PHÒNG GD- ĐT HƯƠNG TRÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON LĂNG CÔ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI:
KINH NGIỆM GÂY HỨNG THÚ TRONG HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI MTXQ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN DANH HIỆU: CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ
I/ SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên:
- Ngày tháng năm sinh: 20/11/1986
- Quê quán:
- Nơi thường trú:
- Đơn vị công tác:
- Chức vụ hiện nay:
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
- Những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ:
* Thuận lợi:
- Bản thân đã tốt nghiệp đại học.
- Giáo viên trong lớp đã có sự phối hợp với nhau trong việc tổ chức các
hoạt động cho trẻ.
- Các cháu cùng độ tuổi, phần đông con cán bộ nên thuận lợi trong việc
giáo dục.
- Có khả năng sử dụng, ứng dụng CNTT vào các hoạt động.
* Khó khăn:
- Do thời gian công tác chưa lâu nên chưa có kinh nghiệm nhiều trong
việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Bản thân công tác chưa lâu nên chưa quen thuộc với môi trường, mối
quan hệ với phụ huynh còn hạn chế. Chưa có kinh nghiệm trong cách
trao đổi với phụ huynh.
II/ SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ
1/ Thuận lợi:
- Phòng học rộng rãi thoáng mát, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ được
nhà trường quan tâm.
- Trẻ cùng độ tuổi nên khả năng phát triển và nhận thức tương đối đồng
đều.
- Mối quan hệ giữa cô và trẻ gần gũi, thân thiện.
2/ Khó khăn:
- Trẻ chưa hứng thú trong khi tham gia hoạt động làm quen với MTXQ.
- Đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh phục vụ cho hoạt động làm quen với
MTXQ theo chủ đề còn hạn chế, không sinh động nên chưa hấp dẫn được
trẻ
- Chưa tận dụng được môi trường sẵn có xung quanh để giúp trẻ làm
quen, cách tổ chức hoạt động như các trò chơi chưa thu hút trẻ.
Đứng trước thực trạng đó với khả năng của mình tôi đã suy nghĩ và
thực hiện một số giải pháp để giúp trẻ tham gia vào hoạt động có kết quả
tốt hơn.
III/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN
Cho trẻ làm quen với MTXQ là một hoạt động quan trọng trong việc
giáo dục trẻ ở tuổi mầm non, nó có tác dụng góp phần tích cực vào việc
giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tình cảm trí tuệ và tình cảm thẩm
mỹ đạo đức. Góp phần vào sự phát triển và hoàn thiện các quá trình tâm
lý, vào quá trình nhận thức, đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn
ngữ.
Do vậy, giáo dục trẻ thông qua tác động của MTXQ là dẫn dắt trẻ
vào một cuộc sống, một cộng đồng, một nền văn hóa xã hội cụ thể, tạo cơ
hội cho trẻ gần gũi với MTXQ, nhằm tích lũy ở trẻ những tri thức, những
ấn tượng tốt đẹp về thiên nhiên và cuộc sống xã hội. Nội dung giáo dục
chủ yếu bắt đầu từ môi trường thiên nhiên và xã hội gần gũi với trẻ, từ
những cái mà trẻ có thể cảm nhận, sờ thấy, trông thấy, nghe thấy, hoặc
tưởng tượng ra nhằm kích thích và phát triển những tiềm năng ẩn chứa
của trẻ.
Từ đó giúp trẻ tích lũy được những tri thức, kinh nghiệm trong cuộc
sống xã hội làm cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội các nội dung khác. Vốn hiểu
biết về MTXQ càng lớn thì nhận thức các nội dung khác càng dễ dàng và
thông qua nội dung khác thì tri thức và những hiểu biết của trẻ về MTXQ
càng được mở rộng.
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo hình thành cho mình những biểu tượng về thế
giới xung quanh phải nhờ sự giúp đỡ của người lớn. Vì vậy mỗi một giáo
viên có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc hình thành các biểu tượng
ban đầu về thế giới xung quanh cho trẻ mẫu giáo.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của môn học nên tôi đã chọn đề tài
“Gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động làm quen với môi trường xung
quanh” nhằm tạo cho trẻ cảm giác thoải mái để lĩnh hội tri thức, tham gia
vào hoạt động này một cách tích cực.
IV/ CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN.
1/ Giải pháp 1: Tăng cường vật thật, hình ảnh thật, sinh động
Hoạt động làm quen với MTXQ là một hoạt động trọng tâm làm nổi
bật chủ đề đang khai thác, là nền tảng cho các hoạt động khác của trẻ. Trẻ
hiểu nội dung của chủ đề, khi đó mới phát triển khả năng hiểu biết của
mình qua các hoạt động khác một cách tích cực. Do vậy để trẻ hứng thú
và lĩnh hội tất cả các tri thức thì việc cho trẻ quan sát sự vật, hiện tượng
thực tế, vật thật, hình ảnh thật, sinh động (đoạn phim) để trẻ làm quen có
khả năng kích thích, thu hút sự chú ý của trẻ rất lớn.
Để trẻ được nhìn ngắm các vật thật, được tiếp xúc, sờ, ngửi, ngắm…được
quan sát các sự vật hiện tượng đang chuyển động trẻ sẽ dễ dàng cảm nhận
và tiếp thu nhanh hơn. Tuy nhiên tùy kiện hoàn cảnh, tùy chủ đề khi cho
trẻ làm quen mà lựa chọn cho phù hợp để đảm bảo nội dung cần truyền
đạt.
Ví dụ:
- Chủ đề thực vật: Cho trẻ làm quen với một số loại rau, củ, quả, hoa
Cho trẻ quan sát bằng vật thật gần gũi với trẻ.
+ Quả: quả cam, quýt. ổi, xoài, mãng cầu…
+ Hoa: hoa hồng. hoa huệ, hoa cúc, hoa đồng tiền…
+ Rau củ: Rau lang, rau muống, mồng tơi, rau ngót, cà rốt, khoai tây….
- Chủ đề giao thông: Cho trẻ quan sát một số phương tiện giao thông
gần gũi với trẻ bằng vật thật như: xe đạp, xe máy. Bên cạnh đó những
phương tiện như máy bay, tàu hỏa, tàu thuyền… không có điều kiện cho
trẻ quan sát thực tế, vật thật thì tôi thay thế bằng những bức tranh; những
đoạn phim, có âm thanh, có sự chuyển động của chúng.
- Chủ đề động vật: Khi cho trẻ làm quen với một số con vật nuôi trong
gia đình hay trong rừng, do điều kiện và để đảm bảo an toàn cho trẻ
nhưng vẫn thu hút và hấp dẫn trẻ hơn tôi có thể thay những bức tranh
bằng những đoạn phim về hoạt động của những con vật đó, có lồng ghép
âm thanh, tiếng kêu cho trẻ nghe để trẻ có thể biết được tiếng kêu, hay
những con vật đó ăn gì, ăn như thế nào? Như vậy sẽ thu hút trẻ và trẻ hiểu
biết một cách thực tế hơn nhiều khi tôi chỉ miêu tả trên tranh.
2/ Giải pháp 2: Làm giàu vốn hiểu biết về môi trường xung quanh
thông qua bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao, câu đố
Biểu tượng về thế giới xung quanh rất đa dạng, phong phú để giúp trẻ
ghi nhớ, dễ tiếp thu và khắc sâu vốn hiểu biết của mình và chính xác hóa
thành biểu tượng, giáo viên có thể sử dụng các câu đố, bài hát, ca dao, tục
ngữ, đồng dao có vần, có điệu trẻ sẽ hứng thú, có thể ghi nhớ dễ dàng và
lâu hơn, chính xác hóa thành biểu tượng của mình mà không nhàm chán.
Trẻ có thể hát các bài hát cùng nhau, có thể cùng nhau đọc các bài ca dao,
đồng dao, đặt các câu đố để cùng thử tài, qua đó giúp trẻ phát huy tính
tích cực.
Sau khi cho trẻ làm quen về con cá, tôi có thể khái quát lại cho trẻ
nhớ qua câu đố vừa phát huy tích cực vừa giúp trẻ tiếp thu nhanh, không
nhàm chán.
Tôi dùng câu đố :
“Con gì có vẩy có vây
Không đi trên cạn mà đi dưới hồ ”
Trẻ trả lời đó là con cá .Nhưng trẻ lại biết thêm con cá có đặc điểm
cụ thể , có vây có đuôi , vẩy ,môi trường sống của chúng…
Ví dụ : Cho trẻ làm quen với con cua :
“ Con gì tám cẳng hai càng.
Đầu thì không có bò ngang cả đời”
Trẻ sẽ nhớ lại đặc điểm và đoán ngay được đó là con cua. Nhưng
trong đầu trẻ biểu tượng về con cua được chính xác hơn là con cua có hai
càng to, có tám chân, lại bò ngang.
Từ đó trẻ có thể so sánh xem con cá và con cua có đặc điểm gì giống
nhau ,có đặc điểm gì khác nhau ? Sau đó trẻ có thể phân nhóm .
Ngoài ra tôi còn dùng cách tích hợp nhẹ nhàng trong các hoạt động
khác để cung cấp biểu tượng thế giới xung quanh cho trẻ.
Ví dụ: Trước khi vào hoạt động tạo hình “vẽ con gà trống”, tôi cho
trẻ hát bài hát “con gà trống” và trò chuyện về nội dung bài hát, vừa cung
cấp cho trẻ đặc điểm về chú gà trống, trẻ sẽ nhớ lại thông qua lời bài hát
“ Con gà trống
có cái mào đỏ, chân có cựa
gà trống gáy ò, ó, o
gà trống gáy ò, ó, o”
Các câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ rất phong phú và đa dạng, tùy
chủ đề và nội dung cần cung cấp cho trẻ mà tôi có thể chọn các bài hát,
câu đố, ca dao, tục ngữ khác nhau để cung cấp thêm biểu tượng về thế
giới xung quanh cho trẻ.
3/ Giải pháp 3: Gây hứng thú cho trẻ thông qua các trò chơi
Các trò chơi luyện tập là hình thức luyện tập nhẹ nhàng trẻ vừa chơi
vừa học, giúp trẻ củng cố kiến thức, những gì trẻ vừa quan sát vừa làm
quen một cách tốt hơn, trẻ được thực hành, vận động sau một thời gian
chú ý quan sát, đàm thoại , trẻ sẽ giảm bớt căng thẳng, mệt mõi.
Do vậy để trò chơi gây được hứng thú cho trẻ, tập trung chú ý của trẻ là
một bước quan trọng trong mọi hoạt động. Ở đây tôi đã sử dụng một số
trò chơi như sau:
* Ghép tranh.
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 2,3, hay 4 nhóm tùy thuộc vào nội dung
bài dạy, cô lần lượt cho trẻ lên chọn từng mảnh tranh để ghép lại thành
một bức tranh hoàn chỉnh, đúng vị trí của các đối tượng. Sau đó cho trẻ
nhận xét xem đội chơi nào ghép nhanh, ghép đúng sẽ thắng. Cho trẻ nói
lên nội dung tranh
Ví dụ: Ghép tranh các con vật, hoa quả, giao thông. Tùy nội dung chủ
đề để có nội dung tranh phù hợp.
* Thử tài đoán vật:
+ Cách chơi: Cho đồ chơi vào trong một chiếc túi, sau đó tôi yêu cầu
trẻ lên sờ tay vào túi để chọn rồi nói tên đồ vật hay đối tượng đó, hoặc trẻ
có thể diễn tả để bạn ở dưới đoán tên đồ dùng đó là gì? Chia trẻ thành
nhóm cho trẻ chơi để có sự sôi nổi, thi đua.
Ví dụ:
- Chủ đề gia đình:
Bỏ trong túi một số đồ dùng như: chén, đũa, thìa, tô, dĩa …Trẻ cầm
được cái tô trẻ có thể đoán và nói “cái tô’’ hoặc diễn tả nó dùng để đựng
canh để bạn khác đoán.
- Chủ đề giao thông:
Bỏ trong túi một số phương tiện giao thông như: ô tô, xe đạp, xe máy,
tàu hỏa, thuyền…Trẻ lên cầm được xe đạp trẻ sẽ gọi tên “xe đạp” hoặc có
thể diễn tả xe gì mà phải đạp mới chạy, để bạn ở dưới đoán tên.
* Ai đoán giỏi:
+ Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành 2 hoặc 3 nhóm, cho trẻ cầm bức
tranh hay biểu tượng về con vật, sự vật, hiện tượng sau đó trẻ sẽ nhìn và
đưa ra câu hỏi để hỏi đội bạn. (Tùy chủ đề mà cô giáo có thể chọn nội
dung và có thể gợi ý cho trẻ cách đặt câu hỏi)
Ví dụ:
- Chủ đề động vật:
Trẻ lên chọn cầm bức tranh về nhóm mình (không cho nhóm bạn nhìn
thấy), sau đó cử một bạn trong nhóm đưa ra câu đố để đố bạn, như trẻ
cầm bức tranh về con vịt, trẻ sẽ đặt câu đố: “tôi đố các bạn con gì có 2
chân, thuộc nhóm gia cầm, chân nó có màng”
- Chủ đề giao thông:
Trẻ chọn bức tranh về chiếc xe đạp trẻ đưa ra câu đố: “tôi đó các bạn xe
gì có 2 bánh, không có máy phải dùng chân để đạp mới chạy”
Đó là các trò chơi có thể chơi được ở nhiều chủ đề. Ngoài ra tôi còn
tổ chức một số trò chơi khác cho riêng từng chủ đề như:
+ Chủ đề gia đình: gia đình ngăn nắp, đi mua sắm…
+ Chủ đề thực vật: cây nào quả ấy, chiếc túi kì lạ, chọn rau…
Khi đưa trò chơi vào trong tiết daỵ, giáo viên phải chú ý đưa xen kẽ
cả trò chơi động và trò chơi tĩnh để thay đổi không khí và đảm bảo sức
khoẻ cho trẻ.
4/ Giải pháp 4: Kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh
Đối với trẻ mầm non, trẻ dễ nhớ nhưng lại dễ quên, nếu không được
luyện tập thường xuyên thì trẻ sẽ nhanh quên. Ngoài thời gian vui chơi,
học tập ở trường, ông bà, bố mẹ là người tiếp xúc, gần gũi trẻ nhất nên có
tác động rất lớn đến việc tiếp thu tri thức của trẻ. Do vậy việc trao đổi với
phụ huynh về việc cho trẻ làm quen với MTXQ là rất cần thiết. Vì thế tôi
thường xuyên trao đổi với phụ huynh, mạnh dạn hơn để trao đổi, tùy vào
từng chủ đề vào giờ đón trả trẻ để gợi ý với phụ huynh củng cố, nhắc nhở
trẻ sau mỗi chủ đề.
Giúp phụ huynh hiểu thêm tính cách trẻ và để phụ huynh luyện thêm
cho trẻ .
Ví dụ: - Cháu A rất thích đọc câu đố và trả lời câu đố rất nhanh.
- Cháu B rất hay hỏi về những gì lạ xung quanh.
Gợi ý cho phụ huynh giúp trẻ được trải nghiệm thực tế nhiều hơn.
- Chủ đề nước và mùa hè: gợi ý phụ huynh cho trẻ đi tắm biển, cho trẻ
được trải nghiệm để biết được biển là như thế nào, khi tắm nước biển thì
cảm giác như thế nào, nước biển có mùi vị ra sao so với nước máy, nước
sông suối…
- Chủ đề gia đình: cho trẻ biết địa chỉ gia đình, gia đình có mấy
người? gồm những ai? Công việc của bố mẹ như thế nào?đồ dùng trong
gia đình gồm có những gì? Dùng dể làm gì? Chất liệu gì?
- Chủ đề động vật: Cho trẻ biết một số vật nuôi trong gia đình, đặc
điểm cấu tạo… cho trẻ đi chơi sở thú, đi về quê cho trẻ thấy được một số
con vật. bố mẹ có thể hỏi một số đặc điểm của nó như nó có mấy chân,
nó ăn gì, nó kêu như thế nào, nó đẻ con hay đẻ trứng…? Được tận mắt
quan sát các con vật đó trẻ sẽ thích thú và hiểu biết sâu hơn.
Qua những gợi ý đó bố mẹ đã giúp trẻ phát huy được khả năng tìm
hiểu môi trường xung quanh, được trải nghiệm. Phụ huynh hướng dẫn
them cho trẻ, thường xuyên trò chuyện, gợi ý cho trẻ để trẻ chủ động
mạnh dạn hơn.
Được tìm hiểu như vậy trẻ sẽ hiểu rõ hơn những điều mà trẻ được tìm
hiểu ở lớp, đặc biệt trẻ được trực tiếp trải nghiệm.
IV/ DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CÓ SỨC
LAN TỎA MÀ SÁNG KIẾN MANG LẠI.
Qua thực tiễn đã áp dụng những giải pháp trên tôi đã giúp trẻ có sự
hiểu biết với môi trường xung quanh.
- Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động.
- Trẻ có sự tiến bộ rõ rệt trong từng tiết dạy.
+ Về kiến thức: Trẻ đã nắm được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, tính chất
của các sự vật hiện tượng. Trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau giữa
các sự vật hiện tượng, biết được ích lợi, cách bảo quản, cách sử dụng, các
mối liên hê, quan hệ….giữa các sự vật hiện tượng, trẻ biết được đặc điểm,
ý nghĩa của một số hiện tượng tự nhiên, xã hội.
+ Về kỹ năng: Trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh đã hình thành và rèn luyện ở trẻ một số kỹ năng như khả năng
quan sát, khả năng diễn đạt, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, phân
loại, phân biệt. Rèn luyện kỹ năng tô, vẽ, đếm, kỹ năng vận động ….
+ Về thái độ: Trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh đã hình thành ở trẻ ý thức học tập, trẻ học ngoan, luôn tập trung
chú ý nghe cô giảng bài, trẻ học rất sôi nổi, hăng hái tham gia phát biểu ý
kiến, nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt
động nhóm, trẻ luôn có sự phối hợp với nhau, tích cực, chủ động tìm tòi
để khám phá kiến thức.
- Bản thân được trau rồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật dạy trẻ .
- Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc
dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh, tạo điều kiện, tham gia tích
cực phối kết hợp với giáo viên để trẻ làm quen với môi trường xung
quanh đạt hiệu quả cao nhất và cũng đã góp phần nâng cao chất lượng
của hoạt động này.
Qua việc hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh với
những kết quả đạt được, bản thân tôi đã rút ra cho mình những bài học
kinh nghiệm sau:
- Tiết học cần có vật thật, hình ảnh thật, sinh động đúng nội dung chủ
đề để trẻ quan sát, làm quen tạo sự hấp dẫn cho tiết dạy hơn nữa.
- Tích cực sưu tầm các bài hát, câu đố, ca dao, tục ngữ, đồng dao để
cho trẻ được đọc, làm quen và lồng ghép vào các hoạt động, qua đó trẻ sẽ
ghi nhớ, tiếp thu dễ dàng, không nhàm chán.
- Tích cực sáng tạo các trò chơi mới, hấp dẫn, phù hợp để thu hút trẻ,
không áp đặt, cứng nhắc đối với trẻ. Phải tổ chức các trò chơi trong giờ
học và thay đổi các trò chơi khác nhau, hình thức chơi khác nhau để thoả
mãn nhu cầu chơi của trẻ và để trẻ khỏi nhàm chán.
- Thường xuyên, mạnh dạn trao đổi với phụ huynh để giáo dục và
hướng dẫn thêm cho trẻ hoạt động tìm hiểu môi trường tích cực hơn.
- Với những kết quả như trên tôi tin rằng sẽ áp dụng được cho tất cả
các lớp, các độ tuổi khác nhau cũng đạt hiệu quả.
VI/ KẾT LUẬN.
Việc gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động làm quen với MTXQ là
một việc làm cần thiết và rất quan trọng nhằm giúp trẻ lĩnh hội tri thức
xung quanh một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải luôn
tích cực, sáng tạo trong mọi hoạt động. Luôn tạo sự hấp dẫn để thu hút
trẻ, giúp trẻ hiểu và nhận thức được điều giáo viên truyền đạt.
Trên đây là một số biện pháp, kinh nghiệm mà tôi đã thực nghiệm để
nâng cao chất lượng cho trẻ trong hoạt động làm quen với môi trường
xung quanh độ tuổi 5 – 6 tuổi , nhằm nâng cao kiến thức, vốn hiểu biết
của trẻ với môi trường tự nhiên và xã hội. Bản thân rất mong được sự
đóng góp ý kiến của quý cấp và các đồng nghiệp để những giờ dạy môi
trường xung quanh đạt kết quả cao.
Hương Trà, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Người thực hiện
PHẠM THỊ KHÁNH VÂN
Ý KIẾN, NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NHÀ TRƯỜNG
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG MẦM NON TỨ HẠ
NHẤT TRÍ XẾP LOẠI:
Chủ tịch hội đồng
Đoàn Thị Hồng Minh
Ý KIẾN, NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
………………………………………
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HƯƠNG TRÀ
NHẤT TRÍ XẾP LOẠI:
Chủ tịch hội đồng