Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tài liệu Đề tài " khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.35 KB, 32 trang )




















Đề Tài : khu công nghiệp, khu chế xuất Hà
Nội

























®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
1

LỜI NÓI ĐẦU

Để đạt được mục tiêu năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp, thì phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) là một trong
những nhân tố quan trọng. Có thể nói đến nay các KCN, KCX đã trở thành một
bộ phận không thể thiếu trong ngành công nghiệp Việt Nam cũng như trong nền
kinh tế đất nước. Các KCN, KCX trong thời gian qua đã và đang có những kết
quả đáng khích lệ đối với kinh tế xã hội đất nước.
Các KCN, KCX với quy hoạch đồng bộ, các cơ sở hạ tầng khá tốt, hình
thành các dịch vụ cần thiết và có thủ tục đơn giản đã thu hút được sự chú ý của
các nhà đầu tư. Các KCN, KCX được đánh giá là một nhân tố quan trọng trong
chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghệ tiên tiến.
Trong những năm vừa qua các KCN trên địa bàn Hà Nội đã có những

bước phát triển tương đối tốt. Sự phát triển này đã thúc đẩy kinh tế thủ đô phát
triển. Tuy nhiên, các KCN vẫn tồn tại một số vấn đề khó khăn cần có phương
hướng và biện pháp khắc phục nhằm khai thác được những tiềm năng.
Mục đích nghiên cứu đề tài này là dựa trên những lý luận chung về KCN,
KCX, thực trạng đầu tư vào các KCN trên địa bàn Hà Nội. Trong giai đoạn hiện
nay để đưa ra một số phương hướng nhằm thu hút đầu tư vào các KCN Hà Nội.
Đề án bao gồm có 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về KCN và KCX
Chương II: Thực trạng đầu tư vào các KCN Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển các
KCN Hà Nội
Do còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định, vì vậy em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo.


®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
2


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
VÀ KHU CHẾ XUẤT
1. KHÁI NIỆM
1.1.Khái niệm khu công nghiệp(KCN)
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên
sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có
ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ tướng
chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp
chế xuất.
Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt
động trong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch

vụ.
1.2.Đặc điểm của khu công nghiệp.
Về mặt pháp lý: các khu công nghiệp là phần lãnh thổ của nước sở tại, các
doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp của Việt Nam chịu sự điều
chỉnh của pháp luật Việt Nam như: luật đầu tư nước ngoài, luật lao động, quy chế
về khu công nghiệp và khu chế xuất
- Về mặt kinh tế: khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển
công nghiệp, Các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài
nước tập trung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào
phát triển cơ cấu, nhưng ngành mà mới sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư. Bê cạnh
đó, thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã
hội tốt tại đây thuận lợi cho việc sản xuất - kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực
khác. Mục tiêu của nước sở tại khi xây dựng khu công nghiệp là thu hút vốn đầu tư
với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển
giao công nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường.
1.3 Các lĩnh vực đượcphép đầu tư trong công nghiệp
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
3

Trong các khu công nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, các
doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài được đầu tư vào các lĩnh vực sau:
- Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng.
- Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghệ để xuất khẩu và tiêu
thụ tại thị trường trong nước, phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ
thuật, quy trình công nghệ.
- Dịch vụ và hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
- Nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ để nâng cao chất lượng sản
phẩm và tạo ra sản phẩm mới.
Các ngành công nghiệp dưới nhà nước khuyến khích đầu tư là cơ khí,

luyện kim, điện tử, công nghệ thông tin, hóa chất, hóa dầu, công nghiệp hàng
dùng và một số ngành khác.
2. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
2.1. Khái niệm hoạt động đầu tư phát triển
Đầu tư theo nghĩa chung nhất được hiểu đó là sự bỏ ra, sự hy sinh các
nguồn lực ở hiện tại như tiền của, sức lao động, trí tuệ nhằm đạt được một kết
quả có lợi cho nhà đầu tư trong tương lai.
Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người đầu tư có tiền bỏ tiền ra để
tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm lực
sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác. Là điều kiện chủ yếu để tạo
việc làm và nâng cao đời sống cho mọi người dân trong xã hội.
2.2 Vai trò của đầu tư phát triển
Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, kết quả
nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức độ
trung bình thì tỉ lệ đầu tư phải đạt từ 15-25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của
mỗi nước.
Đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với những ngành nông,
lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai, các khả năng sinh học do vậy muốn
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
4

đạt tốc độ tăng trưởng cao rất khó khăn. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế
giới, muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao phải tăng cường đầu tư vào khu vực công
nghiệp và dịch vụ.
Do tập trung phát triển công nghiệp, nên đã làm thay đổi công nghệ, Có hai
con đường cơ bản để có được công nghệ đó là tự nghiên cứu phát minh công nghệ
và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhật từ nước ngoài cần
phải có tiền, phải có vốn đầu tư. Do đó mọi phản ánh đổi mới công nghệ phải gắn
liền với nguồn đầu tư.
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở, để tạo dựng

cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn đầu tư.
2.3 Vốn đầu tư phát triển
2.3.1. Vốn đầu tư phát triển của đất nước nói chung được hình thành từ hai
nguồn cơ bản đó là vốn huy động từ trong nước và vốn huy động từ nước ngoài
Vốn đầu tư trong nước:
Được hình thành từ các nguồn vốn sau đây:
+ Vốn tích luỹ từ ngân sách.
+ Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp.
+ Vốn tiết kiệm của dân cư.
Vốn đầu tư từ nước ngoài:
Bao gồm vốn đầu từ trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp.
Vốn đầu tư trực tiếp là vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các cá nhân người
nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý
quá trình sử dụng và thu hồi vốn.
Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ được thực hiện dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, có
hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn viện trợ phát triển
chính thức của các nước công nghiệp phát triển (ODA).
2.3.2. Nguồn vốn đầu tư của các cơ sở
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
5

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở hoạt động xã hội phúc lợi
công cộng vốn đầu tư do ngân sách cấp (tích luỹ từ ngân sách và viện trợ qua
ngân sách) vốn viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho cơ sở và vốn tự có của cơ sở.
3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất rất quan trọng. Với lợi thế của
nó việc phát triển khu công nghệ, khu chế xuất sẽ góp phần to lớn phát triển kinh
tế địa phương.
3.1.Đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất là nguồn vốn bổ

sung quan trọng cho nguồn vốn phát triển kinh tế
Đối với Việt Nam, để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đòi hỏi một
khối lượng vốn đầu tư rất lớn.Vốn trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó. Do
đó thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX là rất quan trọng vì
KCN, KCX phản ánh tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi nước. Theo ngân
hàng thế giới(WB), các dự án thực hiện trong KCN, KCX do các nhà đầu tư nước
ngoài hoặc do liên doanh với nước ngoài thực hiện (24% do liên doanh với nước
ngoài, 33 do các nhà đầu tư nước ngoài, 43% do đầu tư trong nước). Do vậy
KCN, KCX đã góp phần đáng kể trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
cho nước chủ nhà.
3. 2.Thu hút công nghệ
Việc tiếp thu công nghệ và kỹ năng là mục đích mà các nước đang và chưa
phát triển rất quan tâm.Tình trạng lạc hậu về công nghệ của các nước này làm cho
họ hy vọng thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX công nghệ sẽ
được chuyển giao. Bởi vì để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế
giới và thị trường nội địa, nhà đầu tư thường đưa vào KCN, KCX những công
nghệ tương đối hiện đại và cả những công nghệ loại tiên tiến nhất của thể giới.
Mặc dù trong các KCN, người ta chủ yếu thực hiện sản xuất hàng tiêu dùng, gia
công lắp ráp, song qúa trình chuyển giao công nghệ vẫn diễn ra dưới nhiều hình
thức: đào tạo công nhân nước chủ nhà sử dụng máy móc, công nghệ sản xuất.
Ngoài ra chúng ta còn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quản lý của nước ngoà
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
6

3.3.Đầu tư vào KCN, KCX thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH, HĐH
Do tác động của vốn, khoa học kỹ thuật do đầu tư trực tiếp nước ngoài
mang lại làm cơ cấu kinh tế được chuyển dịch. Hướng chuyển dịch là tăng tỷ
trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp. Số
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong KCN, KCX tăng sẽ thu hút được số

lượng khá lớn lao động, giải quyết được công ăn việc làm cho nước sở tại. Ngoài
ra, KCN, KCX còn góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Theo thống kê của WEPZA (Hiệp hội KCX thế giới) một KCX diện tích
khoảng 100ha, cần đầu tư 50 triệu USD cho cơ sở hạ tầng trong vòng 20 năm sẽ
tạo việc làm làm cho 10.000 lao động. Từ đó tạo ra hàng xuất trị giá 100 triệu
USD/năm và 100 triệu USD/năm thông qua thu nhập gián tiếp ngoài KCX. Như
vậy tính bình quân một công nhân trong KCX tạo ra giá trị 5.000-
10.000USD/năm.
Thực tế có rất nhiều nước đã tiến hành CNH, HĐH đất nước thành công
nhờ một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động của KCN, KCX. Trung Quốc thời
kỳ bắt đầu mở cửa đã chọn các tỉnh duyên hải xây dựng hàng loạt các KCX tập
trung đã biến các vùng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp thành trung
tâm công nghiệp, đô thị từ đó mở rộng hơn vào nội địa. Hàn Quốc từ cuối thập kỷ
60 đã xây dựng mới hàng loạt các KCX cùng các thành phố mới, các tập đoàn
công nghiệp lớn lên từ đó Nhật Bản, Đài Loan thành công trong việc xây dựng
các khu công nghệ cao tạo ra các đột phá về công nghệ thúc đẩy các ngành sản
xuất phát triển, chiếm vị trí hàng đầu thế giới như các sản phẩm điện tử, tin học,
viễn thông, chế tạo xe hơi, luyện kim
Tại Việt Nam vào đầu thập kỷ này đã hình thành một số KCN, KCX.
Thành công bước đầu và quá trình phát triển, lớn mạnh các KCX góp phần quan
trọng đưa đất nước ta tiến nhanh trên con đường CNH, HĐH đất nước.
3.4.Mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
7

Ngày nay trên thế giới không chỉ diễn ra sự cạnh tranh của các nước tiếp
nhận đầu tư mà còn diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đi đầu tư.
Xu hướng đa cực trong đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện cho các
nước thực hiện đường lối mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy, đầu tư trực
tiếp vào KCN, KCX cũng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước chủ nhà

với các nước, lãnh thổ của chủ đầu tư.
4. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU
CÔNG NGHIỆP
4.1.Vị trí địa lý
Trong 10 yếu tố thành công của KCN, KCX của hiệp hội các khu chế xuất
thế giới đã tổng kế thì có hai yếu tố thuộc về yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên.
Đó là:
Gần các tuyến giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển.
Có nguồn cung cấp nguyên vật liệu và lao động.
Rõ ràng việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các khu vực
này sẽ tận dụng được đầu vào sẵn có, làm giảm chi phí vận chuyển, có điều kiện
mở rộng trong điều kiện khu công nghiệp thành công.
4.2.Vị trí kinh tế xã hội
Các trung tâm đô thị vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm chính trị.
Do đó sẽ là nơi tập trung nhiều ngành sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đội
ngũ lao động có trình độ cao, chuyên môn giỏi. Do vậy hiện nay ở nước ta các
KCN, KCX chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn để tận dụng các điều kiện sẵn
có, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư, tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư.
4.3.Kết cấu hạ tầng
Đây là yếu tố (xuất phát điểm) có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn
đầu tư vào KCN, KCX.
Với các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mối quan tâm là vị trí thì với
các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh lại là kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng: điện,
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
8

nước, công trình công cộng khác đường xá, cầu cống Tác động trực tiếp đến giá
thuế đất, ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư.
4.4.Thị trường
Đối với các công ty nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào các KCN, KCX là tận

dung thị trường nước chủ nhà, đưa nguồn vốn và hoạt động sinh lợi tránh tình
trạng ứ đọng vốn, đồng thời có thể tận dụng được nguồn tài nguyên nhân công rẻ
cộng với thị trường rộng lớn.
Nghiên cứu thị trường là một trong các hạng mục phải xem xét trong quá
trình lập dự án nghiên cứu khả thi.
4.5.Vốn đầu tư nước ngoài
Trong khi các nước đang phát triển gặp phải tình trạng thiếu vốn thì các
công ty xuyên quốc gia đang có nguồn vốn lớn mong muốn có một môi trường
đầu tư có lợi nhất song không phải bất kỳ đâu họ cũng bỏ vốn vào đầu tư.
4.6.Yếu tố chính trị
Quan hệ chính trị tốt đẹp sẽ là dấu hiệu tốt cho việc mở rộng quan hệ hợp
tác kinh tế. Thông thường những tác động này thể hiện ở:
Việc giành cho các nước kém phát triển điều kiện ưu đãi về vốn đặc biệt là
vốn ODA, các khoản việc trợ không hoàn lại hoặc các khoản cho vay ưu đãi.
Tạo điều kiện xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, sản phẩm, thiết bị công nghệ.
Ký kết các hiệp ước thương mại giữa các Chính phủ cho phép các tổ chức
kinh tế, cá nhân, các đơn vị kinh tế đầu tư sang nước kia.








®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
9




CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP Ở HÀ NỘI

1. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM
1.1.Tình hình phát triển
Từ ngày 24/9/1991 khu ủy ban hợp tác và đâu tư (nay là Bộ KH và đầu tư)
được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm cấp giấy phép số 245 thành lập khi chế xuất
đầu tiên với quy mô 300 ha đất tại xã Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè, thành phố
Hồ Chí Minh, đến hết 12/2001 trên địa bàn cả nước đã có 69 dự án khu công
nghiệp, khu chế xuất được hình thành phát triển hoặc được Chính phủ cấp phép
thành lập đang trong quá trình triển khai, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng.
Trong số đó có 65 khu công nghiệp tập trung, 3 khu chế xuất, một khu công nghệ
cao với tổng diện tích lên tới hơn 10.500 ha bình quân khu công nghiệp có diện
tích 160 ha. Các khu công nghiệp được hình thành tại 27 tỉnh thành trong đó các
tỉnh miền Bắc có 15 KCN, miền Trung có 13 KCN và miền Nam có 1.
Về loại hình, có 16 KCN hình thành trên cơ sở đã có một số doanh nghiệp
công nghiệp đang hoạt động, 10 KCN phục vụ di dời, 22 KCN có quy mô nhỏ ở
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long,
21 KCN mới được xây dựng quy mô khá lớn, trong đó có 13 KCN có hợp tác với
nước ngoài để thu hút vốn vào, phát triển cơ sở hạ tầng.
1.2. Những đóng góp của mô hình khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam
Tính đến thời điểm năm 2000 đã có 914 doanh nghiệp được cấp giấy phép
hoạt động trong các khu công nghiệp với tổng vốn kinh doanh đăng ký là 7,8 tỷ
USD. Trong đó có 596 doanh nghiệp nước ngoài thuộc 24 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, có tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,4 tỷ USD chiếm 82% tổng vốn
đăng ký kinh doanh trong các khu công nghiệp 345 doanh nghiệp trong nước
được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký 18.000 tỷ, chiếm 36% số dự án (tương
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
10


đương 1,4 tỷ USD), chiếm 18% tổng vốn kinh doanh trong các khu công nghiệp
được cấp phép. Số vốn thu hiện đạt khoảng 40% số vốn đăng ký. Ngành nghề
phát triển kinh doanh trong các KCN gồm có các doanh nghiệp thuộc các ngành
công nghiệp nhẹ, điện tử, hóa chất, cơ khí chế tạo, luyện thép, dầu khí, chế biến
thức ăn gia súc, phân bón, dịch vụ thương mại xuất khẩu
Trong các khu công nghiệp, đã giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ
tầng hoàn chỉnh, có 2.300 ha mặt bằng được thuê, chiếm 32% diện tích đất công
nghiệp, 21 khu công nghiệp cho thuê trên 50% diện tích đất công nghiệp. Các
doanh nghiệp tại KCN, KCX có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao nhờ khai thác
các nguồn lực từ bên ngoài kết hợp với các nguồn lực của từng vùng, địa phương.
Chỉ tính riêng 3 năm 1997-1999, giá trị sản lượng và xuất khẩu của các doanh
nghiệp trong các KCN cả nước là:
Tốc độ tăng trưởng hàng năm

Giá trị sản lượng
(triệu USD)
Giá trị xuất
khẩu
(triệu USD)
Giá trị sản
lượng
Giá trị xuất
khẩu
1997 1.155 848
1998 1.871 1.300 61% 53%
1999 2.982 1.761 59% 35%
Năm 1999, các KCN đóng góp 25% giá trị sản lượng công nghiệp và 16%
giá trị của cả nước, thu hút 140.000 lao động, tạo thêm sức mua cho thị trường
các nước khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Ngay trong các KCN phần lớn các nhà máy
có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm cao đã trực tiếp đưa tỷ lệ xuất khẩu

của KCN đạt hơn 70%, các KCN đã thực sự tiếp nhận được một số phương pháp
quản lý tiến bộ, kinh nghiệm về tổ chức kinh doanh của nhiều nước công nghiệp
hàng đầu trên thế giới.
2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN Ở HÀ NỘI
2.1.Các khu công nghiệp mới tập trung của Hà Nội
Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế mở cửa
hội nhập với thế giới, Hà Nội đã sớm bắt tay vào xây dựng một số khu công
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
11

nghiệp mới, coi đó là giải pháp thực tế để đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 5 khu công nghiệp đã được Nhà nước cấp giấy
phép hoạt động, đó là KCN Sài Đồng B, KCN Nội Bài, KCN Đài Tu, KCN
Thăng Long, KCN Sài Đồng A (Daewoo Hanel).
Các khu công nghiệp mới tập trung trên địa bàn Hà Nội
TT

Khu công nghiệp
Năm
cấp
GP
Diện
tích
(ha)
Chủ đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng
Vốn ĐT
(tr.USD)

Vốn

T.hiện
(tr.USD)

1 KCN Sài Đồng B 1996 97 Việt Nam 12 5
2 KCN Thăng Long 1997 121 Nhật Bản - Việt Nam 53,2 12
3 KCN Nội Bài 1994 100 Malaysia - Việt Nam 30 20
4 KCN Sài Đồng A 1996 407 Hàn Quốc - Việt Nam

152 2
5 KCN Hà Nội - Đài

1995 40 Đài Loan 12 3
2.1.1. Khu công nghiệp Sài Đồng B
Sài Đồng B, khu công nghiệp duy nhất trên địa bàn Hà Nội, chủ đầu tư xây
dựng hạ tầng kỹ thuật là bên Việt Nam (Công ty Điện tử Hanel). Tổng diện tích
KCN là 97 ha, trong đó đất xây dựng công nghiệp là 79 ha.
Hướng ưu tiên đầu tư KCN này là các sản phẩm điện tử và các sản phẩm
không có chất thải gây ô nhiễm môi trường.
2.1.2. Khu công nghiệp Thăng Long
Chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là công ty liên doanh giữa tập đoàn
Sumitomo và Công ty Cơ khí Đông Anh. Tổng số vốn đầu tư của dự án là
53228000 USD, vốn pháp định là 16.867.000 USD, trong đó bên Việt Nam đóng
góp 42%, phía Nhật Bản đóng góp 58%. Tổng diện tích KCN là 121 ha. Hạ tầng
kỹ thuật KCN Thăng Long được hoàn thành vào 6/2000 chỉ trong một thời gian
ngắn, KCN đã thu hút được 6 doanh nghiệp với tổn vốn đầu tư 123.350.000 USD.
Hướng ưu tiên đầu tư vào KCN là các sản phẩm điện, điện tử, viễn thông
và các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng khác.
2.1.3. Khu công nghiệp Nội Bài
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
12


Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty liên doanh giữa công ty
Renong Malaysia và công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội. Tổng số vốn đầu tư
của dự án là 29.950.000 USD, vốn pháp định là 11.667.000 USD với tổng diện
tích 100 ha. Hướng ưu tiên cho đầu tư vào KCN Nội Bài là các sản phẩm cơ khí,
máy móc.
2.1.4. Khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư
Đây là KCN duy nhất của Hà Nội có 100% vốn đầu tư nước ngoài (Đài
Loan). KCN có tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là 12 triệu USD, trong đó vốn
pháp định là 3.600.000 USD. Tổng diện tích KCN là 40 ha. Đến 4/2000 hạ tầng
kỹ thuật KCN đã cơ bản được hoàn thành. Tính đến 6/2000 đã có 4 doanh nghiệp
đầu tư vào KCN với tổng vốn đầu tư 6210 USD. Chủ đầu tư KCN hy vọng có thể
lấp đầu KCN trong thời gian không xa. Hướng ưu tiên đầu tư vào KCN Hà Nội -
Đài Tư là các sản phẩm điện tử, chế biến nông sản thực phẩm, may mặc và sản
xuất các đồ dùng gia đình.
2.1.5. Khu công nghiệp Sài Đồng A (chưa triển khai)
Đây là dự án hợp tác giữa tập đoàn điện tử Daewoo và công ty điện tử
Hanel. Tổng diện tích KCN là 407 ha với 3 chức năng: KCN 197 ha, khu nhà ở
100 ha, 110 ha làm công viên, vườn hoa. Do một số khó khăn phía đối tác là tập
đoàn Daewoo nên KCN vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Đầu năm 2001 KCN đã
được khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ngoài những KCN tập trung trên, thành phố đã xây dựng đề án KCN vừa
và nhỏ ven đô: KCN Phú Thụy - Gia Lâm, Vĩnh Tuy - Thanh Trì Các KCN này
sẽ giải quyết được những yêu cầu bức xúc của các doanh nghiệp trong diện phải
di dời khỏi nội đô, giải quyết được tình trạng khu sản xuất xen kẽ với khu dân cư.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN
2.2.1.Thủ tục cấp giấy phép đầu tư
Ban Quản lý cỏc khu cụng nghiệp và chế xuất Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập để quản lý cỏc khu cụng nghiệp và khu chế xuất trờn địa bàn.
Ban Quản lý cỏc khu cụng nghiệp và chế xuất Hà Nội hoạt động theo cơ chế "một

®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
13

cửa", "tại chỗ", giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư vào khu
công nghiệp. Ban Quản lý được Bộ Kế hoạch và éầu tư ủy quyền cấp GPéT cho cỏc
loại dự ỏn sau đây:
+ Phự hợp với quy hoạch khu cụng nghiệp
+ Doanh nghiệp chế xuất có quy mô vốn đầu tư dưới 40 triệuUSD.
+ Các dự án sản xuất có quy mô đến 10 triệu USD.
+ Các dự án dịch vụ công nghiệp có quy mô vốn đến 5 triệu USD.
+ Không thuộc danh mục dự án có tiềm năng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Thời gian cấp GPéT là 15 ngày kể từ ngày cơ quan cấp GPéT nhận được hồ sơ
hợp lệ.
Ban Quản lý được Bộ Thương mại ủy quyền cấp giấy phép xuất nhập khẩu, cấp
chứng chỉ xuất xứ hàng hóa vào các nước ASEAN. Ban quản lý tổ chức đào tạo và
cung ứng lao động cho các doanh nghiệp.
2.2.2. Các ưu đãi về thuế dành cho các dự án đầu tư trong KCN
Mức thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng chung cho các dự án đầu tư ngoài
khu công nghiệp là 25%. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án đầu tư vào
khu công nghiệp bao gồm các mức sau:
+ 20% đối với doanh ngiệp dịch vụ khu công nghiệp. Doanh nghiệp được miễn
thuế 1 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo kể từ khi kinh doanh có lói.
+ 15% đối với doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp. Doanh nghiệp
được miễn thuế 1 năm và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo kể từ khi kinh doanh cú lói.
+ 10% đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc danh mục dự án đặc biệt
khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư vào khu công nghiệp Nội Bài mà có xuất
khẩu sản phẩm. Doanh nghiệp được miễn thuế 4 năm và giảm 50% trong 4 năm tiếp
theo kể từ khi kinh doanh cú lói.
2.2.3.Tình hình thuế sử dụng đất và giá các dịch vụ
Tổng diện tích của 5 khu công nghiệp của Hà Nội là 765 ha, trong đó đất

để xây dựng công nghiệp là 597 ha. Đến đầu năm 2001 đã có 250 ha trong tổng
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
14

số 597 ha, đã hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 (dự tính để hoàn
thành cơ sở hạ tầng 5 KCN này cần 250 triệu USD và 107 tỷ VNĐ vốn đầu tư).
Hiện nay, diện tích đất của các KCN được sử dụng (cho thuê) vẫn còn hạn
chế. Đến hết năm 2000 mới có 80 ha đất được thuê với 22 dự án. Trong 4 khu
công nghiệp đã đi vào hoạt động, chỉ có KCN Sài Đồng B có tỷ lệ sử dụng đất
cao nhất và được đánh giá là một trong 4 KCN thành công nhất tại Việt Nam.
Tổng diện tích đất mà KCN Sài Đồng B được thuê là 39,1 ha. Như vậy, 3 KCN
còn lại chỉ cho thuê được 40,9 ha. Đây là 1 tỷ lệ khá thấp so với các KCN trong
cả nước.
Tình hình xây dựng CSHT và sử dụng đất của các KCN Hà Nội
TT Khu công nghiệp Tổng diện tích
DTCSHT
đã hoàn thành
DT
đã cho thuê
1 KCN Sài Đồng B 97 39 39
2 KCN Thăng Long 121 121 -
3 KCN Nội Bài 100 50 -
4 KCN Đài Tư 40 40 6,6
5 KCN Sài Đồng A 407 - -
Về giá thuê đất tùy thuộc vào diện tích thuê, thời gian thuê có thể trả theo
từng năm hoặc cả đời dự án. Mức giá cụ thể kể cả chi phí hạ tầng không quá 3
USD/m
2
/năm. Doanh nghiệp có thể thỏa thuận mức giá thấp hơn với Công ty kinh
doanh cơ sở hạ tầng KCN.

TT Khu công nghiệp
Giá thuê
đất
USD/m
2
/nă
m
CF hạ tầng
USD/m
2
/nă
m
Giá điện
USD/kWh
Giá nước
USD/m
3

1 KCN Sài Đồng B 1,2 0,5 0,07 0,2
2 KCN Thăng Long 1,2 1 0,08 0,2
3 KCN Nội Bài 1,3 1 0,08 0,2
4 KCN Sài Đồng A 1,3 0,5 0,08 0,2
5 KCN Hà Nội - Đài - - - -
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
15


Nhìn chung giá thuê đất và phí quản lý của các KCN Hà Nội còn khá cao
so với các KCN khác trong cả nước. Đây là một trong những yếu tố bất lợi về
cạnh tranh của các KCN Hà Nội.

2. 3.Tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các KCN của Hà Nội
Đến hết năm 2000 đã có 4/5 KCN của Hà Nội đi vào hoạt động, đó là Sài
Đồng B, Thăng Long, Nội Bài, Hà Nội - Đài Tư. Đến đầu năm 2001, đã có 35 dự
án được cấp giấy phép đầu tư vào các KCN với tổng số vốn đăng ký đầu tư là
379,5 triệu USD.
TT Khu công nghiệp
Số dự án
đầu tư
Tổng số vốn đầu tư
1 KCN Sài Đồng B 19
299.223.320 USD và
6,5 tỷ VNĐ
2 KCN Thăng Long 6 123.350.000 USD
3 KCN Nội Bài 6 50.764.000 USD
4 KCN Hà Nội - Đài Tư 4 6.210.000 USD
Ngoài các dự án đầu tư mới, nhiều doanh nghiệp đã và đang hoàn tất hồ sơ
xin tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, điển hình là Công ty Orio-Hanel, Zamil
Steel, Daewoo Hanel
Trong số các dự án đăng ký đầu tư vào KCN Hà Nội, chỉ có 1 dự án có vốn
đầu tư hoàn toàn trong nước (dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Sài Đồng B với
tổng vốn đăng ký là 12 triệu USD, chiếm 3,16% tổng số vốn đăng ký đầu tư vào 4
KCN trên địa bàn Hà Nội). Thế nhưng dự án này lại là một trong những dự án
đang hoạt động có hiệu quả cao nhất do việc sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả cao.
Các chủ đầu tư vào các KCN của Hà Nội chủ yếu là từ các nước châu Á như
Malysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan trong một số KCN đã hình
thành các nhà đầu tư theo khu vực. KCN Thăng Long đang là điểm thu hút, chú ý
của các nhà đầu tư Nhật Bản. Đa phần các dự án đầu tư ở đây là vốn của các nhà
đầu tư Nhật Bản. Bên cạnh đó KCN Hà Nội - Đài Tư cũng đang được sự chú ý
của các nhà đầu tư Đài Loan. Có một câu hỏi đặt ra: tại sao các KCN Hà Nội lại
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp

16

không thu hút được các nhà đầu tư đến từ Tây Âu và Mỹ, những nhà đầu tư với
tiềm lực về tài chính, công nghệ lớn?
Tình hình cấp giấy phép đầu tư và vốn đăng ký 1997-2000
1997 1998 1999 2000 Tổng
Số giấy phép đầu tư 15 3 2 13 33
Vốn đăng ký và điều
chỉnh vốn
307,3 4,2 9,4 24,1 345
Từ bảng báo cáo về tình hình cấp giấy phép ta có thể thấy số giấy phép đầu
tư được cấp năm 1998 và 1999 rất thấp. Nguyên nhân là sự tác động xấu của cuộc
khủng hoảng kinh tế vừa xảy ra trong khu vực. Tuy nhiên cũng còn có một lý do
nữa là môi trường đầu tư tại Việt Nam đã giảm sự thu hút đối với các nhà đầu tư
nước ngoài vì nhiều lý do. Mặc dù vậy chúng ta vẫn thấy những tín hiệu khả quan
khi năm 2000 có 13 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư 24,1 triệu
USD.
Trong năm 2002 đó cú thờm 19 dự ỏn đầu tư vào các khu công nghiệp
(KCN) và chế xuất (KCX) Hà Nội, nâng tổng số dự án đầu tư trong các KCN và
KCX lên thành 56 dự án với diện tích thuê đất là 1.164.275 m2; số vốn đăng ký là
gần 600 triệu USD và gần 106 tỷ đồng. Trong số 5 KCN Hà Nội, hiện cú KCN
Sài éồng B đó lấp đầy phần đất có hạ tầng. Dự báo KCN Thăng Long cũng sẽ lấp
đầy trong năm 2003. KCN Nội Bài sau nhiều năm vắng bóng các nhà đầu tư, năm
2002 vừa qua cũng đó cú 2 dự ỏn vào đầu tư.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Trong 5 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KCN
có một dự án đầu tư vốn trong nước (KCN Sài Đồng B) có 3 dự án liên doanh
giữa doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (KCN Nội Bài, KCN
Thăng Long, KCN Sài Đồng A), có 1 dự án 100% vốn nước ngoài (KCN Hà Nội
- Đài Tư).
Công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN Sài Đồng B hoạt động khá hiệu quả

theo hình thức vốn đầu tư trong nước. Công ty đã biết dùng hợp lý và có hiệu quả
nguồn vốn kết hợp với thế mạnh về kinh nghiệm. Phương pháp đầu tư chủ yếu
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
17

mà công ty áp dụng là cuốn chiếu đầu tư trong xây dựng, vừa cho thuê đất vừa lấy
lợi nhuận để tái đầu tư. Quá trình đầu tư của Công phát triển phát triển cơ sở hạ
tầng làm nhiều giai đoạn. Trong tổng số 97 ha (trong đó xây dựng công nghiệp là
79 ha) của KCN được hoàn thành từng phần một. Giai đoạn 1 hoàn thiện cơ sở hạ
tầng 30 ha, giai đoạn 2 sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng 18 ha tiếp theo. Đây là một
hình thức đầu tư khá hiệu quả đối với doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về
nguồn vốn đầu tư.
Đối với các công ty liên doanh với nước ngoài ở KCN Nội Bài, KCN
Thăng Long lại có lợi thế nguồn vốn đầu tư lớn nên họ có thể xây dựng hệ thống
cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ và hiện đại. Mặc dù có cơ sở hạ tầng tốt, tuy
nhiên các KCN này gặp phải giai đoạn khủng hoảng tài chính trong khu vực, do
vậy hiện nay vẫn còn khá ít dự án đầu tư vào các KCN này. Ngoài ra, còn có một
số điểm về chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn còn bất cập. Hiện nay tình
trạng nhà đầu tư phải chấp nhận bỏ vốn đầu tư giải phóng mặt bằng là một trong
những gánh nặng đối với nhà đầu tư. Hiện nay có tình trạng xảy ra tiền đề bù một
mét vuông đất lớn hơn cả tiền thuê đất trong 50 năm. Với tình trạng như vậy đã
làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty phát triển hạ tầng KCN Hà Nội - Đài Tư có ưu điểm là tận dụng
được vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng KCN tùy
thuộc toàn bộ vào nhà đầu tư nước ngoài.
Về quy mô đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trung bình vốn đầu tư các công
ty phát triển hạ tầng KCN Hà Nội là 51,84 triệu USD so với 42 triệu USD mỗi
KCN cả nước. Dự án có quy mô lớn nhất là 152 triệu USD (tuy nhiên do sự chậm
trễ của nhà đầu tư nước ngoài nên dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động) và dự án
có quy mô nhỏ nhất là 12 triệu USD (KCN Sài Đồng B, Đài Tư).

Năm 2003, Thành phố sẽ đầu tư xây dựng 4 KCN vừa và nhỏ, nâng tổng số
KCN vừa và nhỏ tại Hà Nội lên con số 11.Danh sách các KCN vừa và nhỏ đang
được chuẩn bị đầu tư gồm KCN Ngọc Hồi (Thanh Trỡ, với diện tớch trờn 56 ha,
tổng vốn đầu tư trên 211 tỷ đồng), KCN Toàn Thắng (tại Lệ Chi, Gia Lâm, diện
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
18

tích 30 ha, vốn đầu tư 40 tỷ đồng), KCN Phú Minh (Từ Liêm, diện tích 23ha,
tổng vốn đầu tư khoảng 40 tỷ đồng) và Cụm Công nghiệp Ninh Hiệp (tại Gia
Lâm, với diện tích khoảng 65ha, tổng vốn đầu tư trên 96 tỷ đồng). Hiện nay, 7
KCN vừa và nhỏ đang hoạt động ở Hà Nội đó cú 69 dự ỏn vào đầu tư, với tổng số
vốn đǎng ký là gần 642 tỷ đồng.
Nhưng nhìn chung tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút vốn
đầu tư của các KCN Hà Nội vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI
3.1. Những ưu điểm
3.1.1. Góp phần tăng trưởng kinh tế
Mặc dù mới chỉ có 14 doanh nghiệp hoạt động trong các KCN nhưng
doanh thu của doanh nghiệp này năm 2000 đã đạt 150 triệu USD, chiếm 30% giá
trị sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội. Khi các
doanh nghiệp trong KCN đi vào hoạt động đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trên địa bàn phát triển (nhờ cung cấp các sản phẩm đầu vào và dịch vụ cho KCN).
Do đó các KCN ngoài việc trực tiếp góp phần tăng trưởng kinh tế còn giáp tiếp
tác động đến sự tăng trưởng kinh tế. Các KCN sẽ là một phần quan trọng trong
nền kinh tế thủ đô.
Năm 2002, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp trên địa bàn đạt mức tăng trưởng khá cao, với doanh thu tăng 38%,
đạt 263 triệu USD so với năm 2001.
3.1.2. Thúc đẩy phát triển ngoại thương

Hầu hết các sản phẩm của KCN Hà Nội đều xuất khẩu với chất lượng cao.
Các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên các thị trường Mỹ, Nhật, EU Mặc dù
chỉ có 14 doanh nghiệp nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh
nghiệp này chiếm 35,7% kim ngạch xuất khẩu của cả thành phố. Điều đó chứng
tỏ các doanh nghiệp này có khả năng cạnh tranh cao, sử dụng hợp lý các nguồn
lực của mình.
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
19

1998 1999 2000

KCN

Nội
SS tỷ
lệ (%)
KCN

Nội
SS tỷ
lệ (%)
KCN

Nội
SS tỷ
lệ (%)
XK 93,9 306,5 30,6 107,5 325 33 122,55 341,2 35,7
NK 83,7 369,5 22,6 96,8 375 25,8 102,5 351 29,2
Xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong KCN. Qua số liệu trên ta thấy
tỷ trọng XNK của các doanh nghiệp trong KCN so với toàn thành phố khá lớn và

đang có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng xuất khẩu năm 1998 đạt 30,6%, năm 1999
tăng lên 33%, năm 2000 đạt 35,7%. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh
nghiệp KCN hàng năm trên 14%, tốc độ này cao hơn nhiều so với mục tiêu tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu mà thành phố đề ra là 10%.
3.1.3. Góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn
Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN góp phần làm tăng ngân sách
nhà nước. Trong 9 tháng đầu năm 2000, 14 doanh nghiệp đã nộp ngân sách nhà
nước 5,3 triệu USD.
1997 1998 1999 2000
Số DN hoạt động 10 12 12 14
Số thuế nộp NS (Triệu USD) 4,6 4,8 4,6 5,3
3.1.4. Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu, tạo việc làm
Các KCN được hình thành tại các vùng sản xuất nông nghiệp ở một số
huyện ngoại thành của thành phố. Sự xuất hiện các KCN đã có tác động đến cơ
cấu kinh tế của các huyện cũng như cơ cấu của kinh tế thành phố.
Năm 1997, các KCN thu hút được khoảng 2500 lao động, năm 1998 có
khoảng 3000 lao động trong đó 2750 người là lao động Việt Nam. Đến năm 2000
các KCN thu hút được khoảng 3877 người. Trong số lao động được tuyển dụng
thì số lao động địa phương chiếm 35-40%. Ngoài việc thu hút trực tiếp lao động
vào các KCN, các hoạt động của KCN còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao
động cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp KCN.
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
20

Sự xuất hiện của các KCN đã làm thay đổi bộ mặt các huyện ngoại thành,
góp phần nâng cao dân trí, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và
thành thị.
3.1.5. Tăng cường chuyển giao công nghệ
Với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần thúc đẩy quá
trình chuyển giao công nghệ trong các công ty liên doanh, một phần nào đó là các

công ty 100% vốn nước ngoài. Trong bối cảnh công nghệ nước ta còn lạc hậu,
việc chuyển giao công nghệ tiên tiến góp phần đẩy nhanh CNH, HĐH ở nước ta.
Một số ngành nhờ thu hút được công nghệ tiên tiến của nước ngoài đã có sức
cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường khu vực và quốc tế.
3.1.6. Bảo vệ môi trường
Nhờ có quy hoạch cụ thể, đồng bộ, các KCN có hệ thống xử lý chất thải
khá tốt. Điều này đã khắc phục được phần nào nhược điểm của các khu công
nghiệp cũ của Hà Nội. 150 KCN rất đề cao vấn đề bảo vệ môi trường. Điển hình
trong số đó là KCN Thăng Long. KCN Thăng Long đảm bảo môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001.
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những đóng góp tích cực, các KCN Hà Nội còn có những tồn tại,
hạn chế ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và phát triển.
3.2.1. Những tồn tại và hạn chế
- Các thủ tục hành chính để một doanh nghiệp tiến hành đầu tư còn kéo dài,
gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Một dự án đầu tư vào Hà Nội phải cần khoảng
33 ngày với khá nhiều thủ tục. So với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội còn phải
cải thiện nhiều về thủ tục hành chính.
- Các KCN Hà Nội triển khai khá chậm. Một ví dụ điển hình là KCN Sài
Đồng A. KCN này được cấp giấy phép từ năm 1996 nhưng hiện nay vẫn chưa thể
đưa vào hoạt động. KCN Hà Nội - Đài Tư cũng gặp phải tình trạng tương tự,
được cấp giấy phép năm 1995 nhưng phải đến năm 2000 mới hoàn thành xây
dựng cơ sở hạ tầng đưa vào hoạt động.
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
21

- Chưa chú trọng đến công tác quảng bá, tiếp thị, vận động đầu tư cho các
KCN. Ban quản lý các KCN các công phát triển phát triển cơ sở hạ tầng chưa có
những hoạt động vận động đầu tư một cách hiệu quả. Các cơ quan quản lý nhà
nước chưa tích cực giúp đỡ họ tổ chức các hoạt động như tổ chức hội thảo trong

và ngoài nước về cơ hội đầu tư vào các KCN.
- Các KCN trên địa bàn Hà Nội chưa đạt được hiệu quả cao, lượng vốn đầu
tư còn thấp. Hiện nay, mới thu hút được một số nhà đầu tư thuộc khu vực châu Á.
Do đó, nếu khu vực này có khủng hoảng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các
KCN. Ngoài ra các KCN chưa thu hút được các nhà đầu tư trong nước. Mới có 1
dự án đầu tư với số vốn đăng ký 12 triệu USD, chiếm 40%. Đây là một con số
quá nhỏ.
3.2.2 Nguyên nhân
Mặc dù Hà Nội đã có quy hoạch tổng thể đến năm 2020, thế nhưng quy
hoạch vẫn là một vấn đề nổi cộm. Việc thay đổi, điều chỉnh quy hoạch đã gây khó
khăn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ
tầng tạo mặt bằng sản xuất. Cùng với việc quy hoạch thiếu đồng bộ đã tạo nên
tình trạng cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp thiếu đồng bộ. Về
nguyên tắc thì Nhà nước phải đảm bảo các công trình hạ tàng đến chân hàng rào
KCN. Thế nhưng trong quá trình phát triển các KCN vừa qua việc phối hợp phát
triển các công trình trong và ngoài KCN chưa đồng bộ. Điều này làm giảm khả
năng thu hút vốn đầu tư vào KCN.
Việc tuyển dụng lao động vẫn còn nhiều bất cập. Hà Nội có nguồn lao
động dồi dào, nhưng đa số là lao động có tay nghề thấp, khả năng cung ứng nhu
cầu về lao động có tay nghề cao còn thấp, trong khi đó, các KCN đều nằm ở các
vùng ngoại thành, ở đó chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội như:
nhà ở, trường học, bệnh viện do đó khó thu hút được những lao động có tay
nghề cao.
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
22

Phí quản lý ở các KCN đang phải chịu cước dịch vụ khá cao so với các
quốc gia khác (điện, nước, vận tải ). Điều này cũng làm giảm ưu thế cạnh tranh
trong việc thu hút vốn đầu ta vào các KCN.












CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Trước thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp còn nhiều yếu kém,
vấn đề được đặt ra là phải có giải pháp thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của
loại hình kinh tế này, góp phần tích cực thực hiện chủ trương công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI
1.1. Định hướng phát triển KCN, KCX của Việt Nam
Vấn đề hình thnàh phát triển KCN, KCX là một trong những nội dung cơ
bản của quốc sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong chương trình phát triển
công nghiệp của Đảng đã xác định:
- Hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển xây dựng các cơ sở công nghiệp mới.
- Phát triển công nghiệp nông thôn và ven đô thị ở các thành phố thị xã cần
nâng cấp cải tạo các cơ sở hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
23

nhiễm ra khỏi thành phố hạn chế việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới xen
lẫn và khu dân cư.

Theo dự báo phát triển kinh tế xã hội, đến năm 2005 sẽ có khoảng 100
KCN, KCX và sẽ có khoảng 17 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện
tích 170ha, trong đó Hà Nội chiếm 2 khu công nghiệp với diện tích 64ha (giai
đoạn I), Thực hiện phương hướng trên có ý nghĩa chiến lược vừa là giải pháp lớn
góp phần đảm bảo nhiệp độ tăng trưởng công nghiệp những năm 2000-2005. Đến
năm 2005, dự báo GDP bình quân khoảng 800USD/người, tỷ trọng nông nghiệp
khoảng 17-18%, công nghiệp và xây dựng 35-36%, dịch vụ 46-47% trong GDP.
Quy hoạch phát triển khu công nghiệp đến năm 2010 bao gồm các mục tiêu
chủ yếu sau:
- Việc xây dựng hình thành các KCN, KCX, khu công nghệ cao trên phạm
vi cả nước phải mang tính phù hợp chung đối với quy hoạch phát triển vùng, lãnh
thổ và quốc gia.
- Các KCN, KCX, khu công nghệ cao phải được xây dựng trên những vùng
đất chủ yếu là đất xấu, cằn cỗi. Không thể canh tác hoặc phát triển nông nghiệp
cho năng suất cao. Việc lựa chọn địa điểm xây dựng như vựa tận dụng được đất
đai lại vừa có thể làm giàu đất đai đó lên nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng KCN, KCX, khu công nghệ cao phải đặc biệt đảm bảo đúng quy
định về an toàn môi sinh, môi trường.
- Như dự kiến năm 2005 sẽ hình thành 100 KCN, KCX, khu công nghệ cao
thì tổng diện tích đất khoảng 10.000ha.
Nhìn chung, quy hoạch tổng thể phát triển KCN từ nay đến năm 2010 mới
chỉ nên lên những hướng đi chủ yếu dựa vào những kết quả ban đầu đã đạt được.
Mặc dù quy hoạch tổng thể phát triển KCN đã được Thủ tướng phê duyệt nhưng
thực tế vẫn còn rất nhiều khó khăn vướng mắc cần phải sửa đổi từng bước trong
qúa trình hình thành và xây dựng KCN, KCX trên phạm vi cả nước.
1.2.Định hướng phát triển KCN, KCX Hà Nội
®Ò ¸n kinh tÕ vµ qu¶n lý c«ng nghiÖp
24

Theo báo cáo chiến lược trong 10 năm tới (2001-2010) để nền kinh tế cả

nước tăng trưởng ở mức trung bình 7-8% thì các thành phố lớn phải có tốc độ
tăng gấp 1,4-1,5 lần. Như vậy Hà Nội cần phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng 10%
năm, trong đó công nghiệp là: 3%. Theo đó các ngành mũi nhọn được xác định là:
cơ khí, điện điện tử, tin học, dệt may, da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm sẽ
chiếm 63-70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên cả địa bàn tuỳ theo từng giai
đoạn. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2001-2005 là
16.613 tỷ đồng, giai đoạn 2006-2016 là 36.013 tỷ đồng. Để thu hút được một
lượng vốn đầu tư lớn như vậy đòi hỏi chúng ta phải có nhiều cố gắng cần thực hiện
những điều kiện có nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư.
Mục tiêu phát triển công nghiệp Hà nội trong giai đoạn 2001- 2010 là: nâng
cao hiệu quả sử dụng các KCN tập trung đã có, xây dựng thêm một số KCN mới
tập trung bằng nguồn vốn trong nước, hỗ trợ để phát triển các cụm sản xuất công
nghiệp ở các quận, huyện và các làng nghề. Sớm có biện pháp cùng các nhà đầu
tư hạ tầng nước ngoài đưa các KCN tập trung đã có vào hoạt động.
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Xem xét lại quy hoạch phát triển KCN
Điều chỉnh quy hoạch thành phố Hà nội đến năm 2020 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đã chỉ rõ: cải tạo 9 KCN hiện có là: Minh Khai – Vĩnh Tuy,
Trương Định – Giáp Bát, Pháp Vân – Văn Điển, Cỗu Bươi, Thượng Đình –
Nguyễn Trãi, Cầu Diễn – Mai Dịch, Chèm, Gia Lâm – Yên Viên, Đông Anh và
một số xí nghiệp, cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm rải rác trong khu
vực nội thành.
Giải pháp cải tạo các KCN này là di chuyển các xí nghiệp công nghiệp gây
ô nhiễm ra ngoài khu vực nội thành, thay đổi chức năng sản xuất cho phù hợp quy
hoạch, hạn chế mở rộng về diện tích, đầu tư chiều sâu, nâng công suất, bảo đảm
vệ sinh môi trường. Phát triển một số KCN tập trung mới, một số cụm công
nghiệp được bổ xung mở rộng như Cỗu Diễn, Cỗu Bưou, Pháp Vân, Đức Giang.

×