Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

những vấn đề pháp lý cơ bản về đường cơ sở trong luật biển quốc tế và thực tiễn áp dụng các phương pháp này tại các quốc gia Đông Nam Á.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.09 KB, 13 trang )

A – ĐẶT VẤN ĐỀ:
Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng được quy định trong Công
ước 1982 là việc xác định đường cơ sở vì đấy chính là “cột mốc”, là cơ sở pháp
lý để các quốc gia hoạch định các vùng viển thuộc chủ quyền và quyền chủ
quyền quốc gia trên biển. Nghiên cứu các điều luật trong Công ước 1982, đặc
biệt là các quy định về đường cơ sở, các điều khoản chưa quy định cụ thể về
cách thức hoạch định đường cơ sở, đặc biệt là đường cơ sở thẳng.Vì vậy, thực
tiễn việc hoạch định các vùng biển các quốc gia ven biển trong thời gian qua đều
có xu hướng chung là hoạch định đường cơ sở thẳng có lợi cho quốc gia mình.
Với mong muốn làm rõ hơn các quy định của Công ước 1982 về vấn đề này
nhóm tôi xin trình bày những vấn đề pháp lý cơ bản về đường cơ sở trong luật
biển quốc tế và thực tiễn áp dụng các phương pháp này tại các quốc gia Đông
Nam Á.
B - NỘI DUNG:

I.Các phương pháp xác định đường cơ sở
Đường cơ sở là cách nói ngắn của từ “đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
của lãnh hải”. Đường cơ sở có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định ranh giới các
vùng biển; đường cơ sở được dùng để xác định nội thủy (vùng biển nằm phía
bên trong đường cơ sở), lãnh hải (12 hải lý tính từ đường cơ sở), vùng tiếp giáp
(24 hải lý tính từ đường cơ sở), vùng đặc quyền về kinh tế (200 hải lý tính từ
đường cơ sở).
1
1.Phương pháp đường cơ sở thông thường

a, Nội dung phương pháp
Đường cơ sở thông thường là ngấn nước thủy triều thấp nhất (trung bình
nhiều năm) dọc theo bờ biển đã được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ xích lớn
đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận. (Điều 5 CƯ năm1982)
Đối với các đảo san hô hay đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp
này cũng được áp dụng.


Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các quốc gia có bờ biển thẳng, bằng
phẳng, không có các đoạn lồi lõm ven bờ và ngấn nước thủy triều xuống thấp
nhất thể hiện rõ ràng.
b, Ưu điểm: của phương pháp này là phản ánh đúng đắn hơn đường bờ biển
thực tế của các quốc gia, hạn chế sự mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán
của họ.
c, Hạn chế:.
+Các điểm, tọa độ có ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc theo bờ biển
để xác định đường cơ sở do chính quốc gia đó tuyên bố nên sẽ không tránh khỏi
tình trạng các quốc gia đưa ra tuyên bố không đúng thực tế nhằm mục đích mở
rộng càng nhiều càng tốt nội thủy của quốc gia mình ra bên ngoài. Chính vì vậy,
mức độ chính xác của các tọa độ, các điểm xác định dựa vào ngấn nước thủy
triều sẽ không cao.
2
+Cộng đồng quốc tế sẽ rất khó khăn trong việc chứng minh tính xác thực
của các điểm, các tọa độ mà quốc gia ven biển đã tuyên bố.
+Áp dụng phương pháp đường cơ sở thông thường, các quốc gia ven biển
sẽ có một vùng nội thủy rất hẹp. Đây chính là lý do mà các quốc gia trên thế giới
thường không muốn áp dụng hoàn toàn đường cơ sở theo phương pháp này mặc
dù căn cứ vào các quy định của Công ước 1982 là hoàn toàn phù hợp.
+ Khó áp dụng trong thực tế, nhất là đối với các vùng có bờ biển khúc
khuỷu.
2. Phương pháp đường cơ sở thẳng
a, Nội dung phương pháp:
Là đường cơ sở nối liền các điểm thích hợp và được áp dụng “ở nơi nào bờ
biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy
dọc theo bờ biển”, hoặc “ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một
châu thổ và những điều kiện tự nhiên khác” (Điều 7 CƯ 1982)
b, Nguồn gốc
Được xác định theo phương pháp nối liền các điểm thích hợp được lựa chọn

tại những điểm ngoài cùng nhất nhô ra biển tại mức nước thủy triều thấp nhất
(trung bình nhiều năm). Trước khi được pháp điển hóa thành các điều khoản của
các điều ước quốc tế thì nó là phương pháp tập quán phổ biến nhất của tập quán
quốc tế. Cụ thể là phán quyết năm 1951 của Tòa án quốc tế trong vụ tranh chấp
Anh - Na Uy về ngư trường. Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1958 đã
3
pháp điển hóa và đưa nó vào điều 4 khi giải thích về lãnh hải và vùng tiếp giáp
lãnh hải, cũng như trong điều 7 của Công ước 1982.
Theo Công ước 1982 thì đường cơ sở thẳng phải tuân thủ quy định là không
đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng biển nằm bên trong các
đường cơ sở này phải có liên quan đến phần đất liền đủ để có thể coi như vùng
nằm dưới chế độ nội thủy (điều 7 khoản 7và1). Tuy nhiên, ở đây có một số ngoại
lệ khi kẻ một số đường cơ sở thẳng. Cụ thể như sau:
Theo điều 7 khoản 7 và 5 của Công ước 1982 thì quốc gia ven biển có thể
tính đến lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà tầm quan trọng của nó đã
được chứng minh rõ ràng thông qua quá trình sử dụng lâu dài.
Với phương pháp này cần lưu ý đến việc lựa chọn các điểm xuất phát, không
được chọn các điểm thuộc các bãi nửa nổi nửa chìm (các bãi nổi trên biển có đặc
tính nổi khi thủy triều xuống, chìm khi thủy triều lên do địa hình không bằng
phẳng hoặc thoải đều), trừ trường hợp ở đó có đèn biển hoặc các thiết bị hoa tiêu
khác thường xuyên nhô lên trên mặt nước hay việc vạch đường cơ sở đó đã được
thừa nhận chung của quốc tế. Việc này phải bảo đảm không làm cho lãnh hải của
quốc gia khác bị tách ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của họ hay biển cả.
c, Điều kiện xác định
Tuyến đường cơ sở thẳng vạch không được đi chệch quá xa hướng chung
của bờ biển;
4
Các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ
đến mức được đặt dưới chế độ nội thủy, nghĩa là tuyến đường cơ sở thẳng vạch
ra không được cách xa bờ;

Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn
lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương
tự thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước, hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng
đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế;
Khi vạch đường cơ sở thẳng phải lưu ý không được làm cho lãnh hải của
một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hay một vùng đặc quyền về kinh tế.
Các quốc gia ven biển, tuỳ theo hoàn cảnh khác nhau, có thể vạch đường
cơ sở theo một hay nhiều phương pháp được trù định ở trong Công ước (Điều 14
CƯ 1982)
II. Thực tiễn áp dụng các phương pháp xác định đường cơ sở tại các
quốc gia Đông Nam Á

1. Việt Nam

Việt Nam áp dụng phương pháp xác định đường cơ sở thẳng để xác định
đường cơ sở của mình.Theo quy định tại Điều 8 luật biển Việt Nam năm
2012.Đường cơ sở thẳng của Việt Nam đã được Chính phủ Việt Nam đề cập đến
trong “ Tuyên bố của Chính phủ CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp
giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam” ngày 12 –
5 – 1977.
5
Ngày 12-5-1977, sau khi thống nhất đất nước, mặc dù Công ước Quốc tế về
Luật biển chưa được thỏa thuận nhưng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã ra tuyên bố về các vùng biển của Việt Nam trên biển Đông.
Trong đó, các vùng biển của Việt Nam được tuyên bố như sau: Đường cơ sở,
Lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Theo tuyên bố trên, ngày 12-11-1982, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
đã tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyên kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Theo tuyên bố này
đường cơ sở của Việt Nam là đường cơ sở thẳng gồm có 11 điểm và 10 đoạn

tính từ ranh giới trên biển giữa hai nước Việt Nam và Campuchia cho đến đảo
Cồn Cỏ.
Trên cơ sở đó, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã đưa ra tuyên bố về
đường cơ sở dung để tính chiều rộng lãnh hải Việt nam ngày 12 – 11 – 1982 cho
vùng bờ biển từ Vịnh Bắc Bộ cho tới vùng biển trong Vịnh Thái Lan.
Đường cơ sở thẳng của Việt Nam theo công tuyên bố 1982 trên thực tế chưa
hoàn thiện và còn để ngỏ ở điểm: điểm 0 nằm trên giao điểm giữa đường thẳng
nối liền quần đảo Thổ Chu (Việt Nam) và đảo Poulowai (của Campuchia) và
đường phân định biên giới giữa hai bên trong vùng nước lịch sử và điểm kết thúc
ở cửa vịnh Bắc Bộ là giao điểm đường cưa vịnh với đường phân dịnh biển trong
vịnh Bắc Bộ.
6
Đường cơ sở của Việt Nam nối 11 điểm với 10 đoạn với độ đài tất cả các
đoạn đường cơ sở đều vượt quá 60 hải lý theo khuyến các của Ủy ban lập pháp
quốc tế, với đoạn có độ dài dài nhất là A6 162,7 hải lý; Trung bình góc lệch của
các điểm tiếp giáp là 22
o
. Như vậy ta thấy độ dài các đoạn của đường cơ sở và
góc lệch của Việt Nam đều vượt quá so với khuyến các của Ủy ban lập pháp
Quốc tế, tuy nhiên thì hầu hết các quốc gia đều không tuân thủ một cách chặt chẽ
khuyến cáo.
• Tuyên bố 1982 về đường cơ sở của Việt Nam
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải Việt Nam như sau: Thực hiện Điểm 1 trong Tuyên bố ngày
12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải,
vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã được
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chuẩn y. Chính phủ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải Việt Nam như sau:
1. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là

đường thẳng gẫy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính theo
Tuyên bố này.
2. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp
0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia nằm giữa biển,
7
trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và PouLo Wai, đến đảo Cồn Cỏ
theo các tọa độ ghi trong phụ lục nói trên được vạch trên các bản đồ tỷ lệ
1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản đến 1979.
3. Vịnh Bắc Bộ là vịnh nằm giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đường biên giới giữa Việt Nam và
Trung Quốc do Pháp và nhà Thanh ký ngày 26 tháng 6 năm 1887.Phần vịnh
thuộc phía Việt Nam là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh sẽ
được công bố sau khi vấn đề đường cửa vịnh được giải quyết.
4. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể trong một văn kiện tiếp theo phù hợp
với điểm 5 của bản Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam.
5. Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của
Việt Nam là nội thủy của nước CHXHCN Việt Nam.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông
qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp
với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề bất đồng về các vùng
biển và thềm lục địa của mỗi bên.
2. Một số quốc gia khác:
8
Indonesia và Philippine. Là hai quốc gia quần đảo trong khu vực, Indonesia
và Philippine được quyền gộp phần lớn vùng nước vào các đường cơ sở của họ
và khẳng định quyền chủ quyền trên đó. Mặc dù khi được vẽ lần đầu vào năm

1960, hệ thống các đường cơ sở thẳng của Indonesia không hề phù hợp với luật
quốc tế, trong suốt các cuộc đàm phán UNCLOS vào những năm 1970
Indonesia đã vận động thành công để hệ thống của họ được chấp nhận cho tất cả
các quốc gia bao gồm hoàn toàn các đảo. Ngày nay, các đường cơ sở của
Indonesia đã được chấp nhận như một quy chuẩn. Tuy nhiên, về phía Philippine,
quốc gia từ lâu đã duy trì đường cơ sở mở rộng kế thừa từ thời thuộc địa của Tây
Ban Nha và không đặt các đường cơ sở của họ phù hợp với UNCLOS cho đến
tận tháng 3/2009 như một phần nỗ lực của họ nhằm đáp ứng hạn nộp hồ sơ cho
Ủy ban thềm lục địa UNCLOS. Nói cách khác, để xác định thềm lục địa của
mình, Philippine đầu tiên phải xác định các đường cơ sở để từ đó mới có thể vẽ
ranh giới thềm lục địa.
Trong nỗ lực để đăng ký yêu sách về thềm lục địa với Ủy ban Ranh giới
Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc trước hạn định 13/5/2009, trong những năm
qua các chuyên gia, nhà chính trị và dư luận Philippines đã xét 4 đề xuất khác
nhau về đường cơ sở mới trên biển cho nước này.Thượng viện và Hạ viện
Philippines đã thông qua hai dự luật khác nhau, mỗi dự luật chọn một đường cơ
sở khác nhau. Ngày 9/2/2009, trong một buổi họp lưỡng viện để giải quyết vấn
9
đề này, Philippines đã chọn một trong hai đường cơ sở này để làm đường cơ sở
mới.
Dự luật Thượng viện SB 2699:Ngày 28/1/2009, Thượng viện Philippines
thông qua dự luật SB 2699 về đường cơ sở mới với số phiếu áp đảo 15-0. Theo
SB 2699, đường cơ sở của Philippines sẽ không bao quanh Scarborough Shoal,
hiện đang là đối tượng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc, và không bao
quanh các đảo Trường Sa của Việt Nam.Ủy ban Ngoại giao và Ủy ban Vụ Biển
và Đại Dương Philippines (Commission on Maritime and Ocean Affairs) ủng hộ
dự luật này.
Dự luật Hạ viện HB 3216:Sau đó, ngày 2/2/2009, Hạ viện Philippines thông
qua dự luật HB 3216, quy định một đường cơ sở khác, với số phiếu áp đảo 171-
3.Theo dự luật HB 3216, đường cơ sở của Philippines sẽ bao quanh phần lớn

quần đảo Trường Sa của Việt Nam và Scarborough Shoal. Ngoài việc vi phạm
chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, chủ trương của dự luật
này vi phạm lãnh hải và thềm lục địa của Việt Nam, Malaysia và Brunei và đe
dọa quyền lợi trên Biển Đông của tất cả các nước trên thế giới.
Hai dự luật này không khác nhau trong quan điểm về chủ quyền đối với
Scarborough Shoal và phần quần đảo Trường Sa mà Philippines yêu sách nhưng
khác nhau ở cách dùng các đảo này để đòi hỏi các vùng biển được quy định
trong UNCLOS. HB 3216 dùng những đảo này để vạch đường cơ sở xa bờ một
cách tối đa để yêu sách các vùng biển một cách tối đa. Ngược lại, SB 2699 chỉ
10
dùng lãnh thổ chính để vạch đường cơ sở và vì vậy có yêu sách nhỏ hơn đối với
các vùng biển. ngày 17/2/2009 lưỡng viện Phi-líp-pin đã thông qua dự thảo quản
lý Trường Sa và Hoàng Nham theo “quy chế đảo” rổi trình lên Tổng thống ký
ban hành luật. Ngày 10/3/2009, Tổng thống Arroyo đã ký Luật cộng hoà RA
9522 xác định đường cơ sở mới của Phi-líp-pin và quản lý Trường Sa và bãi cạn
Hoàng Nham theo “quy chế đảo”.
III - KẾT LUẬN:

Tóm lại, hệ thống các đường cơ sở được thiết lập theo UNCLOS đã không
đủ để ngăn chặn ít nhất là hai nước mấu chốt ở biển Đông - Việt Nam và Trung
Quốc - khỏi đưa ra những yêu sách biển quá mức, bất hợp pháp và đã không đủ
để loại bỏ va chạm giữa các quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam nhìn chung đã tuân
thủ tốt hơn các quy tắc về phân định biên giới biển theo UNCLOS hơn là Trung
Quốc. Theo đó Công ước Luật biển 1982 phải là cơ sở chung và cao nhất cho tất
cả các hoạt động biển. Các tranh chấp trong Biển Đông không phải là trở ngại
cho việc tiến hành các nghĩa vụ khác của các quốc gia ven biển thực thi Công
ước Luật biển 1982. Chìa khoá giải quyết tất cả các vấn đề ở Biển Đông là việc
xây dựng lòng tin và thiện chí giữa các quốc gia liên quan.
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Luật biển quốc tế hiện đại, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2008.
2. TS. Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển quốc tế,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1997
3. Đại học quốc gia Hà Nội, Chính sách pháp luật biển của Việt Nam và
chiến lược phát triển bền vững, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.
4. Trung tâm luật biển và hàng hải quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội,
Hợp tác khai thác chung trong luật biển quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2009.
5. Bộ ngoại giao, Uỷ ban biên giới quốc gia, Giới thiệu một số vấn đề cơ
bản về luật biển Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
12
6. TS. Lê Mai Anh, TS. Trần Văn Thắng, Luật quốc tế - lí luận và thực
tiến,Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003.
7. Tạp chí chuyên san Luật biển tháng 8/2012 của trường Đại học Luật
HN
8.
/> />
http.://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/ind
ex.htm

www.nghiencuuluatbien.com

13

×