Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. Vi phạm bản quyền :
1. Khái niệm :
1.1. Đối với một tác phẩm :
• Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước
nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền.
• Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết
cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm
này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản
quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu.
• Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý
tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).
1.2. Đối với một sáng chế :
• Sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và baằng sáng chế
nguyên thủy vẫn còn đang trong vòng hiệu lực của luật pháp. Cần lưu ý
rằng một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này, sẽ khó có
thể dùng để chứng minh rằng: một ứng dụng nào đó (dựa trên sáng chế
đó) tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó
có sự công nhận của quốc tế.
• Mô phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác)
miêu tả của một ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn
trong thời hạn định nghĩa bởi chủ quyền cũng là một dạng vi phạm bản
quyền. Dạng này tương đối khó phát hiện nhưng những dấu tích về cấu
trúc ý tưởng hay phương cách dàn dựng kỹ thuật sẽ có thể là những dấu
tích chứng minh rằng một sáng chế đã bị đánh cắp hay không. Thí dụ:
việc sao chép lại các sáng chế trong phần mềm bằng cách dùng ngôn ngữ
lập trình khác hơn ngôn ngữ của sáng chế nguyên thuỷ vẩn thường bị xem
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
là vi phạm bản quyền nếu người viết lại đó mô phỏng theo ý tưởng đã
được cấp bằng sáng chế.
1.3. Một số điều cần lưu ý :
• Có rất nhiều trường hợp hai sáng chế có thể tương tự nhau và không thể
xem là ăn cắp của nhau. Việc chứng minh rằng hai sáng chế là từ các ý
tưởng độc lập thường được dựa vào các chi tiết như là ngày tháng, người
chứng kiến (làm chứng) và, quan trọng hơn, các chi tiết chứng tỏ có sự
khác nhau về nguồn gốc, động lực, hay cách cấu trúc của sáng chế.
• Tuỳ theo quốc gia, các bằng sáng chế sẽ chỉ có hiệu lực trong một thời
gian pháp định nào đó. Các bằng sáng chế có tính quốc tế thường chỉ có
hiệu lực tối đa là 20 năm. Sau thời hạn pháp định này, thì các ý tưởng
sáng tạo sẽ mặc nhiên được xem là kiến thức chung của nhân loại và mọi
người sẽ được sử dụng nó mà không phải xin phép tác quyền.
2. Vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam :
2.1. Những số liệu liên quan đến tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm :
a. Trên thế giới :
Hiện nay có khoảng 35% trong tổng số máy tính trên thế giới là sử dụng
phần mềm lậu nhưng tổng thiệt hại lên tới 35,6 tỷ USD. Việt Nam và Zimbabwe
là 2 quốc gia đứng đầu bảng vi phạm bản quyền phần mềm với tỷ lệ là 90%,
Indonesia đứng thứ nhì với 87%, Trung Quốc và Pakistan đồng hạng 3 với
86%... Ngoài Mỹ ra, các quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền thấp nhất thế giới
gồm New Zealand 23%; Áo 26% và Phần Lan 26%. Xu thế hiện nay, tình trạng
vi phạm bản quyền đã giảm bớt tại một số nước có tỷ lệ vi phạm cao như Nga và
Trung quốc nhưng nhìn chung thiệt hại do việc vi phạm bản quyền trên toàn thế
giới cũng không hề nhỏ. Có thể lấy dẫn chứng như sau : Mỹ là quốc gia có tỷ lệ
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vi phạm thấp nhất, chỉ 21%, nhưng với tỷ trọng tiêu thụ phần mềm lớn nhất thế
giới thì 21% “ít ỏi” này vẫn “móc túi” các nhà sản xuất phần mềm đến những
6,1 tỷ USD. 84% của Trung Quốc cũng đạt đến con số “móc túi” là 3,9 tỷ USD
và với tỷ lệ vi phạm 47% thì người dùng lậu tại Pháp cũng đã “tranh thủ” được
đến 3,2 tỷ USD.
b. Tại Việt Nam : Là nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phầm mềm thuộc loại
lớn nhất trên thế giới – 90% !
Theo tính toán sơ bộ của Tổ chức Phần mềm Thương mại Thế giới (BSA),
hiện VN có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới: 90%. Mức độ
vi phạm hằng năm trên 50 triệu USD. Tỉ lệ này trên thực tế còn cao hơn, vì đây
mới chỉ là con số được tính dựa trên phần mềm Microsoft, căn cứ theo đầu máy
tính cá nhân có sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows và Microsoft Office,
mà chưa kể đến các phần mềm hệ thống, phần mềm chuyên dụng và các phần
mềm cài đặt sẵn trong máy tính nhập khẩu. Thực trạng của ta hiện nay là sờ đâu
cũng thấy vi phạm bản quyền phần mềm, kể cả ở các cơ quan Nhà nước. Tình
trạng này khi Việt Nam đã vào WTO đang được nhà nước cố gắng khắc phục.
Nếu Chính phủ cứ quyết định "phạt", thì sờ đâu cũng sẽ "phạt", và sẽ liên tiếp
"phạt". "Phạt" càng nhiều, thì số doanh nghiệp... phá sản càng lớn, chứ không hề
giúp gì cho việc hạn chế nạn vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam.
Gần đây là vụ việc Thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin phối hợp với Phòng
chống tội phạm công nghệ cao (C15) tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện
Công ty Gạch men Mỹ Đức tại Quận 10, TP.HCM đang sử dụng 30 CPU máy
tính có cài đặt rất nhiều phần mềm bất hợp pháp như Từ Điển Lạc Việt; Vietkey,
WinZip, WinRar, Adobe... Tổng giá trị phần mềm bị vi phạm lên tới 1,5 tỷ
đồng. Trước đó không lâu, vào ngày 5/10/2006, trong đợt thanh tra đột xuất tại
Công ty Daewoo-Hanel (Sài Đồng, Hà Nội), thanh tra liên ngành đã phát hiện
nhiều phần mềm vi phạm bản quyền đang được sử dụng, với trị giá ước tính gần
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1 tỷ đồng. Phạm vi vi phạm, không chỉ những sản phẩm phần mềm của nước
ngoài mà cả chính những sản phẩm phần mềm trong nước cũng bị vi phạm trên
diện rộng tại các doanh nghiệp có sử dụng phần mềm. Tại Công ty tin học IDC
(17 Lý Nam Đế) và SingPC (số 5 Quốc Tử Giám), cơ quan chức năng vừa phát
hiện nhiều máy tính, đĩa CD-ROM lậu có chứa các phần mềm bất hợp pháp khác
nhau. Riêng SingPC từng bị xử phạp hành chính về việc vi phạm bản quyền
phần mềm hồi tháng 5/2005. Theo các đơn vị thanh tra, tổng giá trị các phần
mềm bất hợp pháp được cài đặt sẵn trong các máy tính nói trên khoảng 400 triệu
đồng. Tại công ty phát triển tin học IDC, đoàn thanh tra liên ngành của Bộ Văn
hóa Thông tin và Đơn vị phòng chống tội phạm công nghệ cao, Cục cảnh sát
điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Bộ Công an) đã phát hiện
11 máy tính thương hiệu Mekong Green và 18 chiếc đĩa CD-ROM lậu có chứa
các chương trình phần mềm khác nhau. Còn Công ty tin học SingPC cũng bị lập
biên bản vì có 15 máy tính thương hiệu SingPC được cài đặt sẵn nhiều phần
mềm bất hợp pháp để bán cho khách hàng và sử dụng nội bộ như Microsoft
Windows, Microsoft Office, Microsoft FrontPage, Từ điển Lạc Việt, Vietkey,
Symantec Norton Antivirus, WinRAR.
Nhìn chung, các cơ quan chức năng và Chính phủ Việt Nam đã tăng cường
việc thanh tra, xử phạt nhằm đẩy lùi tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm
tràn lan như hiện nay. Tuy nhiên, khi mức thu nhập bình quân đầu người mỗi
năm của Việt Nam (khoảng trên 600 USD) còn thấp hơn giá của một bộ phần
mềm hệ điều hành Windows XP Professional (trên 300 USD) cùng với bộ phần
mềm văn phòng Microsoft Office 2003 (trên 400 USD) cài trên một chiếc PC,
thì áp lực về tài chính sẽ buộc người sử dụng nghĩ tới giải pháp mua và sử dụng
phần mềm lậu với giá chưa tới... 1 USD. Do vậy, nỗ lực ngăn chặn tình trạng vi
phạm bản quyền tại Việt Nam luôn luôn là một bài toán nan giải.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2. Những thiệt hai do vi phạm bản quyền phần mềm gây ra :
Tệ nạn vi phạm bản quyền có những ảnh hưởng rất xấu về mặt kinh tế như
cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm trong nước, thất thu thuế
và các cơ hội việc làm của địa phương. "Nhiều người thắc mắc rằng Việt Nam
có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhưng giá trị thiệt hại do vi phạm
thực tế lại thấp. Trong khi đó, tỷ lệ vi phạm ở Mỹ chỉ trên 25% nhưng mức thiệt
hại lên tới hơn 7 tỷ USD mỗi năm", nhưng thực chất điều đó nói lên rằng ngành
công nghiệp phần mềm của Việt Nam gần như không thể phát triển vì nạn xâm
phạm bản quyền đã cản trở nó, không cho tạo ra giá trị đáng kể nào ! Và nếu xét
trên khía cạnh là một thị trường IT đang trên đà phát triển, Việt Nam sẽ gặp
những khó khăn rất lớn khi thu hút đầu tư và vấp phải sự quan ngại của các nước
khác trong khu vực, trên thế giới.
Tình trạng vi phạm bản quyền sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển
của lĩnh vực công nghiệp phần mềm -một trong những ngành được xem là sẽ có
mức đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Việc xâm
phạm bản quyền phần mềm sẽ là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của ngành
CNTT. Tệ nạn này không chỉ gây thiệt hại cho các chủ sở hữu mà còn gây ảnh
hưởng tai hại đến chính người tiêu dùng các sản phẩm đó. Không những vậy,
sản phẩm được sản xuất ra từ sự vi phạm còn có khả năng ảnh hưởng dây
chuyền đến cả hệ thống sản xuất của một ngành, một địa phương. Mặt khác, vi
phạm bản quyền còn làm suy yếu cả nền Công nghiệp phần mềm Việt Nam vốn
đã rất yếu: các công ty không nhiệt tình đầu tư phát triển sản phẩm, chất xám bị
phung phí vì những người giỏi không muốn sáng tạo, thị trường mất đầu tư công
nghệ cao của nước ngoài, nhà nước mất tiền thuế...
Phần mềm ra đời và để bảo hộ các quyền của tác giả, chủ sở hữu của nó,
pháp luật đặt ra quy định về bản quyền phần mềm. Với mục đích đó và nhằm
khuyến khích việc phát triển phần mềm, tạo sự lưu thông pháp lý cho hoạt động
5