Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.85 KB, 17 trang )

Bài tập học kì – Môn Luật tố tụng hình sự
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẤU
NỘI DUNG
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO:
1. Địa vị pháp lý của bị can:
1.1 Những quy định về quyền của bị can:
1.2. Những quy định về nghĩa vụ của bị can:
2. Địa vị pháp lý của bị cáo:
2.1. Những quy định vể quyền của bị cáo:
2.2. Những quy định về nghĩa vụ của bị cáo:
II. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN LỢI CỦA BỊ CAN, BỊ
CÁO:
1. Thực tiễn thực hiện quyền tự bào chữa của bị can, bị cáo:
2. Thực tiễn thực hiện quyền nhờ người khác bào chữa của bị can, bị cáo:
3. Thực tiễn thực hiện quyền thay đổi NTHTT của bị can, bị cáo:
4. Thực tiễn thực hiện các quyền khác của bị can, bị cáo:
III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO THỰC
HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS VỀ QUYỀN LỢI CỦA BỊ CAN, BỊ
CÁO:
1. Kiến nghị sửa đổi, bố sung những quy định của BLTTHS 2003 về địa vị pháp lý
của bị can, bị cáo và những quy định liên quan:
2. Các giải pháp khác:
KẾT LUẬN
Nguyễn Hải Yến – Nhóm 03 –TL2 – Lớp N04
1
Bài tập học kì – Môn Luật tố tụng hình sự
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
BLHS: Bộ luật Hình sự


VKS: Viện kiểm sát
CQTHTT: Cơ quan tiến hành tố tụng
NTHTT: Người tiến hành tố tụng
CQĐT: Cơ quan điều tra
NBC: Người bào chữa
Nguyễn Hải Yến – Nhóm 03 –TL2 – Lớp N04
2
Bài tập học kì – Môn Luật tố tụng hình sự
LỜI MỞ ĐẤU
Bị can, bị cáo là hai trong số những người tham gia tố tụng có quyền lợi và
nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự quy định như thế nào
là bị can, như thế nào là bị cáo? Và địa vị pháp lí của bị can, bị cáo như thế nào?
Để hiểu rõ được những câu hỏi trên, em đã lựa chọn đề tài: “Địa vị pháp lí
của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm
bảo quyền lợi của bị can, bị cáo?” để giải quyết cho bài tập lớn học kì của mình.
NỘI DUNG
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO:
1. Địa vị pháp lý của bị can:
1.1 Những quy định về quyền của bị can:
Quyền của bị can được quy định tại khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003, theo
đó bị can có các quyền:
(1) Được biết mình bị khởi tố về tội gì:
Không phải vô cớ mà các nhà làm luật đặt quyền này lên đầu tiên khi xây
dựng các quy định pháp luật về quyền của bị can, bởi đây là quyền rất quan trọng,
quyền đầu tiên và quyền ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các quyền khác của
bị can. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự, mốc xác định tư cách bị can là lúc
có quyết định khởi tố bị can đã có sự phê chuẩn của VKS. Do đó, bị can cần phải
được biết mình bị khởi tố về tội gì, theo điều nào của BLHS để từ đó có thể tiến
hành tự bào chữa hoặc nhờ NBC cho mình.

Tuy nhiên, quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì của bị can có được bảo
đảm trên thực tế hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều vào hoạt động của
CQTHTT và NTHTT, thông qua việc giao và giải thích các quyết định tố tụng cũng
như giải quyết các quyền và nghĩa vụ cho bị can. Bị can được biết mình khởi tố về
tội gì thông qua quyết định khởi tố bị can. Quyết định khởi tố bị can của cơ quan có
thẩm quyền phải có đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều
126 BLTTHS và phải được tống đạt đến bị can. CQĐT có trách nhiệm phải giao
ngay quyết định khởi tố bị can và giải thích các quyền và nghĩa vụ cho bị can.
Nguyễn Hải Yến – Nhóm 03 –TL2 – Lớp N04
3
Bài tập học kì – Môn Luật tố tụng hình sự
Quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì của bị can thể hiện sự công bằng,
bình đẳng và tiến bộ của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Bởi vì Nhà nước có quyền lực
trong tay và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước sử dụng quyền lực đó để tiến
hành các hoạt động tố tụng với bị can, nên bị can cần phải được biết mình bị khởi
tố về tội gì một cách công khai, minh bạch để có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông
qua NBC, người đại diện hợp pháp để bảo đảm quyền lợi của mình.
Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện quyền này của bị can chưa được bảo
đảm vì nhiều lí do. Có thể kể đến như do NTHTT đã không giải thích và cho bị can
được biết mình bị khởi tố về tội gì, cũng nhiều trường hợp do chính nhận thức của
bị can về pháp luật còn chưa cao. Việc không biết mình bị khởi tố về tội gì khiến bị
can không có sự chuẩn bị về những tài liệu, đồ vật, lời khai hay tìm nhân chứng,
tìm sự trợ giúp về pháp luật để bào chữa cho mình. Do vậy, việc tiến hành tố tụng
có thể đi đến những kết quả sai với sự thức khách quan của vụ án.
(2) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ:
Trong điều kiện nhận thức về pháp luật của nhiều người dân Việt Nam chưa
cao thì việc tuyên truyeền phổ biến pháp luật nói chung là rất quan trọng. Đặc biệt
trong trường hợp một công dân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (một loại trách
nhiệm mà chế tài nặng nhất có thể ảnh hưởng đến cả quyền được sống của một
công dân) thì việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho họ là điều vô cùng cần thiết.

Việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can cũng chính là CQTHTT, NTHTT đã
chỉ ra cho bị can hiểu rõ địa vị pháp lý của mình. Từ đó họ có thể biết mình đang
trong tình trạng pháp lý nào, đang có quyền và phải có nghĩa vụ gì.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 126 BLTTHS 2003 thì CQĐT phải bảo đảm
việc giao quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can được
thực hiện. Việc giải thích quyền và nghĩa vụ ở đây không đơn thuần chỉ là việc nêu
lên các quy định của pháp luật mà phải có sự giải thích cặn kẽ cho bị can nắm
được. Bị can có quyền được yêu cầu giải thích về các quyền và nghĩa vụ mà mình
chưa nắm rõ cũng như hỏi về cách thức thực hiện các quyền mà pháp luật đã quy
định cho họ để từ đó khi TGTT, họ có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách hợp
pháp.
Ngoài việc được giải thích về quyền, bị can cũng có quyền được giải thích về
nghĩa vụ của mình để có thể hoàn thành tốt cá nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định.
Nguyễn Hải Yến – Nhóm 03 –TL2 – Lớp N04
4
Bài tập học kì – Môn Luật tố tụng hình sự
Trong thực tế có nhiều trường hợp bị can không hề được giải thích về nghĩa vụ của
mình (mà chủ yếu là nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm
quyền), dẫn đến nhiều trường hợp bị can vi phạm nghĩa vụ này nên bị truy nã, áp
giải trong khi bị can không hề có ý định bỏ trốn.
(3) Trình bày lời khai:
Lời khai của bị can là một trong số các nguồn chứng cứ quan trọng để giải
quyết vụ án. Là đối tượng bị buộc tội, bị can có quyền bào chữa, gỡ tội. Một trong
các hình thức để bào chữa cho mình là việc bị can trình bày lời khai của mình. Bị
can có quyền trình bày các tình tiết, sự việc có liên quan đến vụ án để đưa ra những
bằng chứng chứng minh cho mình trước sự buộc tội của CQTHTT.
Việc khai báo, tình bày lời khai là một quyền chứ không phải là nghĩa vụ của
bị can. Do đó bị can có thể khai báo hoặc không khai báo trước CQTHTT, NTHTT.
Pháp luật không đặt ra trách nhiệm cho bị can trong trường hợp bị can không khai
báo hay khai báo không đúng sự thật. Tuy nhiên bị can được pháp luật khuyến

khích khai báo sự thật một cách thành khẩn để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho
mình (điểm p khoản 1 Điều 46 BLTTHS 2003). Bị can thường trình bày về những
tình tiết có lợi cho mình, nhằm chứng minh là mình vô tội hoặc phạm tội nhẹ hơn
tội đã bị khởi tố, đưa ra những tình tiết, lý do để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho
mình. Cơ quan điều tra cần phải tôn trọng quyền trình bày lời khai của bị can để có
thể xác định sự thật một cách khách quan, không phiến diện, không được dùng
những biện pháp trái pháp luật để buộc tội bị can phải khai báo, điều đó vi phạm
quyền của bị can và có thể dẫn tới sai lầm trong kết quả điều tra.
(4) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu:
Bị can có quyền cung cấp những tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án. Cơ
quan điều tra khi nhận được các tài liệu, đồ vật do bị can cung cấp phải tiến hành
kiểm tra, đánh giá cách khách quan để xác định các tài liệu, đồ vật đó có phải là
chứng cứ trong vụ án hay không. Bị can cũng có quyền đưa ra những yêu cầu như
yêu cầu trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám lại, yêu cầu điều tra lại

(5) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên
dịch:
Nguyễn Hải Yến – Nhóm 03 –TL2 – Lớp N04
5
Bài tập học kì – Môn Luật tố tụng hình sự
Bị can có quyền đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám
định, người phiên dịch nếu có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư
trong khi làm nhiệm vụ, việc họ tiến hành hoặc tham gia tố tụng có thể làm cho vụ
án được giải quyết theo hướng không có lợi cho bị can. Các cơ quan tiến hành tố
tụng phải xem xét, giải quyết yêu cầu của bị can nếu đề nghị đó là có căn cứ.
(6) Tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa:
Bị can có quyền tự bào chữa, bị can có thể dùng những lí lẽ và những chứng
cứ để gỡ tội và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền bào chữa
không chỉ là một quyền độc lập, tách rời với các quyền khác của bị can bị cáo mà
có thể hiểu quyền bào chữa là tổng hòa các quyền của bị can. Ngoài việc đưa ra

những lí lẽ biện hộ cho mình bị can còn thực hiện quyền bào chữa thông qua các
quyền khác như quyền trình bày lời khai, quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu
cầu… Các quyền khác của bị can cũng nhằm mục đích thực hiện việc gỡ tội và bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp của bị can. Việc quy định quyền bào chữa của bị can
nhằm mục đích nhấn mạnh quyền được chống lại việc buộc tội, quyền tự bảo vệ
mình của bị can trước cơ quan tiến hành tố tụng.
Bị can có thể nhờ người khác bào chữa, trong trường hợp bị can là người
chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ, bị
can và đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào
chữa. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng và đảm bảo quyền bào chữa của
bị can.
(7) Được nhận cac quyết định, văn bản tố tụng:
Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ
biện pháp ngăn chặn, bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều
tra, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các
quyết định tố tụng khác theo quy định của luật tố tụng hình sự.
Bị can có quyền nhận các quyết định tố tụng có liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ của mình. Quyết định này nhằm tạo điều kiện cho bị can có thể thực hiện
tốt quyền bào chữa cũng như các quyền và nghĩa vụ tố tụng khác của mình. Đồng
thời quyết định này cũng đòi hỏicác cơ quan tiến hành tố tụng phải giải quyết vụ án
Nguyễn Hải Yến – Nhóm 03 –TL2 – Lớp N04
6

×