Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

tiểu luận quy hoạch tổng thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.07 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
1
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc lập đề án Quy hoạch
Hữu Lũng là một huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Lạng Sơn, Huyện có diện tích
804 km
2
và dân số là 112.451 người (năm 2009), với 7 dân tộc cùng sinh sống. Là một
huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế.
Hữu Lũng cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 70km, là địa bàn giáp danh với
Võ Nhai – Thái Nguyên, Yên Thế, Lạng Giang, Lục Ngạn và Lục Nam – Bắc Giang.
Huyện có hệ thống giao thông đi lại khá thuận tiện, với các tuyến giao thông đi qua
như quốc lộ 1A, tỉnh lộ 224 tỉnh lộ 242, huyện có nhiều điều kiện thuận lợi trong trao
đổi và giao thương với các cử khẩu như Tân Thanh, Hữu Nghị hay các trung tâm lớn
như Hà Nội, Thái Nguyên.
Tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của
huyện, việc khai thác một số khoáng sản như đá vôi, đất sét phục vụ sản xuất đang là
hướng đi mới của huyện. Tuy nhiên, việc phát triển KT –XH trên địa bàn huyện vẫn
còn chưa xứng với tiềm năng về tự nhiên cũng như điều kiện KT – XH, tỷ trọng ngành
nông nghệp cao, chiếm 60,37%, công nghiệp – xây dựng và thương mại - dịch vụ còn
chiếm tỷ trọng thấp, chiếm 19,78% và 19,85% GDP huyện năm 2010, trong khi đó với
lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý cũng như các yếu tố KT - XH khác huyện Hữu Lũng
hoàn toàn có thể phát triển toàn diện KT – XH theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hóa. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch trên địa bàn huyện còn chưa được chú trọng,
hiện tại chưa có những chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH mà mới
dừng lại ở mức độ ngành như quy hoạch sử dụng đất. Vì vậy việc thực hiện đề án
“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hữu Lũng giai đoạn 2015-
2025, tầm nhìn 2030” sẽ là căn cứ quan trọng giúp lập ra trật tự trong việc sử dụng
một cách hiệu quả những nguồn tài nguyên của huyện, khai thác tối đa tiềm năng cũng
như lợi thế về tự nhiên, KT - XH của cho phát triển một cách bền vững.


2. Những căn cứ pháp lý để xây dựng đề án Quy hoạch
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi
phía Bắc.
- Chiến lược phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 – 2015,
tầm nhìn 2020.
2
2
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000-2015.
- Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010-2015.
- Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất tỉnhLạng Sơn giai đoạn 2010-2020.
- Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất huyện Hữu Lũng giai đoạn 2010 –
2020.
3
3
PHẦN THỨ NHẤT
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN,
KINH TẾ - XÃ HỘI VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN HỮU LŨNG
1.1. Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và môi trường
1.1.1. Vị trí địa lý
Hữu Lũng (21031’19B – 21029’48B, 106019’37Đ – 106021’31) là huyện phía
Nam của thành phố Lạng Sơn, cách thành phố 80 km, thuộc dải đất nối liền vùng trung
du và vùng đồng bằng Bắc bộ nước ta. Phía Đông giáp 2 huyện Chi Lăng và Bắc Sơn,
phía Tây giáp Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên), phía Tây - Nam và Đông Nam giáp huyện
Lục Ngạn, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế của tỉnh Bắc Giang.
Vị trí địa lý của Hữu Lũng quyết định những đặc điểm tự nhiên quan trọng như:
nền khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, địa hình đồi núi thấp, tài nguyên khá
phong phú… từ đó chi phối đến nhiều hoạt động KT-XH.
Vị trí của huyện Hữu Lũng có nhiều lợi thế trong việc phát triển KT-XH, cách
Hà Nội – trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội lớn của cả nước 75km theo quốc lộ 1A và

cách thành phố Thái Nguyên – trung tâm của khu vực trung du và miền núi phía bắc
65km theo tỉnh lộ 244 là điều kiện thuận lợi để trao đổi buôn bán, mở rộng thị trường,
giao lưu văn hoá, phát triển nguồn nhân lực có trình độ, phát triển nền kinh tế thị
trường, công nghiệp hoá hiện đại hoá.
4
4
1.1.2. Điều kiện tự nhiên:
a. Địa hình
Do ảnh hưởng của các quá trình kiến tạo, kết cấu nham thạch cùng sự tác động
của các yếu tố ngoại sinh, trên nền địa chất đã ổn định, địa hình gồm ba vùng: vùng
núi đá chạy từ Đông - Bắc xuống Đông - Nam, vùng núi đất thuộc các xã phía Đông
Nam và Tây Nam, vùng thung lũng ruộng đồng bao gồm các xã chạy dọc quốc lộ 1A.
Địa hình của huyện Hữu Lũng là yếu tố quan trọng quyết định hoạt động khai
thác và tổ chức lãnh thổ, tại những khu vực địa hình khác nhau sẽ cần có những quy
hoạch cụ thể khác nhau để đảm bảo phát triển phù hợp với địa phương. Do địa hình
phân hoá như trên, nên Hữu Lũng tập trung phát triển công nghiệp và thương mại -
dịch vụ ở khu vực ven quốc lộ 1A và phát triển nông lâm nghiệp ở xung quanh.
5
5
b. Khí hậu
Khí hậu trên địa bàn huyện thuộc tiểu vùng khí hậu núi thấp phía Nam của tỉnh
Lạng Sơn. Có nền nhiệt độ trung bình hàng năm 22,7
0
C, lượng mưa lớn bình quân
hàng năm từ 1.500 - 2.000 mm, độ ẩm cao 83%. Điều kiện khí hậu có vai trò quan
trọng phát triển KT – XH, đặc biệt là phù hợp với một số loại vật nuôi cây trồng, đảm
bảo cho cây trồng đủ ẩm và nhiệt phát triển. Hữu Lũng có đặc điểm khí hậu là không
nhiều các hiện tượng thời tiết thất thường như sươg muối, băng tuyết, sạt lở, lũ quét
như một số khu vực khác của tỉnh Lạng Sơn nên sản xuất ổn định, đời sống cùng với
cơ sở hạ tầng ít chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, là khu vực cùng có mùa đông lạnh nhưng

lại có tính chuyển tiếp giưa trung du miền núi và đồng bằng nên có thời gian mùa hè
thời tiết có những đợt nóng nhiệt độ lên rất cao, cùng với ẩm thấp nên là khu vực dễ
xảy ra dịch bệnh.
c. Thuỷ văn
Hệ thống sông, suối của huyện khá phong phú; trên địa bàn huyện có 2 con
sông lớn chảy qua là: hệ thống sông Thương với chiều dài sông 157 km và sông Hoá
dài 47 km bắt nguồn từ vùng núi Khuổi Ma cao 670 m ở huyện Chi Lăng. Trên sông
hoá còn có hồ Cấm Sơn có khả năng giữ nước phát điện và phát triển thủy sản. Ngoài
hệ thống sông, trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối, khe dọc ở triền đồi, ven bản,
cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
Lượng nước ngầm trên địa bàn đang tromg quá trình khỏ sát điều tra để đưa ra
con số cụ thể,tuy nhiên, theo đánh giá Hữu Lũng có trữ lượng khá lớn, đây cũng là
điều kiện thuật lợi góp phần phát triển kinh tế.
d. Thổ nhưỡng
Đất trên địa bàn huyện có 4 loại đất chính: đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) 18.691
ha, đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) 9.021 ha, đất vàng đỏ trên đá mácm axit (Fa) 7.080
ha, đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) 4.350 ha. Đây là điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế,
đặc biệt là nông lâm nghiệp.
e. Sinh Vật
Huyện Hữu Lũng có tài nguyên sinh vật khá phong phú. Trong địa bàn huyện
có rừng đặc dụng Hữu Liên, Tài nguyên thực vật trong khu rừng đặc dụng Hữu Liên
phong phú và đa dạng. Ngoài kiểu thảm thực vật rừng là: "Rừng kín thường xanh mưa
6
6
ẩm nhiệt đới núi thấp" còn có sự đa dạng về thành phần loài thực vật bậc cao mạch.
Theo kết quả điều tra giám định và lập danh mục thực vật của các chuyên gia thực vật,
trong khu rừng đặc dụng Hữu Liên bao gồm 776 loài, 532 chi, 161 họ, 5 ngành thực
vật. Tại khu rừng đặc dụng Hữu Liên có 409 loài động vật thuộc 88họ, 24bộ, thuộc các
lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái, trong đó: Lớp thú có 61 loài thuộc 21 họ, 7 bộ, lớp
chim có 239 loài thuộc 49 họ, 14 bộ, lớp bò sát có 67 loài thuộc 12 họ, 1 bộ, lớp ếch

nhái có 42 loài thuộc 6 họ, 1 bộ. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và quản lý còn nhiều hạn
chế khiến cho các loài sinh vật gặp nhiều điều kiện bất lợi cho sinh trưởng và phát
triển.
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện là 78.926 ha, chủ yếu là đồi núi
thấp, trong đó: diện tích đồi núi đá có: 33.056 ha, chiếm 41,9% diên tích đất tự nhiên;
diện tích đồi núi đất 45.223 ha, chiếm 57,3%. Diện tích đất cùng với các nhóm đât tạo
điều kiện cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, ngô, lạc thuốc lá… và
ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng sinh học tại địa phương.
Theo số liệu năm 2005 tổng diện tích đất đang sử dụng của huyện là 43.760 ha,
chiếm 55,4% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp 14.310 ha, chiếm 32,7%
diện tích đất đang sử dụng, đất lâm nghiệp 25.940 ha, chiếm 59,3%, đất ở 700 ha. Diện
tích đất chưa sử dụng là 35.166 ha, trong đó đất có khả năng sử dụng phát triển sản
xuất nông, lâm nghiệp là 12.689 ha.
- Tài nguyên nước:
Nước đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt, lượng nước dồi dào
đảm bảo cho nhu cầu của toàn huyện. Các hoạt động sản xuất luôn được đáp ứng đầy
đủ và kịp thời cả vàonhững thời điểm khô hạn nhất tại dịa phương. Tuy nhiên, việc sử
dụng vẫn còn nhiều vến đề chưa hợp lý khiến tài nguyên nước bị lãng phí và trên đà
suy giảm cả về chất lượng và số lượng.
- Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện gồm có đá vôi với hàm lượng CaO =
55%, trữ lượng khoảng 14 triệu tấn; có đất sét trữ lượng khoảng 9,8 triệu tấn, là những
nguyên liệu chủ yếu sản xuất xi măng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nguồn cát,
7
7
sỏi được phân bổ ở các xã ven đường quố lộ 1A là nguồn nguyên liệu để phát triển
ngành sản xuất vật liệu xây dựng của huyên và tỉnh.
- Tài nguyên rừng:

Rừng tại Hữu Lũng có diện tích khá lớn, chỉ tính riêng khu vực rừng đặc dụng
Hữu Liên đã có tổng diện tích là 10.604 ha, trong đó có 7.436,6 ha thuộc diện khoanh
nuôi, bảo vệ, được coi lá phổi của vùng Đông Bắc. trong đó có nhiều loài cây nguyên
sinh quý hiếm như nghiến, lim, sến táu…Diện tích đất có rừng phát triển nhanh, bình
quân hàng năm trồng mới được từ 1.300 đến 1.500 ha, nâng tổng diện tích 5 năm lên
7.235 ha. Bảo vệ rừng năm 2012 đạt 10.850 ha; khoanh nuôi tái sinh đạt 14.065 ha; tỷ
lệ độ tre phủ rừng 37%. Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong điều tiết vi khí
hậu địa phương, bảo vệ đa dạng sinh học, chống xói mòn đất… nhưng hiện nay còn
chưa được bảo vệ và khai thác hợp lý.
1.1.3. Môi trường
Vấn đề môi trường tại địa bàn Hữu Lũng còn khá nhiều bất cập trong thời gian
gần đây, đặc biệt là khu vực thị trấn Mẹt. Lượng rác thải tại thị trấn còn thiếu quy
hoạch tập trung, rác thải sinh hoạt sau khi được công ty môi trường thu gom còn chất
đống lớn ở ven bờ sông hai bên đầu cầu Mẹt, khiến khúc sông Trung ở khu vực này
ngày càng nhiễm bẩn.
Do hoạt động khai thác đá để sản xuất xi măng và cung cấp cho xây dựng
nhưng còn khá thủ công, các giai đoạn như nổ mìn hay vận chuyển còn gây ra lượng
bụi lớn, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.
Môi trường đất có nguy cơ ô nhiểm cao, do hoạt động sản xuất và sinh hoạt xả
nước thải và chất thải trực tiếp vào đất.
Trong thời gian tới, các hoạt động sản xuất công nghiệp gia tăng, rác thải do
hoạt động dân sinh ngày một lớn, nguy cơ ô nhiễm môi trưòng trên địa bàn huyện Hữu
Lũng là rất cao.
1.2. Đặc điểm dân số, dân cư và nguồn lao động
Theo kết quả của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số huyện hữu
Lũng là 112.451 người (năm 2009) trong đó khoảng 68% dân số thuộc dân tộc ít
người, mật độ là 140 người/km
2
, dân số tập trung đông ở khu vực thị trấn Mẹt và vài
xã lân cận thị trấn như Sơn Hà, Đồng Tân. Tỷ lệ gia tăng dân số của huyện là khoảng

8
8
1,12%/năm chủ yếu là gia tăng dân số tự nhiên, mật độ và tốc độ gia tăng tương đương
với trung bình cả nước.
Dân cư tại huyện còn phân bố không đồng đều, khu vực thị trấn Mẹt mật độ lên
đến 350 người/km
2
, nhưng một số xã vùng 3 như Thiện Kỵ chỉ khoảng 80 người/km
2
,
cùng với dân cư là người dân tộc thiểu số đông dẫn đến những khó khăn trong công
tác quy hoạch tổng thể, sự mất cân đối giữa các địa phương.
Trên địa bàn huyện, lực lượng lao động khá đông, chiếm khoảng 67,3% dân số.
Số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp 8%, lao động chưa có việc làm chiếm
9,2%. Số lao động ở thành thị chiếm 12% tổng số lao động trong độ tuổi. Lao động
hoạt động trong ngành nông lâm nghiệp là 55.397 người chiếm 73,2%; công nghiệp là
8.703 người chiếm 11,5%; thương mại dịch vụ 11.579 người, chiếm 15,3%. Do còn
hạn chế và trình độ nên lao động tham gia sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao,
việc nâng cao tay nghề của người lao động và thay đổi cơ cấu lao động theo ngành,
phù hợp với tình hình phát triển KT – XH là vấn đề đáng quan tâm. Trong thời gian
tới, số lao động có khả năng sẽ tăng lên cả về số lượng và chất lượng đòi hỏi cần có
những chính sách kịp thời nhằm ổn định và phát triển huyện về mọi mặt.
4. Hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện
4.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông
Hữu Lũng hiện có quốc lộ 1A chạy dọc huyện theo hướng Bắc – Nam khoảng
40km, có hệ thống đường tỉnh lộ 242, còn có mạng lưới giao thông nông thôn khá dày
đặc với 774,5 km và có kkhoảng 75km đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đi qua địa bàn
huyện dừng nghỉ tại ga Bắc lệ.
Theo đánh giá của Đề án Phát triển cơ sở hạ tầng, năm 2006 – 2007 các xã Nhật
Tiến, Sơn Hà, Đồng Tân, Cai Kinh Minh Sơn bê tông hóa được 354,1km đường giao

thông nông thôn. Đến hết năm 2005 đã xây dựng được 6/7 cầu lớn có giá trị 0,7 tỷ
đồng, cầu Yên Bình khởi công vào năm 2006 và đã hoàn thành năm 2007. Đến nay
hầu như tất cả các xóm đã có đường cho xe cơ giới đến trung tâm.
Về cơ bản, giao thông của huyện Hữu Lũng thuận tiện cho đi lại và phát triển
giao lưu giữa các địa phương. Đây là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển có tình
đồng bộ và hiệu quả hơn so với các huyện khác trong tỉnh.
4.2. Hệ thống thuỷ lợi
9
9
Hiện nay toàn huyện có 31 trạm bơm, trong thời gian qua bằng nhiều nguồn
vốn khác nhau Hữu Lũng đã xây dựng được 96 công trình thủy lợi lớn, nhỏ (31 trạm
bơm; 5 hồ; 5 đập; 41 ao đầm; 14 phai), hàng trăm km kênh mương dẫn nước và kênh
nội mương đồng, đảm bảo tưới tiêu cho mùa vụ. Tuy nhiên nhiều công trình thủy lợi
đã bị xuống cấp, hiệu quả tưới tiêu giảm, cần sửa chữa.
Hệ thống thuỷ lợi có vai trò quan trọng trong đảm bảo sản xuất nông nghiệp của
huyện, đặc biệt khimà huyện đang chú trọng phát triển cả 3 vụ sản xuất trong năm, vào
vụ đông hệ thống thuỷ lợi hoạt động liên tục với tần suất cao đã góp phần đem lại giá
trị lớn trongmùa vụ này.
4.3. Hiện trạng mạng lưới điện
- Giai đoạn 2005 – 2009 đạt 100% số xã có điện lưới quốc gia. đến nay có 95%
số hộ được dùng điện; huyện đang đầu tư các TBA chống quá tải ở các xã để phấn đấu
100% số hộ được dùng điện. Tổng vốn đầu tư cho các công trình điện từ 2005 – 2009
đạt 36,35 tỷ đồng (chủ yếu là vốn của ngành điện). Bình quân hàng năm lượng điện do
ngành điện cung cấp cho tiêu thụ vào khoảng 25 - 27 triệu KW/giờ, đạt 100% kế
hoạch, giá thành điện ổn định; tổng số TBA đến nay là 71 trạm.
+ Các công trình điện hạ thế 0,4 KV trên địa bàn (78,42 km) gồm có: Nhật
Tiến, Minh Tiến, Hoà bình, Yên Bình, tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ đồng;
+ Các đường dây trung thế có 3 cấp (35 KV, 22 KV, 10KV), cấp 35 KV là
88,216 km (TBA Bụt; TBA Cã đã hoàn thành vốn đầu tư 3,01 tỷ đồng); cấp 22 KV có
30,521 km; cấp 10 KV có 49,345 km.

+ Hệ thống điện chiếu sáng thị trấn Mẹt, và xã Đồng Tân đã hoàn thành với vốn
đầu tư 0,9 tỷ đồng.
Ngoài ra ngành điện cũng đã xây dựng các trạm 160 – 180 KVA tại các trạm
Bắc Lệ, Suối Ngang, Quyết Thắng, Đô Lương với tổng số vốn khoảng 0,8 tỷ đồng.
Mạng lưới điện trong huyện đang ngày càng hoàn thiện góp phần cải thiện đời
sống cho nhân dân và nâng cao năng suất lao động trên địa bàn huyện.
4.4. Hệ thống cấp - thoát nước
- Hệ thống cấp nước sạch:
+ Hiện tại trên địa bàn cấp nước sạch chủ yếu là nước giếng khoan. Năm 2007
huyện đã đầu tư xây dựng được 406 công trình cấp nước sinh hoạt, nâng tổng số công
10
10
trình nước sạch được hỗ trợ lên 565 công trình (đạt 98,6% kế hoạch) và đã xây dựng
hoàn thiện được các công trình cấp nước sạch cho các thôn bản.
+ Công trình cấp nước sạch thị trấn Mẹt với công suất 1.200m3/ngày, đêm đang
có kế hoạch triển khai xây dựng năm 2008 (có thể nâng công suất lên khoảng
3000m3/ngày, đêm), dự kiến cuối năm 2014 đưa vào sử dụng, dự kiến cung cấp nước
cho dân thị trấn và các xã lân cận (khoảng 2.500 - 3000 hộ), tổng vốn đầu tư ước đạt
9,0 tỷ đồng.
+ Về chất lượng: đa phần nước cấp tại các nguồn: nước ngầm, nước tự chảy đều
khá tốt, tuy nhiên tại các xã Đồng Tân, Sơn Hà nguồn nước mặt cũng đã bị ô nhiễm
sắt, đá vôi, ô nhiễm nhiều nhất là khu vực thị trấn Mẹt vì đông dân, nguồn nước bị ô
nhiễm do một số cơ sở sản xuất.
- Hệ thống thoát nước:Đa phần trên địa bàn huyện và thị trấn thoát nước vẫn là
tự chảy. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước mặt khá trầm trọng cho các công
trình cấp nước sinh hoạt.
Có thể nhận thấy, vấn đề nước sạch trên địa bàn chưa thực sự nóng, nhưng với
tình hình phát triển KT – XH hiện nay của huyện thì trong tương lai nếu ko quy hạch
hợp lý và có biện pháp xử lý môi trường thì đây sẽ là bà toán nan giải cho địa phương
này.

1.4. Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội
1.4.1. Phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế
* Thực trạng phát triển KT-XH thời kỳ 2005 - 2012:
Kinh tế huyện có bước phát triển khá, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm
đạt 12%. Giá trị tăng thêm năm 2010 đạt 603 tỷ đồng, tăng gấp 2,2% so với năm 2005.
Cơ cấu kinh tế bước đầu đã chuyển dịch theo hướng tích cực, trong GDP tỷ trọng
ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 6,5% năm 2005 lên 19,78% năm 2010; ngành
nông lâm nghiệp giảm từ 82,4% năm 2005 xuống còn 60,37% năm 2012; ngành dịch
vụ tăng từ 11,1% năm 2005 lên 19,85% năm 2012.
- Ngành nông, lâm nghiệp:
Sản xất nông, lâm nghiệp đạt được những kết quả đàng khích lệ, nhịp độ tăng
trưởng bình quân hàng năm tăng 6,55%, trong đó: nông nghiệp tăng 7,15%, lâm nghiệp
tăng 3,1%. Cơ cấu của ngành đã có sự chuyển dịch, năm 2005 tỷ trọng của ngành nông
nghiệp chiếm 78,4%, lâm nghiệp chiếm 21,6%. Sản xuất lương thực đạt kết quả tốt, sản
11
11
lượng tăng từ 37.100 tấn năm 2005 lên 45.302 tấn năm 2010, với nhịp độ tăng bình
quân 4,9%. Năm 2010 bình quân lương thực đầu người đạt 441 kg, đảm bảo an toàn
lương thực trên địa bàn.
Trong ngành trồng trọt cây lương thực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu với
69,6% về diện tích, 55% về giá trị sản lượng. Sản lượng lúa bình quân hàng năm tăng
5,6%, năng suất bình quân đạt 34 tạ/ha. Cây công nghiệp ngắn ngày chiếm 19% về
diện tích, trong đó chủ yếu là đậu đỗ, lạc, thuốc lá.
Về chăn nuôi, có nhịp độ tăng trưởng khá: bình quân hàng năm đàn trâu tăng
2,6%, đàn bò tăng 14%, đàn lợn 34,8%. Giá trị tăng thêm năm 2005 đạt 42.822 triệu
đồng, chiếm 27,7% ngàng nông, lâm nghiệp. Tổng sản lượng thịt gia súc, gia cầm tăng
từ 5.379 tấn năm 2005 lên 7.246 tấn năm 2012.
Ngành lâm nghiệp có bước phát triển khá, giá trị tăng thêm năm 2012 đạt
49.573 triệu đồng, chiếm 25,6% ngành nông, lâm nghiệp. Diện tích đất có rừng phát
triển nhanh, bình quân hàng năm trồng mới được từ 1.300 đến 1.500 ha, nâng tổng diện

tích 5 năm lên 7.235 ha. Bảo vệ rừng năm 2012 đạt 10.850 ha; khoanh nuôi tái sinh đạt
14.065 ha; tỷ lệ độ tre phủ rừng 37%.
- Sản xuất công nghiệp:
Với mục tiêu phát triển cụm công nghiệp Hữu Lũng vào năm 2016, sản xuất
công nghiệp trên địa bàn huyện có bước phát triển khá, giá trị tăng thêm năm 2012 đạt
40.112 triệu đồng, chiếm 19,8% tổng GDP của huyện, trong đó: công nghiệp quốc
doanh đạt 23.638 triệu đồng, chiếm 58,9% giá trị gia tăng ngành công nghiệp; công
nghiệp tỉnh, trung ương đầu tư đạt 19.876 triệu đồng, chiếm 49,6% tập trung vào các
lĩnh vực sản xuất xi măng và hoá chất. Công nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu tập
trung vào ngành vật liệu xây dựng va cơ khí nhỏ.
Năm 2012, công nghiệp khai thác nguyên liệu đạt 10.359 triệu đồng, chiếm
25,8% trong giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp, sản phẩm chủ yếu là quặng
fôtforit, đá, cát, ; công nghiệp sản phẩm cơ khí - hoá chất đạt 1.896 triệu đồng, chiếm
4,7%, gồm các sản phẩm chủ yếu là công cụ cầm tay, kem giặt, bột nhẹ; công nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng đạt 13.017 triệu đồng, chiếm 32,5%, sản phẩm chủ yếu là xi
măng, gạch, vôi; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm đạt 3.883 triệu đồng, chủ
yếu chế biến cà phê, hoa quả, chế biến thức ăn gia súc; công nghiệp phân phối điện
nước đạt 2.963 triệu đồng.
12
12
- Ngành dịch vụ:
Ngành dịch vụ của huyện phát triên chậm, giá trị tăng thêm năm 2012 đạt
43.254 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 16% tổng GDP của huện, phản ánh các hoạt động
thương mại dịch vụ chưa phát triển, các mối giao lưu về kinh tế còn quá ít, nguồn thu
ngân sách không cao, các chi phí cho hoạt động về văn hoá, xã hội thấp. Trong đó giá
trị sản xuất tăng thêm của ngành thương mại, sửa chữa, khách sạn nhà hàng đạt 23.036
triệu đồng, chiếm 53,2% tổng giá trị gia tăng của ngành. Giá trị thu về ngành thương
mại tập trung chủ yếu ở hai trung tâm lớn là thị trấn Mẹt và khu vực chợ Phổng, còn lại
các khu vực khác chưa có các hoạt động thương mại và dịch vụ gì đáng kể, điều đó hạn
tới sự phát triển đông đều ở các khu vực của huyện.

Du lịch tại Hữu Lũng chưa phát triển, do tài nguyên du lịch hạn chế, điểm du
lịch được biết đến và thu hút khách du lịch là đền Bắc Lệ, xã Tân Thành nhwung còn
mang tính mùa vụ, chủ yếu khách tập trủng vào tháng giêng, hai.
Nhìn chung, Hữu Lũng có thế mạnh để phát triển ngành nông, lâm nghiệp, đặc
biệt là các phát triển các loại cây dài ngày. Với điều kiện về địa hình chủ yếu là đồi núi
thấp, đặc điểm khí hậu có thời gian khô đúng vào thời kỳ các loại cây dài ngày ra hoa
(như: vải, nhãn, cà phê, cam, ), cộng với biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch cao, là
yếu tố rất thuận lợi để phát triển các loại cây trồng dài ngày có giá trị kinh tế cao (như:
na, sấu, mơ, mận, dứa, chè,…). Hàng năm sản lượng na thu hoạch đạt khoảng 1.000 -
2000 tấn, nhãn 500 - 600 tấn, vải 4 - 5 nghìn tấn.
Dựa trên thực trạng phát triển kinh tế của huyện Hữu Lũng, có thể nhận thấy
nông lâm nghiệp vẫn giữ tỷ trọng cao, tuy nhiên, ngành thương mại - dịch vụ là lĩnh
vực kinh tế có nhiều lợi thế của huỵên nhưng chưa được tập trung phát triển tương
xứng, với lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống đường giao thông thuận lợi, nằm trên trục
đường quốc lộ 1A nối Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và có đường sắt liên vận quốc tế
chạy dọc theo chiều Bắc - Nam, đã tạo cho Hữu Lũng trở thành điểm nối giao lưu kinh
tế giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng với thành phố Lạng Sơn và các địa phương của
Trung Quốc. Hàng năm khối lượng hàng hoá vận chuyển qua địa bàn huyện rất lớn.
Ngoài ra, với nguồn tài nguyên khá phong phú, nguyên liệu sẵn có, công nghiệp
cũng là ngành có tiềm năng phát triển với một số ngành chủ chốt là sản xuất vật liệu
xây dựng và khai khoáng tuy nhiên cần có chiến lược cụ thể để đảm bảo tận dụng tài
nguyên, tiết kiệm chi phí, bảo đảm môi trường trong quá trình phát triển.
13
13
1.4.2. Phân tích, đánh giá thực trạng xã hội
- Giáo dục: Tỷ lệ xét tốt nghiệp hoàn thành chương trình bậc tiểu học đạt
99,8%, xét tốt nghiệp trung học cơ sở đạt: 99,5%, phổ thông trung học đạt: 82,7%,
trung học bổ túc văn hoá đạt: 55%. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng hơn các năm trước.
Năm học 2009 - 2010 toàn huyện có 81 đơn vị trường học đóng trên địa bàn với tổng
số hơn 28 nghìn học sinh sinh viên. Có 8 trường học đạt chuẩn quốc gia (Ở tiểu học và

THCS). Huyện có 3 trường THPT với tổng số 3.696 học sinh ( Có 1 trường THPT dân
lập) có 1 trung tâm GDTX cấp tỉnh. Chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ giáo
viên được nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy có sự chuyển biến
tích cực. Các chương trình xã hội được quan tâm đẩy mạnh.
- Y tế: Hệ thống khám chữa bệnh từ huyện đến cơ sở được củng cố và phát triển,
hiện toàn huyện có 100% số xã, thị trấn có cán bộ y tế, các cơ sở khám chữa bệnh ở
tuyến huyện, tuyến xã được kiện toàn, đầu tư cả về con người, trang thiết bị đã dần đáp
ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường,
chất lượng công tác khám chữa bệnh từng bước được nâng lên. Các chính sách ưu tiên
miễn viện phí cho đồng bào các dân tộc ở các cơ sở khám, chữa bệnh Nhà nước được
thực hiện nghiêm túc. Hiện toàn huyện có 1 trung tâm y tế huyện, 25 trạm y tế cơ sở.
- Văn hóa: Huyện Hữu Lũng là nơi có nhiều lễ hội như hội chợ Mẹt (Thị trấn
Hữu Lũng) tổ chức ngày 12 tháng giêng, ngày 27 tháng 3 âm lịch, ngày 12 tháng 8 âm
lịch; hội chợ Phổng (xã Vân Nham) tổ chức vào ngày 20 tháng giêng; hội chợ Bắc Lệ
(xã Tân Thành) tổ chức vào ngày 15 tháng giêng. Có nhiều hội đền như hội đền Bắc
Lệ (xã Tân Thành), đền Suối Ngang (xã Hoà Thắng), đền Quan Giám Sát và đền 94
(xã Hoà Lạc), đền Ba Nàng (xã Cai Kinh); hội Trò Ngô (xã Yên Thịnh). Các lễ hội
đang ngày càng được quan tâm để tạo điều kiện phát huy bản sắc và quảng bá hình ảnh
củađịa phương, góp phần nâng cao ý thức và đời sống của nhân dân trên địa bàn.
Tình hình phát triển văn hoá – xã hội của huyện đang có ngững bước tiến mới,
về cơ bản các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục đều được chú trọng đầu tư phát triển,
đời sống của người dân ngày một cải thiện. Trong tương lai, Hữu Lũng không chỉ là
điểm phát triển về kinh tế của tỉnh mà sẽ là nơi được biết đến bởi sự phát triển toàn
diện KT – XH.
1.5. Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố quốc tế, trong nước và các yếu
tố phát triển khác đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hữu Lũng
14
14
1.5.1. Phân tích, dự báo tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực có tác động trực
tiếp đến nền kinh tế huyện Hữu Lũng

Việt Nam đã và đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Có thể nói KT-
XH Việt Nam đã và đang trở thành một bộ phận cấu thành, không thể tách rời khỏi hệ
thống kinh tế - chính trị thế giới. Các xu thế toàn cầu hóa kinh tế; khu vực hóa (hình
thành các khối hợp tác kinh tế) nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế; Tự do hóa thương
mại và đầu tư; vai trò của các tập đoàn kinh tế lớn xuyên quốc gia; sự xuất hiện và nổi
lên của kinh tế tri thức… diễn ra trên thế giới có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến
KT-XH Việt Nam nói chung và Hữu Lũng nói riêng.
Đặc biệt, với vị trí nằm ở tỉnh có biên giới với Trung Quốc trong tình hình Việt
Nam và Trung Quốc có nhiều căng thẳng về vấn đề Biển Đông, dù không có cửa khẩu
nhưng các hoạt động trao đổi hàng hoá gặp nhiều khó khăn từ phía người dân 2 bên,
các tuyến hàng từ miền nam ra qua địa bàn huyện lên các cử khẩu còn ùn tắc, hàng hoá
hỏng bị đổ ven quốc lộ gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của người dân trên địa
bàn và sức ép tâm lý trong bối cảnh căng thẳng của 2 nước.
Trong tương lai, khi tận dụng hoàn toàn những lợi ích mà hội nhập đem lại, các
mối quan hệ song phương và đa phương được cải thiện và mở rộng, đặc biệt là mối
quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, kết hợp với ý nghĩa của vị trí địa lý, sẽ là điều kiện
quan trọng để nền kinh tế Hữu Lũng có những bước tiến mới.
1.5.2. Phân tích, dự báo tác động của bối cảnh trong nước đến phát triển kinh tế -
xã hội huyện Hữu Lũng
Nền kinh tế đất nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 2008, nền kinh tế trì trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, nếu trước khủng hoảng
kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốc độ khoảng 7,5% thì sau khủng hoảng tốc độ là 4,5 đến
5%, với tình hình đó kinh tế của Hữu Lũng cũng có những sự thay đổi đáng kể. các cơ sở
sản xuất thay đổi hình thức sản xuất để thích ứng, người lao động thì ngày càng chịu cảnh
làm nhiều hưởng ít, vào thời điểm giá các nguồn nhiên liệu tăng cao, chi phí sản xuất vận
chuyển tăng, nhiều cơ sở sản xuất tạm ngừng, ảnh hưởng lơnd đến kinh tế của toàn huyện.
Trong giai đoạn hiện nay khi mà xu hướng cổ phần hoá lan rộng, trên địa bàn một số
doanh nghiệp cũng tiến hành cổ phần hoá nhưng hiệu quả chưa cao khiến cho người lao
động vẫn là những người chịu ảnh hưởng xấu, một số doanh nghiệp cổ phần hoá hoạt động
không hiệu quả nợ công công nhân ngày càng nhiều.

15
15
Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước, Hữu Lũng cũng có những
bước chuyển dịch lớn về kinh tế, trong cơ cấu ngành, nông lâm nghệp tuy vẫn chiếm tỷ
trọng cao những đang có xu hướng chuyển dịch sang công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
Việc chuyển dịch cơ cấu đang tạo ra những thay đổi đáng kể bộ mặt của huyện, nhiều cơ sở
sản xuất công nghiệp ra đời, thu hút nhiều lao động, nhưng lại tập trung chủ yếu ở dải ven
quốc lộ và khu vực thị trấn nên đã bắt đầu xuất hiện những vấn đề về môi trường, xã hội.
Đặc biệt việc tập trung dân cư ở nhưngc khu vực sản xuất này cũng bắt đầu kéo theo vấn đề
giá cả hàng hoá, giá đất… bắt đầu bất ổn.
Với thực trạng phát triển của đất nước, nền KT-XH Hữu Lũng có thêm những
thuận lợi và thách thức trên còn đường hội nhập phát triển, cùng với những lợi thế sẵn
có, sự quy hoạch hợp lý để phát huy tối đa tiềm lực thì trong tương lai, Hữu Lũng sẽ
trở thành bộ phận tích cực góp sức cho sự nghiệp phát triển đất nước.
1.5.3. Phân tích tác động của quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Lạng
Sơn và một số yếu tố khác đến phát triển KT-XH của huyện Hữu Lũng
Là một huyện có nền KT-XH khá phát triển so với các huyện khác trong tỉnh,
Hữu Lũng là một trong những điểm quy hoạch quan trọng của tỉnh Lạng Sơn, với
chiến lược quy hoạch tổng thể KT-XH của tỉnh đến năm 2025, Hữu Lũng nằm trên
trục phát triển Chi Lăng – Hữu Lũng, cùng với mục tiêu phát triển cụm công nghiệp
Hữu Lũng, các vấn đề văn hóa – xã hội được tỉnh chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi
cho quy hoạch và phát triển huyện Hữu Lũng theo hướng tích cực và hiệu quả.
Bên cạnh đó, phát triển KT – XH của huyện Hữu Lũng còn gặp nhiều khó khăn
và thách thức bởi nhiều vấn đề nội tại như chính sách và quản lý của địa phương, các
vấn đề liên quan đến dân tộc, dân cư và lao động, việc quy hoạch ngành và quy hoạch
sử dụng đất còn chậm trễ và hiệu quả chưa cao… đang hạn chế nhiều nguồn lực của
địa phương này trong xây dựng và phát triển.
Việc phát triển có quy hoạch, có định hướng theo quy hoạch của cả nước, của
vùng và đặc biệt là của tỉnh, Hữu Lũng sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa trong phát triển KT-
XH và thu hút vốn cũng như nguồn nhân lực có trình độ,đảm bảo phát triển hài hòa

với tự nhiên, nâng cao phúc lợi xã hội và hiệu quả kinh tế.
1.6. Đánh giá tổng quát những lợi thế và hạn chế của huyện Hữu Lũng đối với
trong vùng, tỉnh Lạng Sơn và các huyện lân cận
1.6.1. Lợi thế
16
16
- Hữu Lũng có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua; có
đường tỉnh lộ nối huyện Yên Thế (Bắc Giang) với huyện Võ Nhai (Thái Nguyên); có
sông Trung chảy từ Thái Nguyên hợp với sông Thương từ Chi Lăng ngay tại thị trấn
và chảy về Bắc Giang. Đây chính là những tuyến giao thông quan trọng để Hữu Lũng
kết nối với những trung tâm lớn như Hà Nội, Thái Nguyên, hay các cửa khẩu Tân
Thanh, Hữu Nghị… phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp bên cạnh ngành kinh
tế chủ đạo nông - lâm nghiệp
- Huyện Hữu Lũng có tiềm năng về tài nguyên: đá vôi,sét, vật liệu xây dựng với
các công ty khai thác vật liệu xây dựng như Hồng Phong, công ty xi măng X78 (xã
Đồng Tân), các mỏ khai thác đá Cai Kinh (xã Cai Kinh), mỏ Đồng Tiến (xã Minh
Tiến), mỏ Thạch Phát (xã Yên Vượng), công ty xi măng X78 (xã Đồng Tân).
- Huyện có tiềm năng lớn về du lịch, đặc biệt là di tích Đền Bắc Lệ (xã
TânThành) hay phát triển du lịch sinh thái Cộng đồng ở khu vườn đặc dụng Hữu Liên
(khu vực này lại dễ dàng liên kết với Bắc Sơn) trong tương lai nếu thu hút đầu tư sẽ
mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách.
- Huyện Hữu Lũng nằm trong tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh biên giới,nhiều dân tộc
cùng sinh sống, đa dạng về văn hóa, người dân lao động đoàn kết, cần cù sáng tạo là
điều kiện quan trọng trong phát triển KT-XH của huyện.
- Dựa trên các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động,
và sự phân bố sản xuất thì huyện Hữu Lũng có tiềm năng phát triển kinh tế theo hướng
tổng hợp và đa dạng.
1.6.2. Hạn chế
- Kinh tế tăng trưởng khá song còn chậm so với mặt bằng chung và chưa tương
xứng với tiềm năng của huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa có

bước đột phá.
- Nền kinh tế của huyện phát triển dựa chủ yếu vào nông lâm nghiệp, trình độ
lao động còn lạc hậu chưa đáp ứng được sản xuất. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp đặc
biệt ở những xã đồi núi xa trục đường quốc lộ, tỉnh lộ.
- Trong số diện tích đất nông lâm nghiệp, đất dốc từ 8 - 15
0
độ trở lên chiếm
trên 16,7%, vì vậy khó khăn cho phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Trong nông nghiệp công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới vào sản
xuất còn nhiều hạn chế, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chất lượng
17
17
và sức cạnh tranh sản phẩm còn thấp, chưa có nhiều mô hình sản xuất điển hình tiên
tiến mang lại hiệu quả cao.
- Tiến độ thực hiện một số đề án còn chậm, công nghiệp - TTCN chưa có
chuyển biến tích cực, phần lớn các cơ sở sản xuất CN – TTCN và dịch vụ nhỏ lẻ, công
nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp.
- Hệ thống thuỷ lợi xuống cấp, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của sản
xuất nông nghiệp.
- Dân số phát triển, lao động trong lĩnh vực kinh tế nông lâm nghiệp ngày càng
dôi dư, đòi hỏi phân bố lại lao động, bố trí sắp xếp các ngành sản xuất hợp lý.
- Trình độ lao động còn thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, công tác ứng dụng
thành tựu khoa học vào sản xuất còn nhiều hạn chế.
18
18
CHƯƠNG II
LUẬN CHỨNG MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH VÀ CỦA VÙNG
2.1. Xác định vị trí, vai trò của huyện đối với tỉnh

Hữu Lũng tuy không phải là huyện biên giới, nhưng lại là huyện có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của tỉnh Lạng Sơn. Vị trí của huyện Hữu Lũng có nhiều lợi
thế trong việc phát triển KT-XH, trong giao lưu với các trung tâm lớn như Hà Nội,
Thái Nguyên hay với các địa phương trong khu vực trung du và miền núi Bắc bộ.
Cùng với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện phát triển các ngành kinh
tế khá thuận lợi, thực hiện theo quy hoạch của tỉnh tương lai trở thành huyện có tốc độ
phát triển khá và đảm bảo các vấn đề KT, Văn hóa, XH và môi trường. Đặc biệt, với
xu thế công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Hữu Lũng đang tích cực tận dụng lợi thế của
mình, phát triển công nghiệp, đi đầu là ngành sản xuất vật liệu xây dựng, phấn đấu xây
dựng và đi vào hoạt động cụm công nghiệp Hữu Lũng trong giai đoạn 2015-2020.
Tuy nhiên, việc phát triển của Huyện Hữu Lũng cũng còn tồn tại nhiều khó
khăn, thiếu lao động qua đào tạo và sự phát triển thiếu đồng bộ trên địa bàn huyện
đang là những thách thức không nhỏ trong công tác quy hoạch.
2.2. Luận chứng quan điểm phát triển KT-XH huyện Hữu Lũng
* Quan điểm
- Phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững. Huy động cao độ nội lực kết hợp
với thu hút mạnh và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài để tập trung thúc
đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức
cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
- Tập trung đầu tư có trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh,
trước hết là tập trung xây dựng và phát triển cụm công nghiệp Hữu Lũng để tạo ra sự
đột phá về tăng trưởng kinh tế trong huyện, từ đó tác động tích cực đến sự phát triển
toàn diện của huyện.
- Đặt sự phát triển của Hữu Lũng trong mối liên kết với phát triển KT-XH của
cả tỉnh.
19
19
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với bảo đảm an ninh quốc phòng, trật
tự an toàn xã hội

2.3. Luận chứng mục tiêu phát triển KT-XH cho từng giai đoạn
Phấn đấu đến năm 2025, huyện Hữu Lũng trở thành huyện có trình độ phát
triển ở mức khá của tỉnh, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, GDP tăng 9 – 10%,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Hoàn thành một số công trình hạ tầng chủ yếu,
để cụm công nghiệp Hữu Lũng trở thành trung tâm quan trọng của tỉnh. Tạo sự chuyển
biến rõ rệt về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân. Bảo vệ
và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
2.3.1. Mục tiêu tổng quát
- Phấn đấu đưa mức GDP bình quân đầu người năm 2025 của Huyện cao hơn so
với mức trung bình của Tỉnh. Tập trung khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa
phương, huy động nội lực, xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước
vào địa phương, phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, thực hiện quy hoạch vùng sản
xuất hàng hoá, tăng cường hợp tác kinh tế, gắn thị trường của địa phương với thị trường
trong và ngoài nước.
- Phấn đấu huyện Hữu Lũng có cơ cấu kinh tế tăng trưởng khá, hiệu quả với các
sản phẩm hàng hoá chủ lực cả trong công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, nền kinh tế
đủ khả năng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khai thác một cách có hiệu quả các
quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản
xuất công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ.
- Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, kết hợp chặt
chẽ với phát triển văn hoá, giữ vững quốc phòng an ninh, từng bước nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Nâng cấp một bước hệ thống kết cấu hạ tầng. Phát triển mạnh mẽ khoa học và
công nghệ; có bước đi phù hợp trong việc kết hợp cơ khí hoá, hiện đại hoá với công
nghệ thông tin và công nghệ sinh học nhằm cải thiện đáng kể trình độ công nghệ trong
nền kinh tế.
20

20
- Phấn đấu đến năm 2020 có 30% số xã, đến năm 2025 có 80% số xã trên địa
bàn đạt tiêu chí nông thôn mới.
2.3.2. Mục tiêu cụ thể
a. Mục tiêu về kinh tế
- Giai đoạn 2015-2020: GDP tăng 9 – 10%, trong đó: NLN tăng 3,5-4%, CN-
XD tăng 14-15%, dịch vụ tăng 10-11%. Giai đoạn 2021-2025: GDP tăng 9-10%, trong
đó NLN tăng 3,5-4%, CN-XD tăng 13-14%, dịch vụ tăng 9-10%.
- Cơ cấu kinh tế năm 2020: NLN: 41-42%, CN-XD: 35-36%, DV: 23-24%, đến
năm 2025 là: NLN:35-36%, CN-XD:43-44%, DV: 24-25%.
- Phấn đấu GDP đầu người năm 2020 đạt 32.550.000 đồng (1.550 USD), bằng
73,6% mức bình quân chung của cả nước, năm 2025 đạt 51.450.000 đồng (2.450
USD), bằng 75,3% mức bình quân chung của cả nước.
- Tổng vốn đầu tư xã hội thời kì 2015-2025 đạt 10-11 ngàn tỷ đồng. Trong đó,
giai đoạn 2015-2020 đạt 3-4 ngàn tỷ đồng.
b. Mục tiêu về xã hội
- Tốc độ tăng dân số cả giai đoạn 2015 - 2025 là 0,72%; mức giảm sinh hàng
năm khoảng 0,2‰; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2 - 3%.
- Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 40-42%, năm 2025 đạt tỷ lệ
56-58%.
- 94% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2020 và 100% vào năm
2020.
- Tỷ lệ số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi được cả 4 mùa đạt 95% vào
năm 2020 và đạt 100% vào năm 2025.
- Tỷ lệ số hộ được dùng điện đạt khoảng 99,7% vào năm 2020 và 100% vào
năm 2025.
c. Mục tiêu về bảo vệ môi trường
- Đến năm 2025: Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 54 - 55%; 98% dân cư
thành thị được sử dụng nước sạch và 87% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh môi trường chất thải rắn sinh hoạt

ở đô thị đạt 90%; 100% chất thải y tế tại bệnh viện huyện được thu gom, xử lý;
- Đến năm 2025: Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 60%; 99,9% dân cư thành
thị được sử dụng nước sạch và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt
21
21
hợp vệ sinh; tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh môi trường chất thải rắn sinh hoạt ở đô
thị đạt 100%; không có điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện; các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học được bảo tồn và tôn tạo.
2.4. Luận chứng các phương án tăng trưởng kinh tế huyện Hữu Lũng
- Phương án thứ I: GDP thời kì 2015-2025 tăng bình quân hàng năm là 8 – 9%.
Để thực hiện phương án này, tổng vốn đầu tư xã hội trong huyện thời kỳ 2015-2025 là
9-10 ngàn tỷ đồng, dự kiến là có một số năng lực sản xuất mới là: cụm công nghiệp
Hữu Lũng, các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn, hoạt động khai thác vật liệu xây
dựng tập trung, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, phát huy các dự án công trình đã
được đầu tư trước đó.
Đây là phương án chắc chắn, tuy nhiên tính phấn đấu không cao, chủ yếu tính
toán trên cơ sở những nguồn lực đã có sẵn.
- Phương án thứ II: GDP thời kì 2015-2025 tăng bình quân hàng năm là 9-10%.
Để thực hiện phương án này, tổng vốn đầu tư xã hội trong huyện thời kỳ 2015-2025 là
10 -11 ngàn tỷ đồng. Phương án này có tính phấn đấu cao hơn và có cơ sở đạt được,
dự kiến thêm năng lực sản xuất mới là cụm công nghiệp Hữu Lũng, các cơ sở sản xuất
vật liệu xây dựng, các cơ sở kinh doanh bán buôn bán lẻ, phát triển du lịch tại khu vực
Đền Bắc Lệ, xã Tân Thành.
- Phương án III: GDP thời kì 2015-2025 tăng bình quân hàng năm là 10-11%.
Để thực hiện phương án này, tổng vốn đầu tư xã hội trong huyện thời kỳ 2015-2025 là
11-12 ngàn tỷ đồng. Đây là phương án rất tích cực, tuy nhiên nguồn lực cần tập trung
khá lớn, với nhiều yếu tố thuậnlợi, ít biến động.
Phương án II là phương án lựa chọn cho quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH
huyện Hữu Lũng.
2.5. Mục tiêu, định hướng cụ thể đối với các ngành kinh tế

2.5.1. Ngành công nghiệp
a. Mục tiêu
Công nghiệp của huyện tập chung chủ yếu cho ngành công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng, công nghiệp khai thác nguyên liệu, ngoài ra còn phát triển một số ngành
như công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp phân phối điện nước.
Mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp khai thác nguyên liệu chiếm 32,8% trong
giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp, sản phẩm chủ yếu là quặng fôtforit, đá, cát, ;
22
22
công nghiệp sản phẩm cơ khí - hoá chất chiếm 8,3%, công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng chiếm 40,5%, sản phẩm chủ yếu là xi măng, gạch, vôi; công nghiệp chế biến
nông sản, thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc; công nghiệp phân phối điện nước, công
nghiệp cơ khí, điện tử, điện dân dụng chiếm khoảng 18.4%.
b. Định hướng phát triển
- Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên
và nguồn nguyên liệu tại chỗ như chế biến nông, lâm sản, khoáng sản, sản xuất vật
liệu xây dựng
- Hình thành và phát huy hiệu quả cụm Công nghiệp Hữu Lũng
- Gắn phát triển công nghiệp với việc hình thành mạng các cơ sở công nghiệp
và phân bố các điểm công nghiệp ven quốc lộ 1A
- Về công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và khai khoáng: phát triển theo
hướng liên doanh, liên kết xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến; tổ chức tốt các điểm
khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng
- Về công nghiệp cơ khí, điện tử, điện dân dụng: phát triển theo hướng phục vụ
cơ giới hóa nông, lâm nghiệp chuyên sản xuất và sửa chữa các loại máy móc, thiết bị
bảo quản, chế biến nông, lâm sản.
c. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
- Tập trung quản lý, khai thác, chế biến sâu các loại khoáng sản để nâng cao
hiệu quả kinh tế, bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp tại
địa phương, trong nước

- Phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn là sản xuất vật liệu xây dựng và khai
thác nguyên liệu
- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp: cơ khí, luyện kim, chế biến nông
- lâm sản, vật liệu xây dựng, điện, nước và một số ngành công nghệ và sản phẩm chứa
hàm lượng chất xám cao.
- Hiện đại hóa trang thiết bị trong công nghiệp.
2.5.2. Ngành nông nghiệp
a. Mục tiêu
Sản xất nông, lâm nghiệp đạt được những kết quả đàng khích lệ, nhịp độ tăng
trưởng bình quân hàng năm tăng 6,55%, trong đó: nông nghiệp tăng 7,15%, lâm
nghiệp tăng 3,1%. Cơ cấu của ngành đã có sự chuyển dịch, năm 2005 tỷ trọng của
23
23
ngành nông nghiệp chiếm 78,4%, lâm nghiệp chiếm 21,6%. Sản xuất lương thực đạt
kết quả tốt, sản lượng tăng từ 37.100 tấn năm 2005 lên 45.302 tấn năm 2010, với nhịp
độ tăng bình quân 4,9%. Năm 2010 bình quân lương thực đầu người đạt 441 kg, đảm
bảo an toàn lương thực trên địa bàn.
Trong ngành trồng trọt cây lương thực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu với
69,6% về diện tích, 55% về giá trị sản lượng. Sản lượng lúa bình quân hàng năm tăng
5,6%, năng suất bình quân đạt 34 tạ/ha. Cây công nghiệp ngắn ngày chiếm 19% về
diện tích, trong đó chủ yếu là đậu đỗ, lạc, thuốc lá.
Về chăn nuôi, có nhịp độ tăng trưởng khá: bình quân hàng năm đàn trâu tăng
2,6%, đàn bò tăng 14%, đàn lợn 34,8%. Giá trị tăng thêm năm 2005 đạt 42.822 triệu
đồng, chiếm 27,7% ngàng nông, lâm nghiệp. Tổng sản lượng thịt gia súc, gia cầm tăng
từ 5.379 tấn năm 2005 lên 7.246 tấn năm 2012.
Ngành lâm nghiệp có bước phát triển khá, giá trị tăng thêm năm 2012 đạt
49.573 triệu đồng, chiếm 25,6% ngành nông, lâm nghiệp. Diện tích đất có rừng phát
triển nhanh, bình quân hàng năm trồng mới được từ 1.300 đến 1.500 ha, nâng tổng
diện tích 5 năm lên 7.235 ha. Bảo vệ rừng năm 2012 đạt 10.850 ha; khoanh nuôi tái
sinh đạt 14.065 ha; tỷ lệ độ tre phủ rừng 37%.

- Trồng trọt
Trong giai đoạn 2015 – 2020, tôc độ phát triển bình quân giá trị sản xuất ngành
trồng trọt của huyện đạt 6,20%/ năm. Trong đó các nhóm cây trồng có tốc độ phát triển
khá là nhóm cây lương thực có hạt, cây công nghiệp hàng năm và cây hàng năm khác.
Trong nhóm cây lâu năm: tốc độ phát triển bình quân giá trị sản xuất cây công nghiệp
hàng năm là: 18,32%/ năm, nhóm cây ăn quả là 1,4%/ năm.
Trong giai đoạn 2020 – 2025, tốc độ phát triển bình quân sản xuất ngành trồng
trọt của huyện đạt 0,75%/ năm, nhìn chung ngành trồng trọt vẫn giữ được tốc độ tăng
trưởng dương. Các nhóm cây lương thực có hạt, cây công nghiệp hàng năm, cây công
nghiệp hàng năm khác vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong nhóm cây lâu
năm: tốc độ phát triển bình quân giá trị sản xuất của cây công nghiệp hàng năm là
1,25%/ năm. Nhóm cây ăn quả tăng ổn định ở mức 0,50%/ năm.
Tính cả giai đoạn 2015 – 2025 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nghành trồng
trọt tăng 3,35%/năm. Trong đó cây lương thực có hạt tăng 2,86%/năm. Rau đậu tăng
0,40%/năm, do không tăng được diện tích trồng các loại cây này. Nhóm cây công
24
24
nghiệp hàng năm tăng 9,14%/năm, do có một số sản phẩm chủ lực như thuôc lá, thạch
đên, đậu tương….Giá trị sản xuất của nhóm cây công nghiệp lâu năm giảm bình quân
-3,85%/năm, do giá cả và sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm giảm. nhóm cây
ăn quả đảm bảo được tốc độ tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn là 1,10%/năm.
Về cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, Năm 2025, tỷ trọng của nhóm cây
lương thực có hạt chiếm 56,85%, rau đậu chiếm 5,23%, cây công nghiệp hàng năm
9,40%, cây công nghiệp lâu năm 0,28%, cây ăn quả 10,52%, và các loại cây trồng
khác 17,72%.
Như vậy trong thời kì 2015– 2025, tốc độ phát triển giá trị sản xuất của ngành
trồng trọt Hữu Lũng đạt khá, nhất là các loại cây như: thuốc lá, thạch đen, ngô, rau
đậu, dưa hấu, khoai tây, cây ăn quả. Giá trị sản xuất trồng trọt đã chuyển dịch theo
hướng tích cực, trong thời gian tới cần tiếp tục phát triển cac nhóm cây trồng nhằm
đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trên địa bàn và một số cây trồng có lợi thế của

tỉnh.
- Ngành chăn nuôi
Trong giai đoạn 2015 – 2020, tốc độ phát triển bình quân giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi Huyện đạt 6,15%. Đây là mức phát triển khá, trong đó chăn nuôi gia súc có
tốc độ phát triển khá đạt 10,60%, tốc độ phát triển bình quân giá trị sản xuất chăn nuôi
gia cầm là – 5,50%, sản phẩm không qua giết thịt là – 1,25%.
Trong giai đoạn 2020 – 2025, tốc độ phát triển bình quân giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi huyện đạt 0,30% vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng dương. Nhìn chung trong
giai đoạn này tốc độ phát triển bình quân giá trị sản xuất của nhóm gia cầm và sản
phẩm không qua giết thịt có sự tăng khá.
- Lâm nghiệp:
Trong ngành nông lâm nghiệp tỷ trọng giá trị lâm nghiệp từ 32,2% năm 2015,
giảm còn 21,2% vào năm 2020, đến năm 2025 là 20,6%.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn
thời kì 2015 - 2025 tăng khá, đạt 3,60% /năm, trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân
giá trị sản xuất trồng rừng và khoanh nuôi rừng đạt 2,60%/năm, sản xuất khai thác lâm
sản là 3,95%/năm và dịch vụ lâm nghiệp là 3,60%.
25
25

×