Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Xây dựng các yêu cầu phần mềm đối với một cổng thông tin trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 58 trang )

Phần 1: Tổng quan
I. Giới thiệu chung:
1. Mục đích:
Mục đích của tài liệu này là giúp chúng ta hiểu rõ hệ thống cần xây
dựng – hệ thống cổng thông tin trường đại học, bao gồm các yêu cầu phần
mềm liên quan đến hệ thống. Các yêu cầu phần mềm được xây dựng dựa
trên ba website www.hut.edu.vn, www.neu.edu.vn, www.vnu.edu.vn.
2. Phạm vi:
Tài liệu này chỉ giới hạn dừng lại ở các bước: khảo sát, phân tích yêu
cầu khảo sát và xây dựng tài liệu đặc tả hệ thống.
3. Tài liệu tham khảo:
- Bài giảng môn Phân tích yêu cầu phần mềm – thầy Huỳnh Quyết
Thắng.
- Phân tích thiết kế hệ thống thông tin – Nguyễn Văn Ba, NXB Đại học
Bách khoa Hà Nội.
- Tài liệu phân tích yêu cầu phần mềm theo chuẩn IEEE – 803.
II. Nội dung thực hiện:
1. Khảo sát các hệ thống đã có:
Như đã trình bày ở trong phần trên, các hệ thống được khảo sát là ba
cổng thông tin của ba trường đại học lớn của Việt Nam: trường đại học
Bách khoa Hà Nội, trường đại học kinh tế quốc dân, trường đại học quốc
gia Hà Nội.
a) Hệ thống thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội:
Website hut.edu.vn là trang chủ cổng thông tin của trường Đại học
Bách khoa Hà Nội, là nơi đăng thông tin và quản lí các website riêng của
trường.
Website được tích hợp cả các trang web thành phần gồm trang
www.dtdh.hust.edu.vn là trang web tin tức của phòng đào tạo đại học,
trang quản lí thông tin cá nhân sinh viên www.sis.hu s t.edu.vnvà các trang
web khác.


 Về yêu cầu công việc của hệ thống:
Như đã phân tích ở trên thì yêu cầu công việc của trang web là các
yêu cầu mức cao của khách hàng về phần mềm thể hiện ở khả năng,
giới hạn và phạm vi ứng dụng của trang web.
2
- Khả năng của trang web gồm các chức năng lớn: đăng tin, quản lí tin tức
đăng bằng một phần mềm quản lí (các thông tin quản lí bao gồm thời gian
đăng, chuyên mục đăng, ngày chỉnh sửa,…), chức năng khác upload file
(file upload có thể là file text dạng .doc, .xls, file video). Phần lớn nội
dung của trang web là các thông tin dạng text của các bài viết của từng
chuyên mục, website cũng bao gồm các trang web thành phần khác:
hut.edu.vn, ctsv.hut.edu.vn, một số trang web của các khoa viện,…
- Giới hạn của trang web là các thông tin liên quan đến sinh viên và các bộ
phận liên quan của trường như thông tin của chương trình đào tạo cho
sinh viên; quyết định, văn bản của lãnh đạo hay các khoa viện; các thông
tin về học bổng, học phí của sinh viên; thông tin về các trang web liên kết
như trang đào tạo đại học, trang công tác sinh viên, trang web của thư
viện.
- Phạm vi ứng dụng của trang web: trang web được quản lí bởi một actor là
admin (có thể là một người hoặc một nhóm người), các thông tin được cập
nhật lên sẽ được admin quản lí và người xem có thể truy cập từ bất cứ
máy tính nào sử dụng Internet, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc
cập nhật thông tin của sinh viên hay giáo viên về tin tức quan trọng của
nhà trường.
 Yêu cầu người sử dụng:
Đối với yêu cầu người sử dụng của website này ta có thể nhận thấy,
người sử dụng ở đây bao gồm admin và người xem.
 Đối với người sử dụng là người quản trị trang web:Admin là
người quản lí website, có các chức năng chính là quản lí bài đăng
và up load các file lên website.

• Khi có một thông báo hay tin tức mới cần đăng lên website,
admin có nhiệm vụ đăng bài viết đó lên và sắp xếp bài viết
vào các chuyên mục tương ứng như đã trình bày trong sơ
đồ trang, khi có một bài viết cần chỉnh sửa, admin là người
có thể truy cập đến server thay đổi bài viết tương ứng đó
trong server và cập nhật lại. Một bài viết hay thông tin cần
xóa khỏi server, admin cũng có chức năng xóa khỏi server
và cập nhật lại.
• Chức năng upload file: các file được upload lên server là
các file dạng .text, .pdf, .xls, file video, khi có các thông
báo hay quyết định dưới dạng file cần thiết phải công bố
3
trên website, admin sẽ tổng hợp lại và upload lên các
chuyên mục đồng thời đảm bảo người xem có thể tải xuống
để xem được.
• Chức năng quản lí người dùng: người dùng ở đây là sinh
viên, giảng viên, nhân viên nhà trường. Mỗi người dùng sẽ
được admin cấp một tên đăng nhập (account) và một
password. Thông tin lưu trữ của mỗi người dùng được đặt
trong một hệ CSDL trong server, admin quản lí các thông
tin này. Đối với sinh viên thì có các tài khoản của trang
quản lí học tập sis.hut.edu.vn, library.hut.edu.vn, đối với
giảng viên thì có tài khoản đăng nhập trang thông tin của
khoa viện, trang web mail cá nhân,… Admin có nhiệm vụ
thêm người dùng trong các trường hợp: khi có sinh viên
được tuyển thêm vào nhà trường, khi có giảng viên được
nhận vào làm việc admin thêm các thông tin giảng viên vào
CSDL và cấp cho giảng viên một tài khoản. Admin cũng có
thể xóa thông tin của người dùng trong các trường hợp:
sinh viên chuyển trường, giảng viên thôi giảng dạy tại

trường (các thông tin muốn được xóa phải được xác nhận
của các bộ phận chức năng).
• Đối với các đối tượng người dùng là thành viên của website
(sinh viên, giảng viên nhà trường) hoặc là người xem vãng
lai:Người dùng khác ở đây có thể là sinh viên, giảng viên
hoặc người xem thông thường. Nếu người dùng là sinh viên
hoặc giảng viên thì ngoài các chức năng chung download
file, xem bài viết thì còn có thêm chức năng đăng nhập và
truy cập vào các trang web thành phần khác như trang
sis.hut.edu.vn, dtdh.hut.edu.vn.
 Yêu cầu chức năng của hệ thống:
Website là một dạng cổng thông tin với đầy đủ các tính năng, đặc
trưng của cổng thông tin điện tử: cá nhân hóa và tùy biến, tích hợp
và liên kết nhiều loại thông tin, xuất bản thông tin, đăng nhập một
lần, khả năng tìm kiếm toàn văn, quản trị cổng thông tin, quản lí
người sử dụng, hỗ trợ môi trường hiển thị thông tin. Yêu cầu chức
năng của hệ thống Cổng thông tin website trường Đại học Bách
4
khoa Hà Nội là danh sách các chức năng tối thiểu mà hệ thống cần
có để thực hiện được các mục tiêu trên.
 Các yêu cầu khác:bao gồm các yêu cầu phần mềm về xây dựng nội
dung website và xây dựng giao diện của nó.
 Yêu cầu về nội dung: Cách bố trí nội dung của trang web gọn
gàng, dễ tìm kiếm theo chủ đề. Nội dung được quản lí về thời
gian, mức độ quan trọng của bản tin. Các thông tin cập nhật mới
nhất được ưu tiên hơn các thông tin cũ.Nội dung các tin tức liên
quan đến thông tin của sinh viên, cán bộ giảng viên, hạn chế
được các nội dung thừa trên website.
 Yêu cầu về giao diện: Giao diện website thân thiện, hướng tới
đối tượng sử dụng là sinh viên và giảng viên (những người trực

tiếp truy cập nhiều vào trang web). Giao diện dược thiết kế dưới
dạng đồ họa cho người sử dụng (GUI) để người sử dụng trực tiếp
truy cập vào website từ máy tính dễ dàng hơn. Một đối tượng sử
dụng mới không bị lúng túng khi sử dụng trang web. Giao diện
trang web mang tính chuyên nghiệp của một trang hệ thống
thông tin điện tử, hỗ trợ cung cấp thông tin cho sinh viên, giảng
viên về các nội dung học tập và quản lí giảng dạy. Trang web với
giao diện đơn giản thân thiện không có các hình ảnh thừa tạo sự
thoải mái khi người dùng truy cập.
b) Hệ thống thông tin trường Đại học kinh tế quốc dân:
Website www.neu.edu.vn là trang chủ cổng thông tin của trường Đại
học Kinh tế quốc dân, là nơi đăng thông tin và quản lí các website riêng
của trường. Giao diện chính của trang web bao gồm các phần chính trên
giao diện: trang chủ, giới thiệu, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, sinh
viên, đào tạo quốc tế, tìm kiếm.Ngoài ra, trang chủ website được chia
thành nhiều bảng thông tin nhỏ, đưa tin nổi bật, tin nội bộ, tin ngoài
trường, tin tuyển sinh, thông báo công tác, thống kế các phòng khoa viện
của trường và các tiện ích dành cho giảng viên và sinh viên (có yêu cầu
đăng nhập).Đặc biệt, website có phần đăng quảng cáo, dành cho các
chương trình đào tạo tuyển sinh của trong và ngoài trường.
Mục tin đào tạo là các liên kết đến các trang thành phần Phòng đào
tạo, đào tạo tại chức, đào tạo tiên tiến.
5
Phần tin nội bộ đưa các thông tin, thông báo, thống kê, chỉ thị của
nội bộ trong trường.
Phần tin ngoài trường đưa các tin kinh tế nổi bật, các công tác, hoạt
động tiêu biểu đáng chú ý của trường.
Phần tin tuyển sinh đưa thông báo tuyển sinh các ngành học, các hệ
đào tạo của trường và thông bao kết quả tuyển sinh.
Thành phần trang chủ của website là giao diện chính của trang như

đã thể hiện ở trên. Thành phần thông tin chung bao gồm các đường dẫn
chức năng nhỏ: định hướng phát triển, thăm quan trường, đào tào, các
khoa viện, đội ngũ giảng viên, các nghiên cứu chuyển giao công nghệ, cơ
sở vật chất, thư viện và hạ tầng thông tin, hợp tác quốc tế và mục cựu sinh
viên. Thành phần lịch sử của trường gồm các mục bài viết về sự ra đời của
trường, các mốc thời gian quan trọng, những trang vàng. Thành phần bộ
máy tổ chức gồm các đường link đến đảng ủy, ban giám hiệu, công đoàn,
đoàn thanh niên, các phòng ban chức năng, các khoa viện, các trung tâm,
các văn phòng. Hầu hết các mục kể ở trên là các bài viết dạng text, được
quản lí bởi người quản trị web (admin).
 Về yêu cầu công việc của hệ thống:
Về cơ bản các chức năng của website www.neu.edu.vncó các yêu
cầu công việc giống với yêu cầu công việc của trang cổng thông tin
trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tuy nhiên, hai cổng thông tin
vẫn có những điểm khác về cách xử lí công việc do khác nhau về
mặt quy chế đào tạo và tổ chức công việc trong website.
 Yêu cầu chức năng của hệ thống: Các chức năng của website bao
gồm: chức năng quản lí học tập của sinh viên, chức năng quản lí
thông tin đào tạo (quản lí học tập, quản lí điểm của sinh viên, xử lí
điểm, xử lí đăng kí học tập), trang thông tin chung của trường, trang
web của các khoa viện, phòng ban. Các chức năng được thực hiện
và quản lí chủ yếu bởi các đối tượng người dùng là người quản trị
website và các đối tượng người dùng của trang web.
 Các yêu cầu khác của hệ thống website:
6
 Các chuẩn đối với trang web là: trang web là một dạng cổng
thông tin sinh viên, cũng cấp thông tin và tiện ích cho sinh
viên, cán bộ giảng viên.
 Trang web phải có giao diện hài hòa, dễ sử dụng, thao tác đơn
giản, các biểu tượng hình ảnh có khả năng gợi ý chức năng.

 Trang web phải có năng chịu tải cao, hệ thống có khả năng xử
lý và chịu tải với nhiều người dùng truy cập đồng thời, không
gây ra hiện tượng treo trong quá trình sử dụng, đối với các
nghiệp vụ báo cáo và nghiệp vụ phải xử lý phức tạp thì thời
gian xử lý phải nhanh , không bắt người dùng phải chờ lâu.
 Trang web cần có tính an toàn, bảo mật, hệ thống phải đảm
bảo không cho phép người dùng cố tình làm rò rỉ thông tin,
phá hoại hệ thống, hệ thống có khả năng sao lưu dữ liệu,
trong trường hợp có sự cố xảy ra, có khả năng khôi phục lại
hệ thống dễ dàng nhanh chóng.
c) Hệ thống thông tin trường Đại học quốc gia Hà Nội:
Trang vnu.edu.vn là website cổng thông tin của trường Đại học quốc
gia Hà Nội. Ngoài chức năng chung của một website thông tin của trường
đại học, trang web còn có một số chức năng nghiệp vụ riêng phục vụ các
chức năng tương ứng.
Các mục chính được thể hiện ở trang chủ gồm: trang chủ, giới thiệu,
đào tạo, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, hợp tác trong nước, sinh
viên, cán bộ, ba công khai.
7
Hình 1: Hình ảnh giao diện trang www.vnu.edu.vn.
Giao diện trang chủ có chứa các đường dẫn liên kết đến trang chức
năng quản lí mail, quản lí thư viện, trang các tin tức của trường, các cổng
thông tin liên quan đến cán bộ, sinh viên.
 Về yêu cầu công việc của hệ thống:
 Khả năng của trang web: trang web có khả năng đăng tin, bài
viết với quyền truy cập cơ sở dữ liệu tin tức dưới quyền của
người quản trị trang admin. Trang web hỗ trợ người dùng đăng
nhập, các cơ sở dữ liệu thông tin người dùng bao gồm mail người
dùng (sinh viên, cán bộ giảng viên), chức năng đăng nhập tài
khoản thư viện. Người dùng đăng nhập vào hệ thống có thể thực

hiện các chức năng tương ứng. Trang web được thiết kế dưới
dạng cổng thông tin nên tích hợp nhiều chức năng trong đó chức
năng quan trọng nhất là quản lí tài khoản thông tin sinh viên và
8
cán bộ. Các thông tin sinh viên được quản lí gồm thông tin cá
nhân, thông tin học tập và các thông tin khác. Thông tin về cán
bộ được quản lí gồm thông tin cơ bản và thông tin giảng dạy.
 Giới hạn của trang web: trang web được xây dựng phục vụ mục
đích nghiệp vụ của cán bộ, sinh viên nhà trường. Người dùng
khác có khả năng tham quan trang web để xem nội dung các bài
viết dưới quyền truy cập của người xem thông thường. Người
dùng khác không có khả năng truy cập vào các cơ sở dữ liệu
người dùng như thông tin sinh viên, thông tin cán bộ. Người
dùng khác như cán bộ, sinh viên, ngoài các chức năng của người
dùng thông thường thì có khả năng đăng nhập và xem các thông
tin liên quan đến tài khoản cá nhân.
 Phạm vi của trang web: trang web cũng được xây dựng theo hình
thức quản lí của một nhóm người có quyền truy cập admin,
admin là người coa khả năng thêm, xóa, sửa thông tin liên quan
đến người dùng khác trong cơ sở dữ liệu, có quyền thêm hoặc
xóa bài đăng, người xem thông thường và account tài khoản đăng
nhập hệ thống của sinh viên, cán bộ giảng viên có khả năng truy
cập hệ thống từ một máy tính có kết nối Internet.
 Yêu cầu người sử dụng: Yêu cầu người sử dụng cũng được phân chia
thành 2 nhóm người sử dụng như đã phân tích ở trên gồm nhóm người
sử dụng với quyền truy cập là admin và nhóm người sử dụng là người
dùng khác.
 Yêu cầu người sử dụng là admin:
• Admin có thể là một người quản trị trang web hoặc cũng có
thể là một nhóm người. Sau khi đăng nhập vào hệ thống

admin có thể thực hiện các chức năng của mình: quản lí
người dùng của hệ thống, quản lí nội dung website. Nội
dung các chức năng quản lí người dùng bao gồm: thêm
thông tin người dùng, xóa thông tin người dùng khỏi cơ sở
dữ liệu, thay đồi thông tin của người dùng và cập nhật vào
cơ sở dữ liệu. Admin thực hiện chức năng quản lí người
dùng thông qua một giao diện quản lí: admin truy cập vào
form quản lí người dùng, xem thông tin thành viên bằng
cách nhập vào mã người dùng, lấy thông tin về người dùng
9
và hiển thị lên form hiển thị thông tin, admin cũng có thể
thực hiện chức năng chỉnh sử thông tin người dùng bằng
cách nhập vào thông tin cần chỉnh sử như password, lớp
học, ngành học,….và lưu trữ lại vào cơ sở dữ liệu các thông
tin thay đổi; admin thực hiện chức năng xóa người dùng
thông qua giao diện xóa người dùng, admin nhập mã tài
khoản cần xóa, thực hiện thao tác xóa và cập nhật lại cơ sở
dữ liệu, hiển thì form người dùng vừa xóa và thao tác xóa
thành công.
• Chức năng quản lí nội dung website: thêm bài viết mới vào
chuyên mục tương ứng, sửa nội dung bài viết, xóa bài viết
khỏi cơ sở dữ liệu lưu trữ file. Các chức năng tương ứng
được nêu ra ở trên được mở rộng từ hai chức năng lớn:
quản lí người dùng và quản lí nội dung website.
 Yêu cầu của người sử dụng là người dùng khác:
• Người truy cập khác ở đây có thể là sinh viên, giảng viên
có thể đăng nhập vào hệ thống, truy cập tới tài khoản xem
nội dung và thay đổi thông tin cá nhân được lưu trữ trong
cơ sở dữ liệu.
• Người truy cập ở đây cũng có thể là người xem thông

thường, đối với người xem thông thường, chức năng chính
khi truy cập vào website là xem bài đăng, tải file tài liệu,
….
 Yêu cầu chức năng của hệ thống:Website cũng là một dạng cổng
thông tin, quản lí nội dung trang chủ và một số trang liên kết với nó.
Cổng thông tin đơn vị cung cấp chức năng đăng nhập của người dùng,
cung cấp các thông tin liên quan đến các đơn vị, các thông tin quản lí
đào tạo, các thông tin liên quan đến thủ tục hành chính trực tuyến, các
văn bản mẫu.
 Cổng thông tin cán bộ cung cấp chức năng đăng nhập của các đối
tượng người dùng là cán bộ và các tin tức liên quan đến cán bộ
nhà trường. Các thông tin được sắp xếp thành các mục: lịch làm
việc của BGD, danh bạ, lịch cá nhân, đăng kí thông tin cán bộ
(đây là phần tương tác với CSDL người dùng), thông tin về đào
tạo, thông tin về thủ tục hành chính trực tuyến (thông tin về đăng
10
kí đi nước ngoài của cán bộ, đăng kí đề tài nghiên cứu và đăng kí
sử dụng dịch vụ mạng).
 Cổng thông tin về người học (đối tượng ở đây là sinh viên, học
sinh nhà trường), các đối tường người dùng này cũng có thể thực
hiện chức năng đăng nhập hệ thống dưới một tài khoản được
cung cấp bởi người quản trị người dùng. Sau khi đăng nhập vào
hệ thống, người học có thể thực hiện các chức năng như đã mô tả
trong sơ đồ use case, quản lí đăng kí học (đăng kí môn học, xem
thông tin bảng điểm trực tuyến, xem thời khóa biểu), các thông
tin về tài nguyên học bao gồm: đề cương môn học, thư viện môn
học, E-lerning học trực tuyến, tài nguyên số và hòm thư điện tử.
 Ngoài ra trang web còn cung cấp chức năng cổng thông tin tuyển
sinh hỗ trợ tuyển sinh bao gồm các thông tin về tuyển sinh đại
học cao đẳng các năm. Đây là nội dung trang web tương ứng với

người dùng thông thường không thực hiện được các chức năng
đăng nhập hệ thống, nhưng có thể xem các tin tức bài viết trên
website, download tài liệu trực tuyến trên website.
 Các yêu cầu phi chức năng khác của hệ thống website:
 Về cơ bản trang web đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của
từng đối tượng người dùng có thể thực hiện được các chức năng
như đã nêu ra trong phần phân tích yêu cầu người sử dụng.
 Trang web cung cấp các giao diện sử dụng hợp lí đối với từng
đối tượng người sử dụng. Đối với người sử dụng là cán bộ: các
thông tin cần quản lí bao gồm thông tin về giảng dạy, thông tin
về các đề tài ngiên cứu,… Đối với người sử dụng là người học
các thông tin về đăng kí học tập, thông tin về bảng điểm,…
 Một số nội dung của trang web còn thiếu tính hợp lí và không
cần thiết trong triển khai trang web như nội dung về phần tiện
ích: nhắn tin SMS, multimedia,….
 Giao diện được bố trí theo hình thức đồ họa (GUI) dễ sử dụng
với người mới bắt đầu sử dụng website. Giao diện các cổng
thông tin hướng tới từng đối tượng người sử dụng một cách riêng
biệt hỗ trợ chuyên nghiệp đối với từng đối tượng người sử dụng
riêng.
2. Đánh giá các hệ thống có sẵn:
11
Các tiêu chí đánh giá chất lượng các yêu cầu phần mềm như đã trình
bày ở trên bao bồm các tiêu chí: tính hoàn thiện, tính chính xác, tính khả
thi, tính cần thiết, tính sắp xếp theo mức độ ưu tiên các yêu cầu phần mềm
và tính rõ ràng của nó.
a) Đánh giá các yêu cầu phần mềm của website www.hut.edu.vn:
 Tính hoàn thiện: Trang web hầu như đã đầy đủ và hoàn thiện về mặt
chức năng, các chức năng chuẩn đối với một cổng thông tin được đáp
ứng đầy đủ, chức năng xem thông tin, quản lí tài khoản trên website

được thực hiện chi tiết.
 Tính chính xác: Các nội dung đăng trên website được quản lí bởi một
bộ quản trị nội dung, các bài viết được quản lí không những về nội
dung mà còn cả về thời gian và quyền truy cập thay đổi nội dung bài
viết. Các yêu cầu được phát hiện như trên thể hiện chính xác các chức
năng cần thiết đối với từng loại người sử dụng hệ thống cổng thông
tin.
 Tính khả thi: Hầu hết các chức năng yêu cầu đặt ra với phần mềm là
khả thi có khả năng đáp ứng được. Tính khả thi thể hiện rõ ở từng
trang liên kết trong hệ thống cổng thông tin, các chức năng được biểu
hiện rõ nét và cài đặt chi tiết dễ dùng trong hệ thống.
 Tính cần thiết đối với các yêu cầu phần mềm:Trang web đã tương đối
đầy đủ các thông tin cần thiết, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế về
trình bày nội dung trên website, còn nhiều thông tin thừa không cần
thiết trong trình bày nội dung trang web, như thông tin về quảng cáo,
thông tin đã cũ không cần thiết trong trang thông tin.
 Tính sắp xếp theo thứ tự ưu tiên của các yêu cầu:Các yêu cầu được
sắp xếp theo thứ tự ưu tiên của trang web, thứ tự ưu tiên của trang
web bao gồm các chức năng được phát triển từ nhỏ đến lớn. Chức
năng nhỏ là các chức năng đăng nội dung các bài viết liên quan đến
từng chuyên mục, các thông báo. Các chức năng lớn là các chức năng
phức tạp hơn như quản lí người dùng, quản lí truy cập, phân quyền
truy cập cà quản lí các tài khoản.
 Tính rõ ràng:Trang web cổng thông tin được thể hiện rõ ràng, chi tiết,
tiện dùng đối với người sử dụng. Tính rõ ràng của trang web được thể
hiện qua các trang thông tin liên quan đối với từng đối tượng, trang
đăng kí, đăng nhập, quản lí thông tin học tập của sinh viên
12
sis.hut.edu.vn, trang quản lí thông tin người dùng của thư viện điện tử
library.hut.edu.vn. Nội dung của các phần trong trang web được thể

hiện rõ ràng đối với người dùng.
b) Đánh giá các yêu cầu phần mềm của website www.neu.edu.vn:
Về cơ bản các yêu cầu phần mềm của website đã đáp ứng được các
chức năng cần thiết của một cổng thông tin trường đại học. Tuy nhiên,
website vẫn còn một số hạn chế về mặt yêu cầu thiết kế giao diện và chưa
xây dựng theo đúng chuẩn của một website thông tin trường đại học theo
tiêu chuẩn quốc tế.
c) Đánh giá các yêu cầu phần mềm của website www.vnu.edu.vn:
Website là một hình mẫu về cổng thông tin trường đại học theo đúng
chuẩn, các yêu cầu chính được đáp ứng. Tính đồng bộ, nhất quán của hệ
thống được đáp ứng.
 Tính hoàn thiện: Trang web được xây dựng hỗ trợ gần như hoàn thiện
hết các chức năng trong sơ đồ yêu cầu chức năng đã nêu ra trong biểu
đồ use case. Chức năng hoàn thiện được thể hiện không chỉ về nội
dung mà còn thể hiện ở tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực đào tạo đại
học.
 Tính chính xác: Trang web đã thực hiện được chính xác các chức
năng của trang thông tin trường Đại học quốc gia Hà Nội, không có
các chức năng thừa. Mỗi chức năng thực hiện với từng đối tượng
người sử dụng rõ ràng.
 Tính khả thi: Các yêu cầu phần mềm đã nêu ra ở phần phân tích trên
là khả thi có thể thực hiện được. Tính khả thi được thể hiện qua các
tính năng của trang.
 Tính cần thiết: Về cơ bản trang web có đầy đủ các chức năng cần thiết
đối với hai nhóm người sử dụng: admin và người dùng thông thường.
Tuy nhiên, trang web cũng vẫn còn một số phần không thực sự cần
thiết làm giảm đi tính chính xác khi phân tích chức năng, như yêu cầu
về các ứng dụng online là không thực sự cần thiết trong các chức năng
chính của website.
3. Tổng hợp các yêu cầu phần mềm của hệ thống cần xây dựng:

Từ phân tích các website trên và đánh giá chất lượng các yêu cầu phần
mềm của từng website ta xây dựng được bảng các yêu cầu phần mềm quan
trọng, cần thiết và tương đối đầy đủ, tối ưu như sau:
13
Mã chức
năng
Tên chức năng
F001 Đăng nhập
F002 Đăng xuất
F003 Đăng ký tài khoản
F004 Tra cứu điểm
F005 Tra cứu thời khóa biểu
F006 Tra cứu thông tin sinh viên
F007 Tra cứu môn học
F008 Đăng ký học phần
F009 Đăng ký lớp học
F010 Nhập điểm
F011 Xử lý điểm
F012 Nhập thông tin môn học
F013 Nhập kế hoạch chuẩn
F014 Tạo các lớp học
F015 Quản lý thông tin sinh viên
F016 Đăng thông báo
F017 Đóng góp ý kiến
F018 Hiển thị một số thông tin chung
F019 Quản lí học phí sinh viên
Hình 2: Bảng các yêu cầu chức năng của hệ thống được xây dựng.
14
Phần 2: Tài liệu khảo sát hệ thống
Biên bản khảo sát

Các thành
viên đội dự
án:
Nguyễn Viết Anh – 20090132
Lương Trọng Phú – 20096268
Trần Ngọc Thoan – 20096272
Nguyễn Mai Thành – 20096271
Trần Nam Sơn – 20096270
Khách hàng: Các cán bộ và sinh viên trường đại học
Thời gian: 15/04/2012
I. Giới thiệu chung:
1. Mục đích:
Mục đích của tài liệu này là nhìn nhận tổng quan, khái quát. Là bước
đầu để xây dựng các tài liệu tiếp theo trong quy trình xây dựng các tài liệu
đặc tả yêu cầu phần mềm. Tài liệu này cũng khái quát sơ bộ các đối tượng
liên quan đến phần mềm trong quá trình lập tài liệu mô tả yêu cầu.
2. Phạm vi
Phạm vi của tài liệu này tập trung quanh nội dung các yêu cầu của 3
website: trường đại học Bách khoa Hà Nội, trường đại học kinh tế quốc
dân, trường đại học quốc gia Hà Nội. Các yêu cầu được tổng hợp, đánh
giá, so sánh và bổ sung để xây dựng một hệ thống mới.
Các đối tượng tham gia vào quy trình phát hiện yêu cầu cũng bao gồm
các cán bộ, sinh viên tham gia vào hệ thống website.
Phạm vi của website là xây dựng một hệ thống cổng thông tin điện tử
với đầy đủ chức năng, yêu cầu cần thiết của một cống thông tin.
II. Chuẩn bị nội dung thực hiện:
1. Danh sách các phương pháp phát hiện yêu cầu phần mềm:
a) Phương pháp 1:
Kĩ thuật phỏng vấn: thực hiện phỏng vấn đối với các đối tượng sẽ sử
dụng hệ thống phần mềm, từ đó rút ra các yêu cầu phần mềm cần thiết từ

phía người sử dụng đặt ra.
b) Phương pháp 2:
15
Kĩ thuật phát hiện yêu cầu phần mềm dựa vào phân tích use case: các
use case được thiết kế dựa trên ba cổng thông tin www.hut.edu.vn,
www.neu.edu.vn, www.vnu.edu.vn. Kĩ sư thiết kế website xây dựng sơ đồ
use case tổng quan của hệ thống, từ đó đưa ra các chức năng cần thiết của
website.
c) Phương pháp 3:
Kĩ thuật prototyping: đội dự án sẽ dựa vào các yêu cầu phần mềm sơ
bộ, bước đầu xây dựng một mẫu thử, check ý kiến của người sử dụng. Từ
đó có cơ sở để định hướng phát triển sửa đổi tiếp phần mềm thêm hoàn
thiện. Kĩ thuật này được làm theo định kì cho đến khi nghiệm thu phần
mềm.
2. Nội dung thực hiện:
 Nội dung thực hiện theo tiến độ: bước đầu của dự án.
Ngày khảo sát: 15/04/2010
Người khảo sát: thành viên đội dự án.
Đối tượng khảo sát: giảng viên của trường.
16
ST
T
Câu hỏi Kết quả
1
Các chức năng cần thiết của một
cổng thông tin trường đại học là
gì?
Các chức năng cần thiết của một
cổng thông tin bao gồm: đăng
nhập đối với thành viên, xem tin

trên website, thực hiện các chức
năng tương ứng đối với từng đối
tượng người dùng khi đăng
nhập được vào website.
2
Đối với đối tượng người dùng là
giảng viên thì có những chức
năng nào là cần thiết và được
quan tâm nhiều?
Đối với cán bộ giảng viên:
ngoài một tài khoản đồng bộ đối
với tất cả các site trong portal
thì cần thêm các chức năng
nghiệp vụ như: quản lí điểm
sinh viên, quản lí các bài đăng,
bài viết trên website. Có thể
phát triển thêm chức năng quản
lí thời khóa biểu của sinh viên
(tự động thiết lập thời khóa biểu
cho sinh viên).
3
Nếu giao diện portal được xây
dựng tương tự ba website của
trường Đại học Bách khoa Hà
Nội, trường Đại học kinh tế quốc
dân, trường Đại học quốc gia Hà
Nội, thì nên bảo lưu và bổ sung
hay chỉnh sửa những thành phần
nào?
Nếu website được xây dựng có

giao diện tổ chức như vậy thì
hầu như đáp ứng được hết các
yêu cầu của tất cả các đối tượng
người dùng, các chức năng thì
cần xử lí đồng bộ hơn (tất cả tài
khoản đều có thể đăng nhập trên
tất cả các site của portal). Một
số phần hình ảnh hay tin quảng
cáo nên hạn chế để tránh rối mắt
người sử dụng.
17
 Nội dung thực hiện theo tiến độ: bước đầu của dự án.
Ngày khảo sát: 15/04/2010
Người khảo sát: thành viên đội dự án.
Đối tượng khảo sát: sinh viên của trường.
18
ST
T
Câu hỏi Kết quả
1
Đối với sinh viên thì những chức
năng, yêu cầu nào đối với portal
trường đại học là cần thiết?
Đối với sinh viên thì điều được
quan tâm là chức năng quản lí
học tập: đăng kí học tập, quản lí
thời khóa biểu, cập nhật thông
báo, tin tức trên website. Ngoài
ra, đối với sinh viên thì yêu cầu
cần thiết một băng thông, đường

truyền đủ tốt để phục vụ tốt
những thời gian số lượng người
truy cập lớn những thời điểm
đăng kí học tập và cần thiết
đồng bộ hóa các tài khoản trên
tất cả các site trong portal.
2
Nếu giao diện cổng thông tin của
trường được xây dựng dựa trên
giao diện của ba website: trường
Đại học Bách khoa Hà Nội,
trường kinh tế quốc dân, trường
Đại học quốc gia Hà Nội, thì có
những ưu, nhược điểm nào?
Nếu giao diện portal được xây
dựng dựa trên ba website trên
thì đã tương đối đầy đủ các
chức năng đối với yêu cầu quản
lí học tập của sinh viên.
19
Phần 3: Tài liệu mô tả tổng quan hệ thống
Các phiên bản tài liệu
Ngày Phiên
bản
Miêu tả Người thực hiện
15/04/2012 1.0
Mô tả đầy đủ các thông tin về
phần mềm và dự án sẽ phát
triển. Phân tích, đánh giá các
yêu cầu phần mềm để đưa ra

kết luận về tính quan trọng, cần
thiết của các yêu cầu; thêm
hoặc bớt đi các yêu cầu đã xác
định được trong phần khảo sát
dự án.
Nguyễn Viết Anh –
thành viên đội dự án.
Trần Nam Sơn – thành
viên đội dự án.
I. Giới thiệu:
1. Mục đích:
Mục đích của tài liệu là phân tích và đưa ra các chức năng một cách tổng quát
nhất về dự án. Bước đầu phát hiện các chức năng lướn của một portal thông
tin trường đại học. Tài liệu cũng là cơ sở để xây dựng tiếp các thành phần chi
tiết của hệ thống.
2. Phạm vi:
Phạm vi của tài liệu:
• Các mô hình được sử dụng trong xây dựng tài liệu: mô hình phân tích
chức năng sử dụng UML, mô hình đánh giá dự án (mô hình 4P).
• Các thành phần khác được đề cập tác động đến trong tài liệu: thành
phần nhu cầu người sử dụng, thị truường của sản phẩm, chất lượng
sản phẩm, nhà tài trợ, môi trường sử dụng của phần mềm.
3. Các định nghĩa và thuật ngữ viết tắt:
- Portal: cổng thông tin.
- UML: Unifield Modeling Language.
4. Tài liệu tham khảo:
- Cổng thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội – www.hut.edu.vn
- Cổng thông tin trường Đại học kinh tế quốc dân – www.neu.edu.vn
- Cổng thông tin trường Đại học quốc gia Hà Nội – www.vnu.edu.vn
- Tài liệu ebook:

20
IEE-Std-830-1998.pdf - />5. Mô tả chung:
Trong tài liệu này còn bao gồm cả các phần chính sau: đánh giá vị trí của dự
án (cơ hội kinh doanh của đội dự án thực hiện dự án), mô tả người sử dụng
và những người có liên quan, tổng quan về sản phẩm phần mềm (chi phí và
giá cả của sản phẩm, triển vọng của sản phẩm phần mềm).
Cách tổ chức tài liệu như trên vì bước đầu tiên của dự án là phải đánh giá cơ
hội và khả năng thực hiện của dự án phần mềm, đánh giá tính khả thi của dự
án; nếu dự án khả thi đội dự án sẽ chuyển sang bước xây dựng và phát triển
phần mềm, đánh giá triển vọng của sản phẩm trong tương lai và dự đoán xu
hướng phát triển các chức năng.
II. Đánh giá vị trí dự án:
1. Cơ hội kinh doanh:
Các cơ hội kinh doanh từ dự án đến từ các trường đại học với quy mô lớn,
cần thiết phải quản lí thông tin bằng một portal. Nếu dự án hoàn thành và
hoạt động tốt thì phần mềm không chỉ chuyên biệt đối với một trường đại học
cụ thể mà có thể đáp ứng chung cho rất nhiều trường đại học khác nhau.
2. Báo cáo:
Vấn đề
Dự án giải quyết được vấn đề quản lí chung và
quản lí các thông tin cần thiết trong quản lí đào
tạo của một trường đại học, trong đó: quản lí
học tập của sinh viên là quan trọng nhất (hỗ trợ
quản lí đạo tạo theo cơ chế tín chỉ)
Những ảnh hưởng
Dự án tác động lớn đến thói quen quản lí của
cán bộ và thói quen học tập của sinh viên khi,
quá trình học tập được thực hiện tin học hóa và
quá trình quản lí sử dụng mạng Internet để làm
việc là chính.

Tác động
Có thể làm xáo trộn cách học theo cơ chế niên
chế của sinh viên; có thể gây phiền phức trong
quá trình sử dụng khi đối tượng người dùng của
website ít khi làm việc với Internet.
- Đào tạo, có tài liệu hướng dẫn sử
21
Giải pháp hữu hiệu là
dụng.
- Xây dựng portal hợp lí với giao diện
dễ sử dụng , tránh rườm rà để người
dùng mới cũng có thể dễ dàng làm chủ
trang web.
3. Đánh giá vị trí sản phẩm:
Dành cho
Khách hàng ở đây là cán bộ nhà trường, những
nhà quản lí; nhu cầu của khách hàng là xây dựng
một hệ thống thông tin để quy trình quản lí trở
nên dễ dàng và linh hoạt.
Người
Đối với nhà quản lí: nhu cầu sử dụng hệ thống để
thực hiện quy trình quản lí đào tạo theo hướng
chuyên nghiệp, tin học hóa.
Đối với người sử dụng là sinh viên: nhu cầu cần
thiết một hệ thống thông tin để có thể dễ dàng
trong việc học tập và nghiên cứu.
Sản phẩm
Các sản phẩm chính của website bao gồm: cổng
thông tin sinh viên, cổng thông tin cán bộ, trang
web các khoa viện, trang web cá phòng ban, hòm

thư điện tử của người dùng (hòm thư sinh viên,
hòm thư cán bộ giảng viên), trang web quản lí thư
viện điện tử.
Lý do
Các lợi ích của website: tiện dùng và được tích
hợp đồng bộ hóa giữa các trang trong hệ thống
portal, giao diện dễ sử dụng, đầy đủ hầu hết các
chức năng chính của một hệ thống quản lí thông
tin trường đại học.
Sản phẩm của chúng
ta
Một số điểm khác biệt cơ bản so với các phần
mềm đã có đó là tính đồng bộ hóa trong hệ thống,
tính kết nối các thông tin giữa các trang trong hệ
thống.
III. Mô tả người sử dụng và những người có liên quan:
22
Các đối tượng người sử dụng như đã mô tả bao gồm ba đối tượng chính:
sinh viên, cán bộ giảng viên, người phụ trách chung các trang web.
 Đối với người dùng là sinh viên, các thông tin cần quản lí bao gồm:
quản lí thông tin cá nhân, quản lí học tập, quản lí nghiên cứu.
 Đối với người dùng là cán bộ giảng viên, các chức năng chính của
hệ thống được quan tâm là: quản lí thông tin cá nhân, quản lí giảng
dạy, quản lí kết quả học tập của sinh viên.
 Đối với người phụ trách chung thì sẽ tùy vào chức vụ và phòng ban
làm việc sẽ có các yêu cầu khác nhau đối với website. Ví dụ đối với
cán bộ phòng đào tạo đại học, yêu cầu được quan tâm là đảm bảo
các thông tin liên quan đến sinh viên và cán bộ nói chung được
quản lí chặt chẽ và dễ hiểu.
1. Môi trường của người dùng:

Số người tham gia thực hiện dự án được chia thành các giai đoạn: giai đoạn
khảo sát, tìm hiểu chức năng, yêu cầu của hệ thống; giai đoạn phân tích hệ
thống, xây dựng các tài liệu đặc tả chức năng; giai đoạn thiết kế, xây dựng
chi tiết phần mềm dựa trên phân tích ở bước trước; giai đoạn triển khai tiến
hành xây dựng code mã nguồn và cài đặt hệ thống trên một môi trường cụ
thể; giai đoạn bảo trì và nâng cấp.
Số lượng thành viên tham gia từng giai đoạn của dự án là thay đổi theo từng
giai đoạn của dự án, số lượng nhân công tham gia nhiều nhất ở giai đoạn
phân tích, thiết kế và cài đặt hệ thống.
Cần tham khảo các chức năng có trong ba hệ thống website đã được xây
dựng, website của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường đại học kinh tế
quốc dân và trường đại học quốc gia Hà Nội, sẽ kế thừa và phát triển thêm
một số chức năng để hoàn thiện chức năng của cổng thông tin.
2. Dữ liệu về người dùng:
a) Người quản trị dự án:
Người đại
diện
Trưởng dự án phần mềm
Mô tả
Là một kĩ sư phần mềm phụ trách theo dõi, điều hành công
việc của dự án.
Phân loại
Thuộc nhóm người thành thạo trong việc sử dụng các yếu
tố kĩ thuật để xây dựng phần mềm,có khả năng tổ chức
công việc của dự án.
Sự liên quan Là người theo dõi dự án từ khi mới bắt đầu đến khi dự án
23
kết thúc.
Thông tin
khác

Các công cụ hỗ trợ quản lí giúp cho quản trị dự án thực
hiện tốt công việc của mình.
b) Người giám sát dự án:
Người đại
diện
Là người được ủy quyền của bộ phận khách hàng, thực hiện
các công việc theo dõi tiến độ của công việc.
Mô tả
Có thể là một người có chuyên môn hoặc không có chuyên
môn, nhưng có quyền hạn được đánh giá và đưa ra các yêu
cầu phần mềm trong quá trình thực hiện phần mềm.
Phân loại
Thuộc nhóm khách hàng, có thể có hoặc không có chuyên
môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có thể đánh giá
khả năng thực thi của dự án trong quá trình xây dựng phần
mềm.
Sự liên quan Là người theo dõi dự án từ khi mới bắt đầu đến khi dự án
kết thúc.
Thông tin
khác
Chủ yếu theo dõi dự án thông qua các báo cáo, tài liệu đặc
tả, các yêu cầu từ phía đội dự án về các vấn đề tài chính và
nghiệp vụ.
c) Các đối tượng người dùng khác:
Người đại
diện
Là nười tương tác sử dụng các dịch vụ của hệ thống, có thể
tham gia xây dựng bảng các yêu cầu phần mềm, tham gia
bổ sung trong quá trình chỉnh sửa thông tin về hệ thống.
Mô tả

Có thể là một người có chuyên môn hoặc không có chuyên
môn, có khả năng đánh giá và đưa ra các yêu cầu phần
mềm trong quá trình thực hiện phần mềm.
Phân loại
Thuộc nhóm khách hàng, có thể có hoặc không có chuyên
môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có thể kiểm tra và
bổ sung các chức năng cần thiết của dự án trong quá trình
xây dựng phần mềm.
Sự liên quan Tham gia vào dự án khi mới bắt đầu dự án và lúc dự án gần
hoàn thiện, sẽ bổ sung và chỉnh sửa các yêu cầu phần mềm
24
khi có phiên bản dùng thử.
Thông tin
khác
Xây dựng các yêu cầu cùng với thành viên đội dự án thông
qua các yêu cầu chức năng của người dùng đặt ra đối với hệ
thống, từ phiên bản dùng thử xây dựng bảng các yêu cầu
chức năng chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện hơn hệ thống.
IV. Tổng quan về sản phẩm:
Đưa ra một cái nhìn bậc cao về tiềm năng của sản phẩm, bề mặt chung
cho những ứng dụng khác, và cấu hình của hệ thống. Phần này thường
gồm 3 mục nhỏ sau:
 Triển vọng của sản phẩm.
 Chức năng của sản phẩm.
 Các giả thiết và sự phụ thuộc.
1. Triển vọng của sản phẩm:
Sản phẩm phần mềm cổng thông tin trường Đại học là một hệ thống lớn
được tích hợp rất nhiều chức năng, bao gồm nhiều cổng thông tin sinh viên,
cán bộ, các trang web khoa viện,… Các giao diện chung của hệ thống bao
gồm giao diện trang chủ, giao diện trang web quản lí học tập sinh viên, giao

diện trang web quản lí đào tạo, giao diện trang web công tác sinh viên.
Phân tích giao diện portal www.hut.edu.vn:
Giao diện trang chủ:
25

×