Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Mối liên quan giữa độ thanh thải Lactate máu sớm với rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2010.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.57 KB, 25 trang )

1



Phụ lục II -TMĐT
BIỂU THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

((Kèm theo Quyết định số /2008/QĐ-UBND ngày / /2008
của UBND tỉnh Đồng Nai)

__________________________________________________________________________

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP TỈNH


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1
Tên đề tài:
Mối liên quan giữa độ thanh thải Lactate máu sớm với rối loạn
chức năng đa cơ quan và tử vong trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở
trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2010.

2 Mã số của đề tài: (được cấp khi hồ sơ trúng tuyển)
3 Loại đề tài:
Đề tài thuộc Chương trình Khoa học xã hội và nhân văn


4 Thời gian thực hiện: Từ tháng 04 năm 2010 đến tháng 04 năm 2012 (24 tháng)
5 Kinh phí thực hiện:


Ghi số lượng kinh phí:
289,600 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học: 289,600 triệu đồng
- Nguồn khác: 0 đồng
6
Chủ nhiệm đề tài:
1. Họ và tên: Nguyễn Lê Đa Hà
Ngày, tháng, năm sinh: 04/ 09/ 1966 Nữ
Học hàm, học vị: Thạc sĩ Nhi khoa
Chức danh khoa học: Không.
Chức vụ: Bác sĩ Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai
Điện thoại của tổ chức: 0613891483. Nhà riêng: 0613866754. Mobile: 0919168485
Fax: 0613893556. E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.
Địa chỉ tổ chức: Xa lộ Hà Nội KP 5, P.Tân Hiệp, Tp Biên Hòa.
Địa chỉ nhà riêng: 34/ 1B Võ Thị Sáu P. Quyết Thắng Tp Biên Hòa
Đồng Nai.
2



2. Họ và tên: Nguyễn Trọng Nghĩa
Ngày, tháng, năm sinh: 16/ 04/ 1972 Nam
Học hàm, học vị: Thạc sĩ bác sĩ
Chức danh khoa học: Không
Chức vụ: Bác sĩ điều trị, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai
Điện thoại của tổ chức: 0613891483. Nhà riêng: 0613895811. Mobile: 093637375
Fax: . E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.
Địa chỉ tổ chức: Xa lộ Hà Nội KP 5, P.Tân Hiệp, Tp Biên Hòa.

Địa chỉ
nhà riêng: D4/5 Kp 4, P. Tân hiệp, TP Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai.

7
Thư ký đề tài:
Họ và tên: Phan Văn Thanh
Ngày, tháng, năm sinh: 20/ 03/ 1960 Nam
Học hàm, học vị: Cử nhân sinh hóa
Chức danh khoa học: không Chức vụ: Phó Trưởng khoa Xét nghiệm
Điện thoại của tổ chức: 0613891510 Nhà riêng: 0613951074 Mobile: 0937886139
Fax: E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai
Địa chỉ tổ chức: Xa lộ Hà Nội KP 5, P.Tân Hiệp, Tp Biên Hòa
Địa chỉ nhà riêng:

8
Tổ chức chủ trì đề tài:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai
Điện thoại: 0613891483 Fax: 0613893556
E-mail:
Website:
Địa chỉ: Xa lộ Hà Nội KP 5, P.Tân Hiệp, Tp Biên Hòa.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Lê Đa Hà
Số tài khoản: 10201000333382
Tại Ngân hàng Công thương Đồng Nai.
Cơ quan chủ quản đề tài: Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai
3




9
Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài: không

10

Các cán bộ thực hiện đề tài:


TT Họ và tên, học hàm học vị
Tổ chức
công tác
Nội dung công
việc tham gia
Thời gian
(tháng)

1 ThS.BS. Nguyễn Lê Đa Hà
GĐ Bv Nhi đồng Đồng
Nai, chủ nhiệm đề tài
Tham gia hoàn
thành chính đề tài
24
2 ThS.BS. Nguyễn Trọng Nghĩa
Khoa HSTC-CĐ, Bv Nhi
đồng Đồng Nai, đồng chủ
nhiệm đề tài
Tham gia hoàn
thành chính đề tài
24
3 CN. Lưu Thị Tuyết Nhung

Trưởng phòng tài chính,
Bv Nhi đồng Đồng Nai
Tham gia hoàn
thành đề tài
24
4 CN. Phan Văn Thanh
Khoa xét nghiệm, Bv Nhi
Đồng Đồng Nai
Tham gia hoàn
thành chính đề tài
24
5 BSCKI. Lưu Thị Khanh
Trưởng khoa cấp cứu, Bv
Nhi Đồng Đồng Nai
Tham gia hoàn
thành chính đề tài
24
6 BSCKI. Đặng Công Chánh
Phó khoa cấp cứu, Bv
Nhi Đồng Đồng Nai
Tham gia hoàn
thành chính đề tài
24
7 ThS.BS. Chu Văn Thiện
Trưởng khoa HSTC-CĐ,
Bv Nhi Đồng Đồng Nai
Tham gia hoàn
thành chính đề tài
24
8 BSCKI. Phạm Thị Thu Thủy

Phó khoa HSTC-CĐ, Bv
Nhi Đồng Đồng Nai
Tham gia hoàn
thành chính đề tài
24
9 BSCKI. Trương Thị Sang
Trưởng khoa Sơ sinh, Bv
Nhi Đồng Đồng Nai
Tham gia hoàn
thành chính đề tài
24
10 ĐD. Trần Thanh Huỳnh
Khoa Cấp cứu, Bv Nhi
Đồng Đồng Nai
Tham gia hoàn
thành đề tài
24
11 ĐD. Đoàn Kim Liên
Khoa HSTC-CĐ, Bv Nhi
Đồng Đồng Nai
Tham gia hoàn
thành đề tài
24
12 ĐD. Nguyễn Kim Liên
Khoa Sơ sinh, Bv Nhi
Đồng Đồng Nai
Tham gia hoàn
thành đề tài
24
4




II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
11 Mục tiêu của đề tài:
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định mối liên quan giữa độ thanh thải Lactate máu sớm với sốc nhiễm
khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn
thân nặng ở trẻ em.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định tỷ lệ gia tăng Lactate máu tại các thời điểm 0 giờ, 6 giờ, 12 giờ, 24
giờ trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân nặng.
2. Xác đị
nh mối liên quan giữa độ thanh thải Lactate máu sớm và sốc nhiễm
khuẩn.
3. Xác định mối liên quan giữa độ thanh thải Lactate máu sớm và rối loạn chức
năng đa cơ quan.
4. Xác định mối liên quan giữa độ thanh thải Lactate máu sớm và tử vong.
12 Tình trạng đề tài:

Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả

Kế tiếp nghiên cứu của người khác
13
Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung
nghiên cứu của đề tài:
13.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
13.1.1. Chu trình chuyển hóa Lactate:
Năng lượng cho hoạt động của cơ thể được chuyển hóa chủ yếu từ Glucose tại
tế bào. Glucose cung cấp khoảng 60% tổng năng lượng của cơ thể và là nguồn năng

lượng không thể thay thế hoàn toàn được. Chuyển hóa Glucose theo con đường
HDP (hexose diphosphate). Con đường HDP này gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Phosphoryl hóa Glucose và sự tạo thành HPD là 1,6-DP, tiêu th

ATP.
- Giai đoạn 2: Oxy hóa từ F1,6-DP đến pyruvate, tạo ATP và NADH, H+
X
5



- Giai đoạn 3: Sự biến đổi tiếp theo của acid pyruvic trong điều kiện yếm khí
(tiêu thụ NADH, H+ tạo Lactate) hoặc hiếu khí (tạo H2O, CO2, ATP theo chu
trình Krebs)
Khi thiếu Oxy, Glucose được chuyển hóa theo con đường yếm khí (không có
Oxy tham gia): Pyruvate bị khử Oxy hóa thành Lactate nhờ men Lactate
dehydrogenase (LDH). Khi Oxy thiếu càng nhiều thì mô càng tăng chuyển hóa yếm
khí nên Lactate sinh ra càng nhiều. Vì vậy, Lactate máu là chỉ số phản ánh tình trạng
thiếu Oxy mô của cơ thể. Lactate được chuyển hoá ở gan và bài tiết qua thận. Nh
ư
vậy, Lactate máu tăng cao là do tăng sản xuất (thiếu Oxy mô, thiếu máu nặng, bệnh
chuyển hoá), do suy gan nặng hay suy thận nặng. Chúng ta có thể lấy máu động
mạch hay tĩnh mạch để định lượng Lactate. Trị số bình thường của Lactate trong
máu tĩnh mạch là 0.5 – 2.22 mmol/l hay 4.5 – 20mg/dl.
13.1.2. Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em [3][4][6]
13.1.2.1. Dịch tễ học
Tỉ lệ mắc mới (incidence):
Khoảng 1.06 l
ần trên 1000 bệnh nhân ngày đến 16 đến 260 lần trên 1000 bệnh
nhân ngày. Mặc dù có sự khác nhau về con số cụ thể của nhiễm khuẩn huyết theo

các nghiên cứu khác nhau, một điều thống nhất là tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng rõ.
Chỉ riêng ở Hoa kỳ thì mỗi năm có khoảng 750,000 mắc bệnh và 215,000 trường
hợp tử vong chiếm 9,3% tổng số tử vong tại đất nước này.
Tỉ lệ tử vong
:
Một khảo sát tiền cứu dựa theo mức độ của SIRS và nhiễm khuẩn huyết đã cho
thấy rằng tỉ lệ tử vong tăng lên khi bệnh nhân có nhiều tiêu chuẩn của SIRS hoặc có
nhiều biểu hiện của nhiễm khuẩn huyết. Tỉ lệ tử vong cao 3% ở những bệnh nhân
không có tiêu chuẩn chẩn đoán SIRS, 7% khi có hai tiểu chuẩn SIRS, 10% khi có 3
tiêu chuẩn SIRS, 17% khi có 4 tiêu chuẩn SIRS, 16% khi có biểu hiện nhiễm khuẩn
huy
ết, 20% trong nhiễm khuẩn huyết nặng và 46% trong sốc nhiễm khuẩn huyết.
Các yếu tố nguy cơ:
6



- Suy giảm miễn dịch do bẩm sinh, mắc phải hay do dùng thuốc ức chế miễn dịch
hay độc tế bào.
- Suy dinh dưỡng.
- Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, bệnh lý ác tính, tiểu đường.
- Cấy dụng cụ y khoa dài ngày vào cơ thể, ghép tạng.
- Các vi sinh vật đề kháng xuất hiện ngày càng nhiều.
13.1.2.3. Sinh lý bệnh
Cơ chế bệnh sinh:
- Thành tế bào vi khuẩn sẽ phóng tích các chất: lipopolysaccharide, Acid
Lipoteichoic, Peptidogycan.
- Nội độc tố (vi khuẩn gram âm) và các siêu kháng nguyên
độc tế bào (vi khuẩn
gram dương) sẽ kết hợp trực tiếp với phức hợp tương đồng mô và thụ thể của tế

bào T gây nên sản xuất cytokin
- Tế bào nội mạc tổng hợp ra Nitric Oxide.
- Thuyết đáp ứng viêm quá mức, thuyết suy giảm miễn dịch, thuyết đông miên tế
bào.
Thiếu oxy mô: Thiếu oxy tổ chức xuất hiện trong nhiễm khuẩn huyết được phản ánh
bằng khái niệm nợ oxy - nghĩa là sự chênh lệch giữa lượng oxy cung cấp và lượng
oxy theo nhu cầu. Mức độ nợ oxy có liên quan đến tiên lượng của nhiễm khuẩn
huyết và các chiến lược điều trị được thiết kế nhằm tối ưu hóa khả năng cung cấp
oxy cho tổ chức có thể cải thiện khả năng sống sót. Ngoài hiện tượng thiếu oxy, tế
bào còn có thể mắc ch
ứng loạn sử dụng oxy (dysoxygenation), nghĩa là tế bào không
có khả năng sử dụng oxy vốn đã ít ỏi trong nhiễm khuẩn huyết. Các dữ liệu gần đây
gợi ý rằng đây có thể là hậu quả của tình trạng NO tăng cao quá mức vì các mẫu
sinh thiết tế bào cơ vân ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết cho thấy bằng chứng của
suy giảm hô hấp ở ty lạp thể
(mitochondrion). Chuỗi hô hấp này bị ức chế bởi NO.
Sự cung cấp oxy không đáp ứng đủ so với nhu cầu của cơ thể, mô thiếu oxy nên xảy
ra chuyển hoá yếm khí và lactate được sinh ra. Tăng nồng độ lactate trong máu gây
7



nên tình trạng toan hoá máu và sự gia tăng này kéo dài có thể gây tử vong.
Cơ chế gây rối loạn chức năng đa cơ quan: Bệnh sinh của rối loạn chức năng đa cơ
quan do nhiều nguyên nhân và cũng chưa được biết tường tận. Giảm tưới máu tổ
chức và thiếu oxy tế bào là những yếu tố then chốt. Các cơ chế này liên quan đến sự
lắng đọng fibrin lan tỏa gây nên tắc nghẽn vi tu
ần hoàn. Tình trạng tăng tính thấm vi
mạch (microvascular hyperpermeability) cũng làm tồi tệ hơn nữa sự cung cấp oxy
cho tế bào và các rối loạn hằng định nội môi của vi tuần hoàn đưa đến sự sản xuất

các chất vận mạch như yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (Platelet Activating Factor: PAF),
histamine và các prostanoid. Thâm nhiễm tế bào, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung
tính, đưa đến hiện tượng phá hủy t
ổ chức do phóng thích các enzyme tiêu thể
(lysosomic enzyme) và các gốc tự do oxy hóa (oxydative free radicals) có nguồn gốc
từ superoxide. TNF- và các cytokine khác làm tăng biểu hiện của men tổng hợp
Nitric Oxide (NO) cảm ứng (inducible nitric oxide synthase: iNOS) và sự tăng sản
xuất NO này làm cho mạch máu càng mất ổn định và cũng có thể góp phần vào ức
chế cơ tim trực tiếp trong nhiễm khuẩn huyết.
13.1.2.4. Triệu chứng lâm sàng
- Thân nhiệt: Sốt, lạnh run, đổ mồ hôi hay hạ thân nhiệ
t
- Triệu chứng hô hấp: Thở nhanh, thở rên, co lõm ngực, thở chậm hay có cơn
ngưng thở
- Triệu chứng tuần hoàn: Tim đập nhanh, mạch nhanh, tay chân lạnh, da nổi bông,
dấu phục hồi màu da > 3 giây, huyết áp tụt hay kẹp, tiểu ít (< 1ml/kg/giờ).
- Triệu chứng tiêu hoá: Ăn uống kém, ói, tiêu chảy, chướng bụng
- Triệu chứng thần kinh: Lừ đừ, bứt rứt, vật vã, kích thích, co giật hoặc hôn mê,
dấu hiệ
u tăng áp lực nội sọ.
- Hội chứng xuất huyết da niêm: Xuất huyết da, xuất huyết tiêu hoá, chổ chích lâu
cầm máu…
- Vàng da
- Gan, lách, hạch to
8



- Triệu chứng của ổ nhiễm khuẩn: Cổ cứng, rối loạn tri giác, ran phổi, sưng nóng
đỏ da, nổi ban ở da, bụng chướng đau…

13.1.2.5. Cận lâm sàng
- Công thức máu, bạch cầu, VS, CRP
- Cấy máu, cấy bệnh phẩm
- Ion đồ máu, khí máu động mạch
- Đường huyết, chức năng gan thận, đông máu toàn bộ
- Procalcitonin, Cytokin
- Lactate máu: Lactate là một hóa chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa năng
lượng trong các tế bào, khi n
ồng độ lactate trong máu tăng cao tạo ra axit lactic.
Mitochondria là cấu tạo của các tế bào. Thông thường, mitochondria dùng oxygen
để chuyển hóa đường glucose thành năng lượng. Nếu không có đủ oxygen hoặc
nếu mitochondria không họat động hữu hiệu, các tế bào phải tạo năng lượng bằng
chuyển hoá yếm khí và khi đó sinh ra lactate. Lactate được chuyển hoá ở gan và
bài tiết qua thận. Như vậy, lactate máu tăng cao là do tăng sản xuất (thiếu oxy mô,
thiếu máu nặng, bệnh chuyển hoá), do suy gan nặng hay suy th
ận nặng. Chúng ta
có thể lấy máu động mạch hay tĩnh mạch để định lượng lactate.
- X quang, siêu âm
13.1.2.6. Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định: Theo định nghĩa sốc nhiễm khuẩn
- Chẩn đoán nguyên nhân: Ổ nhiễm trùng
- Chẩn đoán biến chứng: Rối loạn chức năng đa cơ quan (Goldstein B).
13.1.2.7. Điều trị
Nguyên tắc điều trị
- Đảm bảo thông khí và cung cấp oxy ở mô
- Điều trị sốc
- Điều trị kháng sinh
- Điều trị biến chứng
9




- Điều trị khác
13.1.3. Vai trò của trị số Lactate máu trong việc tiên lượng bệnh lý nhiễm
khuẩn đã được một số tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu:
Các đề tài trong nước:
- Các tác giả: Nguyễn Thị Kim Nhi, Trần Thị Hoa Phượng, Phạm Lê An BV
Nhi đồng II nghiên cứu 94 bệnh nhân sơ sinh nhiễm trùng huyết trong khoảng
thời gian 10/ 2006 – 7/ 2008 ghi nhận nồng độ Lactate máu ở nhóm bệnh
nhân tử vong có trị số cao hơn nhóm số
ng (p = 0,0088), trị số Lactate ở thời
điểm 24 giờ có giá trị tiên lượng tối ưu nhất.
- Tác giả Bùi Quốc Thắng nghiên cứu tại BV Nhi đồng I từ 3/ 2003 – 6/ 2005
có 107 trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân trong đó 57 trường hợp sốc nhiễm
khuẩn ghi nhận nồng độ Lactate máu có vai trò quan trọng trong tiên lượng
sốc nhiễm khuẩn.
- Tác giả Nguyễn Thành Nam và Phạm Văn Thắng tại Bệnh viện Nhi Trung
ươ
ng nghiên cứu từ 9/ 2005 – 9/ 2006 có 46 bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng và
sốc nhiễm khuẩn, ghi nhận trị số Lactate máu tăng cao hơn bình thường ở
những bệnh nhân này và nhóm tử vong có nồng độ Lactate máu cao hơn so
với nhóm sống.
Các đề tài nước ngoài:
- Tác giả Howell MD và cộng sự nghiên cứu 1287 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm
khuẩn nhập phòng cấp cứu BV Đại học Harvard ghi nhận có 73 trường hợp tử
vong trong vòng 28 ngày. Tác giả ghi nhận có sự
liên quan chặt chẽ giữa tỉ lệ
tử vong và nồng độ Lactate máu (p < 0,0001).
- Một số tác giả khác ở NJ - Mỹ (Trzeciak S, Dellinger RP, Chansky ME,
Arnold RC, Schorr C, Milcarek B, Hollenberg SM, Parrillo JE), Úc (Duke

TD, Butt W, South M) cũng ghi nhận nồng độ Lactate máu có thể giúp tiên
lượng tử vong trong nhóm bệnh lý nhiễm khuẩn/ sốc nhiễm khuẩn.
- Tác giả H.Bryant Nguyen, Emanuel P. Rivers, Bernhard P. Knoblich, Gordon
10



Jacobsen, Alexandria Muzzin, Julie A. Ressler, Michael C. Tomlanovich: Độ
thanh thải Lactate máu sớm là chỉ điểm cho tình trạng thiếu oxy mô và có liên
quan đến giảm tỷ lệ tử vong, những bệnh nhân có độ thanh thải Lactate máu
cao có tiên lượng tốt hơn so với những bệnh nhân có độ thanh thải Lactate
máu thấp.
Những nghiên cứu này chỉ đánh giá trị số Lactate máu tại những thời điểm nhất
định, còn ít nghiên cứu nói lên được độ thanh thải của Lactate máu nhất là độ thanh
th
ải của Lactate máu trong Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em.
13.2. Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề
tài
Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân (sepsis) nếu không được phát hiện sớm và
điều trị kịp thời sẽ đưa đến bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết nặng, sốc nhiễm khuẩn,
rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong [4][5]. Giảm tưới máu mô và thiếu Oxy
mô là nh
ững yếu tố then chốt trong cơ chế bệnh sinh của rối loạn chức năng đa cơ
quan. Sốc nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây tử vong của hàng triệu trẻ em trên thế
giới hàng năm. Mặc dù được điều trị tích cực và tốn kém nhưng tỉ lệ tử vong ở các
bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn vẫn rất cao. Việc điều trị tích cực và đúng cách ngay
nhữ
ng giờ đầu của sốc nhiễm khuẩn có ảnh huởng rất lớn đến kết quả điều trị. Trong
nhiễm khuẩn huyết nặng hay sốc nhiễm khuẩn, sự cung cấp Oxy không đáp ứng đủ
so với nhu cầu của cơ thể, mô thiếu Oxy nên xảy ra chuyển hoá yếm khí và Lactate

được sinh ra. Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ Lactate máu được dùng làm yếu tố
chẩn đoán, đ
iều trị, tiên lượng tình trạng thiếu Oxy mô trong sốc nhiễm khuẩn
[7][8]. Sự gia tăng nồng độ Lactate máu gây nên tình trạng toan hoá máu và sự gia
tăng này kéo dài trên 24 giờ là yếu tố tiên lượng tử vong khá cao, khoảng 89% [5].
Việc định lượng nồng độ Lactate máu trong những giờ đầu của bệnh giúp đánh giá
sự thiếu Oxy mô sớm từ đó đưa ra những quyết định kịp thời để cải thiện tình trạng
số
c của bệnh nhân. Các nghiên cứu đã ghi nhận nồng độ Lactate máu tăng trong
những giờ đầu có liên quan đến tử vong trong sốc nhiễm khuẩn và nhóm bệnh nhân
11



không tử vong cũng có những trường hợp có nồng độ Lactate máu tăng [3][7].
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là: Có phải độ thanh thải lactate máu theo thời gian sớm
có tương quan với sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong trong
Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em? Độ thanh thải Lactate máu sớm được
tính như sau:



Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân được chẩn đoán là Hội chứng
nhiễm khuẩn toàn thân (sepsis) sẽ được lấy máu để định lượng Lactate vào các thời
điểm 0 giờ, 6 giờ, 12 giờ và 24 giờ để đánh giá tình trạng thiếu Oxy mô tồn tại trong
24 giờ qua. Vào thời điểm 6 giờ, chúng tôi tính độ thanh thải Lactate theo công thức
trên. Độ thanh thải Lactate máu sớm phản ánh sự điều trị tích cực hay không trong 6
giờ
đầu, điều này có tính quyết định rất lớn đến kết quả điều trị. Chúng tôi theo dõi
bệnh nhân đến khi có xuất hiện sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan

hoặc tử vong để tìm mối liên quan giữa nồng độ Lactate máu qua các thời điểm và
độ thanh thải Lactate máu sớm với các yếu tố trên.
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi hy vọng có thể sử d
ụng chỉ số Lactate
máu và độ thanh thải Lactate máu sớm vào chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng và sự đáp
ứng của điều trị trong Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân. Điều này giúp bác sĩ quyết
định phương pháp điều trị tiếp theo tích cực hơn. Từ đó, chúng ta sẽ giảm được tỷ lệ
tử vong và di chứng trong Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em. Thêm vào đó,
Bệnh vi
ện Nhi Đồng cũng triển khai thêm một kỹ thuật mới về cận lâm sàng giúp
nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị của Bệnh viện.
14 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài
nước có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan:
12



1. Nguyễn Thành Nam, Phạm Văn Thắng (2007), “Giá trị tiên lượng của Lactate
máu ở bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn nặng” Nhi Khoa tập 15,
số 2, tr. 49-54.
2. Nguyễn Thị Kim Nhi, Trần Thị Hoa Phượng, Phạm Lê An (2008), “Khảo sát
giá trị Lactate máu trong nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại BV Nhi Đồng II
từ 01/ 10/ 2006 – 31/ 7/ 2008”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập
12, phụ bản của số 4, tr. 54-61.
3. Bùi Quốc Thắng (2006),
Nghiên cứu lâm sàng và giá trị tiên lượng của một
số biến đổi sinh học trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em,
Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
4. Duke TD, Butt W, South M (1997), “Predictors of mortality and multiple
organ failure in children with sepsis”, Intensive Care Medicine, 23 (6), pp.

684-692.
5. H. Bryant Nguyen, Emanuel P. Rivers, Bernhard P. Knoblich (2004), “Early
lactate clearance is associated with improved outcome in severe sepsis and
septic shock”, Critical Care Medicine, Volume 32, Copyright © 2004
Lippincott Williams & Wilkins.
6. Howell MD, Donnino M, Clardy P, Talmor D, Shapiro NI (2007), “Occult
hypoperfusion and mortality in patients with suspected infection”, Critical
Care Medicine, 33 (11), pp. 1892-1899.
7. Shapiro NI, Howell MD, Talmor D, Nathanson LA, Lisbon A, Wolfe RE,
Weiss JW (2005), “Serum lactate as a predictor of mortality in emergency
department patients with infection”, Ann Emerg Med . 45(5), pp 524-528.
8. Tim C Jansen, Jasper van Bommel, Paul G Mulder (2008), “The prognostic
13



value of blood lactate levels relative to that of vital signs in the pre-
hospital setting: a pilot study”, Critical Care Medicine, vol 12 No 6.
9. Trzeciak S, Dellinger RP, Chansky ME, Arnold RC, Schorr C, Milcarek B,
Hollenberg SM, Parrillo JE (2007), “Serum lactate as a predictor of
mortality in patients with infection”, Intensive Care Med. 33(6), pp. 970-
977.
10. Yong Y. Han, Joseph A. Carcillo (2003), “Early Reversal of Pediatric-
Neonatal Septic Shock by Community Physicians Is Associated With
Improved Outcome”, Pediatrics Vol. 112 No.4.
14



Nội dung nghiên cứu của đề tài: Các chuyên đề cần nghiên cứu gồm có

15.1. Nội dung 1: Xác định tỷ lệ gia tăng Lactate máu tại các thời điểm 0 giờ, 6 giờ,
12 giờ, 24 giờ trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân nặng, có 8 chuyên đề:
15.1.1. Cấu tạo của Lactate và chu trình chuyển hóa của Lactate.
15.1.2. Lactate máu và thiếu oxy mô
15.1.3. Kỹ thuật xét nghiệm Lactate máu: Cách lấy máu để làm xét nghiệm, định
lượng Lactate máu bằng máy sinh hóa tự động Hitachi 902.
15.1.4. D
ịch tễ học và bệnh học của hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ em.
15.1.5. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân.
15.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ sơ sinh
15.1.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ lớn
15.1.8. Các nghiên cứu về sự gia tăng Lactate máu trong hội chứng nhiễm khuẩn
toàn thân
ở trẻ em.
15.2. Nội dung 2: Xác định mối liên quan giữa độ thanh thải Lactate máu sớm và
sốc nhiễm khuẩn, có 3 chuyên đề:
15.2.1. Công thức tính độ thanh thải Lactate máu và ý nghĩa của độ thanh thải
Lactate máu sớm.
15.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em: Sơ sinh và ngoài sơ sinh
15.2.3. Các nghiên cứu về độ thanh thải Lactate máu trong sốc nhiễm khuẩn.
15.3. Nội dung 3: Xác định mối liên quan giữa độ thanh thải Lactate máu sớm với
rối loạn chức năng đa cơ quan, có 2 chuyên đề
15.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chức năng đa cơ quan ở trẻ em.
15.3.2. Các nghiên cứu về độ thanh thải Lactate máu trong Hội chứng nhiễm khuẩn
toàn thân có rối loạn chức năng đa cơ quan.
15.4. Nội dung 4: Xác định mối liên quan giữa độ thanh thải Lactate máu sớm với
tử vong, có 1 chuyên đề: Các nghiên cứu về độ thanh thải Lactate máu trong tử
vong do Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân.
15.5. Nội dung 5: Xây dựng phần kiến nghị
15

15



16 Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài:

¾ Sưu tầm/ dịch tài liệu phục vụ nghiên cứu (các tài liệu chính):
+ Sưu tầm các tài liệu liên quan đến Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân, sốc
nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan, lactate máu.
+ Các công trình nghiên cứu có liên quan đến trị số Lactate máu, độ thanh thải
Lactate máu sớm và diễn tiến của Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân của các tác giả
trong và ngoài nước.
¾ Hội thảo, tọa
đàm khoa học
Hội thảo 5 buổi
- Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân
- Sốc nhiễm khuẩn
- Rối loạn chức năng đa cơ quan
- Lactate máu
- Cập nhật những thông tin mới về Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân và lactate
¾ Khảo sát/ điều tra thực tế trong nước (quy mô, địa bàn, mục đích/ yêu cầu, nội
dung, phương pháp):
+ Khảo sát mô hình b
ệnh tật tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, dự kiến đối
tượng, địa bàn nghiên cứu.
+ Chọn nhóm bệnh nhân có Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân tại Phòng Cấp
cứu, Khoa Hồi sức tích cực chống độc và Khoa Sơ sinh đưa vào nhóm nghiên cứu.
+ Nếu thỏa tiêu chí chọn lựa, tiến hành lấy mẫu máu tĩnh mạch định lượng vào
các thời điểm: Lúc nhập viện (0 giờ), 6 giờ, 12 gi
ờ và 24 giờ.

+ Ghi nhận tình trạng bệnh lý (chẩn đoán, diễn tiến, kết quả điều trị, các biến
chứng ) ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
+ Thu thập dữ liệu từ các hồ sơ bệnh án mẫu
+ Phân tích và xử lý số liệu bằng các phần mềm thống kê y học
+ Viết báo cáo.
16



17
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
Với mục tiêu đề ra, đề tài được tiến hành cụ thể như sau:
17.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tất cả bệnh nhi nhập khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực – chống độc và
khoa Sơ sinh của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Hội
chứng nhiễm khuẩn toàn thân nặng (severe sepsis).
- Chúng tôi chia thành hai nhóm tuổi khác nhau là nhóm ≤ 30 ngày tuổi và
nhóm > 30 ngày tuổi đến đủ 15 tuổi.
- Thời gian: 04/2010 – 04/2012
17.2. Phương pháp nghiên cứu
17.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Đoàn hệ tiền cứu
Sơ đồ nghiên cứu cho m
ỗi nhóm tuổi như sau:
Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân nặng (severe sepsis)

Nhóm phơi nhiễm: Độ thanh thải Lactate máu < 10%



Sốc nhiễm khuẩn Không sốc nhiễm khuẩn





Có RLCNĐCQ Không RLCNĐCQ Có RLCNĐCQ Không RLCNĐCQ


Sống Tử vong Sống Tử vong Sống Tử vong Sống Tử vong
RLCNĐCQ: rối loạn chức năng đa cơ quan (MODS)
Hội chứ
ng nhiễm khuẩn toàn thân nặng (severe sepsis)
17




Nhóm không phơi nhiễm: Độ thanh thải Lactate máu ≥ 10%



Sốc nhiễm khuẩn Không sốc nhiễm khuẩn




Có RLCNĐCQ Không RLCNĐCQ Có RLCNĐCQ Không RLCNĐCQ


Sống Tử vong Sống Tử vong Sống Tử vong Sống Tử vong
RLCNĐCQ: rối loạn chức năng đa cơ quan (MODS)


17.2.2. Ước lượng cỡ mẫu
Hiện nay, chưa có nghiên cứu về
độ thanh thải lactate máu ở trẻ em. Chỉ có
nghiên cứu về độ thanh thải lactate máu ở người lớn của các tác giả H. Bryant
Nguyen, Emanuel P. Rivers, Bernhard P. Knoblich, Gordon Jacobsen, Alexandria
Muzzin, Julie A. Ressler, Michael C. Tomlanovich (2004) [5]. Nghiên cứu trên đã
cho thấy trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân nặng nhóm có độ thanh thải lactate
máu thấp (< 10%) có tỷ lệ tử vong là 55,6% và nhóm có độ thanh thải lactate máu
cao (≥ 10%) có tỷ lệ tử vong là 20,5%.
Trong các mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi, mục tiêu thứ 4 là quan trọng nhất
(biến số sống – chết) vì vậ
y chúng tôi tính cỡ mẫu theo mục tiêu này.
Cỡ mẫu dựa trên thiết kế nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu theo công thức sau:
{Z
(1-α/2)
√2P
*
(1-P
*
) + Z
(1-ß)
√[P
1
(1-P
1
) + P
2
(1-P
2

)]}
2
n =
18



(P
1
- P
2
)
2

P
1
: Tỉ lệ tử vong trong nhóm có độ thanh thải lactat máu thấp (< 10%) = 0,556
P
2
: Tỉ lệ tử vong trong nhóm có độ thanh thải lactat máu cao (≥ 10%) = 0,205
P* = P
1
+ P
2
/ 2
α : Xác suất sai lầm loại 1, α = 0,05 => Z
(1-α/2)
= 1,96
β : Xác suất sai lầm loại 2, 1- β = 0,9 => Z
(1-ß)

= 1,28
Theo công thức trên, cỡ mẫu là 36 × 2 = 72.
Chúng tôi chọn cỡ mẫu là 80 bệnh nhi.
Như vậy, cỡ mẫu của nghiên cứu này là 80 bệnh nhi ≤ 30 ngày tuổi và 80
bệnh nhi từ trên 30 ngày tuổi đến đủ 15 tuổi.
17.2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu
17.2.3.1. Tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu:
Bệnh nhi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân nặng.
17.2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Gia đình không đồng ý tham gia nghiên c
ứu.
- Có tiền căn bệnh tim bẩm sinh tím, bệnh phổi mạn tính hay suy gan nặng.
17.2.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán
17.2.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ trên 1 tháng
tuổi (sepsis):
Hai trong 4 tiêu chuẩn sau (SIRS):
- Thay đổ thân nhiệt: > 38
0
5 C hay < 36
0
C
- Nhịp thở > 2SD so với giá trị bình thường theo tuổi
- Mạch > 2SD so với giá trị bình thường theo tuổi
- Bạch cầu > 12.000/mm
3
hoặc < 4.000/mm
3
hoặc bạch cầu non > 10%.
Và cấy máu dương tính, hoặc trong thời gian nằm hồi sức có bằng chứng nhiễm
khuẩn rõ trên lâm sàng.

17.2.4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân ở trẻ sơ sinh
(sepsis):
19



Hai trong các tiêu chuẩn sau (FIRS):
- Thở nhanh > 60 lần/ phút + thở rên hoặc co lõm
- Thân nhiệt không ổn định (< 36
0
C hoặc trên 37,9
0
C)
- Phục hồi màu da ≥ 3 giây
- bạch cầu máu < 4.000/mm
3
hoặc > 34.000/mm
3

- CRP > 10 mg/dl
- IL-6 hoặc IL-8 > 70 pg/ml
- 16S rRNA gene PCR (+)
Và cấy máu dương tính, hoặc trong thời gian nằm hồi sức có bằng chứng nhiễm
khuẩn rõ trên lâm sàng.

17.2.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân nặng (severe
sepsis)
Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân kèm theo một trong các dấu hiệu sau: suy tuần
hoàn hoặc có hội chứng nguy ngập hô hấp cấp (ARDS) hoặc có ≥ 2 cơ quan bị rối
loạn chức năng.


17.2.4.4. Tiêu chuẩn chẩ
n đoán sốc nhiễm khuẩn: Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân
với một trong các triệu chứng sau:
- Hạ huyết áp:
* Trẻ < 12 tháng: Huyết áp tâm thu < 70 mmHg
* Trẻ ≥ 12 tháng đến < 10 tuổi: Huyết áp tâm thu < 70 + 2n mmHg (n = tuổi)
* Trẻ > 10 tuổi: Huyết áp tâm thu < 90 mmHg
- Huyết áp kẹp (Hiệu áp ≤ 25 mmHg)
- Phải sử dụng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp

17.2.4.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chức năng đa c
ơ quan
Theo GOLDSTEIN B: có ít nhất 2 cơ quan bị tổn thương
20



Tim mạch:
Dù đã truyền tĩnh mạch dung dịch đẵng trương ≥ 40ml/kg/giờ:
- HA giảm < 5 percentil theo tuổi hoặc HA tâm thu < 2SD theo tuổi. Hoặc
- Cần dùng thuốc vận mạch để duy trì HA bình thường. Hoặc
- Hai trong các tiêu chuẩn sau:
* Toan chuyển hoá không giải thích được: BE < - 5 mEq/L
* Lactat tăng trên hai lần giới hạn bình thường
* Thiểu niệu: lượng nước tiểu < 0,5ml/kg/giờ
* Thời gian phục hồi màu da > 5 giây
* Chênh lệch giữa nhiệt độ cơ th
ể và nhiệt độ ngoại biên > 3
0

C.
Hô hấp: Có một trong các tiêu chuẩn sau
- PaO
2
/FiO
2
< 300 mmHg (không có tim bẩm sinh tím, bệnh lý phổi trước đó)
- PaCO
2
> 65 Torr hoặc 20 mmHg trên PaCO
2
của bệnh nhân
- Nhu cầu cần oxy thật sự hoặc FiO
2
> 50% để SaO
2
≥ 92%
- Cần thông khí cơ học không xâm nhập hoặc xâm nhập không chọn lọc.
Thần kinh:
- Điểm số Glasgow ≤ 11, hoặc
- Tình trạng tri giác thay đổi cấp tính với điểm số Glasgow giảm ≥ 3 điểm tính từ
trị số bất thường sẵn có trên bệnh nhân.
Huyết học: - Tiểu cầu < 80.000/mm
3
, hoặc
- D-dimer (+) với thời gian Quick > 20 giây hoặc TCK > 60 giây.
Thận: - Creatinin ≥ 2 lần giới hạn trên của mức bình thường theo tuổi, hoặc
- Tăng 2 lần so với mức Creatinin thật sự của bệnh nhân.
Gan:
- Bilirubin toàn phần ≥ 4 mg%, hoặc

- SGPT ≥ 2 lần giới hạn trên của mức bình thường theo tuổi.
17.2.5. Các bước tiến hành
Bước 1: Khai thác kỹ bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng và xét nghiệm để xác định
21



chẩn đoán hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân nặng. Xác định bệnh nhân
có đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu (T
0
).
Bước 2: Lấy máu xét nghiệm Lactate vào các thời điểm 0 giờ (T
0
), 6 giờ (T
6
), 12
giờ (T
12
), 24 giờ (T
24
) và tính độ thanh thải Lactate máu. Các bệnh nhân
có sốc nhiễm trùng, lấy thêm 1 mẫu máu để xét nghiệm Lactate vào thời
điểm sau sốc 6 giờ (T
n
).
Bước 3: Theo dõi và ghi nhận khi bệnh nhân có sốc, rối loạn chức năng đa cơ quan
hay tử vong
Bước 4: Các số liệu cần thiết, liên quan đều được ghi vào phiếu thu thập số liệu
theo mẫu.
Bước 5: Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData 3.1 và xử lý số liệu bằng phần mềm

Stata 10.0. Tìm mối liên quan giữa độ thanh thải lactate máu với sốc
nhiễm khuẩn, rối lo
ạn chức năng đa cơ quan và tử vong.
Bước 6: Hoàn thành đề tài, báo cáo đề tài.
17.2.6. Kiểm soát sai lệch: Chọn mẫu đúng theo tiêu chí chọn mẫu, mẫu phiếu thu
thập số liệu thống nhất, mỗi bệnh nhân có 1 phiếu thu thập số liệu theo mẫu.
17.2.7. Quy trình xét nghiệm Lactate máu:
- Ngay sau khi lấy máu, mẫu máu được đưa đến phòng xét nghiệm của Bv Nhi
đồng Đồng Nai để thực hiện xét nghiệm.
- Định lượng Lactate máu tĩnh m
ạch bằng kỹ thuật so màu trên máy sinh hóa tự
động Hitachi 902 với hóa chất của hãng Randox của Anh quốc.
17.2.8. Vấn đề y đức:
Nghiên cứu được thực hiện khi có sự đồng ý của thân nhân bệnh nhi. Nghiên
cứu này được thực hiện thông qua việc đánh giá các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm
sàng thực sự cần thiết cho việc chẩn đoán, điều trị, theo dõi và tiên lượng bệnh nhi
nên nghiên cứu này không vi phạm về y đức.
18
Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu trong nước: không

19
Phương án hợp tác quốc tế: không
22




20
Kế hoạch thực hiện:


Các nội dung, công việc
chủ yếu cần được thực
hiện; các mốc đánh giá
chủ yếu
Kết quả phải
đạt
Thời
gian
Cá nhân,
tổ chức
thực hiện*
Dự kiến
kinh phí

1 2
3 4 5 6
1
Xây dựng thuyết minh chi
tiết đề tài
Bản thuyết minh
chi tiết đề tài
Tháng 9-
10.2009
- BS Nguyễn
Lê Đa Hà
- BS Nguyễn
Trọng Nghĩa
2,000
2
Thu thập tài liệu, phân tích

đánh giá và xây dựng vấn đề
nghiên cứu
Báo cáo tổng
quan hiện trạng
vấn đề nghiên cứu
Nhóm nghiên
cứu
10,000
3
Xây dựng chi tiết vấn đề
nghiên cứu
Bản đề cương vấn
đề nghiên cứu
Tháng 9-
10.2009
- BS Nguyễn
Lê Đa Hà
- BS Nguyễn
Trọng Nghĩa
10,000
4
Trình đề cương nghiên cứu
tại Sở khoa học và công
Nghệ Đồng Nai
Duyệt đề cương
nghiên cứu
Tháng
10-11
.2009
- BS Nguyễn

Lê Đa Hà
- BS Nguyễn
Trọng Nghĩa
3,000
5
- Tập huấn cộng tác viên
tham gia đề tài
- Thu thập dữ liệu toàn bộ
- Cộng tác viên
thành thạo nghiên
cứu
- Thu thập dữ liệu
theo mẫu
Tháng
04.2010–
04.2012
Nhóm nghiên
cứu
0,500 ×
24 × 12 =
144,000
6
Xử lý và phân tích số liệu Sử dụng phần
mềm
Tháng
4.2011 –
6.2012
Nhóm nghiên
cứu
10,000

7
Tổ chức hội thảo Trích biên bản hội
thảo
6.2011-
6.2012
Nhóm nghiên
cứu
15,000
8 Hoàn chỉnh bản thảo Bản thảo chi tiết 6.2011-
10.2012
Nhóm nghiên
cứu
5,000
9 Hoàn chỉnh đề tài Đề tài hoàn chỉnh 4.2012-
10.2012
- BS Nguyễn
Lê Đa Hà
- BS Nguyễn
Trọng Nghĩa
10,000
10 Bảo vệ đề tài các cấp
Hoàn chỉnh và giao nộp sản
phẩm
Kết quả nghiên
cứu
Đề tài hoàn chỉnh
10.2012
- BS Nguyễn
Lê Đa Hà
- BS Nguyễn

Trọng Nghĩa
16,000


III. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
23



21 Sản phẩm chính của Đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt:
21.1 Dạng I: Báo cáo khoa học
TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú
1 Tỷ lệ gia tăng Lactate máu tại các thời
điểm 0 giờ, 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ trong
hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân
nặng.
Đánh giá khách quan khoa học, thu
thập dữ liệu chính xác.

2 Mối liên quan giữa độ thanh thải
Lactate máu sớm với sốc nhiễm
khuẩn.
Xử lý số liệu được thu thập chính
xác, độ tin cậy cao

3 Mối liên quan giữa độ thanh thải
Lactate máu sớm với rối loạn chức
năng đa cơ quan.
Xử lý số liệu được thu thập chính
xác, độ tin cậy cao


4 Mối liên quan giữa độ thanh thải
Lactate máu sớm với tử vong.
Xử lý số liệu được thu thập chính
xác, độ tin cậy cao

5 Toàn văn đề tài nghiên cứu Đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và
khả thi, văn phong mạch lạc, các số
liệu đảm bảo độ tin cậy, trích dẫn so
sánh xuất xứ rõ ràng.

21.2. Dạng II: Các bài báo đăng trên tạp chí khoa học của Sở Y tế, Sở Khoa học và
Công Nghệ, Các tạp chí Y học
22
Lợi ích của đề tài và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:
22.1. Lợi ích của đề tài:
a) Tác động đến xã hội
Triển khai thêm kỹ thuật mới trong chẩn đoán cận lâm sàng tại Bv Nhi đồng Đồng
Nai. Sử dụng chỉ số Lactate máu và độ thanh thải Lactate máu sớm để giúp chẩn
đoán, theo dõi sự đáp ứng của điều trị tiên lượng trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn
thân nặng. Từng bước làm giảm tỷ lệ tử vong trong nhiễm khuẩn huyết
ở trẻ em.
b) Nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực
hiện đề tài, đào tạo trên đại học.
Nâng cao năng lực nghiên cứu của các thành viên tham gia, tạo tiền đề đào tạo sau
đại học chuyên ngành Nhi.
22.2. Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:
¾ Ứng dụng chỉ số Lactate máu và độ thanh thải Lactate máu sớm vào chẩn đoán,
24




theo dõi và tiên lượng trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân nặng.

¾ Tổ chức sinh hoạt khoa học tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai về ứng dụng
Lactate máu và độ thanh thải Lactate máu sớm vào chẩn đoán, theo dõi và tiên
lượng trong hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân nặng.
IV. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Đơn vị tính: Triệu đồng
23 Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi:
Trong đó

Nguồn kinh phí Tổng số
Trả công
lao động
(khoa học,
phổ thông)
Nguyên,
vật liệu,
năng
lượng
Thiết
bị,
máy
móc
Xây
dựng,
sửa
chữa
nhỏ

Chi khác

Tổng kinh phí 289,600
148,100 20,000 121,500

Trong đó:

1
2
Ngân sách SNKH
Nguồn khác
289,600
0
148,100 20,000
0
121,500
0

Biên Hòa, ngày 19 tháng 03 năm 2010 Biên Hòa, ngày 19 tháng 03 năm 2010
Chủ nhiệm đề tài




Nguyễn Trọng Nghĩa
Tổ chức chủ trì đề tài





Biên Hòa, ngày tháng năm 2010

Sở Khoa học và Công nghệ





×