Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.44 KB, 36 trang )

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG
(Environment Impact Assessment)
Mục tiêu
• Nêu được định nghĩa, mục đích, chức
năng và ích lợi của EIA
• Mô tả vai trò của EIA trong quản lí môi
trường
• Nêu được các thành phần tham gia vào
EIA
• Trình bày các nguyên tắc cơ bản của EIA
• Nêu được các bước của quá trình EIA
Đánh giá tác động môi trường
• Đánh giá tác động môi trường (Environment Impact
Assessment-EIA): quá trình nghiên cứu chính thức để
dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát
triển chủ yếu đang được dự kiến (Đập thủy điện, công
trình thủy lợi, xây dựng cảng biển, )
• Sau khi có dự báo EIA xác định các biện pháp giảm
thiểu các hậu quả môi trường để dự án có tính phù hợp
tốt hơn.
• Mục đích của EIA là để đảm bảo rằng các vấn đề tiềm
năng đều được xem xét và đề cập đến ngay từ giai đoạn
bắt đầu khi lập kế hoạch và thiết kế dự án.
Ích lợi của EIA
• Một dự án được thiết kế phù hợp với môi trường
tại địa phương sẽ có nhiều khả năng tránh được
những khó khăn có thể xảy ra trong khi thực
hiện.
• Một dự án bảo tồn được tự nhiên mà nó phụ
thuộc vào đó, sẽ tiếp tục lâu bền nhờ chính môi


trường ấy trong nhiều năm
• Một dự án tạo ra các lợi ích mà không gây nên
những vấn đề nghiêm trọng sẽ có khả năng
mang lại uy tín và sự công nhận cho những chủ
dự án.
Quy trình EIA
• Dự báo những tác động môi trường của
dự án có thể xảy ra.
• Tìm kiếm cách làm giảm các tác hại không
chấp nhận được và tạo dựng dự án sao
cho phù hợp với môi trường tại địa
phương.
• Trình bày cho những người ra quyết định
về các dự báo này và các khả năng khắc
phục.
EIA trong quản lí môi trường
• Chủ đầu tư thường có hiểu biết tốt về kinh
tế và kĩ thuật nhưng ít hiểu biết về tác
động môi trường
• Không đánh giá tác động môi trường sẽ bị
khó khăn bất ngờ: khó khăn xã hội và môi
trường

Các câu hỏi đặt ra trong đánh giá (1/2)
• Liệu dự án có thể hoạt động an toàn mà không
có các nguy cơ lớn xảy ra những tai biến nguy
hiểm hoặc các ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe
không?
• Liệu môi trường khu vực có thể chịu đựng thêm
được lượng thải và ô nhiễm mà dự án sẽ sản

sinh ra không?
• Liệu vị trí có gây ra xung đột với việc sử dụng
đất trong khu vực hoặc cản trở sự phát triển
trong tương lai tại khu vực không?
• Sẽ ảnh hưởng thế nào tới ngư nghiệp, nông
nghiệp hoặc công nghiệp trong vùng?
Các câu hỏi đặt ra trong đánh giá (2/2)
• Nơi đó có hạ tầng cơ sở đầy đủ, như đường xá,
cống rãnh, để phục vụ cho dự án không?
• Phải tiêu tốn bao nhiêu nước, năng lượng,
nguyên liệu, và liệu có đủ cung cấp cho dự án
không?
• Nhân lực cần cho dự án là bao nhiêu và bao
nhiêu là có thể thay thế được, các ảnh hưởng
xã hội gì xảy ra đối với cộng đồng địa phương?
• Các tổn hại gì có thể xảy ra nghiêm trọng không
đảo ngược được đối với tài sản mang tính quốc
gia như rừng nguyên sinh, các khu du lịch, các
địa danh lịch sử và văn hóa?
THÀNH PHẦN THAM GIA VÀO
QUÁ TRÌNH EIA
• Chủ dự án cần biết đặt công trình ở đâu và là thế nào để giảm các
tác hại về môi trường.
• Chủ đầu tư cần biết các tác động sẽ ảnh hưởng thế nào đến tính
khả thi của dự án và những trách nhiệm gì phải gánh chịu.
• Nhà chức trách chuyên môn sử dụng kết quả EIA để quyết định trả
lời đơn xin phép thực hiện dự án.
• Các cơ quan nhà nước khác muốn biết ảnh hưởng của những tác
hại của dự án đến các dự án khác mà họ có thể muốn xúc tiến.
• Các cơ quan giám sát cần biết phạm vi của ảnh hưởng môi trường

và liệu chúng có thể chấp nhận được hay không.
• Cơ quan quy hoạch khu vực cần biết ảnh hưởng đến các dự án lân
cận và vấn đề sử dụng đất.
• Cộng đồng địa phương hoặc những người đại diện của họ cần biết
tác động của dự án đối với chất lượng cuộc sống của họ.
• Các chính trị gia cần biết ai là người bị ảnh hưởng, ảnh hưởng ra
sao và vấn đề nào cần được giải quyết.
Những nguyên tắc cơ bản trong EIA
• Tập trung vào các vấn đề chủ yếu
– Tập trung vấn đề dễ xảy ra
– Tập trung vấn đề nguy hại
– Các can thiệp có khả năng thực hiện
• Lôi cuốn các cá nhân và các nhóm người thích
hợp
– Những người được chỉ quản lý và thực hiện quá trình
EIA
– Những người có thể đóng góp các sự kiện, ý tưởng
hoặc các khía cạnh cần liên quan đến nghiên cứu
EIA
– Những người ra quyết định
• Liên kết thông tin với hành động – ra quyết định
– Khi chủ dự án và các nhà đầu tư bắt đầu có ý đồ thực hiện dự
án, họ xem xét các vấn đề có liên quan đến môi trường.
– Khi chủ dự án tìm kiếm vị trí đặt công trình hoặc các tuyến
đường đến công trình, các xem xét về môi trường được sử dụng
để tham khảo cho quyết định chọn địa điểm.
– Khi chủ dự án và các nhà đầu tư đánh giá tính khả thi của dự
án, một nghiên cứu EIA đang thực hiện sẽ giúp họ xác định
trước các vấn đề có thể xảy ra.
– Khi các kỹ sư thiết kế dự án, EIA giúp xác định các tiêu chuẩn

nhất định để những thiết kế này đáp ứng được yêu cầu.
– Khi đòi các thủ tục xin phép tiến hành dự án, báo cáo EIA cần
được hoàn thành và nộp cùng đơn xin phép đồng thời được
thông báo để xin các ý kiến đóng góp.
– Khi chủ dự án thực hiện dự án, việc giám sát các biện pháp đã
được đề suất trong báo cáo EIA sẽ được thực thi.
• Trình bày rõ ràng các phương án giảm thiếu tác động và
quản lý môi trường một cách lành mạnh
– Giảm nhẹ tác động không hồi phục được
• Công nghệ kiểm soát ô nhiễm hoặc các thông số thiết kế
• Cách giảm thiểu xử lý hoặc chôn vùi chất thải
• Đền bù hoặc các ưu đãi đối với những nhóm người bị ảnh hưởng
– Nâng cao tính tương thích về môi trường
• Một vài phương án lựa chọn địa điểm
• Những thay đổi đối với thiết kế và vận hành dự án
• Những hạn chế đối với phạm vi ban đầu và mức tăng trưởng của
dự án
• Các chương trình riêng biệt nhằm đóng góp có lợi vào tài nguyên
trong vùng hoặc chất lượng môi trường
– Đảm bảo dự án lành mạnh về môi trường
• Chương trình giám sát hoặc xem xét thường kỳ các tác động.
• Kế hoạch đề phòng sự cố đối với các hoạt động nhằm tuân thủ
pháp luật
• Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các bước quyết
• định tiếp theo

• Cung cấp thông tin ở dạng bổ ích đối với những người
ra quyết định
– Trình bày ngắn gọn số liệu hóc búa và những dự báo về tác
động đóng góp tính xác thực của thông tin này, và tóm tắt những

hậu quả của từng phương án được đề xuất.
– Viết bằng ngôn ngữ và từ chuyên môn mà những người ra quyết
định và những người địa phương chịu ảnh hưởng của dự án
thường sử dụng
– Trình bày những phát hiện quan trọng dưới dạng một văn bản
xúc tích, ngắn gọn, có minh chứng bằng các tài liệu có cơ sở ở
những chổ cần thiết.
– Làm cho tài liệu này dễ sử dụng bằng cách minh họa hình ảnh ở
những điểm có thể minh họa được.
Bài tập đánh giá tác động môi
trường
Giới thiệu

• Có một đề xuất xây dựng một nhà máy nạp ga ở một
vùng phía Bắc của cảng Vũng Tàu.
• Nhà máy nạp ga sẽ nhận khí hoá lỏng (LPG) bằng tàu
và sẽ đóng LPG thành các bình 12 kg hay 51 kg để sử
dụng cho người dân địa phương. LPG cũng sẽ được
nạp vào các xe bồn để phân phối cho các đại lí và khách
hàng khác.
• Nhà máy bao gồm cầu tàu, đường ống và phương tiện
tiếp nhận và lưu trữ LPG. Ðường ống LPG sẽ chạy theo
các đường ống có sẵn từ cầu tầu vào nhà máy. Ở nhà
máy có hai bồn cao áp chứa 1500 tấn nhiên liệu được
xây dựng để tàng trữ LPG. Một nhà xưởng nạp bình và
nạp xe bồn cũng được xây dựng.
Nhu cầu phát triển

• Nhà máy sẽ giúp gia tăng đáp ứng nhu
cầu gia tăng của LPG ở khu vực. Sự gia

tăng sử dụng LPG làm chất đốt sẽ có ích
cho quốc gia bởi vì LPG được sản xuất tử
địa phương và làm giảm sư lệ thuộc vào
nước ngoài về nhiên liệu và ngoại tệ.
• Nhà máy cũng làm giảm nhu cầu vận tải
LPG bằng đường bộ theo đường sắt tới
các thị trường tiêu thụ.
Vị trí
• Nhà máy ở một địa điểm có diện tích 6,3
acre ở gần cảng X. Ðây là một địa điểm
nằm trong khu công nghiệp và ở phía tây
của nhà máy có một tuyến đường quốc lộ
đi ngang qua.
Quá trình và vị trí

• Hai bồn cao áp sẽ được lắp đặt. Những bồn này được
nhập từ một công ty quốc tế có thành tích tốt về an toàn
và có tính dễ sử dụng. Những bồn này được lắp các
bơm LPG để chuyển LPG tới nhà máy đóng bình và khu
nạp LPG cho xe bồn.
• LPG được nạp vào bình trong một khu nhà riêng. Các
bình được xem xét, rửa sạch, nạp ga và kiểm tra, đóng
nắp và cho vào xe tải. Bình được nạp một cách tự động
và khi đầy ga, vòi nạp sẽ tự động ngắt ra. Van bình cũng
được kiểm tra tránh dò rỉ. Có một dàn nạp bình 12 kg có
thể nạp 1000 bình trong mỗi giờ và dàn nạp bình 51 kg
có thể nạp tới 120 bình trong mỗi giờ.
Quá trình và vị trí

• Tại bất cứ thời điểm nào của chu trình sản

xuất có khoảng 35.000 bình trong đó
10.000 bình đầy ga và 25.000 bình rỗng.
Việc nạp bình tiến hành 12 giờ mỗi ngày.
• Tại khu nạp xe bồn có 8 xe bồn được nạp
mỗi ngày. Dung tích của xe bồn là 8 tấn.
Tốc độ làm đầy là 25 tấn/giờ.
Phát triển
• Thao tác hiện nay là một kho xăng dầu với 18 bồn
hydrocarbon chứa các sản phẩm hydrocarbon khác
nhau được đem đến cảng và chuyển tới kho xăng dầu
bởi các đường ống ngầm. Ở tại kho các chất lỏng được
tàng trữ trong bồn và chuyển vào xe bồn để phân phối
cho khách hàng.
• Nhà máy LPG có các phần như sau:
• - Cầu tàu
• - Ðường ống từ cầu tàu đến nhà máy
• - Khu vực bồn chứa và nạp LPG vào bồn
• - Khu vực nạp bình
• - Khu vực nạp xe bồn.
• Trong giai đoạn hiện nay nhà máy có thể tiếp
nhận các chất xăng dầu từ tàu ở hai cầu tàu chở
dầu. Tốc độ xả bồn là 10 lần trong một tháng.
Cảng được xây dựng tốt và có khả năng xử lí và
tiếp nhận tầu chở dầu.
• Trong dự án phát triển, có hai đường ống sẽ
chuyển khí LPG từ cầu tầu vào nhà máy bằng
các ống dẫn. LPG được chuyên chở ở vận tốc
1.5 tấn trong một giờ trong khoảng cách 1.7 km.
• Khu vực nhà máy là khu vực được dành cho
sản xuất công nghiệp. Hiện tại khu vực này

không có nhiều cây cỏ tự nhiện.
• Anh chị hãy đánh giá tác động môi trường
của dự án xây dựng nhà máy khí hoá
long
Ứng dụng DTH môi trường
• Đánh giá tác động môi trường: tiên đoán
• Kiểm toán môi trường: đánh giá thực tế
• Đánh giá nguy cơ
– Xác định yếu tố nguy cơ môi trường
– Xác định hậu quả lên sức khỏe
– Ước tính quy mô hậu quả
• Quản lí nguy cơ
– Ước tính nguy cơ sức khỏe -> giảm phơi
nhiễm -> đánh giá nguy cơ sau kiểm soát
Quan hệ liều lượng hậu quả
Bức xạ nhiệt (Qt)
KW/m
2
Hậu quả
1,2 Nhiệt của mặt trời buổi trua
1,6 Ngưỡng đau
5-8 Bỏng độ 2 sau 30 giây
12,5 Đốt cháy củi nếu có mồi lửa
25 Cháy củi tự nhiên - chảy thép
75 100% tử vong sau 5 giây

1,2 Không gây tử vong
7,5 10% tử vong
12,5 30% tử vong
37,5 100% tử vong

Ước lượng bức xạ nhiệt
(thermal radiation)
Q
3
2/3222
2
(tonnes) fuel of Mass 29 (m) radius fireball :R
tank theandrget between ta distance :r
)factor view:F
ln(r) 0.058 - 1 ivity transmisscatmospheri :T
KW/m 200power emissive surface:E





r/(R rR
TFEQ
t

×