rất phổ biến. Cần phân biệt giữa nhãn hiệu ( trademark) và thƣơng hiệu
( brand). Thƣơng hiệu không phải là một khái niệm pháp lý mà là một khái niệm
thƣơng mại. Thƣơng hiệu bao gồm rất nhiều yếu tố tạo nên hình ảnh của một công
ty và các sản phẩm của nó. Nhãn hiệu chỉ là một trong những hình thức thể hiện ra
bên ngoài của thƣơng hiệu, cùng với các yếu tố khác nhƣ kiểu dáng công nghiệp,
quyền tác giả (về mặt pháp lý); truyền thông, quảng cáo hay marketing ( về mặt
thƣơng mại). Thuật ngữ thƣơng hiệu đƣợc giới chuyên môn xác định là “ dấu hiệu
để ngƣời tiêu dùng nhận biết về sản phẩm, chất lƣợng và giá cả và hình ảnh của DN
này với DN khác”, nói cách khác “ thƣơng hiệu là tổng hợp các yếu tố cấu thành
khác nhau để tạo ra hình ảnh riêng, bản sắc riêng hoặc dấu ấn riêng mà ngƣời tiêu
dùng liên tƣởng trong tâm trí đối với một DN hoặc một sản phẩm của DN” ( theo
Hoài Nam: tin tức hoạt động sở hữu công nghiệp Việt Nam, số 19 tháng 2 năm
2003). Nhƣ vậy có thể thấy nhãn hiệu và thƣơng hiệu là hai phạm trù hoàn toàn

khác biệt. Nhãn hiệu là phạm trù pháp lý, thuộc đối tƣợng của SHCN và đƣợc pháp
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 8 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
luật bảo hộ. Thƣơng hiệu thuộc về phạm trù nhận thức của ngƣời tiêu dùng đối với
sản phẩm, dịch vụ hoặc DN. Thƣơng hiệu đƣợc xem xét dƣới góc độ các hoạt động
thƣơng mại của DN thể hiện tính cạnh tranh giữa các DN với nhau trên thị trƣờng
trong nƣớc hoặc quốc tế.
2.3 Vai trò của nhãn hiệu:
Ngày nay, khi mà nền kinh tế một đất nƣớc cũng nhƣ cả thế giới đang phát triển với
tốc độ chóng mặt thì kéo theo đó là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tràn ngập,
phong phú cả về chất lƣợng và số lƣợng. Do đó việc các nhà sản xuất quan tâm
hàng đầu hiện nay là làm thế nào để sản phẩm của mình khác với các sản phẩm
cùng loại của các nhà sản xuất khác và nếu có thể khắc vào tâm trí ngƣời tiêu dùng
hình ảnh sản phẩm của mình là nhà sản xuất đó đã thành công. Và một trong các
biện pháp hữu hiệu nhất là tạo ra một nhãn hiệu có khả năng phân biệt cho hàng
hóa, dịch vụ của mình. Sở dĩ nhƣ vậy là vì nhãn hiệu có một vai trò rất lớn nhƣ sau:
2.3.1 Đối với người tiêu dùng:
Vào thời điểm sản phẩm ngày một phong phú nhƣ hiện nay thì nhãn hiệu phát huy
vai trò phân biệt của mình một cách rất mạnh mẽ. Nhờ có nhãn hiệu mà hàng hóa
dịch vụ của các thƣơng nhân đƣợc đặc định. Cùng với các yếu tố khác “ nhãn hiệu”
làm cho sản phẩm của mỗi DN khắc vào tâm trí của ngƣời tiêu dùng theo một cách
rất riêng. Cũng từ đó nhãn hiệu thể hiện đƣợc tính “ chỉ dẫn tiêu dùng” của mình.
Tức là nhãn hiệu giúp cho ngƣời tiêu dùng nhận ra sản phẩm, dịch vụ mà mình
thƣờng xuyên sử dụng và ƣa thích. Từ đó, ngƣời tiêu dùng sẽ dần trở thành ngƣời
tiêu dùng thông minh bởi họ hiểu rằng đó là các sản phẩm chất lƣợng đảm bảo và
có uy tín, chỗ đứng trên thị trƣờng. Chính sự chọn lựa này của ngƣời tiêu dùng đã
khẳng định vai trò của nhãn hiệu là “ ngƣời dẫn đƣờng” cho các nhu cầu của họ.
Ngoài ra, nhãn hiệu đƣợc gắn lên hàng hóa, dịch vụ sẽ góp phần bảo vệ lợi ích
chính đáng của ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, ở một khía cạnh nhất định, nhãn hiệu
cũng giúp ngƣời tiêu dùng khẳng định đẳng cấp cũng nhƣ cá tính của mình thông

qua những sản phẩm gắn nhãn hiệu nổi tiếng mà họ sử dụng.
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 9 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
2.3.2 Đối với DN:
Nhãn hiệu tạo ra cho DN những ƣu thế cạnh tranh trên thƣơng trƣờng. Sở dĩ nhƣ
vậy là vì thứ nhất nhãn hiệu là tài sản vô hình và rất có giá trị của DN. Một nhãn
hiệu hàng hóa, dịch vụ mạnh có thể đảm bảo mức độ “ an toàn” lâu dài, tốc độ phát
triển lớn với tỷ suất lợi nhuận cao, ổn định và sẽ làm tăng giá trị cho các tài sản hiện
có của DN. Thứ hai, nhãn hiệu tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của DN, khi
đăng kí nhãn hiệu hàng hóa DN đã đặt mình vào vị trí đƣợc bảo vệ trƣớc pháp luật
và có toàn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển danh tiếng của mình
trên thị trƣờng, loại bỏ sự cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ khác. Thứ ba,
nhãn hiệu thành công tạo điều kiện tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trƣờng bằng
cách giúp khách hàng nhận biết và có thái độ tin cậy đối với sản phẩm, dịch vụ của
DN nhờ đó mà thị trƣờng ngày càng mở rộng hơn. Sự cần thiết tạo lập nhãn hiệu đã
chứng minh qua nhiều trƣờng hợp trong thực tế. Hai chiếc sơ mi do một DN ( công
ty An Phƣớc) sản xuất và không có sự khác biệt đáng kể về chất liệu nhƣng nếu
mang nhãn hiệu An Phƣớc thì có giá 438 nghìn đồng/ chiếc, còn nếu mang nhãn
hiệu Pierre Cardin thì sẽ có giá 879 nghìn đồng/ chiếc.
2.3.3 Đối với nền kinh tế:
Nhãn hiệu cũng có những vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế trong xu thế hội
nhập. Điều đó thể hiện rất rõ trong một số khía cạnh sau: thứ nhất, trong nền kinh tế
thị trƣờng mở cửa và hội nhập thì nhãn hiệu nhất là các nhãn hiệu nổi tiếng và mạnh
thực sự là biểu tƣợng cho sức mạnh và niềm tự hào của quốc gia. Một quốc gia có
nhiều sản phẩm với những nhãn hiệu nổi tiếng và lâu đời là biểu hiện của sự trƣờng
tồn và phát triển đi lên, đặc biệt là với một quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam.
Thứ hai, trong bối cảnh toàn cầu hóa và khi các nƣớc đang chủ động hội nhập việc
xây dựng các nhãn hiệu mạnh sẽ tạo điều kiện cho các nƣớc xâm nhập thị trƣờng
lẫn nhau đồng thời đó cũng là rào cản chống lại sự xâm nhập của các hàng hóa kém
phẩm chất từ bên ngoài tràn vào.

2.4 Khái niệm hành vi xâm phạm
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là việc sử
dụng nhãn hiệu trong phạm vi và thời gian bảo hộ mà không đƣợc sự đồng ý của
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 10 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ các trƣờng hợp sử dụng hạn chế (Điều 132-137 Luật
SHTT 2005).
Khi nhãn hiệu đƣợc chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam, theo điều 129 luật SHTT 2005,
các hành vi sau đây đƣợc thực hiện mà không đƣợc phép của chủ sở hữu nhãn hiệu
sẽ bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ cho hàng hóa dịch vụ
trùng với hàng hóa dịch vụ thuộc nhóm đăng kí kèm với nhãn hiệu đó.
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ cho hàng hóa dịch vụ
tƣơng tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đã đăng kí kèm theo
nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá,
dịch vụ.
- Sử dụng dấu hiệu tƣơng tự với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ
trùng, tƣơng tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm
theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng
hoá, dịch vụ.
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu
dƣới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất
kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tƣơng tự và không liên quan tới
hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu
việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tƣợng
sai lệch về mối quan hệ giữa ngƣời sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu
nổi tiếng.
Bên cạnh đó, khoản 2, điều 125, luật SHTT 2005 đã loại trừ các trƣờng hợp
sử dụng nhãn hiệu không phải là hành vi xâm phạm quyền để cân đối giữa quyền
của chủ sở hữu và những ngƣời liên quan trong xã hội.

Chúng tôi xin làm rõ thêm thuật ngữ “Sử dụng nhãn hiệu” là hành vi:
1. Gắn nhãn hiệu đƣợc bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phƣơng tiện kinh
doanh, phƣơng tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh,
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 11 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
2. Lƣu thông, chào bán, quảng cáo và tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu
đƣợc bảo hộ,
3. Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đƣợc bảo hộ (Điều 124.5 Luật
SHTT 2005)
2.5. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu
2.5.1.Biện pháp dân sự
Biện pháp dân sự trong xử lý vi phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu là các
biện pháp cƣỡng chế của Nhà nƣớc do Tòa án áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có
hành vi vi phạm quy định pháp luật dân sự về Sở hữu công nghiệp gây tổn hại cho
các cá nhân, tổ chức khác. Đƣợc áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu
của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do
hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện
pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự,
thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự. Mục đích cơ bản của việc áp dụng các chế tài dân sự trong
việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là nhằm khôi phục lại các lợi ích (chủ yếu là
các lợi ích kinh tế) của chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu công nghiệp khi quyền dân sự
của họ đã đƣợc pháp luật bảo hộ bị xâm phạm trên thực tế. Theo quy định của Bộ
luật dân sự hiện hành, cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp có thể bị áp dụng một trong các chế tài sau đây:
- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai ;
- Buộc bồi thƣờng thiệt hại do tài sản, uy tín bị xâm phạm
Ngoài các hình thức nêu trên, theo các điều ƣớc Quốc tế về bảo hộ quyền sở

hữu công nghiệp nhƣ Hiệp định TRIPs, Hiệp định thƣơng mại Việt Mỹ thì chủ thể
thực hiện hành vi xâm phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử lý khác nhằm
mục đích ngăn ngừa khả năng tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm nhƣ: Xử lý đối
với các sản phẩm, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; Xử lý đối với
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 12 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
các nguyên liệu, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để tạo ra các loại sản phẩm, hàng hoá
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
2.5.2. Biện pháp hành chính
Biện pháp hành chính thƣờng đƣợc chủ sở hữu lựa chọn khi xảy ra hành vi xâm
phạm vì việc xử lý các hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính thƣờng đƣợc
giải quyết trong thời gian ngắn, ngăn chặn kịp thời hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Hơn nữa, thủ tục xử lý vi phạm hành chính đƣợc tiến hành đơn giản, nhanh gọn, ít
tốn kém. Các hình thức xử lý hành chính đƣợc quy định tại điều 214 luật SHTT
2005 và điều 3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP. Theo đó có hai loại hình phạt là hình
phạt chính và hình phạt bổ sung:
+ Hình phạt chính
- Phạt cảnh cáo: đƣợc áp dụng đối với trƣờng hợp vô ý vi phạm; vi phạm nhỏ; vi
phạm lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính
do ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi thực hiện.
- Phạt tiền: Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, ngƣời có thẩm quyền quyết
định mức phạt trong khung hình phạt đã quy định. Mức tiền phạt cụ thể đối với
hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt đƣợc quy định đối với hành
vi đó trong trƣờng hợp không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng. Mức trung bình
của tiền phạt đƣợc tính bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa.
Vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhƣng không
đƣợc giảm tới mức tối thiểu của khung tiền phạt đã quy định.
Vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhƣng không đƣợc
tăng đến mức tối đa của khung tiền phạt đã quy định
+ Hình phạt bổ sung

- Tịch thu hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu, phƣơng tiện đƣợc
sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu.
- Tịch thu văn bằng bảo hộ, tài liệu chứng minh quyền SHCN bị sửa chữa, tẩy xóa.
- Tịch thu giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo.
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 13 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
- Tƣớc quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn Chứng chỉ hành nghề dịch
vụ đại diện SHCN.
- Tƣớc quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn thẻ giám định viên.
Ngoài ra, tổ chức cá nhân xâm phạm quyền SHTT còn có thể bị áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm; buộc loại
bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phƣơng tiện kinh doanh; buộc phân
phối hoặc sử dụng vào mục đích phi thƣơng mại với điều kiện không làm ảnh
hƣởng đến khả năng khai thác thƣơng mại bình thƣờng của chủ sở hữu quyền
SHTT.
2.5.3.Biện pháp hình sự
Biện pháp hình sự đƣợc áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trƣờng hợp hành
vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Trong việc bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, biện pháp này thƣờng đƣợc cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng đối với các hành vi xâm quyền của chủ sở
hữu, gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ, ảnh hƣởng đến
trật tự xã hội.
Theo các quy định của pháp luật, cụ thể trong bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung
năm 2009 thì cơ chế pháp lý hình sự để bảo vệ quyền SHCN đƣợc áp dụng cho các
tội danh sau:
-Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (điều 156)
-Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc
phòng bệnh. (điều 157)
-Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú
y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (điều 158)

-Đặc biệt, bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 đã thêm vào một tội danh mới
đó là tội xâm phạm quyền SHCN tại điều 171. Theo đó:
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 14 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
“1. Ngƣời nào cố ý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý
đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thƣơng mại thì bị phạt tiền từ năm mƣơi
triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị phạt tiền từ bốn trăm
triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
a) Có tổ chức
b) Phạm tội nhiều lần
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mƣời triệu đồng đến một trăm triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một
đến năm năm”
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 15 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM
PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
3.1. Thực trạng pháp luật về việc xác định hành vi xâm phạm đối với nhãn
hiệu
Để có thể xử lý đúng hành vi xâm phạm cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi chính
đáng của chủ sử hữu nhãn hiệu thì khâu quan trọng nhất là phải nhận diện đƣợc
hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Trên thực tế, nhiều DN và các cơ quan chức năng
không dễ dàng xác định đƣợc hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
Vì thế các DN còn lúng túng trong việc tự bảo vệ quyền đối với tài sản trí tuệ của
mình, bên cạnh đó, các cơ quan chức năng ngại hoặc né tránh xử lý xâm phạm. Căn
cứ xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu đƣợc quy định tại
điều 5, nghị định 105/2006/ NĐ- CP; yếu tố xâm phạm trong từng vụ việc là gì?
Xâm phạm nhãn hiệu thƣờng hay đối với nhãn hiệu nổi tiếng? Trùng hay tƣơng tự?

đều đƣợc quy định trong điều 11 nghị định 105/2006/NĐ-CP.
Trên thực tế, xác định hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu chúng ta phải
đánh giá yếu tố xâm phạm ở cả hai khía cạnh, đó là dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu và
cả hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Trƣớc hết, chúng ta phải xác định dấu hiệu
vi phạm ờ mức độ giống hoặc tƣơng tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ ở
các khía cạnh nhƣ về cấu tạo của nhãn hiệu, cách trình bày (cả về màu sắc), cách
phát âm phiên âm, chữ và ý nghĩa của chữ đó (nếu nhãn hiệu là chữ khác tiếng Vệt).
Có nghĩa là, chúng ta phải đánh giá trên tất cả các yếu tố đó nếu chỉ cần có một yếu
tố giống hoặc tƣơng tự với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ thì hoàn toàn có kết luận dấu
hiệu đó đã vi phạm. Thứ hai, dấu hiệu giống hoặc tƣơng tự đó phải gắn lên hàng
hóa/dịch vụ giống nhau hoặc tƣơng tự về bản chất, hoặc có liên hệ về chức năng
công dụng và cùng kênh tiêu thụ (trừ các sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng).
Trong thực tế, hầu hết các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu chủ yếu dƣới
hình thức tƣơng tự gây nhầm lẫn, vì vậy không dễ gì xác định đƣợc ngay đó là hành
vi xâm phạm để tiến hành xử lý hoặc khởi kiện. Một vụ việc điển hình: “Công ty
CHINOIN Gyógyszer és Vegyészeti Termékek Gyára Zrt (Hungary) đã đƣợc Cục
SHTT (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng
hoá số 76201 bảo hộ nhãn hiệu “NO-SPA” cho các chất dùng cho ngành dƣợc, thú
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 16 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
y và vệ sinh (dùng cho mục đích y tế); cao dán, vật liệu dùng để băng bó; vật liệu
dùng để hàn răng và in dấu răng; chất tẩy uế. Công ty CHINOIN Gyógyszer és
Vegyészeti Termékek Gyára Zrt (Hungary) (thông qua Công ty Tƣ vấn Đầu tƣ và
Chuyển giao Công nghệ) đã có đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền thanh tra, xử lý
Công ty TNHH Sản xuất Thƣơng mại Dƣợc phẩm N.I.C do có hành vi sản xuất sản
phẩm thuốc mang nhãn hiệu NIC-SPA (có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu “NO-SPA và hình” đang đƣợc bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
số 76201 của Công ty CHINOIN Gyógyszer és Vegyészeti Termékek Gyára Zrt
(Hungary). Ngày 30/11/2009, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ
Chí Minh đã ký Quyết định số 700/QĐ-SKHCN để tiến hành thanh tra việc chấp

hành các quy định của pháp luật về SHTT của Công ty TNHH Sản xuất Thƣơng
mại Dƣợc phẩm N.I.C. Tại thời điểm thanh tra, Đoàn thanh tra phát hiện 4616 hộp
thuốc mang nhãn hiệu NIC-SPA nhƣ trong đơn yêu cầu xử lý của Công ty
CHINOIN Gyógyszer és Vegyészeti Termékek Gyára Zrt (Hungary) (trong đó có
4060 hộp thuốc không đạt chất lƣợng và đang chờ xử lý). Xem xét vỏ hộp thuốc
“NIC-SPA” có dấu hiệu “NIC-SPA và hình” của Công ty TNHH Sản xuất Thƣơng
mại Dƣợc phẩm N.I.C thấy rằng tƣơng tự với nhãn hiệu “NO-SPA và hình” đang
đƣợc bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 76201. Do đó, việc sử
dụng, mua bán sản phẩm “NIC-SPA” có dấu hiệu “NIC-SPA và hình” của Công ty
TNHH Sản xuất Thƣơng mại Dƣợc phẩm N.I.C mà không do Chủ nhãn hiệu hoặc
ngƣời đƣợc Chủ nhãn hiệu cho phép sử dụng là hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu, vi phạm khoản 1 Điều 13 của Nghị định số 106/NĐ-
CP ngày 22/9/2006 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công
nghiệp.
1

Các quy định trong nghị định 105/2006/ NĐ-CP về xác định hành vi xâm
phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu đã khá đầy đủ, chi tiết, cụ thể giúp ích rất
nhiều cho công tác thực thi luật SHTT. Tuy nhiên có một điểm chúng tôi thấy còn
tồn tại trong pháp luật về SHTT Việt Nam gây khó khăn cho việc xác định hành vi
xâm phạm quyền: Điều 97 Luật SHTT 2005 quy định điều kiện đối với nhãn hiệu
hàng hoá đƣợc bảo hộ là “dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình
vẽ,…”, DN muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với các dấu hiệu “không nhìn thấy” thì
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 17 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
điều này chƣa đƣợc pháp luật quy định. Do đó, nếu DN muốn tạo nét riêng độc đáo
cho sản phẩm của mình bằng cách chỉ sử dụng âm thanh hoặc mùi vị đặc trƣng thay
vì sử dụng các “dấu hiệu nhìn thấy đƣợc” mà bị DN khác “bắt chƣớc” thì cũng
không thể coi đó là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Điều này
chƣa đảm bảo tính công bằng nghiêm minh của pháp luật. Mặc dù chúng tôi chƣa

tìm thấy tài liệu nào ghi nhận việc tranh chấp nhãn hiệu dƣới dạng mùi hƣơng, âm
thanh nào tại Việt Nam nhƣng giả sử xảy ra, việc xác định hành vi xâm phạm nhãn
hiệu khó có thể hợp lý, công bằng. Trong những trƣờng hợp DN hoặc các cơ quan
chức năng không tự xác định đƣợc hành vi xâm phạm quyền trên cơ sở những kiến
thức và kinh nghiệm trên đây thì nên tiến hành yêu cầu hay trƣng cầu giám định
SHTT theo quy định của Luật SHTT và đƣợc Viện Khoa học SHTT triển khai từ
tháng 07-2009.
Việc xác định hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu nổi tiếng cũng có không
ít khó khăn. điều 4 Luật SHTT sửa đổi bổ sung 2009 đã đƣa ra khái niệm mới về
nhãn hiệu nổi tiếng: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết
đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” , cùng với các tiêu chí cụ thể để xác định
một nhãn hiệu là nổi tiếng đƣợc quy định tại điều 75. Tuy nhiên, tại Điều 6bis Công
ước Paris không đƣa ra quy định về việc nhãn hiệu để đƣợc coi là nổi tiếng phải
đƣợc đăng ký và/hoặc sử dụng rộng rãi ở quốc gia đang xem xét. Theo quy định của
Điều 6bis Công ƣớc Paris, "các nước thành viên có trách nhiệm từ chối hoặc hủy bỏ
đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng một nhãn hiệu có tính sao chép, bắt chước, phiên
dịch và có khả năng gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đã được cơ quan có thẩm
quyền của nước đăng ký hoặc sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó". Về
bản chất, quy định này của Công ƣớc Paris nhằm mở rộng phạm vi bảo hộ đối với
một nhãn hiệu đƣợc coi là nổi tiếng ở một quốc gia thành viên ngay cả khi nhãn
hiệu đó chƣa đƣợc đăng ký hoặc sử dụng ở quốc gia đó. Từ quy định mẫu thuẫn của
Điều 4 Luật SHTT, trong thực tiễn áp dụng luật SHTT, các cơ quan đăng ký và thực
thi quyền của Việt Nam đã có cách hiểu và xử lý không thống nhất khi xem xét các
hồ sơ liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng: một số trƣờng hợp nhãn hiệu sẽ đƣợc thừa
nhận là nổi tiếng khi xem xét ở Việt Nam mà không cần phải cung cấp bằng chứng
về việc nhãn hiệu đã đƣợc sử dụng ở Việt Nam, một số trƣờng hợp thì chủ sở hữu phải
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 18 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
cung cấp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu ở Việt Nam.Việc quy định các tiêu chí xác
định nhãn hiệu nổi tiếng nhƣ tại điều 75 vẫn chƣa hoàn toàn triệt để. Các tiêu chí

này nên phải thoả mãn đƣợc lợi ích của ba phía: nhà nƣớc, DN và khách hàng. Tám
tiêu chí đƣợc quy định trong luật SHTT của chúng ta hầu nhƣ chủ yếu xuất phát từ
lợi ích của khách hàng rồi đến DN mà chƣa chú trọng đến lợi ích của nhà nƣớc. Ví
dụ nhƣ, một nhãn hiệu trên thực tế có thể là không nổi tiếng hoặc không thật sự nổi
tiếng nhƣng, để bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc vẫn có thể cho nhãn hiệu này một cơ
chế bảo hộ nhƣ một nhãn hiệu nổi tiếng bằng việc quyết định nhãn hiệu đó là nổi
tiếng. Điều này là hoàn toàn phù hợp với bản Khuyến nghị chung của WIPO có quy
định nhƣ sau: “ Quốc gia thành viên có thể quyết định một nhãn hiệu là nổi tiếng,
cho dù nhãn hiệu không nổi tiếng hoặc, nếu quốc gia thành viên áp dụng khoản (c)
trên, biết rõ rằng, nhãn hiệu không là nổi tiếng trong bất kì một lượng công chúng
hợp lí nào trong quốc gia mình”.
Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu ngày càng nguy hiểm hơn, có tổ chức chặt
chẽ không những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng đối với tổ chức
và cá nhân nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của khoa học, công nghệ đã tạo
nhiều thiết bị, công cụ, phƣơng tiện phạm tội ngày càng tinh vi nên rất khó phát
hiện. Các tội xâm phạm SHTT đã gây ra hoặc đe dọa đến thiệt hại nền kinh tế của
cả nƣớc cũng nhƣ từng lĩnh vực, từng ngành, ảnh hƣởng đến tài sản, sức khoẻ và
tính mạng con ngƣời, tác động đến với cả cộng đồng, triệt tiêu sức sáng tạo và khiến
giới đầu tƣ e ngại. Do đó, việc xử lý tội xâm phạm quyền SHTT còn gặp nhiều khó
khăn và bất cập.
3.2. Thực trạng hành vi xâm phạm nhãn hiệu hiện nay
Xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam hiện nay đã và đang trở thành vấn đề bức
xúc của toàn xã hội. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực SHCN, thời gian gần đây, xâm
phạm quyền SHCN vẫn gia tăng và diễn biến phức tạp, các hành vi xâm phạm
quyền SHCN diễn ra ở hầu hết các đối tƣợng của SHCN. Trên thị trƣờng, hàng hóa
giả mạo, ăn theo nhãn hiệu uy tín, hàng hóa xâm phạm quyền ngày càng nhiều và
khó phân biệt, đặc biệt những nhóm hàng thuộc lĩnh vực công nghệ cao nhƣ thiết bị
máy tính, thuốc chữa bệnh hay nhóm hàng hóa phục vụ tiêu dùng nhƣ quần áo, mỹ
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 19 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo

phẩm Việc xâm phạm quyền SHCN còn xuất hiện ở nhóm hàng hóa có khả năng
gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời nhƣ thuốc bảo vệ
thực vật, sắt thép xây dựng, thực phẩm, đồ uống Bởi vậy mới có chuyện một ngƣời
muốn quyên sinh bằng thuốc bảo vệ thực vật tƣởng rằng một lƣợng nhỏ đã gây
nguy hiểm tính mạng mà ở đây, ngƣời này uống cả chai vẫn khỏe bình thƣờng chỉ
vì chai thuốc là hàng “nhái” nhãn hiệu. Chuyện nghe nhƣ hoang đƣờng nhƣng có
thật trong thực tế cảnh báo tình trạng tràn lan không kiểm soát của hàng hóa xâm
phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, có mặt ở cả thành thị lẫn nông thôn, kể cả
các siêu thị và trung tâm thƣơng mại lớn.
Trong khi các cơ quan chức năng đang cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp
luật về bảo hộ quyền SHCN thì tính chất, mức độ xâm phạm quyền SHCN ngày
càng diễn ra nghiêm trọng và phức tạp. Hầu hết các vụ xâm phạm quyền SHCN đều
liên quan đến nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp trong đó xâm phạm quyền đối
với nhãn hiệu chiếm một tỷ lệ lên tới 80%. Tính tổng số trên cả nƣớc năm 2011
(theo báo cáo không đầy đủ từ các địa phƣơng) về nhãn hiệu có 1.561 vụ đã xử lý
và tổng số tiền phạt là 9.021.421.000 đồng. Chỉ tính riêng 6 tháng cuối năm 2011 và
6 tháng đầu năm 2012, các địa phƣơng đã xử lý trên 1000 vụ xâm phạm nhãn hiệu,
phạt tiền trên 3 tỷ đồng (số liệu thống kê của cục SHTT).Theo Cty Unilever Việt
Nam chuyên sản xuất hóa mỹ phẩm và chất giặt tẩy, từ năm 2000 đến nay, tổng
cộng có trên 60 mẫu mã sản phẩm làm giả làm nhái các nhãn hiệu của đơn vị bị Cục
SHTT kết luận có vi phạm. Trị giá buôn bán hàng giả, hàng nhái các nhãn hiệu của
Unilever tại Việt Nam ƣớc tính bằng con số cả triệu USD. Hành vi xâm phạm đƣợc
thể hiện dƣới nhiều hình thức nhƣng chủ yếu là hàng có chất lƣợng kém hơn nhƣng
lợi dụng mẫu mã gần giống và tên gọi na ná với loại hàng đƣợc ƣa chuộng. Hàng
giả, hàng nhái có những biểu hiện nhƣ đa dạng về mẫu mã, “linh động” về giá cả và
đặc biệt nguy hiểm hơn là còn phong phú cả về chủng loại. Sự nguy hiểm thể hiện ở
chỗ, bên cạnh việc gây thiệt hại về kinh tế nó còn gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến
sức khỏe của ngƣời tiêu dùng. Thực trạng các hành vi giả nhãn hiệu, nhái nhãn hiệu
sẽ đƣợc trình bày dƣới đây.
 Thực trạng làm giả nhãn hiệu tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 20 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
Không mấy khó khăn để có thể tìm thấy cửa hàng chuyên kinh doanh đủ loại
nhãn mác quần áo từ bình dân đến những thƣơng hiệu lớn có tên tuổi nhƣ Nike,
D&G, Levi’s, Bebe, Thực tế đƣợc điều tra tại khu phố Hàng Bồ- Hà Nội, một
cuộn mác gồm 500 chiếc của nhãn hiệu Levis's đƣợc nhân viên cửa hàng phát giá
70.000 đồng, loại mác phụ gắn trong áo đề dòng chữ "Made in Vietnam" chỉ có giá
50.000 đồng cho 500 chiếc. Giá nhãn mác đƣợc bán tùy theo độ nổi tiếng của
thƣơng hiệu, tùy kích cỡ và chất liệu. Theo quan sát, khách thƣờng xuyên mua ở
đây là các xƣởng gia công quần áo, mua mỗi lần với số lƣợng vài nghìn chiếc mác.
Một số ít là chủ các shop thời trang đến đây chọn các loại mác có tên tuổi nhƣ
D&G, Adidas, Zara, Gucci,… về đóng mác hàng hiệu trong shop. Ngƣời tiêu dùng
vẫn phải chi trả tiền triệu cho hàng giả bởi rất khó phân biệt bằng kiến thức tiêu
dùng thông thƣờng. Theo thông tin từ Đội Quản lý thị trƣờng (QLTT) số 14 - Chi
cục QLTT Hà Nội, thời gian qua, đội đã phát hiện 70 vụ với 2.110 sản phẩm làm
giả nhãn hiệu Luis Vuitton (LV) và 13 vụ với 900 sản phẩm xâm phạm nhãn hiệu
Adidas. Các sản phẩm này khá đa dạng nhƣ ví da, dây lƣng, áo sơ mi, quần bò…
Theo Công ty Trần Hữu Nam và Đồng sự - đại diện Sở hữu công nghiệp cho nhãn
hiệu LV tại Việt Nam thì những sản phẩm này đều là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
LV. Điều đáng nói là chúng còn đƣợc bày bán công khai tại các siêu thị lớn gây khó
khăn trong việc phân biệt đối với ngƣời tiêu dùng. Mặc dù có những công ty chuyên
phân phối hàng thật nhƣng trong quá trình vận chuyển hàng đến tay khách hàng thì
hàng đã bị trà trộn, hoán đổi.
2
Theo đánh giá của Cục Điều tra chống buôn lậu-
Tổng cục Hải quan, năm 2012, tình trạng nhập khẩu hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu
có xu hƣớng gia tăng. Các đối tƣợng thƣờng lợi dụng sự kém hiểu biết của ngƣời
tiêu dùng để in và gắn trên nhãn hàng hóa những nội dung, hình ảnh của các thƣơng
nhân ở các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Canada, Đức… trong đó có các nhãn hiệu nổi
tiếng nhƣ: Chanel, Pollo, Gucci, Hermes, Converse…gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu

dùng dẫn đến hiểu nhầm rằng, hàng hóa có nguồn gốc từ các nƣớc có sản phẩm chất
lƣợng cao, phản ánh không đúng bản chất và sự thật về hàng hóa. Ngày 29-9-2012,
Đội kiểm soát bảo vệ quyền SHTT đã phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu
Cảng Hòn Gai bắt giữ và xử lí đối với lô hàng gồm 4.400 kiện thuốc lá xâm phạm
nhãn hiệu Black Devil nhập kho ngoại quan của Công ty Cổ phần đầu tƣ xuất nhập
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 21 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
khẩu Quảng Ninh (QUNIMEX), trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 820 triệu đồng…
Hi hữu khi sự trùng lặp nhãn hiệu không chỉ xảy ra với các DN, cơ sở kinh doanh
mà gần đây, một trƣờng đại học khởi kiện vì bị trùng tên. Đó là đại học Đông Á (Đà
Nẵng). Sau nhiều lần thƣơng thảo bất thành, Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu đã
thông qua quyết định khởi kiện đại học Công nghệ Đông Á (Bắc Ninh) vì đã xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam xảy ra tranh chấp
nhãn hiệu trên lĩnh vực giáo dục. Trƣớc đây phần lớn tranh chấp trong lĩnh vực này
là quyền tác giả liên quan đến giáo trình, bài giảng. Tháng 8/2010, khi Bộ GD-ĐT
quyết định tạm ngừng tuyển sinh ĐH, CĐ, THCN năm 2010 đối với ĐH Công nghệ
Đông Á thì hàng nghìn học sinh và phụ huynh có con dự định vào học tại ĐH Đông
Á (Đà Nẵng) lo lắng làm ảnh hƣởng đến hình ảnh và kết quả tuyển sinh của trƣờng.
3

Hầu hết các hãng có uy tín, có thƣơng hiệu, đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng đều có
nguy cơ bị làm giả hàng hóa. Xét về góc độ kinh tế, hàng giả gây ảnh hƣởng rất lớn
đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất., kinh doanh chân chính. Tác động
tiêu cực đầu tiên là hành vi nêu trên làm mất uy tín của những doanh nghiệp có sản
phẩm bị làm giả, khiến ngƣời tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lƣng lại với sản
phẩm. Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng “xịn” mà hàng giả khiến
những mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm,
suy giảm doanh thu.
 Thực trạng làm nhái nhãn hiệu tại Việt Nam
Đây cũng là một tình trạng vi phạm rất phổ biến. Trên thị trƣờng, nhiều khách hàng

từng bị nhầm lẫn giữa nhãn hiệu LaVie với nhãn hiệu TaVie do cách đọc cách viết
gần giống nhau. Với một nhãn hiệu "AQUAFINA" đƣợc bảo hộ theo Giấy chứng
nhận 41971, ngày 09/07/2002 của Pepsi Co,Inc (Hoa Kỳ) đã có rất nhiều nhãn hiệu
na ná, nhái theo, chỉ thay đổi một chút ít ví dụ AQUAVISA, AQUAVINA,
AQUATINA,… Không những sản phẩm nhái giống hàng thật về dạng mẫu mã mà
còn luồn lách thông qua những cái tên nhãn hiệu, nhìn qua chúng ta dễ lầm tƣởng
nhƣ nhãn hiệu gốc mà lại không phải nó. Bà Ngô Thị Hồng Hạnh, Tổng giám đốc
Công ty cổ phần thực phẩm Hoàng Kim (Hà Nội), cho biết, dù mới xuất hiện trên
thị trƣờng 4 - 5 năm nhƣng doanh nghiệp đã không ít lần trở thành nạn nhân của
hành vi xâm phạm nhãn hiệu: “Chỉ vài tháng sau khi tiếp cận đƣợc thị trƣờng các
Nghiên cứu khoa học Bộ môn: Luật Thương Mại
Khoa Kinh doanh Thương Mại 22 GVHD: Th.s Đỗ Phương Thảo
tỉnh Đông Nam Bộ, chúng tôi đã thấy xuất hiện sản phẩm xúc xích, lạp xƣờng y
chang bao bì, nhƣng tên Hoàng Kim lại đƣợc chệch đi thành Hoàng Kiên”. Các
doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu (thực phẩm, mỹ phẩm, xà
phòng…) thƣờng xuyên phải đối mặt với tình trạng bị xâm phạm kiểu này. Chẳng
hạn, bột giặt Omo bị nhái thành Omon, Tide bị nhái thành Tids trong khi bao bì rất
giống. Sản phẩm nhái nhãn hiệu hầu hết do các cơ sở tƣ nhân, gia công sản xuất nên
kém chất lƣợng. Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe danh “kinh đô bánh kẹo nhái” La
Phù. La Phù đã “nổi tiếng” với “kỹ nghệ nhái” hoàn hảo đến từng chi tiết. Có
khoảng 3 cơ sở chuyên sản xuất bao bì nhái các hãng uy tín, chỉ cần yêu cầu kích
cỡ, tên bao bì, nhãn hiệu cần làm nhái thì sẽ có ngay. Theo chủ một cơ sở sản xuất ở
đây thì cách dễ làm nhất là dựa trên các bao bì hàng thật, các chủ hàng sẽ đặt xƣởng
của ông làm giống hệt hàng thật về màu sắc, kích cỡ, và chỉ thay đổi một vài chữ
trên nhãn hiệu đó. Thực tế, hàng nhái bao bì này tiêu thụ ở các thành phố lớn rất dễ
bị cơ quan chức năng phát hiện, khó qua mặt đƣợc ngƣời tiêu dùng sành sỏi. Tuy
nhiên, nếu đƣa về tiêu thụ ở các làng quê thì lại rất đắt hàng, vì giá rẻ lại giống sản
phẩm đƣợc quảng cáo trên ti vi. Dù vậy, nếu so sánh thì bánh kẹo La Phù đƣợc
ngụy trang bằng cái tên na ná sản phẩm thật: Kẹo Applebe Original với Apllebe
OY, kẹo Cheng Gum với Chewing Gum, Technoment thay Doublemin, Sunnife với

Sunlife
Các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu đang trở thành vấn đề nhức
nhối trong nền kinh tế Việt Nam. Thị trƣờng, ngƣời tiêu dùng, các DN làm ăn chân
chính là nạn nhân trực tiếp đối mặt với nguy cơ thiệt hại nặng nề nếu không có sự
chung tay cùng các bên đại diện pháp luật đẩy lùi vấn nạn này.
3.3. Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm đối với
nhãn hiệu
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá cũng nhƣ các đối
tƣợng sở hữu công nghiệp khác là một hiện tƣợng tồn tại khách quan trong nền kinh
tế thị trƣờng, thiệt hại gây ra không nhỏ và làm nản lòng các nhà đầu tƣ
Liên quan đến luật định và các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm nêu trên, câu hỏi
mà các DN và cơ quan chức năng thƣờng hay đặt ra đó là "Làm thế nào để có thể

×