Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Luận Văn Ảnh hưởng của văn hóa đến đàm phán thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.86 KB, 74 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ai trong chúng ta, cũng đều biết trong những thập kỷ trở lại đây tình hình thế
giới đã có rất nhiều thay đổi lớn. Những thay đổi nổi bật như là: phần lớn các nước
đều thay đổi chính sách kinh tế, chính sách chính trị đối ngoại của mình. Các nước
chuyển từ đối đầu sang đối thoại, các chiến trường xưa kia nay đã trở thành thị
trường. Mặt khác xu thế quốc tế hóa, tồn cầu hóa ngày càng trở thành phổ biến. Cho
nên mỗi nước cần tìm cho mình những bước đi để phù hợp với xu hướng chung của
thời đại. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi trường hợp đó. Những mối quan hệ giao
lưu hợp tác thương mại quốc tế giũă Việt Nam với các nước ngày càng được mở rộng.
Để có những mối quan hệ, giao lưu hợp tác đó được thành công là thông qua các cuộc
đàm phán thương mại. Nó đã tạo lên mối quan hệ tốt đẹp về cả kinh tế lân chính trị.
Góp phần thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. Nhưng để thành công trong đàm phán
thương mại, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc
đàm phán thương mại. Như những yếu tố về chủ thể, chính trị, tình hình kinh tế văn
hóa của mỗi nước. Chính vì lẽ đó nó địi hỏi nhà đàm phán phải có những hiểu biết cụ
thể về chủ thể, đối tác đàm phán với mình. Từ đó, sẽ có một cách ứng xử phù hợp tạo
ra 1 tiếng nói chung cho cả hai bên. Giữa Việt Nam và Trung Quốc hai nước “núi liền
núi, sơng liền sơng”, có mối quan hệ thương mại từ rất lâu đời. Trung Quốc cũng là
nước lớn, có nền kinh tế phát triển tương đối nhanh, có sự đầu tư tuơng đối lớn vào
Việt Nam. Như thế sẽ có rất nhiều cuộc đàm phán giữa Việt Nam va Trung quốc đang
hứa hẹn phía trước và trong tương lai. Chính vì thế muốn thành cơng trong đàm phán
với đối tác Trung Quốc chúng ta không chỉ hiểu rõ về họ mà cần phải hiểu biết và
nắm chắc về văn hóa của họ, lẫn văn hóa Việt Nam sẽ tạo cho cuộc đàm phán hài hòa
tốt đẹp hơn. Chúng ta thấy được mỗi một nước có một nền văn hố khác nhau, đó
chính là yếu tố quan trọng tạo lên phong cách đàm phán khác nhau. Với những đặc
điểm quan niệm, tư duy văn hoá giao tiếp lên việc lựa chọn chiến lược, bước đi trong
1


q trình đàm phán của mỗi đối tác nước ngồi cũng có những điểm riêng . Trong


thực tế cũng cho thấy phần lớn những doanh nghiệp của Trung Quốc do chịu anh
hưởng của văn hố đặc thù lên họ có nhiều điểm khác biệt so với các doanh nghiệp
khác cho lên các nhà đàm phán cần nắm bắt sự khác biệt ấy để phục vụ cho quá trình
đàm phán.
Vì những lý do trên em muốn nghiên cứu về sự anh hưởng của văn hoá đến
đàm phán thương mại Việt – Trung.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu các ảnh hưởng cơ bản của văn hóa đến đàm
phán thương mại. Cụ thể là ảnh hưởng của văn hóa đến đàm phán thương mại Việt
Nam – Trung Quốc. Cùng với đó là giải quyết vấn đề sau:
- Tìm hiểu về văn hóa bao gồm khái niệm, ý nghĩa của văn hố và đàm phán
thương mại trong đời sống.
-

Tìm hiểu tổng quan về văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc. Từ đó
rút ra được nét tương đồng giữa hai nền văn hóa, để tơn trọng nhau hơn
trong những cuộc đàm phán.

- Tìm hiểu về quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và
ảnh hưởng của văn hóa đến đàm phán thương mại của hai nước. Rút ra được
phương pháp đàm phán hiệu quả cho hai bên tham gia.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đàm phán thương mại là một phạm trù tương đối rộng lớn, nó ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố khác nhau. Trong giới hạn đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của em
tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến các hoạt động đàm phán thương mại
của các tổ chức và doanh nghiệp giữa hai nước Việt Nam va Trung Quốc hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
2



Phương pháp nghiên cứu của khóa luận là phương pháp DVBC và duy vật lịch
sử, chủ nghĩa Mac lê nin, tư tuởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường lối lãnh đạo
của đảng cộng sản Việt Nam là cơ sỏ lý luận là kim chỉ nam cho nghiên cưu của khóa
luận này. Cùng với phương pháp thống kê, nghiên cứu tài liệu, điều tra thực nghiệm
so sánh để rút ra kết luận và nhận xét .
Thơng qua việc tìm hiểu nghiên cứu hi vọng khóa luận này có thể đưa ra một
cái nhìn cụ thể và dễ hiểu về ảnh hưởng của văn hóa trong các cuộc đàm phán thương
mại giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
5. Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của khóa luận được chia thành 3 chương( không bao gồm phần mở đầu
và phần kết luận) cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu tông quan chung về văn hóa và đàm phán thương mại.
Chương 2: Tổng quan về văn hóa Việt Nam, văn hóa Trung Quốc và ảnh hưởng của
văn hóa trong đàm phán thương mại giữa hai nước.
Chương 3: Giải pháp về sự ảnh hưởng cùa văn hóa trong đàm phán thương mại Việt
Nam – Trung Quốc hiện nay.

3


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHUNG VỀ VĂN HOÁ VÀ ĐÀM PHÁN
THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về văn hoá
Thuật ngữ “văn hoá” đã xuất hiện từ rất lâu đời. Cho đến ngày nay, bất cứ ai,
hay đi đến đâu mọi vùng miền khác nhau đều thấy được thuật ngữ này. Theo dòng
lịch sử, cùng với sự xuất hiện của nhân loại là gắn liền với sự hình thành của văn hố
nói chung. Đi song song với thời gian thuật ngữ “văn hố” có nhiều cách hiểu khác
nhau. Chính vì thế, ngày nay chúng ta có thể thấy được hàng trăm khái niệm về văn
hố khác nhau. Có người tiếp cận khái niệm này từ nghĩa của từ gốc, từ nguồn gốc

phát sinh, phạm vi nghiên cứu hay hình thức biểu hiện…Dưới đây là một số khái
niệm cách tiếp cận khác nhau thuật ngữ về văn hố:
Nếu như xét về mặt ngơn từ, theo ngơn ngữ phuơng đơng “văn hố” bao gồm
văn là vẻ đẹp nhân tính, là cái đẹp tri thức trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu
dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của ngưịi cầm quyền. Chữ hóa
trong văn hố là việc đem cái văn (cái đẹp, cái tôt, cái đúng ) để cảm hoá, giáo dục và
hiện thực hoá trong thực tiễn đời sống. Chung quy theo cách hiểu này, văn hoá là văn
trị giáo hoá, là giáo dục cảm hố bằng điểm chương, lễ nhạc, khơng dùng hình phạt
tàn bạo và sự cưỡng bức [16]. Cịn theo ngơn ngữ phương tây có cách phat âm khác
nhau nhưng đều bắt nguồn từ chữ la tinh “cultus” có nghĩa là trồng trọt, thích ứng với
tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cộng đồng để họ khơng cịn là con vật
tự nhiên [15]. Đây là một khái niệm rộng, gồm có 2 mặt: Văn hố vật chất – tức là
trồng lên cây trái giúp con người tồn tại và Văn hoá tinh thần – tức sự giáo dục cải tạo
con nguòi sống tốt đẹp hơn [16]. Như vậy, văn hố trong từ ngun của cả phương
Đơng và phương Tây, đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hoá, vun trồng nhân
cách con người (cá nhân, cộng đồng, xã hội lồi người); cũng có nghĩa làm cho con
nguời và cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn.
4


Vào những thập niên 40 của thế kỷ 20 Bác Hồ vị cha già của dân tộc Việt Nam
cũng đưa ra khái niệm về Văn hóa. Bác viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày
về ăn, mặc, ở và các phương thức sủ dụng. Toàn bộ nhũng sáng tạo phát minh đó tức
là văn hố. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thich ứng những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi sự sinh tồn”.
Với khái niệm này, Bác nói nhấn mạnh những sản phẩm do con người sáng tạo
ra, bao gồm văn hố vật thể (những cơng cụ để sinh hoạt hàng ngày về ăn, về mặc, về

ở…), có văn hố phi vật thể (ngơn ngữ, đạo đức, tôn giáo, văn học, pháp luật..). Chữ
“giá trị” đựơc ẩn dưới câu “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống ….nhu
cầu đời sống và địi hỏi sự sinh tồn”. Những sản phẩm mà Bác nói trên đều là con
người phát minh ra đồng hành với nó là phục vụ cho cuộc sống của con người, có
nghĩa là chứa đựng những giá trị. Như vậy khái niệm Bác đưa ra là khái niệm rộng.
Hay theo Edouard herriot thì văn hố được hiểu: “Văn hố là cái cịn lại khi ta
đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả( la culture cést cequi reste
quand on a tout oublíe, cést ce qui manque quand on a tout appria)”
Năm 2002, UNESCO đã đưa nhận định về văn hố như sau: “Văn hóa lên được
đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và
xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngồi văn
học nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống
và đức tin”[17].
Theo định nghĩa được coi là chuẩn do edward B. Tylor đưa ra 1871 thì văn hố
được coi là: “tồn bộ những tri thức, những tín ngưỡng, những nghệ thuật, những giá
trị, những luật lệ phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con người
với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được”.
5


Như vậy ta nhận thấy rằng: Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà
của các mặt đời sống và có lẽ rằng các khái niệm về văn hóa sẽ khơng chỉ dừng lại ở
đây, vì thế theo dòng thòi gian cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm này sẽ tiếp
tục có thể đổi thay theo mối quan hệ đó. Và nhìn chung, khái niệm văn hố hàm ý về
các hành vi, tư duy, tình cảm, các sản phẩm vật chất tinh thần của các cộng đồng
người riêng biệt, vốn được đúc kết, lan truyền chia sẻ từ đời này sang đời khác, từ nơi
này sang nơi khác. Hay cũng nói một cách giản dị hơn đó là những gì cịn lại sau
những chu trình lịch sử khác nhau, qua đó mà người ta có thể phân biệt được các dân
tộc với nhau. Thông qua mỗi một chu kỳ của sự phát triển, dân tộc đó tương tác với
mình và với những dân tộc khác, cái còn lại được gọi là bản sắc, hay còn goi là văn

hóa.
1.1.1 Ý nghĩa của văn hố
Là sản phẩm của con người của lịch sử nhân loại văn hoá bao gồm giá trị vật
chất và tinh thần. Đồng hành vói thịi gian là văn hố có lịch sủ lâu đời. Cho nên mọi
nền văn hoá đều mang một phần tri thức. Tri thức ấy là đối tượng của một niềm tin
có ý thức nhiều hay ít và tri thức đóng vai trị văn hóa quyết định hoạt động, khi đó
văn hóa tạo lên ý thức và nhận thức riêng cho mỗi con người.
1.1.2 Chức năng của văn hóa
Do là tất cả những gì do con người sáng tạo ra trong quá trình ứng xử với tự
nhiên và xã hội vì thế mà văn hóa thực hiện nhiều chức năng mà về chi tiết có thể nêu
lên như sau:
- Nhờ có tính hệ thống mà văn hố, với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi
hoạt động của xã hội, đã thực hiên đựơc chức năng “tổ chức xã hội”. Chính văn hố
thường xun làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện
cần thiết để đối phó với mơi trường tự nhiên và xã hội của mình[21].

6


- Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện chức năng quan
trọng thứ hai của mình là “chức năng điều chỉnh xã hội”, giúp cho xã hội duy trì được
trạng thái cân bằng động của mình, khơng ngừng tự hồn thiện và thích ứng với
những biến đổi của môi trường nhằm bảo vệ để tồn tại và phát triển.
- Từ việc điều chỉnh xã hội, văn hố có chức năng bộ phận là “định hướng các
chuẩn mực”, điều chỉnh các ứng xử của con người. Từ việc điểu chỉnh xã hội văn hóa
có chức năng phái sinh là “động lực cho sự phát triển” của xã hội.
- Văn hóa thực hiện chức năng “giao tiếp” do gắn liền với con người và hoạt
động của con người trong xã hội, văn hóa trở thành một cơng cụ giao tiếp quan trọng.
Nếu như ngơn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hố là nội dung của nó; điều đó
đúng với giao tiếp giữa các cá nhân trong một dân tộc, lại càng đúng với giao tiếp

giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau và giao tiếp giữa các nền văn hóa.
- Truyền thống văn hóa tồn tại được nhờ giáo dục “chức năng giáo dục” cũng là
chức năng quan trọng của văn hố. Đóng vai trị quyết định trong việc hình thành
nhân cách ở con người, trồng người(dưỡng dục nhân cách). Một đứa trẻ sau khi ra
đời, nếu được sống với cha mẹ, nó sẽ được giáo dục theo truyền thống văn hoá nơi
sinh ra, cịn nếu bị bỏ vào rừng sâu nó sẽ mang tính của lồi thú. Khơng phải ngẫu
nhiên mà trong ngơn ngữ phương tây, từ “văn hóa” (culture, cultura) đều chứa một
nghĩa chung là chăm sóc, giáo dục…
- Đảm bảo “tính kế tục lịch sử” cũng là chức năng của văn hóa. Nếu gien sinh
học di truyền lại cho thế hệ sau hình thể con người thì văn hóa lại là một thứ “gien”
xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho thế hệ mai sau…
1.2 Tổng quan về đàm phán
Trước tiên, chúng ta nhìn lại lịch sử từ ngàn xưa khi có sự mâu thuẫn giữa các
dân tộc, quốc gia hay sự xung đột và có thể dùng cả vũ lực để giải quyết thì trước đó
người ta cũng phải tiến hành tiếp xúc các cuộc ngoại giao và đàm phán. Mục đích để
7


có thể giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn hay xung đột bàng con đường hòa giải.
Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, với xu hướng vận hành theo có chế thị trường ,
quy mơ sản xuất, tiêu dùng cũng như giá cả của hàng hóa , dịch vụ do quan hệ cung
cầu quyết định, các doanh nghiệp phải cạnh tranh mạnh mẽ lên luôn cần đến công tác
đàm phán để giành lợi thế trong kinh doanh. Hay nói khác đi đàm phán nó như là một
nhu cầu tất yếu để đạt đựơc mục tiêu chung mà các bên tham gia đều mong muốn. Có
thể xem đàm phán như một phương pháp tiết kiệm, hiệu quả và thực tế để giải quýêt
vấn đề giữa các cá nhân, tổ chức khác nhau. Theo quan điểm của giáo sư Gerald
nierbeg, hội trưởng hội đàm phán học ở Mỹ với cuốn “nghệ thuật đàm phán” _ cuốn
sách đầu tiên nói về quy trình đàm phán nghiêm túc. Giáo sư cho rằng: “Chỉ cần
người ta vì muốn biến đổi quan hệ giữa hai bên mà trao đổi quan niệm, bàn bạc để đi
đến ý kiến nhât trí là họ đã tiến hành đàm phán. Đàm phán thông thường được tiến

hành giữa các cá nhân, họ vì quyền lợi của chính mình hoặc vì quyền lợi của tổ chức
mà họ đại diện, vì thế có thể coi đàm phán là bộ phận cấu thành hành vi nhân loại”.
Như vậy đàm phán là quá trình hai hay nhiều bên – những bên có lợi ích chung và lợi
ích xung đột cùng nhau tiến hành trao đổi, thảo luận để tìm ra giải pháp điều hịa các
xung đột và phát triển các lợi ích chung nói khác đi mục đích của đàm phán là tìm ra
giải pháp để tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa mâu thuẫn giữa các bên.
Lối tiếp quan điểm của GS.Gerald Nierbeg, một cựu giáo sư hiệu truởng đại
học San Diego nêu lên “Đàm phán được tiến hành không phải để mở rộng hay phá vỡ
mối quan hệ mà nhằm xây dựng một mối quan hệ mới hoặc khác so với trước”.
Với Herb Cohen lại cho rằng “ Đàm phán là tập hợp các biện pháp hành động,
tác động cùng với sự phát đi các thông tin mà mỗi bên có được, để tìm ra các giải
pháp bổ xung nhằm tạo ra một tình trạng mới cho một dự án, một mục đích để tránh
bạo lực hay thụ động trơ lỳ”[8].
Nhìn chung lại tất cả những quan điểm về đàm phán đều nói lên một ýư chung
đó là sự thương luợng, hoà giải giữa các bên, cá nhân hay tổ chức nào đó. Qua đây có
8


thể rút ra được định nghĩa chung nhất về đàm phán nhưu sau: Đàm phán là quá trình
trao đổi, thảo luận để tìm ra các giải pháp để điều hồ các xung đột và phát triển lợi
ích chung giữa hai hay nhiều bên.
1.2.1 Những đặc điểm chính của đàm phán
Vì là một hoạt động phức tạp, diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Đàm phán trong mỗi
lĩnh vực đều mang những nét đặc trưng riêng khác nhau. Tuy nhiên cho dù ở lich vực
nào đi nữa đàm phán cũng có nét đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, trong đàm phán tồn tại mâu thuẫn thống nhất giữa sự “hợp tác” và
“xung đột”. Hai bên đều tích cực bảo vệ lợi ích của mình, nhằm muốn mình có nhiều
lợi ích hơn đối phương, liên tục tác động lên đối phương buộc họ phải nhượng bộ, đó
là mặt xung đột của đàm phán. Tuy nhiên, thoả hiệp đạt được phải đảm bảo lợi ích
căn bản cho hai bên, đó gọi là mặt mang tính hợp tác của đàm phán.

Thứ hai, trong đàm phán tồn tại lợi ích chung và lợi ích đối kháng. Nó xuất
phát từ chính ngun nhân của nó. Nếu bên nào nó chỉ có lợi ích chung mà khơng tồn
tại những lợi ích đối kháng thì họ có thể đi đến ngay quyết định hợp tác mà không cần
tiến hành hoạt động đàm phán. Ngược lại, nếu các bên chỉ xuất hiện hồn tồn lợi ích
đối kháng biện pháp mà họ sử dụng đó là biện pháp thù địch, áp đảo đối phương.
Không cần thông qua thuyết phục để đạt đựơc lợi ích chung của mình. Điển hình cho
kiểu lợi ích đối kháng này là việc công ty lớn vừa dùng sức manh tài chính để thâu
tóm cơng ty nhỏ…
Thứ ba, đàm phán vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Trước
hết, đàm phán là một khoa học, khoa học phân tích giải quyết vấn đề một cách hệ
thống, với phương châm tìm giải pháp tối ưư cho các bên liên quan. Tính hệ thống địi
hỏi phải có sự nhất qn trong tồn bộ q trình đó. Theo Nguyễn Xuân Thơm tác
giả cuốn “kỹ thuật đàm phán quốc tế”, nêu lên mối quan hệ các yếu tố trong đàm phán
theo chuỗi sau: Mục đích -> Mục tiêu -> Phương pháp -> Đánh giá. Trong lịch sủ mô
9


hình đàm phán này đã xuất hiện từ rất lâu. Vào những thập niên 1970 xuất hiện thêm
một mơ hình đàm phán mới mêm dẻo và sáng tạo hơn đó là mơ hình vịng trịn.
Hình 1: Mơ hình vịng trong trong đàm phán[5].

Nghiên cứu
tình hình
Mục tiêu

Nội dung

Đánh giá

Phương pháp


Khác với khía cạnh khoa học của đàm phán, với tư cách là một nghệ thuật, đàm phán
là một quá trình thao tác ở mức nhuần nhuỵ những kỹ năng giao dịch bao gồm khả
năng thuyết phục, chấp nhận sự thuyết phục, khả năng sử dụng tiểu xảo đàm phán, sự
khôn khéo lựa chọn thời gian…
Thứ tư, đàm phán chịu sự chi phối của chủ thể, nếu một bên trong đàm phán có
năng lực hơn bên kia thì thường giành lợi thế chủ động có thể có nhiều lợi ích hơn
bên kia. Khi hai bên có lực ngang nhau có thể tìm kiếm những thỏa hiệp tương đối
cân bằng về lợi ích cho cả hai bên…
1.2.2 Đàm phán thương mại
Đàm phán xuất hiện từ rất sớm, có thể nói bắt đầu từ hoạt động chính trị, cịn
trong đời sống xã hội đàm phán xuất hiện từ những cuôc thương luợng giữa các cá
10


nhân tổ chức. Khi sự phân công lao động trong xã hội hình thành, mỗi ngưịi đều có
sự chun mơn về sản xuất hàng hóa khác nhau, như vậy xuất hiện nhu cầu trao đổi
hàng hoá là tất yếu. Trong trao đổi con người hay thích được nhiều va mất ít, vì vậy
để dung hịa lợi ích giữa các bên người ta phải thương lượng lẫn nhau. Đó là cơ sở
tiền đề cho đàm phán xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế, người ta gọi đây là đàm phán
thương mại. Tuy nhiên ĐPTM thực sự phát huy vai trò và phát triển khi nền sản xuất
xã hội phát triển, sản xuất hàng hóa ra ngày cang nhiều, đồng hành với nó là các hoạt
động mua bán trao đổi diễn ra mạnh mẽ vượt ra ngoài phạm vi lanh thổ của một nước
mở rộng ra nhiều thị trường thế giới.
Qua đó, ta thấy được ĐPTM là hoạt động thương luợng co mục đích kinh tế
nhằm có một lợi ích cân bằng hoặc thoả mãn một lợi nhuận nào đó, từ đó dẫn đến việc
ký kết hợp đồng kinh tế, thoả thuận thương mại trên cơ sở thực hiện theo pháp luật.
1.3 Mối liên hệ giữa văn hóa và đàm phán
Để thành cơng cho một cuộc ĐPTM địi hỏi nhà đàm phán phải có những kỹ
năng nhất định cộng với sự hiểu biết, dự đoán được những yếu tố nào là nhân tố tác

động đến q trình đàm phán. Ví dụ như những yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội
chẳng hạn. Và đặc biệt ở đây cần được nhà đàm phán nắm rõ nhất là yếu tố về “văn
hóa”. Bởi lẽ tất cả những ấn tượng đầu tiên về cuộc đàm phán, nhưng phong cách, tác
phong của người thamm gia đều thể hiện văn hóa, tinh cách của họ. Về vấn đề này
ông cha ta đã đúc kết được và cho rằng “nhìn mặt mà bắt hình dong”. Mối liên hệ
giữa văn hóa và đàm phán thể hiện ở sơ đồ sau:

11


Sơ đồ 1.1 Mối liên hệ giữa văn hóa và đàm phán.

VĂN HĨA

Chủ thể đàm phán

Khơng gian đàm
phán

Ngơn ngữ và kỹ
năng đàm phán

Thủ tục đàm phán

Chủ thể tham gia đàm phán là nhân tố quyết định cho các bên giao dịch. Những
phong cách, cách biểu hiện của người đàm phán mang đậm nét văn hoá dân tộc đất
nước của họ. Đấy là một trong những cái cảm nhận đầu tiên khi đối tác tiếp xúc gặp
gỡ với họ, cảm nhận này mang một vai trị hết sưc quan trọng nó có thể là chiếc cầu
nối, một sợi chỉ đỏ xuyên xuốt để mở ra một cánh cửa mới, cánh cửa thành công cho
cuộc đàm phán giữa hai bên. Bởi lẽ vây, sự thể hiện văn hoá phù hợp trong phong

cách của nhà đàm phán là vô cùng và hết sức quan trọng.
Không gian của cuộc ĐPTM cũng mang phong cách đặc trưng của địa điểm
diễn ra đàm phán. Đối với những nước châu Á mang màu sắc của văn hoá phương
Đông những cuộc đàm phán lớn được sắp xếp bố trí u cầu một sự tinh tế hài hịa
với nhiều đường cong thể hiện một sự mềm mại nào đó cộng thêm vào là một vài màu
sắc nổi bật như là màu vàng hay đỏ gì đó. Tất cả, đều mang một ý nghĩa may mắn.
Hoàn toàn trái ngược với phương Đơng ở các nước phương Tây lại có sự giản đơn
hơn với phong cách lịch thiệp đơn giản trang nhã của màu tối hay màu ghi cùng với
những chiếc bàn vng góc cạnh. Qua đây ta thấy được mỗi nơi có một nét văn hó
khác nhau thể hiện ở không gian và môi trường đàm phán.

12


Ngơn ngữ là mang nét riêng của văn hóa mỗi dân tộc, văn hố và ngơn ngữ có
liên hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Ngôn ngữ được coi là phương tiện
chuyên chở văn hóa và văn hóa lại chứa đựng trong ngơn ngữ. Ngơn ngữ cũng cịn
được coi là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ có ngơn ngữ mà nền văn hóa phát triển.
Những sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn đi song song với biến đổi và phát
triển văn hóa. Chính vì thê mà muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn
ngữ và muốn đi sâu vào ngôn ngữ cũng phải chú tâm đến văn hóa. Cái đó thể hiện
trong trường hợp tiếp xúc và giao thiệp văn hóa mà hai bên (hai dân tộc, hai quốc gia)
có văn hóa khác nhau. Sự lựa chọn ngơn ngữ trong đàm phán là do hai bên thống nhất
và lựa chọn riêng với nhau để sao cho cả hai bên cùng hiểu nhau, nó có thể là tiếng
của một trong hai nước, khơng quan trọng nước nào. Đơi khi cũng có thể là tiếng của
nước thứ ba nhưng sự lựa chọn đấy phải để cho cả hai bên cùng hiểu được. Ngày nay,
tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chung và phổ biến sử dụng trong các cuộc đàm phán
của nhiều nước. Ngôn ngữ cùng với ngữ điệu đựơc thể hiện là nhân tố giúp cho nhà
đàm phán chèo lái con thuyền giao dịch đi về bến bờ thành cơng. Có được kết quả tốt
hay xấu đều phụ thuộc vào cách sử dụng ngôn ngữ của nhà đàm phán.

Kỹ năng đàm phán cũng bộc lộ rõ nét của văn hóa. Kỹ năng đàm phán hay là
những kỹ thuật hay kỹ xao mà nhà đàm phán sử dụng trong giao dịch thương mại mỗi
nơi lại có kỹ thuật đàm phán là bí quyết của họ cho lên kỹ năng đàm phán cũng là một
sự thể hiện đặc trưng văn hoá của mỗi bên.
Các thủ tục của đàm phán ngoài những thủ tục chung theo pháp luật quốc tế qui
định ngồi ra cịn có những thủ tục riêng theo văn hố pháp luật của mỗi nước, có thể
là tập quán thương mại quốc tế trong giao dich ngoại thương.
Tất cả những vấn đề trên đây chúng ta thấy được văn hóa ln ln thể hiện
trong mọi hoạt động của quá trình đàm phán.

13


14


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ VIỆT NAM, VĂN HOÁ TRUNG
QUỐC VÀ SỰ ANH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ TRONG ĐÀM PHÁN
THƯƠNG MẠI GIỮA HAI NƯỚC

2.1 Văn hoá Việt Nam
Các nhà sử học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng văn
hóa khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước
Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này.Đó là cộng đồng văn hóa
Đơng Sơn, Cộng đồng văn hóa ấy phát triển cao so với các nền văn hóa khác đương
thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng
của văn hóa vùng Đơng Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương
Nam) và nền văn minh lúa nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn hóa
bản địa tại các khu vực khác nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả...) đã hội tụ

với nhau, hợp thành văn hóa Đơng Sơn. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước "phôi
thai" đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng và siêu làng (để
chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên thuỷ phát triển thành dân
tộc
Giai đoạn văn hóa Văn Lang-Âu Lạc (gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1
trước Công nguyên) vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải 18 đời vua Hùng, được coi là
đỉnh cao nhất của lịch sử văn hóa Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng
Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định.
Sau giai đoạn chống Bắc thuộc có đặc trưng chủ yếu là song song tồn tại hai xu
hướng Hán hóa và chống Hán hóa, giai đoạn Đại Việt (từ thế kỉ 10 đến 15) là đỉnh
cao thứ hai của văn hóa Việt Nam. Qua các triều đại nhà nước phong kiến độc lập,
nhất là với hai cột mốc các triều Lý-Trần và Lê, văn hóa Việt Nam được gây dựng lại
15


tồn diện và thăng hoa nhanh chóng có sự tiếp thu ảnh hưởng to lớn của Phật giáo và
Nho giáo.
Sau thời kì hỗn độn Lê-Mạc và Trịnh-Nguyễn chia cắt đất nước, rồi từ tiền đề
Tây Sơn thống nhất đất nước và lãnh thổ, nhà Nguyễn tìm cách phục hưng văn hóa
dựa vào Nho giáo, nhưng lúc ấy Nho giáo đã suy tàn và văn hóa phương Tây bắt đầu
xâm nhập nước ta. Kéo dài cho tới khi kết thúc chế độ Pháp thuộc là sự xen cài về văn
hóa giữa hai xu hướng Âu hóa và chống Âu hóa, là sự đấu tranh giữa văn hóa yêu
nước với văn hóa thực dân.
Giai đoạn văn hóa Việt Nam hiện đại được hình thành kể từ những năm 20-30
của thế kỷ này, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lênin. Với
sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền văn minh thế giới hiện đại, đồng thời giữ gìn,
phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa Việt Nam hứa hẹn một đỉnh cao lịch sử mới.
Có thể nói xun suốt tồn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hóa chồng
lên nhau là lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp
văn hóa giao lưu với phương Tây. Nhưng đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc

văn hóa bản địa vững chắc nên đã khơng bị ảnh hưởng văn hóa ngoại lai đồng hóa,
trái lại cịn biết sử dụng và Việt hóa các ảnh hưởng đó làm giầu cho nền văn hóa dân
tộc.
Văn hóa dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể: xứ nóng,
nhiều sơng nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn. Điều kiện tự nhiên (nhiệt,
ẩm, gió mùa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước...) đã tác động khơng nhỏ đến
đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người
Việt Nam.
Tuy nhiên, điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất lớn đến
văn hóa và tâm lý dân tộc. Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có những
điểm khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ...
Cùng cội nguồn văn hóa Đơng Nam Á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán,
16


cùng với việc áp đặt văn hóa Hán, nền văn hóa Việt Nam đã biến đổi theo hướng
mang thêm các đặc điểm văn hóa Đơng Á.
Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải thực hiện các cuộc chiến
tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm
sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã
sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc.
Chiến tranh liên miên, đó cũng là lý do chủ yếu khiến cho lịch sử phát triển xã
hội Việt Nam có tính bất thường, tất cả các kết cấu kinh tế - xã hội thường bị chiến
tranh làm gián đoạn, khó đạt đến điểm đỉnh của sự phát triển chín muồi. Cũng vì
chiến tranh phá hoại, Việt Nam ít có được những cơng trình văn hóa-nghệ thuật đồ sộ,
hoặc nếu có cũng khơng bảo tồn được nguyên vẹn.
Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc
thái riêng, cho nên văn hóa Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng. Ngồi văn
hóa Việt-Mường mang tính tiêu biểu, cịn có các nhóm văn hóa đặc sắc khác như TàNùng, Thái, Chàm, Hoa-Ngái, Mơn-Khmer, H’Mơng-Dao, nhất là văn hóa các dân
tộc Tây Nguyên giữ được những truyền thống khá phong phú và tồn diện cuả một xã

hội thuần nơng nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên
Có thể nói chung văn hoá Việt Nam là một sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều
những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Bách Việt ngồi sự ảnh
hưởng lớn nhất của Trung Hoa, văn hóa của người Việt cịn chịu ảnh hưởng của văn
hóa riêng biệt của mỗi bộ phận 53 dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
2.1.1 Văn hóa giao tiếp của người Việt
2.1.1.1 Chào hỏi
Ngạn ngữ Việt Nam đã có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ” đã từ rất lâu rồi lời
chào đã đi vào trong quan niêm tư duy của người Việt. Nó là một biểu hiện về cách
giao tiếp giữa con người với nhau. Đối với người Việt, giống như các dân tộc Á Đông
17


khác, dù cổ hay tân, tiếng chào, lời thăm hỏi vẫn được coi trọng và được đánh giá như
một tiêu chí văn hóa của một cá nhân. Khi gặp nhau, người Việt có thói quen chào
nhau: "Bẩm cụ", "Thưa bác", "Thưa ông bà", "Chào cô", "Chào cháu", … Ngày xưa,
đồng thời với lời chào là cái chắp tay hoặc cái xá, ngày nay, tân tiến hơn chỉ cần
nghiêng mình, khẻ cuối đầu, bắt tay và nở một nụ cười, … với tiếp theo đó là các lời
thăm hỏi, trong đó nhấn mạnh đến đại từ nhân xưng như cụ, ông bà, cơ chú, anh chị,
con cháu:
- Lúc này bác có khoẻ khơng?
- Bà đang làm gì thế?
- Cháu lúc này học hành ra sao? v.v..
Hoặc "khách sáo" một chút thì:
- Ồ, lâu q mới gặp ơng, thật q hóa q!?
- Chà, dạo này coi bộ bà trẻ đẹp ra!
Gặp bạn bè thân thiết thì đơi khi bỏ qua đại từ nhân xưng như:
- Hi, đâu đây? Coi lúc này có vẻ phát tướng à!
Hoặc "bình dân" hơn, theo kiểu nơng dân miền Nam, vùng sông nước Cửu Long, đại
loại những mẩu câu đối thoại như thế này:

- A, bác Năm, con đem lúa đi chà. Cịn Bác có gì duzi hông?
- Cũng tàm tạm. Hây, bữa nào ghé tao làm bậy vài ly chơi, nghe!"
Chỉ mấy câu trao đổi như vậy là ta cũng biết họ thân tình nhau chừng nào. Thật ra,
các câu chào hỏi này hoàn toàn mang tính xã giao xã hội, người hỏi chỉ để mà hỏi mà
khơng cần câu trả lời, nó đơn thuần chỉ là mấy lời mở đầu để bắt chuyện. Cách chào
hỏi của người Việt và người phương Tây có nhiều điểm khác biệt mà đôi lúc gây ngộ
nhận, hiểu lầm. Dù thân mật đến mấy, người Việt thường chỉ ở mức bắt tay khi gặp
nhau (giữa bạn bè, đồng nghiệp, …) hoặc vỗ nhẹ lên vai (bạn thân, quan hệ chủ 18


người làm công) hoặc xoa đầu (người lớn đối với trẻ em) chứ người Việt khơng có
thói quen ơm nhau hoặc hôn nhau khi gặp gỡ. Người Việt mặc dầu sau này có ít nhiều
giao lưu với văn hóa phương Tây thì có thêm các câu chào: Hi, Hello, Bonjour, Bye
bye, … nhưng khơng có kiểu chào gắn liền với thời gian như: Good morning, Good
afternoon, Good night, … Thậm chí, có người "thiệt tình" hỏi thăm ln thu nhập,
trình độ học lực, địa vị xã hội, quan hệ gia đình, chồng con,… của người mới làm
quen trong khi những cái "tị mị" như vậy thì có thể làm những người phương Tây
khó chịu vì đã xen vào chuyện riêng tư của họ khi mới biết nhau. Người phương Tây
đố kỵ chuyện hỏi tuổi tác, nhất là phụ nữ, chuyện chồng con, lương bổng, …, khi mới
quen nhau, các câu chuyện của họ chỉ là thời tiết, tình hình thời sự, thể thao, âm nhạc,
… Trong khi các bà đầm Tây rất sung sướng khi được người đối diện khen đẹp, thong
thả, ăn mặc đúng mốt thời trang thì người Việt đôi khi xem chuyện nịnh đầm phụ nữ
là bất nhã, song lại khen quí bà rằng:
- Chà, lúc này coi bộ chị phát tướng à nghe!
- Xem bác thật là đẹp lão.
Các câu này đối với người phương Tây là một lời chê hay xỉ nhục hơn là sự khen
tặng. Khi gặp một đứa trẻ con Tây, ta khen nó đẹp, nó khỏe mạnh thì cha mẹ nói vui
lắm nhưng đối với con nít Việt Nam thì khơng nên nói như vậy vì cha mẹ của nó có
thể cho rằng bạn đang "rủa vía" con mình, mà phải nói ngược lại là:
- Thằng cu này thật muốn liệng bỏ cho rồi!

- Ôi, con bé cục than của chị thấy ghét!
Khi đãi tiệc hoặc mời ai đến nhà ăn cơm thì người Việt mình lại có kiểu nhún nhường
q đáng, chẳng hạn:
- Mời ông đến thăm tệ xá nghèo nàn của tôi.
- Ghé nhà tao làm bậy vài ba hột cơm đi mậy!

19


Những câu này mà dịch nguyên văn cho người phương Tây thì chắc họ khó
chịu, họ nghĩ là mình khơng tôn trọng họ (Đại loại như: nhà xấu mà mời xem làm gì?
Bữa cơm đạm bạc mà mời ăn sao được? Vài ba hột cơm thì ăn sao đây?). Thật ra,
chẳng qua là cách nói của người mình chứ đến nhà ăn tiệc thì mời là nói như vậy
nhưng khi đãi thật là linh đình! Cịn người phương Tây thì lại có lối nói khác: "Oh, tơi
mới học được món này ngon lắm, cuối tuần tới mời ông (bà) đến thưởng thức cho
vui" hoặc "Tôi mới đi du lịch ở Ý về có mua được một chai rượu q lắm, tối nay mời
anh đến uống với tôi", … Người Việt khi đến nhà ai chơi thì khơng có tậpqn tặng
hoa cho bà chủ nhà và khơng có thói quen mở quà ra xem khi mới được tặng, còn
người phương Tây thì thường tặng hoa cho q bà chủ nhà và khi nhận được món q
thì mở ra xem liền và rất thích thú với món q dù rằng chỉ là một món quà mọn.
2.1.1.2 Làm quen.
Người Việt Nam và người Á Ðơng có thói quen ưa tìm hiểu quan sát và đánh
giá người mình tiếp xúc. Tuổi tác, quê quán, trình độ văn hóa, địa vị xã hội, mức thu
nhập cá nhân, tình trạng gia đình. (Bố mẹ cịn hay mất, đã lập gia đình chưa, đã có
con chưa, mấy trai mấy gái. Nhũng câu hỏi về biography và background cho người
đối diện luôn là những điều chúng ta quan tâm và đặt câu hỏi). Chúng ta hỏi những
điều đó là xuất phát từ óc cộng đồng, tự thấy có trách nhiệm phải chú ý đến người
khác, cần biết rõ người đối thoại. Nhưng thói quen ưa tìm hiểu này hoàn toàn trái
ngược với người Tây phương. Người Âu Mỹ đề cao chuyện riêng tư của con người,
coi như bất khả xâm phạm, nhất là về lương bổng và tuổi tác phụ nữ. Ở Mỹ, ngay cả

trong mẫu đơn xin việc và trong các cuộc phỏng vấn nhận nhân viên, cơng nhân,
khơng có quyền hỏi người đứng đơn về tình trạng gia đình. Người Tây phương khi
làm quen thường khen nhau trẻ, đẹp, quần áo hợp thời trang, hoặc nói về thời tiết, hay
bàn về trận đấu thể thao vừa qua. Nếu cứ hỏi người Tây phương về chuyện riêng của
họ, họ cho mình là tị mị, hay dị tìm những điều bí ẩn của người khác và có thể họ sẽ
chán nản, tức giận.
20


2.1.1.3 Lời khen hay lời chê?
Khoảng 30, 40 năm trở lại đây, phụ nữ Âu Mỹ rất sợ béo mập, vì béo mập là
hình dáng khơng đẹp, lại là mầm mống của nhiều thứ bệnh. Trong khi người Á đông
khen: béo tốt, tốt tướng, lên cân, bệ vệ thì người được khen hài lòng. Ngược lại khen
như thế lại là lời sỉ mạ người được khen! Người Việt và người Trung Hoa có thói
quen nói lớn tiếng ngồi đường phố, nơi cơng cộng. Trong khi đó người Âu, Mỹ
thường nói chuyện vửa đủ nghe, tơn trọng bầu khơng khí n tĩnh, tôn trọng người
khác. Người Á đông vào những trường hợp ông, Bà, Cha, Mẹ nhận quà tặng của con
cháu, nhận lời chúc mừng, nhận lời khen tặng, không cần phải cảm ơn. Các vị đó xem
như con cháu có bổn phận phải làm như thế. Người Việt, có khi khen thật lịng, có khi
lại khen mỉa mai, khen mà là chê. Ví dụ có người hỏi: Cơ ấy, bà ấy đẹp nhỉ, người đối
thoại sẽ trả lời: Ðẹp? Ðẹp thật à? À, đẹp thật, đẹp chín nghìn! Hoặc dùng ca dao: Ðẹp
như con tép kho tương! Trái lại khi khen một đứa bé bụ bẫm thì dùng hình thức chê,
vì e sợ mụ quở, sợ ma quỷ bắt đứa bé đi: "Ấy cháu nó xấu xí lắm, nó hư lắm." Có
nghĩa là cháu nó bụ sữa lắm! Cháu nó ngoan lắm! Nếu dịch lời chê rồi giải nghĩa cho
người Âu Mỹ hiểu đó là lời khen thì họ phải cố hiểu mới hiểu nổi.
2.1.1.4 Cách xưng hô
Trong một ngôn ngữ, cách xưng hô luôn luôn biểu lộ đặc trưng tâm lý, nếp suy
tư và văn hóa của dân tộc đó. Trong tiếng Việt cách xưng hơ rất phong phú và phức
tạp. Ngồi các đại từ nhân xưng như: tơi, tao, tớ, mày, nó, hắn; chúng tơi, chúng tao,
chúng tớ, chúng nó, bọn hắn cịn có một số lượng lớn các danh từ chỉ liên hệ họ hàng

như: anh - em, bà - cháu, chú - cháu... để thay thế cho đại từ nhân xưng và những
danh từ này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng. Hệ thống xưng hơ này nói lên
đặc điểm của văn hóa Việt Nam. Chúng được ứng dụng tùy theo tình cảm của người
phát biểu và trường hợp cụ thể khi nói chuyện. Cùng tiếp xúc một người, người ta có
thể dùng những cặp từ xưng hô khác nhau như : anh- em, anh - tôi, ông - tôi, mày tao tùy theo từng trường hợp. Trái lại trong ngôn ngữ Tây phương và cách nói phổ
21


thông của Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng như: I, you, he, she, Hán ngữ
thì ngã, nhĩ (ngổ, nỉ). Nếu so sánh các danh từ chỉ liên hệ họ hàng trong các ngôn ngữ,
chúng ta sẽ thấy nhiều điểm khác nhau có khi thú vị, khơi hài và kỳ lạ. Ví dụ trong
tiếng Việt cháu (trai, gái) chỉ người thế hệ sau, nhưng không phải là con, gồm: con
của con; con của anh, chị và em. Trong tiếng Anh cũng có grand child, nephew và
niece. Nhưng nếu dạy tiếng Việt cho người Anh, Mỹ thì cháu lại có thể là con, có thể
là tơi nữa. Ví dụ hỏi một thanh niên: Anh đã có cháu nào chưa? hay nói: Thưa các cụ ,
cháu khơng dám ạ! Như vậy cách xưng hơ nói lên những đặc trưng bối cảnh văn hóa
xã hội của từng ngơn ngữ, cần được nghiên cứu bằng kết hợp văn hóa và ngơn ngữ.
2.1.1.5. Lối khiêm tốn (nhún nhường).
Khiêm tốn là một đức tính, nhưng mỗi dân tộc thường có cách thức riêng để tỏ
ý khiêm nhường. Người Việt Nam và Á Ðông thường tỏ ý khiêm tốn bằng cách tự
khiêm, là tự hạ mình xuống. Ví dụ trong một cuộc họp, người Á Ðơng thường mở đầu
bằng mấy câu như sau: "Trình độ của tôi không bằng ai, tôi chưa chuẩn bị kỹ, nếu có
chỗ nào tơi sơ xuất thì mong q vị thơng cảm và bổ túc cho." Nói như thế là lịch sự.
Nhưng người Tây phương sẽ khơng hài lịng và phản ứng: "Nếu trình độ yếu, chưa
chuẩn bị kỹ thì nói làm gì?" Họ khơng hiểu rằng khi nói thế chỉ là cách nhún mình
thơi, thật ra người ấy rất giỏi, và chuẩn bị hết sức kỹ càng. Người Á Ðơng khơng bao
giờ tự khen mình, tự tâng bốc mình, e bị chê cười. Trái lại người Tây phương cho
rằng chúng ta thiếu tự tin, và tự tin không có nghĩa là tự khoe khoang. Khi tặng quà,
người Việt thường muốn giảm giá trị món quà, dù món quà đó họ đã bỏ ra nhiều cơng
sức tiền bạc mới mua được. Họ chỉ nói "Ðây là chút quà mọn chẳng đáng gì bao

nhiêu." Nói thế để người nhận q n lịng. Người Âu Mỹ thì trái lại. Khi tặng q
họ thường nói rõ: "Món q này tơi đã có chủ ý đi mua cho bằng được" hoặc là: "Ðây
là hàng nổi tiếng, hiếm có". Người phương Tây cho rằng nói thế mới tỏ lịng chân
thành. Lối tự khiêm cịn thể hiện ngay trong cách sử dụng ngơn ngữ. Ví dụ: "Ông lại

22


chơi nhà chúng tơi"; "Ơng cho tơi món q" nhưng lại nói để nâng cao giá trị người
đối thoại: "Tơi xin lại thăm ông bà"; "Tôi xin biếu ông bà món quà mọn".
2.1.2 Sử dụng những từ ngữ văn hóa Việt Nam trong giao thiệp
Từ ngữ văn hóa có ý nghĩa văn hóa xã hội. Ý nghĩa văn hóa xã hội là chỉ nghĩa bóng, ẩn dụ,
tượng trưng, biểu cảm.

Từ ngữ tượng trưng
Ðó là các từ ngữ có hàm nghĩa tựng trưng văn hóa, ngồi chức việc định danh
ra, các từ ngữ gợi lên một sự liên tưởng nào đó. Ví dụ trong tiếng Việt, từ "con rồng"
ngồi chức năng định danh là chỉ một con vật tưởng tượng ra, là biểu tượng của nhà
vua thời xưa và tượng trưng của dân tộc Việt. Người Việt thường tự nhận là con rồng
cháu tiên. Người Trung Hoa cũng thường nhận là con cháu của Rồng. Nhưng trong
các tiếng Tây phương , Dragon (rồng) lại khơng có nghĩa đẹp như vậy. Ðó chỉ là con
vật huyền thoại rất hung ác, luôn luôn làm hại con người. Bởi thế người Tây phương
không hiểu tại sao tại sao người Việt, người Trung Hoa lại sùng bái một con ác thú
như thế!
Trong Hán ngữ con bị vàng già (lão hồng ngưu) là chỉ tượng trưng những
người làm việc cần cù, có góp cơng sức lớn lao và không bao giờ khoe khoang, là một
danh hiệu rất quý Nhưng trong tiếng Việt, con bò là một biểu tượng cho ngu đần.
Người ta nói: ngu như bị; đầu bò đầu bướu (bướng bỉnh, ngang ngạnh) con bò vàng
già chỉ là người già yếu chậm chạp ngu dốt. Trong khi đó để chỉ người kém thơng
minh, người Mỹ nói: óc nó nhỏ như hạt đậu (bean).

Ngơn ngữ Việt , tiếng lóng dê có nghĩa khơng đẹp, dùng để chỉ đàn ơng đa
dâm: nó có máu dê, nó là dê cụ, dê xồm! Nhưng trong Hán ngữ thì dê và cừu là hình
ảnh dịu hiền, rất dễ thương. Ngồi ra vì đồng âm với dương (trái với Âm) và cùng vần
với chữ may mắn, nên người Trung Hoa xem con dê và cừu là tượng trủng cho may
mắn.
23


Người Việt và Trung Hoa cho con chim khách là biểu tượng cho điềm lành,
tin rằng nó đem đến tin vui. Người Âu Tây hình ảnh chim khách khơng q báu gì, ở
nước Nga người ta cho loại chim này là tượng trưng cho kẻ đâm bị thóc, chọc bị gạo
và kẻ trộm.
Hình thức tơn kính
Ở Á Ðơng như Nhật, Cao Ly và Tây tạng có hình thức nói và viết tơn kính đối
với những bậc tu hành, lãnh đạo... Hình thức này được biến cải ngay vào trong ngơn
ngữ. Ở Việt Nam và Trung Hoa khơng có lối viết như thế, nhưng dùng những từ đặt
thêm vào để bày tỏ lịng q trọng tơn kính. Ví dụ tiên sinh, tiền bơí; ơng anh, đàn
anh. Riêng Việt Nam có những có những chữ khơng dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp
được, để bày tỏ kính trọng người hơn mình về tuổi tác, học vấn, tư tưởng... Ðó là
thưa, trình, bẩm, ở đầu câu và ạ ở cuối câu. Người Mỹ chỉ có từ Sir và Mam đặt ở
cuối hoặc đầu câu để bày tỏ sự tơn kính thơi.
Con số
Ngơn ngữ nào cũng phải có số đếm, nhưng có vài con số có những hàm nghĩa
đặc biệt. Chính con số khơng có gì thần bí, nhưng từ chỗ sùng bái linh vật về ngôn
ngữ, người ta đi đến sùng bái về con số. Người ta cho rằng có những số lành, may
mắn, có những số dữ, xui xẻo. Ví dụ ở các nước phương Tây, số 13 bị coi là số xấu,
người ta luôn luôn kiêng và cố lẩn tránh con số này Ở các nhà lầu, ngườii ta không lấy
số 13, các bệnh viện và giường bệnh số 13; trên máy bay xe lửa và ở mỗi hàng ghế
đều khơng có ghế số 13. Người ta tiến hành những việc quan trọng cũng cố tránh
ngày 13. Nhưng ở Việt Nam và Trung Hoa lại không tin như thế. Một vài tỉnh ở

Trung Quốc người ta cho các số 3, 6, 9 là số đẹp, chọn những ngày 3, 6, 9, 13, 16, 26,
29 âm lịch làm lễ cưới. Ở Nhật, người ta cho số 4 là xấu, vì tiếng Nhật số 4 đọc lên
nghe gần như chết (Xi = tứ, xi = tử) nên người Nhật thường kiêng số này. Nhiều bệnh
viện Nhật khơng có tầng số 4, phịng số 4 và giường số 4. Tiếng trung Hoa cũng như
vậy, tứ đọc lên theo phương ngữ nào nghe cũng gần giống với tử, nên nhiêu bệnh
24


nhân nằm bệnh viên kiêng số đó. Ngay cả số điện thoại, người ta cũng khơng thích số
4. Gần đây vì ảnh hưởng Hương Cảng và Quảng Ðơng, họ rất chuộng con số 8. Bát
đọc lên gần như phát (tài), nên người ta rất thích số 8, nếu có số 168 là nhất lộ (lục)
phát hay 598 đọc như ngã cửu phát (ngũ cửu bát) = tôi phát tài được lâu. Ở Việt Nam,
người ta có quan niệm riêng về các con số, coi số lẻ là tốt đẹp. Làm đám cưới cũng có
thói quen chọn ngày, có người kiêng ngày 3 và ngày 7, vì đã có câu: Chớ đi ngày bảy,
chớ về ngày ba. Nhưng so với hai nước nói trên, quan niệm lành dữ về con số của
người Việt vẫn nhẹ hơn. Người Việt chuộng nhất số 9 và kỵ nhất số l0, gọi là số bù,
bảng số xe các loại, họ đều thích có số 9, hoặc cộng lại số thành là 9.
Từ ngữ chỉ màu sắc
Màu sắc có ảnh hưởng đến tâm lý con người điều đó đã được cơng nhận. Trong
ngơn ngữ, các từ ngữ chỉ màu sắc có thể phản ảnh được tâm lý văn hóa dân tộc. Cho
nên các từ ngữ chỉ màu sắc thường có nghĩa tượng trưng văn hóa rất phong phú. Từ
xưa, người Việt chịu ảnh hưởng Trung Hoa có quan niệm tơn sùng màu vàng, vì từ
đời Hán, lấy năm sắc tượng trưng cho ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và ngũ
phương là Ðông, Tây, Nam, Bắc. Vàng là tượng trưng cho Thổ và Trung ương và là
màu của vương quyền. Từ đời Hán trở xuống, các nhà vua đều mặc áo vàng, và đó là
độc quyền của nhà vua. Nhưng từ hơn chục năm nay, màu vàng lại có nghĩa tượng
trưag cho khiêu dâm, dâm ô, vì mấy chữ điện ảnh màu vàng nghĩa là phim ảnh khiêu
dâm; phịng khiêu vũ màu vàng, băng hình màu vàng là cùng nghĩa dó. Ở Việt Nam
thì coi nhẹ hơn , nhạc vàng có nghĩa là nhạc buồn ủy mị, lãng mạn. Người Á đơng
cũng thích màu đỏ, cho đó là tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, vui vẻ, thành

đạt. Vào các dịp ngày Tết, ngày lễ lớn thường treo câu đối đỏ, thắp nến đỏ... Ở Trung
Hoa còn treo đèn lồng đỏ, trong đám cươi cơ dâu mặc tồn màu đỏ, trang hồng trong
nhà tồn bằng màu đỏ. Trái lại ở Tây phương, cô dâu mặc bộ áo cưới màu trắng, họ
cho rằng màu trắng tương trưng cho sự trong sạch, tinh khiết của cô dâu. Nhưng ở
Trung Hoa dân gian lại kiêng màu trắng trong đám cuới, vì họ vẫn coi màu trắng là
màu tang tóc. Người Á đơng khơng thích màu đen cho rằng đó là vận khơng may, số
25


×