Phần 1: Mở đầu
1. Lý do chọ đề tài:
Dạy học là hoạt động quan trọng có tính chất quyết định sự phát triển
của nhà trường nói chung, của trường THCS nói riêng.
Hiện nay các trường THCS đã và đang trú trọng tới vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh, đổi mới
công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, tăng cường nề nếp kỷ cương nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, góp phần vào công cuộc đổi mới
đất nước – đổi mới về yêu cầu con người trong giai đoạn hiện nay đó là
việc hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” kiên quyết ngăn chặn, khắc
phục các hiện tượng tiêu cực trong thi cử và tình trạng chạy theo thành tích.
Vì vậy, để đáp ứng được mục đích chung của giáo dục, để dạy học
có chất lượng tốt không thể không đổi mới công tác quản lý trường học.
Quản lý chỉ đạo dạy học ở trường THCS chính là việc quản lý việc
dạy của thầy, việc học của trò. Nếu người quản lý xác định được vai trò
trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của mình đối với sự nghiệp giáo dục,
từ đó, luôn tìm tòi sáng tạo, lựa chọn các phương pháp phù hợp để quản lý
quá trình dạy học thì sẽ đạt kết quả cao.
Quản lý như thế nào để thực hiện được các yêu cầu đặt ra, đó là một
vấn đề đã làm cho nhiều nhà giáo dục, nhiều nhà quản lý trường học quan
tâm nghiên cứu nhưng chưa đưa ra một giải pháp quản lý nào có tính khuôn
mẫu, chuẩn mực cho các cấp học, ngành học để cho các đơn vị trường
THCS thực hiện. Các nhà quản lý chỉ dựa vào mục tiêu của từng cấp học để
hoạch định kế hoạch.
Là người trực tiếp quản lý tại trường THCS ở vùng núi kinh tế đặc
biệt khó khăn thuộc khu vực vùng sâu xa của huyện Đà Bắc, đời sống nhân
dân khó khăn, kinh tế còn nghèo, gần như 100% dân số làm nghề nông
nghiệp với kĩ thuật và công nghệ còn lạc hậu, tiềm năng thiên nhiên không
có, là xã thuộc địa bàn khó khăn trong huyện Đà Bắc, vì vậy bản thân tôi
xác định:
1
Mặc dù, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước nền giáo dục
cả nước nói chung và giáo dục xã Đồng Nghê nói riêng đã và đang từng
bước thay đổi căn bản về chất nhưng so với yêu cầu chung của đất nước thì
chất lượng dạy học ở cấp THCS, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số đang là mối băn khoăn, lo lắng nhiều cho các nhà giáo
dục.
Chất lượng thấp và vẫn còn có nơi chưa được thực tế như vậy là do
nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ phía người dạy và người
học, mà người chịu trách nhiệm chính về chất lượng này trước xã hội lại là
các Nhà quản lý trường học đặc biệt trách nhiệm có liên quan trực tiếp nhất
đó chính là Hiệu trưởng các nhà trường.
Làm thế nào để tháo gỡ những vướng mắc trong các khâu quản lý và
khắc phục các hạn chế, yếu kém trên là vấn đề đặt ra cho các đồng chí cán
bộ quản lý cấp cơ sở nói chung và bản thân tôi nói riêng ?
Xuất phát từ những lý do trên và những vấn đề bức xúc của ngành đã
và đang được xã hội quan tâm, được Đảng và Nhà nước giao cho quản lý
trường PTDTBT THCS Đồng Nghê của huyện Đà Bắc, tôi mạnh dạn
nghiên cứu đề tài:
“Một số biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học của
Hiệu trưởng Trường THCS “.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng dạy học của giáo viên và học sinh tại đơn vị.
- Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học
góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường.
- Tìm hiểu thực trạng của công tác chỉ đạo hoạt động dạy và học của
hiệu trưởng nhà trường hiện nay để từ đó đúc rút kinh nghiệm quản lí trong
nhà trường THCS. Đồng thời thông qua đề tài này tôi mong muốn đồng
nghiệp tham khảo, góp ý để tìm ra các mặt ưu điểm đã đạt được cũng như
những hạn chế cần rút kinh nghiệm để đi đến một kinh nghiệm quản lí việc
dạy và học trong nhà trường THCS được tốt hơn, có hiệu quả hơn.
2
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này nhằm nghiên cứu về công tác quản lí việc dạy và học ở
trường PTDTBT THCS Đồng Nghê.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu về thực trạng của công việc quản lí dạy và học trong nhà
trường PTDTBT THCS Đồng Nghê.
Tìm hiểu thực tế về hồ sơ sổ sách của nhà trường từ đó rút ra bàn học
kinh nghiệm về công tác quản lí trong việc dạy và học.
Tìm hiểu thực tế về công tác dạy của giáo viên, học của học sinh trên lớp
thông qua việc dự giờ, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh, tham khảo
tìm hiểu các đồng chí, đồng nghiệp, thông qua ý kiến của các bậc phụ
huynh học sinh.
Phương pháp thống kê hồ sơ sổ sách, tổng hợpc các số liệu.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu việc dạy và học trong ba năm gần đây.
3
Phần: Nội dung
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ “MỘT SỐ BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CỦA
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS ".
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
1.1 Quản lý: Là quá trình dựa vào quy luật khách quan vốn có của hệ
thống để tác động đến hệ thống, nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái
mới.
Quản lý còn có thể hiểu là điều khiển, là quy trình công nghệ chỉ
huy, điều hành, hướng dẫn để bắt đối tượng quản lý phải thực hiện, phải
phục tùng người quản lý.
1.2. Quản lý trường học:
Là quản lý hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục
khác theo mục tiêu chương trình giáo dục.
Quản lý cán bộ, quản lý giáo viên, công nhân viên, tuyển sinh và
quản lý người học. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị và tài chính theo
quy định của pháp luật.
1.3. Quản lý dạy học:
+ Quản lý hoạt động dạy:
Là quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học chương
trình dạy học quy định nội dung, phương pháp và cách thức dạy học các
môn, thời gian tiến hành dạy các môn để thực hiện mục tiêu cấp học.
Thực hiện chương trình đào tạo là thực hiện pháp lệnh của Nhà nước
do Bộ Giáo dục ban hành.
Chương trình phải được thực hiện nghiêm túc, không được thay đổi,
thêm bớt hoặc làm sai lệch.
Yêu cầu của người quản lý là quản lý giáo viên dạy đúng, đủ theo chương
trình.
4
Muốn quản lý được nội dung chương trình thì người quản lý cần nắm
vững nội dung chương trình của từng khối lớp, từng bộ môn, phổ biến cho tổ
chuyên môn, cho giáo viên nắm được chương trình và những thay đổi của
chương trình lập kế hoạch dạy cả năm học, từng kỳ, từng tháng, từng tuần
theo chương trình chung.
Lập thời khoá biểu, sử dụng thời khoá biểu theo chương trình kế
hoạch để quản lý giờ dạy trên lớp, quản lý việc soạn bài của giáo viên và
việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.
Người quản lý thường xuyên kiểm tra kế hoạch chuyên môn, lịch báo
giảng, sổ đầu bài, sổ điểm và các loại hồ sơ khác theo quy định để phát hiện
những tồn tại yếu kém của giáo viên và yêu cầu bổ sung kịp thời những sai
lệch đó.
+ Quản lý hoạt động học :
Người quản lý trường học cần quan tâm hoạt động học của học sinh
thông qua hoạt động dạy của giáo viên.
Hoạt động đó được thể hiện qua việc xây dựng nội quy, quy chế cho
học sinh thực hiện. Quan tâm đến giáo dục đạo đức học sinh, động viên
khuyến khích kịp thời những học sinh có thành tích cao. Phối hợp với các
lực lượng giáo dục tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao
thành tích học tập của các em.
Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực,
tự giác và tính độc lập sáng tạo của học sinh. Quan tâm đến việc hướng dẫn
cho học sinh cách tự học; tổ chức bồi dưỡng và phụ đạo cho học sinh trong
nhà trường.
Theo dõi, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của các em,
kịp thời phát huy những ưu điểm, điều chỉnh những nhược điểm.
+ Quản lý các điều kiện, vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học.
Muốn quản lý tốt hoạt động dạy và học trong nhà trường người Hiệu
trưởng không chỉ quan tâm đến việc dạy của thầy, việc học của trò mà cần
phải chú ý đến việc xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
5
học. Vì vậy, người Hiệu trưởng cần có kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh
đạo xây dựng các phòng học, các phòng chức năng, mua sắm trang thiết bị,
tạo điều kiện cho thầy, trò hoạt động trong môi trường cơ sở vật chất đầy
đủ và tốt nhất.
6
Chng II: THC TRNG VN QUN Lí CH O HOT
NG DY V HC CA HIU TRNG TRNG PTDTBT
THCS NG NGHấ.
I. VI NẫT KHI QUT V TèNH HèNH A PHNG V
TèNH HèNH NH TRNG:
1. Khỏi quỏt v tỡnh hỡnh a phng:
ng Nghờ l mt xó vựng ụng bc ca huyn Bc. Phớa Bc giỏp
xó Hong Thng, phớa nam giỏp xó Hong Phong, phớa ụng giỏp xó Hong
Ph, phớa tõy giỏp xó Hong Thnh. Xó cú 12 thụn vi tng s h thi im
iu tra thỏng 4 nm 2009 l 1352 h, vi 5942 dõn. a s l ngi dõn l
nụng nghip thun tuý, kinh t cũn khú khn, trỡnh dõn trớ so vi khu
vc cũn thp, s gia ỡnh cú hc sinh hc ang cũn cú tỡnh trng i lm n
xa nhiu, khụng quan tõm, chm lo sỏt sao c n vic hc ca cong cỏi.
Nhiu ph huynh cũn khụng bit con mỡnh hc lp no, gn nh tt c u
trm s nh thy, ng Nghờ là một trong những xã khó khăn. Điều
kiện kinh tế còn kém phát triển, trình độ dân trí còn thấp ca huyn Bc
tnh Hũa Bỡnh.
Địa bàn trải rộng trên 5 xúm bản, trong đó có 4 bn cách xa trung tâm
xã từ 5 đến 8km, 2 bn phi i qua sụng. Đờng xá đi lại hết sức khó khăn.
Số học sinh ở bán trú 100% là các em ngời dân tộc Dao, Mng, Ty ở
4 xúm bản cách xa trung tâm nên việc đi lại gặp rất nhiều khó, ảnh hởng
tới tỷ lệ chuyên cần.
Điều kiện kinh tế của gia đình các em học sinh đi học bán trú hầu hết
đều là những gia đình nghèo, cận nghèo, nên không chu cấp thực phẩm đầy
đủ và thờng xuyên cho các em ra học.
Trình độ dân trí ở 4 xúm bản cách xa trung tâm còn khá chênh lệch so
với 1 xúm ở trung tâm, điều đó ảnh hởng đến nhận thức về công tác giáo
dục và cho con em tới lớp.
Hầu hết các em học sinh cấp THCS đều là những lực lợng lao động
chính trong gia đình. Điều đó ảnh hởng tới tỷ lệ chuyên cần của các em.
7
Cơ sở vật chất dành cho học sinh ăn ở tại trờng còn nhiều thiếu thốn,
phòng ở còn chật hẹp, phần lớn số giờng ngủ của học sinh đều là chắp vá,
sửa chữa nên chất lợng không đảm bảo, chăn, màn, chiếu ngủ còn thiếu.
Tỡnh hỡnh an ninh chớnh tr tng i n nh, cỏc t nn xó hi
c gii quyt kp thi, trit .
ng u, Hi ng nhõn dõn, UBND, cỏc t chc xó hi, cỏc on
th hot ng rt cú hit qu. c bit nhn thc ca cỏc cp ngnh v
nhõn dõn v cụng tỏc giỏo dc gn õy ó cú mt bc chuyn bin rừ rt,
xõy dng c h thng khuyn hc t xó n cỏc thụn.
2. c im tỡnh hỡnh nh trng.
Trng PTDTBT THCS ng Nghờ c thnh lp thỏng 7 nm
2012 tớnh n nay mi c 01 nm ( tin thõn l trng THCS ng
Nghờ ). Tuy vy, c cỏc cp u ng v Chớnh quyn v nhõn dõn quan
tõm h tr v c s vt cht cng nh trang thit b dựng dy hc; cỏc
c s h tng ó c u t xõy dng, cỏc phũng hc cao tng ó thay th
cho cỏc phũng hc cp 4. Trang thit b phc v cho cụng tỏc dy v hc
hng nm c cp v tng i y . Bn gh giỏo viờn v hc sinh y
cho vic t chc hc mt ca/ 1 ngy. Hin nay trng cú 04 phũng hc
kiờn c, bn gh giỏo viờn v hc sinh y cho 04 lp hc vi 106 hc
sinh.
- Nm hc 2010 - 2011 trng PTDTBT THCS ng Nghờ cú 04
lp vi 107 hc sinh.
- Nm hc 2011 - 2012 trng PTDTBT THCS ng Nghờ cú 04
lp vi 108 hc sinh
- Nm hc 2012 - 2013 trng PTDTBT THCS ng Nghờ cú 04
lp vi 106 hc sinh
Cỏn b giỏo viờn Tng s 12 ng chớ .
- Trong ú : + Hiu trng 01 ng chớ.
+ Phú hiu trng 01 ng chớ
+ Giỏo viờn trc tip ging dy : 10 /c
1. Thun li:
8
Trong những năm gần đây ngành giáo dục của xã Hoằng Lưu được
Đảng ủy, UBND xã, các ban ngành đoàn thể địa phương quan tâm hơn về
nhiều mặt. HĐGD, hội khuyến học cấp xã thành lập và phát huy tương đối
tốt vai trò trách nhiệm, hoạt động có chất lượng. Đội ngũ cán bộ giáo viên
có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn 100%( Đại học 13/28 đ/c =
46,4%. Cao đẳng 15/28 đ/c = 53,6%). Tập thể cán bộ giáo viên đầy năng
lực, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc, đoàn kết và an tâm công
tác.
- Học sinh có động cơ học tập đúng đắn, chăm ngoan lễ phép, bề nổi
của nhà trường phát triển từ phong trào hoạt động đoàn đội và các đoàn thể
phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể địa phương.
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ cho học một ca và học bồi dưỡng
(Toàn trường có 10 phòng học hai tầng). Đồ dùng trang thiết bị tương đối
đầy đủ. Tuy nhiên để đảm bảo yêu cầu mới thì còn phải cố gắng nhiều hơn
nữa cho các phòng chức năng, trang thiết bị dạy học cho các khối học.
An ninh địa phương tương đối ổn định.
2. Những khó khăn.
Đời sống kinh tế của nhân dân trong xã nhìn chung còn nghèo, vì
vậy việc đầu tư cho con em đi học gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất tuy
đã phục vụ tương đối tốt cho dạy và học nhưng vẫn còn nhiều thiếu thốn
chưa đáp ứng được so yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay
như phòng đa năng, phòng nghe nhìn, khu vui chơi giải trí, các trang thiết
bị về thí hoá nghệm, phòng học vi tính,… Phần đông giáo viên còn trẻ
mới ra trường, tuổi đời, tuổi nghề còn ít, chưa có kinh nghiệm nhiều trong
việc dạy học sinh mũi nhọn, một số cán bộ giáo viên còn ở xa, việc đi lại
còn vất vả, giáo viên địa phương ít mà chủ yếu là các giáo viên ở xã khác
đến dạy. Đội ngũ giáo viên còn thiếu thừa cục bộ giữa các bộ môn so với
quy định, sự phân bổ giáo viên giữa các môn không đồng đều nên khó khăn
cho việc bố trí chuyên môn, một số môn còn thừa giáo viên như: Văn, sử,
hoá sinh nhưng một số môn lại thiếu như Mĩ thuật, giáo dục công dân nên
ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy và học.
Học sinh còn ham chơi chưa chú tâm đến việc học hành, việc tiếp
thu bài còn chậm …
9
Với những khó khăn cơ bản nêu trên đã phần nào ảnh hưởng đến
việc nâng cao chất lượng dạy và học trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
năm học.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG
DẠY VÀ HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ
THCS ĐỒNG NGHÊ NĂM HỌC 2012 -2013.
1. Thực trạng đội ngũ giáo viên:
- Tổng số cán bộ giáo viên: 16.
- Giáo viên trình độ đạt chuẩn trở lên là: 100%.
- Giáo viên đạt khá, giỏi là : 60%.
2. Thực trạng tình hình học sinh :
- Tổng số: 106 học sinh: - Chia: 4 lớp – bình quân: 25 học sinh trên
lớp.
- Chất lượng học tập:
+ Học sinh xếp loại khá, giỏi hàng năm là: 15%.
+ Học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt hàng năm là: 70%.
+ Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm là 90 -> 95%.
Thông qua số liệu thống kê về chất lượng văn hoá và đạo đức của
học sinh, chất lượng đội ngũ giáo viên có thể nhận thấy rằng: Đơn vị đã có
sự khởi sắc và chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Nhưng
so với yêu cầu chung thì kết qủa như trên chưa đáp ứng được mục tiêu giáo
dục đã đề ra.
Nguyên nhân;
- Công tác quản lý của BGH đôi lúc làm việc còn nể nang, chưa quyết
liệt. Một số ít cán bộ giáo viên ý thức trách nhiệm trong công tác giảng dạy
chưa cao còn vi phạm quy chế chuyên môn. Hồ sơ giáo án còn sơ sài, cẩu
thả, đối phó.
- Nhân sự giáo viên biến động liên tục trong năm dẫn đến việc tổ chức
sắp xếp chuyên môn gặp nhiều khó khăn. Anh chị em giáo viên một số còn
phải dạy chéo ban đào tạo dẫn đến chất lượng chuyên môn chưa cao.
10
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn thiếu
thốn. Một số loại hoá chất dùng để dạy học thí nghiệm không còn sử dụng
được. Nhà ở giáo viên còn tạm bợ. Dụng cụ sử dụng tập đoàn thiết thốn
như gường, tủ, bàn ghế cá nhân …
- Vẫn còn một bộ phận phụ huynh học sinh nhận thức chưa đúng đắn
về giáo dục. Họ cho rằng, việc dạy chữ, dạy người là của nhà trường, họ
chưa quan tâm đến việc chăm lo cho con họ, hơn nữa các em ở các gia đình
này thường chưa có ý thức tự giác, học tập, chất lượng đạo đức cũng chưa
tốt.
- Bên cạnh đó, một số giáo viên mới ra trường đang trong thời gian tập
sự, tuổi đời còn non trẻ, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học,
phương pháp soạn bài thiết kế giờ dạy trên lớp còn lúng túng,
- Trong năm học này toàn ngành phát động ứng dụng công nghệ thông
tin dạy học. Nhưng do điều kiện trường lớp, địa phương còn nghèo nàn nên
chưa sử dụng các thiết bị hiện đại trong giờ dạy được. Việc sử dụng giáo án
điện tử chỉ được sử dụng khi đi thao giảng tuyến huyện, tuyến tỉnh.
- Số ít giáo viên trẻ tuy có trình độ, có năng lực nhưng lòng yêu nghề,
mến trẻ chưa cao, ý thức rèn luyện, phấn đấu nâng cao tay nghề còn hạn
chế. Vẫn còn nặng quan niện đi vùng cao làm nghĩa vụ, nên chưa chuyên
tâm vào công tác giảng dạy.
- Các ban ngành đoàn thể chưa thật sự nhiệt tình trong việc phối kết
hợp với gia đình – nhà trường để giáo dục các em.
- Học sinh còn nặng nề phong tục tập quán lạc hậu, nhiều em nói tiếng
phổ thông chưa thạo nên việc tiếp thu bài trên lớp rất hạn chế.
- Chất lượng đầu vào lớp 6 còn thấp.
- Những biểu hiện trên đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng dạy học ở nhà
trường.
3. Thực trạng những giải pháp quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và
học của Hiệu trưởng Trường PTDT Bán Trú THCS Đồng Nghê năm
học 2013 - 2014.
11
3.1. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ
cán bộ giáo viên và bản thân người quản lý.
- Người quản lý không ngừng học tập, nghiên cứu các chỉ thị, nghị
quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục tuyên truyền giáo dục cho các
thành viên trong nhà trường cùng thực hiện.
- Nắm vững nội dung quản lý trường học và các phương pháp quản lý
dạy học trong nhà trường.
- Nhận thức sâu sắc về đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cần
thiết.
- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên theo
chương trình, mục tiêu của cấp học.
3.2. Quản lý dạy học thông qua chương trình dạy học.
- Chương trình dạy học là quy định rõ nội dung, phương pháp hình
thức, thời gian, số tiết, số tuần thực hiện yêu cầu mục tiêu cấp học.
- Chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước, Hiệu trưởng phải
nắm vững và có trách nhiệm phổ biến, yêu cầu giáo viên thực hiện đúng.
- Hiệu trưởng là người nắm vững chương trình ở các bộ môn thật
chính xác. Tránh tình trạng giáo viên dạy tuỳ tiện, cắt xén chương trình dồn
ép chương trình. Bản thân người Hiệu trưởng phải hiểu: Nội dung chương
trình ở trường THCS là củng cố, phát triển nội dung chương trình ở Tiểu
học, đảm bảo cho học sinh sau khi học xong THCS, các em có những hiểu
biết cơ bản về toán học, ngữ văn, về các kiến thức khoa học xã hội, khoa
học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, những hiểu biết tối thiểu về kỹ
thuật hướng nghiệp, ngoài ra còn có các môn học tự chọn, có chương trình
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…
- Các biện pháp quản lý nội dung chương trình:
- Ban Giám hiệu nhà trường phải thường xuyên kiểm tra phân phối
chương trình, sổ đầu bài, sổ điểm, sổ báo giảng và hồ sơ giáo án của giáo
viên… đối khớp các loại hồ sơ kịp thời phát hiện những sai phạm và có
12
biện pháp điều chỉnh, nhắc nhở, phê bình, xử lý kỷ luật chuyên môn đối với
những cá nhân vi phạm Quy chế chuyên môn của đơn vị.
- Phân cử cho Hiệu phó và Tổ trưởng chuyên môn duyệt giáo án hàng
tuần và rà soát thực hiện chương trình của tổ, nhóm chuyên môn.
3.3. Quản lý nề nếp dạy học:
- Nề nếp dạy học là một trạng thái hoạt động dạy và học được diễn ra
theo một quy trình vận động khớp nhịp, có tổ chức, có kế hoạch theo một
trật tự, kỷ cương nhất định mang tính hành chính sư phạm trong nhà trường
cũng như các cơ sở giáo dục khác.
3.3.1. Quản lý chỉ đạo nề nếp dạy học:
- Cán bộ quản lý chỉ đạo việc xây dựng nề nếp dạy học là một quá
trình tổ chức điều phối nhằm chuyển hoá những yêu cầu khách quan mang
tính chất hành chính của quá trình dạy học thành ý thức tự giác, dân chủ là
tự quản là tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trách nhiệm trong
tập thể thành hành vi, thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật theo luật lệ
trong nhà trường và còn bao hàm cả việc xây dựng một tập thể nhà trường
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Có thể nói, nề nếp dạy học là khâu quan trọng đặt nền tảng vững
chắc cho việc quyết định chất lượng dạy học của nhà trường. Hiệu trưởng
phải chấn chỉnh và tăng cường nề nếp kỷ cương trong đơn vị, làm được
điều đó sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện ở đơn vị, là việc làm thiết thực nhất hưởng ứng cuộc vận động
"Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"và
các phong trào khác mà Đảng - Nhà nước và ngành giáo dục - Đào tạo phát
động.
3.3.2. Các biện pháp chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học:
- Nghiên cứu chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp quy, qui chế nhà
trường và của ngành giáo dục về nề nếp dạy học.
13
- Tổ chức chỉ đạo, xây dựng và thực hiện các loại kế hoạch về dạy
học.
- Thực hiện nội dụng chương trình kế hoạch bộ môn.
- Thời khoá biểu lên lớp các giờ chính khoá cũng như các giờ dạy bồi
dưỡng, phụ đạo học sinh.
- Nề nếp ra vào lớp của giáo viên và học sinh.
3.3.3. Chỉ đạo thực hiện các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn.
- Quản lý thực hiện đúng, đủ các loại hồ sơ qui định chung của Nhà
nước, của ngành.
- Quản lý nề nếp soạn giáo án của giáo viên.
- Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thể hiện qua sổ báo
giảng, sổ đầu bài, sổ gọi tên, ghi điểm
- Sổ nhật ký công việc và sổ kiểm tra của người quản lý.
3.3.4. Tổ chức chỉ đạo nề nếp sinh hoạt chuyên môn:
- Sinh hoạt hội đồng giáo dục theo định kỳ.
- Tổ chức sinh hoạt các loại hội đồng khác như: Hội đồng thi đua
khen thưởng, hội đồng kỷ luật,…
- Chỉ đạo nề nếp tổ, khối, chuyên môn hoạt động như: Chỉ đạo các tổ
khối chuyên môn xây dựng kế hoạch chung cho tổ, hướng dẫn xây dựng kế
hoạch riêng cho cá nhân. Hiệu trưởng phê duyệt và yêu cầu bổ sung, điều
chỉnh (nếu chưa phù hợp).
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kiểm tra đánh giá
chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của Nhà
trường.
- Đề xuất thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, học sinh.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt: 2 tuần một lần.
3.3.5. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường
tổ chức sinh hoạt theo kế hoạch nhà trường như: Tổ chức công đoàn, Đoàn
thanh niên, Đội thanh niên, tổ chức Hội phụ huynh, Hội khuyến học…
14
3.3.6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện nề nếp gồm các thành
phần: Ban giám hiệu, thanh tra chuyên môn, các tổ trưởng, giáo viên giải
cấp Huyện, cấp Tỉnh.
3.3.7. Tổ chức xây dựng khuôn viên xanh, sạch, đẹp tạo cảnh quan
sư phạm đảm bảo thoáng mát gây hứng thú cho học sinh.
3.4. Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng của giáo viên và chất lượng
học của học sinh.
3.4.1. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học:
- Đổi mới là thừa kế sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo hệ
thống phương pháp dạy học truyền thống. Bỏ phương pháp dạy học truyền
thụ một chiều, biến học sinh thành người tiếp thu kiến thức thụ động mất
dần khả năng sáng tạo.
- Hướng đổi mới: Thay đổi vị trí, chức năng, vai trò nhiệm vụ của
người thầy và trò trong hoạt động dạy học, phát huy tính tích cực chủ động,
sáng tạo, tích cực của học sinh. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy
học. Đa dạng hoá hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy
học.
- Các biện pháp chỉ đạo: Người quản lý phải nghiên cứu thực trạng
đội ngũ giáo viên về chuyên môn và hoàn cảnh sống để giao việc phù hợp.
Đồng thời nghiên cứu đặc điểm đối tượng người học. Từ đó, lập kế hoạch
chỉ đạo dạy học, tổ chức hội thảo, tổ chức soạn mẫu, dạy thực nghiệm
chuyên đề, thảo luận thống nhất, phương pháp soạn giảng cho từng bài.
Dự giờ, kiểm tra đánh giá xác định kết quả. Sơ kết đúc rút kinh
nghiệm cho năm sau.
3.4.2. Tổ chức phong trào thi đua “dạy tốt - học tốt”.
15
* Đối với thầy: Thi đua thực hiện kỷ cương nề nếp dạy học theo tinh
thần cuộc vận động “Hai không”. Tổ chức thao giảng nâng cao tay nghề,
chọn giáo viên giỏi thi Huyện.
Chỉ đạo xây dựng các cá nhân và tổ chức trong nhà trường đạt các danh
hiệu thi đua như đã đăng ký.
* Đối với học sinh: Thực hiện nề nếp học tập và hoạt động ngoài giờ
lên lớp theo chủ điểm.
Xây dựng lớp tiên tiến, tổ chức hội thi : Thi tiếng hát hay, thi thời
trang học đường, thi kính vạn hoa, thi bảy sắc cầu vồng, thi viết bài trên
báo bảng
3.5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết qủa dạy học:
- Kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra cá nhân và kiểm tra tập
thể.
- Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, kiểm
tra theo kế hoạch.
- Thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học gồm các thành phần: Ban
giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi cấp Huyện và Tỉnh.
- Dựa vào tiêu chí và chuẩn để đánh giá, phân loại mức độ đạt được,
chưa đạt được để khen thưởng và kỷ luật kịp thời. Từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm.
- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tham mưu với các
cấp lãnh đạo địa phương để bổ sung, xây dựng thêm đảm bảo điều kiện cho
dạy và học, học một ca trên ngày.
Cuối mỗi năm học có kiểm tra, kiểm kê để sữa chữa các đồ dùng hư,
thanh lý đồ dùng không còn giá trị sử dụng.
4. Những kết qủa đạt được sau khi áp dụng các biện pháp trên.
4.1.1. Công tác bồi dưỡng giáo viên:
- 100% cán bộ giáo viên tham gia học chuyên đề và học bồi dưỡng
thường xuyên.
- 100% cán bộ giáo viên đăng ký và viết Sáng kiến kinh nghiệm.
16
- Các tổ chuyên môn chỉ đạo cho giáo viên thao giảng, dự giờ theo kế
hoạch tham dự đầy đủ các lần giao ban chuyên môn cụm, huyện tổ chức.
Tạo điều kiện cho giáo viên đi học đạt chuẩn và trên chuẩn phù hợp điều
kiện nhà trường.
- Kết quả cụ thể: Trường có 1 giáo viên đi học trên chuẩn.
- Năm học 2012 - 2013 có 6/8 đề tài Sáng kiến kinh nghiệm được xếp
loại B trở lên ở cấp trường. 3 đề tài Sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại
A,B cấp huyện.
4.1.2. Triển khai thực hiện cuộc vận động “Hai không”.
- Đơn vị đã thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch số 85/KH PGD của
Phòng Giáo dục Hoằng Hoá về việc hưởng ứng cuộc vận động “Nói không
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
- Kết quả cụ thể: 100% cán bộ giáo viên và học sinh được tiếp thu tinh
thần cuộc vận động và viết cam kết thực hiện của cá nhân. Các phòng học
đều có trang trí khẩu hiệu hành động cán bộ giáo viên đã có nhận thức rõ
về trách nhiệm của mình trong công việc được giao, thẳng thắn nhìn vào
chất lượng thực của nhà trường để tập trung giải quyết khâu phân công giáo
viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Trú trọng
việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra và đánh giá học sinh, đánh
giá giờ dạy nghiêm túc, xử lý kịp thời những biểu hiện vi phạm trong coi,
chấm thi, chấn chữa bài của giáo viên và thực hiện chương trình chính
khoá, ngoại khoá…
- So với những năm trước đây, ở đơn vị không còn tình trạng các bộ
giáo viên vi phạm nề nếp, quy chế chuyên môn của đơn vị, của ngành, ngày
công trong công tác được đảm bảo đúng quy định.
4.1.3. Công tác thanh, kiểm tra:
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch thanh tra nội bộ trường học với
các nội dung: Kiểm tra công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý, kiểm tra
việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, kiểm tra học tập và rèn luyện của
học sinh.
17
- Kết qủa cụ thể: Tổng số đợt thanh tra: 2 lần trong năm.
- Mỗi kỳ một lần. Số lượng người được thanh tra toàn diện là 4 người
trong kỳ. Trong đó: Xếp tốt: 2 người, xếp khá: 2 người.
* Kiểm tra hồ sơ giáo viên và xếp loại giờ dạy:
+ Thứ hai hàng tuần Ban giám hiệu và Tổ trưởng chuyên môn ký
duyệt giáo án của giáo viên.
+ 100% giáo viên soạn bài trước 01 tuần.
+ 100% giáo viên được kiểm tra hồ sơ và tham gia thao giảng, dự
giờ.
Trong đó:
- Hồ sơ xếp tốt: 5; xếp khá: 4; không có giáo viên có hồ sơ xếp
loại Trung bình.
- Số giờ thao giảng: Đạt giỏi: 12 giờ; đạt khá: 15 giờ.
* Kiểm tra chuyên đề như: chuyên đề tổ chức hoạt động ngoài giờ
lên lớp qua việc kiểm tra giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên
chủ nhiệm và hồ sơ Bí thư Chi đoàn, hồ sơ Tổng phụ trách Đội.
4.1.4. Công tác tổ chức các hội thi trong nhà trường:
+ Học sinh: Thi văn nghệ, TDTT, thi tìm hiểu kiến thức văn hoá và
hiểu biết xã hội, thi bảy sắc cầu vồng, thi tìm hiểu về an toàn giao thông,
thi học sinh giỏi cấp Huyện, thi nghi thức Đội, tham gia đầy đủ các cuộc thi
do cấp trên và địa phương phát động.
+ Cấp trường: Tổ chức các hoạt động phong trào diễn ra an toàn, tạo
không khí phấn khởi cho thầy, trò có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua
dạy tốt, học tốt, phát huy được năng lực tổ chức hoạt động Đoàn, Đội của
cán bộ giáo viên, đặc biệt là phong trào tự quản của học sinh.
* Giáo viên: Ngoài việc tham gia các hội thi, cuộc thi do Phòng giáo
dục và đào tạo tổ chức, giáo viên nhà trường còn tham gia hội thi như: Thi
cắm hoa, thi nội trợ, thi văn nghệ, thi ….?
4.1.5. Công tác tham mưu:
18
- Tham mưu với lãnh đạo địa phương tổ chức tốt hội nghị bàn về công
tác giáo dục của cán bộ giáo viên nhà trường với trưởng các Ban ngành ở
địa phương và đơn vị Tiểu học, Mầm non.
- Phối hợp với hội cựu chiến binh nói chuyện trong ngày 22/12.
- Phối hợp với Ban văn hoá, Ban công an xã và Hội phụ huynh trong
việc giáo dục học sinh cá biệt và học sinh yếu kém.
4.1.6. Công tác quản lý CSVC trang thiết bị dạy học:
- Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Phòng giáo dục và tình hình
đơn vị, Nhà trường đã thu theo Quyết định của HĐND xã và Huyện xây
dựng kế hoạch tham mưu với địa phương đã làm được một số việc sau:
- Tu sửa bàn ghế giáo viên, học sinh, đường điện sáng.
- Mua sắm thêm bàn ghế và thiết bị cho văn phòng và phòng hiệu
bộ,
- Xây dựng quy chế bảo quản cơ sở vật chất cho bảo vệ, giáo viên và
học sinh.
4.1.7. Chất lượng học sinh:
+ Về đạo đức: 100% học sinh được xếp loại hạnh kiểm từ trung bình
trở lên.
+ Về học lực: 95.6% học sinh được xếp loại từ trung bình trở lên.
Phần 3: Kết luận
19
I. KẾT LUẬN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC:
- Hoạt động dạy học là hoạt động quan trọng trong nhà trường. Vì vậy
việc quản lý hoạt động này là công việc vô cùng quan trọng nhưng cũng rất
khó khăn. Để đạt đựơc hiệu quả đề ra người Hiệu trưởng cần tuân thủ một
số yêu cầu sau :
- Kế hoạch chỉ đạo sát thực tế, có phân công việc cụ thể cho trưởng
các tổ chức, các bộ phận trong nhà trường kiểm tra, giám sát và điều chỉnh.
- Quản lý giáo viên qua chương trình dạy học, qua soạn bài qua việc
dạy trên lớp, theo dõ sự chuyển biến của các thành viên, cùng với tổ
chuyên môn thanh kiểm tra, đánh giá chính xác kết quả dạy – học của giáo
viên học sinh.
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường để cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục.
- Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh, chọn các chủ đề chủ điểm
chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như: 20/ 11; 26/ 03; 22/ 12; 08/ 03;
03/ 02 để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp các em vui chơi
giải trí, học hỏi thêm kiến thức xã hội, tạo không khí vui tươi, phấn khởi
thu hút học sinh đến trường theo khẩu hiệu năm học "Mỗi ngày đến trường
là một ngày vui".
- Khảo sát, phân loại đối tượng để có kế hoạch bồi dưỡng phụ phụ đạo học
sinh.
- Trú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, thông qua việc chọn
cử giáo viên đi học đạt chuẩn, trên chuẩn, đi học chuyên đề, đặc biệt công
tác tự học, tự bồi dưỡng, thao giảng, dự giờ và tham gia sinh hoạt chuyên
môn ở trường, ở cụm, ở huyện của giáo viên để góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học.
- Kiểm tra đánh giá là việc làm thường xuyên của Hiệu trưởng nhằm
dưa các hoạt động trong nhà trường đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ :
20
- Ban giám hiệu tăng cường đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và
quản lý.
- Nhà trường và các cấp lãnh đạo địa phương tăng cường đầu tư cơ
sở vật chất và các trang thiết bị dạy học.
Đồng Nghê, ngày 01 tháng 9 năm
2005
Người viết
Nguyễn Đức Trung
21