Mẫu số 9
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN THÀNH NGỌ
QUẬN (HUYỆN) KIẾN AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MẪU THU HOẠCH CÁ NHÂN
ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM THỨ 3
Năm học: 2013 - 2014
PHẦN I
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Diệu Ninh Nam, nữ: Nữ
Sinh ngày: 10 / 08 /1991
Khoa Giáo dục Tiểu học Lớp: ĐHSP Tiểu học K12
Thực tập sư phạm tại lớp chủ nhiệm: 1A5
Dự giờ tại các lớp: 1A4, 1A5, 2A2, 3A1, 4A1.
Tên bài tập Tâm lý – Giáo dục:
Công tác được phân:
PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ QUA CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP
I. Tìm hiểu thực tiễn giáo dục
Qua quá trình tìm hiểu đặc điểm, tình hình hoạt động và giảng dạy
của trường em đã thu thập được những thông tin cơ bản sau:
Tình hình chung của địa phương
1. Đặc điểm chung
Phường Trần Thành Ngọ được thành lập tháng 8/1988 nằm trên đường Tây Sơn
ở quận Kiến An. Với diện tích đất tự nhiên là 1,19 km
2
. Là phường trung tâm về
chính trị, văn hóa của quận Kiến An. Phường được chia thành 16 tổ dân phố với
3.536 hộ dân cư và 12.367 nhân khẩu. Phường giáp gianh với phường Ngọc
Sơn. Ngoài số nhân khẩu thường trú, địa bàn phường có lượng học sinh , sinh
viên , công nhân học tập, làm việc và lưu trú tương đối lớn.
2. Kinh tế
1
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
Cơ cấu kinh tế ngành nghề trên địa bàn phường đa dạng. Có hộ tiểu thủ công
nghiệp, có hộ làm nghề dịch vụ, buôn bán nhỏ, có cán bộ công chức đang đi làm
hoặc đã nghỉ hưu. Gần đây có thêm dịch vụ các nhà trọ. Nhìn chung, điều kiện
kinh tế, khả năng thu nhập cũng như trình độ dân trí của nhân dân trên địa bàn
phường không đồng đều và còn nhiều khó khăn. Phần lớn các hộ dân trong
phường sống chủ yếu bằng nghề thủ công, buôn bán nhỏ. Các hộ viên chức nhà
nước đã nghỉ hưu và đương chức có nguồn thu nhập chính là tiền lương nên mức
sống tương đối ổn định. Khoảng 4% số hộ trong phường thu nhập thấp, đời sống
kinh tế còn nhiều khó khăn. Một số hộ dân nằm trong quy hoạch và dự án đô thị,
nên đang từng bước chuyển đổi sang diện phi nông nghiệp.
Quy hoạch đô thị không đồng bộ, hệ thống giao thông nội bộ nhỏ, hầu như là
đường cụt nên giờ cao điểm thường gây ách tắc giao thông. Hệ thống tiêu thoát
nước chắp vá, không có đường thông thoát, cống hộp ở đường Khúc Trì là
đường cống cụt, nước mưa không thoát được nên tạo úng ngập cục bộ , gây mất
vệ sinh và không đảm bảo an toàn cho người đi đường.
3. Giáo dục:
Phát huy lợi thế của phường trong những năm qua được sự quan tâm của
Đảng ủy, chính quyền địa phương nên hệ thống giáo dục trên địa bàn phường
ngày càng phát triển về quy mô chất lượng và cơ sở vật chất. Khối giáo dục phổ
thông do phòng giáo dục quản lý trên địa bàn gồm có 2 trường học mầm non và
2 trường Tiểu học. Trường Mầm non Trần Thành Ngọ đã đạt chuẩn quốc gia
giai đoạn 1 vào tháng 11/2005. Phong trào khuyến học, khuyến tài động viên
học sinh nghèo vượt khó học giỏi được tổ chức thực hiện đều khắp 16 tổ dân
phố. Hiện phường đã đạt tiêu chuẩn phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập
Trung học cơ sở và phổ cập Trung học và Nghề. Đây chính là môi trường và
cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giáo dục trên địa bàn không chỉ ở
phường Trần Thành Ngọ mà còn ở cả quận Kiến An. Đồng thời môi trường đó
cũng có tác động tích cực đối với hoạt động giáo dục trên địa bàn phường.
II. Tình hình chung nhà trường.
2
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
1. Đặc điểm nhà trường.
a. Thuận lợi
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn hoàn
thành tốt chỉ tiêu nhiệm vụ học kỳ I năm học 2013 – 2014. Đội ngũ giáo viên
chuẩn hóa cao (100% trên chuẩn) có ý thức và tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình
trong giảng dạy. Học sinh có ý thức học tập tốt, chăm ngoan. Sĩ số học sinh tang
hơn so với năm học trước là 99 em. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ
đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo của Đảng ủy, UBND, sự giúp đỡ các
ban ngành đoàn thể trong phường. Hội cha mẹ học sinh động viên thầy và trò
trong phong trào thi đua “Dạy tốt”, xây dựng cơ sở vật chất và giúp học sinh
nghèo vượt khó học giỏi.
b. Khó khăn
Một bộ phận phụ huynh học sinh làm nghề tự do hoặc nghè nghiệp không ổn
định, chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em nên ảnh hưởng không
nhỏ đến việc học tập của các em. Nhà trường thiếu GV và nhân viên nên việc
phân công nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn. Thiếu phòng học cho các lớp học 2
buổi/ngày.
2. Cán bộ - Giáo viên
Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 32 đồng chí.
- BGH: 2 đồng chí.
* HIỆU TRƯỞNG: BÙI THỊ PHI NGA
Cử nhân Giáo dục Tiểu học
* PHÓ HIỆU TRƯỞNG: VŨ MAI KHANH
Cử nhân Giáo dục Tiểu học
- Giáo viên: 27 đồng chí
- Nhân viên: 3
TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI: ĐÀO THU THỦY
3
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN: Khối 1- đ/c Bùi Thị Thu Hoài, Khối 2 – đ/c
Vương Thu Nhung, Khối 3 – đ/c Nguyễn Thị Lan, Khối 4 – đ/c Đặng Thị Liễu,
Khối 5 – đ/c Phạm Thị Minh Chanh.
- Trình độ trên chuẩn: 27/27 tỷ lệ: 100% (Trông đó có 23 đ/c trình độ
Đại học)
- Chi bộ Đảng gồm 19 đảng viên
Cán bộ giáo viên trường Tiểu học Trần Thành Ngọ không ngừng phấn đấu để
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3. Quy mô trường lớp
- Học sinh: Tổng số lớp: 24 lớp
Tổng số học sinh: 853 học sinh
- Chia ra: Khối 1: 6 lớp: 212 học sinh
Khối 2: 5 lớp: 185 học sinh
Khối 3: 4 lớp: 140 học sinh
Khối 4: 4 lớp: 144 học sinh
Khối 5: 5 lớp: 172 học sinh
- 06/24 lớp: 212 học sinh học dưới hình thức 2 buổi/ngày – Đạt tỷ lệ: 25%
4. Nhiệm vụ dạy và học
- Làm nhiệm vụ của ngành học, bậc học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh.
- Thực hành, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho SV sư phạm.
* Cơ sở vật chất:
Trường có 20 phòng học kiên cố, đủ bàn ghế, bảng chống loá chuẩn, các phòng
học đều có tủ đựng đồ dùng dạy học và sách vở đựng đồ dùng cho giáo viên và
học sinh: 8/11 lớp có máy chiếu tại lớp. Học sinh toàn trường được học môn tự
chọn Tiếng Anh, học sinh lớp 3, 4, 5 được học môn tự chọn Tin học.
IV. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014
4
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
1. Công tác chỉ đạo của nhà trường trong học kỳ I năm học 2013 –
2014.
Năm học 2013 – 2014 thực hiện chủ đề năm “Tiếp tục đổi mới quản lý
và nâng cao chất lượng giáo dục”. Thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học của
BỘ GD và ĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Kiến An, trường Tiểu học Trần
Thành Ngọ xây dựng kế hoạch chỉ đạo năm học, xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm
đó là:
1- Tăng cường bồi dưỡng tư tưởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ,
năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tiếp tục thực hiện các
cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành.
2- Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý, công tác kiểm định
chất lượng giáo dục. Duy trì nề nếp, kỷ cương trong mọi hoạt động của
nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học. Nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục toàn diện. Chú trọng mũi nhọn công tác học sinh giỏi. Duy
trì công tác phổ cập giáo dục 3 cấp học.
3- Củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục. Phát huy nguồn
XHHGD, khai thác sử dụng tốt các trang thiết bị hiện có phục vụ cho
giảng dạy và học tập. Phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức
độ 1 vào năm 2014.
2. Tổ chức thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành.
- Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô là một
tấm gương đạo đức tự học và sang tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện và học sinh tích cực”, phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”.
- Tổ chức thực hiện các cuộc vận động gắn với giáo dục đạo đức nghề nghiệp,
nhân cách đội ngũ nhà giáo. (Tổ chức học tập nghe nói chuyện thời sự, tham gia
các hoạt động trải nghiệm: Kỉ niệm 30 năm ngày nhà giáo Việt Nam, tham quan
học tập.…)
5
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
- Thực hiện các nội dung phong trào thi đua xây dựng trường học than thiện học
sinh tích cực, phù hợp với đặc điểmcủa nhà trường, thiết thực với học sinh.
Chọn điểm nhấn: Xây dựng lớp học thân thiện, tạo điều kiện giúp cho học sinh
được thực sự tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi lành mạnh và bổ ích,
đồng thời chú ý rèn kỹ năng sống cho học sinh.
3. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên.
- Công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho cán bộ giáo viên, nhân viên
được đặt lên hàng đầu. Toàn thể CB – GV – NV nhà trường đã hiểu rõ vị thế của
trường mình, địa phương mình để cố gắng vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả chỉ thị 40/CT – TW của Ban bí thư TW Đảng
về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo ở
thời kỳ đổi mới. Kết quả thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo dức Hồ Chí Minh :100% CBGV thực hiện nói đi đôi với làm, có thái
độ đúng mực với PHHS và nhân dân, không gây phiền hà sách nhiễu đối với
PH, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí, không có CBGV vi phậm đạo dức nhà
giáo.
-Làm tốt công tác bồi dưỡng cán bộ -GV-NV.Coi trọng hình thức tự học, tự bồi
dưỡng lẫn nhau thông qua thăm lớp, dự giờ, tự nghiêm cứu tài liệu, tự học tin
học…
-Tổ chuyên môn sinh hoạt quy định dưới sự chỉ đạo của tổ khối trưởng, có sự
kieemt tra, hướng dẫn định hướng của BGH. Nội dung sinh hoạt chuyên môn cụ
thể như: Lên lớp các chuyên đề dạy học theo đổi mới phương pháp, bàn bài mới,
bài khó, tiết khó, thống nhất đề kiểm tra, các quy định về chuyên môn về dạy
học theo chuẩn KTKN.
- Nhà trường tổ chức hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường chào mừng ngày Nhà
giáo Việt Nam 20/11. Tổng số 32 tiết dạy.
Kết quả
6
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
+ Xếp loại tốt: 05 tiết.
+ Xếp loại Khá: 27 tiết (trong đó có 7 tiết dạy đạt từ 17 điểm trở lên)
- Kết quả thanh tra toàn diện giáo viên của PGD & ĐT: Tổng số GV được thanh
tra 8 đ/c: Xếp loại tốt 4 đ/c; xếp loại Khá: 4 đ/c.
- Trong tháng 1 vừa qua nhà trường được đón đoàn thanh tra chuyên môn của
Sở GD & ĐT, nhà trường được đoàn thanh tra đánh giá xếp loại tốt cả 3 mặt
trong đó dự giờ 12 XL: tốt 8 tiết; khá 4 tiết.
- Ngày 18 tháng 02 nhà trường có 1 GV đại diện cho quận Kiến An tham gia thi
GVG cấp thành phố về ATGT
3. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thực hiện có hiệu quả đổi
mới phương pháp giảng dạy
3.1. Thực hiện kỉ cương, nề nếp.
- Thực hiện nghiêm túc những quy định về công tác chuyên môn. Tiếp tục củng
cố nề nếp kỉ cương trong việc dạy và học (Chương trình, TKB, soạn, giảng,
chấm,…).
- Duy trì nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, cần đổi mới hình thức sinh hoạt
chuyên môn để có hiệu quả, ngoài việc tập trung váo các nội dung cụ thể, bàn
bạc và giải quyết đúng, trúng những nội dung khó, mới trong chương trình dạy
học, cần tăng cường việc xây dựng các chuyên đề ở các tổ chuyên môn.
3.2. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
* Về bài soạn của giáo viên
- Giáo viên soạn giáo án mới 100%. Bài soạn thể hiện rõ hoạt động của thầy và
trò, phân bố thời gian chi tiết cho từng hoạt động. Hồ sơ giáo án được BGH
kiểm tra đột xuất hang tuần và định kỳ hàng tháng.
- Một năm chấm và thi hồ sơ giáo án 2 lần (cuối học kỳ I, cuối năm học) để xếp
thi đua và tuyên dương kịp thời những giáo án đẹp, bài soạn chi tiết…. Thay đổi
cách chấm và kiểm tra hồ sơ giáo án (Ban giám hiệu kiểm tra chấm hàng tháng
7
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
cùng với kết quả chấm chéo của các tổ khối đối với từng loại hồ sơ và vở học
sinh).
* Về công tác giảng dạy:
Hầu hết các giáo viên giảng dạy đúng chương trình theo chuẩn kiến thức kỹ
năng, dạy đủ tất cả các môn học theo quy định không cắt xén chương trình,
không dạy dồn, học sinh được rèn kỹ năng thực hành và kỹ năng sống. GV đã
chú trọng đổi mới phương pháp trong dạy học, dạy học theo đối tượng học sinh,
chất lượng giờ dạy được nâng cao tích cực ứng dụng CNTT và các phương pháp
dạy học mới trong giảng dạy. Trong học kỳ 1 nhà trường đã chỉ đạo, thực hiện 9
chuyên đề:
- Dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” khối 3,5
- Chuyên đề: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học các môn ở Tiểu học.
- Dạy học Tiếng Việt khối 1
- Dạy học Toán khối lớp 1, 2, 3, 4, 5.
- Dạy Tập viết khối 1, 2
- Dạy Tin học khối 4
- Dạy LTVC khối 2, 3, 4, 5
- Dạy Đạo đức, TNXH khối 1, 2, 3
- Chuyên đề ứng dụng CNTT trong giảng dạy 2, 3, 4, 5.
So với kế hoạch đạt 96%
o Tổng số giờ dạy có ứng dụng CNTT: 497
o Tổng số giờ dạy có sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột: 49
o Tổng số giờ dạy có sử dụng Sơ đồ tư duy: 469
- Khâu chấm chữa bài: chấm chữa lỗi kĩ, thường xuyên, đúng quy chế
chuyên môn theo thông tư 32 về đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học.
- Phong trào thi làm đồ dùng dạy học được giáo viên hưởng ứng tích cực và
sử dụng có hiệu quả trong nhiều bài, nhiều môn học.
- Công tác rèn chữ giữ vở là công tác luôn được các GVCN chú trọng.
8
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
- Công tác HSG: Thành lập đội tuyển từ tháng 9, có kế hoạch bồi dưỡng
thường xuyên. Tích cực tham gia các cuộc thi Olympic Tiếng Anh và giải toán
qua mạng.
4. Duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi,
phổ cập THCS, phổ cập TH và Nghề.
- Phân công 2 CBGV phụ trách công tác phổ cập giáo dục ở một tổ dân
phố.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đều xác định đây là công tác
chính trị của địa phương nên công tác phổ cập 3 cấp học đều được được CBGV
cố gắng hoàn thành nhiệm vụ khi được phân công tổng hợp số liệu, điều tra bổ
sung…
Về công tác phổ cập đúng độ tuổi
- Năm học 2013-2014 huy động 100% trẻ sinh năm 2007 có hộ khẩu trên
địa bàn phường vào lớp 1
- Nhiều thầy cô giáo có phương pháp chủ nhiệm tốt, các em có hoàn cảnh
khó khăn được thầy cô động viên, vươn lên trong học tập.
- Công tác phổ cập giáo dục THCS, TH, Nghề được cập nhật thường
xuyên, được điều tra bổ sung, chất lượng các tiêu chuẩn phổ cập ngày càng được
nâng cao.
5. Công tác xã hội hóa giáo dục, tham mưu đề xuất xây dựng cơ sở vật
chất theo hướng chuẩn hóa.
- Ngay từ đầu năm học, Nhà trường đã tích cực tham mưu xin chủ trương
XHHGD, tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của các bậc PHHS, nhân
dân địa phương tạo sự đồng thuận và thống nhất cao trong việc chăm lo đến sự
nghiệp giáo dục góp phần xây dựng cở sở vật chất của nhà trường ngày càng
khang trang, sạch đẹp.
- Từ đầu năm học, nhà trường đã đầu tư sửa chữa, cải tạo phòng học, phòng
chức năng, trang bị tủ đựng đồ dùng cho học sinh, mua máy chiếu đa phương
tiện, bảng chống lóa, máy tính… trang bị đầy đủ trang thiết bị cho phòng y tế
học đường, phòng thư viện, phòng mỹ thuật, phòng ngoại ngữ theo hướng chuẩn
9
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
hóa, mua sắm thêm cở sở vật chất phục vụ công tác bán trú, cải tạo khu chế biến
thức ăn theo đúng quy định của bếp ăn một chiều…
6. Kết quả thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”
Trong học kỳ 1 nhà trường đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực
lượng trong và ngoài nhà trường, thực hiện tốt 5 nội dung của phong trào thi đua
cụ thể là:
- Đầu tư cơ sở vật chất, sắp xếp trang trí lớp học tạo không gian gần gũi
thân thiện với học sinh.
- Hàng thánh tổ chức sân chơi bổ ích và lý thú cho học sinh dưới hình thức
học mà chơi qua hội thi “Rung chuông vàng” cho học sinh khối 3, 4, 5. Tổ chức
Vui Tết Trung Thu và thi bày mâm ngũ quả giữa các khối lớp tạo không khí hào
hứng phấn khởi cho học sinh trong ngày Tết Trung Thu
- Xây dựng hòm thư “Những điều em muốn nói” để giúp học sinh bày tỏ
tâm tư nguyện vọng những điều em cần nói về thầy cô, bạn bè, mái trường. Sau
mỗi tháng nhà trường mở thư và giải đáp những thắc mắc cho học sinh.
- Quan tâm giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua các giờ học, các
hoạt động ngoại khóa. Tổ chức dâng hương tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh,
chăm sóc và viếng nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc công trình măng non…góp phần
không nhỏ rèn kỹ năng sống và ý thức chăm lao động cho học sinh.
- Đối với giáo viên trong giảng dạy thực hiện phương pháp dạy học thân
thiện, xây dựng các mối quan hệ gần gũi thầy trò. Đổi mới thiết kế bài dạy theo
hướng tổ chức dạy học theo nhóm, tránh hình thức. Tích cực đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của học
sinh trong học tập và các hoạt động giáo dục.
7. Kết quả dạy và học
Học lực môn Giỏi Khá Trung bình Yếu
Toán 509
59,8%
262
30,8%
71
8,3%
9
1,1%
Tiếng Việt 453
53,2%
335
39,4%
60
7,1%
3
0,3%
10
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
Đánh giá chung
Học kỳ 1 năm học 2013-2014 trường tiểu học Trần Thành Ngọ đã triển khai và
bám sát 3 nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, nhiều nhiệm vụ đã đạt kết quả tốt,
đặc biệt là công tác bồi dưỡng đội ngũ, XHHGD, công tác đổi mới PPDH. Chất
lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, ổn định theo hướng đi lên. Công tác
học sinh giỏi và khâu rèn chữ giữ vở được quan tâm thường xuyên.
Qua tìm hiểu thực tiễn giáo dực của nhà trường, em nhận thấy trường Tiểu
học Trần Thành Ngọ là một ngôi trường giáo dực khoa học, thân thiện. Điều
kiên cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của giáo viên đồng đều, đạt chuẩn và
trên chuẩn. Về thành tích học tập và phong trào rất sôi nổi, các em học sinh
chăm ngoan, hòa đồng và năng động. Là ngôi trường có chất lượng giáo dục
đứng hàng đầu trong Quận. Đó là điều kiện thuận lợi đối với mỗi giáo sinh
chúng em khi mới đầu bỡ ngỡ học nghề.
8. Tập làm công tác chủ nhiệm và công tác Đội
a. Công tác chủ nhiệm
Để học sinh phát triển toàn diện, ngoài việc truyền đạt kiến thức, người GV còn
phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong trường học. Bởi vì lớp có nề nếp tốt
sẽ giúp HS có tính tự lập, làm tang chất lượng dạy và học, đồng thời rèn luyện
cho HS đạo đức, tác phong tốt, góp phần hình thành nhân cách cho các em.
Trong đợt thực tập em được phân công về chủ nhiệm lớp 1A5 do cô Đào Thị
Hương Giang chủ nhiệm, là một lớp bán trú. Lớp có 38 học sinh, trong đó có 17
học sinh nam và 21 học sinh nữ. Qua trao đổi với giáo viên chủ nhiệm nắm bắt
tình hình lớp, tìm hiểu sổ công tác chủ nhiệm em nhận thấy được một số vấn đề
về tình hình lớp như sau:
− Đây là một tập thể xếp loại tốt trong các tháng.
− học sinh đạt giải toán qua mạng cấp trường.
− Là tập thể lớp có lực học tương đối tốt với 16 học giỏi, 22 khá, không có học
sinh trung bình, yếu.
− Trong lớp có 1 trường hợp hoàn cảnh khó khăn là em
− Về mặt mạnh của lớp:
11
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
• Học sinh đi đúng độ tuổi.
• Hầu hết học sinh trong lớp ngoan ngoãn, có ý thức học tốt.
• Các em có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
• Số đông phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em
mình.
• Đa số các em đều ở gần trường tạo điều kiện cho việc đi học
chuyên cần.
− Những hạn chế:
• Học lực của học sinh trong lớp không đồng đều. Nhiều học sinh chưa
cẩn thận, một số học sinh có tác phong chậm, đọc ngọng, chữ viết sai mẫu, trong
lớp chưa tập trung.
• Một số em còn hiếu động, nghịch ngợm nên công tác chủ nhiệm lớp
còn gặp nhiều khó khăn.
• Một số phụ huynh học sinh chưa sát sao việc học của con em mình.
Vào các buổi học, thì đầu giờ đến sớm cho học sinh xếp hàng, kiểm tra đồ dùng
học tập của học sinh, cho học sinh kiểm tra vệ sinh các nhận, phòng học, cho các
em hát đầu giờ và chuẩn bị sách vở vào giờ học.
Ra chơi, em phối hợp với các bạn trong nhóm tổ chức một số hoạt động vui chơi
tập thể cho học sinh: đá cầu, đánh cầu lông, nhảy dây… . Trong lúc tổ chức hoạt
động, thu hút được phần đông học sinh tham gia, còn một phần nhỏ học sinh
chưa được hứng thú.
Buổi trưa cùng với giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ăn trưa và nghỉ trưa tại
lớp.
Đặc biệt trong đợt thực tập có ngày lễ lớn: Quốc tế Phụ nữ 8/3. Giúp học sinh
hiểu được ý nghĩa của ngày 8/3, phát động học sinh thi đua học tập tốt để được
nhiều bông hoa điểm 10 dành tặng bà, mẹ và cô. Bên cạnh đó tiếp tục vận động
học sinh thi đua nuôi lợn siêu trọng để đến tuần 1 tháng 3 mổ lợn.
- Ngay từ tuần đầu thực tập, em đã luôn duy trì tổ chức lớp là một tập thể tự
quản tốt. Em thường xuyên tìm hiểu và có kế hoạch bồi dưỡng về ý thức đạo
12
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
đức, về cách quản lý cho đội ngũ cán bộ lớp để các em trở thành tấm gương
sáng cho các em khác học tập.
- Bên cạnh đó, về dạy một tiết học đủ 40 phút thật khoa học, hiệu quả, em
đã dần đưa các em vào nề nếp, yêu cầu các em làm theo hiệu lệnh của mình.
- Trong giờ học để đảm bảo không khí học mà vui, vui mà học em đã
hướng dẫn cho các em nếp giơ tay phát biểu ý kiến, nếp chăm chú nghe giảng
hay ý thức tham gia các trò chơi học tập.
- Công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người GV phải thật tỉ mỉ. Hàng ngày đến
lớp thường xuyên gần gũi, chuyện trò ân cân với các em. Em dạy cho các em
biết ăn ở sạch sẽ, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè, biết sống trung thực thật thà.
Xây dựng những đôi bạn cùng tiến, rèn cho các em các kĩ năng sống cần kĩ
năng sống cần thiết.
- Song song với các hoạt động học tập, em còn tổ chức cho các em vui chơi
giải trí, rèn luyện sức khỏe qua các tiết sinh hoạt tập thể. Hoạt động này giúp
các em sảng khoái tinh thần, mở mang trí tuệ, tăng cường sức khỏe, làm cho
các em them yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè thầy cô giáo và mọi người xung
quanh. Vì vậy tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí văn nghệ là yêu cầu
không thể thiếu được đối với HSTH.
- Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp em đã cùng với giáo viên bộ môn như
âm nhạc, mĩ thuật, tiếng anh, tin học, kĩ năng sống để rèn nề nếp cho các em.
- Kết hợp với PHHS để đảm bảo về giờ giấc đến trường và ý thức học tập,
vui chơi ở nhà cũng như ở trường cho HS.
Công tác chủ nhiệm lớp quả thật khó khăn và phức tạp nhưng người GV nào
cũng đều làm tốt được nếu như mỗi giáo viên là người mẹ hiền, vừa là người
thầy, vừa là người bạn gần gũi, vừa là trọng tài phân minh. Muốn đạt được
điều đó, mọi hành động phải xuất phát từ tình thương yêu HS, phải giáo dục
bằng tình cảm.
13
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
Qua công tác chủ nhiệm, em đã nắm bắt tình hình lớp cũng như tâm lý lứa
tuổi học sinh Tiểu học. Đồng thời giúp cho em biết cách giao tiếp, ứng xử với
các em học sinh ở lứa tuổi Tiểu học, cũng cho em học được những công việc
phải làm với vai trò là giáo viên chủ nhiệm.
b. Công tác đội
Trong thời gian thực tập em đã kết hợp với đoàn thực tập và đ/c Tổng phụ
trách của trường Tiểu học Trần Thành Ngọ để tìm hiểu được những kế hoạch
sau:
*Số liệu thống kê:
- Tổng số học sinh:854
- Học sinh con em dân tộc thiểu số: 0
- Học sinh con em thương binh liệt sĩ: 2
- HỌc sinh có hoàn cảnh khó khăn: 21
- Tổng số đội viên: 320
- Tổng số sao nhi đồng: 534
- Tổng số chi đội: 24
- Tổng số lớp nhi đồng: 15
*Đặc điểm tình hình chung
- Thuận lợi: + Công tác Đội và phong trào thiếu nhi luôn nhận được sự quan tâm
chỉ đạo trực tiếp từ Hội đồng Đội và PGD – ĐT quận Kiến An; sự quan tâm chỉ
đạo của Chi ủy, Chi bộ, BGH nhà trường, được sự dầu tư về cơ sở vật chất, hỗ
trợ kinh phí phục vụ các hoạt động.
+ Được sự phối hợp chặt chẽ của Công đoàn nhà trường, chi đoàn giáo viên.
+ Nhà trường có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và các em đội viên, nhi đồng nhệt
tình tham gia vào phong trào của Đội.
- Khó khăn: + Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu và nguồn kinh phí
dành cho hoạt động Đội còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu sinh
hoạt của Công tác Đội trong nhà trường.
+ Thời gian dành cho các hoạt động tập thể của Liên đội còn hạn chế do thời
gian các em phải dành cho việc học tập.
*Kết quả các chương trình:
Chủ đề năm học: “Thiếu nhi thành phố Cảng
Tiếp hào khí Điện Biên
Thi đua nghìn việc tốt
Cùng tiến bước lên Đoàn”
14
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
Chương trình “Tự hào truyền thống – Tiếp bước cha anh”
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Nuôi lợn siêu trọng” và “Vỏ lon vì
bạn” trong dịp tết Giáp Ngọ và tiến hành mổ lợn vào đầu tháng 3.
- Duy trì mô hình câu lạc bộ tuyên truyền măng non hoạt động tích cực
vào thứ 5 hàng tuần.
- 100% các thiếu nhi liên đội tham gia phong trào “Nói lời hay – làm
việc tốt” không nói tục chửi bậy, nhặt được của rơi trả lại người mất.
- Hoàn thành xong quỹ vòng tay bè bạn, đồng hành cùng bạn đến trường
theo đúng chỉ đạo của quận đoàn.
Chương trình “Luyện rèn tri thức – Vững bước tương lai”
- Cho các em xem đĩa “Em yêu skycare” và định hướng cho các em.
- Tặng 124 suất quà cho các em học sinh đạt điểm cao trong học kì I
trước khi nghỉ tết Nguyên Đán.
- Tổ chức “Rung chuông vàng” cho học sinh khối 5 – vòng chung kết.
- Duy trì phát huy hiệu quả thư viện xanh.
- Khuyến khích các đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Duy trì hoạt động câu lạc bộ sao vào chiều thứ 6 hàng tuần cho các em
nhi đồng lớp 1, 2, 3. Đạt 2 buổi/tháng thu hút 100% các em nhi đồng
tham gia.
- Hướng dẫn, tập luyện cho CLB cờ vua.
Chương trình “Vui khỏe an toàn – Học ngàn điều hay”
- Tổ chức các tiết học kỹ năng sống vui mà học.
- Ổn định lại nề nếp sau tết, không có HS đi học muộn.
- Tổ chức các tiết hoạt động tập thể, sinh hoạt ngoài giờ, chơi các trò
chơi tập thể.
- Duy trì hoạt động sao đỏ theo dõi nề nếp thi đua giữa các lớp.
- Chấm sơ bộ công trình măng non, dãy hành lang tự quản của các lớp.
- 100% các lớp chăm sóc vườn hoa, chậu cảnh và dọn dẹp vệ sinh hang
ngày của lớp mình để giữ gìn trường lớp “Xanh – sạch – đẹp – an
toàn”.
- Duy trì phong trào “Một phút làm sân trường sạch” được tiến hành sau
giwof ra chơi trước khi vào lớp. Các em đi quanh sân trường nhặt giấy
rác bỏ vào thừng rác rồi mới rửa tay trở vào lớp học.
- 100% HS tham gia tập thể dục giữa giờ ra chơi để tang cường khả nằn
vận động.
15
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
- Giáo viên tổng phụ trách kết hợp với BGH nhà trường giải quyết kịp
thời những thắc mắc của Đội viên và nhi đồng thông qua hòm thư
“Những điều em muốn nói”.
Chương trình “Xây đội vững mạnh – Tiến bước lên đoàn”
- Chuẩn bị chuyên đề “Chúng em làm kế hoạch nhỏ” tổ chức vào ngày
27/2
- Tổ chức họp giao ban 1 tháng 1 lần giũa ban chỉ huy Liên đội, đội nghi
lễ, đội sao đỏ, đội sao nhi đồng.
- Bồi dưỡng đội ngũ phụ trách sao nhi đồng.
- Phát huy được vai trò tự quản của thiếu nhi và đẩy mạnh mô hình Sao
tự quản.
Chương trình “Khăn hồng tình nguyện – Chắp cánh yêu thương”
- Đã tổ chức được chương trình tập huấn kĩ năng, nghiệp vụ công tác
đội cho giáo viên phụ trách các chi đội, trang bị sổ sách, tài liệu tham
khảo cho giáo viên phụ trách các chi đội. Triển khai chương trình rèn
luyện phụ trách đến các phụ trách chi đội.
- Giáo viên tổng phụ trách và phụ trách các chi đội luôn có sự phối hợp
chặt chẽ trong việc tổ chức, triển khai thực hiện chương trình hoạt
động đội, các kế hoạch hoạt động khác do Liên đội đề ra. Tổng phụ
trách đội cũng đã tham mưu tốt cho BGH nhà trường trong việc phân
công GVCN.
Qua thời gian hoạt động ở trường em thấy Liên đội đã triển khai và thực
hiện tốt kế hoạch hoạt động Đội, đã tổ chức nhiều hoạt động thu hút các em
tham gia, góp phần thực hiện cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh
tích cực”.
9. Tập làm công tác giảng dạy
Công tác giảng dạy cũng là một tiêu chí khá quan trọng đối với một giáo
sinh. Qua việc tập giảng giúp em bước đầu nắm được các quy trình lên lớp và
hình dung được công việc của mình sau này.
16
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
Trong kế hoạch tập giảng được phân công, mỗi bạn được tập giảng 4 tiết và thi
giảng 2 tiết, các tiết tập giảng được phân bố rất đồng đều về các phân môn. Em
được tập giảng các tiết sau:
− Chính tả: Tặng cháu
− Tập đọc: Bàn tay mẹ (Tiết 2)
− Tự nhiên và xã hội: Con mèo
− Toán: Các số có hai chữ số (Tiếp theo)
Đối với mỗi tiết dạy, em đều lên được kế hoạch giảng dạy, soạn và nộp giáo án
cho giáo viên hướng dẫn đúng thời gian và kế hoạch. Nhìn chung các tiết tập
giảng đều được chuẩn bị cẩn thận và chu đáo.
Ngoài ra, chúng em còn được giáo viên hướng dẫn lên kế hoạch dự giờ tại lớp
chủ nhiệm để chúng em có thể nắm bắt được tình hình học tập của học sinh
trong lớp, qua đó giúp cho tiết giảng của chúng em được tốt hơn. Đồng thời
chúng em cũng có kế hoạch dự giờ chéo của nhau để có thể học hỏi, tham khảo
được những quy trình, phương pháp thông qua các bài dạy, các buổi rút kinh
nghiệm sau các tiết dạy từ giáo viên hướng dẫn.
Qua việc tập làm công tác chủ nhiệm đã giúp em nắm vững được quy trình
lên lớp của các môn học. Biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học vào
từng môn học, vào từng tiết giảng. Nâng cao khả năng xử lý các tình huống sư
phạm, có được các kĩ năng giao tiếp, phân loại được học lực của học sinh, năm
bắt được rõ hơn về tình hình học tập của lớp.
10. Tập làm bài tập thực hành Tâm lý – Giáo dục học
Có thể nói thời gian thực tập vừa qua em đã thu về thật nhiều vốn: biết công tác
chủ nhiệm lớp, công tác giảng dạy, bước đầu hình dung được những công việc
của nhà giáo, và hơn hết là hiểu được tâm lý của học sinh.
Trên lí thuyết mà em được học: học sinh lớp 1 là lứa tuổi có độ tập trung chưa
cao, khá nhạy cảm, tò mò hiếu động, đây là thời gian cực khó đối với các em khi
phải chuyển từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập.
Vì vậy, để giúp các em tiếp thu được kiến thức là một việc rất khó, đòi hỏi
17
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
người giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Qua thực tiễn đợt thực tập,
em nhận rõ hơn được những lí thuyết ấy. Tuy nhiên, các em cũng sống rất tình
cảm và tâm lý: nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 các em đã gửi lời chúc đến các cô
giáo rất tình cảm.
Bằng quan sát em thấy, học sinh lớp 1 thường có hứng thú với các môn học:
Hát nhạc, Tự nhiên xã hội, Thủ công, Mĩ thuật, Đạo đức, Kỹ năng sống. Các
môn học thiên về xã hội thì được các em học hứng thú và thích học hơn. Còn
những môn Tiếng Việt, Toán… có thể ít hứng thú bằng.
11.Ý thức thực hiện nội quy thực tập
− Chấp hành nội quy của trường đối với mỗi giáo sinh.
− Đến trường và nghỉ đúng giờ, đúng kế hoạch của nhà trường.
− Khi đến trường mặc quần áo đúng quy định.
− Tham gia tích cực, có trách nhiệm với các hoạt động, phong trào của nhà
trường, tập thể đoàn, tập thể nhóm.
− Có thái độ đúng đắn:
• Với thầy cô giáo trong trường: kính trọng, nhã nhặn, hòa đồng, thân
thiện. Luôn cố gắng học hỏi kinh nhiệm từ các thầy cô khi có việc gì khó khăn
trong công tác chủ nhiệm và giảng dạy.
• Với học sinh: luôn chan hòa, yêu quý, thân thiện với các em. Luôn cố
gắng học hỏi nhằm có được những kiến thức, chuyên môn tốt để truyền đạt kiến
thức đến các em được tốt nhất và hiệu quả nhất.
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHẤN ĐẤU
1. Những mặt mạnh
− Nắm bắt được rõ tình hình của cả lớp, từng đối tượng học sinh, hoàn cảnh,
học lực và tính cách của từng học sinh.
− Công tác chủ nhiệm lớp và công tác quản lí lớp khá chặt chẽ, có hiệu quả và
chất lượng.
− Công tác tập giảng được chuẩn bị chu đáo, khá rành mạch, phân bố hợp lý,
mắn bặt được tương đối tốt quy trình lên lớp của từng phân môn. Giảng dạy khá
tự tin, phong thái tốt.
− Tham gia các hoạt động tập thể khá tích cực, có tính thần trách nhiệm và có
hiệu quả.
18
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM
− Biết phân loại học sinh, quan sát thái độ, hành vi của học sinh.
2. Những mặt yếu
− Chưa quán xuyến, bao quát được lớp, đôi khi lớp vẫn ồn ào, mất trật tự.
− Các hoạt động tập thể mà em tổ chức cho lớp vẫn còn một số học sinh chưa
chú ý, chưa có hứng thú lắm.
− Giảng dạy chưa vận dụng được một số phương pháp dạy học tích cực để
nhằm phát huy tích cực của học sinh trong giờ học sinh.
− Kĩ năng soạn bài, giảng bài còn hạn chế, giáo án vẫn còn sửa tướng đối
nhiều.
PHẦN IV. NHẬN XÉT CỦA NHÓM
Ngày … tháng … năm 2014
SINH
VIÊN
Điểm (Ký và ghi rõ
họ tên)
19
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM