Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

Nguyên lí quy hoạch đô thị Đề tài Khu công nghiệp Bình Xuyên -Vĩnh Phú ,Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 26 trang )

NGUYÊN LÍ QUY HOẠCH
Đề tài :
Khu công nghiệp Bình Xuyên -Vĩnh Phú
,
Vĩnh Phúc.
ĐÔ THỊ
NHÓM 3
I. GIỚI THIỆU CHUNG

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ, cách
Hà Nội 20 km về phía Bắc.

Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 1370.2 km2.
Dân số tính đến 1-4-1999 là 1092 người.
II. KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH XUYÊN VỚI MỐI QUAN HỆ VÙNG

Khu vực Vĩnh Yên - Mê Linh là trục trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh

Có vị trí địa lý rất thuận lợi trong quan hệ về kinh tế xã hội; gần thủ đô mới Hà Nội, là cửa ngõ Đông Nam của tỉnh Vĩnh Phúc.
Nằm trên tuyến quốc lộ 2 từ Hà Nội đi lên các tỉnh phía bắc.

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế của đồng bằng Bắc Bộ, có nguồn nhân lực dồi dào, là
một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư và phát triển.
III. QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH XUYÊN
Loại đất Tiêu chuẩn VN Dự kiến
Đất xây dựng nhà máy + kho bãi 50 - 60% 60,73
Đất trung tâm 2 - 4% 1,02
Đất kỹ thuật 2 - 5% 3,24
Đường giao thông 15 - 20% 14,35
Đất cây xanh 10- 15% 15,35
( Tham khảo theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam )


* Chỉ tiêu xây dựng trong KCN:
Tại khu các XNCN mật độ xây dựng là 60%, nhà xưởng cao 1-2 tầng.
Tại khu trung tâm mật độ xây dựng là 30-40%, nhà cao 3-5 tầng.
Tại khu kỹ thuật mật độ xây dựng là 30-50%.
IV. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG
1. Vị trí ranh giới khu đất
Vị trí tại thị trấn Hương Canh và xã Đạo Đức thuộc huyện Bình Xuyên, cách Hà Nội về phía đông 30 Km, trên
tuyến quốc lộ 2 đi Vĩnh Yên.

Được xác định ranh giới như sau:
Phía Bắc giáp sông Cà Lồ.
Phía Đông giáp huyện Mê Linh.
Phía Tây giáp đất nông nghiệp xã Đạo Đức.
Phía Nam giáp quốc lộ 23 đi thị xã Vĩnh Yên.
Diện tích lập quy hoạch chi tiết KCN là 271Ha.
2. Địa hình địa phương
a/ Địa hình :

- Khu đất có địa hình tương đối bằng phẳng, cốt cao nhất là phía nam giáp đường quốc lộ 2 là + 9.7 m, thấp nhất +5.2m so với
mực nước biển .
3. Hiện trạng dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật và
xây dựng.
Dân số và lao động
Dân số huyện Bình Xuyên tính đến 31/12/2002 có 113.084 người.
Số lao động : 56.677 người . Nam : 54.996 người, nữ : 58.088 người. Dân cư nông thôn: 100.251 người (90%).Thành thị 12.833 người. Tăng
dân số tự nhiên hàng năm 1,1%.
Đất đai:
Hiện trạng đất đai được sử dụng như sau:

1- Đất công nghiệp ( Đã XD và giao đất ) 32 ha
2- Đất dân cư 3 ha
3- Đất trồng lúa : 193,6 ha
4- Đất trồng màu (Sắn ,ngô ) : 2,66 ha
5- Mặt nước, sông hồ, kênh mương: 50,9 ha
6 - Đất nghĩa trang : 4,68 ha
Cộng diện tích: 271 ha.
Thứ tự Loại đất Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất thuận lợi (Đất ruộng ) 193,26 71,31
2 Đấtkhông thuận lợi (hồ ,đầm) 50,9 18,7
3 Đất ít thuận lợi (làng xóm cũ) 3 1,1
4 Đất XNCN đã xây dựng 14,5 5,35
5 Đất trồng màu 2,66 0,98
6 Đất trồng cây ăn quả 2 0,73
7 Đất nghĩa trang 4,68 1,83
Tổng 271Ha 100%
Bảng đánh giá hiện trạng sử dụng đất
*** Ý tưởng tổ chức không gian:

Khu công nghiệp phát triển hướng Bắc QL2, có ranh giới bao quanh là sông Cà Lồ. Diện tích khu công nghiệp là
271ha.

Khu chung cư dịch vụ KCN, khu tái định cư phát triển về phía Nam QL2, diện tích: 113,2ha.

Tỷ lệ sử dụng đất như sau:
TT Loại đất Diện tích (ha) Ghi chú
1 Khu công nghiệp Bình Xuyên 271
2 Khu chung cư dịch vụ KCN 74,2
3 Khu tái định cư 39
4 Khu dân cư làng xóm cũ 30,6

5 Đất không sử dụng 77,2
Tổng diện tích đất nghiên cứu 492
Bản vẽ quy hoạch – sử dụng đất
4. Kỹ thuật hạ tầng:
- Hệ thống cấp điện :
Cấp điện có hệ thống đường dây cao thế 110 KV và 35KV chạy qua khu vực, lấy từ trạm điện Hương Canh và trong khu
vực có trạm cắt 35 KV.
- Giao thông :
Khu đất có đường quốc lộ 2 đi qua và nối ra đường Bắc Thăng Long- Nội Bài.
Giao thông đối nội: Đường trung tâm KCN đãđầu tư mặt đường BT nhựa, mặt cắt 36m, chiều dài 700 m. Ngoài ra còn
nhiều con đường làng ngõ xóm, rải cấp phối, đổ bê tông hoặc đường đất.
- Cấp nước :
Trong khu vực quy hoạch có hệ thống cấp nước sạch của nhà máy Phúc Yên với đường ống cấp đặt sẵn D200
đoạn gần Nhà máy thép Việt Đức.


Bản vẽ qui hoạch giao thông trong KCN
5. Đánh giá tổng hợp :
a- Thuận lợi : - Bình Xuyên có vị trí giáp với vùng phía bắc của thủ đô Hà Nội, nằm giữa hai trung tâm kinh tế của tỉnh
Vĩnh Phúc ( Vĩnh Yên và thị trấn Phúc Yên ), giữa các khu công nghiệp tập trung Bắc Nội Bài, Thăng Long, nên rất thuận
lợi về phát triển công nghiệp và dịch vụ.
- Diện tích đất đai có khả năng phát triển, đủ điều kiện hình thành một tổ hợp khu công nghiệp - đô thị dịch vụ cho công
nhân.
Đất đai thuận lợi cho giải phóng mặt bằng xây dựng.
- Giao thông có đường quốc lộ số 2 và đường sắt chạy qua thuân lợi cho giao thông vận tải .
- Tiềm năng dồi dào về nguồn lực lao động, thuận lợi cho các nhà đầu tư tuyển chọn công nhân.
- Tại đây đủ điều kiện hình thành một khu công nghiệp - đô thị dịch vụ cho công nhân.
b- Khó khăn : - Hệ thống hạ tầng gần như chưa được đầu tư cần phải xây mới. Cần phải chuyển dịch hệ thống cột điện

110KV khi xây dựng KCN. Phải đền bù giải phóng mặt bằng đất ruộng nông nghiệp.
V. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:

Tác động đến môi trường không khí:
a/ Bụi:
Việc san ủi mặt bằng không những đòi hỏi một số lượng lớn xe máy thi công hoạt động trong khu công nghiệp mà còn
cần số lượng lớn xe chở nguyên liệu, nhiên liệu từ ngoài vào do đó nguồn bụi phát sinh từ:
- San ủi chuẩn bị mặt bằng.
- Từ các xe máy.
- Vật liệu rơi vãi từ các xe vận chuyển.
Bụi ảnh hưởng tơi công nhân và khu dân cư xung quanh.
b/ Khí:
Các động cơ trong khi vận hành thải ra không khí CO, CO2, NOx, SO4 và bụi. Lượng khí thải và bụi phụ thuộc vào các xe
máy sử dụng trên công trường. Lượng khí và bụi có thể tham khảo theo tài liệu sau:
Lượng khí thải do xe máy (Nguồn E.E pickett, ô nhiễm không khí, Hemiphere – USA)
Loại động cơ HC CO NOx SOx Bụi
Hạng xăng
Trước 1970 14,9 170 5,5
Sau 1980 3,2 119 5,7 0,22 0,57
Hạng nặng
Chạy dầu
Trước 1974 2,7 221,8 13,3
Sau 1974 1980 16,8 9,9 1,7 0,81
c/ Tiếng ồn:
Tiếng ồn từ các xe máy hoạt động có ảnh hưởng tới hệ thần kinh của công nhân vận hành máy móc và nhân dân
xung quanh> Độ ồn phụ thuộc vào loại xe máy và tình trạng kỹ thuật của chúng. Trong khuôn khổ của báo cáo
này cụ thể mức ồn của từng loại máy móc không nêu ra nhưng thông thường độ ồn của các xe máy hạng nặng
khoảng 100dB.
2/ Tác động đến môi trường nước:

Nước thải từ khu công nghiệp trong giai đoạn 1 gồm nước mưa và sinh hoạt có thể có những tác động tiêu cực
đến môi trường khu vực xung quanh nhà máy như sau:
a/ Nước mưa:
Nước mưa chảy từ khu vực đang san ủi ra ngoài có mang theo khối lượng bùn đất lớn, ngoài ra còn có lẫn dầu
mỡ do rơi vãi từ các xe máy thi công.

b/ Nước thải sinh hoạt:
Với số lượng lao động chính của nhà máy là khoảng 11,5 vạn người và số lượng người ở tại Khu chung cư KCN khoảng 19,5 vạn người,
mỗi ngày đêm nước thải sinh hoạt toàn Khu công nghiệp là 16371 m3 (tính theo tiêu chuẩn dùng nước 60lít/người ngđ). Ngoài ra trong
nước thải sinh hoạt còn chứa một số vi khuẩn như coliform, Gaecal colom…Do đó nước thải sinh hoạt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước bởi
các chất hữu cơ và vi khuẩn. Việc thiết kế các bể phốt sẽ làm giảm các chất ô nhiễm nói trên trong nước thải sinh hoạt.
3/ Tác động đến chất lượng đất:
Tuy nhiên với giải pháp thoát nước trong nhà máy và xung quanh thì việc tác động tiêu cực đến chất lượng đất sẽ giảm
đến mức tối đa.
- Việc san ủi làm thay đổi chế độ chảy của nước mặt do đó sẽ ảnh hưởng tới lớp đất trồng trọt khu vực xung quanh nếu như các giải pháp về thoát nước không được tính toán kỹ càng. - Việc san ủi làm thay đổi chế độ chảy của nước mặt do đó sẽ ảnh hưởng tới lớp đất trồng trọt khu vực xung quanh nếu như các giải pháp về thoát nước không được tính toán kỹ càng.
Thảm cỏ ,cây xanh
4/ Tác động đến cảnh quan, di sản văn hoá:
Khối lượng san ủi mặt bằng nhỏ, chất thải của nhà máy ít do đó không ảnh hưởng đén cảnh quan. Trong khu vực không có di
tích lịch sử văn hoá nào.

5/ Tác động đến kinh tế xã hội:
Thực hiện dự án có các tác động tích cực đến kinh tế xã hội sau: Phát triển công nghiệp địa phương là động lực thúc đẩy việc
công nghiệp hoá của địa phương trong cơ chế chuyển dịch nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam.
- Phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của tỉnh và nhà nước.
- Tận dụng tài nguyên, sức lao động của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Tăng nguồn đóng góp cho ngân sách của địa phương và trung ương.

×