MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, TẬP TÍNH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA
CHIM TRĨ ĐỎ KHOANG CỔ TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT
TẠI VIỆN CHĂN NUÔI
Hoàng Thanh Hải, Võ Văn Sự, Hoàng Văn Tiệu,
1
Phạm Công Thiếu,
2
Dương Xuân Tuyển,
1
Vũ Ngọc Sơn,
1
Trần Quốc Hùng,
1
Đào Đoan Trang,
Phạm Hải Ninh,
1
Trần Thị Kim Nhàn
Bộ môn Động vật Quý hiếm và ĐDSH ;
1
Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn Vật nuôi;
2
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao TBKT Chăn nuôi Tp. HCM
Tóm tắt
Chim Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) trước đây là đối tượng nằm trong sách đỏ Việt nam, chỉ được
nuôi để làm cảnh. Từ năm 2006 đến nay đã được Viện chăn nuôi nghiên cứu bảo tồn và phát triển do đó đàn chim
dần dần đã được nhân lên và phát triển mạnh mẽ trong chăn nuôi, qua hai năm nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình,
tập tính sinh hoạt và khả năng sinh sản đã thu được một số kết quả như sau:
- Chim Trĩ 01 ngày tuổi có bộ lông màu cánh sẻ, có ba đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân. Khi
trưởng thành có màu lông đồng nhất, chim trống mào đỏ và bộ lông óng mượt, màu xanh lục ở đầu, họng và trước
cổ, phần lông còn lại có màu nâu hung đỏ hay nâu vàng, chim mái có bộ lông vằn nâu, điểm các chấm đen hay màu
xám mốc.
- Tính bầy đàn không cao, thích ăn những loại thức ăn dạng hạt, rau cỏ các loại, thích đậu trên cao, sinh sản
theo mùa từ tháng hai đến tháng mười hàng năm, tỷ lệ phối giống một trống năm mái.
- Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn sinh sản năm 2010 đạt 98,3% đối với đàn quần thể, đàn cá thể đạt 100%. Khối
lượng cơ thể khi vào đẻ chim mái đạt 1052 gr, tuổi thành thục về tính từ 229-240 ngày. Sản lượng trứng/mái/6 tháng
đẻ đạt từ 85,98 – 89,05 quả/mái, khối lượng trứng đạt 29,6g, chỉ số hình dạng của trứng là 80,6%, tỷ lệ lòng đỏ
39,7%. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 96,71% tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp đạt mức trung bình 78,53% và tỷ lệ chim non loại
1/tổng số trứng ấp 77,43 %. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 10 quả trứng là 1,75kg.
1. Đặt vấn đề
Nước ta nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện
thuận lợi cho các loài động, thực vật phát triển, được đánh giá là một trong những quốc gia có
tiềm năng đa dạng sinh học, cái nôi thuần hoá gia súc, gia cầm đầu tiên của loài người. Xã hội
càng phát triển thì nhu cầu thực phẩm của con người càng cao, nhu cầu của xã hội không phải chỉ là
thực phẩm thông thường mà cao hơn nữa, cần phải cung cấp thực phẩm chất lượng cao - đặc sản
thơm ngon, bổ dưỡng, an toàn và mới lạ. Trong những năm gần đây việc chăn nuôi một số động
vật hoang dã như lợn rừng, nhím… ở nước ta khá sôi động, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn so
với nuôi các giống vật nuôi thông thường. Mặt khác, việc nuôi nhân tạo sẽ giảm áp lực săn bắn
trong tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học.
Chim Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) trước đây là đối tượng nằm trong sách đỏ
Việt nam, mọi người biết đến là một loài vật nuôi làm cảnh. Nhu cầu thực phẩm đặc sản và chất
lượng cao cho người tiêu dùng, đặc biệt người có thu nhập cao còn rất xa lạ. Từ năm 2006 trở lại
đây Viện chăn nuôi đã bắt đầu tiến hành nuôi bảo tồn tại trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật
nuôi và một số hộ tư nhân nên số lượng đã được tăng lên đáng kể, nhưng chưa có một công trình
nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu sâu, có hệ thống và bài bản về chim Trĩ, vì vậy triển khai đề
tài là cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu được đặc điểm ngoại hình, tập tính sinh hoạt và các chỉ tiêu năng suất nhằm
giúp cho người chăn nuôi hiểu biết về chim Trĩ khoang cổ, để có định hướng phát triển chăn
nuôi.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chim Trĩ đỏ khoang cổ đã được thuần hóa.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: 1/2009 đến 9/2010
- Địa điểm: Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi – Viện chăn nuôi Thuỵ Phương -
Từ Liêm Hà nội.
2.3. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình của chim Trĩ đỏ khoang cổ
2. Nghiên cứu tập tính sinh hoạt của chim Trĩ đỏ khoang cổ
3. Nghiên cứu khả năng sinh sản của chim Trĩ đỏ khoang cổ
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Đăc điểm ngoại hình và tập tính sinh hoạt
- Tiến hành theo dõi các đặc điểm về cấu trúc bộ lông, biến đổi màu sắc lông, tập tính
sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ, tính bầy đàn, phối giống dựa trên quan sát và chụp ảnh.
2.4.2. Khả năng sinh sản
Tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi
Theo dõi tuổi đẻ trứng đầu, tỷ lệ đẻ, sản lượng trứng, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng
Khối lượng trứng tại các thời điểm đẻ 5, 30, 50%, chất lượng trứng, khả năng ấp nở.
Theo dõi trên đàn quần thể với tỷ lệ ghép phối là 1 trống 3 mái, đàn cá thể là 1 trống 2
mái. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y phòng bệnh được áp dụng dựa trên tài liệu
nghiên cứu của Úc kết hợp với thực tiễn nuôi chim Trĩ của Bộ môn Động vật quý hiếm và đa
dạng sinh học, Trung tâm thực nghiêm và Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi.
Bảng 2.1. Chế độ dinh dưỡng nuôi chim Trĩ sinh sản
Giá trị dinh dưỡng
Giai đoạn chim non
Giai đoạn dò hậu bị
Giai đoạn đẻ
0-4 TT
5-9 TT
10-16TT
CP (%)
26
23
20
18
20
ME (kcal)
2850
2900
2950
2750
2800
Ca (%)
1.10
1.00
0.87
0.90
3.00
P tổng số (%)
0.65
0.65
0.61
0.62
0.54
Xơ thô (%)
5.79
5.97
4.38
5.20
4.65
Lysin
1.70
1.41
0.95
1.25
0.99
Methionin
1.72
1.37
0.99
1.03
1.09
2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm
MINITAB14, kiểm định so sánh bằng phương pháp ANOVA.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Đặc điểm ngoại hình
Màu lông của chim Trĩ đỏ là rất đồng nhất. Chim Trĩ đỏ 1 ngày tuổi có màu lông giống
như chim cút, lông màu cánh sẻ và có ba đường kẻ sọc chạy thẳng từ đầu đến cuối thân. Chim
Trĩ đỏ trưởng thành: Con trống mào đỏ và bộ lông óng mượt khá đẹp, màu xanh lục ở đầu, họng
và trước cổ, phần lông còn lại có màu nâu hung đỏ hay nâu vàng. Chim mái có bộ lông vằn nâu,
điểm các chấm đen hay màu xám mốc. Chim mái có kích thước nhỏ hơn chim trống.
Bảng 3.1. Đặc điểm ngoại hình chim Trĩ đỏ khoang cổ
Chỉ
tiêu
Chim Trĩ mới nở
Chim Trĩ trưởng thành
Chim trống
Chim mái
Màu
lông
Chim Trĩ một
ngày tuổi có bộ
lông màu cánh sẻ,
có ba đường kẻ
sọc chạy dài từ
đầu đến cuối
thân.
Bộ lông óng mượt với
nhiều màu sắc. Đầu và cổ
có màu xanh nhạt với 1
khoang trắng rõ rệt xung
quanh vùng cổ, giữa ngực
là 1 màu đỏ tía đậm, các
vùng bên cạnh có màu sáng
hơn, hai bên sườn có màu
vàng nhạt với các vết đen
trên diện rộng.
Đuôi nhỏ và dài, lông đuôi
có màu vàng oliu (nâu
vàng nhạt) với các sọc
ngang rộng màu đen.
Bộ lông màu vằn nâu, điểm
các chấm đen hay màu xám
mốc. Lông cổ màu nâu và
đen kẻ sọc quanh chỏm
đầu, với các đường viền có
màu hạt dẻ. Các lông phía
sau lưng và ngực màu lốm
đốm có màu nâu đen. Phần
bụng có màu nâu nhạt.
Lông đuôi ngắn, dày khít
có màu vàng sẫm và đen.
Mào
và tích
Chưa có
Mào, tích màu đỏ, hình lá
dẹt, dài, rủ xuống áp sát
vào hai bên tai.
Mào xám, thấp.
Đầu,
Đầu nhỏ, cổ
Đầu hơi to, cổ thon, ngắn,
Đầu nhỏ, cổ thon nhỏ, ngắn
cổ,
mắt
ngắn, mắt màu
nâu đỏ.
trên đỉnh đầu có mũ sừng
bằng lông vũ màu xanh
đen, cao 1,5 - 2cm. Mắt
màu nâu đỏ.
giống cổ gà.
Mắt màu nâu đỏ.
Thân
hình
Dáng hùng dũng, oai vệ,
hai chân khỏe, với hai cánh
tương đối ngắn và rộng,
ngực nở, lườn rộng
Nhỏ hơn chim trống, gọn,
hai cánh ngắn và rộng,
giống với chim Cút.
Màu
da
Da mỏng, màu
hồng
Da trần ở mặt đỏ tươi, da
trần trên cơ thể màu hồng.
Da trần có màu hồng nhạt,
mỏng.
Mỏ và
chân
Mỏ và chân màu
hồng. Mỏ ngắn,
chân cao, bàn
chân có 4 ngón.
Mỏ và chân màu ngà, mỏ
ngắn, nhọn và khỏe, chân
có cựa.
Mỏ ngắn, nhọn và khỏe,
chân cao, không có cựa,
màu ngà.
3.2 Tập tính sinh hoạt của chim Trĩ
* Tính bầy đàn: Chim Trĩ là khi còn nhỏ tính bầy đàn không cao, từ 8 đến 12 tuần tuổi
thường mổ cắn lẫn nhau : Mổ lông lưng, mổ lông cánh, mổ lông đuôi, mổ đầu và mổ hậu môn,
trong 5 loại trên thì mổ cắn hậu môn là loại nguy hiểm nhất dẫn đến tử vong cao. Khi có tiếng
động chim Trĩ thường chạy vài bước và sau đấy bay lên cao.
* Tập tính chọn loại thức ăn: Chim Trĩ cũng như bao loại chim khác đều thích ăn những
loại thức ăn dạng hạt trước sau mới ăn thức ăn dạng bột phù hợp với nghiên cứu của Trương
Thuý Hường (2006) trên chim bồ câu.
* Tập tính ngủ: Giai đoạn chim non khi ngủ chim thường nằm sát vào nhau để tạo độ ấm, cổ
vươn dài nằm trong trạng thái rất thoải mái, khi trưởng thành chim thích đậu trên cao.
* Tập tính sinh sản: Chim Trĩ nuôi tại miền Bắc sinh sản theo mùa, từ giữa tháng hai đến
hết tháng 10 trong năm, trong thời gian này chim có một khoảng thời gian thay lông, do đó tỷ lệ
phôi và sản lượng trứng giảm đáng kể, nhưng cũng có những cá thể đẻ liên tục trong 7 tháng. Tỷ
lệ phối giống là một trống năm hoặc sáu mái, khi chuẩn bị phối giống chim Trĩ trống gù mái, có
tiếng kêu khẹc khẹc, xù lông và tiến gần vào chim mái, sau đấy nhảy lên lưng chim mái và giao
phối giông như gà.
3.2 Tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể, và khả năng sinh sản của chim Trĩ
3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn sinh sản
Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ đỏ khoang cổ giai đoạn sinh sản là rất cao, năm 2010 đối
với đàn cá thể đạt 100%, đàn quần thể 98,03%. Tỷ lệ loại thải qua 6 tháng đẻ là 0%. Tuy nhiên
đây mới chỉ là kết quả bước đầu nghiên cứu trên dung lượng mẫu không nhiều, cần được tiếp tục
nghiên cứu trên đàn có số lượng lớn hơn.
Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống qua các tháng đẻ
Tháng
đẻ
Năm 2009
Năm 2010
Đàn quần thể
Đàn cá thể
n (con)
Tỷ lệ (%)
n (con)
Tỷ lệ (%)
n (con)
Tỷ lệ (%)
1
16
100,00
51
100,00
44
100,00
2
16
100,00
51
100,00
44
100,00
3
16
100,00
51
100,00
44
100,00
4
15
93,75
51
100,00
44
100,00
5
13
81,25
51
100,00
44
100,00
6
12
75,00
50
98,03
44
100,00
7
11
68,75
3.2.2. Khối lượng cơ thể nuôi chim Trĩ sinh sản
Khối lượng cơ thể của đàn chim Trĩ giống qua các tuần tuổi được thể hiện trên bảng 3.2:
8 tuần tuổi năm 2009 đạt 454,32g, năm 2010 đạt 561,54g; đến 16 tuần tuổi trung bình trống mái
năm 2009 đạt 952,96 gr, năm 2010 đạt cao hơn tương ứng là: 1030,00g. Khi vào đẻ khối lượng
chim mái đạt 1052,90 gr và có hệ số đồng đều cao 7,7%.
Bảng 3.3. Khối lượng cơ thể giai đoạn chi con, dò, hậu bị và lên đẻ
Tuần tuổi
Năm 2009 (n =30)
Năm 2010 (n = 50)
± SE
CV (%)
± SE
CV (%)
2
68,96 ± 2,97
21,54
58,28 ± 1,09
20,05
4
160,35 ± 6,92
20,70
187,16 ± 3,96
21,15
6
256,00 ± 12,13
21,18
334,20 ± 6,56
19,03
8
454,32 ± 14,94
15,43
561,54 ± 10,86
17,32
10
623,86 ± 21,52
16,18
887,83 ± 28,08
18,74
12
772,96 ± 31,10
18,87
911,00 ± 27,01
16,24
14
809,77 ± 30,97
17,94
973,00 ± 33,78
19,00
16
952,96 ± 43,64
21,48
1030,00 ± 41,05
27,12
32(Kl chim mái)
1052,90 ± 2,50
7,70
3.2.3. Tuổi thành thục về tính dục
Chim Trĩ đỏ có khối lượng cơ thể nhỏ nhưng tuổi thành thục về tính dục lại muộn hơn so
với các giống gà và sinh sản theo mùa, từ tháng 03 đến tháng 10 hàng năm, tuổi thành thục trung
bình thường từ 229-240 ngày là khá muộn so với các giống gà. Kết quả nghiên cứu của Pingel và
Jeroch (1980) các giống gà khác nhau thì tuổi thành thục về tính dục cũng khác nhau. Theo
Nguyễn Văn Thạch (1996) tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà Ri là 135-144 ngày, gà Ác: (Trần
Thị Mai Phương, 2004), 113-125 ngày, gà Đông Tảo: 157-165 ngày (Lê Thị Nga, 1997), gà Hồ:
240-255 ngày (Lê Văn Tưởng, 1977) và gà Mía: 174 ngày (Nguyễn Văn Thiện - Hoàng Phanh,
1999).
Bảng 3.4. Tuổi thành thục tính dục của chim Trĩ đỏ (ngày)
Đối tượng theo dõi
n
± SE
CV%
Đàn quần thể
68
229,3 ± 1,3
4,8
Đàn cá thể
66
240,6 ± 1,6
5,2
3.2.4. Tỷ lệ đẻ, sản lượng trứng và tiêu tốn thức ăn
Qua 2 năm theo dõi trên đàn quần thể và cá thể cho thấy sản lượng trứng của chim Trĩ
nuôi tại Viện chăn nuôi tương đối cao năm: 2009 là quả/mái 68,12: năm 2010 là 85,98 - 89,05
quả, cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu tại Úc là 50 – 60 quả/mái /năm. Chim Trĩ đỏ đẻ
trứng tập trung trong thời gian từ tháng đẻ thứ 2 đến tháng đẻ thứ 4. Tỷ lệ đẻ cao nhất ở tháng đẻ
thứ 2,3,4, 5 đạt từ 55,08 đến 60,38% đối với đàn cá thể, đần quần thể 55,83% - 63,77%. Trong
khi đó kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu nông nghiệp Seven Hills từ năm 1975 – 1976,
1977 – 1978, 1978 – 1979 sản lượng trứng/ mái/năm đạt tương ứng từ 41, 45 và 60 quả. Sản
lượng trứng của chim Trĩ tương đương với gà Ác Việt Nam 90,4-105,6 quả/mái/năm (Trần Thị
Mai Phương, 2004) và cao hơn gà Đông Tảo 55-65 quả/ mái/ năm, gà Mía 55-60 quả/mái/năm
(Bùi Đức Lũng, Trần Long, 1994) và gà Hồ 40-60 quả/mái/năm (Nguyễn Thiện và ctv, 1994).
Bảng 3.5. Tỷ lệ đẻ, sản lượng trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng.
Tháng
đẻ
Đàn quần thể
Đàn cá thể
Năm 2010 (n=51 m + 17 tr)
Năm 2009 (n=16 m + 16tr)
Năm 2010 (n=44 m + 22tr)
TL
đẻ (%)
SLT
(quả)
TTTĂ/10
trứng(kg)
TL đẻ
(%)
SLT
(quả)
TTTĂ/10
trứng(kg)
TL đẻ
(%)
SLT
(quả)
TTTĂ/10
trứng(kg)
1
41,94
663
2,03
15,00
72
3,19
44,94
567
2,69
2
61,11
935
1,40
44,17
212
2,72
60,38
737
2,20
3
63,77
999
1,35
49,79
239
2,40
55,60
710
2,26
4
55,83
854
1,53
42,00
189
2,63
55,08
667
2,62
5
44,09
697
1,94
40,00
156
3,04
55,56
629
2,39
6
26,34
417
3,24
19,44
70
4,45
43,15
473
2,91
7
16,67
55
4,99
TB
48,64
89,05
1,75
68,12
3,75
46,73
85,98
2,32
Tổng
4565
993
3783
Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình cho 1 chim mái sinh sản trong 1 ngày là thấp (64 -
71,0g). Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 10 quả trứng của đàn quần thể là 1,35 – 1,4 kg ở tháng đẻ
thứ 2 và 3, đàn cá thể là 2,2 – 2,26 kg. Mức tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của chim Trĩ
thấp hơn rất nhiều so với gà Ri là 3,06kg, gà Mía là 3,92kg (Nguyễn Đăng Vang và ctv, 1999b);
gà Đông Tảo là 4,3kg (Lê Thị Nga, 1997).
3.2.5. Khối lượng và màu sắc trứng
Bảng 3.6. Khối lượng và màu sắc trứng
Thời điểm theo dõi
n
Khối lượng trứng (g)
Màu sắc trứng
± SE
CV%
Lúc đàn chim đẻ 5%
43
21,6 ± 0,3
A
7,9
Trứng của chim Trĩ có màu
nâu xám, sẫm đen, chiếm tới
97 – 98 %, màu xanh nhạt 1-
2% còn lai là màu trắng ngà
chiếm tỷ lệ rất ít.
Lúc đàn chim đẻ 30%
70
25,1 ± 0,2
B
5,6
Tháng đẻ thứ 3
220
29,6 ± 0,1
C
5,0
Sau tháng đẻ thứ 3
530
29,5 ± 0,1
C
6,7
Các chữ cái trong mỗi cột cho thấy khối lượng trứng ở các giai đoạn đẻ khác nhau đáng kể với (P<0,001)
Khối lượng trứng của chim Trĩ đỏ tăng nhanh trong giai đoạn đầu và ổn định từ tháng đẻ
thứ 2, 3, 4, 4,5 trung bình đạt 29,5 – 29,6 gr. Khối lượng này gấp 2 – 3 lần trứng của chim
Cút:(12 gam; Phạm Văn Giới 2002) Kết quả nghiên cứu khối lượng trứng trên đàn chim Trĩ phù
hợp với kết quả nghiên cứu khối lượng trứng gia cầm của Pingel và Jeroch (1980); Những trứng
đầu vụ hoặc cuối vụ có khối lượng nhỏ đều ảnh hưởng tới tỷ lệ ấp nở.
3.2.6. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng
Việc xác định chất lượng trứng là rất quan trọng, từ màu sắc trứng, mùi vị trứng gia
cầm đủ tiêu chuẩn ấp cần phải có cấu trúc vỏ hoàn chỉnh, tỷ lệ lòng đỏ và lòng trắng phù hợp với
giống.
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
± SE
CV%
1
Khối lượng trứng
gr
30,2 ± 0,2
3,5
2
Chỉ số hình dạng
%
80,6 ± 0,5
3,3
3
Tỷ lệ lòng đỏ
%
39,7 ± 0,3
4,5
4
Tỷ lệ lòng trắng
%
50,3 ± 0,3
3,6
5
Tỷ lệ vỏ
%
10,0 ± 0,1
4,3
6
Tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng
%
79,14 ± 1,2
8,1
Hình dạng trứng là một trong những chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ ấp nở, chỉ số hình dạng
của trứng chim Trĩ là 80,6% (trứng ở dạng hơi tròn). Những trứng quá dài hoặc quá tròn đều cho
tỷ lệ ấp nở thấp.
Tỷ lệ vỏ chiếm 10,0% khối lượng trứng, chỉ tiêu này thấp hơn so với gà Ác Việt Nam
(12,3% so với khối lượng trứng -Trần Thị Mai Phương, 2004) và thấp hơn so với gà H’Mông
(10,4% - Đào Lệ Hằng, 2001)
Tỷ lệ lòng trắng của trứng chim Trĩ đỏ là là thấp nhất so với các loại gia cầm 50,3%.
Theo Krax (1974); Pingel và Jeroch (1980) và Rose (1997) nghiên cứu trên gà tỷ lệ lòng trắng
chiếm 55 - 60%. Tỷ lệ lòng trắng ở trứng gà Ri là 57,39%; gà Tam Hoàng là 58,16%; gà
Goldline nâu là 64% (Hoài Anh, 1999)
Tỷ lệ lòng đỏ của trứng chim Trĩ cao nhất trong các loại trứng gia cầm 39,7%. Gà Ri
34,09%; gà Tam Hoàng 30,67%; trứng gà Goldline nâu 26,10% (Hoài Anh, 1999), gà Ác là
36,8% (Trần Thị Mai Phương, 2004). Nghiên cứu của Rose (1997) (tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà
hướng trứng là 27,2%; trứng gà hướng thịt là 29,1%; trứng gà Tây là 32,6%; trứng chim Cút là
32,2%).
3.2.7. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở
Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở trứng chim Trĩ qua 5 lứa ấp năm 2009 và 9 lứa ấp
năm 2010 được trình bày trong bảng 3.8.
Tỷ lệ trứng có phôi trung bình năm 2010 đạt 96,71, từ tháng đẻ thứ nhất đến tháng đẻ thứ
5 đạt từ 95,59 – 99,29%, tháng đẻ thứ 6 trở đi tỷ lệ phôi giảm chỉ đạt 81,97%. Tỷ lệ này cao hơn
gà Đông Tảo 89,54%, gà mía 91,5%) (Nguyễn Đăng Vang và ctv, 1999) và gà Hồ 57,14% (Lê
Văn Tưởng, 1997) và cũng cao hơn gà Ri nuôi bán thâm canh (tỷ lệ trứng có phôi đạt 93,42%)
(Nguyễn Văn Thạch, 1996) và gà Ác Việt Nam (tỷ lệ trứng có phôi đạt 93,5%) (Trần Thị Mai
Phương, 2004). Cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của viện Nông nghiệp ở Seven
Hills, tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp tăng dần theo các năm. Năm 1976-1977 tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp
chỉ đạt 17,76%; năm 1977-1978 đạt 43,48% và năm 1978-1979 đạt 48,25%.
Bảng 3.8. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở
Năm
Tháng đẻ
Lứa ấp
Trứng (quả)
TLF (%)
TLN/TT
(%)
TL loại
1/TS
2009
1
1
43
86,05
74,42
72,09
2
2
48
91,67
77,08
75,00
3
3
52
94,23
76,92
75,00
5
4
49
94,50
77,55
75,50
7
5
45
77,78
60,00
55,56
Tổng
2010
1
1
154
96,75
79,87
78,57
1
2
196
97,45
81,63
80,61
2
3
137
99,29
77,37
76,64
2
4
340
95,59
75,88
75,00
3
5
142
98,59
82,39
80,99
3
6
120
97,50
80,83
80,00
4
7
182
97,80
76,92
76,37
5
8
126
98,41
80,16
78,57
6
9
61
81,97
70,49
67,21
Tổng
1458
96,71
78,53
77,43
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
* Đặc điểm ngoại hình:
- Chim Trĩ 01 ngày tuổi có bộ lông màu cánh sẻ, có ba đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến
cuối thân.
- Khi trưởng thành có màu lông đồng nhất, chim trống mào đỏ và bộ lông óng mượt, màu
xanh lục ở đầu, họng và trước cổ, phần lông còn lại có màu nâu hung đỏ hay nâu vàng. Chim mái
có bộ lông vằn nâu, điểm các chấm đen hay màu xám mốc.
* Tập tính sinh hoạt:
- Tính bầy đàn không cao, thích ăn những loại thức ăn dạng hạt, rau cỏ các loại, thích đậu
trên cao, sinh sản theo mùa từ tháng hai đến tháng mười hàng năm, tỷ lệ phối giống một trống
năm mái.
* Khả năng sinh sản:
- Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn sinh sản năm 2010 đạt 98,3% đối với đàn quần thể, đàn cá thể
đạt 100%.
- Khối lượng cơ thể khi vào đẻ chim mái đạt 1052 gr, tuổi thành thục về tính từ 229-240
ngày.
- Sản lượng trứng/mái/6 tháng đẻ đạt từ 85,98 – 89,05 quả/mái, khối lượng trứng đạt
29,6g, chỉ số hình dạng của trứng là 80,6%, tỷ lệ lòng đỏ 39,7%.
- Tỷ lệ trứng có phôi đạt 96,71% tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp đạt mức trung bình 78,53% và
tỷ lệ chim non loại 1/tổng số trứng ấp 77,43 %.
- Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 10 quả trứng là 1,75kg.
4.2. Đề nghị
Phổ biến, quảng bá và giới thiệu những thông tin về sản phẩm, kết quả nghiên cứu một
cách rộng rãi, giúp cho người nông dân và xã hội có những thông tin chính xác về chỉ tiêu năng
suất của chim Trĩ đỏ để phát triển thành vật nuôi nông nghiệp.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Văn Giới (2002). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của chim Cút, luận
văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Viện khoa học nông nghiệp Việt nam.
2. Trương Thuý Hường (2006). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của hai dòng
chim bồ câu PhápTitan và Mimas nhập nội, Luận văn tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện chăn nuôi Quốc
gia.
3. Trần Thị Mai Phương (2004). Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và phẩm chất thịt của giống gà
ÁC Việt nam, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện chăn nuôi quốc gia.
4. Nguyễn Hoài Tao, Tạ An Bìnhvà ctv (1985). “Một số chỉ tiêu về tính năng sản xuấtvà chất lượng trứng -
thịt gà Ri”, Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi 1969 – 1984, NXB Nông nghiệp, Hà nội.
5. Nguyễn Văn Thạch (1996). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho thịt và sinh sản của gà Ri nuôi bán thâm
canh. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp - Viện KHKTNN Việt nam.
6. Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga, Nguyễn Mạnh Hùng (1999a). Khả
năng sản xuất của giống gà Đông Tảo nuôi tại Thuỵ Phương”, Chuyên san chăn nuôi gia cầm, hội chăn
nuôi Việt nam.
7. Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga, Nguyễn Mạnh Hùng (1999b). Khả
năng sản xuất của giống gà Mía nuôi tại Thuỵ Phương”, Chuyên san chăn nuôi gia cầm, hội chăn nuôi Việt
nam.
8. Introduction for pheasant raising
species/pheasant-raising
9. Pheasant breeds and breeding. /pheasant-
raising
10. Disease control, parasites, predator and cannabalism in pheasant.
/agriculture/livestock/poultry/species/pheasant-raising
11. Pheasant housing.
12. Pheasant egg production, lighting and incubation
13.
14. Feeding pheasant
15.