Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng xuân võ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.05 KB, 63 trang )


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGHIỆP VỤ THỰC TẬP
Kế toán nguyên vật liệu tại
doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Võ
HÀ NỘI - 04/2014
GVHD : NGUYỄN THỊ LAN ANH
SINH VIÊN : ĐINH LINH CHI
SINH NGÀY : 03/07/1990
LỚP : K5N2 NGÀNH : KẾ TOÁN
HỆ : : SONG BẰNG
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN Doanh nghiệp
SL Sản lượng
VLXD Vật liệu xây dựng
NVL Nguyên vật liệu
TK Tài khoản
CCDC Công cụ dụng cụ
GTGT Giá trị gia tăng
KKTX Kê khai thường xuyên
TSCĐ Tài sản cố định
HĐKD Hoạt động kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
3
MỤC LỤC
4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất kinh doanh……………………………………… 12
Bảng 1.2: Số lượng, giá cả, nguồn nhập của từng loại NVL cho công
trình chợ khu bệnh viện huyện Quỳnh Nhai 2012…………………………… 22
Biểu số 2.1: Hóa đơn GTGT…………………………………………………… 26
Biểu số 2.2: Biên bản kiểm nghiệm……………………………………………. 28
Biểu số 2.3: Phiếu nhập kho…………………………………………………… 29
Biểu số 2.4: Phiếu nhập kho………………………………………………… 30
Biểu số 2.5: Phiếu nhập kho…………………………………………………… 30
Biểu số 2.6: Giấy đề nghị xuất kho……………………………………………. 31
Biểu số 2.7: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 28…………………… 33
Biểu số 2.8: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 29………………… 34
Biểu số 2.9: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 30………………… 35
Biểu số 2.10: Thẻ kho Xi măng Hải Vân………………………………………. 37
Biểu số 2.11: Thẻ kho Đinh 5………………………………………………… 38
Biểu số 2.12: Thẻ kho Thép tròn D>18mm……………………………………. 39
Biểu số 2.13: Thẻ kho Thép tròn D≤ 10mm………………………………… 40
Biểu số 2.14: Sổ chi tiết vật tư thép tròn………………………………………. 41
Biểu số 2.15: Sổ chi tiết vật tư Đinh 5…………………………………………. 42
Biểu số 2.16: Báo cáo nhập – xuất – tồn NVL……………………………… 43
Biểu số 2.17: Bảng ghi kê nợ NVL……………………………………………. 50
Biểu số 2.18: Chứng từ ghi sổ số 25…………………………………………… 51
Biểu số 2.19: Bảng kê ghi có NVL…………………………………………… 52
Biểu số 2.20: Chứng từ ghi sổ số 26…………………………………………… 53
Biểu số 2.21: Chứng từ ghi sổ số 27…………………………………………… 54
Biểu số 2.22: Chứng từ ghi sổ số 28…………………………………………… 55
Biểu số 2.23: Chứng từ ghi sổ số 29…………………………………………… 56
Biểu số 2.24: Chứng từ ghi sổ số 30.………………………………………… 57
Biểu số 2.25: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ…………………………………… 58

Biểu số 2.26: Sổ cái tài khoản 152…………………………………………… 59
5
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất kinh doanh………………………………………. 9
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất – kinh doanh……………………………… 10
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp…………………………… 15
Sơ đồ 1.4: Bộ máy kế toán của doanh nghiệp…………………………………. 16
Sơ đồ 1.5: Hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ………………………… 18
Sơ đồ 2.1: Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song…………. 36
Sơ đồ 2.2: Quy trình hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp KKTX………. 48
6
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra sôi động như hiện nay, muốn
thích ứng và đứng vững được yêu cầu đề ra cho các doanh nghiệp là phải vận
động hết mình, sáng tạo trong công tác quản lý, tăng năng suất, nâng cao chất
lượng sản phẩm, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Kế toán giữ vai trò tích cực
trong việc quản lý tài sản và điều hành mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi sản phẩm vật chất đều được
cấu thành từ nguyên vật liệu, nó là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản
xuất. Trong quá trình sản xuất nói chung đều có mục tiêu là làm thế nào để tiết
kiệm chi phí, thu lại lợi nhuận cao nhất.
Để thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi công tác kế toán nguyên vật liệu phải
chặt chẽ, khoa học. Đây là công việc quan trọng để quản lý, dự trữ, cung cấp kịp
thời nguyên vật liệu cần thiết cho sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư.
Điều này giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở tồn tại và phát triển đạt mục tiêu
lợi nhuận tối đa.
Xuất phát từ lý do trên nên em chọn đề tài: “ Kế toán nguyên vật liệu tại
doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Võ ”. Thông qua sự hướng dẫn của cô
giáo Nguyễn Thị Lan Anh cùng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế

toán của doanh nghiệp, em đã đi sâu vào tìm hiểu và phân tích đề tài này.
Nội dung đề tài gồm có 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về đơn vị thực tập.
Phần 2: Thực trạng kế toán nguyên, vật liệu tại doanh nghiệp tư nhân xây
sựng Xuân Võ.
Phần 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp tư nhân xây
dựng Xuân Võ.
7
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập.
1.1.1. Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Võ.
1.1.2. Giám đốc, kế toán trưởng hiện tại của doanh nghiệp:
- Giám đốc: Phạm Xuân Võ.
- Kế toán trưởng: Nguyễn Thị Lương.
1.1.3. Địa chỉ: Đường 1B, xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
1.1.4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Võ được thành lập theo Quyết định
số 667/QĐ-UB ngày 11/10/2003 của UBND tỉnh Ninh Bình. Số vốn điều lệ ban
đầu của doanh nghiệp là 2.000.000.000 đồng.
1.1.5. Loại hình doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp tư nhân.
1.1.6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp:
1.1.6.1. Chức năng:
Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Võ là doanh nghiệp xây dựng nên
chức năng chủ yếu của doang nghiệp là xây dựng, sửa chữa các tuyến đường giao
thông, thủy lợi, công nghiệp, san ủi mặt bằng đem lại những sản phẩm có chất
lượng cao, giá thành hợp lý để tìm kiếm lợi nhuận, tạo uy tín với khách hàng. Từ
đó có thể đứng vững trên thị trường, góp phần phát triển địa phương và đóng góp
vào ngân sách nhà nước.
1.1.6.2. Nhiệm vụ:

- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Thực hiện tốt các hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư.
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật về kế toán thống kê và chịu sự
kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan.
8
- Đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước.
- Đảm bảo chất lượng công trình.
- Tuân thủ theo quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường,
di tích lịch sử văn hóa, trật tự an toàn xã hội, và công tác phòng cháy chữa cháy.
- Nhiệm vụ quan trọng nhất là kinh doanh có lãi đem lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
1.1.7. Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ:
Từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế thì cơ chế thị
trường đã tạo được nhiều thành tựu nhất định. Với đà phát triển của đất nước,
nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn và ngành xây dựng là một trong
những ngành chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Để đáp
ứng được nhu cầu xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, cơ sở hạ
tầng phục vụ cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế Nhà nước thì hàng loạt các
đơn vị xây lắp ra đời trong đó có Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Võ.
Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Võ được thành lập ngày
11/10/2003 với số vốn điều lệ ban đầu là 2.000.000.000đ.
Với số vốn điều lệ đó, sau một thời gian hoạt động kinh doanh mang lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp và lợi ích kinh tế cho xã hội, góp phần đóng góp vào
ngân sách nhà nước. Đến năm 2011, tổng số vốn điều lệ của công ty đã lên tới
12.000.500.000 đồng và đến năm 2013, tổng số vốn điều lệ của công ty là
19.000.000.000 đồng.
Doanh nghiệp đã và đang nhận thầu nhiều công trình có giá trị như:
- Sở Tư pháp Ninh Bình
- Đường trung tâm xã Yên Khánh
- Nghĩa trang xã Yên Mô

- Đường trung tâm thành phố Hòa Bình.
- Đường thành phố Sơn La.
9
- Chợ khu bệnh viện huyện Quỳnh Nhai.
- Khu dân cư Triều Cả- Ninh Phong- Ninh Bình
Từ một doanh nghiệp nhỏ với vốn đầu tư ít, qua 11 năm phát triển với
nhiều công sức đóng góp của các nhân viên trong doanh nghiệp mà hiện nay
doanh nghiệp đã lớn mạnh hơn rất nhiều.
1.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:
Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Võ là doanh nghiệp xây dựng nên
kinh doanh các mặt hàng xây dựng. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu hiện nay của
doanh nghiệp là công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi và hệ thống cấp thoát
nước. Các sản phẩm này phải được lập dự toán thiết kế, thi công và được tiêu thụ
theo giá dự toán, giá đơn vị thỏa thuận với chủ đầu tư hoặc giá trúng thầu.
1.2.2. Quy trình sản xuất kinh doanh:
a. Sơ đồ quy trình sản xuất- kinh doanh.
Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Võ là một doanh nghiệp chuyên về
xây dựng công trình. Vì thế, phải có một quy trình sản xuất chặt chẽ, cơ cấu tổ
chức nhất định và có hệ thống. Quy trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất kinh doanh.
Tập trung
vật tư về
kho công
trình
Tập kết
máy móc,
thiết bị,
nhân lực

Khảo sát
kiểm tra
hiện
trường
Nghiệm thu
toàn bộ đưa
vào sử
dụng
Quyết toán
tài chính
Sản xuất
thi công
10
b. Thuyết minh quy trình thực hiện.
Sau khi ký hợp đồng tiến hành nhận thầu thi công xây dựng công trình
điều đầu tiên đó là phải kiểm tra, khảo sát công trình để đưa ra một phương án
phù hợp với công trình.
Tiếp theo là tập kết máy móc, thiết bị, nguồn nhân lực về nơi thực hiện
công trình để chuẩn bị tiến hành thi công.
Những vật tư nào liên quan hoặc cần dùng cho quá trình thi công thì phải
tập trung về kho công trình và tiến hành sản xuất thi công trong một thời gian
nào đó mà kế hoạch đã đưa ra để hoàn thành công trình.
Sau đó người chủ thầu sẽ nghiệm thu toàn bộ và giao cho bên giao thầu
đưa vào sử dụng
Cuối cùng là khâu quyết toán tài chính. Bên giao thầu tiến hành thanh toán
toàn bộ chi phí cho bên nhận thầu.
1.2.3. Tổ chức sản xuất- kinh doanh:
Sơ đồ 1.2:Cơ cấu tổ chức sản xuất- kinh doanh:
Ban chỉ huy
công trình

Đội thi công
dân dụng công
nghiệp
Đội thi công
cơ giới
Đội thi công
công trình
giao thông
Bộ phận
máy móc,
thiết bị
Bộ phận
vận
chuyển
vận tải
Tổ
làm
nền
móng
Tổ
xây
dựng
Tổ
làm
cầu
Tổ
làm
đường
11
- Ban chỉ huy công trường: Chỉ đạo quản lí thi công.

- Đội thi công công trình giao thông: thi công các công trình giao thông.
- Đội thi công dân dụng và công nghiệp: Thi công các công trình dân dụng
và công nghiệp.
- Đội thi công cơ giới: Vận chuyển vật tư, san nền, san mặt bằng.
1.2.4. Khái quát tình hình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp
trong thời gian gần nhất:
Chỉ tiêu ĐVT 2.009 2.010
1.Vốn kinh doanh đồng 3.500.000.000
4.650.000.00
0
12.000.000.00
2.Tổng chi phí sản xuất kinh doanh đồng 4.252.500.000
5.525.652.60
0
11.256.562.00
3.Số lượng lao động Bình quân người 15 19
4.Sản lượng sản phẩm hàng hoá CC hàng
năm
Công trình 5 7
5.DT bán hàng và CCDV đồng 5.545.252.000
6.565.625.62
0
14.562.563.50
6.Lợi nhuận từ HĐKD đồng 1.292.752.000
1.039.973.02
0
3.306.001.500
7.Lợi nhuận trước thuế TNDN đồng 425.656.230 552.652.600 2.356.256.230
8.Lợi nhuận sau thuế TNDN đồng 306.472.486 414.489.450 1.767.192.173
9.Thuế TNDN đồng 119.183.744 138.163.150 589.064.058

10.Thu nhập bình quân người lao động
đồng/thán
g
1.800.000 2.500.000
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất kinh doanh.
12
Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng có kết quả đáng
mừng. Nhờ việc nỗ lực tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh nên
doanh nghiệp đã đạt được những kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước,
cụ thể như sau:
- Tổng vốn kinh doanh: Năm 2010 tăng 1.150.000.000 đồng tương ứng
với tỷ lệ 32,85% so với năm 2009, năm 2011 tăng 7.350.000.000 đồng tương ứng
với tỷ lệ 158% so với năm 2010, năm 2012 tăng 6.500.000.000 đồng tương ứng
với tỷ lệ 54,2% so với năm 2011, năm 2013 tăng 500.000.000 đồng tương ứng
với tỷ lệ 2,7% so với năm 2012.
- Tổng chi phí sản xuất kinh doanh: Năm 2010 tăng 1.273.152.600 đồng
tương ứng với tỷ lệ 29.9% so với năm 2009, năm 2011 tăng 5.730.909.400 đồng
tương ứng với tỷ lệ 103.7% so với năm 2010, năm 2012 tăng 4.206.000.000 đồng
tương ứng với tỷ lệ 37.4% so với năm 2011, năm 2013 tăng 2.063.063.000 đồng
tương ứng với tỷ lệ 13.3% so với năm 2012.
- Số lượng lao động bình quân: Năm 2010 tăng 4 người tương ứng với tỷ
lệ 26.7% so với năm 2009, năm 2011 tăng 10 người tương ứng với tỷ lệ 52.6% so
với năm 2010, năm 2012 tăng 3 người tương ứng với tỷ lệ 10.3% so với năm
2011, năm 2013 tăng 3 người tương ứng với tỷ lệ 9.4% so với năm 2012.
- Sản lượng sản phẩm hàng hóa CC hàng năm: Năm 2010 tăng 2 công
trình tương ứng với tỷ lệ 40% so với năm 2009, năm 2011 tăng 4 công trình
tương ứng với tỷ lệ 57.1% so với năm 2010, năm 2012 tăng 1 công trình tương
ứng với tỷ lệ 9.1% so với năm 2011, năm 2013 tăng 2 công trình tương ứng với
tỷ lệ 16.7% so với năm 2012.
- DT bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu trong 2 năm 2012, 2013

đều tăng so với các năm 2011, 2010, 2009, chứng tỏ doanh nghiệp có rất nhiều
cố gắng, các chỉ tiêu kinh tế đều đạt năm sau tăng cao hơn năm trước. Năm 2010
tăng 1.020.373.620 đồng tương ứng với tỷ lệ 18.4% so với năm 2009, năm 2011
tăng 7.996.937.880 đồng tương ứng với tỷ lệ 121.8% so với năm 2010, năm 2012
tăng 4.999.999.020 đồng tương ứng với tỷ lệ 34.3% so với năm 2011, năm 2013
tăng 5.894.002.680 đồng tương ứng với tỷ lệ 30.1% so với năm 2012.
13
- Lợi nhuận từ HĐKD: Năm 2010 giảm 252.778.980 đồng, năm 2011 tăng
2.266.028.480 đồng tương ứng với tỷ lệ 217.9% so với năm 2010, năm 2012 tăng
793.999.020 đồng tương ứng với tỷ lệ 24% so với năm 2011, năm 2013 tăng
3.830.939.680 đồng tương ứng với tỷ lệ 93.4% so với năm 2012.
- Lợi nhuận trước thuế TNDN: Năm 2010 tăng 126.996.370 đồng tương
ứng với tỷ lệ 29.8% so với năm 2009, năm 2011 tăng 1.803.603.630 đồng tương
ứng với tỷ lệ 326.4% so với năm 2010, năm 2012 tăng 1.206.639.370 đồng tương
ứng với tỷ lệ 51.2% so với năm 2011, năm 2013 tăng 1.012.790.020 đồng tương
ứng với tỷ lệ 28.4% so với năm 2012. Tổng lợi nhuật trước thuế của các năm sau
đều tăng so với các năm trước chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
- Lợi nhuận sau thuế TNDN: Năm 2010 tăng 108.016.964 đồng tương ứng
với tỷ lệ 35.2% so với năm 2009, năm 2011 tăng 1.352.702.723 đồng tương ứng
với tỷ lệ 326.4% so với năm 2010, năm 2012 tăng 904.979.527 đồng tương ứng
với tỷ lệ 51.2% so với năm 2011, năm 2013 tăng 759.592.515 đồng tương ứng
với tỷ lệ 28.4% so với năm 2012.
- Thuế TNDN: Năm 2010 tăng 18.979.406 đồng tương ứng với tỷ lệ
15.9% so với năm 2009, năm 2011 tăng 450.900.908 đồng tương ứng với tỷ lệ
326.4% so với năm 2010, năm 2012 tăng 301.659.842 đồng tương ứng với tỷ lệ
51.2% so với năm 2011, năm 2013 tăng 253.197.505 đồng tương ứng với tỷ lệ
28.4% so với năm 2012.
- Thu nhập bình quân người lao động: Do lợi nhuận tăng, ban giám đốc
doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên để khuyến khích mọi người làm việc.
Năm 2010 tăng 700.000 đồng/tháng tương ứng với tỷ lệ 38.9% so với năm 2009,

năm 2011 tăng 750.000 đồng/tháng tương ứng với tỷ lệ 30% so với năm 2010,
năm 2012 tăng 250.000 đồng/tháng tương ứng với tỷ lệ 7.7% so. với năm 2011,
năm 2013 tăng 700.000 đồng/tháng tương ứng với tỷ lệ 20% so với năm 2012.
=> Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh chúng ta có thể thấy kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là khả quan. Điều này
cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp rất chặt chẽ, có khoa học, biết
phân bổ nhân công cũng như quản lý nghiêm ngặt công trình và nhất là về chất
14
lượng. Do đó đã có dự án hoàn thành đúng và hoàn thành được kế hoạch. Có quy
mô kinh doanh rộng lớn có những hướng đi đúng đắn và thích hợp với nhu cầu
thị trường, vì vậy doanh thu đã đạt tỷ lệ cao so với năm trước.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân
Võ.
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp:
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ
thống quản lý doanh nghiệp:
- Giám đốc: Là người đứng đầu của doanh nghiệp, quản lý điều hành hoạt
động của doanh nghiệp theo đúng chế độ, chính sách và pháp luật của nhà nước
và chịu trách nhiệm về kết qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, định
hướng phát triển doanh nghiệp.
- Phòng kỹ thuật: Chỉ đạo cho ban chỉ huy công trình, có trách nhiệm lập
kế hoạch thi công, quản lý kỹ thuật thi công công trình theo đúng tiến độ, lập kế
hoạch nguyên vật liệu cho từng công trình, tổ chức nghiệm thu khối lượng công
trình, lên bảng kê khối lượng hoàn thành để làm căn cứ lập phiếu giá thanh toán
từng công trình.
- Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm mở sổ ghi chép các văn bản,
lưu trữ và bảo quản các công văn đi, đến, phối hợp với phòng kỹ thuật làm hồ sơ
thầu, thực hiện tốt chức năng tổ chức nhân sự nhằm phục vụ cho các phòng ban
một cách có hiệu quả.

Giám đốc
Ban chỉ huy
công trình
Phòng kế toán
tài vụ
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kỹ thuật
15
- Phòng kế toán tài vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính trên cơ sở sản xuất
kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Tổ chức quyết toán, báo cáo tài chính
cho các cơ quan hữu quan, tham gia xây dựng các văn bản có liên quan đến công
tác tài chính, công tác hạch toán. Xây dựng các chứng từ theo đúng luật kế toán,
quản lý thống nhất các nghiệp vụ của doanh nghiệp.
- Ban chỉ huy công trình: Điều hành mọi hoạt động thi công trên công
trường, lập bảng kê khối lượng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Sau
đó báo về phòng kỹ thuật để tổ chức nghiệm thu, báo cáo kịp thời về doanh
nghiệp tình hình biến động trên công trường và những đề xuất giải quyết.
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp.
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy công ty tổ chức thực hiện theo cơ cấu tập trung. Theo đó tất cả
các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra các chứng từ ban đầu, in
sổ tổng hợp và sổ chi tiết, lập báo cáo kế toán đều được thực hiện tập trung ở
phòng kế toán. Kế toán chịu sự lãnh đạo của giám đốc, tổ chức thực hiện các quy
định của pháp luật về kế toán.
Sơ đồ 1.4: Bộ máy kế toán của doanh nghiệp
Kế toán trưởng

- Kế toán trưởng: Điều hành toàn bộ công tác chuyên môn về tổ chức,
đồng thời là người trực tiếp tham mưu và trợ lý cho giám đốc trong công việc

quyết định các phương án về kinh doanh, về tổ chức. Có trách nhiệm tổ chức, chỉ
đạo, hướng dẫn về kiểm tra công tác kế toán công ty. Kế toán trưởng có trách
nhiệm cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ để giám đốc đưa
Thủ quỹ
Kế toán
vật tư
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
tổng hợp
16
ra quyết định kinh doanh cùng với bộ phận kế hoạch. Ngoài ra, còn có trách
nhiệm lập báo cáo quyết toán, tham mưu cho giám đốc về chế độ quản lý nhà
nước ban hành phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty. Lập báo cáo tài
chính.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng trong công tác kế
toán, tập hợp các số liệu tài chính phát sinh, ghi chép vào sổ sách kế toán có liên
quan, chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán tài chính, quyết toán thuế, lưu trữ, bảo
quản chứng từ tham mưu cho kế toán trưởng về tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
- Kế toán thanh toán: Là người có nhiệm vụ theo dõi các khoản nợ phải trả và
các khoản thanh toán, các khoản phải trả, phải nộp. Tính toán tiền lương, tiền thưởng,
BHXH, BHYT, KPCĐ và thanh toán, chi các khoản ốm đau, thai sản cho cán bộ công
nhân viên công ty.
- Thủ quỹ: Mở sổ quỹ tiền mặt, theo dõi thu, chi, bảo quản tiền mặt,
thường xuyên đối chiếu với kế toán thanh toán, chịu trách nhiệm chấm công cho
bộ phận văn phòng doanh nghiệp, cuối tháng lập bản tổng hợp công các công
trình để lập bảng tính lương và thanh toán lương.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán:

a. Sơ đồ hình thức sổ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.
Để phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức của doanh nghiệp, phòng kế
toán đã áp dụng hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.
17
Sơ đồ 1.5: Hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ:
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Quan hệ hỗ trợ
Ghi cuối tháng
b. Quy trình luân chuyển chứng từ.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập
chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ
lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát
Chứng từ gốc
Sổ hoặc thẻ kế
toán chi tiết
Sổ quỹ- thẻ kho
Bảng tổng hợp
CT gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số

phát sinh
Báo cáo kế toán
18
sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào
sổ cái lập bảng cân đối phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi
tiết ( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
1.4.3. Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Võ áp dụng chính sách kế toán theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Chính phủ:
- Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng.
- Phương pháp khấu khao TSCĐ: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp
khấu theo đường thẳng.
- Nguyên tắc ghi nhận, khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư: Ghi nhận
theo nguyên giá. Trong bảng cân đối kế toán được phản ánh theo 3 chỉ tiêu:
Nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
19
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN XÂY DỰNG XUÂN VÕ.
2.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại doanh
nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Võ.
2.1.1. Đặc điểm NVL sử dụng tại doanh nghiệp:
- Với đặc điểm chung của ngành xây dựng là thường xuyên sản xuất lưu
động, lực lượng sản xuất phân tán không tập trung với các công việc cụ thể như
đào đường, san ủi, xây dựng các công trình, Với đặc điểm như vậy nên nguyên

vật liệu sử dụng cho việc sản xuất của doanh nghiệp cũng mang những đặc thù
khác nhau.
- Từ những đặc điểm trên cho thấy việc quản lý nguyên vật liệu của doanh
nghiệp có những khó khăn riêng biệt, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là đưa ra
những
biện pháp quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu và sử dungj một cách hợp lý,
giúp nâng cao kết quả sản xuất, đó cũng chính là mục tiêu phấn đấu của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu.
- Căn cứ vào nội dung kinh tế, vật liệu được chia thành các loại sau:
+ Vật liệu chính: Là đối tượng chủ yếu của doanh nghiệp, tham gia vào
quá trình sản xuất, là cơ sở chủ yếu hình thành nên thực thể sản phẩm. Bao gồm:
đất đá, cát, sỏi, xi măng
+ Vật liệu phụ: Gồm rất nhiếu các loại khác nhau, tuy không cấu thành
nên thực thể sản phẩm nhưng vật liệu phụ rất đa dạng và phong phú, nó mang
tính đặc thù khác nhau, có những tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình
sản xuất.
+ Nhiên liệu: Dầu diezen, nhựa đường, xăng phục vụ cho quá trình vận
hành máy móc thiết bị của doanh nghiệp, dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa máy
móc, thiết bị.
20
+ Phế liệu thu hồi: Chủ yếu là những loại vật liệu bị loại ra trong quá trình
sản xuất.
- Xét về mặt chi phí, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toán
bộ chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu chính. Do đó, một biến
động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.
Do vậy mà doanh nghiệp phải có biện pháp thu mua, vận chuyển, bảo quản tốt
tránh tình trạng hư hao, mất mát làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của doanh
nghiệp, đồng thời tính toán sao cho chi phí vận chuyển là thấp nhất.
- Phương tiện vận tải nguyên vật liệu: Các loại xe phục vụ chuyên vận
chuyển nguyên liệu và tham gia vào quá trình thi công nhằm tiết kiệm được

nguồn lao động mà vẫn mang lại chất lượng cho các công trình như: xe đào, solal
10, xe ủi Komatsu, cattedilass, máy kinh vĩ, xe tải…
- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp: Công ty vật liệu xây
lắp và kinh doanh Mai Hoa, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, …
- Ví dụ về nguyên vật liệu mà đơn vị sử dụng :
21
Bảng 2.1: Số lượng, giá cả, nguồn nhập của từng loại nguyên vật liệu cho
công trình chợ khu bệnh viện huyện Quỳnh Nhai năm 2012.
Ngày
tháng
Số
CT
NVL
Số
lượng
Giá cả Nguồn nhập
Ghi
chú
88/2 10 Bồn Inox 1 5.000.000 Công ty Mai Hoa Cái
28/2 10 Gạch lát nền 404 26.520.952 Công ty Mai Hoa Hộp
28/2 10 Gạch ốp 27 2.512.000 Công ty Mai Hoa Hộp
28/2 10 Bệt + Chậu 4 8.360.000 Công ty Mai Hoa Bộ
28/2 10 Gương 4 640.000 Công ty Mai Hoa Bộ
28/2 10 Xi măng trắng 100 500.000 Công ty Mai Hoa Kg
28/2 10 Xi măng PVC 200 26.000.000 Công ty Mai Hoa Tạ
28/2 10 Gạch lát 25x25 75 4.772.727 Công ty Mai Hoa Hộp
28/2 10 Ống thoát nước PVC đk 40 1.127.273 Công ty Mai Hoa M
28/2 10 Đầu nối thẳng ĐK 75 5 27.273 Công ty Mai Hoa Cái
28/2 10 Đầu nối thẳng ĐK 90 5 36.364 Công ty Mai Hoa Cái
28/2 10 Gạch ốp 25x40 30 1.909.091 Công ty Mai Hoa Hộp

28/2 10 Gạch lát liên doanh 80 4.945.454 Công ty Mai Hoa M
31/3 13 Xi măng PCB 30 100 13.000.000 Công ty Mai Hoa Tạ
31/3 13 Dầu Do 108
2.002.909
Công ty Mai Hoa
Lít
30/4 25 Xi măng Bỉm Sơn 234050 435.125.000 Công ty Bỉm Sơn Kg
30/5 29 Tôn mạ màu 3903 114.132.600 Công ty Mai Hoa Kg
30/5 29 Tôn lạnh 882 30.126.000 Công ty Mai Hoa Kg
30/5 29 Thép chữ C 1000 18.000.000 Công ty Mai Hoa Kg
31/7 35 Quạt T1400 30 13.650.000 Công ty Mai Hoa Cái
31/7 37 Dây 2x4,0 300 5.160.000 Công ty Mai Hoa M
31/7 37 Dây 2x2,5 500 5.650.000 Công ty Mai Hoa M
31/7 37 Dây 2x0,7 500 1.850.000 Công ty Mai Hoa M
31/7 37 Dây 2x1,5 500 3.500.000 Công ty Mai Hoa M
31/12 60 Tiền nhân công 650.000.000 Công ty Mai Hoa
Cộng 1.371.158.197
2.1.2. Đánh giá nguyên vật liệu:
Hạch toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng mua bán
trên hóa đơn, chứng từ theo giá Bộ Tài Chính (Chênh lệch của thị trường). Đối
với các loại nguyên vật liệu phụ thì các đơn vị có nhu cầu trực tiếp ký hợp đồng
với các nhà cung cấp.
- Tính giá vật liệu nhập kho:
22
+ Nhập kho mua ngoài: (Có hợp đồng mua bán giữa hai bên)
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí
vận chuyển.
Ví dụ: Ngày 20/9 doanh nghiệp mua vật liệu nhập kho, với số lượng
15.000, đơn giá mua chưa bao gồm thuế VAT 10% là 15.500 chưa thanh toán
cho người bán, chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt là 2.000.000.

Giá thực tế nhập kho = ( 15.000 x 15.500) +2.000.000 = 234.500.000
( nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ)
Giá thực tế nhập kho = (15.000 x 15.500) + [ 10% x (15.000 x 15.500) ] =
257.750.000 ( nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp)
+ Nhập kho khi thu hồi từ các công trình:
Do tính chất đặc thù của ngành xây dựng nên các công trình, hạn học công
trình sau khi hoàn thành thì các phế liệu thu hồi, một số vật liệu chưa sử dụng sẽ
tiến hành nhập kho.
- Tính giá vật liệu xuất kho:
Công ty áp dụng phương pháp nhập trước – xuất trước để tính giá nguyên
vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này, dựa trên giả định hàng nào nhập trước
sẽ xuất trước, và trị giá nguyên vật liệu xuất kho sẽ được tính bằng số lượng hàng
xuất kho nhân đơn giá của hàng nhập kho theo thứ tự thời gian từ trước đến sau.
Nguyên vật liệu tồn kho được tính theo số lượng Nguyên vật liệu tồn kho và đơn
giá của những lô hàng nhập sau hiện còn.
Ví dụ: Ngày 03/ 9/ 2013, xuất 800 lít dầu diezel cho anh Phạm Cường,
đơn giá dầu diezel nhập kho là 12.890 đồng. Vậy giá xuất kho là: 800 x 12.890 =
10.312.000 đồng.
23
2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
2.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng:
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu, bảng tổng
hợp nhập xuất tồn, biên bản kiểm nghiệm nhập kho
2.2.1.1. Chứng từ kế toán tăng nguyên vật liệu:
Bao gồm Hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản kiểm nghiệm vật tư và phiếu
nhập kho.
a, Hóa đơn GTGT.
- Là cơ sở để chứng minh cho các hoạt động kinh tế tài chính xảy ra, là cơ
sở để ghi sổ kế toán và thông tin kinh tế về các hoạt động kinh tế tài chính đó.
- Giúp cho kế toán quản lý được quá trình mua bán nguyên vật liệu, giúp

cho việc phân loại chứng từ, tổng hợp số liệu một cách thuận lợi.
- Hóa đơn GTGT giúp cho việc kiểm tra, thanh tra tính trung thực, tính
hiệu quả về mặt thời gian các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và thực sự
hoàn thành, xác định trách nhiệm của đơn vị, bộ phận, cá nhân đối với hoạt động
kinh tế tài chính, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của hoạt động kinh tế tài chính,
phân loại hoạt động kinh tế theo đối tượng để ghi sổ kế toán đúng đắn và quản lý
có hiệu quả.
- Hóa đơn GTGT gồm 3 liên: Liên 1: Lưu tại cuống, Liên 2: Giao khách
hàng, Liên 3: Lưu tại cuống ( cuối tháng bỏ ra lưu theo chứng từ đã xuất).
- Biểu hoá đơn GTGT gồm 6 cột: Cột 1: Ghi số thứ tự, cột 2: Ghi tên hàng
hóa, dịch vụ, cột 3: Ghi đơn vị tính, cột 4: Ghi số lượng. cột 5: Ghi đơn giá, cột
6: Thành tiền = Số lượng * Đơn giá.
- Cộng tiền hàng: Cột dọc Cột 6. Ghi rõ mức thuế suất GTGT…%. Mức
phí xăng dầu( nếu là hóa đơn mua dầu).
- Tổng tiền thanh toán = Cộng tiền hàng + Thuế suất GTGT + Phí xăng
dầu( nếu có)
24
- Ghi rõ tổng số tiền bằng chữ.
- VD: Ngày 5 tháng 10 năm 2013 Doanh nghiệp tư nhân Xuân Võ
mua xi măng PCB30.
25
Biểu số 2.1: Hóa đơn GTGT.
HÓA ĐƠN GTGT Mẫu số: 01 GTKT- 01
(Liên 2: Giao khách hàng) Ký hiệu: AA/2003- T
Ngày 05 tháng 10 năm 2013 Số: 047601
Đơn vị bán hàng: Công ty VLXD và KD Mai Hoa.
Địa chỉ: Ninh Giang- Ninh Bình.
Tài khoản:
MST: 5100100046.
Họ tên người mua hàng:

Đơn vị: DN tư nhân xây dựng Xuân Võ.
Địa chỉ: Gia Phú- Gia Viễn- Ninh Bình.
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST:
STT Diễn Giải ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1*2
1
Xi măng bao PCB
30
Tấn 10 670.000 6.700.000
2 Đá 1x2 m 15 90.000 1.350.000
3 Thép tròn D>18 Kg 300 7.540 2.235.000
Cộng tiền hàng: 10.285.000
Thuế GTGT 10%: 1.028.500
Tổng số tiền thanh toán: 11.313.500
(Bằng chữ: Mười một triệu ba trăm mười ba ngàn năm trăm đồng.)
Người mua hàng Kế toán Thủ trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

×