Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

ĐÁNH GIÁ VÀ MÔ PHỎNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT BỊ Ô NHIỄM KIM LOẠI Cr TẠI RỪNG NGÂP MẶN LONG THÀNH – ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 55 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ VÀ MÔ PHỎNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY ĐƯỚC
(Rhizophora apiculata Blume) TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT BỊ
Ô NHIỄM KIM LOẠI Cr TẠI RỪNG NGÂP MẶN
LONG THÀNH – ĐỒNG NAI



Ngành học : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã ngành : D420201
Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG
SVTH : TỪ HỮU HÒA
Niên khóa : 2010 – 2014

Tháng 2/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ VÀ MÔ PHỎNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY ĐƯỚC
(Rhizophora apiculata Blume) TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT BỊ
Ô NHIỄM KIM LOẠI Cr TẠI RỪNG NGẬP MẶN
LONG THÀNH – ĐỒNG NAI


Giáo viên hướng dân: Sinh viên thực hiên
TS. NGUYỄN HOÀNG ANH TỪ HỮU HÒA
ThS. NGUYỄN THỊ KIM LINH


Tháng 2/2015
i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM,
Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Sinh học, cùng toàn thể thầy cô dạy dỗ, giúp đỡ tôi
trong suốt 4 năm học tập tại trường, cũng như các thầy cô trong 12 năm tôi học phổ
thông.
Tôi xin gửi đến TS. Nguyễn Hoàng Anh, ThS. Trần Bảo Trân, ThS. Nguyễn Thị
Kim Linh lời cảm ơn sâu sắc nhất. Các cô đã truyền cho tôi nhiều kiến thức quý báu,
đồng thời luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin cám ơn tất cả các thành viên trong lớp DH10SM, các bạn đã giúp đỡ,
động viên tôi trong thời gian 4 năm học vừa qua, cũng như trong thời gian thực hiện

đề tài này. Thật vui và hạnh phúc khi là một thành viên trong gia đình DH10SM, và
trong đại gia đình Công nghệ Sinh học.
Con xin gửi lời cám ơn đến cha mẹ, những người đã sinh thành, dạy dỗ, nuôi
dưỡng và luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con được học tập tốt. Xin gửi lời cám ơn
đến anh, chị, em và tất cả những người thân yêu nhất của con, mọi người luôn tạo điều
kiện, động viên, giúp đỡ con những lúc con khó khăn nhất.


TP. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2015
Sinh viên

TỪ HỮU HÒA
ii

TÓM TẮT
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đa dạng, phong phú về thành phần loài động,
thực vật, nơi cư trú nhiều loài động vật hoang dã, các loài tôm cá. Ngoài ra, rừng ngập
mặn có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai, bức tường chắn sóng, chóng
xói lở bảo vệ đê sông, đê biển. Hiện nay, dọc bờ sông Thị Vải công nghiệp ngày càng
phát triển, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (ô nhiễm hữu cơ, các kim loại nặng) đã
ảnh hưởng lên sự sinh trưởng của thực vật rừng ngập mặn, mà cây Đước chiếm ưu thế.
Để xác định sự ảnh hưởng của hàm lượng Cr trong đất, mật độ cây trong ô đo tới sự
sinh trưởng, phát triển của cây Đước (Rhizophora apiculata), đồng thời thực hiện mô
phỏng quá trình sinh trưởng của cây Đước trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm. Đề
tài “Đánh giá và mô phỏng sinh trưởng của cây Đước (Rhizophora apiculata Blume)
trong điều kiện đất bị ô nhiễm kim loại Cr tại rừng ngập mặn Long Thành – Đồng
Nai” được đề xuất tiến hành.
Xác định sự ảnh hưởng của hàm lượng Cr tích lũy trong đất, mật độ cây lên sự
sinh trưởng của cây Đước. Chúng tôi tiến hành đo các chỉ tiêu sinh trưởng cây Đước
và mẫu đất được lấy ở 6 vị trí dọc theo sông Thị Vải và rạch Ông Trúc. Mẫu đất sau đó

được bảo quản và gửi về Viên Môi trường – Tài nguyên phân tích, xác định hàm lượng
Cr có trong đất. Hàm lượng Cr trong đất, mật độ cây có sự tương quan chặt với tốc độ
sinh trưởng của cây Đước. Hàm lượng Cr trong đất thấp cây phát triển tốt, ngược lại
khi hàm lượng Cr trong đất cao cây kém phát triển.
Tiến hành mô phỏng sinh trưởng cây đước với hai điều kiện ô nhiễm giả định:
điều kiện ô nhiễm thứ nhất với hàm lượng Cr trong đất ở 40 ppm và điều kiện ô nhiễm
thứ 2 với hàm lượng Cr trong đất ở 250 ppm trong thời gian 120 năm. Ở điều kiện ô
nhiễm giả định thứ nhất, giá trị tốc độ sinh trưởng (G) của cây cao, cây phát triển
nhanh, đường kính thân lớn đạt trên 60 cm, sinh khối rừng lớn sau 120 năm. Ở điều
kiện ô nhiễm giả định thứ 2, giá trị tốc độ sinh trưởng (G) của cây thấp, cây kém phát
triển, đường kính thân đạt dưới 50 cm, sinh khối rừng thấp sau 120 năm chạy mô hình.
Kết luận, hàm lượng Cr tích lũy trong đất, mật độ cây tương quan chặt với sinh
trưởng cây Đước. Hàm lượng Cr trong đất thấp cây phát triển nhanh, sinh khối rừng
tăng nhanh qua từng năm. Hàm lượng Cr trong đất cao, cây sinh trưởng phát triển
chậm, sinh khối rừng tăng chậm, năng suất rừng thấp.

iii


SUMMARY

Assess and simulate the growth of the torch Rhizophora apiculata Blume in polluted
land condition with metal Cr at Long Thanh mangroves.

The mangrove is a diverse ecosystem, rich in species composition, plant, home to
many species of wildlife, fish and shrimp species. In addition, mangrove have an
important role in disaster prevention, impenetrable barrier soon, wave erosion of sea
dykes, river protection. At present, along Thi Vai river the industry is over growing,
beside so many serious environmental pollution (organic pollution, heavy metals) that
affect the growth of plants, mangroves, where mangroves are dominant. Aim to

definite the influence of Cr amount in soil and tree density on the growth, development
of the mangroves - Rhizophora apiculata, simultaneously take the simulate the growth
of the torch in polluted environment condition. Project “assess and simulate the growth
of the torch Rhizophora apiculata Blume in polluted land condition with metal Cr at
Long Thanh mangroves” is put forward to implement.
Determine the influence of amount Cr in soil, tree density with the torch’s growth
speed. Proceed to measure the growth indicator of mangroves and soil samples were
taken at the 6 position along the Thi Vai river and Ong Truc channel, then the soil
sample was sent to the Institute of environment-resource analysis, determination of Cr
amount in the soil. Amount Cr in soil, plant density has a strong correlation with the
growth rate of the mangroves. Amount Cr in soil with low plants grow well, back
when the Cr content in high ground less developed plants.
Simulation of growth mangroves with two assumptions: pollution conditions
conditions first pollution runs with Cr in soil in 40 ppm and the second pollution
conditions running with Cr in soil at 250 ppm during 120 years. In terms of pollution
first assumption, the value of growth rate (G) of fast-growing trees, tall trees, large
trunk diameter reaches over 60 cm (approx 70 cm in the optimal environmental
conditions), large forest biomass after 120 years. In terms of pollution the second
assumption, the growth rate (G) of low trees, trees are less developed, body diameter
reaches 50 cm below the low forest biomass, after 120 years of running the model.
In conclusion, the Cr concentrations accumulate in soil, plant density correlated with
grow mangroves. The Cr content of fast-growing trees in the lowland, forest biomass
increased rapidly every year. High concentrations of Cr in soil, plant growth
development is slow, slow-growth forest biomass, low forests productivity.



iv

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
SUMMARY iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ix
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu đề tài 1
1.3. Nội dung thực hiện 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Tổng quan rừng ngập mặn 3
2.1.1. Rừng ngập mặn 3
2.1.2. Diễn thế rừng ngập mặn 3
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng thực vật rừng ngập mặn 5
2.1.3.1. Yếu tố khí hậu 5
2.1.3.2. Yếu tố địa mạo 5
2.1.3.3. Yếu tố địa hình 6
2.1.3.4. Thủy triều 6
2.1.3.5. Thổ nhưỡng 7
2.1.3.6. Độ mặn 7
2.1.4. Lợi ích mà rừng ngập mặn đem lại: 7
2.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội huyện Long Thành 8
2.2.1 Điều kiện tự nhiên 8
2.2.1.1. Vị trí địa lý 8
2.2.1.2. Địa hình 8
v


2.2.1.3. Khí hậu 9
2.2.1.4. Đặc điểm thủy văn 9
2.2.1.5. Tài nguyên đất 9
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 10
2.3. Rừng ngập mặn Long Thành 11
2.3.1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển 11
2.3.2. Cây Đước đôi (Rhizophora appiculata Blume) 13
2.3.2.1. Hình thái 13
2.3.2.2. Đặc điểm sinh trưởng 14
2.3.2.3. Đặc điểm phân bố 14
2.3.2.4. Phân bố 14
2.3.3. Chất lượng môi trường rừng ngập mặn Long Thành 14
2.3.3.1. Môi trường đất 14
2.3.3.2. Môi trường nước 16
2.4. Kim loại Cr và ảnh hưởng của nó tới thực vật 17
2.5. Một số mô hình sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới 18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20
3.2. Vật liệu nghiên cứu 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu 21
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 21
3.3.2. Phương pháp đo đạc, khảo sát ngoài hiện trường 21
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu đất 22
3.3.4. Phương pháp mô phỏng sinh thái 22
3.3.5. Phương pháp xây dựng mô hình 28
3.3.5.1. Khái niệm mô hình 28
3.3.5.2. Các tham số đầu vào của mô hình (các biến, tỷ lệ…) 28
3.3.5.3. Quá trình mô phỏng 28
3.3.5.4. Dữ liệu đầu vào và các giá trị ban đầu 28
vi


Chương 4 KẾT QUẢ 30
4.1. Xử lý, phân tích và đánh giá số liệu 30
4.1.1. Phân bố hàm lượng Cr trong đất tại 6 vị trí lấy mẫu 30
4.1.2. Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng Cr trong đất lên tốc độ sinh trưởng 31
4.1.3. Đánh giá ảnh hưởng hàm lượng Cr, mật độ cây lên sự sinh trưởng 32
4.2. Kết quả tính toán mô hình 34
4.3.1. Đường kính theo điều kiện ô nhiễm Cr giả định 34
4.3.2. Sinh khối rừng theo các điều kiện ô nhiễm Cr giả định 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39
5.1. Kết luận 39
5.2. Đề nghị 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC 42


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CGMM :CanGio Mangrove Forest Model
CHLB :Cộng hòa liên bang
Cr :Kim loại Crom
DBH :Đường kính thân ngang ngực
FAO :Food and Agricuture Organization
G :Giá trị tốc độ sinh trưởng thực vật
PVC :Polyvinyl clorua
QCVN :Quy chuẩn Việt Nam
QĐ :Quyết định
RNM :Rừng ngập mặn

UBND :Ủy ban nhân dân
WQI :Chỉ số chất lượng nước
WQI STV :Chỉ số chất lượng nước sông Thị Vãi
viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Sự phân bố thực vật tương ứng với các thành tạo trầm tích biển 4
Bảng 2.2 Sự phân bố loài thực vật tương ứng với các thành tạo trầm tích sông 4
Bảng 2.3 Sự phân bố các loài thực vật tương ứng với các thành tạo trầm tích đầm lầy .5
Bảng 2.4 Thông số quan trắc môi trường đất khu vực RNM Long Thành năm 2013 15
Bảng 2.5 Tổng hợp các thông số dinh dưỡng tại Lâm trường Long Thành 16
Bảng 2.6 Bảng phân vùng chất lượng nước sông Thị Vải và các chi lưu 16
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp chất lượng nước sông Thị Vải và các chi lưu năm 2013 17
Bảng 2.8 Bảng tổng hợp chất lượng nước sông Thị Vải 17
Bảng 3.1 Giá trị thiết lập được của tham số trong phương trình sinh trưởng cây đước 27
Bảng 4.1 Kết quả phân tích 30
Bảng 4.2 Kết quả thiết lập tham số mô hình 32

ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Vai trò của rừng ngập mặn 8
Hình 2.2 Đước đôi (Rhizophora apiculatta Blume). 13
Hình 2.3 Biểu đồ chất lượng nước sông Thị Vãi theo vị trí quan trắc. Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.1 Thiết bị và dụng cụ 20
Hình 3.1 Vị trí các địa điểm thu mẫu 21
Hình 3.1 Đồ thị mô tả sự tăng trưởng đường kính thực vật rừng ngập mặn 23

Hình 3.2 Đồ thị mô tả ảnh hưởng của nhân tố độ mặn (‰) lên tốc độ sinh trưởng 23
Hình 3.4 Đường cong thể hiện sự ảnh hưởng của yếu tố độ cao đến sinh trưởng cây
Error! Bookmark not defined.
Hình 3.5 Đường cong sinh khối 26
Hình 3.6 Đường cong của đường kính và chiều cao 27
Hình 3.7 Sơ đồ cấu trúc mô hình. 28
Hình 4.1 Đồ thị thể hiện hàm lượng Cr trong đất theo khoảng cách giữa các vị trí 30
Hình 4.2 Đồ thị thể hiện sự tương quan giữa tốc độ sinh trưởng và hàm lượng Cr. 31
Hình 4.3 Đồ thị thể hiện sự tương quan giữa hàm lượng Cr và tốc độ sinh trưởng. 32
Hình 4.4 Đồ thị thể hiện sự tương quan giữa hàm lượng Cr và đường kính thân. 33
Hình 4.6 Đồ thị mô phỏng ảnh hưởng của các điều kiện ô nhiễm Cr tại vị trí DN1. 34
Hình 4.7 Đồ thị mô phỏng ảnh hưởng của các điều kiện ô nhiễm Cr tại vị trí DN2. 35
Hình 4.8 Đồ thị mô phỏng ảnh hưởng của các điều kiện ô nhiễm Cr tại vị trí SV1. 35
Hình 4.9 Đồ thị mô phỏng ảnh hưởng của các điều kiện ô nhiễm Cr tại vị trí SV2. 36
Hình 4.10 Đồ thị mô phỏng ảnh hưởng của điều kiện ô nhiễm Cr tại SV3 và SV4. 36
Hình 4.11 Sinh khối rừng theo kịch bản ô nhiễm Cr. 38

1

Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng và đóng vai trò rất
quan trọng cả về yếu tố kinh tế lẫn sinh thái cảnh quan và yếu tố môi trường ở các
vùng đất ngập nước ven biển của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sự tồn tại, sinh
trưởng, phát triển và phân bố của chúng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa hình địa
mạo nơi chúng sống. Chính vì vậy, việc tác động làm thay đổi điều kiện tự nhiên, đến
một giới hạn nào đó, tất yếu sẽ dẫn đến những biến động đối với hệ sinh thái RNM.
Điều này sẽ gây tác động ngược trở lại đối với mục tiêu quy hoạch khai thác bền vững
vùng đất ngập nước ven biển.

Hiện nay, tại khu vực đất ngập nước thuộc 4 xã Long Phước, Phước Thái (huyện
Long Thành) và Phước An, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch) đang được bao phủ bởi
hàng ngàn hecta RNM. Vai trò của các cánh RNM này là vô cùng quan trọng trong
việc bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật, sản lượng thủy hải
sản là rất lớn. Bên cạnh đó nó còn là lá chắn sóng giúp bảo vệ khỏi sự xói mòn, sạt lở
đất.
Nhưng hiện nay, nguồn nước sông Thị Vải đang bị ô nhiễm đã làm ảnh hưởng
đến các hệ sinh thái dưới nước, trong đó có hệ sinh thái RNM ven sông Thị Vải. Đây
là hệ sinh thái đa dạng với loài cây đước đôi hay đước xanh (Rhizophora Apiculata
Blume) chiếm số lượng lớn trong vùng nghiên cứu. Bên cạnh đó, hệ sinh thái RNM
ven sông Thị Vải lại là nơi sinh sống của nhiều loài động vật và thủy sinh và đặc biệt
là nó có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ bờ biển, bờ sông. Vì vậy đề tài
nghiên cứu được đề xuất nhằm xem xét, đánh giá và mô phỏng khả năng thích nghi và
sinh trưởng của cây đước đôi trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm trên sông Thị Vải.
Đồng thời, đây cũng là một cách để xem xét đến khả năng hấp thụ và xử lý các chất ô
nhiễm của loài cây này. Kết quả của đề tài này có thể được sử dụng để đánh giá sự
thích ứng của cây đước trong điều kiện môi trường ô nhiễm ở nhiều mức độ khác
nhau, góp phần vào công tác quản lý và phát triển bền vững RNM.
Từ những lý do trên, đề tài “Đánh giá và khảo sát khả năng sinh trưởng của cây
đước đôi trong điều kiện đất bị ô nhiễm kim loại Cr tại RNM Long Thành” được đề
xuất, để góp phần vào việc đánh giá và quản lý RNM tốt hơn, trong việc ngày càng có
nhiều can thiệp vào môi trường tự nhiên làm thay đổi những tính chất vốn có của nó.
1.2. Mục tiêu đề tài
Phân tích mối tương quan giữa hàm lượng kim loại Cr tích lũy trong đất, mật độ
cây lên sự sinh trưởng của cây Đước (Rhizophora apiculata Blume).
Mô phỏng sinh trưởng của cây Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trong
điều kiện môi trường đất bị ô nhiễm Cr tại RNM Long Thành.


2



1.3. Nội dung thực hiện
- Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm kim loại Cr trong đất đến sự sinh trưởng của
cây Đước (Rhizophora apiculata Blume).
- Xây dựng phương trình mô phỏng sinh trưởng của cây Đước (Rhizophora
apiculata Blume) với các điều kiện ô nhiễm Cr trong đất giả định cho trước.

3


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan rừng ngập mặn
2.1.1. Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn (RNM) là dạng cấu trúc thực vật đặc trưng của vùng ven biển
nhiệt đới và cận nhiệt đới, là một trong những hệ sinh thái rừng ngập nước quan trọng
(FAO, 1994).
RNM chỉ phát triển tốt ở những vùng đầm lầy, cửa sông ven biển ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Trên thế giới có khoảng 16.670.000 ha RNM với hơn 100 loài,
trong đó châu Á và châu Úc 7.487.000 ha, châu Mỹ 5.781.000 ha và châu Phi
3.402.000 ha. Hai nước có diện tích RNM lớn nhất là Brasil và Indonesia với các khu
rừng có các cây cổ đại kích thước lớn. Ở các nước Đông Nam Á như Philippines,
Malaysia, Thái Lan, Việt Nam… RNM cũng phát triển tốt do có điều kiện khí hậu
nóng ẩm, mưa nhiều, bãi lầy rộng và giàu chất phù sa… (Phan Nguyên Hồng, Phạm
Thị Sản, Nguyễn Hoàng Trí, Trần Văn Ba. 1995).
Ở Việt Nam với đường bờ biển dài 3.260 km, với nhiều cửa sông giàu phù sa nên
RNM phát triển tốt, đặc biệt là tỉnh Cà Mau. Rừng ngập mặn Việt Nam có hơn 50 loài
cây (Phan Nguyên Hồng, Phạm Thị Sản, Nguyễn Hoàng Trí, Trần Văn Ba. 1995). Và
được phân bố ở 4 khu vực chính.

Khu vực ven biển phía Bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Đồ Sơn (Hải Phòng),
rừng phát triển rộng nhờ có các đảo che chắn phía ngoài. Gồm các loài Đang, Vẹt dù,
Trang, Sú, Mắm biển…
Khu vực đồng bằng Bắc bộ từ Đồ Sơn (Hải Phòng) đến Lạch Trường (Thanh
Hóa), tuy có nhiều bãi bồi rộng nhiều phù sa nhưng không có các đảo che chắn gió bão
nên chỉ có một ít RNM nằm trong cửa sông, với các loài ưa nước lợ như Trang, Sú,
Bần chua, Ô rô…
Khu vực Miền Trung từ Lạch Trường (Thanh Hóa) đến mũi Vũng Tàu, bãi bồi
hẹp ít phù sa, bờ biển dốc, RNM chủ yếu chỉ có những dãi rừng hẹp ở phía trong cửa
sông, Vịnh chủ yếu là các cây Đước, Đưng, Vẹt dù, Mắm trắng, Sú…
Khu vực phía Nam từ Vũng Tàu tới Hà Tiên có nhiều bãi bồi, nhiều phù sa, ít
bão nên RNM phát triển tốt. Rừng có nhiều loài cây như Đước, Đưng, Vẹt khang, Vẹt
trắng, Mắm lưỡi dòng, Dừa nước, Dà…
2.1.2. Diễn thế rừng ngập mặn
Trong điều kiện tự nhiên chưa có tác động của con người, các cây ngập mặn nhờ
các dòng hải lưu và sóng biển đưa hạt giống đến xâm chiếm môi trường mới. Tùy theo
đặc điểm địa hình, chế độ ngập, hàm lượng muối của nước…, các loài cây RNM lần
lượt xuất hiện từng giai đoạn để cố định môi trường, lắng tụ phù sa, nén chặt bùn sét,
nâng cao mặt đất, tạo điều kiện cho các loài cây trong rừng nội địa đến thay thế, trong
lúc chúng lại tiếp tục mọc lấn ra biển. Đó là kiểu diễn thế nguyên sinh.
4

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, với sự hình thành các kiểu phụ RNM,
nhiều khi con người đã tác động vào các quá trình tự nhiên (chặt đốn, rải chất độc,…).
Một thời gian sau cây RNM bắt đầu xuất hiện lại trên các khu vực bị phá hủy, hình
thành nên các kiểu rừng mới và có thể xuất hiện các quần thể thoái hóa. Đây là quá
trình diễn thế thứ sinh.
Theo Huỳnh Thị Minh Hằng và Nguyễn Hoàng Anh (2002) khi so sánh sự phân
bố các loài thực vật rừng ngập mặn huyện cần giờ với các yếu tố môi trường địa chất
cho thấy có sự liên quan mật thiết, trong đó các yếu tố chủ đạo bao gồm: loại trầm

tích; độ cao địa hình và mức độ ngập triều; độ mặn.
Phân bố các loài thực vật trên các phân vùng môi trường địa chất được tóm lược trên
các bảng.
Bảng 2.1 Sự phân bố thực vật tương ứng với các thành tạo trầm tích biển
Độ mặn
<4 %o
4%o – 18%o
>18%o
Thành tạo trầm tích
Trầm tích biển
Loại đất phụ

Bãi bồi ngập triều
Đất Giồng cát (bên
dưới có các túi
nước ngọt)
Độ cao (m)

0 – 0,5

Bần, Mắm

0,5 – 1,0



1,0 – 1,5




1,5 - >2,0


Cây ăn trái
Nguồn: Nguyễn Hoàng Anh, 2011.
Bảng 2.2 Sự phân bố loài thực vật tương ứng với các thành tạo trầm tích sông – sông
biển hỗn hợp
Độ mặn
<4‰
4‰ - 18‰
>18‰
Thành tạo
trầm tích
Trầm tích sông, trầm tích sông biển
Loại đất
Đất phù sa
Loại đất phụ
Đất phù sa
trung tính
Đất phù sa
trên nền
phèn tiềm
tàng
Đất mặn
phèn
Đất phù sa
nhiễm mặn
Đất phù sa
mặn
Độ cao (m)


0 – 0,5

Dừa nước


Bần
0,5 – 1,0

Lúa

Dừa nước
Đước
1,0 – 1,5
Lúa
Lúa
Lúa
Lúa, Chà là
Đước
1,5 - >2,0



Lúa

Nguồn: Nguyễn Hoàng Anh, 2011.

5

Bảng 2.3 Sự phân bố các loài thực vật tương ứng với các thành tạo trầm tích đầm lầy –

biển
Độ mặn
< 4‰
4‰ - 18‰
> 18‰
Thành tạo trầm tích
Trầm tích đầm lầy – biển
Loại đất
Đất lầy
Loại đất phụ
Đất phèn tiềm tàng
nông
Đất phèn tiềm tàng
sâu
Đất mặn
Độ cao (m)

0 – 0,5


Mắm
0,5 – 1,0
Dừa nước
Đước
Đước
1,0 – 1,5
Lúa
Đước
Đước
1,5 - >2,0

Lúa
Chà là, Ráng
Hỗn giao
Nguồn: Nguyễn Hoàng Anh, 2011.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng thực vật rừng ngập mặn
2.1.3.1. Yếu tố khí hậu
Nhiệt độ không khí tác động trực tiếp đến quá trình quang hợp và quá trình hô
hấp, nói cách khác yếu tố nhiệt độ quy định phần lớn các quá trình có liên quan đến
năng lượng bên trong cơ thể của cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng của các
loài. RNM phát triển thuận lợi ở vùng khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới, nơi có nhiệt
độ bình quân trong năm cao, biên độ nhiệt giữa ngày, đêm và giữa các mùa thấp, đồng
thời có độ ẩm cao. Theo Phan Nguyên Hồng (1991), nhiệt độ thích hợp cho các hoạt
động sinh lý của cây RNM 25
0
C – 28
0
C như ở Nam Bộ. Số loài cây ngập mặn ở miền
Bắc ít hơn và có kích thước bé hơn so với miền Nam vì chịu ảnh hưởng của nhiệt độ
thấp về mùa đông và nhiệt độ cao về mùa hè (30
0
C – 34
0
C).
Lượng mưa có ảnh hưởng lớn lên sự phát triển của cây RNM. Cây RNM ở vùng
nhiệt đới phát triển mạnh ở những vùng có lượng mưa trong năm cao (1.800 – 2.500
mm). Vùng ít mưa, số loài và kích thước cây giảm (Phan Nguyên Hồng, 1991).
Gió tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến RNM bằng nhiều cách: gió mùa mang
theo lượng mưa, tạo nên những dòng chảy ven bờ vận chuyển phù sa, vật liệu trầm
tích, cát biển từ chỗ này đến chỗ khác,…
2.1.3.2. Yếu tố địa mạo

Lugo và Snedaker (1974) đã phân ra 6 loại quần thể thực vật RNM chính dựa
trên sự thể hiện về đặc tính địa văn của chúng. Mỗi loại quần thể có các đặc tính riêng
đối với các biến động môi trường và có những đặc trưng riêng về sản lượng ban đầu,
lượng cacbon,
Loại thứ nhất là các rừng ở ven sông (riverine forest) phân bố ở các đồng bằng
châu thổ (delta) và cửa sông (estuary), là những vùng đất thấp, được bồi hàng năm bởi
các vật liệu do sông mang về. Loại rừng có năng suất cao nhất, là dạng rừng nằm dọc
theo các con sông và kênh rạch. Cấu trúc của rừng này là các cây cao lớn do tồn tại
trong điều kiện dòng chảy ổn định kể cả vào mùa khô (chịu ảnh hưởng của thủy triều)
hay mùa mưa (chịu ảnh hưởng của các dòng chảy mặt).
6

Các rừng dạng viền (fringe forests): là kiểu rừng có năng suất trung bình, chúng
tạo thành các vùng đất bảo vệ các vùng bờ biển.
Rừng kiểu overwash: phát triển trên các vùng đảo cô lập thường xuyên bị tác
động mạnh của thủy triều, dạng rừng này có năng suất sản xuất giống với rừng dạng
viền.
Dạng rừng kiểu bồn trũng (basin) phát triển ở các vùng đầm phá, có năng suất
sản xuất trung bình, xuất hiện trên các vùng trũng trong đất liền, nơi mà hướng dòng
chảy của các kênh rạch hướng ra biển và chịu ảnh hưởng của biển và thủy triều, thời
gian ngập triều ít.
Dạng rừng lùn (dwarf): có năng suất thấp nhất, biểu hiện sự kém phát triển của
cây ngập mặn do những hạn chế về điều kiện môi trường.
Dạng rừng hammock: phát triển ở vùng đất hơi cao hay đất bị thoái hóa. Chúng
phát triển chậm chạp, năng suất sản lượng rất thấp.
2.1.3.3. Yếu tố địa hình
Độ cao địa hình trong khu vực RNM có quan hệ mật thiết đến sự phân bố tự
nhiên và khả năng sinh trưởng của thực vật RNM. Trong lâm nghiệp, cấp đất (hay còn
gọi là cấp năng suất) được dùng để đánh giá năng suất sản xuất của cây, và cao độ địa
hình là một trong những yếu tố chính quyết định nên các cấp đất.Cấp 1 đất có độ cao

trung bình, rất thích hợp cho sự phát triển của thực vật RNM. Cấp 2 đất thấp, tương
đối thích hợp. Cấp 3 đất cao, hạn chế sự phát triển của thực vật RNM.
2.1.3.4. Thủy triều
Thủy triều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên sự sinh trưởng cây RNM vì nó
không chỉ tác động trực tiếp do ảnh hưởng của mức độ, thời gian ngập mà còn ảnh
hưởng lên các yếu tố khác như kết cấu, độ mặn của đất… Phan Nguyên Hồng (1991),
nghiên cứu về sự liên quan của thủy triều lên sự phân bố và phát triển cây RNM ở Việt
Nam và một số nước Đông Nam Á có nhận xét: “Khi điều kiện khí hậu và đất không
có sự khác biệt nhau lớn, thì vùng có chế độ bán nhật triều cây sinh trưởng tốt hơn ở
vùng có chế độ nhật triều, vì thời gian cây bị ngập không thu được không khí trên mặt
đất ngắn hơn, thời gian đất bị phơi trống cũng ngắn, hạn chế bớt sự bốc hơi nước trong
đất và trong cây, nhất là thời kỳ nắng nóng. Nhờ vậy mà cây sinh trưởng thuận lợi
hơn”.
Dòng đại dương góp phần rất quan trọng trong sự phân bố thực vật RNM.
Trường hợp RNM ở Việt Nam, sự vận chuyển và phát tán hạt giống và cây con của
các loài thực vật RNM là nhờ các dòng đại dương.
Nước ngọt từ các sông, kênh đã mang chất dinh dưỡng và lượng trầm tích cần
thiết cho cây RNM. Nước ngọt cũng đồng thời giúp pha loãng nước mặn tạo khu vực
có nước lợ, thích hợp cho nhiều loài cây như: Trang (Kandelia candel), Đước đôi
(Rhizophora apiculata), Đước vòi (Rhizophora stylosa)… Sự có mặt hay vắng mặt của
lượng bổ cấp nước ngọt có thể có tác động sâu sắc đến hệ thống RNM.
Mực nước biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển của RNM. Sự
dâng mực nước biển làm tăng tốc độ xói mòn bờ biển, làm mất đất, giảm diện tích cây;
7

hơn nữa, nước biển dâng sâu vào đất liền, sóng lớn mang theo lượng cát biển vào phủ
lấp rễ hô hấp của cây sẽ gây chết cây.
2.1.3.5. Thổ nhưỡng
Thực vật RNM tồn tại trong môi trường đất úng nước và yếm khí, thành phần đất
có thể là cát thô, đất than bùn mịn, tuy nhiên thích hợp nhất là đất sét mịn.

Đất ở các khu vực RNM được hình thành bởi trầm tích aluvi (từ sông) và trầm
tích biển, có đặc tính giàu chất dinh dưỡng như Mg, Na, P và K. Tính chất vật lý và
hóa học của đất phụ thuộc vào nguồn gốc của trầm tích (sông hay biển). Kết quả của
quá trình tương tác giữa các yếu tố địa lý, khí hậu, các quá trình thủy động lực, mực
nước triều và sự thay đổi mực nước biển đã tạo nên các loại đất với các tính chất hóa
lý khác nhau, điều này ảnh hưởng đến sự phân bố của RNM.
2.1.3.6. Độ mặn
Độ mặn là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng lên sự sinh trưởng,
tỷ lệ sống và phân bố cây ngập mặn. Loại rừng này phát triển tốt ở độ mặn phổ biến từ
10‰ – 25‰. Số loài và kích thước cây giảm đi khi độ mặn cao (40 – 80‰) (Balsco,
1984). Ở độ mặn 90‰ chỉ có một số loài mắm sống được nhưng sinh trưởng rất chậm.
Ở độ mặn quá thấp cũng không còn cây ngập mặn mọc tự nhiên (Rao, 1986).
Sự hiểu biết về khả năng chịu đựng của RNM đối với các cấp độ mặn của đất
hiện tại vẫn chưa đầy đủ, việc xếp loại các loài thực vật RNM theo các ngưỡng độ mặn
đến giai đoạn hiện nay vẫn không nhất quán. Tuy nhiên, Bunt et al. 1982 (theo trích
dẫn bởi Peter Saenger, 2002) đã phân các loài thực vật theo khả năng chịu đựng hoặc
khả năng thích nghi với độ mặn theo thứ tự giảm dần như sau: Mắm trắng (A. alba),
Đước vòi (R. Stylosa), Đước Đôi (R. apiculata), Bần trắng (Sonneratia alba), Dà Vôi
(Ceriops tagal), Sú (Aegiceras corniculatum), Vẹt tách (Bruguiera parviflora), Giá
(Excoecaria agallocha), Đưng (R. mucronata), Ráng (Acrostichum sp.), Cui biển
(Heritiera littoralis), Dừa nước (Nypa fruticans), Vẹt đen (Bruguiera sexangula), Bần
chua (Sonneratia caseolaris), Tra bụp (Hibiscus tiliaceus).
2.1.4. Lợi ích mà rừng ngập mặn đem lại:
RNM là một hệ sinh thái đất ngập nước đặc biệt có giá trị rất quan trọng về mặt
môi trường và kinh tế - xã hội.
Đây là nơi cư trú, sinh trưởng của các loài tôm, cá. Thuận lợi cho việc đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản, đưa lại nguồn lợi thủy sản phong phú và có giá trị về kinh tế.
RNM là vùng đệm bảo đảm chống xói lở đê biển, bờ biển, bờ sông và gia tăng
bồi lấp vùng cửa sông, hạn chế xâm nhập mặn. Các loài cây sống ở hệ sinh thái RNM
chủ yếu là Đước đôi (Rhizophora apiculatta Blume), cây Trang (Kandelia obovata) và

Bần chua (Sonneratia caseolaris) và đặc biệt là cây Đước loài cây có bộ rễ hình nơm
góp phần chắn song, chắn gió hạn chế xói lở và xâm nhập mặn.
RNM có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã
là điểm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học lý thú đặc biệt là khu dự trữ sinh quyển
Cần Giờ.
8


Hình 2.1 Vai trò của rừng ngập mặn a) 650m đê quốc gia ở xã Thái Đô - Thái Thụy -
Thái Bình bị xói lở trong cơn bão số 7 vì không có RNM bảo vệ; b) 5km đê có rừng
ngập mặn ở xã Thái Đô được bảo vệ hoàn toàn không bị sóng, bão số 7 làm xói lở.
(Ảnh: Phan Hồng Anh chụp ngày 10/10/2005).
2.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội huyện Long Thành
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Long Thành là một huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, về mặt địa lý
huyện nằm ở vị trí trung tâm của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: Thành
phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, cách
Thành phố Hồ Chí Minh 60 km, Thành phố Biên Hòa 33 km, tỉnh Bình Dương 40 km
và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 60 km. Huyện Long Thành nằm ở phía Tây Nam của tỉnh
Đồng Nai, phía Bắc giáp Thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom, phía Nam giáp
huyện Tân Thành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Đông giáp huyện Cẩm Mỹ và
Thống Nhất, phía Tây giáp huyện Nhơn Trạch và TP.HCM.
2.2.1.2. Địa hình
Địa hình huyện Long Thành chủ yếu là đồi thoải có xen kẽ các khu vực đất bằng
ven sông.
Địa hình bằng ven sông, diện tích khoảng 5.233 ha, chỉ chiếm 12,5% tổng diện
tích toàn huyện. Đất đai khu vực này có nguồn gốc là đất phù sa, phèn ven sông,
thường bị ngập nước trong mùa mưa; phân bố ở 2 khu vực. Khu vực ven sông Đồng
Nai thuộc xã Tam An, độ cao phổ biến từ 0,6 - 1,5 m, diện tích 2.880 ha, chiếm 6,7%

tổng diện tích toàn Huyện. Đất chủ yếu là phù sa. Khu vực ven sông Thị Vải thuộc 2
xã Phước Thái và Long Phước, độ cao phổ biến từ 0,1 - 1,2 m, diện tích 2.353 ha,
chiếm 5,5% tổng diện tích toàn Huyện. Đất chủ yếu là đất mặn, phèn.
Địa hình đồi thoải, diện tích 37.833 ha, chiếm 87,5 % tổng diện tích tự nhiên
toàn Huyện; độ cao phổ biến từ 5 – 117 m, có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây
Nam, độ dốc nhỏ (3 - 15
0
), nền móng tốt, dễ thoát nước, rất thuận lợi cho xây dựng cơ
sở hạ tầng và khu công nghiệp. Trong nông nghiệp, thích hợp với phát triển cây lâu
năm như cao su, điều và một số loại cây ăn quả.
9

2.2.1.3. Khí hậu
Huyện Long Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với những
đặc trưng chính: nắng nhiều, (trung bình khoảng 7,12 - 7,40 giờ/ngày); nhiệt độ trung
bình cao đều quanh năm (trung bình 26
0
C, trung bình tháng thấp nhất 25
0
C, trung bình
tháng cao nhất 29
0
C). Năng lượng bức xạ dồi dào, bình quân 15,4 Kcal/cm2-năm.
Lượng mưa khá cao (bình quân 1.800 – 2.000 mm/năm), nhưng tập trung vào mùa
mưa (từ thàng V đến tháng X chiếm trên 90% lượng mưa cả năm). Lượng bốc hơi bình
quân hàng năm từ 1.100 mm – 1.300 mm, trong mùa khô lượng bốc hơi thường gấp 2-
3 lần lượng bốc hơi trong mùa mưa, gây mất cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm trong
mùa khô. Nhưng khi giải quyết được nước tưới thì vụ canh tác vào mùa khô thường
cho năng suất và chất lượng cao, ổn định.
Do hầu như không có bão và ít có những biến động cực đoan về khí hậu thời tiết

nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là cho phát triển
sản xuất nông nghiệp với các loại cây lâu năm như cao su, điều…
2.2.1.4. Đặc điểm thủy văn
Chế độ thủy văn của hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn huyện Long Thành
chịu sự chi phối của lượng nước từ thượng nguồn đổ về được điều tiết từ hệ thống thủy
điện Trị An, tác động của thủy triều và chế độ mưa nội vùng.
Thủy triều trên sông Đồng Nai, sông Thị Vải và các kênh rạch ở khu vực đất thấp
ven sông chịu tác động của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, với biên
độ triều bình quân 1,86m, cao nhất 2,06m (tháng I2/1989), thấp nhất 1,05m (tháng 9)
có tác dụng tốt về tiêu nước cho khu vực ven sông.
Trên sông Đồng Nai, trước khi có công trình thủy điện Trị An, vào mùa khô mặn
thường xâm nhập tới hạ lưu cầu Đồng Nai. Từ khi công trình thủy điện Trị An vận
hành, mặn được đẩy lùi xuống phía hạ lưu đoạn chảy qua huyện Long Thành, nên có
thể sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai tưới cho khu vực ven sông. Còn trên sông Thị
Vải, do nằm gần cửa sông chính nên bị nhiễm mặn vào mùa khô.
Vào thời kỳ mưa nhiều mà nhất là khi hồ Trị An xả lũ đã gây ngập nước các khu
vực đất thấp ven sông, nhưng thời gian ngập ngắn và ảnh hưởng không nghiêm trọng,
có thể khắc phục được.
2.2.1.5. Tài nguyên đất
Theo bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp, trên phạm vi huyện Long Thành có 7 nhóm đất với 11 đơn vị phân loại đất.
Nhóm đất phù sa, trên địa bàn huyện Long Thành chỉ có một loại đất phù sa là
Phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng (Pf). Diện tích 818 ha, chiếm 1,9% diện tích đất toàn
huyện; phân bố tập trung ở khu vực ven sông Đông Nai và hạ lưu suối Trầu.
Nhóm đất phèn có diện tích 3.415 ha, chiếm 5,27% tổng diện tích đất toàn huyện,
gồm hai loại đất phèn chính: đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngập mặn diện tích
1.146 ha, chiếm 2,66 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở khu vực ven sông
Thị Vải thuộc địa phận 2 xã Long Phước và Phước Thái; Đất phèn tiềm tàng sâu với
10


diện tích 2.270 ha, chiếm 5,27 % diện tích toàn huyện, phân bố ở dãi đất thấp phía Tây
của huyện thuộc địa bàn các xã Tam An, Long An, Long Phước, Thị trấn Long Thành.
Nhóm đất xám có diện tích 9.523 ha, chiếm 22,11 % tổng diện tích toàn huyện.
Nhóm đất xám có nguồn gốc là phù sa cổ, phân bố ở khu vực chuyển tiếp từ vùng
trũng thấp lên vùng đồi, thuộc địa phận các xã Long An, Long Phước, Phước Thái và
Thị trấn Long Thành.
Nhóm đất đen có diện tích 5.598 ha, chiếm 12,41% tổng diện tích toàn Huyện.
Toàn bộ diện tích nhóm đất này được hình thành trên đá Bazan, phân bố tập trung ở
khu vực phía Đông của Huyện, trên địa phận của các xã Cẩm Đường, Bàu Cạn, Bình
An, Suối Trầu. Nhóm đất này có 2 loại đất chính là đất nâu thẫm trên Bazan (Ru) trên
địa hình cao với diện tích 5.345 ha và đất đen trên bồi tư Bazan (Rk) trên địa hình thấp
(253ha).
Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất, khoảng 21.321 ha, chiếm tới 49,51%
tổng diện tích toàn Huyện, phân bố ở hầu hết các xã, nhưng tập trung nhất ở các xã An
Phước, Bình An, Lộc An, Tân Hiệp, Phước Bình, Bình Sơn. Nhóm đất này được hình
thành từ 2 loại mẫu chất khác nhau là bazan và phù sa cổ, bao gồm 3 loại đất chính là
đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu đỏ và đất nâu vàng trên đá Bazan.
Nhóm đất dốc tụ chỉ có diện tích 586 ha, chiếm 1,36% tổng diện tích toàn Huyện,
phân bố rải rác ở các chân dốc. Đây là loại đất tốt, nước ngầm nông, thích hợp với các
loại cây ngắn ngày và cây ăn quả.
Trong phạm vi vùng nghiên cứu tại rừng ngập mặn Long Thành, tỉnh Đồng Nai
loại đất ở đây thuộc nhóm đất phèn. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, đất
có tầng sinh phèn nông và bị nhiễm mặn hầu như quanh năm nên chỉ thích hợp cho các
loài cây ngập mặn và nuôi trồng thủy sản nước mặn.
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế: theo “Báo cáo tóm tắt: Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh
năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ 2014” của Ủy ban nhân dân huyện Long Thành.
Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng trên đị bàn huyện đạt 37.067,724 tỷ đồng
(theo giá cố định năm 2010). Trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp 36.569,792 tỷ
đồng; giá trị xây dựng 497,752 tỷ đồng. Giá trị ngành dịch vụ đạt 2.691,111 tỷ đồng.

Giá trị nông – lâm – thủy sản 2.134,150 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010). Trong
đó: giá trị sản xuất nông nghiệp 2.013,197 tỷ đồng; giá trị sản xuất lâm nghiệp 11,194
tỷ đồng; giá trị sản xuất thủy sản 109,809 tỷ đồng. Chỉ tiêu cơ cấu nền kinh tế: ngành
công nghiệp – xây dựng 59,92 %; ngành dịch vụ 33,2 %; ngành nông – lâm – ngư
nghiệp 6,88 %. Tổng thu ngân sách nhà nước 930,535 tỷ đồng đạt 171,67 % so với dự
toán tỉnh giao, trong đó thu nội địa đạt 521,360 tỷ đồng đạt 170,66 % so với dự toán
tỉnh giao (vượt Nghị quyết đề ra).
Dân số: Huyện Long Thành có tổng diện tích tự nhiên 43.066 ha, dân số (năm
2010) 207.264 người, mật độ dân số 481 người/Km
2
. Theo “Báo cáo tóm tắt: Tình
hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ
2014” của Ủy ban nhân dân huyện Long Thành. Đã giải quyết việc làm cho
11

5.686/4.000 lao động, đạt tỷ lệ 142,2 % kế hoạch. Tuyển sinh mới các hệ đào tạo nghề
2.725/1.400 học viên, đạt 194,6 % kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 61 %, trong
đó đào tạo nghề đạt 52 %. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị còn 1,6 %. Giảm 202
hộ nghèo, số hộ nghèo còn lại 326 hộ, chiếm tỷ lệ 0,6 % trên tổng số hộ dân cư, đạt
112,22 % so với kế hoạch đề ra (180 hộ).
Văn hóa – giáo dục: theo “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Long Thành
giai đoạn 10 năm từ 2000 tới 2009” của ủy ban nhân dân huyện Long Thành: huyện đã
hoàn thành phổ cập giáo dục bậc tiểu học đúng độ tuổi đạt 15/15 xã, thị trấn; phổ cập
bậc trung học cơ sở đạt 15/15 xã, thị trấn; và phổ cập bậc trung học đạt 15/15 xã, thị
trấn, đạt 100 % kế hoạch đề ra. Đã có 10 trường đạt chuẩn quốc gia. Năm 2013, huyện
tiếp tục giữ vững mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục
bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt 15/15 xã, thị trấn. Tỷ lệ sinh viên đại
học, cao đẳng đạt 273sv/1 vạn dân (vượt so với Nghị quyết đề ra).
Y tế - vệ sinh môi trường: công tác khám chữa bệnh ở các xã trong vùng nghiên
cứu tương đối tốt, hầu hết các xã trong vùng đều có trạm y tế và bác sỹ khám chữa

bệnh cho người dân. 100 % trạm y tế có bác sĩ phục vụ ổn định. Xây dựng 7 xã đạt
chuẩn quốc gia về y tế (tiêu chí mới) vượt so Nghị quyết đề ra là 6 xã. Có 6 bác sĩ và
25 giường bệnh trên 1 vạn dân đạt Nghị quyết đề ra. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
theo cân nặng theo độ tuổi là 7 % (vượt so với Nghị quyết là 8,3 %), giảm tỷ lệ trẻ em
suy dinh dưỡng chiều cao theo độ tuổi 20 % (vượt so với Nghị quyết 25 %).
Tỷ lệ cây xanh che phủ trên toàn huyện đạt 48,94 %, tỷ lệ che phủ rừng đạt 8,55
%. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải đô thị 99,36 %, rác thải nông thôn đạt 89,3 %, rác
thải y tế đạt 100 %, phối hợp các ngành tỉnh xử lý rác thải nguy hại đạt 100 %, thường
xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình xử lý nước thải các khu công nghiệp.
2.3. Rừng ngập mặn Long Thành
2.3.1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển
RNM là một hệ sinh thái rừng đặc biệt, chỉ gặp ở những vùng ven biển nhiệt đới
hoặc cận nhiệt đới, trong đó hệ thực vật đóng một vai trò rất quan trọng, các loài thực
vật này có đặc điểm sinh học đặc biệt thích nghi với môi trường lầy mặn, sóng gió,
thủy triều… Trước giai đoạn năm 1965 RNM thuộc lưu vực sông Thị Vãi là những
cánh rừng nguyên sinh với sự đa dạng về các loài thực vật, động vật sinh sống. Giai
đoạn 1965 – 1970, RNM thuộc lưu vực sông Thị Vải (gọi tắt là RNM sông Thị Vãi) đã
bị chất độc hóa học của quân đôi Mỹ hủy diệt. Từ năm 1977, rừng bắt đầu được trồng
lại, nhờ vậy hệ sinh thái rừng dần được phục hồi và phát triển, phát huy tác dụng cân
bằng sinh thái và phòng hộ cho các huyện nằm ven sông thuộc địa phận hành chính
các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Tân Thành (Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu) và huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) với tổng diện tích khoảng 14.674,36 ha.
Theo báo cáo “Kết quả kiểm kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, năm 2011.
Trên lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành”, tính đến 31/12/2011 thì diện
tích rừng hiện tại do lâm trường quản lý là 4.867,53 ha. Trong đó: diện tích rừng tự
nhiên là 286,5 ha và rừng trồng phục hồi là 4.571,03 ha.
12

Hiện nay, do rừng ngập mặn trên vùng nghiên cứu là do con người trồng phục
hồi nên các quần xã thực vật cũng đã thay đổi. Cho đến thời điểm hiện tại, RNM có 2

nhóm thực vật: nhóm thực vật ngập mặn và nhóm thực vật nước lợ, gồm các quần xã
đặc trưng sau:
(1) Quần xã mắm trắng: phân bố trên đất mới bồi, bùn lỏng; chúng mọc thuần loại
hoặc hỗn giao với bần, mắm đen.
(2) Quần xã bần trắng: phân bố trên đất mới bồi ở cửa sông ven biển.
(3) Quần xã bần trắng – mắm trắng: phân bố ven sông rạch, bùn nhão.
(4) Quần xã mắm – đước đôi: thường phân bố ở vùng đất bắt đầu ổn định.
(5) Quần xã đước đôi: phân đố ở vùng đất đã ổn định hoàn toàn, quần xã này diện
tích lớn, trở thành kiểu rừng quan trọng và chiếm ưu thế cho hệ sinh thái toàn vùng.
Với cây đước thuần loại, sự hình thành các quần xã này được xem là ổn định trong quá
trình diễn thế rừng có lợi trong phòng hộ và kinh doanh.
(6) Quần xã đước đôi – cây bụi: phân bố trên các vùng đất cao hơn, các cây gỗ thân
nhỏ bắt đầu xâm chiếm với cây đước.
(7) Quần xã đưng: được gây trồng trên đất cao chà là.
(8) Quần xã chà là: phân bố trên vùng đất cao, sét chặt ít ngập triều có thể mọc thuần
loại hay hỗn hợp với rang, lức.
(9) Quần thể dà – đước: phân bố vúng đất cao, sét chặt chỉ ngập triều ít.
(10) Quần xã ráng đại: phân bố khá rộng trên các vùng đất từ mặn sang lợ, nơi đất cao
chỉ ngập ít triều.
(11) Quần xã bần chua: phân bố dọc bờ sông nước lợ
(12) Quần xã dừa nước: phân bố dọc kênh rạch có độ mặn thấp, đất phù sa bồi đắp bắt
đầu ổn định.
Theo điều tra của lâm trường Long Thành – Nhơn Trạch, ở RNM Long Thành
hiện có 84 loài thực vật bậc cao thuộc 72 chi, 38 họ; 18 loài giáp xác và 56 loài cá có
giá trị kinh tế. Hiện nay, có nhiều loài cây trong danh mục loài cây chủ yếu của RNM
Việt Nam đã được phát hiện ở khu vực nghiên cứu, trong đó do điều kiện chế độ ngập,
độ mặn, đất đai,… nên một số loài như đước, đưng, bần, mắm, dà phát triển chiếm ưu
thế, còn lại các loài khác hiện diện với số lượng rất ít. RNM tuy ít loài cây nhưng
nhiều loài có giá trị kinh tế sử dụng trong công nghiệp, làm củi đốt, nuôi ong, và dùng
trong y học. Vì vậy, cần phải khoanh nuôi bảo vệ và phát triển các loài cây mọc rải

rác, tạo cho RNM phong phú về loài, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học hệ thực vật
RNM Việt Nam.
Tóm lại, do trong giai đoạn 1965 – 1970 RNM Long Thành bị chất độc của quân
đội Mỹ hủy diệt. Từ năm 1977, RNM Long Thành được trồng phục hồi lại với cây
Đước là chiếm chủ đạo. Do đó, hiện nay tại RNM Long Thành chủ yếu là các khoanh
rừng Đước chiếm ưu thế. Tại vùng nghiên cứu của đề tài là các rừng Đước được trồng
phục hồi từ những năm 1990.

13

2.3.2. Cây Đước đôi (Rhizophora appiculata Blume)
Tên Việt Nam: Đước đôi.
Tên khoa học: Rhizophora apiculata Blume.
Họ: Đước Rhizophoraceae.
Bộ: Sim Myrtales
Lớp (nhóm): Cây ngập mặn.

Hình 2.2 Đước đôi (Rhizophora apiculatta Blume).
2.3.2.1. Hình thái
Đước đôi (tên khoa học là Rhizophora apiculata Blume) là loại cây thuộc nhóm
Cây bụi hay gỗ nhỏ (ở Bắc bộ) hoặc cây gỗ to (ở Nam bộ), cao khoảng 25 – 30 m với
đường kính 60 – 70 cm. Vỏ cây màu xám, dày 2,5 cm, nứt dọc. Gốc có nhiều rễ chống
hình nơm, cao 1 – 2 m. Lá đơn, mọc đối; phiến lá hình bầu dục – thuôn hay gần hình
mũi mác, dài 10 – 16 cm, rộng 3 – 6 cm, đầu và gốc lá nhọn, dày, cứng bóng, mặt dưới
có nhiều chấm màu đen, gân giữa nâu đỏ, gần bên mờ; cuống dài 1,5 – 3 cm, màu đỏ
nhạt.
Lá dài 4 – 8 cm, màu hồng hay đỏ nhạt. Cụm hoa xim có 2 hoa, cuống dài 0,5 – 1
cm, mọc từ nách lá đã rụng. Các lá bắc con làm thành hình chén ở gốc hoa. Hoa không
cuống, đài hợp, chia 4 thùy, dài 1 – 14 cm, rộng 6 – 8 mm. Tràng hoa có 4 cánh mỏng,
hình mũi mác, dài 8 – 11 mm, rộng 1,5 – 5 mm. Nhị 8 – 12 mm. Bầu bán hạ, 2 ô; vòi 2

thùy. Quả hình quả lê ngược, dài 2 – 2,5 cm, vỏ màu nâu, sần sùi. Trụ nấm hình trụ dài
20 – 35 cm, phía dưới phình to, màu lục, khi chín màu hồng.
Mùa hoa tháng 4 – 5, đôi khi quanh năm, mùa quả chín tháng 11. Hạt nảy mầm
thành cây con trên cây mẹ, khi thành thục thì xuất hiện một vòng cổ dài 0,8 – 12 cm
giữa phần quả và trụ mầm. Cây con rụng vào các tháng 7 – 9.
14

2.3.2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Là cây ưa sáng sinh trưởng tương đối nhanh, thân nhiều cành nhánh, rễ hình nơm
bám chắc vào đất, phần dưới rễ thắt lại. Đước có khả năng sống được trong điều kiện
ngập nước hoặc nơi có thủy triều hàng ngày lên xuống.
2.3.2.3. Đặc điểm phân bố
Cây Đước thích hợp với khí hậu nhiệt đới trong điều kiện nhiệt độ bình quân
hàng năm trên 22
o
C. Lượng mưa trên 1.200 mm/năm. Đước sinh trưởng trên đất phù
sa ngập mặn, thành phần cơ giới thịt trung bình, đất tương đối ổn định, độ mặn ít biến
động. Đước sinh trưởng kém trong điều kiện đất bồi tụ chưa ổn định, đất khô đã kết
cứng, úng bí, địa hình trống trải, độ mặn thay đổi.
Cây mọc ở RNM cửa sông, ven biển, nơi thủy triều trung bình, bùn sét chặt, ưa
mặn, bãi sa bồi. Thường chiếm ưu thế hoặc gần như thuần loại ở rừng ngập mặn, có
tầng đất tụ dày và màu mỡ, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và bồi tụ
mạnh. Tái sinh mạnh dưới tán cây tiên phong như: Mắm đen (Avicennia officinalis),
Mắm trắng (Avicennia alba). Lúc đầu mọc hỗn giao và sau đó chiếm ưu thế tuyệt đối.
2.3.2.4. Phân bố
Trên thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Cambodia,
Malaysia, Xingapo, Indonesia, Philippin, Australia. Riêng ở Việt Nam, cây đước phân
bố nhiều ở các tỉnh/thành như Bà Rịa - Vũng Tàu (Vũng Tàu - Côn Đảo), Kiên Giang
(Hà Tiên, Phú Quốc ), vùng cửa sông Cửu Long, bán đảo Cà Mau và từ Trung trung
bộ đến Hà Tiên, chủ yếu Nam bộ.

Về mặt giá trị kinh tế, Cây Đước ở 30 – 35 tuổi có thể đạt đường kính 20 – 30
cm, cao 25m, gỗ nặng, cứng, màu hồng sẫm, vân đẹp. Trong đời sống hàng ngày,
Đước thường trong xây dựng, làm dụng cụ gia đình, dụng cụ đánh bắt cá,…
Than Đước cháy đượm, không khói, lượng nhiệt tới 6.659 calori/kg nên là nguồn
xuất khẩu quan trọng và cung cấp nhiên liệu trong nước. Vỏ Đước chứa nhiều tananh,
có tới 24% dùng trong công nghệ thuộc da, nhuộm lưới v.v…
Hoa Đước cung cấp phấn cho đàn ong làm mật có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Đước có rễ hình nơm bám chắc vào đất, tán rộng dày, thân cao to nên dùng làm
cây trồng chắn sóng hộ đê, cố định bãi lầy, góp phần mở rộng diện tích canh tác nông
nghiệp, cải thiện môi trường sống, đảm bảo cân bằng sinh thái vùng ngập mặn ven
biển.
Hiện nay, do khai thác bừa bãi quá mức, không có kế hoạch, chặt cây phá rừng
lấy đất làm đầm nuôi tôm và sản xuất nông nghiệp khác, nên mặc dù diện tích rừng và
trữ lượng cây rất lớn, nhưng lại bị giảm sút nhanh chóng theo thời gian và đang trong
tình trạng báo động với mức độ đe doạ được xếp vào bậc V.
2.3.3. Chất lượng môi trường rừng ngập mặn Long Thành
2.3.3.1. Môi trường đất


×