Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tình huống chiếm đoạt tài sản của người khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.02 KB, 7 trang )

I. Vụ án
A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt
thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng
không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa.
Một hôm, A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi
hóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút
súng ra dọa: “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng
cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi, C và D không có phản ứng
gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn tiêu
hết.
II. Giải quyết vấn đề
1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao?
Hành vi của A và B cấu thành tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133
BLHS 1999 vì căn cứ vào các tình tiết vụ án đưa ra ta thấy hành vi mà A và B đã
thực hiện thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm của tội này:
• Về khách thể của tội phạm: Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là quan hệ nhân thân và quan hệ sở
hữu. Cả hai quan hệ xã hội này đều được coi là khách thể trực tiếp của tội cướp
tài sản. Ở vụ án trên, với hành vi rút súng ra dọa “ngồi im không tao bắn chết”
của A và B đã xâm hại quan hệ nhân thân là tính mạng, sức khỏe, quyền tự do
con người và qua đó nhằm mục đích xâm phạm quan hệ sở hữu là chiếm đoạt
tài sản (chiếc xe máy) của C, D.
• Về mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội cướp tài sản được mô tả trong cấu thành tội
phạm của tội này quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS 1999: “dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công
lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”. Như vậy,
có 3 dạng hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài sản:
- Hành vi dùng vũ lực: Đây là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào
thân thể người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người đó
1


chống lại việc chiếm đoạt, từ đó người phạm tội có thể dễ dàng chiếm đoạt được
tài sản.
- Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Trường hợp người phạm tội
được coi là đã thực hiện hành vi này khi người đó bằng lời nói hoặc cử chỉ hoặc
cả hai dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt. Hành
vi này khác hành vi dùng vũ lực ở chỗ nó không tác động đến thân thể người bị
hại mà chỉ tác động vào ý chí, làm tê liệt ý chí phản kháng lại việc chiếm đoạt
tài sản của người phạm tội. Một dấu hiệu quan trọng của hành vi cướp tài sản
dạng này là việc đe dọa phải là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Dấu hiệu này
thể hiện tính chất của sự đe dọa vừa nhanh chóng vừa mãnh liệt khiến cho
người bị đe dọa tê liệt về ý chí phản kháng, đối phó và phải giao ngay tài sản.
- Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể
chống cự được: những hành vi này có thể là đầu độc, cho uống thuốc ngủ liều
cao, dùng thuốc gây mê…
Từ việc đối chiếu các tình tiết của vụ án với các dạng nêu trên của hành vi
cướp tài sản ta khẳng định: Trong vụ án trên, A và B đã thực hiện hành vi khách
quan là: đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nhận thấy
hành vi của A và B thỏa mãn các dấu hiệu nêu trên của dạng hành vi này:
Trước hết, bằng hành động rút súng ra và buông lời đe dọa: “ngồi im không
tao bắn chết” ,A và B đã thực hiện hành vi thông qua lời nói và sự phô trương
hung khí là khẩu súng nhằm đe dọa dùng vũ lực đối với C, D. Ngoài ra, sự đe
dọa dùng vũ lực của A và B là ngay tức khắc, thể hiện ở sự nhanh chóng và
mãnh liệt trong lời đe dọa của chúng khiến cho C, D tin rằng lời đe dọa đó sẽ
xảy ra ngay lập tức nếu họ không giao tài sản hay có sự chống cự lại.
Tuy khẩu súng mà A và B sử dụng chỉ là súng giả nhưng vì tưởng là súng
thật, lo lắng cho tính mạng của mình nên C, D không dám có phản ứng gì để
chống cự lại hành vi của A và B. Như vậy, sự đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
của A, B đã làm tê liệt ý chí phản kháng của C, D đối với việc bị chiếm đoạt tài
sản. Thực chất, bản thân sự đe dọa của A và B đã chứa đựng tính chất khiến
người bị đe dọa bị tê liệt về ý chí, thể hiện ở các tình tiết như: sử dụng súng là

một thứ vũ khí nguy hiểm để đe dọa (theo suy nghĩ của C, D vì họ không biết
2
đó là khẩu súng giả), hành vi đe dọa dùng vũ lực diễn ra ở bờ sông – nơi vắng
người qua lại.
Như vậy, hành vi của A và B đã thỏa mãn dấu hiệu hành vi được quy định
trong cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản. Tuy nhiên, khi phân tích hành vi
của A và B cần xác định rõ 2 vấn đề:
- Dấu hiệu ngay tức khắc của sự đe dọa dùng vũ lực trong hành vi của người
phạm tội cướp tài sản chỉ đòi hỏi người phạm tội đã có hành vi, cử chỉ, thái độ
thể hiện ra bên ngoài mà không đòi hỏi họ phải thực sự có ý định sẽ dùng vũ lực
ngay tức khắc hay phải có đủ điều kiện để dùng vũ lực ngay tức khắc. Như ở
trường hợp trên, ta thấy A và B đã thể hiện ra ngoài sự đe dọa dùng vũ lực ngay
tức khắc bằng hành vi và lời nói của mình nhưng trên thực tế họ không có ý
định và cũng không có đủ điều kiện thực hiện điều đó vì vũ khí họ sử dụng chỉ
là khẩu súng giả. Cho nên, khi xác định tình tiết này chúng ta không được máy
móc đòi hỏi sự đe dọa đó phải được thực hiện và diễn ra trên thực tế.
- Dấu hiệu hành vi đe dọa dùng vũ lực của tội cướp tài sản cần được phân biệt
với hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản. Theo đó, chúng khác
nhau ở thời điểm diễn ra hành vi dùng vũ lực trên thực tế và cả thái độ đối với
việc thực hiện hành vi đó. Nếu như ở tội cướp tài sản hành vi đe dọa dùng vũ
lực xảy ra ngay tức khắc tức là ngay lập tức xảy ra và thể hiện sự mãnh liệt của
hành vi đe dọa cũng như việc thực hiện hành vi đó của người phạm tội thì ở tội
cưỡng đoạt tài sản, hành vi người phạm tội không đe dọa dùng vũ lực ngay tức
khắc mà đe dọa sẽ dùng vũ lực, qua đó cũng thể hiện thái độ ít mãnh liệt hơn.
• Về chủ thể của tội phạm: Chủ thể mà tội cướp tài sản đòi hỏi là chủ thể
thường tức là chủ thể đạt độ tuổi luật định và có năng lực TNHS. Trong vụ án
trên không đặt ra vấn đề về chủ thể nên ta ngầm hiểu A và B đáp ứng điều kiện
về chủ thể của tội cướp tài sản
• Về mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội cướp tài sản cũng giống như các tội xâm phạm sở

hữu có tính chiếm đoạt khác là lỗi cố ý trực tiếp. Trong vụ án trên, A và B chắc
chắn phải nhận thức được hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm
chiếm đoạt tài sản là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện
3
hành vi đó và mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác, thể hiện ở
mục đích chiếm đoạt có trước khi A và B thực hiện hành vi cướp tài sản và sự
chuẩn bị cho hành vi đó: “A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác.
Để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng”. Mục đích chiếm
đoạt là dấu hiệu bắt buộc để xác định một hành vi đã phạm tội cướp tài sản.
Từ những căn cứ trên ta khẳng định hành vi của A và B cấu thành tội cướp tài
sản quy định tại Điều 133 BLHS 1999 và A và B phải chịu TNHS về vụ đồng
phạm cướp tài sản. Khẳng định A và B đồng phạm trong vụ cướp tài sản trên
xuất phát từ những dấu hiệu sau:
- Về mặt khách quan: Vụ đồng phạm này có 2 người và cả A, B đều là những
người có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm. Ngoài ra, cả A và B đã cùng thực
hiện tội phạm một cách cố ý với hành vi là người thực hành. Dù A mới là người
trực tiếp thực hiện hành vi cấu thành tội cướp tài sản: A rút súng ra dọa “Ngồi
im không tao bắn chết” nhưng B đã cùng với A đem súng ra bờ sông để thực
hiện tội phạm tức là thống nhất với A trong cách hành động. Như vậy, B cũng
được coi là người thực hành cùng với A trong vụ đồng phạm cướp tài sản.
- Về mặt chủ quan: Như đã phân tích ở trên, A và B cùng thực hiện hành vi
phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp và cùng chung mục đích chiếm đoạt tài sản. Như
vậy, hành vi của A và B có đầy đủ dấu hiệu về mặt chủ quan của một vụ đồng
phạm cướp tài sản.

2. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được
tài sản thì trách nhiệm hình sự của A, B được giải quyết như thế nào? Tại sao?
Xét CTTP của tội cướp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 133 ta thấy đây là
loại tội có cấu thành hình thức tức là người phạm tội chỉ cần thực hiện một
trong các dạng hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm ( dùng vũ lực, đe

dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công
lâm vào tình trạng không thể chống cự được) thì coi như tội phạm đã hoàn
thành mà không cần xem xét đến hậu quả đã xảy ra hay chưa (người phạm tội
đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa).
4
Trong vụ án trên, A và B đã thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực đối với C,
D nhằm chiếm đoạt tài sản (đã phân tích ở phần trên). Hành vi này đã thỏa mãn
dấu hiệu hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của tội cướp tài sản nên
theo lập luận trên, hành vi phạm tội của A và B đã hoàn thành và A, B phải bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản mà không cần quan tâm đến
việc A, B có cướp được tài sản hay không. Vậy, trong trường hợp C, D biết là
súng giả, chống cự lại và A, B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự
của A, B vẫn không thay đổi vì hậu quả (cướp được tài sản) không phải là dấu
hiệu định tội của tội cướp tài sản. Cho nên, nếu A và B không cướp được chiếc
xe máy của C, D thì A và B vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài
sản quy định tại Điều 133 BLHS 1999.
Ở đây cần lưu ý rằng tài sản bị chiếm đoạt trong tội cướp tài sản không phải
là dấu hiệu định tội mà chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt. Cho nên, nếu A, B
không cướp được tài sản thì điều đó không có ý nghĩ gì trong việc làm thay đổi
trách nhiệm hình sự và A, B phải chịu. Nhưng nếu A, B cướp được chiếc xe
máy thì cần phải căn cứ vào giá trị của tài sản đó để xác định A và B bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo khoản nào của Điều 133 BLHS 1999.
* Một số quan điểm khác về trách nhiệm hình sự mà A, B phải chịu trong
giả thiết đặt ra:
• Đối với giả thiết đặt ra trong tình huống trên, có quan điểm cho rằng A, B
phạm tội cướp tài sản thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt vì cho rằng họ đã
thực hiện hành vi đi liền trước của tội cướp tài sản là hành động giơ súng ra và
đe dọa để chiếm đoạt tài sản nhưng do C, D biết đó là súng giả nên đã chống cự
lại tức là do nguyên nhân ngoài ý muốn mà khiến cho A và B không cướp được
chiếc xe máy. Hiểu như vậy là sai bản chất của hành vi phạm tội trong trường

hợp phạm tội chưa đạt và không đúng về hành vi khách quan được mô tả trong
CTTP của tội cướp tài sản. Cần phải nhận thấy rõ rằng A và B đã thực hiện đầy
đủ hành vi mà tội cướp tài sản đòi hỏi cho nên không thể nói hành vi đó mới bắt
đầu được thực hiện hay không được thực hiện đến cùng. Cho dù vũ khí mà A, B
sử dụng chỉ là súng giả, không có khả năng thực tế hiện thực hóa sự đe dọa
dùng vũ lực nhưng trên thực tế nó vẫn có tác dụng uy hiếp tinh thần buộc người
5

×