Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SUY THẬN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.03 KB, 29 trang )



13
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SUY THẬN Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Hồ Viết Hiếu
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận (ST) ở trẻ em nói chung hiện nay còn là một vấn đề lớn. Mặc dầu
việc điều trị suy thận cấp (STC) đã có nhiều tiến bộ nhưng tỉ lệ tử vong vẫn còn
cao [1], theo một số tác giả [10,12] có thể lên đến 50%, tùy theo nguyên nhân.
Tình hình suy thận mãn (STM) ở trẻ em tại VN thì chưa có một nghiên cứu nào
về dịch tễ học STM. Theo một số tác giả, nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh
viêm cầu thận và dị dạng đường tiểu [7] hoặc là giai đoạn cuối trong bệnh lý hội
chứng thận hư ở trẻ em, STM hiện cũng còn là một vấn đề nan giải, điều trị gặp
nhiều khó khăn và tốn kém mà vẫn không mang lại hiệu quả, tử vong còn rất cao
70% [12]. Từ trước đến nay, trong nước rất ít đề tài tìm hiểu tình hình chung của
suy thận ở trẻ em. Để có một cái nhìn tổng quát, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu tình hình suy thận ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Huế“ với mục
tiêu:


14
1. Xác định tần suất và một số đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng suy thận
ở trẻ em vào điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.
2. Xác định tỷ lệ một số nguyên nhân thường gặp gây suy thận ở trẻ em.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu :
2.1.1. Đối tượng: Gồm 49 trẻ, từ sơ sinh đến 15 tuổi có biểu hiện suy thận
vào điều trị tại BVTW Huế từ 1/2002 đến 1/2004 .


2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh: Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng [10]
2.1.2.1. Lâm sàng:
- Suy thận cấp: Theo Metcoff và một số tác giả [10] trẻ có biểu hiện vô
niệu (số lượng nước tiểu/24giờ: 0 - < 100 ml) hoặc thiểu niệu (số lượng nước
tiểu/24giờ: 100 - < 300 ml/24giờ)
Phân nhóm bệnh như sau: Suy thận cấp trước thận là suy thận chức năng
không có bệnh lý tại thận. Suy thận cấp tại thận là suy thận có bệnh lý tại thận.
Suy thận cấp sau thận là suy thận có bệnh lý tắc nghẽn hệ thống dẫn nước tiểu
sau thận.


15
- Suy thận mãn: Biểu hiện đa niệu (số lượng nước tiểu/24giờ: trên
3lít/24giờ); ngoài ra còn có tăng huyết áp và thiếu máu mạn đồng thời có tiền sử
bệnh thận trên 6 tháng .
2.1.2.2. Cận lâm sàng:
+ Urê máu tăng: trên 100mg% (tương đương > 17 mmol/L)
+ Crêatinin máu tăng: trên 1,5mg% (tương đương>130mol/L)và kéo dài
>6 tháng trong STM
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, kết hợp phương
pháp nghiên cứu mô tả lâm sàng - cận lâm sàng.
2.2.1. Các thông số nghiên cứu lâm sàng bao gồm:
+ Dịch tễ học: Tuổi, giới, địa phương, mùa
+ Khám và đánh giá lâm sàng: Khai thác theo mẫu phiếu điều tra riêng
+ Tiến hành điều trị và theo dõi
2.2.2. Các thông số nghiên cứu cận lâm sàng bao gồm:


16

+ Các xét nghiệm giúp chẩn đoán và theo dõi diễn tiến của bệnh
2.2.3. Công thức sử dụng để tính mức lọc cầu thận [2,9,10]:
+ Công thức Schwartz để tính độ thanh thải creatinin ( Ccr ): Ccr = k.L /
Pcr
2.3. Xử lý số liệu: Kết quả số liệu được xử lý với phần mềm về toán thống
kê y học EPI.6.0
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Chúng tôi đã thu thập được 49 trường hợp suy thận ở trẻ em do nhiều
nguyên nhân khác nhau đến điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.
3.1. Đặc điểm chung về dịch tễ học suy thận trẻ em
3.1.1. Phân bố theo tuổi và giới
Bảng 3.1: Phân bố suy thận theo tuổi và giới
Nhóm bệnh n Nam / Nữ Tuổi trung bình
STC trước thận 5 3 / 2
3,30  2,75


17
STC tại thận 19 12 / 7
7,50  3,35
STC sau thận 15 10 / 5
5,45  2,25
STM (tại thận) 10 6 / 4
10,45  3,75
Tổng cộng
49 31 / 18
6,65  2,35
- Lứa tuổi trung bình thường gặp: 6,65  2,35 và tỷ lệ nam 63,26%, nữ
36,74% (p<0,05)
- Tuổi gặp nhỏ nhất là sơ sinh 10 ngày tuổi và lớn nhất là 14 tuổi

Biểu đồ 3.1: Phân bố tỉ lệ suy thận theo giới
3.1.2. Phân bố theo mùa và địa phương
Bảng 3.2: Phân bố suy thận theo mùa và địa phương
N
?
37%
Nam
63%


18
Nhóm bệnh n Mùa nóng Mùa lạnh Nông thôn/Thành
phố
STC trước
thận
5 3 2 2 / 3
STC tại thận 19 12 7 14 / 5
STC sau thận 15 10 5 12 / 3
STM 10 7 3 8 / 2
Tổng cọng 49 32 17 36 / 13
* ST thường gặp vào mùa nóng nhiều hơn mùa lạnh và nông thôn gặp ST
nhiều hơn thành phố một cách có ý nghĩa ( p < 0,01 )
3.1.3. Tần suất xuất hiện suy thận:
Bảng 3.3: Tần suất suy thận ở trẻ em vào điều trị tại Khoa Nhi - BVTW Huế
Nhóm bệnh Khoa Nhi - BVTW Huế (1/2002- 1/2004)


19
ST Toàn Khoa % Phòng Thận %
STC 39/13054 0,29 39/508 0,77

STM 10/13054 0,07 10/508 0,19
Tổng cọng 49/13054 0,36 49/508 0,96
* Tần suất suy thận chung trong phòng thận - tiết niệu là 0,96%, trong đó
STC chiếm 0,77 % còn STM chiếm 0,19%. Nếu tính trong toàn khoa nhi thì
suy thận chỉ chiếm 0,36%.




20
Biểu đồ 3.2: Tần suất suy thận cấp theo nhóm bệnh
Bảng 3.4: Phân bố suy thận cấp theo nhóm bệnh và tần suất suy thận mạn
Nhóm bệnh n Tỉ lệ % Suy thận chung
STC trước thận 5/39 12,82
STC tại thận 19/39 48,71
STC sau thận 15/39 38,46

STC : 79,60%
STM 10/49
STM : 20,40%
* STC chiếm tỉ lệ gần gấp 4 lần STM. Trong STC nhóm tại thận chiếm
gần một nửa (48,71%) tiếp đến là STC sau thận chiếm 38,46%, còn STC trước
thận chỉ 12,82%.
STC sau thân
38%
STC trươc thân
13%
STC tai thân
49%



21
3.2. Nguyên nhân gây suy thận ở trẻ em:
Bảng 3.5: Nguyên nhân STC trước thận
Nguyên nhân Giảm thể tích Suy tim Tổng cộng
STC trước thận

3 2 5
% 60 40 100
* STC trước thận do giảm thể tích chiếm 60% và suy tim chiếm 40%.
Bảng 3.6: Nguyên nhân STC tại thận
Nguyên
nhân
VCTC HCTH Luput VTBTC Tổng cộng
STC tại thận 5 10 2 2 19
% 26,31 52,63 10,52 10,52 100
* STC tại thận do HCTH không đơn thuần chiếm 52,63%; VCTC chiếm
26,31%; viêm thận trong luput 10,52% và viêm thận - bể thận cấp cũng chiếm
10,52% .


22
Bảng 3.7: Nguyên nhân STC sau thận (suy thận nguyên nhân ngoại khoa)
Nguyên
nhân
Dị tật bs Sỏi BQ Sỏi NĐ Bí tiểu(*) Tổng cộng
STC sau thận 9 3 1 2 15
% 60 20 6,66 13,33 100
* STC sau thận do DTBS chiếm 60%, sỏi bàng quang 20% , sỏi niệu đạo
6,66%

Có 1 ca vừa DTBS hẹp đoạn nối bể thận-niệu quản trái vừa sỏi bể thận
phải gây suy thận.
(*) 1 ca trít hẳn bao qui đầu và 1 ca ứ dịch cổ tử cung chèn vào niệu đạo
gây bí tiểu.
Bảng 3.7bis: Một số nguyên nhân DTBS (xác định qua chẩn đoán sau mổ)
STT Dị tật bẩm sinh thận - tiết niệu n %


23
1 Hẹp đoạn nối bể thận - niệu quản 2
bên
5 55,55
2 Thận niệu quản đôi 2 22,22
3 Thận - niệu quản lạc chổ 1 11,11
4 Hẹp đoạn nối bàng quang - niệu quản 1 11,11
Tổng cộng 9 100
* STC sau thận do DTBS hẹp đoạn nối bể thận - niệu quản hai bên hay
gặp nhất chiếm 55,55%, sau đó là thận niệu quản đôi chiếm 22,22%, thận - niệu
quản lạc chỗ 11,11%
Bảng 3.8: Nguyên nhân STM
Nguyên
nhân
VCTM HCTH Lupus VTBTM Tổng cọng
STM 2 6 1 1 10
% 20 60 10 10 100


24
* STM do HCTH chiếm 60%,VCTM chiếm 20%, viêm thận Lupus 10%
và VTBTM 10%

3.3: Tình hình tử vong trong suy thận ở trẻ em
Bảng 3.9: Tỉ lệ tử vong trong suy thận ở trẻ em
STC STM
Nguyên nhân
trước
thận
tại thận sau
thận
tại thận
Tổng cộng
chung
Số ca mắc 5 19 15 10 49
Số ca tử vong 0 0 0 2 2
Tỉ lệ tử vong
(%)
0 0 0 20 4,08
* Tỉ lệ tử vong chung suy thận là 4,08%, tử vong riêng trong suy thận mạn
chiếm 20%
3.4. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong suy thận ở trẻ
em:


25
3.4.1. Biểu hiện lâm sàng :
3.4.1.1. Số lượng nước tiểu khi vào viện
Bảng 3.10: Thể tích nước tiểu trong suy thận ở trẻ em
Biểu hiện
V nước tiểu
Bình
thường

Thiểu - vô
niệu
Đa
niệu
Bí tiểu Tổng cộng
Số ca 3 38 6 2 49
Thời gian
(ngày)
2-3 7 2
% 6,12 77,55 12,24 4,08 100
* Triệu chứng thiểu vô niệu chiếm 77,55%; đa niệu chiếm 12,24%, đặc
biệt có 6,12% lượng nước tiểu vẫn bình thường và 4,08% bí tiểu. Thời gian kéo
dài thiểu - vô niệu trung bình giao động từ 2 - 3 ngày hoặc đa niệu trung bình kéo
dài một tuần mặc dù có điều trị.
3.4.1.2. Huyết áp khi vào viện:
Bảng 3.11: Huyết áp trong suy thận ở trẻ em


26
Biểu hiện

Huyết áp
Bình
thường
Tăng
HATT
Tăng
HATTr
Tăng cả
2 thì

Tổng cộng
Số ca 17 (STC) 22 (STC) 5(STM) 5(STM) 49
% 34,69 44,89 10,20 10,20 100
* STC 44,89% có tăng huyết áp (chủ yếu là tăng HATT) và có suy thận
nhưng huyết áp vẫn bình thường chiếm 34,69%. STM 100% có tăng HA
3.4.1.3. Phù:
Bảng 3.12: Phù trong suy thận ở trẻ em
Mức độ
Phù
Bình
thường
Phù
nhẹ
Phù
vừa
Phù
nặng
Tổng
cọng
Số ca 15(STC) 8(STC) 16(STC) 10 (STM) 49
% 30,61 16,32 32,65 20,40 100


27
* Hơn 2/3 trường hợp có phù, đa số là phù ở mức độ vừa và nặng, gần 1/3
trường hợp có suy thận nhưng không phù chiếm 30,61
3.4.2. Biểu hiện cận lâm sàng:
3.4.2.1. Thiếu máu theo nhóm bệnh của suy thận
Bảng 3.13: Huyết sắc tố (Hb) trong suy thận ở trẻ em
Mức độ

Hb
(g%)
Bình
Thường
( 11)
Thiếu máu
Nhẹ
(9-< 11)
Thiếu máu
vừa
(6-< 9)
Thiếu máu
nặng
(< 6)
Tổng
cộng
Số ca (ST) 8(STC) 11(STC) 20 (STC) 10 (10STM)

49
% 16,32 22,44 40,80 100 100
* Hb từ 6 - < 9 g% chiếm 40,80% gặp trong STC và Hb < 6g% gặp 100%
trong STM
3.4.2.2. Điện giải đồ
Bảng 3.14: Nồng độ Natri máu trong suy thận ở trẻ em


28
ST ( 49 ca ) STC ( 39 ca ) STM ( 10 ca ) Natri máu
(mmol/l)
n % n1 % n2 %

P
<130mmol/l 30 61,22 23 58,97 7 70 > 0,05
Bình thường

19 38,78 16 41,03 3 30

* Natri máu hạ trong ST khi mới vào viện, chiếm 61,22% và gặp trong
STM 70% nhiều hơn trong STC 58,97%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Natri máu vẫn trong giới hạn bình thường chiếm
38,78%.
Bảng 3.15: Nồng độ Kali máu trong suy thận ở trẻ em
ST ( 49 ca ) STC ( 39 ca ) STM ( 10 ca ) Kali máu
(mmol/l)
n % n1 % n2 %
P
>5,5mmol/l 25 51,02 17 43,58 8 80 < 0,05
Bìnhthường

24 48,98 22 56,42 2 20


29
* Kali máu tăng trong ST khi mới vào viện chiếm 51,02% và gặp trong
STM 80% nhiều gần gấp đôi so trong STC 43,58%, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05 ).
Kali máu vẫn trong giới hạn bình thường chiếm 48,98%.
3.4.2.3. Nồng độ Urê máu và nồng độ Creatinin máu
Bảng 3.16: Nồng độ Urê máu và Creatinin máu trong suy thận ở trẻ em
Nồng độ
trung bình

STC
( 39 ca )
STM
( 10 ca )
P
Urê máu
27,32  8,53mmol/l 156,34  30,71mmol/l
< 0,01
Creatinin máu
165,38 
53,28mol/l
1726,26  853,33mmol/l
< 0,001
* STM nồng độ urê máu cao gấp nhiều lần so với STC và nồng độ
creatinin máu cao gấp hàng chục lần so với STC, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê ( p < 0,001 )
3.4.2.4. Độ thanh lọc Creatinin nội sinh


30
Bảng 3.17: Độ thanh lọc creatinin nội sinh trong suy thận (tính theo công thức
Schwartz)
Độ thanh thải creatinin Số bệnh nhân Tỷ lệ %
 60 ml/ph/1,73m
2
9 21,42
50 - < 60 ml/ph/1,73m
2
15 35,71
40 - < 50 ml/ph/1,73m

2
8 19,04
30 - < 40 ml/ph/1,73m
2
2 4,76
10 - < 30 ml/ph/1,73m
2
6 14,28
< 10 ml/ph/1,73m
2
2 4,76
Tổng số 42 100
* Độ thanh thải creatinin nội sinh giảm dưới 60 ml/ph/1,73m2 chiếm gần
80% có ý nghĩa thống kê, nghĩa là mức lọc cầu thận giảm trong suy thận với
nhiều mức độ và tuỳ giai đoạn, đặc biệt có 2 trường hợp MLCT giảm rất nặng
dưới 10ml/ph/1,73m2 và đã không hồi phục chiếm 4,76% .
3.4.3. Điều trị và hiệu quả của điều trị:


31
Bảng 3.18: Các phương pháp điều trị và hiệu quả của điều trị
Điều trị Hiệu quả
Nhóm bệnh

n
Nội khoa
(phụ lục 2)
Ngoại
khoa
Lành

(%)
Kéo dài
(%)
Chết
(%)
STC trước thận

5 x 0 5 0 0
STC tại thận 19 x 0 19 0 0
STC sau thận 15 x x 15 0 0
STC 39 x x 39 0 0
STM( tại thận )

10 x 0 0 8 2
Tổng cộng 49 x x 79,59 16,32 4,08
* Chỉ nhóm STC sau thận gồm 15 ca là có can thiệp ngoại khoa phối hợp,
còn tất cả 49 ca đều có can thiệp nội khoa. Kết quả 79,59% thành công, 16,32%
tạm thời kéo dài đời sống và 4,08% thất bại do đây là 2 ca bệnh tử vong trong
tình trạng giai đoạn cuối của suy thận mãn không hồi phục.


32
KẾT LUẬN
1. Tần suất và tỉ lệ tử vong ở trẻ em bị suy thận tại bệnh viện Trung
ương Huế:
- Tần suất suy thận chung là 0,96%, suy thận cấp 0,77% suy thận mãn
0,19%.
- Tỉ lệ tử vong chung suy thận là 4,08%. Tỉ lệ tử vong riêng suy thận mãn
là 20%
Một số đặc điểm lâm sàng suy thận ở trẻ em:

- Số lượng nước tiểu trong 24 giờ: Triệu chứng thiểu - vô niệu chiếm
77,55%
- Gần 2/3 suy thận có tăng huyết áp
- Hơn 2/3 có phù
- Thiếu máu vừa với Hb từ 6-<9g% chiếm 40,80%, nặng với Hb<6g%
gặp hầu hết trong suy thận mãn
Một số đặc điểm cận lâm sàng suy thận ở trẻ em:


33
- Hạ natri máu <130mmol/l trong suy thận mãn 70%, trong suy thận cấp
58,97% (p>0,05)
- Tăng kali máu >5,5mmol/l trong suy thận mãn 80%, trong suy thận cấp
43,58% (p<0,05)
- Biến đổi nồng độ urê máu trong suy thận cấp trung bình là 27,32  8,53
mmol/l và trong suy thận mãn là 156,34  30,71mmol/l (p< 0,01)
- Biến đổi nồng độ Creatinin máu trong suy thận cấp trung bình là 165,38
 53,28 mol/l và trong suy thận mãn là 1726,26  853,33mol/l ( p < 0,001 )
- Độ thanh thải creatinin nội sinh giảm dưới 60 ml/ph/1,73m2 chiếm gần
80%, đặc biệt có 2 trường hợp mức lọc cầu thận giảm dưới 10ml/ph/1,73m2 và
đã không hồi phục chiếm 4,76% .
2. Những nguyên nhân suy thận ở trẻ em thường gặp:
- Suy thận cấp trước thận 12,82%, do giảm thể tích tuần hoàn 60% và do
suy tim 40 %
- Suy thận cấp tại thận 48,71%, do hội chứng thận hư không đơn thuần
52,63%, viêm cầu thận cấp 26,31%, viêm thận do Luput 10,52% và viêm thận bể
thận cấp 10,52%


34

- Suy thận cấp sau thận 38,46%, do dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu 60%; sỏi ở
bàng quang 20%; sỏi niệu đạo 6,66%
- Suy thận mãn tại thận do hội chứng thận hư tiên phát tái phát kháng
thuốc rồi suy thận giai đoạn cuối chiếm 60%; viêm cầu thận mãn 20%, viêm thận
trong bệnh Luput10% và viêm thận - bể thận mãn 10%

ĐỀ NGHỊ
1. Chỉ cần can thiệp nội khoa trong những trường hợp ở trẻ em có suy thận
cấp trước thận và suy thận cấp tại thận.
2. Can thiệp ngoại khoa sớm tùy theo nguyên nhân gây suy thận cấp sau
thận, đặc biệt trường hợp trẻ có sỏi thận hai bên hoặc sỏi thận một bên kèm một
bên kia bị dị tật bẩm sinh thận - niệu quản thì có thể áp dụng phương pháp tán sỏi
ngoài cơ thể mà hiện tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế đang ứng dụng.
3. Thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo sớm cho những trường
hợp trẻ bắt đầu có biểu hiện suy thận mãn để kéo dài đời sống hoặc để chuẩn bị
cho việc ghép thận hiện đang có xu hướng phát triển tại nước ta.
Ghi chú:
STC: suy thận cấp STM: suy thận mạn


35
VCTC: viêm cầu thận cấp HCTH: Hội chứng thận hư
VTBCT: viêm thận bể thận cấp BQ: bàng quang
NĐ: Niệu đạo DTBS: Dị tật bẩm sinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Dũng, Nguyễn Đức Thông. Tìm hiểu tình hình suy thận trong
hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em tại Khoa Nhi - BVTW Huế. Luận
văn tốt nghiệp BSYK (2003) ĐHYK Huế
2. Võ Thị Diệu Hiền. Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng độ thanh thải
creatinin nội sinh trong bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em. Luận văn

thạc sĩ y học. Trường ĐHYK Huế (2001)
3. Hồ Viết Hiếu. Nhân một trường hợp suy thận trong bệnh luput ban đỏ
hệ thống ở trẻ em. Y học thực hành - Kỷ yếu công trình nhi khoa,
(1997) 71-75
4. Hồ Viết Hiếu. Tình hình bệnh thận tiết niệu ở trẻ em tại Khoa Nhi -
Bệnh viện TW Huế trong 10 năm (1987 - 1996) Y học thực hành - Kỷ
yếu công trình nhi khoa, (1997) 71-75
5. Nguyễn Thị Thu Hồng; Trần Đình Long; Lê Nam Trà. Những đặc
điểm lâm sàng và xét nghiệm viêm thận trong lupus ở trẻ em. Số đặc


36
biệt : Chào mừng 100 năm Trường ĐHY Hà Nội & Hội nghị nhi khoa
toàn quốc 2002. Nhà xb Y học HN, (2002) 343-350
6. Hoàng Hà Kiệm. Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và tiên lượng điều
trị ở bệnh nhân suy thận cấp thể không có thiểu niệu hoặc vô niệu. Y
học thực hành - số 10/2003. Bộ Y tế xuất bản (2003) 42-44
7. Trần Đình Long, Nguyễn Thanh Liêm. Nghiên cứu mô hình dị tật thận
- tiết niệu ở trẻ em tại Viện Nhi. Số đặc biệt: Chào mừng 100 năm
Trường ĐHY Hà Nội & Hội nghị nhi khoa toàn quốc 2002. Nhà XB Y
học HN (2002) 330-342
8. Nguyễn Thị Minh Phương, Lang thị Hợi và CS. Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng, biến đổi sinh học của suy thận cấp trong các bệnh thận -
tiết niệu trẻ em điều trị tại khoa tim mạch Bệnh viện Nhi Nghệ An năm
1999 - 2000. Y học thực hành - số 462/2003. Công trình NCKH Bệnh
viện Nhi Trung ương. Bộ Y tế xuất bản (2003) 14-17
9. Lê Nam Trà, Nguyễn Thị Diệu Thúy. Một số nhận xét về hội chứng
thận hư có biến chứng suy thận cấp tại Viện Nhi. Nhi Khoa tập 10. Số
đặc biệt: Chào mừng 100 năm Trường ĐHY Hà Nội & Hội nghị nhi
khoa toàn quốc 2002. Nhà XB Y học HN (2002) 290-296

10. Lê Nam Trà. Suy thận cấp - Suy thận mãn. Giáo trình cao học Nhi. Bộ
môn Nhi HN (2003)


37
11. Ito. S, Tsuzuki. T, Okada.M, Tsuzuki. M, Shibata. M, Fuzimoto. Y,
Noguchi. H, Tsukidate. C, Mizuno. A, Minowa. S and Yasaki. T.
Acute renal failure in Nephrotic Children. Pediatric Nephrology for
Asian practitioners (Sixth asian congress of pediatric nephrology)
(1996) 85-89
12. Mathew.O.P et al. Neonatal renal failure: Usefulness of diagnostic
indices. Pediatrics (1980) 57-65
13. Morigi.M, Micheletti.G, Figliuzzi, Imberti, Karmali. Verotoxin-1
promotes leucocyte adhesion to cultured endothelial cells under
physiologic flow conditions. Blood. 1995 Dec 15; 86 (12) (1995)
4553-8
14. Nelson . Renal failure. Textbook of Pediatrics (2000) 1605 - 1611.
15. Picramenos.D, Deliveliotics.C, Alexopoulou.K, Makrichoritis.C.
Extracorporeal shock wave lithotripsy for renal stones in children.
Urol-Int; 56(2) (1996) 86 - 9
16. Smoyer, Mc Adams, Kaplan . Determinants of survival in pediatric
continuous hemofiltration . J. Am. Soc. Nephrol Nov 6 (5) (1995)
1401- 9
17. Bernard Lacour. Creatinine et fonction rénale. Nephrologie, vol.13,
(1992) 73-81

×