Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM THỨ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.42 KB, 17 trang )

Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM THỨ 3
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2011- 2012; căn cứ Quy chế thực hành, thực
tập sư phạm cho các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thơng, mần
non trình độ cao đẳng hệ chính quyban hành theo Quyết định số 36/2003/QĐ –
BGD & ĐT ngày 01/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo , Trường cao
đẳng Ngô Gia Tự triển khai công tác kiến tập sư phạm (KTSP), thực tập sư phạm
(TTSP) năm học 2011 – 2012, kế hoạch cụ thể như sau:

A. Mục đích ý nghĩa của hoạt động thực tập sư phạm
* Mục đích:
Giúp sinh viên sư phạm nâng cao nhận thức về vai trị của giáo dục trong sư
nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nắm vững những quy định về nhiệm
vụ quyền hạn của người giáo viên, trên cơ sở đó phấn đấu trở thành giáo viên giỏi.
Tạo điều kiện cho sinh viên chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức
đã học và rèn luyện kĩ năng giáo dục vào dạy học trong thực tế nhà trường từ đó hình
thành năng lực sư phạm.
Kết quả thực tập năm thứ ba là một trong những điều kiện để sinh viên được
công nhận tốt nghiệp.
Giúp trường cao đẳng và các cấp quản lí giáo dục có cơ sở đánh giá chất lượng
đào tạo sử dụng và bồi dưỡng giáo viên.
• Ý nghĩa
Hoạt động thực tập sư phạm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên sư
phạm. Qua đợt thực tập sư phạm, sinh viên có cơ sở đầu tiên phục vụ cho công tác sau
này, có cơ hội học hỏi kinh nghiệm về cơng tác làm chủ nhiệm lớp, công tác giảng
dạy.
B. Nội dung thu hoạch
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG



1


Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

Xã Cao Xá là một xã miền núi cịn nghèo, với tổng diện tích 15,27 km 2 kéo dài
7 km từ đầu xã đến cuối xã, chiều rộng trung bình trên 2 km, dân số 11400 người.
Nhân dân Cao Xá có truyền thống hiếu học. Xã Cao Xá có 2 trường tiểu học, 1 trường
THCS và 2 trường mầm non. Trường Tiểu học Cao Xá 1 được đặt tại trung tâm xã, là
điểm đến của học sinh tiểu học 26 thôn trong xã. Đất đai thổ nhưỡng màu mỡ rất
thuận lợi cho việc thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh.
Nhân dân xã Cao Xá có truyền thống lao động cần cù, nhạy bén sáng tạo trong
sản xuất nông nghiệp và tiếp cận thị trường. Con em trong xã có truyền thống hiếu
học nên hàng năm hàng năm có nhiều em đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi
các cấp và đỗ vào các trường đại học và cao đẳng.
Những năm gần đây phong trào giáo dục của địa phương Cao Xá có chuyển
biến. Cơng tác XHHGD phát triển mạnh đã có trung tâm học tập cộng đồng: đội ngũ
lãnh đạo địa phương rất quan tâm tới công tác giáo dục, thường xuyên chỉ đạo động
viên các trường hoàn thành kế hoạch của ngành giao, tạo điều kiện về cơ sở vật chất
phục vụ cho dạy và học.
I. Tình hình kinh tế, văn hố xã hội và phong trào giáo dục của địa phương
1. Thuận lợi
Chính quyền địa phương đã quan tâm tới nhà trường đã và đang tiếp tục xây dựng
cơ sở vật chất, bàn ghế, máy móc, phục vụ cho giảng dạy.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng tin học trong dạy và học được
triển khai và thực hiện có hiệu quả.
Tình hình kinh tế xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, đời sống

nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao. Người dân đã có ý
thức quan tâm và đầu tư cho việc học tập của con em mình.
Con em trong xã có truyền thống hiếu học, hàng năm có nhiều em đỗ đạt cao.
2. Khó khăn
Do địa bàn rộng nên việc đi lại của học sinh gặp nhiều khó khăn.
Một số gia đình cịn thiếu quan tâm đến việc học của con em mình.
Chất lượng giáo dục, giáo dục tồn diện cho học sinh chuyển biến cịn chậm.

2


Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

Công tác tuyên truyền giáo dục vận động nhân dân của các cấp các ngành đoàn
thể chưa được thường xuyên, biện pháp xử lí vi phạm chưa triệt để và nghiêm túc.
3. Kết quả thu được:
a. Kinh tế:
Địa phương là xã thuần nông phát triển chủ yếu về chăn nuôi, một số năm qua
địa phương đã mạnh dạn đưa kỹ thuật vào nông nghiệp như: Trồng dưa bao tử, ớt, cà
chua bi,…
Về chăn nuôi: Xã trọng tâm đi sâu về chăn ni trâu bị, chăn ni thuỷ sản (đặc
biệt là nuôi cá).
Nên kinh tế phát triển khá.
Về kinh tế chính trị xã hội ngày càng ổn định, đời sống nhân dân được nâng
cao từ chỗ 9% hộ nghèo đã giảm xuống còn 6,3% hộ, khoảng hơn 186 hộ nằm giải rác
ở các thôn.. Số hộ kinh doanh dịch vụ trong xã tăng góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế và tác động tới giáo dục.
.

b. Văn hoá, xã hội:
Đảng uỷ - HĐND, UBND xã Cao Xá đã quan tâm và chỉ đạo có hiệu quả về
cơng tác giáo dục. Các tổ chức Đồn thể dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ - HĐND hoạt
động ổn định, góp phần khơng nhỏ đến kết quả giáo dục trên địa bàn xã Cao Xá.
Tổ chức các hoạt động thơng tin tun truyền, văn hố, văn nghệ, thể dục, thể
thao chào mừng tết nguyên đán và các ngày lễ trong năm. Qua đó tuyên truyền giao
dục, nâng cao nhận thức cho người dân góp phần thúc đẩy sự phát triển cuả giáo dục.
Các cấp, các ngành, các tổ chức đồn thể đã quan tâm, động viên, khuyến khích
các em cố gắng, nỗ lực trong học tập (trao phần thưởng cho các em có thành tích cao
trong hoc kì I năm học 2011 – 2012 trong dịp tết nguyên đán vừa qua ).
Công tác giải quyết việc làm, thực hiện chính sách xã hội được thực hiện nề nếp.
c.Phong trào giáo dục địa phương:
Hệ thống trường lớp trên địa bàn xã gồm có 5 trường: mầm non, tiểu học, trung
học cơ sở sau khi thành lập và hoạt động cả 5 trường đã duy trì nề nếp dạy học và các
hoạt động giáo dục khác; chất lượng giao dục ngày càng phát triển.Cụ thể như sau:


Giáo dục mầm non:
3


Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

+Trường mần non Cao Xá 1:
Huy động tổng số trẻ ra mẫu giáo là 23 cháu chiếm 94,0% trong đó trẻ 5 tuổi có
85/85 đạt 100%, trẻ 4 tuổi có 80/80 đạt 100%, trẻ 3 tuổi có 78/94 cháu đạt 83%. Số
trẻ đạt kênh A là 216 cháu = 92%, khơng có cháu nào đạt kênh C, D; 100% trẻ được
khám bệnh theo định kì 2 lần/năm; 100% các cháu được ni dưỡng và chăm sóc sức

khoẻ.
Có 20 cán bộ giáo viên trong đó có 3 cán bộ quản lí, giáo viên giảng dạy có 12
đồng chí, 5 giáo viên ni dưỡng. Có 5 giáo viên đạt trình độ Cao dẳng, trung cấp
có 11 đồng chí, có 5 giáo viên đang theo học Cao đẳng , Đại học, có 5 giáo viên hợp
đồng ngắn hạn.


Giáo dục Tiểu học:
Học sinh 6 tuổi đến trường có 99 em đạt 100%, phổ cập đúng độ tuổi.

Duy trì 21 lớp học 2 buổi/ ngày với 534 học sinh (trong đó có học sinh tật
nguyền ).
Có 2 lớp học bán trú có 55 học sinh, 16 lớp theo học tin học có 377 học sinh và
13 lớp học Tiếng anh có 307 học sinh.
Có 42 cán bộ giáo viên trong đó có 3 cán bộ quản lí (01 đồng chí nghỉ chế độ
01/10/2011), có 4 nhân viên hành chính và 1 tổng phụ trách, giáo viên chun có 5
đồng chí, giáo viên trên chuẩn có 28 đồng chí cịn lại là giáo viên chuẩn.


Giáo dục THCS:

Có 19 lớp học với 567 học sinh, chất lượng đại trà văn hoá giỏi 8,9%; khá
41,6%; trung bình 44,6%; yếu kém 4,9%; hiện tượng học sinh bỏ học đi chơi điện tử
vẫn diễn ra. Chất lượng mũi nhọn có 21 học sinh đạt giải văn hố cấp huyện, 03 giải
văn hố cấp tỉnh.
Có 49 cán bộ giáo viên trong đó có 51% cán bộ đạt trên chuẩn, có 49% giáo
viên đạt chuẩn.
Kết thúc năm học 2011- 2012, 5 nhà trường đã thực hiện tốt cuộc vận động
“Hai không” trong ngành giáo dục.Công tác phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã
hội được phát huy, công tác khuyến học, khuyến tài được nhà trường gia đình, dịng

họ quan tâm.
4


Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

II. Tình hình giáo dục của nhà trường
Trường Tiểu học Cao Xá 1 thuộc xã Cao Xá, huyện Tân Yên, nằm ở trung tâm
huyện. Năm học 2011 – 2012 nhà trường thực hiện chủ đề năm học “Tiếp tục đổi
mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Nhà trường đã phát động phong trào
thi đua: “Dạy tốt, học tốt”. Giáo viên cam kết với hiệu trưởng thực hiện tốt cuộc vận
động “Hai không” với 4 nội dung và gắn kết cùng thực hiện cuộc vận động Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với khẩu hiệu “Mỗi thầy cơ giáo là
một tấm gương đạo đức, và tự học và sáng tạo” và “ Dạy thật- Học thật- Thi
thật- Kết quả thật”. Thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Tiếp tục củng cố vững chắc các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia
giai đoạn I và từng bước cập tới các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia giai đoạn
sau.
Trường gồm có 42 đồng chí cán bộ giáo viên nhân viên, trong đó cán bộ quản
lí gồm 3 đồng chí (01 đồng chí nghỉ chế độ 01/10/2011), tổng phụ trách 1 đồng chí,
nhân viên hành chính gồm 4 đồng chí ,giáo viên chuyên gồm 5 đồng chí (02 Giáo
viên nhạc, 02 Giáo viên hoạ, 01 Giáo viên tiếng anh), giáo viên văn hoá gồm 29 đồng
chí.
Trường có 21 lớp với 533 học sinh, 100% các lớp được học hai buổi / ngày, các
em được học ở 3 khu: ( khu chính 17 lớp, 02 khu lẻ 04 lớp).
1. Thuận lợi
Sự quan tâm lớn đối với giáo dục của các cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương
cũng như các ban ngành đoàn thể.

Sự phát triển về kinh tế, sự ổn định về chính trị, xã hội cũng là một điều kiện
thuận lợi cho giáo dục nhà trường.
Cơ sơ vật chất đã được đầu tư tương đối hồn chỉnh.
Hệ thống quản lí giáo dục rất khoa học và có hệ thống. Đội ngũ thầy giáo, cơ
giáo có năng lực chun mơn, tâm huyết với nghề.
Đa số phụ huynh học sinh đã quan tâm đến việc học của con em mình. Phần
lớn học sinhh ngoan hiếu học có ý thức vươn lên, có tinh thần đồn kết giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ.

5


Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

2. Khó khăn
Nguồn nước mà nhà trường hiện đang sử dụng vẫn là ngồn nước giếng khoan,
chưa đảm bảo vệ sinh, chưa dùng máy lọc nước lọc nước cho học sinh sử dụng.
Kinh phí đầu tư cho trường Tiểu học cịn hạn hẹp.
Trình độ dân trí không đồng đều, ảnh hưởng lớn tới công tác giáo dục của nhà
trường.
Bình quân độ tuổi của giáo viên trong trường tương đối cao (46,4 tuổi).
Một số sách tham khảo, đồ dùng thí nghiệm cịn thiếu ảnh hưởng tới q trình
học tập của các em.
3. Kết quả thu được
Trong những năm học vừa qua trường Tiểu học Cao Xá 1 đã thực hiện tốt việc
duy trì sĩ số và chất lượng giáo dục, hạn chế được số học sinh bỏ học, chất lượng dạy
học của nhà trường luôn được nâng cao.
Duy trì 100% sĩ số trong học kì I, khơng có học sinh bỏ học. Tồn trường sĩ số

đầu năm: 530 HS cuối học kì I: 533 HS tăng 03 HS (chuyển từ nơi khác về).
Kết quả khảo sát đầu năm: 2011- 2012:
Mơn Tiếng Việt: Đạt trung bình trở lên: 70%.
Mơn Tốn: Đạt trung bình trở lên: 77%
Trên cơ sở kết quả đã khảo sát, nhà trường giao chỉ tiêu phấn đấu cho các tổ
chuyên môn, các tổ chuyên môn giao chỉ tiêu cho từng lớp.
Công tác phổ cập được nhà trường thường xuyên quan tâm:
+ Cử một dồng chí trong BGH phụ trách riêng mảng phổ cập.
+ Các xóm dều có giáo viên được phân cơng phụ trách phổ cập và cơng tác xã
hội hố.
+ Hồ sơ phổ cập sạch sẽ, trình bày khoa học. Số liệu cập nhật thường xuyên,
chính xác.
+ Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên phụ trách phổ cập các xóm thường xun rà
sốt vận động học sinh đi học chuyên cần.

6


Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

Trường đạt chuẩn phổ cập độ tuổi 11 với: 109/112 đạt tỉ lệ: 97,3% .
Hiệu quả đào tạo trong 5 năm đạt : 98%.
+ Duy trì 13 lớp học ngoại ngữ với số học sinh 323 HS( lớp 4,5), thực hiện
nghiêm túc chương trình, hướng dẫn dạy ngoại ngữ do cấp trên quy định.
+ Đẩy mạnh công tác đổi mới PPDH theo hướng : “Lấy người học làm trung
tâm” , phát động cán bộ giáo viên làmm và sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học. Khuyến
khích CBGV-NV tích cực sử dụng , ứng dụng CNNTT trong quản lí và giảng dạy.
Đổi mới cơng tác kiểm tra đánh giá giáo viên và học sinh, công tác thực hiện nội

dung về giảm tải theo 5 nhóm giảm tải mà giáo viên cần nắm được:
+ Giảm tải những kiến thức đã được viết trong chương trình SGK.
+ Giảm tải những nội dung trùng lặp ở lớp trên và lớp dưới.
+ Giảm tải những nội dung,câu hỏi đòi hỏi, yêu cầu học sinh vận dụng kiến
thức quá sâu.
+ Điều chỉnh những kiến thức phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
+ Giảm tải những bài tập trước kia sắp xếp chưa hợp lí nay xếp lại cho phù hợp
và lơgich.
Khơng có học sinh đua địi, hoặc chơi cờ bạc, nghiện hút.
Kết quả cụ thể:
- Tổng số học sinh được đánh giá: 533 em trong đó:
Khối 1: 114 em, Khối 2: 96 em, Khối 3: 133 em,

Khối 4: 88 em,

Khối 5: 102 em.

* Hạnh kiểm:
Thực hiện đầy đủ 533/533 em đạt 100%.
*Văn hoá: Kết quả cụ thể như sau:
- Môn Tiếng Việt:
Giỏi = %

Khá = %

TB = %

Yếu = %

203/533 = 38%


229/533 = 43%

101/533 = 19%

0

Tăng 7,3%

Giảm 4%

Giảm 4,7%

Giảm 0,19 %

7


Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

- Mơn Tốn:
Giỏi = %

Khá = %

TB = %

Yếu = %


347/533 = 65%

229/533 = 43%

101/533 = 19%

0

Tăng 13,6 %

Giảm 9 %

Giảm 2%

Khá = %

TB = %

Yếu = %

58/190 = 30,5%

15/190 = 8%

0

Giảm 12 %

Giảm 3,3%


- Môn Khoa học:
Giỏi = %
117/190 = 61,5%
Tăng 15,3 %

- Môn Lịch sử và Địa lý:
Giỏi = %

Khá = %

TB = %

Yếu = %

80/190 = 42%

85/190 = 45%

25/190 = 13%

0

Tăng 5,8 %

Giảm 8,8 %

Tăng 3%

Tổng hợp chung các môn đánh giá bằng nhận xét:

Loại A+: 372/1476 lượt chiếm 48,8%
Loại A: 754/1476 lượt chiếm 51,1%
Loại B: 02/1476 lượt chiếm 0,1%
* Văn nghệ, TDTT và các cuộc thi khác.
Thi đá cầu: Đạt 01 giải nhì đơn nam, 01 giải nhì đơi nữ cấp huyện.
Thi bơi lội: 01 giải nhất bơi nữ.
Thi giải tiếng Anh qua mạng: 02 giải nhì (lớp 3và lớp 4); 01 giải khuyến khích
(lớp 5)


Chất lượng học sinh giỏi, chất lượng chữ viết.
- Học sinh giỏi:
+Học sinh giỏi: 146/533= 27,4% Tăng 3,9% so với học kì I năm 2010- 2011.
8


Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

+Học sinh tiên tiến: 219/533= 41% giữ vững như năm trước.
- Chữ viết học sinh: VSCĐ :
Loại A: 247/533 em chiếm 46,3% tăng 4,1%.
Loại B: 270/533 em chiếm 50,7% giảm 0,5%.
Loại C: 16 em chiếm 3% giảm 3,6%.
So với cùng kì năm trước chất lượng chữ loại A tăng 4,1% .
III. Hoạt động thực tập làm chủ nhiệm lớp
1. Thuận lợi
Thực hiện kế hoạch thực tập sư phạm của trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc
Giang, được Ban chỉ đạo thực tập sư phạm của trường Tiểu học Cao Xá 1 phân công

chủ nhiệm lớp 3B và phụ trách thêm hai lớp là 3C 4D. Thông qua đợt thực tập em
thấy có nhiều thuận lợi.
Cơng tác chủ nhiệm lớp có nhiều thuận lợi nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình của
Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo trong trường đặc biệt là cô giáo chủ
nhiệm lớp 3B – cô Nguyễn Thị Vui. Cô đã tạo mọi thuận lợi cho chúng em trong việc
gặp mặt, quản lí học sinh. Sự hướng dẫn tận tình là một điều kiện lớn góp phần vào sự
thành cơng của công tác chủ nhiệm. Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm còn hướng dẫn
cụ thể chi tiết việc lên kế hoạch chủ nhiệm, đồng thời luôn chỉ đạo sát sao trong công
tác thực tập làm chủ nhiệm.
Là một giáo sinh mới đi thực tập, em gặp rất nhiều bỡ ngỡ chính sự giúp đỡ
động viên, khích lệ của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm đã tạo động lực rất lớn để em
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hoạt động thực tập làm chủ nhiệm lớp còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhiều thầy cơ giáo trong trường và sự giúp đỡ nhiệt tình của các giáo sinh khác trong
đồn đặc biêt là bạn Nguyễn Thị Thu là giáo sinh chủ nhiệm cùng lớp.
Trong thời gian thực tập chủ nhiệm lớp nhà trường có tổ chức một số hoạt động
tập thể và giúp đỡ chúng em tổ chức chương trình “Rung chng vàng”.Qua đó chúng
em có thể gần gũi với học sinh hơn đồng thời tạo điều kiện thực tế cho bản thân.
Về phía học sinh lớp chủ nhiệm hầu hết các em đều ngoan ngoãn và thực hiện
tốt nề nếp nội quy của nhà trường, các em đều có ý thức tinh thần trách nhiệm với tập
9


Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

thể lớp. Sự giúp đỡ của học sinh lớp chủ nhiệm là một thuận lợi lớn đặc biệt là sự ủng
hộ của đội ngũ cán bộ lớp. Đa số các em tập trung trong một xã nên việc thăm hỏi,
quản lí học sinh rất thuận lợi. Từ đó em có thể tìm hiểu và nắm rõ hơn về hồn cảnh

gia đình, tính cách của từng học sinh và nhất là những học sinh chưa ngoan. Gia đình
học sinh cũng rất quan tâm tới con em mình trong việc học tập cũng như thực hiện
nội quy, quy định của trường, lớp. Đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho em hồn
thành tốt cơng việc chủ nhiệm của mình.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên em gặp một số khó khăn trong việc chủ nhiệm
lớp:
Là một sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, mặc dù đã được trang bị về mặt
kiến thức qua các môn học như: tâm lí lứa tuổi, giao tiếp sư phạm, hoạt động dạy học
… nhưng kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên ban đầu còn bỡ ngỡ.
Mặt khác, việc bùng nổ thông tin hiện nay cũng ảnh hưởng tới các em, có rất
nhiều trị chơi điện tử khiến các em tiêu tốn thời gian, tiền bạc sao nhãng việc học
hành.
Nhiều em có hồn cảnh gia đình khó khăn ; một số em bố mẹ đi làm xa nên
khó quan tâm đến việc học tập của con em mình đồng thời khó khăn trong việc kết
hợp giữa gia đình và nhà trường .
3. Kết quả thu được
a. Nhận thức
Công tác chủ nhiệm là một công việc rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn
và phức tạp. Người giáo viên chủ nhiệm chính là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và
học sinh. Trước khi đi thực tập những điều này gần như chỉ là lí thuyết rất xa vời
nhưng qua thực tế chủ nhiệm lớp thì hoạt động thực tập làm chủ nhiệm lớp chỉ đạt
hiệu quả cao khi giáo viên chủ nhiệm, gia đình và học sinh phải đồng tâm.
Để làm tốt công tác chủ nhiêm lớp, giáo viên cần quan tâm tới học sinh, tìm hiểu
hồn cảnh gia đình và lắng nghe học sinh, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh
đó. Từ đó có sự động viên khen thưởng kịp thời khi các em hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, động viên nhắc nhở giúp các em sửa chữa các khuyết điểm. Chính sự tâm
huyết của giáo viên dành cho học trị của mình sẽ là động lực to lớn giúp người giáo
10



Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài ra người giáo viên chủ nhiệm cần phải
lập cho mình kế hoạch cụ thể của từng ngày, từng tuần cụ thể. Từ đó sẽ giúp giáo viên
làm việc khoa học và đạt hiệu quả cao.
* Qua 7 tuần làm công tác chủ nhiệm em đã đi thăm một số học sinh có hồn
cảnh gia đình khó khăn và những học sinh cá biệt trong lớp( tìm hiểu được hồn cảnh
gia đình của em Tính, em Quang, em An, em Vũ,… ); thường xuyên đến lớp cùng
truy bài với học sinh, gần gũi với các em; cung tham ra các hoạt động tập thể do nhà
trường tổ chức với các em...tuy đã cố gắng nhưng em vẫn chưa thật sự gần gũi được
với em Tính, em Quang, chưa giúp được nhiều để em ấy tiến bộ hơn.
b. Phiếu đánh giá
TUẦN

NHẬN XÉT CHUNG

ĐIỂM

XẾP
LOẠI

GHI
CHÚ

1

2


3

4

5

6

7
Cộng
c. Xếp loại chung: .................................................................................................
11


Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

IV.Hoạt động thực tập giảng dạy
1. Thuận lợi
Xã Cao Xá nói chung và trường Tiểu học Cao Xá 1 nói riêng có phong trào học
tập rất sơi nổi, đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy. Giáo viên hướng dẫn của
em là cô Nguyễn Thị Vui, là một cơ giáo có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy,
vững vàng về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ. Qua các buổi dự giờ em đã học được
cách tổ chức một giờ dạy. Cô Nguyễn Thị Vui đã hướng dẫn em rất nhiệt tình chu đáo
từ việc đứng bảng, trình bày bảng, soạn giáo án, khai thác và truyền đạt kiến thức tới
học sinh. Đặc biệt với 4 tiết dạy công nghệ, cô đã hướng dẫn em rất kĩ càng, phải trình
chiếu và đưa những hình ảnh, clip như thế nào cho hợp lí.
Ngồi giáo viên hướng dẫn em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các

thầy, cơ giáo trong trường. Nhờ có các thầy cơ mà hiểu rõ hơn về học sinh lớp mình
chủ nhiệm, các thầy cô cũng tạo điều kiện cho em được dự giờ học hỏi kinh nghiệm.
Em đã nhận được sự giúp đỡ của các bạn trong đoàn và đặc biệt là của bạn
cùng chủ nhiệm, chúng em có thể trao đổi với nhau về kiến thức liên quan tới giờ dạy
giúp giờ dạy của em đạt kết quả cao nhất.
Sự ủng hộ và giúp đỡ của học sinh toàn trường nhất là học sinh lớp thi giảng
cũng là động lực lớn giúp em hoàn thành tốt bài lên lớp.
Một thuận lợi nữa là trong quá trình học tập trong trường Cao đẳng chúng em
đã được thầy, cô giáo trang bị cho kiến thức và trong q trình học các mơn phương
pháp chúng em đã được soạn giáo án và tập giảng, được thầy cô dự giờ và rút kinh
nghiệm … và hơn nữa là chúng em đã trải qua đợt thực tập lần thứ nhất. Đây cũng là
một thuận lợi lớn giúp chúng em tự tin hơn trong công tác giảng dạy.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên em cũng gặp một số khó khăn, khó khăn lớn
nhất là kinh nghiệm giảng dạy cịn ít nên cịn lúng túng.
Một khó khăn nữa là từ phía học sinh, ban dầu các em còn lạ thầy nên học sinh
còn e dè và cũng có một số học sinh khơng chịu học bài.
Chất lượng đại trà của học sinh còn chưa đồng đều, một số học sinh chưa ý
thức được tầm quan trọng của việc học.

12


Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

3. Kết quả thu được:
a. Về nhận thức:
Thông qua đợt thực tập này dù chỉ trong 3 tuần rất ngắn ngủi, nhờ sự hướng

dẫn tận tình chu đáo của các thầy cô giáo nhất là cô giáo Nguyễn Thị Vui, em đã nhận
thức sâu sắc những việc mà người giáo viên cần phải làm để có thể hồn thành tốt tiết
dạy cũng như khó khăn mà một giáo viên thường gặp phải. Từ đó tự bản thân em thấy
mình phải cố gắng nhiều hơn nữa nhất là thời gian còn lại khi còn học tại trường. Em
thấy cần tích cực trang bị cho bản thân nhiều hơn nữa về kiến thức, rèn luyện cho
mình tính u nghề, mến trẻ… có như thế sau này mới có thể làm tốt cơng tác dạy
học.
Qua q trình trực tiếp giảng dạy em đã ý thức được tầm quan trọng của người
thầy ngày nay với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì vai trị của
người thầy không hề mất đi, ngược lại người thầy luôn luôn phải học hỏi trau dồi kiến
thức bồi dưỡng thường xuyên về chun mơn, nghiệp vụ để có thể đảm bảo tốt trách
nhiệm của mình.
Thơng qua việc giảng dạy ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn
Thị Vui giúp cho em học hỏi được rất nhiều về kiến thức và kinh nghiệm chuẩn bị tiết
giảng, giảng bài, tư thế, tác phong.....của người thầy khi đứng trên bục giảng.
• Tự đánh giá:
- Ưu điểm:
Trong quá trình giảng dạy bản thân em đã khiêm tốn học hỏi giáo viên hướng
dẫn và các thầy cô giáo khác trong trường và các bạn trong đồn.
Tích cực soạn và giảng bằng cơng nghệ 8 tiết.
Mặt khác em cũng có cố gắng trau dồi thêm về mặt kiến thức và phương pháp
dạy học. Tìm tòi các phương pháp dạy học khác nhau để phù hợp với các đối tượng
học sinh.
- Nhược điểm:
Trong khi giảng bài nói cịn hơi nhanh.

13


Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B


BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

b. Các phiếu đánh giá:
TIẾT
DẠY

NHẬN XÉT CHUNG

ĐIỂM

XẾP
LOẠI

1
2
3
4
5
6
7
8
Cộng
c. Xếp loại chung: ...............................................................................................

14

GHI
CHÚ



Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

V. Đề nghị
1. Đối với công tác chỉ đạo của trường phổ thông nơi TTSP
Công tác chỉ đạo của trường Tiểu học Cao Xá 1 rất khoa học và kế hoạch, do
vậy đã tạo điều kiện rất tốt cho chúng em yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Các thày trong Ban giám hiệu rất quan tâm đến chúng em, đặc biệt thÇy Hiệu
trưởng Nguyễn Văn Tuyên, thầy ln hướng dẫn để chúng em hồn thành tốt cơng
việc của mình.
Chúng em mong rằng các cơ sẽ tiếp tục quan tâm, giúp đỡ chúng em cũng như
đối với công tác TTSP của nhà trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang.
Mong các cô tạo điều kiện hơn nữa về phương tiện dạy học để chúng em có thể
thực hiện các tiết dạy công nghệ nhiều hơn nữa.
2. Đối với trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang
Mong nhà trường tăng kinh phí trợ cấp cho sinh viên.
Tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm được học tập môn tin học chuyên ngành
sớm hơn.
Tạo điều kiện cho chúng em được mượn những phương tiên, đồ dùng phục vụ
cho các tiết dạy trong quá trình thực tập đặc biệt là những phương tiện đồ dùng mà
chúng em không đủ điều kiện kinh tế để mua.
VI. Kết luận
1. Bài học kinh nghiệm:
* Trong công tác chủ nhiệm lớp:
Công tác chủ nhiệm lớp muốn đạt hiệu quả cao nhất thiết phải nắm được về đặc
điểm, tính cách, hồn cảnh gia đình của từng học sinh. Từ đó phân loại học sinh nhằm
áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm đưa đến phương pháp giáo dục cho
học sinh.

Kết hợp các lực lượng giáo dục nhất là phát huy tối đa vai trị của gia đình vì
thực chất thời gian học sinh ở nhà nhiều hơn đến trường nên việc gia đình giáo dục
các em rất quan trọng. Nếu như phát huy vai trị của các lực lượng giáo dục thì chất
lượng giáo dục của học sinh cũng được tăng lên.
15


Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

Khơi dậy tính tích cực của học sinh có; học sinh trong lớp phải có tinh thần
đồn kết tương thân ương ái; phải phát huy tính tự giác của mỗi học sinh làm được
điều đó thì người giáo viên chủ nhiệm mới thực sự là người chỉ đạo gián tiếp lớp
mình chủ nhiệm.
Xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp có năng lực nhiệt tình, có vậy mới giúp học
sinh đoàn kết và giúp giáo viên quản lí chặt chẽ lớp mình chủ nhiệm.
Người giáo viên phải coi học sinh như con đẻ của mình, dạy bảo các em tận
tình chu đáo.Khơng phân biệt đối xử giữa các học sinh.
* Trong công tác giảng dạy:
Muốn một tiết dạy đạt kết quả cao cả thầy và trò cần phải có sự chuẩn bị chu
đáo, hoạt động dạy và học không thể tách rời nhau.
Muốn dạy học tốt phải có đủ phương tiện dạy học, phương tiện đầy đủ giúp cho
việc sử dụng phương pháp thuận lợi và đạt kết quả cao hơn từ đó nâng cao hiệu quả
giáo dục.
Một tiết dạy muốn đạt hiệu quả cao người giáo viên cần phải nắm được kiến
thức trọng tâm bởi kiến thức là cơ sở để lựa chọn phương pháp nhờ đó ta mới soạn
được giáo án khoa học.
2. Hướng phấn đấu
Từ những điều vừa nhận thức được ở trên, bản thân em nhận thấy mình phải

phấn đấu khơng ngừng tự bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm. Việc
làm trước tiên là vạch ra kế hoạch cụ thể trong thời gian học tập tiếp theo tại trường
Cao đẳng Ngô Gia Tự.
Nghiên cứu trước bộ sách giáo khoa Tiểu học và nâng cao trình độ cơng nghệ
thơng tin cho bản thân.
Tân Yên, ngày 10/03/2012
NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH

Chu Huy Công
16


Chu Huy C«ng - Lớp Cao đẳng Tiểu học K29B

BÁO CÁO TTSP NĂM THỨ 3

Phần nhận xét của giáo viên hướng dẫn thực tập chủ nhiệm lớp.
1.Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Vui
2.Ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học
3.Chủ nhiệm lớp: 3A

Nhận xét đánh giá cho điểm và xếp loại
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

GV HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM

BAN CHỈ ĐẠO THỰC TẬP SƯ PHẠM

( Kí và ghi rõ họ tên)

( Kí tên, đóng dấu)

Nguyễn Thị Vui

Nguyễn Văn Tuyên

17



×