Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu Luận Xung đột Kosovo 1999

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.64 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sự sụp đổ của bức tường Berlin tưởng như mang lại sự ổn định thực sự cho
Châu Âu sau cuộc chiến tranh Lạnh kéo dài hàng thập kỷ. Trên thực tế, trong cả
thập kỷ sau đó, Châu Âu tiếp tục có nhiều xáo động. Trong đó, đáng chú ý nhất là
cuộc chiến Kosovo – một cuộc xung đột thể hiện sự hội tụ của các mâu thuẫn sắc
tộc, tôn giáo, ly khai cháy âm ỉ qua hàng thế kỷ ở Balkan nói riêng và Châu Âu nói
chung. Đánh giá cuộc chiến Kosovo sẽ giúp hiểu rõ nguyên nhân cuộc chiến không
chỉ là do mâu thuẫn dân tộc giữa hai cộng đồng người chủ yếu sinh sống Albania
và Serbia, mâu thuẫn giữa Hồi giáo và Thiên chúa giáo mà thực chất còn là sự
cạnh tranh giữa các thế lực cũ và mới trên bàn cờ chính trị quốc tế cũng như các
toan tính của các cường quốc.
Nhằm đánh giá tương đối toàn diện vấn đề Kosovo, bài tiểu luận sẽ tiến
hành phân tích từng giai đoạn của cuộc chiến tranh Kosovo: từ tiền xung đột khi
xuất hiện các mâu thuẫn, thái độ của các bên; đến khi xung đột chính thức bùng nổ
với việc các bên công khai chính sách đối đầu; đến giai đoạn giải quyết xung đột
và các cơ chế mới bắt đầu hình thành và cuối cùng là sự hoạt động của cơ chế mới
hình thành đó. Trên cơ sở đó, bài tiểu luận được chia thành bốn phần lớn, bao gồm:
I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Kosovo 1999
II. Diễn biến của cuộc chiến Kosovo 1999
III. Quá trình giải quyết xung đột
IV. Hậu chiến tranh Kosovo 1999
Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự thông cảm cũng như những ý kiến đóng góp của Thầy (Cô) để em có thể
hoàn thành bài viết của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày 02 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
1
NỘI DUNG
I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Kosovo 1999
a. Mâu thuẫn giữa người Kosovo gốc Albani và người Serbia


Kosovo là vùng đất nằm ở trung tâm bán đảo Balkan, phía Tây Nam giáp
Albania, phía Tây giáp Montenegro, phía Bắc giáp Serbia, phía Đông và Đông
Nam giáp Macedonia. Có diện tích khoảng 11.000 km
2
với trên dưới 2 triệu dân,
tuy nhỏ bé nhưng mảnh đất này có ý nghĩa sống còn đối với tiến trình phát triển
trong lịch sử của cả cộng đồng người Serbia lẫn cộng đồng người Albania, đặc biệt
là sự thức tỉnh ý thức chính trị trong thế kỷ XIX. Người Serbia coi Kosovo là “Đất
thánh” như kiểu Jerusalem
1
.
Kosovo lần đầu tiên được quốc tế công nhận là một bộ phận lãnh thổ của
Serbia theo hiệp ước London ký tháng 5/1913, một năm sau khi chiến tranh Balkan
lần thứ nhất (1912) kết thúc. Sau Thế chiến II, Kosovo được hưởng quy chế vùng
tự trị của Serbia. Tuy nhiên, cộng đồng Albania tại Kosovo vẫn phải chịu sự phân
biệt đối xử so với người Serbia. Vào năm 1953, tuy người Serbia và Montenegro
chiếm 31,5% trong số người ở độ tuổi lao động tại Kosovo, song họ lại chiếm giữ
tới 68% các chức vụ hành chính của tỉnh Kosovo
2
. Để hạ nhiệt mâu thuẫn này,
Hiến pháp Nam Tư năm 1974 quy định Kosovo được phép có cơ quan hành pháp
riêng; tiếng nói và văn hóa Albania được truyền bá rộng rãi.
Đến những năm 1980, căng thẳng giữa hai cộng đồng Serbia và Albania ở
Kosovo ngày càng gia tăng. Người Albania chiếm đa số ở Kosovo đòi quyền tự trị
nhiều hơn, trong khi đó người Serbia chiếm thiểu số lại muốn gắn bó chặt chẽ hơn
với phần còn lại của Cộng hòa Serbia. Biểu tình đòi quyền tự trị cho Kosovo do
các thanh niên Albania khởi xướng lan rộng song đã bị chính quyền Liên bang
Nam Tư và Cộng hòa Serbia dùng quân đội và cảnh sát đàn áp.
1
TS. Đào Tuấn Thành (2008), “Vấn đề dân tộc và xung đột dân tộc ở Kosovo trong lịch sử”, tạp chí

nghiên cứu Châu Âu,tr 19.
2
Tlđd.
2
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi Quốc hội Serbia thông qua một đạo luật
sửa đổi đặc biệt chấm dứt chế độ tự trị của Kosovo tháng 3 năm 1989, qua đó phủ
định không chỉ Hiến pháp Serbia 1980 mà ngay cả đối với Hiến pháp Liên bang
Nam Tư 1974. Kể từ đó, chính sách cứng rắn mà chính quyền Liên bang thực thi
tại Kosovo đã thổi bùng lên ngọn lửa hận thù dân tộc vốn âm ỉ trong cộng đồng
người Albania.
b. Toan tính của các nước lớn
Mỹ cũng như các nước phương Tây tích cực trong việc can dự vào Kosovo
không đơn thuần chỉ vì lý do bảo vệ nhân quyền chống thanh trừng sắc tộc như họ
công bố mà ẩn sau đó là toan tính riêng của từng nước.
Với Mỹ, sau chiến tranh Lạnh, là siêu cường duy nhất trên thế giới, Mỹ
muốn khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới. Trước hết, Mỹ cần củng cố và tăng
cường vai trò của Mỹ đối với các đồng minh Tây Âu, đồng thời nhanh chóng nắm
lấy các nước Đông Âu vừa thay đổi chế độ. Cho đến trước cuộc chiến Kosovo,
trong khi Mỹ và Tây Âu hầu như đã “NATO hóa” được các nước thuộc phía Bắc
của Đông Âu thì chỉ còn phần phía nam chưa khuất phục được, trong đó Nam Tư
được coi là nước “cứng đầu cứng cổ nhất” cản trở con đường Đông tiến của
NATO. Xung đột tại Kosovo trở thành cái cớ để Mỹ xóa bỏ cái gai này trên con
đường thực hiện chiến lược toàn cầu của mình.
Với Anh, là đồng minh thân cận của Mỹ, trong cuộc chiến này Anh không có
lợi ích trực tiếp đáng kể, chủ yếu là nhằm nhận được thêm lợi ích và ưu thế về kinh
tế và chính trị từ phía Mỹ.
Với Đức và Pháp, hai nước này muốn thông qua sự tham gia NATO tại cuộc
chiến Kosovo để khẳng định sức mạnh của mình trong khối quân sự này. Đức nhận
thức rằng chỉ thông qua NATO, Đức mới khôi phục được sức mạnh toàn diện của
mình, qua đó hướng tới vai trò lớn hơn ở Châu Âu và trên trường quốc tế. Nhân

cuộc khủng hoảng Kosovo, trong cái vỏ của NATO, Đức đã lần đầu tiên đem quân
đội ra nước ngoài mà hầu như không gặp phản ứng nào đáng kể từ bên trong cũng
như bên ngoài. Với Pháp, Pháp tham gia tích cực hơn vào các hoạt động của
3
NATO là vì không muốn mất đi vai trò giải quyết các công việc của Châu Âu vào
tay Anh, Đức cũng như Mỹ
3
.
Việc Mỹ và một số các nước NATO nhiệt tình ủng hộ việc Kosovo độc lập
còn nhằm mục đích kiềm chế Nga. Thứ nhất, việc này sẽ làm giảm ảnh hưởng của
Nga tại khu vực Balkan, việc Nga bất lực không cản trở được Kosovo tuyên bố độc
lập để ủng hộ đồng minh của mình (Serbia) sẽ làm giảm trọng lượng tiếng nói của
Nga đối với nước này. Thứ hai, việc này sẽ là một cú hích cho phong trào ly khai
đang tồn tại ở nước Nga, nhằm phá vỡ sự ổn định và phát triển hiện nay của nước
Nga; nói cách khác chính là làm suy yếu Liên bang Nga. Thứ ba, NATO sẽ ngày
càng tiến sát đến biên giới nước Nga hơn.
c. Mâu thuẫn giữa NATO và chính quyền Liên bang Nam Tư
Với toan tính của các nước lớn, khủng hoảng Kosovo không còn nằm trong
tầm kiểm soát quốc gia nữa, mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc bị quốc tế hóa cao độ, dẫn
đến mâu thuẫn của Nam Tư với NATO trong cách giải quyết khủng hoảng. Mâu
thuẫn này được thể hiện qua:
Thứ nhất, sự leo thang xung đột tại Kosovo, đặc biệt là từ khi xuất hiện lực
lượng quân đội giải phóng Kosovo (KLA) tiến hành hàng loạt vụ giết người và
ném bom vào người dân và chính quyền Serbia, và những hành động đáp trả của
lực lượng cảnh sát Serbia đã khiến hàng chục người bị giết, các ngôi nhà bị đốt
cháy và dân làng phải đi sơ tán. Sự leo thang này khiến cho xung đột có thể lan
sang các nước láng giềng ở khu vực Balkan, và có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh
của các nước đồng minh thân cận của Mỹ ở Tây Âu.
Thứ hai, vấn đề giải quyết xung đột đã đưa lại những mâu thuẫn trực tiếp
giữa chính quyền Liên Bang Nam Tư và phương Tây. Khi Mỹ và các nước phương

Tây đã tiến hành hàng loạt các hoạt động ngoại giao con thoi, nhằm đưa các bên
xung đột ngồi vào bàn đàm phán (cuộc đàm phán ở Rambouiller (Pháp) nhằm tìm
3
/>ho%E1%BA%A3ng-kosovo-v%C3%A0-t%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BB%91i-v
%E1%BB%9Bi-quan-h%E1%BB%87-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BFso-28-khung-hoang-kosovo-va-tac-dong-
doi-voi-quan-he-quoc-te, truy cập ngày 02/5/2012.
4
kiếm một hiệp ước hòa bình cho Kosovo đã thất bại vì Serbia kiên quyết từ chối
không ký vào hiệp định) thì đụng độ vẫn tiếp tục diễn ra bất chấp những hoạt động
ngoại giao của cộng đồng quốc tế.
d. Nhận xét
Có thể thấy, vào thời điểm bùng nổ xung đột, những mâu thuẫn trên đều là
đã đi đến đỉnh điểm. Mâu thuẫn giữa người Serbia và người Albania là mâu thuẫn
mang tính lịch sử lâu dài, dai dẳng. Trong khi hai bên không tìm được tiếng nói
chung trong vấn đề này, cách xử lý của chính quyền Serbia càng khoét sâu thêm
hận thù dân tộc giữa hai cộng đồng. Về mâu thuẫn giữa các nước phương Tây với
Nam Tư trong hướng giải quyết cho cuộc khủng hoảng Kosovo, một khi Nam Tư
vẫn trung thành với lập trường của mình và Mỹ (cũng như NATO) cũng không
nhượng bộ vì lợi ích của mình thì mâu thuẫn sẽ không có hướng giải quyết. Quan
trọng hơn, với những toan tính của các nước lớn và hướng giải quyết là chủ trương
bạo lực của các bên tham gia thì chiến tranh diễn ra là điều tất yếu.
II. Diễn biến của cuộc chiến Kosovo 1999
Chiến tranh Kosovo manh nha vào ngày 22/4/1996, với 4 vụ tấn công nhằm
vào thường dân và lực lượng an ninh Serbia tại Kosovo. Một lực lượng ít được biết
đến lúc đó là Quân giải phóng Kosovo (KLA) đã lên tiếng nhận trách nhiệm về
những vụ bạo lực này. Đây được coi là hành động bạo lực đầu tiên của dân gốc
Albania chủ trương ly khai. Đáp trả lại các cuộc tấn công của KLA, cảnh sát và
quân đội Serbia đã tiến hành nhiều cuộc truy quét và các cuộc đụng độ sau đó đã
khiến nhiều dân thường và cảnh sát Serbia thiệt mạng
4

.
Tình hình xung đột Kosovo ngày càng trở nên căng thẳng khi ngày
15/1/1999, một vụ thảm sát tại làng Racak làm 45 người thiểu số Albania bị giết
hại. Cơ quan giám sát về Kosovo của OSCE đã quy trách nhiệm về vụ tấn công
cho lực lượng an ninh Serbia
5
.
4
truy cập ngày 02/5/2012.
5
truy cập ngày 02/5/2012
5
Đặc biệt, việc Nam Tư không chấp nhận ký vào bản Hiệp định hòa bình
Rambouiller đã dẫn đến cuộc chiến tranh Kosovo năm 1999 giữa NATO và Liên
Bang Nam Tư. Các quốc gia thành viên NATO đã chọn một chiến lược không kích
được triển khai theo một kế hoạch hành động trấn áp với ba giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn 1 (liên quan đến toàn bộ lãnh thổ Nam Tư): Đảm bảo sự làm chủ bầu
trời và phá hủy khả năng tự vệ trên không của quân đội Nam Tư (ném bom những
bệ phóng tên lửa đất đối không, các rada, các trung tâm chỉ huy thông tin, các căn
cứ không quân).
Giai đoạn 2: Tấn công các lực lượng quân sự Nam Tư và toàn bộ phương tiện
của họ ở Kosovo (phía nam vĩ tuyến 44) nhằm làm tê liệt khả năng hoạt động,
khiến cho họ không thể tiếp tục các hoạt động quân sự nhằm vào các đơn vị
Kosovo ly khai.
Giai đoạn 3: Nhằm vào các mục tiêu quân sự hay phi quân sự được xem là có
khả năng thúc đẩy chiến tranh hay là hậu cần của Nam Tư với việc tăng cường
ném bom ở phía bắc vĩ tuyến 44: Các căn cứ chỉ huy, sân bay, hệ thống phòng
không, đài phát thanh truyền hình, các cơ sở dự trữ lớn
6
.

Ngày 24/3/1999, với khoảng 1.000 máy bay chiến đấu, chủ yếu xuất phát từ
các căn cứ ở Ý và từ tàu sân bay tại Địa Trung Hải, NATO đã thực hiện các vụ
không kích kết hợp với tên lửa hành trình Tomahawk được bắn từ tàu chiến và tàu
ngầm. Tất cả các thành viên của NATO đều tham chiến, kể cả Hy Lạp, nước luôn
tỏ ra phản đối chiến tranh. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến 2, không
quân Đức xuất trận
7
.
Trong vòng vài ngày sau khi cuộc oanh kích của NATO mở màn, hàng chục
nghìn người tị nạn Kosovo gốc Albania lũ lượt chạy khỏi tỉnh này. Trong bối cảnh
đó, đã xảy ra hàng loạt vụ giết chóc, bạo lực và trục xuất ép buộc do quân đội
Serbia gây ra.
6
Tổ chức chính trị-quân sự NATO được thử thách trước cuộc khủng hoảng Kosovo, Alexandra Novosseloff, TTTK
Quan hệ quốc tế tháng 12-2000, tr 64
7
truy cập ngày 02/5/2012
6
Ngày 30/3, Tổng thống Nam Tư trong cuộc gặp thủ tướng Nga Primakov đã
đề nghị giảm bớt lực lượng của Serbia và Nam Tư ở Kosovo nếu NATO ngừng các
cuộc tiến công quân sự, nhưng Mỹ, Anh, Đức đã bác bỏ đề nghị này, đồng thời
NATO chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hai của cuộc chiến, mở rộng danh sách các
mục tiêu bắn phá không chỉ ở Kosovo mà cả ngoại ô Belgrade.
Ngày 6/4, Nam Tư lại đơn phương tuyên bố ngừng tất cả hoạt động quân sự
nhằm vào quân đội giải phóng Kosovo (KLA) của người gốc Albania nhưng
NATO không đáp lại thiện chí này của Nam Tư, nêu yêu sách “trước khi lệnh
ngừng bắn có thể được xem xét, Tổng thống S. Milosevic phải đáp ứng các yêu
sách do cộng đồng quốc tế đặt ra” và cho rằng “lệnh ngừng bắn đơn phương này là
chưa đủ” để NATO chấm dứt tiến công quân sự. Do đó, quân đội NATO tiếp tục
tăng cường, mở rộng quy mô và mục tiêu bắn phá.

Ngày 12/4, Bộ trưởng Ngoại giao 19 nước NATO đã họp khẳng định tiếp tục
cuộc chiến tranh chống Nam Tư cho đến khi Nam Tư chấp nhận mọi yêu cầu của
NATO
8
.
Như vậy, với tổng lực của mình, NATO đã bắn phá ác liệt không chỉ vào
khu vực Kosovo mà còn ra cả toàn bộ lãnh thổ Nam Tư. Mỹ và NATO đã sử dụng
triệt để can thiệp quân sự để đưa Kosovo về với trạng thái “hòa bình, ổn định”.
III. Giải quyết xung đột Kosovo
a. Giải quyết xung đột
Biện pháp can thiệp quân sự của NATO dường như đã tỏ ra “hiệu quả”.
Trong quá trình chiến tranh, dần dần xuất hiện những tín hiệu nhân nhượng từ phía
chính phủ Nam Tư như đã nêu ở phần trên.
Đến giai đoạn sau của cuộc xung đột, đã xuất hiện các trung gian hòa giải
của Nga, EU, Mỹ. Với việc chấp thuận các giải pháp của những nhà trung gian hòa
giải này, phía Nam Tư đã có một số nhân nhượng như rút một phần quân đội ra
khỏi Kosovo, phóng thích tù binh Mỹ,… nhưng NATO và Mỹ vẫn không có dấu
hiệu gì chứng tỏ sẽ giảm việc tấn công Nam Tư.
8
Quan hệ quốc tế trong bối cảnh hậu Kosovo, Anatolii Torkunov, TTTK Quan hệ quốc tế tháng 7-2000.
7
Chỉ đến ngày 10/6/1999, hai bên mới quyết định ký kết một hiệp định kỹ
thuật quân sự (Military Technical Agreement), kết thúc cuộc chiến tranh Kosovo.
Như vậy sau 78 ngày đêm Nam Tư bị Mỹ và NATO không kích ác liệt,
chính quyền Milosevich buộc phải chấp nhận các điều kiện của Mỹ và đồng minh.
Ngày 10/6/1999 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết 1244
với nội dung công nhận toàn vẹn lãnh thổ của Liên Bang Nam Tư; xác lập khuôn
khổ pháp lý tự trị của Kosovo, giải giáp lực lượng vũ trang KLA của người
Albania; rút quân đội Nam Tư ra khỏi Kosovo và hồi hương người tị nạn. Kosovo
được đặt dưới sự quản lý tạm thời của Liên Hợp Quốc. Lực lượng gìn giữ hòa bình

của Liên Hợp Quốc cũng được triển khai ở khu vực này
9
.
Thông thường, các phương pháp chính để giải quyết xung đột quốc tế gồm
có ngoại giao (thông qua thương lượng, đàm phán hòa bình), quân sự (đe dọa sử
dụng hoặc sử dụng vũ lực) và ảnh hưởng về kinh tế (cấm vận, cắt hoặc thu hồi viện
trợ…). Trong trường hợp của Kosovo, dễ nhận thấy các bên đã dùng đến chiến
tranh để giải quyết mâu thuẫn. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Vậy chiến
tranh có thể tránh được không?
Thứ nhất, Kosovo trên thực tế vẫn rất phụ thuộc vào Serbia về phương diện
kinh tế. Nếu Serbia biết lợi dụng điểm này để làm một trong các điều kiện đàm
phán với Kosovo thì mọi chuyện có thể sẽ xảy ra theo chiều hướng khác.
Bài học thứ hai rút ra cho chính quyền Serbia cũng như Liên Bang Nam Tư
trong vấn đề Kosovo chính là sự không mềm dẻo linh hoạt trong việc thể hiện lập
trường của mình. Nguyên nhân dẫn đến xung đột Kosovo nói riêng cũng như xung
đột tại bán đảo Balkan nói chung bắt nguồn từ chủ nghĩa dân tộc. Đây là vấn đề
nhạy cảm và không thể giải quyết một sớm một chiều bằng thái độ cứng nhắc.
Chính quyền Serbia ngay từ đầu đáng ra phải giải quyết tốt hơn việc phân biệt đối
xử giữa hai cộng đồng người, nền tảng tình hữu nghị và sự thống nhất giữa các dân
tộc trong lãnh thổ Liên Bang của thủ tướng Tito phải được xem trọng và đi vào
9
Ban Tư tưởng-văn hóa trung ương - Vụ quốc tế (2002), Những điểm nóng trên thế giới gần đây, Nxb chính trị quốc
gia, tr 186.
8
thực tế hơn nữa. Khi xảy ra các cuộc tiến công của KLA, chính quyền Serbia nên
thực hiện các biện pháp bảo vệ dân thường và bản thân chính quyền thay vì tấn
công đàn áp, đồng thời kết hợp với đàm phán nhân nhượng tránh để mâu thuẫn bị
khoét sâu không thể dung hòa dẫn đến kết cục các lực lượng bên ngoài có thể nhảy
vào.
Hơn nữa, không phải tất cả các nước EU đều ủng hộ việc Kosovo tách ra

khỏi Serbia. Tây Ban Nha, Hy Lạp, Romania, Bulagaria … là những nước cũng
phản đối sự độc lập của Kosovo. Serbia phải biết xoáy sâu vào điểm này, phân hóa
nội bộ của các nước EU cũng như NATO. Đồng thời cũng tranh thủ sự ủng hộ của
các nước đang có phần lãnh thổ đòi ly khai trên thế giới như Trung Quốc, Liên
bang Nga, … Bên cạnh đó, Nga cũng như Serbia nên sử dụng các biện pháp ngoại
giao để làm rõ “hiệu ứng Kosovo” rất có thể sẽ phá vỡ cấu trúc của hệ thống thế
giới hiện nay, nó sẽ làm ngòi nổ cho hàng loạt các tuyên bố độc lập của các vùng
lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt đối với EU, việc này sẽ làm chậm đi rất nhiều quá
trình nhất thể hóa châu Âu.
Như vậy nếu Serbia khéo khai thác được sự phụ thuộc của Kosovo vào
mình; mềm mỏng linh hoạt hơn trong việc xử lý vấn đề sắc tộc, trong thể hiện lập
trường cũng như biết tranh thủ sự ủng hộ quốc tế (làm nổi bật lên việc NATO đưa
quân vào lãnh thổ của mình là vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc
nội bộ của quốc gia khác, chiến tranh là đi ngược lại với xu thế hòa bình, hợp tác
của thế kỉ XX) thì chiến tranh là có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng,
với những toan tính của mình, Mỹ và NATO sẽ vẫn tìm cách khuất phục Nam Tư,
hoặc bằng việc lật đổ chế độ của Tổng thống Milosevich, hoặc bằng việc gây áp
lực khiến Nam Tư thay đổi thái độ cản trở công cuộc Đông tiến của NATO.
Trên thực tế, cuộc chiến đã nổ ra. Đáng chú ý là, trong tiến trình xung đột,
dù phía Serbia và Nam Tư đã có những nhân nhượng nhưng không mấy hiệu quả,
Mỹ và NATO vẫn cương quyết tấn công quân sự. Tuy nhiên, cuộc chiến cuối cùng
vẫn có thể đi đến hồi kết với một hiệp định mới giữa hai bên. Lý do có lẽ là, thứ
nhất, cuộc chiến kéo dài đã đi ngược lại những tính toán của Mỹ, từ kế hoạch đánh
9
nhanh, khuất phục Nam Tư trong 7 ngày và ràng buộc quốc gia này vào các điều
khoản đã được Mỹ dự trù trước thì cuộc chiến lại kéo dài gần ba tháng. Nam Tư có
nhân nhượng, nhưng những nhân nhượng đó là chưa đủ với tham vọng của người
Mỹ, việc giảm bớt lực lượng quân sự hay rút một phần quân đội ra khỏi Kosovo là
chưa đủ so với yêu sách của Mỹ. Chỉ đến khi cuộc chiến tranh kéo dài quá lâu, gây
hao tốn tiền của và phía Nam Tư chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ký hiệp ước rút

toàn bộ quân đội Nam Tư khỏi Kosovo thì Mỹ và NATO mới chấm dứt các cuộc
oanh tạc, chiến tranh mới chấm dứt hoàn toàn. Thứ hai, với việc ký kết được Hiệp
định kỹ thuật quân sự - cho phép triển khai một lực lượng hòa bình quốc tế tại
Kosovo (KFOR) với lực lượng nòng cốt là quân Mỹ, Mỹ đã đặt được một chân còn
lại vào khu vực Balkan và duy trì được ảnh hưởng ở khu vực này. Thực tế, quân
đội Mỹ đã được triển khai ở Albani, Bosnia, Herzegovina, và Macedonia. Mỹ và
NATO đã tiến thêm một bước vững chắc trong việc củng cố thế và lực ở châu Âu,
kiềm chế Nga.
IV. Hậu xung đột Kosovo 1999
Kết thúc chiến tranh, một cơ chế mới được hình thành, trong đó cho phép
duy trì một lực lượng hòa bình quốc tế dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc với
nòng cốt là lực lượng quân đội của các nước thành viên NATO cùng với lực lượng
của Nga và 12 nước trung lập khác. Nước Mỹ đã đóng góp 5400 quân tham gia vào
lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tại Kosovo. Như vậy, tại Kosovo lực lượng
Serbia được thay thế bằng lực lượng của Liên Hợp Quốc và NATO, tỉnh Kosovo
trở thành xứ bảo trợ của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng mâu thuẫn sẽ không thể chấm dứt trên mảnh đất
này khi mọi vấn đề chưa được giải quyết triệt để. Về phương diện lịch sử, mâu
thuẫn dân tộc có đan xen yếu tố tôn giáo là rất khó giải quyết nhất là khi hai bên
không có thái độ cầu thị, hòa hợp để từng bước xây dựng lòng tin và quan hệ thực
sự tốt đẹp hơn. Thực tế đã chứng minh, sau cuộc chiến tranh năm 1999, khu vực
này vẫn tiếp tục bất ổn định. Đến khoảng giữa tháng 3/2004, bạo động giữa người
gốc Albania và người Serbia lại bùng phát tại Kosovska Mitrovica làm hàng trăm
10
người chết và bị thương. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý hơn ở đây chính là quy mô
bạo động. Bạo động đã lan ra khắp các tỉnh từ Mitrovica ở phía Bắc, Urosevac ở
phía Nam, Pec ở phía Tây cho đến thủ phú Pristina của Kosovo khi tin tức về vụ
việc tại Kosovska Mitrovica được truyền đi. Phong trào ly khai lên đến đỉnh điểm
khi một lần nữa vào năm 2008 khi Kosovo tuyên bố độc lập tách khỏi Serbia. Như
vậy, Kosovo đã đi ngược lại nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo An Liên Hợp

Quốc.
Về phần mình, NATO triển khai quân đội gìn giữ hòa bình nhưng lại mang
những âm mưu, tính toán khác, đó là gây ảnh hưởng với Nga, thông qua viện trợ
nhân đạo gây sức ép với Nam Tư, yêu cầu lật đổ chính quyền tổng thống
S.Millosevic và thay vào đó một chính quyền thân phương Tây hơn. Với những
mưu đồ đó, người Nam Tư chắc chắn không thể chịu ngồi yên chấp nhận mọi sự
sắp đặt.
11
KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng Kosovo đã đưa lại những hậu quả lớn đến toàn bộ hệ
thống quan hệ quốc tế.
Cuộc khủng hoảng đã tạo ra một tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế làm cho
cộng đồng quốc tế lo ngại. Việc Kosovo tuyên bố độc lập đã mở đường cho hàng
loạt các phong trào ly khai khác trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, những gì Mỹ và NATO đã làm tại Nam Tư là ý đồ làm sống lại
nền “chính trị bạo lực”, làm xói mòn hệ thống luật pháp quốc tế thể hiện trong ý
tưởng hòa bình kiểu Châu Âu - kiểu hòa bình dựa trên sức mạnh nhiều hơn là dựa
trên luật pháp. Ý đồ của Mỹ và NATO là một minh chứng cụ thể về những tham
vọng của một tổ chức phòng thủ khu vực tìm cách lấn quyền Liên Hợp Quốc và tự
xem mình như là một trụ cột gánh “trách nhiệm toàn cầu” tại Châu Âu.
Hơn hết, đằng sau câu chuyện độc lập của Kosovo không chỉ là quyền dân
tộc tự quyết, không chỉ là một tiền lệ về ly khai, về mâu thuẫn sắc tộc mà còn là
những toan tính của các cường quốc. Nhằm thực hiện lợi ích của mình, các nước
lớn sẵn sàng phớt lờ luật pháp, không quan tâm đến tính mạng và của cải dân
thường. Rút cuộc, trong khi Mỹ và NATO đạt được tham vọng của mình, thì độc
lập của Kosovo dù đã được tuyên bố nhưng vẫn hết sức mong manh, người
Kosovo đang sống trong thất nghiệp, thiếu thốn trên một lãnh thổ bị ngăn cách cả
về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu sách:
1. Quan hệ quốc tế trong bối cảnh hậu Kosovo, Anatolii Torkunov, TTTK
Quan hệ quốc tế tháng 7-2000.
2. TS. Đào Tuấn Thành (2008), “Vấn đề dân tộc và xung đột dân tộc ở
Kosovo trong lịch sử”, tạp chí nghiên cứu Châu Âu.
3. Tổ chức chính trị-quân sự NATO được thử thách trước cuộc khủng
hoảng Kosovo, Alexandra Novosseloff, TTTK Quan hệ quốc tế tháng 12-
2000.
4. Tạp chí nghiên cứu châu Âu năm 1999.
Tài liệu trực tuyến:
1. Trang web của Tập Đoàn Tân Tạo,
/>_n_kosovo_d_c_l_p, truy cập ngày 02/5/2012
2. Báo Thanh Niên,

truy cập
ngày 02/5/2012
3. Thế giới và Việt Nam, trang web của Cơ quan trực thuộc bộ Ngoại giao,

truy cập ngày 02/5/2012
4. Việt Báo, />dot-sac-toc-moi/45119418/159/, truy cập ngày 02/5/2012
5. Báo An ninh Thủ đô />doc-lap-Do-dau-vao-ngon-lua-ly-khai/319550.antd, truy cập ngày 02/5/2012
6. Trang web của Học Viện Ngoại Giao, thuộc bộ Ngoại giao Việt Nam,
/>%E1%BB%91-28-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-kosovo-v
13
%C3%A0-t%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BB
%91i-v%E1%BB%9Bi-quan-h%E1%BB%87-qu%E1%BB%91c-t
%E1%BA%BFso-28-khung-hoang-kosovo-va-tac-dong-doi-voi-quan-he-
quoc-te, truy cập ngày 02/5/2012
7. Báo Hà Nội Mới, />su/484079/bai-2-kosovo noi-khoi-dau-cuoc-chien-phi-nghia.htm, truy cập
ngày 02/5/2012

8. National Academies Press, />record_id=9897&page=4 , truy cập ngày 02/5/2012
9. Đài tiếng nói Việt Nam, />mang-nhieu-toan-tinh-cua-phuong-Tay/20082/79934.vov, truy cập ngày
02/5/2012
14
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I.Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Kosovo 1999 2
a.Mâu thuẫn giữa người Kosovo gốc Albani và người Serbia 2
b.Toan tính của các nước lớn 3
c.Mâu thuẫn giữa NATO và chính quyền Liên bang Nam Tư 4
d.Nhận xét 5
II.Diễn biến của cuộc chiến Kosovo 1999 5
III.Giải quyết xung đột Kosovo 7
IV.Hậu xung đột Kosovo 1999 10
KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
15
TIỂU LUẬN
MÔN: AN NINH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
XUNG ĐỘT KOSOVO 1999
16

×