Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

THỰC TRẠNG NUÔI CON NUÔI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI CON NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.26 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:............................................................................................2
NỘI DUNG:.................................................................................................3
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI:........................................................3
II. ĐẢM BẢO QUYỀN LÀM MẸ TRONG VIỆC NUÔI CON NUÔI:......................5
1. Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi (Bản chất pháp lý):................5
2. Điều kiện nhận nuôi con nuôi:...........................................................................8
3. Quyền làm mẹ trong việc nuôi con nuôi: ..........................................................9
III. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC CHẤM DỨT NUÔI CON NUÔI: ................12
IV. THỰC TRẠNG NUÔI CON NUÔI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI CON
NUÔI TRONG NHỮNG NĂM QUA Ở VIỆT NAM:................................................13
KẾT LUẬN:...............................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:................................................15
1
LỜI MỞ ĐẦU
Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông
nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước. Từ bao đời nay, trong gia đình, người
phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Người phụ nữ là người
chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình; sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia
đình; người phụ nữ giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ gia đình
và người phụ nữ góp phần hỗ trợ chồng thành đạt trong cuộc sống.
Trong thực tế, phụ nữ và trẻ em là nhóm đối tượng rất dễ bị tổn thương. Bên
cạnh đó, quyền của người phụ nữ và trẻ em thường hay bị vi phạm và tình trạng này
không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn tồn tại ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Do
đó, việc ghi nhận bằng pháp luật là điều cần thiết bởi vì: “Đảm bảo bằng pháp luật,
một trong những điều kiện quan trọng nhất để quyền con người được thực hiện”. Việc
ghi nhận bằng pháp luật sẽ đảm bảo cho các quyền đó được thực hiện.
Quyền cao nhất của người phụ nữ là quyền làm mẹ. Cho dù đó là con đẻ hay
con nuôi thì người mẹ cũng dành hết tình thương yêu cho người con đó. Qua đề tài:
“Đảm bảo quyền làm mẹ trong việc nuôi con nuôi”, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về
quyền làm mẹ, nhất là khi quyền đó được thực hiện trong việc nuôi con nuôi, để


chúng ta trân trọng nghĩa vụ thiêng liêng đó của người làm mẹ.
2
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI:
• Nuôi con nuôi có thể được hiểu theo hai góc độ: Là sự kiện pháp lý hoặc
là quan hệ pháp luật. Bài viết này đề cập việc nuôi con nuôi dưới góc độ là sự kiện
pháp lý theo qui định của pháp luật Việt Nam.
Với ý nghĩa là sự kiện pháp lý, việc nuôi con nuôi bao gồm các sự việc sau:
- Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi
phải thể hiện ý chí của mình về việc mong muốn nhận nuôi đứa trẻ và thiết lập quan
hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó. Ý chí, mong muốn đó của người nhận nuôi phải thể
hiện qua đơn xin nhận nuôi con nuôi.
- Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được cho
làm con nuôi. Ý chí của những người này trong việc cho trẻ em làm con nuôi phải
minh bạch và xuất phát từ sự tự nguyện thật sự của bản thân họ mà không có bất cứ
sự tác động, thúc ép, dụ dố, hứa hẹn hoặc một áp lực nào. Nói cách khác, ý chí đó
phải hoàn toàn độc lập. Nội dung của ý chí đó là đồng ý cho con mình làm con nuôi
của người khác. Sự đồng ý đó có thể thể hiện bất cứ lúc nào nhưng nó chỉ có ý nghĩa
sau khi đứa trẻ được sinh ra mà còn sống và nó “phải được thể hiện bằng văn bản của
cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không xác định được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý của người giám hộ” (Khoản 1
Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000).
3
- Sự thể hiện ý chí của bản thân người con nuôi. Theo khoản 2 Điều 71 Luật
Hôn nhân và Gia đình qui định: “Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi
phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Trong trường hợp này, đứa trẻ tuy chưa được coi
có năng lực hành vi đầy đủ nhưng đã có khả năng nhận thức nhất định về cuộc sống,
có thể nhận biết và bày tỏ thái độ của mình mong muốn hay không mong muốn làm
con nuôi người khác, cũng như cảm nhận được sự an toàn hay không an toàn khi được
cho làm con nuôi người khác, khi phải thay đổi môi trường sống,... Do đó, pháp luật

qui định đứa trẻ từ đủ chín tuổi trở lên có quyền thể hiện ý chí độc lập, quyết định vấn
đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình; sự đồng ý làm con nuôi của đứa trẻ
từ đủ chín tuổi trở lên là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý.
- Sự thể hiện ý chí của Nhà nước thông qua việc công nhận (hay không công
nhận) việc nuôi con nuôi, thông qua thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi (hay từ chối
việc đăng ký nuôi con nuôi). Việc nuôi con nuôi được công nhận tại cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền làm phát sinh hiệu lực pháp lý của việc nuôi con nuôi.
Như vậy, việc nuôi con nuôi là tập hợp các sự kiện pháp lý. Nếu thiếu đi
một trong các sự kiện cấu thành tập hợp đó thì không làm phát sinh quan hệ pháp luật
cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi. Do đó, dưới góc độ là
sự kiện pháp lý, việc nuôi con nuôi là cấu thành sự kiện – sự kiện pháp lý phức hợp.
Theo Điều 67 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 qui định: “Nuôi con
nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người
được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội...”, theo điều này thì nuôi
con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững giữa người nhận
4
con nuôi và người được nhận làm con nuôi thông qua việc đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khi các bên có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, vì lợi
ích tốt nhất của trẻ em được nhận làm con nuôi, bảo đảm trẻ em được yêu thương,
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình thay thế.
• Về chế định nuôi con nuôi:
Chế định pháp lý là: “Tập hợp các qui phạm pháp luật có điểm giống nhau
cùng điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội tương ứng”. Từ đó suy ra chế định nuôi
con nuôi là: “Tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong
lĩnh vực nuôi con nuôi. Chế định nuôi con nuôi thể hiện ý chí của Nhà nước và phù
hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội từng giai đoạn lịch sử nhất định”.
II. ĐẢM BẢO QUYỀN LÀM MẸ TRONG VIỆC NUÔI CON NUÔI:
1. Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi (Bản chất pháp lý):
Quyền của người làm mẹ được thể hiện hoàn toàn trong ý chí của người

nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi có thể nhận nuôi con nuôi vì nhiều lý
do khác nhau nhưng trước hết là từ nhu cầu của người nuôi muốn nuôi dưỡng một đứa
trẻ nhằm thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên. Nhu cầu đó bị chi phối trước
tiên từ yếu tố tình cảm, xuất phát từ ý chí và sự chủ động của người nhận nuôi con
nuôi; thường thì cảm xúc của người mẹ bao giờ cũng lớn hơn của người cha, chức
năng thiên bẩm của người phụ nữ là làm mẹ nên khát khao được làm mẹ luôn luôn
nhen nhóm, thôi thúc trong lòng người phụ nữ; nếu người mẹ đó không có khả năng
sinh con hoặc người chồng không có khả năng giúp người vợ mang thai và sinh con
thì khát khao làm mẹ đó càng thôi thúc người phụ nữ hơn. Thông qua việc nhận nuôi
một đứa trẻ, người phụ nữ muốn thỏa mãn những nhu cầu nhất định của bản thân và
gia đình. Bản thân người phụ nữ đó mới nhận thức được đầy đủ và hiểu rõ mong
muốn của mình trong việc nhận nuôi con nuôi. Như vậy, nhu cầu của người nuôi là lí
5
do chủ yếu dẫn tới việc nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi thường có suy
nghĩ kĩ càng trước khi đi đến quyết định nhận nuôi con nuôi. Việc có nhận nuôi con
nuôi hay không là do chính bản thân người nhận nuôi quyết định trên cơ sở hoàn toàn
tự nguyện, chủ động và hiểu biết đầy đủ về hậu quả pháp lý của nó. Song sự tự
nguyện đó phải xuất phát từ nhu cầu tình cảm, tinh thần của người nhận nuôi con nuôi
và phù hợp với lợi ích của người được nhận làm con nuôi thì mới được coi là hợp
pháp. Nếu việc nhận nuôi con nuôi xuất phát từ những động cơ, mục đích trái pháp
luật, trái đạo đức sẽ không có giá trị pháp lý.
Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì bản chất của
vấn đề vẫn không thay đổi, có khác chỉ là ở chỗ sự thể hiện ý chí mong muốn nhận
nuôi con nuôi phải là ý chí chung của cả hai vợ chồng. Hai vợ chồng phải thỏa thuận
và thống nhất được về việc nhận nuôi con nuôi. Trong đơn xin nhận nuôi con nuôi
phải đứng tên cả hai vợ chồng với tư cách là cha nuôi và mẹ nuôi.
Tuy nhiên, vấn đề sẽ phức tạp hơn khi người nhận nuôi con nuôi đã có vợ
(chồng), nhưng vợ (chồng) của họ không muốn nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp
này, đơn xin nhận nuôi con nuôi phải có chữ kí của cả hai vợ và chồng. Qui định này
có phần chưa được rõ ràng nên có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau.

Trong đơn xin nhận nuôi con nuôi, người nhận nuôi có thể được trình bày
nguyện vọng của mình xin đích danh một trẻ em nào đó từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc từ
gia đình. Nếu chưa xác định được đích danh trẻ em cần xin làm con nuôi thì người
nhận nuôi có thể trình bày nguyện vọng của mình về đặc điểm của trẻ em mà họ
muốn nhận nuôi như tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, tình trạng gia đình của đứa
trẻ: là trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi hay đang sống tại gia đình,... Nguyện vọng đó của
6

×