Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận Văn Đặc điểm địa hóa đá sinh dầu, khí trũng Đông Quan khu vực Miền Võng Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 80 trang )

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 3
1.1 Đặc điểm địa lí tự nhiên và kinh tế nhân văn. 3
1.1.1 Vị trí địa lí. 3
1.1.2 Đặc điểm thời tiết, khí hậu 3
1.1.3 Đặc điểm kinh tế nhân văn 5
1.1.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn. 5
1.2 Lịch sử tìm kiếm thăm dò. 6
1.2.1 Công tác Địa vật lý: 6
1.2.2 Công tác nghiên cứu và khoan 7
CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC 9
2.1 Khái quát chung. 9
2.2 Đặc điểm địa tầng 9
2.2.1 Các thành tạo trước Đệ Tam 9
2.2.2 Trầm tích Đệ Tam 10
2.2.3 Các thành tạo trầm tích Đệ Tứ( Q ). 16
2.3 Đặc điểm cấu kiến tạo 17
2.3.1 Khái quát chung 17
2.3.2 Các hệ thống đứt gãy 17
2.3.3 Phân vùng cấu trúc MVHN 23
2.3.4 Phân tầng cấu trúc 24
2.4 Những nét cơ bản về lịch sử phát triển địa chất 26
2.4.1 Khái quát chung 26
2.4.2 các giai đoạn phát triển địa chất. 26
2.5 Tiềm năng dầu khí khu vực MVHN 29
2.5.1 Tầng sinh 29
2.5.2 Tầng chứa 35


2.5.3 Tầng chắn 38
2.5.4 Kiểu bẫy 38
ii


2.5.5. Khả năng dịch chuyển và tích tụ hydrocacbon 39
CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA ĐÁ MẸ KHU VỰC TRŨNG ĐÔNG QUAN
40
3.1 Khái quát chung 40
3.1.1 Khái niệm đá mẹ 40
3.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá đá mẹ và các phương pháp nghiên cứu. 40
3.2 Đặc điểm địa hóa đá mẹ trũng Đông Quan. 56
3.2.1 Giới thiệu chung 56
3.2.2 Độ giàu vật chất hữu cơ. 57
3.2.3 Loại vật chất hữu cơ 62
3.2.4 Môi trường lắng đọng và phân hủy VCHC. 62
3.2.5 Độ trưởng thành của VCHC 67
3.2.6 Thời gian dịch chuyển của Hydrocacbon 72

iii


DANH MỤC HÌNH VẼ
STT
Số hình
vẽ
Tên hình vẽ
Trang
1
1.1

Vị trí miền võng Hà Nội
4
2
2.1
Cột địa tầng tổng hợp MVHN
12
3
2.2
Bản đồ phân vùng cấu trúc MVHN
20
4
2.3
Mặt cắt địa chấn A-A
21
5
2.4
Mặt cắt địa chấn B-B
22
6
2.5
Mặt cắt từ Tây Nam sang Đông Bắc MVHN
25
7
2.6
Đồ thị biểu diễn quan hệ HI – Tmax vùng Tiền Hải
32
8
2.7
Sơ đồ trƣởng thành nóc Oligoxen/ đáy Mioxen dƣới
MVHN

33
9
2.8
Mặt cắt địa chất địa hóa theo thuyến III
33
10
2.9
Các đối tƣợng đá chứa trong MVHN
36
11
2.10
Sơ đồ trƣởng thành tại đáy Oligoxen MVHN
37
12
2.11
Mặt cắt địa chất- địa hóa theo thuyến IV
37
13
3.1
Sơ đồ nhiệt phân Rock-Eval
44
14
3.2
Vị trí trũng Đông Quan trong Miền võng Hà Nội
56

15

3.3
Sơ đồ đẳng giá trị cacbon hữu cơ(TOC) tầng đá mẹ

Đình Cao – Phù Tiên
58
16
3.4
Sự biến đổi các thông số địa hóa theo độ sâu của GK
200
60
17
3.5
Sự biến đổi các thông số địa hóa theo độ sâu của GK
203
60
18
3.6
Biểu đồ tiềm năng sinh của trũng Đông Quan
61
19
3.7
Biểu đồ phân loại VCHC khu vực trũng Đông Quan
63
20
3.8
Môi trƣờng lắng đọng và phân hủy VCHC
Miền võng Hà Nội
64
21
3.9
Môi trƣờng phân hủy VCHC khu vực trũng Đông
Quan
65

22
3.10
Sơ đồ phân bố tƣớng trầm tích thời Oligoxen tại
MVHN
66
23
3.11
Sơ đồ phân bố tƣớng trầm tích thời Mioxen Hạ tại
MVHN
67
24
3.12
Bản đồ trƣởng thành nóc Oligoxen của trũng Đông
Quan
69
25
3.13
Bản đồ trƣởng thành đáy Oligoxen của trũng Đông
Quan
70
26
3.14
Mặt cắt địa chất địa hóa theo tuyến I
71
27
3.15
Mặt cắt địa chất địa hóa theo tuyến II
71
28
3.16

Mặt cắt địa chất địa hóa theo tuyến III
72
29
3.17
Mặt cắt địa chất địa hóa theo tuyến VIII
72
iv


30
3.18
Bản đồ thời gian di cƣ của Hidrocacbon của nóc
Oligoxen MVHN
73
31
3.19
Bản đồ thời gian di cƣ của Hidrocacbon của đáy
Oligoxen MVHN
74

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Số bảng-
biểu đồ
Tên bảng
Trang
1
1.1
Khối lƣợng thu nổ địa chấn 2D MVHN giai đoạn
1975-2006

7
2
1.2
Khối lƣợng công tác khoan dầu khí tại MVHN
8
3
2.1
Giá trị trung bình độ giàu VCHC và tiềm năng
sinh tại các giếng khoan MVHN
30
4
2.2
Độ trƣởng thành VCHC (theo chiều sâu) của đá
mẹ tại các GK
35
5
3.1
Phân loại VCHC
49
6
3.2
Phân loại độ giàu VCHC
52
7
3.3
Phân loại vật chất hữu cơ
53
8
3.4
Xác định môi trƣờng lắng đọng và phân

huỷVCHC theocác chỉ tiêu địa hoá
54
9
3.5
Giá trị các chỉ tiêu địa hoá cơ bản đánh giá độ
trƣởng thành của đá mẹ
55
10
3.6
Các giá trị xác định độ trƣởng thành của đá mẹ
55
11
3.7
Giá trị của các tham số địa hóa qua nhiệt phân
Rock-Eval của một sốghiếng khoan trong trũng
Đông Quan
59
12
3.8
Độ sâu trƣởng thành của VCHC khu vực trũng
Đông Quan
68
1


MỞ ĐẦU
Dầu khí là một tài nguyên vô cùng quý giá. Các sản phẩm của dầu khí đƣợc
ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống và là một nguồn năng lƣợng không thể thiếu
trong các ngành công nghiệp và cuộc sống dân sinh, sơ bộ chúng ta có thể đánh giá
nền kinh tế của một đất nƣớc thông qua nền công nghiệp này.

Ở Việt Nam, công tác tìm kiếm thăm dò đƣợc bắt đầu từ những năm 1960 ở
miền bắc và sau năm 1975 ở miền nam. Tuy là một ngành công ngiệp non trẻ nhƣng
đầy triển vọng và đã sớm khẳng định đƣợc vị trí của mình khi đóng góp một phần
rất lớn vào GDP của cả nƣớc và đây cũng là một trong những ngành xuất khẩu thu
ngoại tệ chính của Việt Nam.
Tuy nhiên ngành công nghiệp dầu khí là một ngành đòi hỏi phải có nguồn vốn
lớn và đầu tƣ nghiên cứu kỹ càng từ lúc bắt đầu tìm kiếm, thăm dò đến lúc phát
triển, khai thác mỏ. Chính vì vậy, cần phải tổng hợp, minh giải số liệu từ nhiều
nguồn khác nhau, từ số liệu địa chất, địa vật lý, từ kết quả khoan, thử vỉa, lấy mẫu,
nghiên cứu địa hoá… để có kết luận xác thực nhất về tiềm năng dầu khí khu vực nói
chung và của mỏ nói riêng. Trong đó nghiên cứu địa hoá, đặc biệt địa hoá đá mẹ là
một khâu quan trọng giúp đánh giá tổng quan về đá mẹ (độ giàu vật chất hữu cơ của
đá mẹ, dự đoán pha của chất lƣu, loại chất lƣu có trong đá, môi trƣờng thành tạo, độ
trƣởng thành, tiềm năng sinh và di cƣ của dầu và khí), giúp vạch ra phƣơng hƣớng
tìm kiếm, thăm dò tiếp theo nhằm gia tăng trữ lƣợng.
Bể trầm tích Sông Hồng là một bể trầm tích trẻ, đá mẹ thƣờng nằm ở những
vùng trũng sâu và cũng chính tại những vùng trũng sâu này đá mẹ đạt độ trƣởng
thành cao nhất. Trong khi đó hầu hết các giếng khoan tìm kiếm, thăm dò dầu khí
thƣờng hƣớng tới các cấu tạo dƣơng và các khối nâng để tìm kiếm sản phẩm. Do
vậy tầng sinh đƣợc đánh giá theo những giếng khoan này gặp rất nhiều khó khăn,
chƣa đủ để đánh giá khả năng cung cấp sản phẩm của đá mẹ tại những khu vực
chìm sâu nhƣ trũng Đông Quan.
Miền võng Hà Nội (MVHN) là một phần phía Tây Bắc của bể Sông Hồng có
cấu trúc địa chất rất phức tạp và đang rất đƣợc quan tâm nghiên cứu. Trong đó công
tác nghiên cứu đá sinh đang đƣợc triển khai mạnh mẽ. Với mong muốn hiểu biết
2


thêm về địa hóa nên tôi đã chọn đề tài “Đặc điểm địa hóa đá sinh dầu, khí trũng
Đông Quan khu vực Miền Võng Hà Nội” để làm đồ án tốt nghiệp.

Đề tài gồm ba phần chính:
Chƣơng I: Giới thiệu chung.
Chƣơng II: Nghiên cứu đặc điểm địa chất khu vực.
Chƣơng III: Nghiên cứu địa hoá đá mẹ khu vực trũng Đông Quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Mạnh Thường,
ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đồ án này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn Địa chất dầu
đã giúp tôi về chuyên môn và tạo điều kiện cho tôi có thời gian thực tập rất bổ ích
tại công ty dầu khí Sông Hồng.
Tôi xin đƣợc cảm ơn tới các kỹ sƣ đang làm việc tại công ty dầu khí Sông
Hồng, đặc biệt là anh hƣớng dẫn Phạm Khoa Chiết, và các cán bộ phòng Thăm Dò
- Khai Thác những ngƣời đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực
tập tại công ty.
Mặc dù bản thân đã cố gắng song sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá
trình viết và trình bày đồ án này, tôi rất mong nhận đƣợc sự nhận xét và đóng góp ý
kiến của toàn thể các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và các bạn đọc nhằm xây
dựng, chỉnh sửa đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn.




3


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Đặc điểm địa lí tự nhiên và kinh tế nhân văn.
1.1.1 Vị trí địa lí.
Miền Võng Hà Nội ( MVHN) nằm về phía Tây Bắc của bể trầm tích Sông

Hồng với tọa độ địa lý 19
0
53’20’’ đến 21
0
30’ vĩ độ Bắc và 105
0
21’10’’ đến
106
0
38’49’’ kinh độ Đông. MVHN có dạng hình tam giác cân, có diện tích khoảng
9000 km
2
mà đỉnh ở gần Việt Trì và cạnh đáy quy ƣớc là dải ven biển Nam Định–
Thái Bình – Hải Phòng dài trên 100 km.
MVHN là một vùng đồng bằng thấp có một vài nơi là bãi lầy. Phần lớn nằm ở
độ cao từ 0,4m đến 1,2m so với mực nƣớc biển. Tuy nhiên cũng có một số khu vƣc
đất cao, casto đá vôi hình thành các đỉnh núi nhọn và những dãy núi vùng rìa
MVHN. Độ nghiêng bề mặt là không lớn. Một đặc điểm của địa hình ven miền
võng là phần ven biển tồn tại những đƣờng gờ do quá trình rút đi của các đƣờng bờ
biển vịnh Bắc Bộ.

1.1.2 Đặc điểm thời tiết, khí hậu
Khu vực MVHN mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Bắc Việt
Nam. Theo quy luật, các hoạt động tìm kiếm - thăm dò và khai thác có thể bị ảnh
hƣởng bởi các yếu tố thời tiết sau:
+ Gió mùa Đông Bắc: Thƣờng xuất hiện thời gian từ nửa cuối tháng 11 năm
trƣớc đến tháng 4 năm sau. Gió mùa thƣờng thổi từ phía Đông Bắc dọc theo bờ biển
Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luồn theo các thung lũng sông giữa các cánh cung
núi ở Đông Bắc mang theo nhiều hơi ẩm.
+ Gió mùa Tây Nam: Thổi theo hƣớng Tây Nam diễn ra từ tháng 5 đến tháng

10, không khí nóng từ sa mạc Gobi phát triển xa về phía Bắc, khiến không khí ẩm
từ biển tràn vào trong đất liền gây nên mƣa nhiều.

4



Hình 1.1 Vị trí miền võng Hà Nội.
+ Bão: Theo thống kê năm 2004 mỗi năm nƣớc ta chịu ảnh hƣởng trung bình
từ 6 đến 7 cơn bão. Các cơn bão nhiệt đới có cƣờng độ trên cấp 7 thƣờng đi vào khu
vực trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 10. Thời gian ảnh hƣởng của các cơn bão
thƣờng ngắn, chỉ kéo dài từ 1 đến 5 ngày và đi kèm theo các cơn bão thƣờng có
mƣa lớn kéo dài trong vài ngày sau cơn bão đi qua.
+ Mƣa: Trong vùng cũng có 2 mùa là mùa mƣa và mùa khô rõ rệt. Mùa mƣa
kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10, trong đó hàng năm tổng lƣợng mƣa trung bình là
200 – 2500 mm, lƣơng mƣa nhiều nhất vào khoảng tháng 7 tháng 8 chủ yếu vào
mùa hè (90%)
Nhiệt độ và lƣợng mƣa thay đổi lớn theo mùa gây nhiều trở ngại cho công tác
thi công cũng nhƣ ảnh hƣởng tới sức khỏe và chất lƣợng công trình.
5


1.1.3 Đặc điểm kinh tế nhân văn
Đây là khu vực có mật độ dân số cao nhất Việt Nam, các địa phƣơng đều là
nền sản xuất nông nghiệp – ngƣ nghiệp nắm vai trò chủ đạo, mức sống của dân cƣ
nhìn chung từ trung bình đến thấp.
Hệ thống giao thông trong vùng tƣơng đối hoàn chỉnh, có thể đảm bảo giao
thông nhanh chóng và liên tục đến bất kì địa dân cƣ điểm nào. Đƣờng sắt có đƣờng
xe lửa từ TP Hà Nội đi Hải Phòng, Nam Định, Lạng Sơn, Lào Cai. Đƣờng bộ có
quốc lộ 5A và 1A ….đi qua. Đƣờng thủy có hai hệ thống quan trọng là sông Hồng

và sông Thái Bình. Đặc biệt là Hải Phòng có sẵn cảng dịch vụ dầu khí của Tổng
công ty dịch vụ dầu khí (PTSC). Hệ thống hàng không có các sân bay lớn nhƣ Nội
Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng)
Ở đây lại có những trung tâm công nghiệp, kinh tế, khoa học kĩ thuật và hành
chính quan trọng là: thủ đô Hà Nội, các thành phố Hải Phòng, Nam Định, Thái
Bình, Hải Dƣơng, Hƣng Yên…Trong vùng có các hệ thống trƣờng học, bệnh viện
tƣơng đối hoàn chỉnh, tạo ra một điều kiện thuận lợi đảm bảo cho mọi sinh hoạt tinh
thần, văn hóa, vật chất của nhân dân cũng là điều kiện cung cấp đáp ứng rất tốt nhân
tài và vật lực cho việc nghiên cứu, thăm dò và khai thác.

1.1.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn.
 Thuận lợi
Những thuận lợi cơ bản cho nhà điều hành bao gồm:
+ Trong toàn khu vực MVHN đã có nhiều tài liệu địa chất, địa vật lý và nhiều
giếng khoan.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động thăm dò và khai thác dầu,
khí, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, điều kiện thời tiết không quá khắc nghiệt, cơ sở
hạ tầng, giao thông tƣơng đối tốt.
+ Thị trƣờng tiêu thụ khí đã có sẵn và sẽ nhanh chóng đƣợc mở rộng nếu có
những phát hiện lớn.
+ Gần các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc.
+ Điều kiện chính trị ổn định.
+ Đƣợc sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của địa phƣơng…
 Khó khăn
Những khó khăn các nhà đầu tƣ vào khu vực này có thể bao gồm:
+ Cấu trúc địa chất tƣơng đối phức tạp.
6


+ Khó khăn về điều kiện thi công do mật độ dân cƣ cao dẫn đến chi phí cao.


1.2 Lịch sử tìm kiếm thăm dò.
1.2.1 Công tác Địa vật lý:
Công tác tìm kiếm thăm dò ở MVHN đƣợc tiến hành từ thập niên 60 của thế
kỷ trƣớc. Theo đặc điểm riêng biệt của từng thời kỳ, có thể phân chia thành các giai
đoạn nhƣ sau:
+ Giai đoạn trƣớc 1993:
Công tác thăm dò trên phạm vi MVHN trong thời kỳ này do Tổng cục Địa Chất
Việt Nam của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1975) sau đó là Tổng cục Dầu
khí Việt Nam của nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam tiến hành với sự giúp đỡ của
Liên Xô cũ.
- Giai đoạn từ 1959 đến 1975: tiến hành khảo sát tổ hợp phƣơng pháp địa vật
lý bao gồm trọng lực, từ, điện, địa chấn khúc xạ và phản xạ thƣờng nhằm đánh giá
bề dày, cấu kiến tạo của lớp phủ trầm tích Đệ Tam và triển vọng dầu khí của khu
vực Đồng bằng Sông Hồng - MVHN.
- Giai đoạn từ 1975 đến 1984: thu nổ 3826 km địa chấn 2D, tập trung chủ yếu
ở khu vực trung tâm và một số nơi thuộc phần rìa MVHN nhằm phân vùng triển
vọng và phát hiện các dạng bẫy có khả năng chứa sản phẩm dầu khí.
- Giai đoạn 1985-1993 gần nhƣ không có một hoạt động tìm kiếm thăm dò nào
mà chỉ tập chung vào khai thác mỏ khí Tiền Hải C.
Kết quả thăm dò địa vật lý trong các giai đoạn này với quan điểm đối tƣợng
thăm dò dầu khí là các bẫy dạng uốn nếp khép kín 3 - 4 chiều trong lát cắt trầm tích
Mioxen, Oligoxen đã đƣa ra các kết luận về cấu kiến tạo và triển vọng dầu khí của
MVHN làm cơ sở cho công tác khoan tìm kiếm – thăm dò sản phẩm dầu khí trên
các khu vực đƣợc đánh giá triển vọng.
+ Giai đoạn từ 1993 đến 2002: Công ty Dầu khí ANZOIL (Australia) – M&P
đã thực hiện tái sử dụng tài liệu địa chấn 2D thu nổ trong giai đoạn 1975-1983 và
thực hiện 3 chiến dịch thu nổ tài liệu địa chấn 2D.
Kết quả cho thấy khu vực MVHN chủ yếu là các bẫy dạng khối đứt gãy xiên
chéo trong Oligoxen và carbonat nứt nẻ chôn vùi. Nhà thầu Anzoil đã đƣa ra các kết

luận về cấu kiến tạo, phân vùng đối tƣợng triển vọng khác nhau làm cơ sở cho công
tác khoan thăm dò.
+ Giai đoạn từ 2000 đến 2009:
7


Công ty Đầu tƣ - Phát triển Dầu khí (PIDC), nay là PVEP đã thực hiện:
- Tái xử lý tài liệu địa chấn 2D theo chƣơng trình xử lý đặc biệt.
- Minh giải lại toàn bộ tài liệu địa vật lý
- Thu nổ bổ sung địa chấn 2D trên khu vực Tây Nam và Đông Nam

Bảng 1.1: Khối lƣợng thu nổ địa chấn 2D MVHN giai đoạn 1975-2006
TT
Giai đoạn
Nhà điều
hành
Khối lƣợng
Kỹ thuật công
nghệ thi công
Ghi chú
(km)
1
1975-1983
Tổng cục DK
Việt Nam
3825,0
Ghi tƣơng tự,
ghi số, bội
quan sát: 6,
12, 24

Thiết bị kỹ
thuật của
Liên Xô
cũ, Pháp
2
1993-2000
Anzoil
2300
Ghi số, bội
quan sát: 48-
72
Thiết bị kỹ
thuật của
Pháp
3
2002-2006
Petrovietnam
(PIDC)
545,0
Ghi số, bội
quan sát 60
Thiết bị kỹ
thuật của
Pháp và
TQ
Tổng
cộng


6670,0




1.2.2 Công tác nghiên cứu và khoan
+ Giai đoạn trƣớc 1993: Trên phạm vi MVHN với mục đích nghiên cứu địa
chất, cấu tạo, thăm dò và khai thác dầu khí đã khoan tổng cộng 67 GK. Trong đó có
21 giếng khoan nông và 46 giếng khoan sâu, khoan thẩm lƣợng và khai thác. Đã
phát hiện mỏ khí tại các GK 102 (Kiến Xƣơng C), GK200 (Đông Hoàng - Đông
Quan), GK101 (Kiến Xƣơng A) và mỏ khí Tiền hải C.
+ Giai đoạn từ 1993 đến 2002
Nhà thầu Anzoil đã tiến hành phân tích lại toàn bộ tài liệu địa vật lý giếng
khoan và mẫu lõi của các GK hiện có trong MVHN. Từ 1996 đến 2002, Anzoil và
M&P đã khoan 10 GK thăm dò và thẩm lƣợng, trong đó phát hiện khí ở cấu tạo D14
(thuộc cấu tạo vòm kèm đứt gãy xiên chéo Oligoxen trũng Đông Quan).
+ Giai đoạn từ 2000 đến 2009
8


Công ty PIDC đã thực hiện hai chiến dịch khoan thăm dò tổng cộng 07 GK
trong hai giai đoạn:
- Giai đoạn 2001-2002: 03 GK trên các cấu tạo Phù Cừ, Xuân Trƣờng thuộc
rìa TN và Tiền Hải C. Trong đó có GK PV-THC-02 bắt gặp các vỉa khí của mỏ
THC và phát hiện thêm 1 vỉa mới (T0), gia tăng trữ lƣợng khai thác khoảng 50 triệu
m
3
khí.
- Giai đoạn 2004-2007: khoan 04 GK trên phần kéo dài về phía Bắc của cấu
tạo THC, trên cấu tạo ĐQD-THC, trên cấu tạo Kiến Xƣơng A và trên cấu tạo ĐQD.
Kết quả GK PV-ĐQD-1X đã phát hiện một số vỉa khí trong lát cắt Mioxen và
Oligoxen, hiện đang khai thác theo chế độ thử vỉa kéo dài; GK PV-KXA-1X có dấu

hiệu khí nhƣng thử vỉa không cho dòng, đóng giếng; GK PV-ĐQD-2X đã gặp 5 vỉa
chứa khí, hiện đang thử vỉa kéo dài.

Bảng 1.2 Khối lƣợng công tác khoan dầu khí tại MVHN
STT
Giai đoạn
Nhà điều
hành
Số lƣợng
Độ sâu thăm

Ghi chú
(GK)
1
1959-1993
Tổng Cục
ĐC và Tổng
Cục DK Việt
Nam
67
Độ sâu khoan
từ 650-4100m
Phát hiện
mỏ khí
THC
2
1993-2000
Anzoil –
M&P
10

Độ sâu khoan
từ 1200-
3800m
Phát hiện
khí trên
D14 và dầu
thô trên
B10
3
2001-2007
Petrovietnam
(PIDC)
7
Độ sâu khoan
1200-3400m
Phát hiện
khí trong
Oligoxen –
ĐQD
Tổng
cộng


84




9



CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC

2.1 Khái quát chung.
Nghiên cứu địa tầng luôn gắn liền với công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí và
đã có một số kết quả đáng ghi nhận.
Do dầu khí đƣợc hình thành và tích tụ ở những địa tầng có độ sâu nhất định
bị các lớp trầm tích có tuổi trẻ hơn phủ lên trên, ta không thể trực tiếp quan sát
đƣợc. Các giếng khoan cách xa nhau, tỉ lệ các mẫu lõi còn hạn chế nên để xây dựng
cột địa tầng tổng hợp cần phải sử dụng tổng hợp các tài liệu địa chấn địa tầng, địa
vật lí giếng khoan, mẫu mùn khoan, mẫu lõi
Phân chia thạch địa tầng là đơn vị cơ bản trong việc xây dựng cột địa tầng
tổng hợp. Đặc điểm thành phần thạch học đƣợc xác định bằng các tài liệu trầm tích,
cổ sinh, ranh giới của các đơn vị địa tầng thƣờng đƣợc dựa vào tài liệu Carota, còn
đặc trƣng bề mặt bất chỉnh hợp các đơn vị địa tầng thƣờng dựa vào tài liệu địa chấn,
liên kết địa tầng giữa các vùng dựa vào tuổi trầm tích xác định đƣợc theo tài liệu cổ
sinh và theo dõi các tập địa chấn mang tính khu vực.

2.2 Đặc điểm địa tầng
Miền Võng Hà Nội (MVHN) hiện tại là phần đất liền và là cánh nghiêng
hƣớng tâm của bể Sông Hồng đã đƣợc nghiên cứu từ lâu với những tổ hợp phƣơng
pháp tƣơng đối hoàn chỉnh, khối lƣợng giếng khoan (GK) cũng tƣơng đối nhiều, độ
sâu khoan tối đa hơn 4000m, theo mặt cắt địa chấn bề dày trầm tích Đệ Tam có thể
đạt tới 7000m. Cột địa tầng tổng hợp (Hình 2.1).
Trên cơ sở nghiên cứ địa chất khu vực từ dƣới lên trên đƣợc chia làm các phần
 Các thành tạo có tuổi trƣớc Kainozoi.
 Lớp phủ trầm tích Đệ Tam.
 Lớp phủ trầm tích sau Đệ Tứ.


2.2.1 Các thành tạo trước Kainozoi.
Do biến chất nên móng trong MVHN không đồng nhất về tuổi địa chất cũng
nhƣ về vật chất thành tạo, địa hình móng thay đổi phức tạp chỉ có một số giếng
khoan ở vùng rìa mới đạt tới độ sâu móng. Vậy nên việc liên kết móng, đặc biệt ở
10


khu vực trung tâm MVHN chủ yếu dựa trên đặc điểm trƣờng sóng không phân dị rõ
nét trên tài liệu địa chấn.
Hệ thống đứt gãy phát triển trong móng chủ yếu là đứt gãy thuận, chia móng
thành các khối nhỏ.
Móng trƣớc đệ tam ở MVHN lộ ra khá đa dạng tại các đới ngoài rìa và phân
nhánh thành nhiều đới thành hệ khác nhau. Tại rìa Tây Nam MVHN đá móng cổ
nhất gồm các đá biến chất kết tinh gneis, phiến biotit - amphybol protezozoi gặp tại
các giếng khoan GK15 (Nam Định) GK57 (Hải Hậụ) Còn tại đới rìa Đông Bắc đã
gặp đá móng là các thành tạo đá vôi có tuổi C-P của hệ tầng Bắc Sơn, đá vôi và đá
phiến Silic Devon giữa trên hệ tầng Lỗ Sơn, cát kết phiến sét màu đỏ xen cuội kết
Devon dƣới của hệ tầng Đồ Sơn.
Ngay giữa trung tâm MVHN đã phát hiện móng Mezozoi tại GK100 (độ sâu
3941m) thành phần chủ yếu là đá phun trào Riolit và các đá vụn kiểu dung nham
núi lửa và sụt võng trƣớc núi Mezozoi. Các đối tƣợng móng lớn hơn 4500m và
chƣa có dấu hiệu nào xác minh sự có mặt của Cacbonat nứt nẻ, hang hốc. Khu vực
nƣớc nông tuy nằm ở trung tâm MVHN nhƣng trên bản đồ đẳng sâu móng nó là
một miền nâng rộng chắn từ phía Nam và phía Đông làm cho mặt móng Trƣớc
Kainozoi tại MVHN có dạng oval kéo dài theo hƣớng Tây Bắc-Đông Nam. Khép
kín hai bên bởi đứt gãy Sông Lô và đứt gãy Hƣng Yên là vùng nâng của móng Tây
Bắc còn phía Đông Nam bị thu hẹp sau đó mở rộng dần ra biển.

2.2.2 Trầm tích Đệ Tam
 Hệ paleogen - E

2

 Thống Eoxen – Hệ tầng Phù Tiên - E
2
pt
Mặt cắt chuẩn đƣợc Phạm Hồng Quế mô tả lại GK104 Phù Tiên - Hƣng Yên
nằm ở độ sâu 3544m đến 3860m. Thành phần thạch học gồm các lớp cát kết, sét kết
màu tím gan gà, màu xám, xen kẽ với các lớp cuội kết với kích thƣớc cuội từ vài cm
tới vài chục cm. Thành phần cuội chủ yếu là Riolit, phiến kết tinh và Quaczit. Cát
kết đa khoáng có độ mài tròn chọn lọc kém có nhiều thạch anh, canxit bị gặm mòn,
xi măng canxit, xerixit. Bột kết rắn chắc, thƣờng có màu tím chứa xerixit và oxit
sắt. Trên cùng là lớp cuội kết hỗn tạp màu tím, đỏ, xen kẽ các đá phiến sét. Các hóa
thạch tìm thấy đều là bào tử phấn hoa. Trầm tích này gặp ở các giếng khoan sâu, có
chiều dày khoảng 400m đến 500m và đƣợc thành tạo trong môi trƣờng lục địa
tƣớng lũ tích (proluvi) và các hồ giữa núi.
11


 Thống Oligoxen - Hệ tầng Đình Cao - E
3
đc.
Đƣợc phát hiện tại GK104 xã Đình Cao - Phù Tiên - Hƣng Yên. Tại đây hệ
tầng nằm trong khoảng độ sâu 2396m đến 3544m. Mặt cắt chủ yếu gồm cát kết màu
xám sáng, xám sẫm đôi chỗ phớt tím xen các lớp kẹp cuội kết dạng puding, sạn kết
chuyển lên các lớp bột kết, sét kết màu xám, xám đen rắn chắc xen ít lớp cuội, sạn
kết. Bề dày của hệ tầng Đình Cao tại mặt cắt này là 1148m.
Hệ tầng đình cao phát triển mạnh ở Thái Thụy, Tiền Hải bao gồm cát kết
xám sáng, xám sẫm, hạt nhỏ đến vừa, đôi khi gặp cuội kết, sạn kết có độ chọn lọc
trung bình đến tốt. Xi măng là cacbonat, sét và oxit sắt.
Trên mặt cắt địa chấn, hệ tầng Đình Cao đặc trƣng bằng phản xạ mạnh, biên

độ cao, độ liên tục trung bình, gián đoạn xâm thực thể hiện các hạt trầm tích vụn thô
chân núi hay aluvi. Phần dƣới của mặt cắt có dạng phản xạ không liên tục, biên độ
trung bình đặc biệt còn nhận thấy phấn đáy của tập đƣợc thể hiện bằng các mặt kề
áp một pha, độ liên tục kém, biên độ cao. Đây chính là mặt bất chỉnh hợp giữa hệ
tầng Đình Cao và Phù Tiên.
Trong hệ tầng Đình Cao mới chỉ nhìn thấy các vết in thực vật, bào tử phấn hoa và
động vật nƣớc ngọt, hóa thạch động vật thân mềm nƣớc ngọt Viviparus kích thƣớc
nhỏ. Tuy hóa thạch này có khoảng phân bố địa tầng rất rộng (Creta - Neogen), nhƣng
rất có ý ngĩa trong việc đánh dấu trầm tích Oligoxen ở MVHN. Nên nó đƣợc dùng để
nhận biết hệ tầng Đình Cao (các lớp chứa viviparus nhỏ).
Với những đặc điểm trầm tích, cổ sinh nhƣ trên có thể thấy rằng trầm tích hệ
tầng Đình Cao tạo thành trong môi trƣờng đầm hồ, sông ngòi liên quan tới các địa
hào, bán địa hào liên quan tới quá trình hình thành trầm tích hệ tầng Phù Tiên.

12



ĐÁ PHUN TRÀO AXIT CÁT BỘT PHÂN LỚP XIÊN
ĐÁ CACBONNAT SÉT CUỘI THAN
Hình 2.1 .Cột địa tầng tổng hợp MVHN (Công ty dầu khí Sông Hồng)
13


 Hệ Neogen - N
 Thống Mioxen - N
1

 Phụ thống Mioxen dƣới - Hệ tầng Phong Châu-N
1

1
pch
Năm 1972 Paluxtovich và Nguyễn Ngọc Cƣ đã mô tả mặt cắt trầm tích đƣợc
mở ra tại GK100 xã Phong Châu - Thái Bình tại đây hệ tầng nằm ở khoảng độ sâu
1820m đến 3000m. Trầm tích điệp Phong Châu gồm các lớp sét kết, bột kết xen kẽ
các lớp cát kết. Sét kết màu xám đến xám đen, chứa nhiều vật chất hữu cơ, cấu tạo
khối, đôi khi phân lớp mỏng, gắn kết chắc.
Bột kết màu xám đến xám tối, thành phần chủ yếu là thạch anh, mica, hạt mài
tròn, lựa chọn trung bình đến tốt, xi măng cacbonat, sét, kiểu cơ sở, lấp đầy, cấu tạo
khối, đôi chỗ phân lớp mỏng, gắn kết chắc.
Cát kết màu xám sáng, hạt nhỏ đến vừa, thành phần chủ yếu là thạch anh,
feldspat, mica, khoáng vật phụ có granat, hạt mài tròn, lựa chọn trung bình, xi măng
sét, cacbonat, kiểu tiếp xúc, lấp đầy, cấu tạo khối. Chiều dày lớp 5 – 10m, đôi khi
đến 30m.
Các hóa đá chủ yếu là các bào tử phấn hoa, phổ biến nhất là phấn Betulacea
và Fagaceae. Hệ tầng Phong Châu đƣợc thành tạo trong môi trƣờng đồng bằng châu
thổ (GK104) có xen kẽ nhiều pha biển (GK100) với các trầm tích biển tăng lên rõ rệt
từ MVHN ra vịnh Bắc Bộ. Nhƣ vậy môi trƣờng thành tạo chủ yếu là ven bờ, châu
thổ, biển nông. Hệ tầng nằm bất chỉnh hợp lên hệ tầng Đình Cao và các đá cổ hơn.
 Phụ thống Mioxen giữa - Hệ tầng Phủ Cừ-N
2
1
pc.
Phan Huy Quynh, Đỗ Bạt và Lê Văn Cự đặt tên hệ tầng Phủ Cừ khi xem xét
lại toàn bộ các mặt cắt qua hệ tầng này tại các giếng khoan sâu xuyên qua toàn bộ
các hệ tầng (GK 100,101,102,204). Trầm tích hệ tầng Phù Cừ có ở trong khoảng
chiều sâu từ 1200m đến 2000m. Đây là tập trầm tích phát triển tƣơng đối rộng và
đƣợc phân ra các phụ hệ tầng PC1, PC2, PC3. Đặc điểm của hệ tầng này là các
thành phần trầm tích xen kẽ nhau có tính chu kì liên tục và rõ rệt giữa các lớp.
- Phụ hệ tầng Phù Cừ 1 - N

2-1
1
pc
Trầm tích phụ hệ tầng Phù Cừ 1 phân bố trong khoảng 1680m đến 2000m.
Thành phần trầm tích gồm các lớp cát kết, bột kết và sét kết xen kẽ nhau.
Cát kết màu xám sáng, hạt nhỏ đến vừa, thành phần chủ yếu là thạch anh,
feldspat, mica, khoáng vật phụ có tuamalin, glauconit, gronat, hạt mài tròn, lựa chọn
trung bình đến tốt, cấu tạo khối, xi măng cacbonat, sét, dạng tiếp xúc, lấp đầy, gắn
kết chắc.
14


Bột kết màu xám, xám đen, thành phần chủ yếu là thạch anh, mica, hạt mài
tròn, lựa chọn tốt, cấu tạo khối, đôi chỗ cấu tạo vi phân lớp, xi măng cacbonat, sét,
dạng tiếp xúc, lấp đầy, gắn kết chắc. Chiều dày lớp 5 – 10m.
Sét kết màu xám, xám tối, trong sét chứa nhiều xerexit dạng vảy nhỏ, cấu tạo
khối, rắn chắc.
-Phụ hệ tầng Phù Cừ 2-3 – N
1-(2-3)
1
pc
Trầm tích phụ hệ tầng PC 2-3 phân bố trong khoảng 1200m – 1680m.
Trầm tích phụ hệ tầng này bao gồm các lớp cát sét xen các lớp sét kết, bột kết
và ít lớp than
Cát kết màu xám sáng, xám phớt vàng, hạt nhỏ đến vừa, thành phần chủ yếu là
thạch anh, feldspat, ít mảnh đá, khoáng vật phụ có inmenit, granat, glauconit, hạt
mài tròn trung bình, lựa chọn trung bình đến tốt, xi măng sét, cacbonat, kiểu tiếp
xúc hoặc lấp đầy, cấu tạo khối, đôi chỗ phân lớp mỏng, gắn kết chắc. Trong đá
nhiều hạt feldspat đã bị biến đổi thành kaolinit.
Sét kết màu xám, xám đen, chứa nhiều vật chất hữu cơ, cấu tạo khối rắn chắc.

Bột kết màu xám đến xám tối, thành phần chủ yếu là thạch anh, mica, chứa vật
chất hữu cơ, cấu tạo khối, đôi khi phân lớp mỏng, xi măng sét, cacbonat, gắn kết
chắc. Trong bột kết có chứa các ổ pyrit và các kết hạch xiderit.
Than màu đen, ánh nhựa, vết vỡ dạng vỏ sò, giòn, nhẹ.
So với các phức hệ của hệ tầng Phong Châu, phức hệ cổ sinh của hệ tầng Phủ
Cừ phong phú hơn rất nhiều với tất cả các dạng: cổ thực vật (vết in lá cây) bào tử
phấn hoa ….
Trầm tích hệ tầng phủ cừ đang trong giai đoạn tạo đá Diagenes muộn đến
Katagenes sớm. Môi trƣờng thành tạo của vùng Tiên Hƣng - Phủ Cừ là tam giác
châu lục địa và vùng Kiến Xƣơng – Tiền Hải là tam giác châu biển. Nhƣ vậy trầm
tích đƣợc tạo thành trong môi trƣờng đồng bằng, duyên hải, biển rìa.
 Phụ thống Mioxen trên – Hệ tầng Tiên Hƣng - N
1
3
th
Hệ tầng này phân bố trong khoảng 330m đến 1200m có mặt tại tất cả các GK
ở MVHN bao gồm các lớp trầm tích phân nhịp rõ ràng. Đƣợc phân ra các phụ hệ
tầng TH1, TH2, TH3
- Phụ hệ tầng Tiên Hƣng 1 - N
3-1
1
th
Phân bố trong khoảng 830m đến 1200m.
Trầm tích của phụ điệp này bao gồm các lớp bột kết, sét kết xen với các lớp
cát kết, sét than và than.
15


Bột kết màu xám, đến xám đen thành phần chủ yếu là thạch anh, mica, cấu tạo
khối và cấu tạo phân lớp mỏng, xi măng sét, cacbonat, gắn kết trung bình.

Sét kết màu xám, xám đen, cấu tạo khối, phân lớp mỏng, giàu vật chất hữu cơ,
gắn kết trung bình đến rắn chắc.
Cát kết đa khoáng, màu xám sáng, hạt nhỏ đến vừa, thành phần chủ yếu là
thạch anh, silic, mica, ngoài ra còn có các mảnh đá, feldspat bị biến đổi thành
kaolinit, hạt mài tròn, lựa chọn trung bình, xi măng sét, cacbonat.
Than màu đen, giòn nhẹ, ánh nhựa, vết vỡ vỏ chai. Sét than màu nâu đen đến
đen, gắn kết yếu đến trung bình.
- Phụ hệ tầng Tiên Hƣng 2-3–N
3-(2-3)
1
th
Phân bố trong khoảng 330m đến 830m.
Các lớp cát, cát kết xen với các lớp bột kết, sét kết, sét than và than.
Cát, cát kết màu xám, xám sáng, hạt vừa đến lớn, đôi chỗ có lẫn sạn sỏi, hạt mài
mòn, lựa chọn kém, thành phần chủ yếu là thạch anh, feldspat, mica cấu tạo khối, xi
măng chủ yếu là sét, gắn kết yếu. Trong cát kết này có nhiều vật chất hữu cơ.
Sét kết, bột kết màu xám, xám tối, cấu tạo khối, đôi chỗ phân lớp mỏng, gắn
kết trung bình. Sét dễ trƣơng nở khi gặp nƣớc.
Than màu nâu, đen, mềm bở; về phía dƣới của phụ hệ tầng, than có màu đen,
ánh mỡ, dòn, nhẹ, vết vỡ vỏ chai. Các lớp than từ 2-4m phân bố dạng đới dọc theo
gần bờ biển hiện tại trong khu vực nghiên cứu nhƣ ở các GK63, GK106, GK110,
GK102.
Trầm tích Tiên Hƣng thành tạo trong điều kiện tam giác châu lục địa phân bố
ở vùng Phủ Cừ, Tiên Hƣng và ở khu vực Tiền Hải C, Kiến Xƣơng là trầm tích hồ
đầm lầy, chứa nhiều vỉa than. Phần còn lại thành tạo trong tam giác châu biển. Trầm
tích Tiên Hƣng vẫn chƣa bị biến đổi nhiều, các hạt vụn tiếp xúc với nhau dạng
điểm, mức độ gắn kết chƣa cao, có thể tiếp xúc vào giai đoạn Diagenes muộn.
Hệ tầng Tiên Hƣng tiếp xúc với hệ tầng Phủ Cừ nằm dƣới bằng mặt bất chỉnh
hợp có dấu hiệu biển lùi ở đới nâng cao, với hai pha phản xạ mạnh không liên tục
thành tạo trong môi trƣờng đầm lầy, đồng bằng châu thổ ngập nƣớc xen kẽ các pha

biển nông ven bờ. Điều kiện biển tăng đáng kể ở phần trên của lát cắt và nhìn chung
có xu thế ảnh hƣởng của môi trƣờng biển tăng dần từ phần Tây Bắc xuống Đông
Nam của MVHN
16


Vào cuối thƣời kì này MVHN chịu ảnh hƣởng của pha nén ép cục bộ gây lên
bất chỉnh hợp khu vực ở nóc Tiên Hƣng. Mức độ bào mòn giảm dần theo hƣớng từ
khu vực Kiến Xƣơng - Tiền Hải - Đông Quan.
 Thống Plioxen - Hệ tầng Vĩnh Bảo - N
2
vb
Trầm tích hệ tầngVĩnh Bảo đƣợc đặt tên trên kết quả của GK3 tại Vĩnh Bảo-
Hải Phòng, tại đây hệ tầng nằm trong khoảng độ sâu 240-500m. Nằm bất chỉnh hợp
lên trầm tích Mioxen đánh dấu sự phát triển cuối cùng của trầm tích Đệ Tam trong
MVHN.
Trầm tích điệp Vĩnh Bảo phân bố rộng khắp hầu nhƣ trên toàn MVHN với
chiều dày từ 60-500m bao gồm các tập cát hạt mịn xen lẫn bột kết màu xám
lục,xanh phớt vàng độ mài tròn chọn lọc tốt. Ở phía Bắc và Đông Bắc hạt không
đều có sự xen kẽ cuội và sạn. Tại GK104 trầm tích mang tính đầm lầy ven biển có ít
sét than.Trong cát kết hạt mịn thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, granat,
Inmenit, Pyrit, Mica…chứa nhiều hóa đá động vật biển loại ForaminiFera, Molusca.
Trầm tích của hệ tầng Vĩnh Bảo đang ở trong quá trình tạo đá, thành tạo trong
môi trƣờng biển nông.

2.2.3 Các thành tạo trầm tích Đệ Tứ ( Q ).
 Hệ tầng Hải Dương - Q
1
hd.
Đƣợc đặt tên theo tỉnh Hải Dƣơng nơi đặt GK8 (tại Gia Lộc-Hải Dƣơng).

Hệ tầng Hải Dƣơng phân bố rộng khắp trên toàn MVHN (dày khoảng 87m tại
GK101).
Gồm cát kết thành phần đa khoáng chứa nhiều vụn mica. Cuội kết màu xám
sáng gồm thạch anh, Silic, mảnh Quaczit khoáng vật phụ gồm nhiều Granat, độ bào
mòn chọn lọc kém xen kẹp bột và sét đen.
Hóa đá động vật mới chỉ tìm thấy một ít Foraminifera ở GK6 tại độ sâu 152m.
Trầm tích Hải Dƣơng chƣa bị biến đổi nhiều, nằm phủ bất chỉnh hợp lên tầng
Vĩnh Bảo tạo thành trong môi trƣờng lục địa, lũ tích, ít pha biển.
 Hệ tầng Kiến Xương-Q
2
kx
Do Lê Văn Chân mô tả và đặt tên trầm tích của hệ tầng này lần đầu tiên tại
GK5 (Kiến Xƣơng - Thái Bình)
Hệ tầng Kiến Xƣơng tại GK101 dày khoảng 38m gồm cát kết màu xám sáng
hạt nhỏ đến trung, sét pha cát và bột kết xen lẫn, có mặt hóa đá lọai Chân Bụng,
17


Chân Đầu và Gai Biển, San Hô, Trùng Lỗ đặc trƣng cho môi trƣờng biển đánh dấu
một đợt biển tiến rộng khắp trên toàn MVHN trong thời kì Holoxen.

2.3 Đặc điểm cấu kiến tạo
2.3.1 Khái quát chung
Bình đồ cấu trúc hiện tại của MVHN là một châu thổ có hình tam giác cân có
đỉnh ở Việt Trì và đáy giáp với vịnh Bắc Bộ (bờ biển từ Hải Phòng tới Nam Định)
Hình 2.2. Đây là phần đất liền của bể trầm tích Sông Hồng. Rìa Đông Bắc đƣợc giới
hạn bởi đới nâng cao của móng Paleozoi muộn (D-C-P). Rìa Tây Nam là phần nhô
cao của móng kết tinh Proterozoi thuộc đới châu thổ Sông Hồng và cấu trúc
Mezozoi Ninh Bình - Sông Đà. Đỉnh Tây Bắc của MVHN kề gối lên các thành tạo
biến chất cao Proterozoi và các thành tạo vụn phun trào Ryolit Mezozoi. Phía Đông

và Đông Nam là vịnh Bắc Bộ và cùng là phần kéo dài về hƣớng tâm của bể trầm
tích Sông Hồng.

2.3.2 Các hệ thống đứt gãy
 Đứt gãy Sông Hồng.
Đứt gãy Sông Hồng là hệ thống đứt gãy sâu hình thành sớm (Có thể từ
Proteeozoi?-Paleozoi?) và tái hoạt động nhiều lần, đặc biệt trong Kainozoi.
Đứt gãy Sông Hồng là hệ thống đứt gãy phát triển song song vì thế thƣờng
đƣợc gọi là đới đứt gãy Sông Hồng. Kéo dài trên 1000km từ Tây Tạng tới Biển
Đông. Trên hình ảnh vệ tinh cũng nhƣ trên các tài liệu từ và trọng lực thể hiện cấu
trúc dạng tuyến rõ rệt.
Đứt gãy Sông Hồng cắm dốc về phía Đông Bắc, với góc 70
0
xuyên sâu trên
60km, cắt qua mặt mô hô. Các hoạt động dịch trƣợt trái xảy ra trong Paleogen –
Neogen sớm, làm khối Tây Nam dịch chuyển tƣơng đối về phía Đông Nam với biên
độ vài trăm km. Vào cuối Mioxen, xảy ra hiện tƣợng dịch trƣợt phải gây nên hiện
tƣợng nghịch đảo trong bể.
 Đứt gãy Sông Lô.
Đứt gãy Sông Lô dài khoảng 600 km phát triển từ biên giới Việt - Trung kéo
xuống dọc theo thung lũng Sông Lô, men theo rìa Tây Nam của dãy núi Tam Đảo ra
đến phía Tây Bắc của lô 107 và nhập vào hệ thống đứt gãy Vĩnh Ninh.
Đứt gãy Sông Lô đƣợc xem là đứt gãy trƣợt bằng phải, có biên độ dịch chuyển đo
đƣợc 2,5 km, có nơi thể hiện nhƣ một đứt gãy thuận có góc cắm về phía Tây - Nam .
18


 Đứt gãy Sông Chảy.
Mức độ phá hủy và ảnh hƣởng đối với các trầm tích cổ và trẻ khác nhau. Đối
với nền cổ theo tài liệu địa chấn khúc xạ khoảng 800÷1200m. Đối với lớp phủ

Neogen theo tài liệu phản xạ khoảng 1000÷1200m, rộng nhất 4000÷4500m.
Đứt gãy này thể hiện bởi đặc điểm lắng đọng trầm tích, cánh Tây Nam nâng
lên qua GK15 gặp nền kết tinh ở chiều sâu 150m.Cũng nền này ở dải Khoái Châu-
Tiền Hải gặp lớp phủ trầm tích rất dày, theo tài liệu địa vật lí và khoan ở 2500m đến
3200m
Đứt gãy này phát triển theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam bắt đầu từ Trung
Quốc qua biên giới Việt - Trung theo thung lũng sông chảy tới Việt Trì vào đồng
bằng Sông Hồng và đổ ra biển. Hệ thống đứt gãy Sông Chảy và đứt gãy Sông Hồng
tạo lên một đới khâu Sông Hồng hết sức quan trọng trong sự hình thành và phát
triển địa chất của bể trầm tích Sông Hồng.
Đứt gãy dài khoảng 800km và có thể sâu tới mặt moho. Đây là một đứt gãy
sâu và tái hoạt động nhiều lần, có hƣớng cắm về phía Đông Bắc với góc dốc 64-80
độ. Biên độ dịch chuyển trong thời kì Kainozoi đạt từ 1000m đến 2000m.
Hoạt động của đới đứt gãy này có thể hoạt động trong Oligoxen (khoảng 30
triệu năm) và kết thúc ở Plioxen (khoảng 5 triệu năm).
 Đứt gãy Vĩnh Ninh.
Đây là đứt gãy lớn lộ ra ở Việt Trì chìm xuống ở MVHN đến Tây Bắc lô 107 sau
đó nhập với đứt gãy Sông Lô tạo ra địa hào trung tâm phía Tây Bắc bể Sông Hồng. Nó
là ranh giới phân chia dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải và Trũng Đông Quan.
Đây là hệ thống đứt gãy tƣơng đối trẻ so với hệ thông đứt gãy Sông Lô, có thể
hình thành vào thời kì đầu của giai đoạn tách giãn của bể Sông Hồng và cắm sâu
vào móng, hƣớng cắm Tây, Tây Nam. Trong Oligoxen đứt gãy Vĩnh Ninh hoạt
động nhƣ một đứt gãy thuận đồng trầm tích và cuối Mioxen đứt gãy này với các
nhánh phụ của nó chịu tác động trở lại nhƣ một đứt gãy nghịch. Chính là do pha nén
ép vào thời kì Mioxen muộn đã để lại hàng loạt cấu tạo âm, dƣơng theo dạng hình
hoa (flower structure) bám theo các đứt gãy nghịch và tạo thành các bẫy có khả
năng tích tụ khí nhƣ mỏ khí Tiền Hải C.
 Đứt gãy Thái Bình .
Xuất hiện ở phía Đông Bắc của đứt gãy Sông Chảy phần từ Khoái Châu, Kim
Động qua thành phố Thái Bình xuống Xuân Thủy ra biển. Có thể đƣợc hình thành do

19


kết quả của hoạt động đứt gãy Sông Chảy tách phần Đông Nam thành trũng Vũ Tiên,
cùng đứt gãy Vĩnh Ninh phân Đông Bắc đới trung tâm thành trũng Phƣợng Ngãi.
Đứt gãy Thái Bình là đứt gãy nghịch. Nó là một phần của đứt gãy Sông
Chảy,có phƣơng Tây Bắc - Đông Nam. Hƣớng cắm Đông Bắc đứt gãy có độ sâu
ảnh hƣởng khá lớn (khoảng 25km)
 Các đứt gãy ngang hƣớng Đông Bắc - Tây Nam.
Các đứt gãy có hƣớng ĐB - TN cùng phƣơng với hệ uốn nếp Caledonit Catazi
cổ hơn và kéo dài từ tây Lôi Châu sang. Nhƣng trên diện tích vùng nghiên cứu thì
trở nên yếu hơn khi gặp các đứt gãy Sông Lô - Vĩnh Ninh. Đặc điểm của các đứt
gãy này là phát triển mạnh trong thời kỳ Paleogen và tái hoạy động trong đầu thời
kỳ Neogen
.
Vai trò của các hệ thống đứt gãy với các tích tụ dầu, khí
Hầu hết các cấu tạo vòm, bán vòm trong vùng nghiên cứu đều nằm cận kề với
các đứt gãy. Do đó các đứt gãy này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và
phá hủy các tích tụ dầu khí. Trong đó các hệ thống đứt gãy phát triển theo hƣớng
Tây Bắc – Đông Nam nằm trong trũng trung tâm thƣờng đóng vai trò là một màn
chắn kiến tạo tất tốt, ngoài ra vào các thời kì hoạt động kiến tạo có thể chúng còn
đóng vai trò là các đƣờng dẫn dầu, khí di chuyển từ những tầng sinh thấp hơn lên
các bẫy chứa.

20



Hình 2.2 Bản đồ phân vùng cấu trúc MVHN
21





Hình 2.3 Mặt cắt địa chấn A-A

×