Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại An Thịnh Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.84 KB, 67 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Hợp đồng
Hợp đồng mua bán
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cơng ước Viens về mua bán hàng hóa quốc tế
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

SV: Nguyễn Thị Oanh


HĐMB
HĐMBHHQT
XK
NK
CISG
GATT

Luật kinh doanh 49


2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng


LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng
đã và đang trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt của không những các
nhà hoạch định kinh tế quốc gia mà còn của tất cả các thương nhân và các nhà nghiên
cứu luật học. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hình thức pháp lý của quan
hệ thương mại quốc tế. Vì vậy, việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh loại hợp đồng
này là tương đối phức tạp.
Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay, các
quan hệ thương mại quốc tế giữa thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài
được thiết lập ngày càng nhiều và tỷ lệ thuận với nó là số lượng hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, một thực tế là còn khá nhiều thương
nhân trong nước tỏ ra lúng túng khi tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, điều này xuất phát từ việc chưa nắm vững và hiểu rõ các vấn đề liên
quan đến luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư thương mại An Thịnh Phát
em nhận thấy Công ty là một doanh nghiệp hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực mua
bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng, và đang ngày một khẳng
định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong những năm gần
đây, Cơng ty đã kí kết được số lượng lớn hợp đồng với tổng giá trị không ngừng tăng
lên qua các năm đem lại lợi nhuận cho Cơng ty cũng như đóng góp tích cực vào Ngân
sách Nhà nước.
Trong q trình thực tập tại Cơng ty, được tiếp xúc trực tiếp với việc giao kết và
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Cơng ty và các đối tác nước ngoài đã cho
em nhận thấy vai trò quan trọng của việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hố quốc tế. Chính vì vậy, em đã quyết định thực hiện đề tài “Chế độ pháp lý
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần
đầu tư thương mại An Thịnh Phát”. Mục đích của em là đưa ra một cái nhìn khái
quát nhất về những vấn đề có liên quan đến các quy định phápluật về hợp đồng mua

SV: Nguyễn Thị Oanh


Luật kinh doanh 49


3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

bán hàng hóa quốc tế hiện nay, để những doanh nghiệp của Việt Nam có thể bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia một giao dịch thương mại quốc tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em xin cảm ơn thầy giáo ThS. Đỗ Kim Hoàng
Giảng viên Khoa Luật –trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng các anh chị trong
phịng kinh doanh của cơng ty đã tận tình hướng dẫn em hồn thành đề tài này.
Đề tài gồm 3 nội dung chính sau:
Chương I: Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chương II: Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
tại công ty cổ phần đầu tư thương mại An Thịnh Phát.
Chương III:Nhận xét thực tiễn áp dụng pháp luật tại công ty, kiến nghị về việc sửa
đổi bổ sung pháp luật.

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng


CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HĐMBHHQT
I.HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN
1. Hợp đồng và Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1. Hợp đồng
Điều 388 Bộ Luật Dân Sự 2005 định nghĩa Hợp đồng dân sự như sau:
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy có thể thấy hợp đồng là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình chuyển đổi
lợi ích giữa những người tham gia hợp đồng, đó là sự thỏa thuận của các bên nhằm
xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể với nhau. Các
bên trong hợp đồng có quyền tự do thỏa thuận bất kỳ điều khoản nào của hợp đồng
miễn là điều đó khơng trái với các quy định của pháp luật và các quy tắc đạo đức xã
hội, điều này thể hiện sự tôn trọng ý chí của các bên giao kết hợp đồng.
1.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luật Thương mại được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố
XI, kì họp thứ 7 thơng qua ngày 14/6/2005. Luật này thay thế Luật Thương mại ngày
10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 đã đánh dấu một bước phát triển
mới của pháp luật thương mại nói chung và pháp luật về mua bán hàng hố nói riêng.
Quan hệ mua bán hàng hoá được xác lập và thực hiện thơng qua hình thức pháp lý là
hợp đồng mua bán hàng hoá (HĐMBHH). HĐMBHH mang bản chất chung của hợp
đồng dân sự, đó là sự thoả thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa. Theo khoản 8 điều 3 Luật
Thương mại 2005 Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh
tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng

SV: Nguyễn Thị Oanh


Luật kinh doanh 49


5
Chun đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hồng

hố theo thỏa thuận. Luật Thương mại 2005 chỉ đưa ra khái niệm mua bán hàng hóa
chứ khơng đưa ra định nghĩa về HĐMBHH song có thể xác định bản chất pháp lý của
HĐMBHH trong thương mại trên cơ sở điều 428 của Bộ luật dân sự về hợp đồng
mua bán tài sản (HĐMBTS) "Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các
bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, cịn bên
mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.”
Như vậy, có thể nói HĐMBHH trong thương mại dù mang những nét đặc thù riêng
về chủ thể, đối tượng, mục đích hay hình thức hợp đồng nhưng nó vẫn là một dạng
cụ thể của HĐMBTS. Chính vì vậy HĐMBHH trong hoạt động thương mại phải áp
dụng những quy định của Bộ luật dân sự 2005 đối với những nội dung không được
quy định trong Luật Thương mại và các văn bản pháp luật chuyên ngành.
1.3 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
a, Mua bán hàng hóa quốc tế ( Quy định tại khoản 1 điều 27 LTM 2005)
1, Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập
khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
b, Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Pháp luật khơng có định nghĩa về HĐMBHHQT tuy nhiên ta có thể dựa vào định
nghĩa mua bán hàng hóa quốc tế và định nghĩa về hợp đồng mua bán tài sản để định
nghĩa,
Như vậy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế(HĐMBHHQT) có thể hiểu là
HĐMBHH dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái

nhập và chuyển khẩu.
c, Đặc điểm của HĐMBHHQT
-

Có sự dịch chuyển hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau

Thơng qua hoạt động XK, NK, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mà hàng hóa
trong HĐMBHHQT có sự dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

Điều 28 Luật Thương mại 2005 quy định, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hố được
đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt
Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu
hàng hóa là việc hàng hố được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật. Điều 29 quy định tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng
hóa được đưa từ nước ngồi hoặc từ các khu vực đặ biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam có làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi
Việt Nam. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực

hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam có làm thủ tục xuất khẩu ra
khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một
nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làcm thủ tụ NK vào Việt
Nam và không làm thủ tục XK ra khỏi Việt Nam.
Ngồi ra, cịn có dịch vụ ủy thác XK, NK hàng hóa; dịch vụ đại lý mua bán
hàng hóa cho thương nhân nước ngồi. Thương nhân được ủy thác, làm đại lý cho
thương nhân khác xuất khẩu, nhập khẩu hoặc được nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập
khẩu từ thương nhân khác các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất
khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng
nhập khẩu. Quyền lợi và nghĩa vụ của Bên ủy thác, Bên nhận ủy thác xuất khẩu, nhập
khẩu do các bên tự thoả thuận trong hợp đồng ủy thác, nhận ủy thác xuất khẩu, nhập
khẩu. Đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy
phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý sau khi được Bộ Công thương cấp
phép.
-

Đồng tiền thanh toán trong HĐMBHHQT thường là ngoại tệ

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

HĐMBHHQT thường được giao kết giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, do

đó đồng tiền thanh tốn trong hợp đồng đa số không phỉa là đồng tiền nội tệ của một
trong hai bên mà chủ yếu là đồng tiền của nước thứ 3 như đồng đô la Mỹ hay đồng
Ero
-

Nguồn luật áp dụng cho hợp đồng thường không phải là pháp luật quốc gia
của chủ thể giao kết

Trong HĐMBHHQT các bên có quyền lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng, do đó
luật các bên lựa chọn khơng nhất thiết là luật quốc gia của một bên chủ thể mà có thể
là pháp luật quốc gia của một nước thứ 3 hoặc pháp luật quốc tế.
2. Vai trò của HĐMBHHQT
2.1. Trong hoạt động thương mại quốc tế
Trong những năm qua, hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế đã có những bước
tiến vượt bậc, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất
nước. Điều này khiến Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc đến việc thúc đẩy sự phát
triển của hoạt động thương mại quốc tế. Môi trường pháp lý thuận lợi, thơng thống
được coi là biện pháp tối ưu để tăng cường hiệu quả trong hoạt động thương mại
quốc tế. Trong hoạt động này, mua bán hàng hoá quốc tế đóng vai trị phổ biến và rất
quan trọng. Cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền lợi và ràng buộc trách nhiệm của các bên
tham gia của việc mua bán hàng hố này chính là hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế.
Như vậy HĐMBHHQT là hình thức pháp lý của hoạt động MBHHQT, thơng qua hợp
đồng các bên có thể xác định được quyền và nghĩa vụ của mình, tạo điều kiện thuận lợi
để các bên có thể thực hiện hợp đồng một cách dễ dàng và chính xác.
2.2. Trong hoạt động quản lý nhà nước về hoath động thương mại quốc tế.
Hoạt động thương mại quốc tế nói chung và mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng
ngày càng phát triển đồng nghĩa với số lượng giao dịch ngày càng nhiều với tính
chất mức độ ngày càng phức tạp. Việc quy định HĐMBHHQT phải được lập thành
văn bản tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thể kiểm soát được số lượng cũng như
lĩnh vực các hoạt động thương mại quốc tế.

2.3.
Trong giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia hoạt động
thương mại quốc tế.

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

Khi giải quyết tranh chấp thì hợp đồng là một cơ sở pháp lý quan trọng thể hiện
rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, dựa vào đó các cơ quan tài phán có thể đưa ra phán
quyết cuối cùng.
II, CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HĐMBHHQT
1, Pháp luật điều chỉnh HĐMBHHQT
1.1. Điều ước quốc tế
Hoạt động thương mại quốc tế được điều chỉnh bằng điều ước quốc tế song
phương và đa phương. Điều ước về mua bán hàng hóa quốc tế thường được các nước
áp dụng là Công ước Viên 1980, đây là một cơng ước đa phương. Bên cạnh đó ta có
thể thấy Hiệp định thương mại Việt Mỹ là một điều ước quốc tế song phương áp
dụng cho hoạng động thưong mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
1.2. Pháp luật quốc gia
Luật quốc gia trở thành luật áp dụng trong các trường hợp khi các bên ký kết
hợp đồng thỏa thuận hoặc khi điều khoản về luật áp dụng được quyết định trong các
điều ước quốc tế liên quan. Pháp luật quốc gia gồm các nguồn: Luật của nước bên
bán, luật của nước bên mua, Luật nơi ký hợp đồng, Luật của nước mà các bên mang

quốc tịch.
1.3. Tập qn thương mại
Đây là những thói quen được hình thành trong đời sống thương mại và được
các nước áp dụng khi tham gia các hoạt động thương mại. Tập quán thương mại quốc
tế thường được các nước áp dụng là Incoterms do Phòng thương mại thế giới ban
hành.

2. Giao kết HĐMBHHQT
2.1. Chủ thể giao kết HĐMBHHQT

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

HĐMBHHQT được thực hiện dưới các hình thức các hoạt động XK, NK, tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu do đó để xác định được chủ thể của
HĐMBHHQT ta cần xác định chủ thể của quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu là
ai. Có hai chủ thể được đề cập đến ở đây đó là thương nhân Việt Nam khơng có vốn
đầu tư trực tiếp của nước ngoài (chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân) và thương nhân có vốn đầu tư nước ngồi,
cơng ty và chi nhánh cơng ty nước ngồi tại Việt Nam.
Thương nhân khơng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm: Các doanh
nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật
Hợp tác xã; Các hộ kinh doanh cá thể được thành lập và đăng ký kinh doanh theo

Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký
kinh doanh (nay là Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh). Chủ thể
này được xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu,
gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định và trong phạm vi Nghị định số
12/2006/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
Các thương nhân có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty và chi nhánh cơng ty
nước ngồi tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều
chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn
thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan (Nghị định số
23/2007/NĐ-CP ngày 12-2-2007 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua
bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hố của doanh
nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam-Phần 3.IV) và các cam kết của
Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập.1
Như vậy, ta có thể thấy, khi ký kết những HĐMBHHQT, các thương nhân đã
thực hiện các quyền XK, NK hàng hóa của mình.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Bài giảng Luật Thương mại. TS. Nguyễn Hợp Toàn,
Trưởng khoa Luật, Đại học Kinh tế Quốc dân
1

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng


2.2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
• Hàng hóa XK, NK
Từ khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế ta có thể thấy đối tượng của
HĐMBHHQT là tất cả các hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép
của các cơ quan có thẩm quyền do Nghị định 12/2006/NĐ-Cp ngày 23 tháng 01 năm
2006 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua
bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và q cảnh hàng
hóa với nước ngồi. Nghị định này cũng quy định hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập
khẩu, đây là những đối tượng bị cấm trong HĐMBHHQT2. Việc điều chỉnh Danh
mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu do Chính phủ quyết định trên cơ sở đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương, trường hợp cần thiết do Thủ tướng Chính phủ
quyết định.
Theo NĐ 12/2006 thì hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của
Bộ Công thương, hoặc của các Bộ quản lý chuyên ngành, và một số mặt hàng được
xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng. Bộ Công thương cấp giấy phép XK, NK
hàng hóa cho các thương nhân được XK, NK các đối tượng hàng hóa quy định trong
Danh mục hàng hóa xuất khẩu , nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Cơng thương3. Đối
với hàng hố xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngồi quy định, Bộ Cơng thương
thống nhất với các Bộ quản lý sản xuất và Hiệp hội ngành hàng để xác định phương
thức giao hạn ngạch bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch, hợp lý. Đối với hàng hóa
thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, Bộ Công thương công bố
lượng hạn ngạch thuế quan, phương thức điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
đối với từng mặt hàng sau khi tham khảo ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ quản lý sản xuất
liên quan; Việc xác định mức thuế nhập khẩu trong hạn ngạch và mức thuế ngoài hạn
ngạch thuế quan đối với từng mặt hàng do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ
quan quản lý sản xuất và Bộ Công thương để quyết định và cơng bố theo luật định. Đối
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định 12/2006
của Chính Phủ
3
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công thương ban

hành kèm theo Nghị định 12/2006 của Chính Phủ
2

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

với hàng hoá thuộc Danh mục xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép tự động, Bộ
Công thương công bố và tổ chức thực hiện trong từng thời kỳ4.
Bộ quản lý chuyên ngành cấp giấy phép cho các thương nhân được phép XK,
NK hàng hóa được quy định trong Danh mục hàng hóa XK, NK thuộc diện quản lý
chun ngành. Cịn lại một số hàng hóa khác được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo
quy định riêng5.
• Xuất xứ hàng hóa XK, NK
Có một số khái niệm về xuất xứ hàng hóa tùy theo quan niệm của những
người tham gia giao dịch thương mại. Nhưng đặc trưng hơn cả là khái niệm về xuất
xứ được đề cập tai Công ước Kyoto 1974 và tại Hiệp định GATT 1994. Điều 1 Hiệp
định GATT 1994 (đoạn 1, phụ lục II) định nghĩa: “Xuất xứ hàng hóa là “quốc tich”
của một hàng hóa”. Một cách đơn thuần “hàng hóa hồn tồn được khai thác, ni
trồng, chế biến, tại một nước mà khơng có sự tham gia của hàng hóa nhập khẩu từ
nước khác thì được coi là có xuất xứ từ nước đó6. Tuy nhiên, có nhiều hàng hóa do
nhiều nước cùng tham gia sản xuất vì vậy khái niệm trên khơng đáp ứng nhu cầu phát
triển của phân cơng lao động, chun mơn hóa sản xuất, cũng như nhu cầu thương
mại. Chính vì vậy phụ lục chuyên đề K Công ước Kyoto sửa đổi đã đưa ra khái niệm

“ Nước xuất xứ hàng hóa” là nước tại đó hàng hóa được chế biến hoặc sản xuất, phù
hợp với tiêu chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong biểu thuế hải quan,
những hạn chế về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại.
Khoản 14 điều 3 Luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm: Xuất xứ hàng hóa
là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện
cơng đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều
nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Như vậy,
xuất xứ hàng hóa chỉ là một khái niệm tương đối. Hàng hóa khơng phải lúc nào cũng
được tạo ra hồn tồn trong một nước hay vùng lãnh thổ mà thực tế cùng với sự phát
Điều 6 NĐ 12/2006NĐ-CP
Điều 7 và điều 10 NĐ 12/2006 NĐ-CP
6
Tổng quan về xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ, tr.283, Giáo trình Kinh tế Hải quan.
Đồng chủ biên: GS. TS. Hoàng Đức Thân, PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương; Đại học
Kinh tế quốc dân
4
5

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

triển của phân công lao động và giao lưu buôn bán quốc tế, một hàng hóa được sản
xuất ra có thể co sự đóng góp của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Việc xác

định và thừa nhận quốc gia, vùng lãnh thổ nào là xuât xứ của hàng hóa trên thực tế
khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất. Ví dụ như cà phê Trung
Nguyên được chế biến từ cà phê Việt nam có xuất xứ tại Viết Nam. Tuy nhiên, máy
bay, tàu thủy...thì xác định xuất xứ khơng đơn giản vì nó được lắp ráp từ nhiều phụ
tùng, linh kiện do các nước khác nhau sản xuất ra.
Có hai loại quy tắc xuất xứ đó là quy tắc xuất xứ ưu đãi và quy tắc xuất xứ
không ưu đãi. Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng
hóa có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đại về phi thuế quan. Có hai loại quy tắc
xuất xứ ưu đãi, một là quy tắc xuất xứ ưu đãi theo các điều ước quốc tế. Đây là việc
xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để được hưởng chế độ ưu
đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo các Điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định
chi tiết việc thi hành các Điều ước này. Hai là, Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu
đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, việc xác định xuất xứ hàng
hoá xuất khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn
phương khác được thực hiện theo quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu dành cho các
ưu đãi này. Còn về quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng
cho hàng hóa (khơng thuộc diện áp dụng Quy tắc xuất xứ ưu đãi) và trong các trường
hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống
bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua
sắm chính phủ và thống kê thương mại. Hàng hố được coi là có xuất xứ khi thuộc
một trong các trường hợp, thứ nhất có xuất xứ thuần t (xác định hàng hố có xuất
xứ thuần t), thứ hai có xuất xứ khơng thuần t (xác định hàng hố có xuất xứ
khơng thuần t). Xác định xuất xứ hàng hóa cịn phải Xác định xuất xứ của bao bì,
phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hoá chưa được lắp ráp hoặc bị tháo rời. Hàng hóa
được xuất khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49



13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

2.3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế( Quy định tại khoản
2 điều 27 LTM 2005)
2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản
hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
HĐMBHHQT là hợp đồng có tính chất phức tạp, chính vì vậy pháp luật phải quy
định hình thức bắt buộc đối với loại hợp đồng này là văn bản. Các hình thức khác có
giá trị tương đương văn bản ở đây là fax, telex….
2.4.

Các phương thức giao kết HĐMBHHQT

Thực tiễn ký kết các HĐMBHHQT rất đa dang, phong phú. Để xây dựng một
hợp đồng mua bán quốc tế các bên có thể gặp nhau đàm phán trực tiếp hoặc không
cần gặp nhau trực tiếp mà thông qua các phương tiện thông tin như thư từ, điện tín để
thỏa thuận những điều khoản và ký kết hợp đồng. Điều này phù hợp với quy định tại
khoản 2 điều 27 Luật Thương mại 2005 đó là mua bán hàng hóa quốc tế phải được
thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp
lý tương đương.
Chúng ta có thể xem xét căn cứ phát sinh HĐMBHHQT ở hai trường hợp sau.
Thứ nhất, ký kết HĐMBHHQT giữa các bên có mặt. Đây là trường hợp các bên chủ
thể của quan hệ hợp đồng gặp nhau trực tiếp để đàm phán, thỏa thuận, xây dựng ký
kết HĐMBQT. Hình thức ký kết này được áp dụng khá phổ biến, mặc dù có hiệu quả
nhanh nhưng chí phí lớn. Mọi điều khoản ghi trong HĐMBHHQT, về mặt pháp lý là

các điều thỏa thuận của các bên, do vậy sau khi ký kết, HĐMBHHQT trở thành văn
bản pháp lý duy nhất quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đối với nhau. Mọi
viện dẫn đến những lời nói hoặc các văn bản trước đó đều khơng có giá trị pháp lý.
Thứ hai, ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt. Đây là trường hợp các bên
khơng có điều kiện gặp nhau để đàm phán các điều khoản của hợp đồng, các bên có
thể thỏa thuận với nhau thơng qua thư từ, điện tín…(có thể hiểu là thương mại điện
tử). Năm 1996, Ủy Ban Liên Hợp Quốc về Pháp Luật Thương Mại Quốc Tế
(UNCITRAL) đã ban hành luật mẫu về Thương Mại Điện Tử (TMĐT). Thực tế, nhiều

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

nước đã xây dựng văn bản pháp luật quốc gia dựa trên luật mẫu này. Điểm quan trọng
nhất của các văn bản luật đó là thừa nhận thơng điệp dữ liệu điện tử có các thuộc tính
tương đương văn bản giấy, được tin cậy và có giá trị pháp lý. UNCITRAL gọi cách quy
định này là phương pháp điều chỉnh tương đương thuộc tính.7
Theo quy định trong pháp luật của hầu hết các nước thì mọi điều khoản để
đàm phán trong trường hợp này đều phải được thể hiện dưới hình thức viết (điện báo,
điện tín cũng được coi là hình thức viết). Dưới hình thức viết, nội dung của các điều
khoản của hợp đồng do các bên đưa ra mới được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể và
mới là cơ sở pháp lý để trở thành HĐMBHHQT. Các hình thức viết thường được sử
dụng để đàm phán trong trường hợp ký kết HĐMBQT giữa các bên vắng mặt là giấy
chào hàng, chấp nhận vô điều kiện chào hàng và chào hàng mới. Chào hàng (offer) là

đề nghị của một bên (bên bán hoặc bên mua) gửi cho bên kia, biểu thị ý muốn bán
hoặc mua một mặt hàng nhất định. Nội dung của nó bao gồm những yếu tố cần thiết
cho một hợp đồng mua bán như tên hàng, chất lượng ,giá cả, cách thức thanh toán …
dưới hình thức thư hoặc điện chào hàng. Có hai loại chào hàng đó là chào hàng cố
định và chào hàng tự do. Chào hàng cố định là hình thức gửi chào hàng cho một
người và nó chỉ có hiệu lực pháp luật trong một thời gian nhất định. Nếu trong thời
gian có hiệu lực mà chào hàng được chấp nhận vơ điều kiện thì hợp đồng coi như
được ký kết giữa các bên vắng mặt. Chào hàng tự do là chào hàng gửi cho nhiều bạn
hàng nhằm thăm dò thị trường. Nó khơng có thời gian hiệu lực ràng buộc người chào
hàng. Chào hàng trongtrường hợp này chỉ có giá trị pháp lý khi bên chào hàng chấp
nhận sự chấp nhận vô điều kiện của người chào hàng.8
Chấp nhận là biểu thị sự đồng ý của người được chào hàng đối với người chào
hàng. Để có hiệu lực bắt buộc thì về mặt pháp lý, chấp nhận phải đáp ứng được các
điều kiện sau: một là chấp nhận vô điều kiện phải gửi trong thời gian có hiệu lực của
7

Như chú thích 2

Trình tự ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tr 149, tr 150, Giáo trình Tư pháp Quốc
tế. Chủ biên: TS. Bùi Xuân Nhự; Đại học Luật Hà Nội
8

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

chào hàng ( đối với chào hàng cố định); hai là chấp nhận vô điều kiện của người
được chào hàng phải được người chào hàng chấp nhận (đối với chào hàng tự do).
Chào hàng mới (hay cịn gọi là chào hồn giá chào). Khi nhận được chào hàng, người
được chào hàng không chấp nhận vô điều kiện mà lại đưa ra một số điều kiện khác
thì nó được coi là chào hàng đối với người chào ban đầu.
2.5.

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Pháp luật khơng có quy định về nội dung của HĐMBHHQT ,tuy nhiên theo Điều
402 Bộ luật dân sự 2005 thì: “tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận
về những nội dung sau đây:
a. Đối tượng của hợp đồng
Đối với HĐMBHHQT thì đối tượng của hợp đồng phải là tài sản, có thể là tài sản
hình thành trong tương lai mà cụ thể ở đây là hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập
khẩu.

b. Số lượng, chất lượng;
Pháp luật không quy định vê số lượng hàng hóa có thể mua bán, về chất lượng
hàng hóa thì tùy vào sự thỏa thuận của các bên, đối với các mặt hàng có tiêu chuẩn
chất lượng thì chất lượng hàng hóa khơng được phép thấp hơn tiêu chuẩn đó,ví dụ
như các mặt hàng về lương thực, thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu về
vệ sinh an toàn thực phẩm.
c. Giá, phương thức thanh toán;
Giá cả và phương thức thanh toán do các bên lựa chọn, trong HĐMBHHQT các bên
thường thỏa thuận lựa chọn giá theo đó giá có thể là giá đã bao gồm bảo hiểm hàng
hóa và cước vận chuyển hay giá không bao gồm bảo hiểm và cước vân chuyển tùy
điều khoản các bên lựa chọn.

d. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng do các bên thỏa thuận tùy theo
tính chất hàng hóa và tính chất của từng hợp đồng, địa điểm giao hàng có thể là ở
cảng đến hay cảng đi, thời điểm chuyển giao rủi ro cũng do các bên thỏa thuận.
e. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

Quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định chi tiết trong hợp đồng trong đó quyền
và nghĩa vụ của bên bán là giao hàng và nhận tiền thanh toán, quyền và nghĩa vụ chủ
yếu của bên mua là nhận hàng và thanh toán tiền.
f. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng do các bên thỏa thuận, đó là các hình thức pháp lý
mà mỗi bên vi phạm phải gánh chịu bao gồm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm,
chấm dứt hợp đồng, buộc thực hiện đúng hợp đồng…
g. Phạt vi phạm hợp đồng;
Đây là điều khoản mà các bên tùy ý thỏa thuận, nếu có thỏa thuận về phạt vi phạm thì
khi xảy ra vi phạm bên vi phạm ngồi phải tiền bồi thường thiệt hại cịn phải chịu
một mức phạt do các bên thỏa thuận từ trước.
h. Các nội dung khác

Các nội dung khác của hợp đồng tùy các bên thỏa thuận miễn sao không trái với quy
định của pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3.1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐMBHHQT
a,

Quyền và nghĩa vụ của bên bán theo Luật Thương Mại 2005

• Quyền nhận tiền thanh toán
Quyền nhận thanh toán của bên bán có thể trước hay sau thời điểm giao hàng tùy vào
sự lựa chọn của các bên, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo đúng thỏa
thuận và bên bán có quyền nhận số tiền thanh tốn đó, nếu bên mua khơng thực hiện
nghĩa vụ thanh tốn bên bán có thể ngừng việc giao hàng nếu hai bên có thỏa thuận.
• Nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ
Trước hết, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan
đến hàng hóa. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ trên theo đúng thỏa thuận trong hợp

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

đồng về thời gian. Đó là thời điểm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc
nếu không thỏa thuận cụ thể thì có thể căn cứ vào hợp đồng có thể xác định được.
Nếu thỏa thuận đó là một khoảng thời gian thì bên bán được coi là giao hàng đúng

thời hạn nếu hàng được giao vào bất kỳ một thời điểm nào trong thời gian đó. Ngồi
các trường hợp trên, bên bán được giao hàng vào một thời hạn hợp lý sau khi hợp
đồng được ký kết (điều 33 Công ước Vien). Quy định này tương đối giống với quy
định của Luật Thương mại 2005, chỉ có một điều kiện khác biệt nhỏ mà Luật Thương
mại 2005 quy định thêm đó là khi các bên chủ thể của hợp đồng thỏa thuận một
khoảng thời gian giao hàng, bên bán có quyền giao hàng trong bất kỳ thời điểm nào
trong thời gian đó nhưng phải thơng báo trước cho bên mua ( khoản 2 điều 37 Luật
Thương mại).
Về trách nhiệm đối với hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng, theo khoản 1
điều 40 Luật Thương mại, bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết
nào của hàng hóa nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải
biết về những khiếm khuyết đó. Khoản 2, 3 điều 40 Luật Thương mại quy định bên
bán phải chịu bất kỳ khiếm khuyết nào đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên
mua, kể cả khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro; hoặc khiếm
khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nhưng nguyên nhân gây ra
khiếm khuyết đó là do bên bán vi phạm hợp đồng.
Về việc giao thừa hàng, điều 43 Luật Thương mại quy định nếu người bán
giao hàng nhiều hơn với số lượng quy định trong hợp đồng thì nhười mua có thể chấp
nhận hay từ chối việc giao số lượng phụ trội, nếu người mua chấp nhận toang bộ
hoặc một phần số lượng phụ trội nói trên thì người mua phải trả tiền hàng phụ trội
theo giá hợp đồng quy định.
Bên bán có nghĩa vụ giao đúng số lượng, chất lượng, quy cách, phẩm chất, và
điều kiện giao hàng tại địa điểm quy định. Nếu các bên không thỏa thuận về địa điểm
giao hàng thì bên bán phải giao hàng theo quy định tại điều 31 của công ước.

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49



18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

Chuyển quyền sở hữu hàng hóa



Điều 45 Luật Thương mại quy định bên bán phải bảo đảm quyền sở hữu của bên mua
đối với hàng hóa đã bán khơng bị tranh chấp bởi bên thứ ba, hàng hóa phải hợp pháp
và việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp. Vì HĐMBHHQT theo pháp luật Việt Nam
phải áp dụng những nội dung được quy định của Bộ luật dân sự 2005 đối với những
nội dung không được quy định trong Luật Thương mại và các văn bản chuyên ngành,
do đó trong trường hợp này khi Luật Thương mại không quy định về vấn đề này ta sẽ
dẫn chiếu theo Bộ luật dân sự để so sánh. Cụ thể là, theo khoản 3 điều 443 Bộ luật
dân sự 2005, trong trường hợp người mua biết hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc
quyền sở hữu của người thứ ba mà vẫn mua thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và
không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại hợp pháp và việc chuyển giao hàng hóa
là hợp pháp.
b.


Nghĩa vụ của bên mua
Nghĩa vụ thanh toán
Theo quy định tại điều 50 Luật Thương mại thì : “ Bên mua có ngĩa vụ thanh

toán tiền mua hàng và nhậ hàng theo thỏa thuận, bên mua phải tuân thủ phương thức
thanh toán, thực hiện việc thanh tốn theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy
định của pháp luật, bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp

hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên
mua, trừ trường hợp mất mát hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra”. Bên cạnh đó, Luật
Thương mại đã có quy định thêm về việc ngừng thanh toán tại điều 51. Theo đó, bên
mua có quyền tạm ngừng thanh tốn khi có bằng chứng về việc bên bán lừa dối, hàng
hóa đang là đối tượng bị tranh chấp, bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng.
Trong những trường hợp trên, nếu có bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực,
gây thiệt hại cho bên bán thi bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài
khác theo quy định của Luật Thương mại 2005.


Nghĩa vụ nhận hàng

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

Nghĩa vụ nhận hàng của bên mua được quy định tại điều 56 Luật Thương mại
“Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp
lý để giúp bên bán giao hàng”
Bên mua có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi để bên bán có thể giao hàng như chuẩn
bị kho bãi, công nhân bốc dỡ hàng, làm thủ tucjhair quan…
3.2.

Trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐMBHHQT

Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi

phạm hợp đồng phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm hợp đồng đã cam kết. Các hình
thức trách nhiệm pháp lý theo Luật TM 2005 đó là:buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt
vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện
hợp đồng; hủy bỏ hợp đồng , và các biện pháp khác do các bên thỏa thuận.
a, Buộc thực hiện đúng hợp đồng(Quy định tại Điều 297 LTM)
Khi một bên vi phạm một nghĩa vụ nào đó trong hợp đồng nhưng nếu bên bị
vi phạm vẫn yêu cầu phải thực hiện đúng theo nghĩa vụ đó thì bên vi phạm phải tiếp
tục thực hiện. Đó là những trường hợp:
Khi người bán chậm giao hàng, đây là hành vi vi phạm hợp đồng. Nếu người
mua yêu cầu người bán tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì sẽ định ra một thời hạn để
người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và người bán phải thực hiện nghiiax vụ
giao hàng trong thời hạn này. Nếu người mua không chấp nhận giao hàng chậm hơn
thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng, người mua có thể yêu cầu hủy hợp đồng với
bồi thường thiệt hại.
Khi người bán hàng giao hàng thiếu số lượng: người mua có quyền yêu cầu
người bán giao hàng bổ sung cho đủ số lượng

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

Khi người mua chậm thanh toán . Người bán vẫn yêu cầu người mua trả tiền

theo hợp đồng . Vì vậy bên vi phạm hợp đồng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh
toán đối với bên bị vi phạm, trong trường hợp này bên mua còn phải trả thêm lãi suất
cho.
b,Phạt vi phạm.
Quy định tại điều 300 và 301 LTM theo đó phạt vi phạm là việc bên bị vi
phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong
hợp đồng có thỏa thuận, mức phạt hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không
được vượt quá 8% giá trị hợp đồng.
c, Bồi thường thiệt hại
Quy định từ điều 302 đến diều 305 Luật Thương mại. Theo đó, bên vi phạm
hợp đồng phải bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho
bên bị vi phạm.Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp
mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị
vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
d. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Quy định tại điều 308 và 309 LTM 2005 theo đó tạm ngừng thực hiện hợp
đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một
trong các trường hợp sau đây: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là
điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; và Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ
hợp đồng.
Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn cịn hiệu lực.
Bên bị vi phạm có quyền u cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


21

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

e. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Quy định tại điều 310 và 311 LTM 2005 theo đó đình chỉ thực hiện hợp đồng
là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường
hợp sau đây: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đ• thoả thuận là điều kiện để đình
chỉ hợp đồng;và Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng
Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên
nhận được thông báo đình chỉ. Các bên khơng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện
nghĩa vụ đối ứng.
Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
f, Hủy bỏ hợp đồng
Đây là hình thức trách nhiệm pháp lý cao nhất được áp dụng khi có vi phạm
hợp đồng theo quy định tai diều 312 Luật Thương mại, bên bị vi phạm có thể hủy
hợp đồng nếu hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia tạo thành một vi phạm nghiêm
trọng. một vi phạm hợp đồng được coi là nghiêm trọng nêu sự vi phạm đó làm cho
bên bị thiệt hại trong một chừng mực đáng kể bị mất đi cái mà họ chờ đợi trên cơ sở
hợp đồng. Luật thương mại cũng quy định những trường hợp áp dụng chế tài hủy bỏ
hợp đồng.
g. Các chế tài khác
Các bên có thể tự thỏa thuận các chế tài xử lý khác không trái với nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và tập quán quốc tế.
3. Tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp trong mua bán hàng hóa quốc tế

3.1.


Tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

a, Tính tất yếu phát sinh tranh chấp
Trong bất kỳ một mối quan hệ nào cũng có thể có xảy ra tranh chấp, tranh chấp xảy
ra khi các bên không thực hiện, thực hiện khơng đúng quyền và nghĩa vụ của
mình.Trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế nói riêng tranh chấp là điều không thể tránh khỏi, tranh chấp xảy ra trước hết
là do sự thiếu hiểu biết của các bên ngay từ khi ký kết hợp đồng, đến khi thực hiện
hợp đồng có những điều khoản mà các bên thấy bất lợi cho mình nên khơng thực
hiện hay thực hiện khơng đúng, từ đó phát sinh tranh chấp.
b,Khái niệm đặc điểm của tranh chấp
Khái niệm: Tranh chấp trong kinh doanh thương mại là những mâu thuẩn, bất đồng,
xung đột giữa những chủ thể kinh doanh với nhau về mục đích lợi nhuận.
Đặc điểm: Từ khái niệm trên ta có thể thấy tranh chấp trong kinh doanh thương mại
có những đặc điểm sau:
Chủ thể: Là các bên tham gia trong hoạt động kinh doanh thương mại,
Mục đích của tranh chấp: Tranh chấp trong kinh doanh thương mại phát sinh vì mục
đích lợi nhuận.
c, Tác động của tranh chấp đến lợi ích của các bên
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh thương mại nào mục đích của các bên đều là tìm

kiếm lợi nhuận, khi xảy ra tranh chấp các bên đều bị thiệt hại về lợi ích vì tranh chấp
là điều các bên không hề mong muốn, tuy nhiên do sự phức tạp của các quan hệ kinh
doanh thương mại nên tranh chấp là điều tất yếu. Tranh chấp xảy ra trước hết là thiệt
hại đến uy tín của các bên dẫn đến các mối quan hệ trong kinh doanh cũng bị ảnh
hưởng, đồng thời là thiệt hại trực tiếp trong mối quan hệ kinh doanh đó là thiệt hại về
lợi nhuận mà các bên tìm kiếm.
3.2, Phương thức giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp là việc điều chỉnh các bất đồng, các xung đột dựa trên
những căn cứ và bằng phương pháp khác nhau do các bên lựa chọn và phải được
pháp luật thừa nhận. Căn cứ điều 317 Luật Thương mại các bên có thể lựa chọn các

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


23
Chun đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hồng

hình thức giải quyết tranh chấp sau: Thương lượng giữa các bên; Hoà giải giữa các
bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thoả thuận chọn làm trung
gian hoà giải; Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án
a, Giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng
Thương lượng là một hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương
mại mà không cần đến bên thứ ba. Theo đó các bên cùng nhau trình bày quan điểm
của mình, từ đó tìm ra các biện pháp thích hợp để giải quyết tranh chấp . Thương
lượng đòi hỏi các bên phải có thiện chí trung thực, hợp tác đồng thời phải có hiểu
biết nhất định về pháp luật. Kết quả của thương lượng là những cam kết thỏa thuận

của các bên về việc giải quyết tranh chấp. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp
thường được các bên lựa chọn trước tiên vì phương thức này tiết kiệm được chi phí
về thời gian và tiền bạc, giữ được bí mật và uy tín của các bên, các bên có tồn quyền
thỏa thuận về mọi vấn đề xung quanh việc giải quyết tranh chấp như: thời gian, địa
điểm, cách thức cụ thể để giải quyết tranh chấp.
b, Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hịa giải
Hịa giải là hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại có sự
tham gia của bên thứ ba độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định, bên thứ ba
đóng vai tị trung gian để hỗ trợ các bên cùng nhau ngồi lại để tìm ra những biện
pháp giải quyết tranh chấp mà các bên cùng thỏa mãn được lợi ích của mình.
c, Giải quyết tranh chấp bằng phương thức tố tụng trọng tài
Trọng tài là phương thức giải quyết chủ yếu được các bên lựa chọn trong
HĐMBHHQT, theo đó các bên nhất trí lựa chọn một tổ chức trọng tài hay một trọng
tài viên để giải quyết tranh chấp, quyết định của hội đồng trọng tài có tính bắt buộc thực
hiện đối với các bên, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được quy định cụ thể
trong Luật trọng tài thương mại 2010. Phương thức giải quyết bằng trọng tài thương mại
có rất nhiều ưu điểm như tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, tính nhanh

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


24
Chun đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hồng

chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí
mật. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình

thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán
quyết thì các bên khơng có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.
Nhược điểm của phương thức này đó là chi phí giải quyết tương đối cao, vụ việc giải
quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao.
Có một số điểm các bên cần chú ý khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức
trọng tài đó là: Trước tiên các bên phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, thỏa thuận
trọng tài có thể là một điều khoản của hợp đồng hoặc là một điều khoản riêng biệt,
các bên có thể thỏa thuận điều khoản trọng tài trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.

d, Giải quyết tranh chấp bằng phương thức tố tụng tòa án
Tòa án là một phương thức giải quyết tranh chấp công, ưu điểm của phương
thức giải quyết tranh chấp này là tính cưỡng chế thi hành phán quyết của tòa án bằng
quyền lực nhà nước. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này làm các bên mất nhiều thời
gian, và khơng đảm bảo được sự bí mật kinh doanh.
Như vậy, mỗi phương thức giải quyết tranh chấp đều có những ưu, nhược điểm
riêng, do đó tùy vào đặc điểm hợp đồng, tính chất tranh chấp, điều kiện cụ thể của
các bên mà có lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp, có lợi nhất cho mình.

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


25
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đỗ Kim Hoàng

CHƯƠNG II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HĐMBHHQT
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI AN THỊNH PHÁT

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI
AN THỊNH PHÁT
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư thương
mại An Thịnh Phát
Công ty cổ phần đầu tư thương mại An Thịnh Phát thành lập từ năm 2006 với
giấy phép đăng ký kinh doanh số 01030347 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội
cấp ngày 09/07/2006 .Từ những ngày đầu công ty kinh doanh phân phối sản phảm
máy vi tính , xong đến năm 2009 với thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
công ty đã chuyển sang hoạt động phân phối các sản phẩm cơ khí, xây dựng, …
Tên cơng ty : Cơng ty cổ phần đầu tư thương mại An Thinh Phát.
Trụ sở chính của Cơng ty : Số 16/662 Đường La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội
Địa chỉ liên hệ:
Địa chỉ: 16/662 Đường La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tel: 84 4 3772 5550

Fax: 84 4 3772 5551

Email:
Với số vốn điều lệ là 50 tỷ đồng , ba cổ đơng sáng lập
-

Ơng Đặng Huy Hồng góp 10.000.000.000 đồng chiếm 1.000.000 cổ phần

tương ứng với 20% tổng vốn điều lệ
-

Ông Nguyễn Văn Thành góp 32.500.000.000 đồng chiếm 3.250.000 cổ phần

tương ứng với 65% tổng vốn điều lệ.
-


Ông Nguyễn Ngọc Tuân góp 7.500.000.000 đồng chiếm 750.000 cổ phần

tương ứng với 15% tổng vốn điều lệ.
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần đầu tư thương mại
An Thịnh Phát đã phát triển nhanh chóng và ổn định. Đến nay, tổng số cán bộ, nhân
viên công ty gần 50 người, bao gồm các Cử nhân, kỹ sư thuộc nhiều chuyên nghành

SV: Nguyễn Thị Oanh

Luật kinh doanh 49


×