Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo Cáo Trình bày những vấn đề pháp lý và thực tiễn về hợp tác khai thác chung giữa Việt Nam với Trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.11 KB, 11 trang )

Hà Nội - 2013
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU…………………………………………………
………………………1
NỘI DUNG CHÍNH……………………………………
……………………….1
I, Vấn đề khai thác chung trong luật quốc tế…… ……………………….
………1
II, Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về hợp tác khai thác chung giữa
Việt Nam với Trung Quốc trong Vịnh Bắc bộ…………….
………………… ………………1
1
a, Những văn bản pháp lý về hợp tác khai thác chung giữa Việt Nam với
Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ…………………………………….
……………………………….2
b, Thực tiễn hợp tác khai thác chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trong
Vịnh Bắc Bộ…………………………………………………………….
…………………………4
KẾT LUẬN………………………………………………………… …….
…………4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………
……………… 5
2
MỞ ĐẦU
Căn cứ vào các quy định của Công Ước Luật Biển 1982 thì Việt
Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ tồn tại vùng biển chồng lấn. Đây
là một trong những vịnh lớn của thế giới,với diện tích khoảng
126.250km
2
, có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung


Quốc cả về kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh. Việt Nam và Trung Quốc đã
đạt đến các thỏa thuận tạm thời về hợp tác khai thác chung nhằm đảm bào
quyền và lợi ích chính đáng cho các bên.
3
NỘI DUNG CHÍNH
I, Vấn đề khai thác chung trong luật quốc tế
Khai thác chung là thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan trong việc
nghiên cứu, thăm dò, khai thác và quản lí nguồn tài nguyên biển ở nhũng nơi
tồn tại vùng chồng lấn danh nghĩa chủ quyền và quyền chủ quyền do bờ biển
của các quốc gia đối diện nhau hoặc tiếp liền nhau hay những nơi có nguồn
tài nguyên trải dài qua đường ranh giới đã được hoạch định rõ ràng.
Khai thác chung là quyền của các quốc gia, khi tiến hành khai thác
chung các quốc gia phải xem xét các điều kiện của vùng biển có khả năng sẽ
tiến hành khai thác chung và căn cứ vào các quy định của pháp luật quốc tế
để đi đến quyết định. Theo khoản 3 Điều 74, khoản 3 Điều 83 CƯ luật biển
1982 thì trong quá trình hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và
vùng thềm lục địa các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp
tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn
và để không phương hại hay cản trở việc kí kết các thỏa thuận dứt khoát
trong giai đoạn quá độ này”.
4
II, Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về hợp tác khai thác chung
giữa Việt Nam với Trung Quốc trong Vịnh Bắc bộ
a, Những văn bản pháp lý về hợp tác khai thác chung giữa Việt Nam
với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ
Ngày 25/12/2000 Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức ký kết hiệp
định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cùng với
Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ. Sau đó hai bên tiếp tục đàm
phán để kí kết nghị định thư bổ sung Hiệp định hợp tác nghề cá vịnh Bắc Bộ
và Quy định về bảo tồn và trách nhiệm nguồn lợi thủy sản trong vùng đánh

cá chung vịnh Bắc Bộ vào ngày 29/4/2004. Việc kí nghị định thư bổ sung
Hiệp định hợp tác nghề cá vịnh Bắc Bộ và Quy định về bảo tồn và quản lý
nguồn lợi thủy sản trong vùng đánh cá chung vinh Bắc Bộ đã tạo điều kiện
cho việc hai nước tiến hành các thủ tục hoàn tất việc phê chuẩn Hiệp định
phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá. Hai hiệp định này
chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2004.
Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và
Trung Quốc được hai nước ký ngày 25-12-2000 và phê chuẩn ngày 30-6-
5
2004 (cùng với Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ); có 7 phần, 22 Điều và
Nghị định thư bổ sung; gồm những nội dung chủ yếu sau:
Các quy định chung: Hiệp định này áp dụng cho một phần vùng đặc
quyền kinh tế và một phần vùng giáp giới lãnh hải của hai nước trong Vịnh
Bắc Bộ (gọi tắt là Vùng nước Hiệp định). Hai nước cam kết các nguyên tắc
chỉ đạo tiến hành hợp tác nghề cá trong Vùng nước Hiệp định trên cơ sở tôn
trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nhau; việc hợp tác
nghề cá không ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh hải của mỗi nước và các
quyền lợi khác mà mỗi bên ký kết được hưởng trong vùng đặc quyền kinh tế
của mình.
Vùng đánh cá chung: Hiệp định quy định, vùng đánh cá chung là khu
vực dưới vĩ tuyến 20
0
0 Bắc, có vùng lõm của đảo Bạch Long Vĩ, có bề rộng
chung là 30,5 hải lý tính từ Đường phân định về mỗi phía ra đến đường đóng
cửa Vịnh ở phía Nam, có diện tích 33.500 km
2
; được giới hạn bằng 16 điểm
tọa độ địa lý (xem sơ đồ). Thời hạn của vùng đánh cá chung là 15 năm (12
năm chính thức và 3 năm gia hạn). Trong vùng nước của vùng đánh cá
chung thuộc vùng đặc quyền kinh tế của bên nào thì bên đó có quyền kiểm

tra, kiểm soát các tầu thuyền đánh cá, xử lý các vi phạm theo luật pháp của
6
nước mình và tuân thủ theo thỏa thuận chung của hai nước trong khuôn khổ
ủy ban liên hợp. Đồng thời hai bên cũng thỏa thuận lập một vùng đệm nhỏ ở
ngoài cửa sông Bắc Luân với mục đích là tạo thuận lợi cho việc ra vào của
các tàu cá nhỏ (nếu phát hiện các tàu đó đánh cá thì cảnh cáo và buộc rời
khỏi vùng nước của mình). Vùng này dài 10 hải lý và tính từ đường phân
định rộng 3 hải lý về mỗi bên.
Đồng thời, hai bên thỏa thuận thành lập Ủy bản liên hợp nghề cá để
xây dựng quy chế liên quan đến vùng đánh cá chung. Ủy ban này bao gồm
đại diện chính phủ và một số ủy viên, sẽ thực hiện theo đúng Quy định về
bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản trong vịnh Bắc Bộ gồm 26 Điều nhằm
xây dựng quy chế và đảm bảo việc thực hiện và quản lý vùng đánh cá chung.
Ủy ban liên hợp nghề cá căn cứ vào đường phân định được lấy làm đường
biên giới kiểm soát lực lượng hữu quan của hai bên, xử lý các vi phạm quy
định sản lượng và số lượng tàu thuyền được vào vùng đánh cá chung dựa
trên nguyên tắc bình đẳng, căn cứ vào sản lượng đánh bắt được thông qua
điều tra định kỳ. Mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác khai thác các đối
với bên thứ ba trong vùng đặc quyền kinh tế của mình
7
Nghị định thư bổ sung Hiệp định hợp tác nghề cá gồm phần mở đầu
và 8 Điều với nội dung chính là qui định đường phân định giữa VN-TQ phân
biệt rõ vùng nước dàn xếp quá độ trên vịnh Bắc bộ giữa hai quốc gia. Phạm
vi vùng nước dàn xếp quá độ của mỗi bên là 4.540 km
2
, nằm về phía Bắc
vùng đánh cá chung (tính từ Vĩ tuyến 200 Bắc). Ranh giới vùng dàn xếp quá
độ cách các đường nối các điểm nhô ra xa nhất của Việt Nam là 200 hải lí và
cách đảo Bạch Long Vĩ một cung tròn có tâm là đèn biển đảo Bạch Long Vĩ
với bán kính 15 hải lí.

Số lượng tàu cá được phép hoạt động ở vùng Dàn xếp quán độ trong
năm đầu tiên khi Hiệp định hợp tác nghề cá có hiệu lực là 920 tàu. Số tàu nói
trên được cắt giảm hàng năm là 25% (230 tàu) và sau 4 năm tàu cá của mỗi
bên sẽ rút hết khỏi vùng dàn xếp quá độ thuộc phần biển bên kia. Nghị định
thư bổ sung được thực hiện thông qua cơ chế Ủy ban liên hợp nghề cá vịnh
Bắc Bộ Việt–Trung. Mọi tranh chấp phát sinh giữa hai bên kí kết về việc giải
thích hoặc áp dụng Nghị định thư bổ sung sẽ giải quyết thông qua Hiệp
thương hữu nghị.
Căn cứ trên các nội dung đã được ký kết này, từ nay ngư dân hai quốc
gia sẽ được đánh cá trên hai vùng đánh cá chung và vùng quá độ đã được
8
phân định rõ ràng. Nghị định này cũng qui định các thuyền nhỏ chỉ được qua
lại tại khu cửa sông Bắc Luân.
Ngoài Hiệp định Hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ và Nghị định thư
bổ sung Hiệp định Hợp tác nghề cá, hai nước còn ký kết Quy định về bảo
tồn và quản lý nguồn thủy sản trong vùng đánh cá chung; tạo cơ sở pháp lý
cho việc bảo tồn, quản lý, khai thác bền vững nguồn thủy sản và giữ gìn an
ninh trật tự trong vùng đánh cá chung. Về tổng thể, các thỏa thuận đạt được
trong quá trình đàm phán và được thể hiện trong hai bản Hiệp định là thỏa
đáng, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của cả hai bên. Các Hiệp định đó là
kết quả của quá trình đàm phán lâu dài, thể hiện nỗ lực, thiện chí và tính đến
sự quan tâm, nhân nhượng từ cả hai phía
b, Thực tiễn hợp tác khai thác chung giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong vịnh Bắc Bộ
Sau một thời gian thực hiện hiệp định này, chúng ta đã đạt được những
kết quả như mong đợi: số vụ vi phạm của ngư dân Trung Quốc đã có chiều
hướng giảm; Các địa phương ven biển vịnh Bắc Bộ đã tích cực phối hợp
cùng các bộ ngành Trung ương trong việc tập huân, tuyên truyền nội dung và
chỉ đạo việc thực hiện các Hiệp định; Việc cấp phép được triển khai hết sức
9

nghiêm túc, đa số các tàu cá được cấp phép đều đảm bảo tuân thủ các quy
định của Hiệp định; Hoạt động sản xuất trên biển của ngư dân hai nước được
tiến hành dưới sự giám sát của lực lượng tuần tra, kiểm soát của hai nước;….
Bênh cạnh đó, vẫn còn một số khó khăn trong quá trình thực hiện hiệp định:
Công tác tuyên truyền nội dung hiệp định vẫn chưa được sâu rộng do các
nguyên nhân như tài liệu tuyên truyền chưa phù hợp, trình độ của một bộ
phân ngư dân còn hạn chế nên của nắm được tinh thần của hiệp định; Các
hoạt động kiểm tra, kiểm soát trên biển chưa phát huy được sức mạnh, chưa
kịp thời xử lý được các vấn đề phát sinh do hạn chế về phương tiện và kinh
phí; Sự phối hợp giữa cơ quan thực thi của hai nước chưa thực sự hiệu quả ;
….
KẾT LUẬN
Các Hiệp định về phân định trong vịnh Bắc Bộ và Hiệp định về
hợp tác nghề cá đã các định rõ phạm vi và tạo ra được một khuôn khổ
pháp lý quốc tế rõ ràng, thuận lợi cho việc mỗi nước bảo vệ, quản lý, sử
dụng, khai thác, phát triển kinh tế các vùng biển và thềm lục địa của mình
trong vịnh Bắc Bộ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho hai bên có cơ sở thúc
10
đẩy hợp tác nhằm phát triển bền vững vịnh Bắc Bộ, duy trì sự ổn định
trong Vịnh, tăng cường sự tin cậy và phát triển quan hệ chung giữa hai
nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật biển quốc tế hiện đại, Lê Mai Anh (chủ biên), Nxb Lao động-xã
hội, Hà Nội, 2005
2. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
3. Hiệp định và nghị định thư bổ sung về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc
Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2004
4. Về việc kí kết Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam
và Trung Quốc, Nguyễn Bá Diễn, Tạp chí khoa học, kinh tế- luật,
ĐHQGHN, 2009

11

×