TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:
Thực tiễn tổ chức việc thi hành án tại địa phương
1
MỤC LỤC
Trang
A- LỜI NÓI ĐẦU 1
B – NỘI DUNG 3
PHẦN I: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN 3
1. Khái quát chung về công tác thi hành án tại địa phương 3
2. Các giai đoạn trong tổ chức thi hành án 6
3. Những vướng mắc và sai sót trong công tác thi hành án tại địa phương 7
4. Thực trạng án tồn đọng tại cơ quan thi hành án dân sự Thành phố Hải
Dương
10
PHẦN II: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN THU THẬP ĐƯỢC 14
1. Nguyên nhân lượng án thụ lý mỗi năm ngày càng gia tăng 14
2. Nguyên nhân lượng án tồn đọng tăng 15
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 18
1. Những nhận xét về công tác thi hành án tại địa phương 18
2. Ý kiến và kiến nghị 19
C – KẾT LUẬN 21
2
A. LỜI NÓI ĐẦU
3
Thi hành án là hoạt động làm cho các Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Toà án thực hiện được trong thực tế.
Thi hành án dân sự là một bộ phận của Thi hành án, đó là hoạt động của cơ quan Thi hành
án tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa những Bản án, Quyết định có hiêu lực
của Toá án ra thi hành.
Công tác thi hành án nói chung và công tác Thi hành án dân sự (THADS ) nói riêng
đều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mọi phương diện của đời sống. Nó làm cho các bản
án, quyết định của Toá án trở thành hiện thực. Thông qua hoạt động thi hành án quyền và lợi
ích của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, tổ chức XH và của công dân được bảo vệ; pháp
chế được tăng cường, tạo được niềm tin vững chắc trong quần chúng nhân dân, đảm bảo trật
tự xã hội.
Cũng như các cơ quan Công An, Viện Kiểm Sát, Toà án, cơ quan THADS giữ vị trí đặc
biệt quan trọng, là một khâu không thể thiếu trong quá trình tố tụng. Mọi phán quyết của Toà
án chỉ là những quyết định trên giấy tờ và không thể phát huy trên thực tế nếu không được thi
hành đầy đủ và hiệu quả nhất là trong lĩnh vực thi hành án.
Trải qua một chặng đường dài hình thành và phát triển, THADS nước ta đã có nhiều
chuyển biến to lớn nhất là sau khi Pháp lệnh Thi hành án 1993 được ban hành. Đó là mốc thời
gian quan trọng khi cơ quan THADS được Quốc Hội chuyển giao từ Toà án sang cơ quan
thuộc Chính Phủ; đã đưa công tác THA bước vào một giai đoạn phát triển mới. Cho đến khi
Pháp lệnh Thi hành án 2004 ban hành, tổ chức cơ quan THADS ngày càng được hoàn thiện
hơn. Hoạt động THA được củng cố về mọi mặt, đạt được những thành quả nhất định, hoàn
thành tương đối tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, vô số các quan hệ giao dịch được phát
sinh, dẫn đến tranh chấp cũng nhiều hơn, lượng công việc mà các cơ quan Tư pháp phải giải
quyết ngày càng nhiều. Một vấn đề đặt ra cho cơ quan Tư pháp nói
chung và cơ quan THADS nói riêng là phải tổ chức hoạt động sao cho đạt hiệu quả cao.
Trong những năm gần đây, THADS cả nước nói chung và THADS trên địa bàn Thành
phố Hải Dương nói riêng đang đứng trước một một số vấn đề như: trong quá trình THA còn
4
gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc; tình trạng án tồn đọng còn nhiều.Việc quan trọng nhất
đối với các cơ quan THADS là phải tìm ra một giải pháp đồng bộ và cụ thể nhằm giải quyết
những khó khăn trên. Để làm được điều này chúng ta hãy đi tìm hiểu rõ về việc tổ chức
THADS trên thực tế. Trong 3 tháng thực tập tại THADS Thành phố Hải Dương, có cơ hội
được hiểu sâu về công tác thi hành án em đã chọn đề tài “ Thực tiễn tổ chức việc thi hành án
tại địa phương” để nghiên cứu.
Do lần đầu tiếp xúc với đề tài kết hợp cả tính lý luận và thực tiễn cao, cùng với phạm vi
nghiên cứu khá rộng trong khi đó thời gian có hạn, nhiều nội dung chưa được đầu tư thỏa
đáng, vì đó chất lượng chuyên đề còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những sai sót. Vì
vậy em rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
5
B. NỘI DUNG
PHẦN I: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN.
Với sự liên hệ của trường Đại Học Luật HN, qua phân công thực tập tại Sở Tư Pháp
Tỉnh Hải Dương, em được về thực tập tại cơ quan Thi hành án dân sự Thành Phố Hải Dương.
Qua 3 tháng thực tập tại đây, thời gian tuy không phải là dài nhưng cũng giúp em phần nào
hiểu được về công tác thi hành án tại địa phương mình. Nếu như những năm học trong trường
Đại Học Luật tạo cho em cơ sở lí luận thì 3 tháng thực tập tại cơ quan THADS Thành phố Hải
Dương cho em những kiến thức mới mẻ trong thực tiễn. Sự kết hợp giữ lí luận và thực tiễn
này thực sự rất giúp ích cho công việc sau này của em.
Trong suốt quá trình thực tập, để phục vụ cho việc hoàn thành bài báo cáo này, em đã
thường xuyên nghiên cứu các loại tài liệu như: pháp lệnh thi hành án dân sự; các hồ sơ thi
hành án; các thống kê, báo cáo tổng kết từ năm 2003 trở lại đây, Tạp chí dân chủ và pháp luật,
Tin THA…Bên cạnh đó, qua các buổi nói chuyện với lãnh đạo cùng các cán bộ thi hành án
cũng giúp ích nhiều cho em trong qúa trình tìm hiểu về công tác thi hành án. Đặc biệt, do tính
chất công việc, em thường xuyên được cùng các chấp hành viên đi xuống phường, nhà đương
sự để kiểm tra, đôn đốc thi hành án; xác minh điều kiện thi hành án; kê biên tài sản… Việc đi
thực tế này giúp ích cho em rất nhiều trong việc thu thập thông tin phục vụ cho bài báo cáo
của mình. Dưới đây là những thông tin em đã thu thập được trong suốt 3 tháng thực tập.
1. Khái quát chung về công tác thi hành án tại địa phương.
Hàng năm, THADS Thành phố Hải Dương phải giải quyết một lượng án tương đối lớn.
So với 12 huyện thành trong cả Tỉnh, lượng án này gấp khoảng 3 đến 4 lần và chiếm 25% số
án phải giải quyết mỗi năm trên toàn Tỉnh. Tính như năm 2006 vừa qua, toàn Tỉnh phải thụ lí
7685 việc thì riêng THADS Thành phố đã thụ lí đến 1796 việc. Đó là một khối lượng công
việc lớn đối với một cơ quan tương đối hạn hẹp về nhân lực. Toàn cơ quan có 15 cán bộ trong
biên chế, trong đó chỉ có 7 chấp hành viên, tất cả đều đã tốt nghiệp cử nhân Luật và được đào
tạo về nghiệp vụ thi hành án. Trên địa bàn Hải Dương phân ra làm nhiều phường, mỗi chấp
hành viên phụ trách 2 đến 3 phường với số lượng án mỗi năm lên đến hơn trăm việc( chưa kể
lượng án bị tồn từ năm trước sang). So với các chấp hành viên ở THADS Tỉnh và các huyện
6
lượng án này cũng gấp 2 đến 3 lần. Các chấp hành viên nhìn chung có tuổi đời chưa nhiều từ
32t đến 45t nên kinh nghiệm thực tế còn ít. Để giải quyết một lượng án lớn mà tính phức tạp
lại cao như vậy cũng là một trong những khó khăn của các chấp hành viên. Buộc họ phải
thường xuyên trau dồi kinh nghiệm thực tế giúp ích cho công việc của mình.
Là một thành phố trẻ đang trên đà phát triển, Thành phố Hải Dương thu hút nhiều nhà
đầu tư, thu hút nhiều nhân công lao động. Điều này dẫn đến nhiều tranh chấp xảy ra hơn, tình
trạng tội phạm cũng ra tăng. Trong 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm THADS Thành phố
Hải Dương cũng phải thi hành lượng án gần 2 nghìn việc mỗi năm. Không những ra tăng về
số lượng án mà tính chất phức tạp của các vụ án cũng ngày càng rõ nét. Có nhiều trường hợp
không thể giải quyết được vì người phải thi hành không có đủ điều kiện để thi hành án.
Tính đến năm 2006 vừa qua, THADS Thành phố Hải Dương phải thi hành 1796 vụ trong đó:
Việc thi hành án dân sự trong các bản án hình sự chiếm nhiều nhất là 1149 vụ, tiếp theo là thi
hành án trong tranh chấp dân sự là 324 vụ, Hôn nhân – Gia đình chiếm 315 vụ, cuối cùng là
thi hành án về lao động và kinh tế chỉ có 7 vụ. Cho đến Quý I năm 2007 số án đã tăng, chỉ
trong 3 tháng đầu năm đã phải thi hành mới gần 2 trăm việc.
Nhiệm vụ của Toà án là đưa ra những Bản án, Quyết định trên giấy tờ, nhưng muốn nó
thực hiện được phải thông qua công tác thi hành án. Không phải lúc nào cơ quan thi hành án
cũng giải quyết được các vụ việc một cách dễ dàng. Trong hoàn cảnh hiện nay, mặt nhận thức
trong quần chúng nhân dân còn chưa cao, họ chưa có ý thức tự giác thi hành án, trong khi đó
cơ quan THADS không giống như các cơ quan Công An, Viện kiểm sát hay Toà, bị hạn chế
về việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế. Và ngay trong quá trình cưỡng chế cũng gặp phải
không ít những khó khăn: không có lực lượng riêng, nên khi huy động mất nhiều thời gian;
nhiều khi còn bị dân tập trung chống đối, bị cản trở công tác thi hành án….Như vụ Nguyễn
Xuân Thanh (Phường Lê Thanh Nghị- TPHD) bị cưỡng chế thu nhà để giải quyết việc thi
hành án, khi cơ quan thi hành án làm nhiệm vụ, Thanh đã cho con nhỏ và vợ đang mang thai
ra chắn cửa làm cản trở công tác thi hành án, không cho các cán bộ làm nhiệm vụ.
Rồi một số ít vụ việc, người phải thi hành tại một thời điểm không có đủ tài sản, tiền để
thi hành án, dẫn đến việc thi hành chưa được dứt điểm. Như vụ Nguyễn Ngọc Anh (Phường
Phạm Ngũ Lão- TPHD) phải thi hành khoản tiền khá lớn là 131.500.000đ, mỗi tháng Nguyễn
Ngọc Anh thi hành 350.000. Hoặc có nhiều bị án đang thụ hình trong trại giam không có điều
kiện thi hành án như vụ Phạm Văn Hưng (Khu 8- Phường Bình Hàn, TPHD) phải thi hành
7
khoản án phí là 150.000đ mà hiện Hưng đang ngồi tù nên cũng không thi hành được. Thiết
nghĩ, đến khi nào cơ quan thi hành án mới giải quyết xong được những vụ việc như trên?
Việc thi hành án cũng bị trì trệ vì người phải thi hành án thường xuyên lẩn tránh. Có khi
các cán bộ thi hành án phát giấy báo nhiều lần mà đương sự không lên gặp. Xuống tận nhà
đương sự để đôn đốc thi hành án thì họ trốn. Chấp hành viên phải ra quyết định chuyển giao
những án dưới 500.000đ cho phường nhưng cũng khó thi hành được vì nhiều đương sự
thường xuyên thay đổi nơi cư trú, hoặc không có tài sản cố định.
Bên cạnh những vụ việc mà cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án theo
Bản án, Quyết định có hiệu lực của Toà án thì cũng có một số trường hợp cơ quan THA chỉ ra
quyết định THA khi có đơn yêu cầu. Do quá trình tác nghiệp thi hành án chưa thực sự có hiệu
quả, rất nhiều người dân không hiểu được quyền và lợi ích của họ trong giai đoạn thi hành án.
Những người được thi hành án thì cứ nghĩ sau khi Toà án Tuyên họ chỉ việc đến cơ quan
THA nhận lại phần tiền, tài sản mình được nhận. Họ không được hướng dẫn cẩn thận về thủ
tục. Trong những trường hợp này, họ phải làm đơn gửi kèm cùng bản sao bản án cho THADS
thì Trưởng THADS mới ra quyết định thi hành án theo đơn đối với phần tài sản của họ; điều
này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tiến trình thi hành án.
Như vậy, nhìn một cách khái quát, công tác thi hành án tương đối phức tạp và khó khăn. Để
có thể đưa Bản án, Quyết định của Toà án vào thực tế một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có
một quá trình tổ chức thi hành án hợp lí, khoa học. Tại THADS Thành Phố Hải Dương việc tổ
chức thi hành án như sau:
2. Các giai đoạn trong tổ chức thi hành án:
Giai đoạn 1: Sau khi nhận được Bản án, Quyết định có hiệu lực của Toà án, Trưởng THADS
Thành phố Hải Dương sẽ chủ động ra quyết định thi hành án đối với các khoản sau:
- Án phí, lệ phí;
- Hình phạt tiền;
- Tài sản tịch thu, truy thu thuế, tài sản thu lợi bất chính;
- Thu hồi lại đất theo quy định của Toà án;
- Xử lí phần vật chứng, tài sản đã thu giữ;
8
- Quyết định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.
Còn đối với các khoản còn lại trong Bản án, Quyết định của Toà án cơ quan thi hành án
chỉ ra quyết định thi hành khi có đơn yêu cầu của người được thi hành án hoặc người phải thi
hành án.
Giai đoạn 2: Sau khi ra quyết định thi hành án, trưởng THADS sẽ giao cho các chấp hành
viên theo khu vực phường của mỗi người phụ trách. Khi nhận được quyết định THA, chấp
hành viên có nhiệm vụ nghiên cứu án, ra giấp báo tự nguyện cho đương sự trong vòng 30
ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án. Nếu quá 30 ngày mà đương sự không lên
gặp, các chấp hành viên chủ động tiến hành xác minh, đôn đốc thi hành án.
Trong quá trình xác minh, nếu thấy đương sự có tài sản, có khả năng thi hành án mà không thi
hành thì chấp hành viên xin ý kiến của Trưởng THA để ra các biện pháp cưỡng chế như:
- Khấu trừ tài sản, khấu trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá;
- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
- Tiến hành kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án kể cả khi tài sản đó đang do
người khác nắm giữ;
- Buộc phải giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hoặc giao vật hay tài sản.
Nếu trường hợp qua xác minh, thấy đương sự không có đủ điều kiện thi hành án thì:
- Nếu quyết định thi hành án do có đơn yêu cầu thì trưởng THADS có thể ra quyết định trả
lại đơn.
-Nếu do cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thì có thể tiếp tục theo dõi thêm.
Giai đoạn 3: Với nhiều trường hợp để tiện việc đôn đốc thi hành án, Trưởng cơ quan THADS
sẽ ra quyết định chuyển giao những án dưới 500.000đ xuống phường, xã nơi đương sự đang
cư trú để tổ chức thi hành án.
Khi phát hiện người phải thi hành án chuyển nơi cư trú hay đi làm ăn sinh sống tại địa phương
khác thì Trưởng THADS sẽ ra quyết định uỷ thác thi hành án.
9
Giai đoạn 4: Trong quá trình thi hành án, Trưởng THADS sẽ ra quyết định hoãn thi hành án
đối với những trường hợp sau đây:
- Người phải thi hành án ốm nặng, hoặc không rõ địa chỉ;
- Qua xác minh, điều tra cho thấy người phải thi hành án không có đủ điều kiện để thi hành
án;
- Có yêu cầu hoãn của Toà án, Viện kiểm sát;
- Có tranh chấp về tài sản kê biên mà đang được Toà án giải quyết.
Tất cả các giai đoạn nói trên đều được các cán bộ thi hành án tại cơ quan THADS Thành phố
Hải Dương tiến hành theo đúng trình tự thủ tục ghi nhận trong pháp lệnh. Nhưng, trong qúa
trình đưa vào áp dụng trong thực tế vẫn gặp phải những vướng mắc và những sai sót ít nhiều
làm ảnh hưởng đến công tác thi hành án.
3. Những vướng mắc và sai sót trong công tác thi hành án tại địa phương.
a. Những vướng mắc:
Trong quá trình tổ chức THA các cán bộ thi hành án cũng đã gặp phải nhiều khó khăn vướng
mắc như sau:
- Bản án của Toà án tuyên không có tính khả thi, đương sự không có khả năng thi hành.
Điển hình là những trường hợp các bị án vừa bị tuyên phạt tù, vừa phải thi hành một khoản
tiền phạt lớn như Quyết định THA số 113 ngày 15/9/2004 của THADS Thành phố Hải
Dương. Theo bản án, Nguyễn Quang Trung (Phường Ngọc Châu- TPHD) bị Toà tuyên phạt
15 năm tù và phải chịu mức tiền phạt là 35 triệu đồng. Cho đến năm 2007 này vẫn chưa thi
hành xong.
- Người phải thi hành lẩn trốn, chuyển nơi cư trú, đi làm ăn sinh sống ở nơi khác mà không
rõ địa chỉ. Như vụ việc của bà Lương Thị Hiền (Phường Thanh Bình- TPHD) theo Quyết định
THA số 25 ngày 01/10/2005 của THADS Thành phố Hải Dương. Bà Hiền phải bồi thường
cho chị Phan Thu Nga (Phường Bình Hàn- TPHD) và anh Đinh Bá Lợi (Phường Thanh Bình-
TPHD) khoản tiền tổng cộng là 75 triệu đồng. Nhưng qua xác minh được biết bà Hiền đã
cùng gia đình chuyển vào Nam sinh sống và không rõ địa chỉ.
10
- Vướng mắc khi người có quyền nuôi con theo bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án
yêu cầu cơ quan THADS Thành phố Hải Dương buộc người đang trực tiếp nuôi con phải giao
con. Những vụ việc thế này tuy không nhiều những cũng gây không ít khó khăn cho cơ quan
THADS. Vì đây không đơn thuần là giao vật mà là giao con người. Nó ảnh hưởng nhất định
đến tâm lý, tình cảm của trẻ em cung như cha mẹ, người thân của trẻ em đó. Thông thường ở
các trường hợp này người phải thi hành án có nhiều hành động chống đối việc cưỡng chế thi
hành án. Như vụ li hôn của anh Ngô Văn Huy và chị Đào Thị Thơm (Phường Quang Trung-
TPHD). Toà án tuyên chị Thơm được quyền nuôi con. Con anh chị hiện đang sống với bà nội
cháu là bà Nguyễn Thị Tuyết. Bà Tuyết nhất định không giao cháu cho chị Thơm. Khi các cán
bộ thi hành án đến làm việc thì bà gây khó dễ làm cho việc thi hành bản án không đạt hiệu
quả.
- Một trong những vướng mắc mà cơ quan THADS Thành phố Hải Dương gặp phải là do
điều kiện kinh tế thay đổi, các quy định của pháp luật cũng có nhiều thay đổi. Cụ thể là một số
án điển hình sau: Trong vụ phải bồi thường cho kho thóc A34, bà Nguyễn Thị Ngoan
(Phường Lê Thanh Nghị- TPHD) vay của kho thóc 37.000kg thóc với giá trị tại thời đIểm đó
chỉ vài trăm nghìn, nhưng cho đến thời điểm bị thi hành án thì giá trị số thóc đó lên đến
133.940.000đ. Với số tiền lớn như vậy để thi hành được thì quả là khó khăn. Cho đến nay, vụ
án này vẫn chưa thi hành được dứt điểm. Hay, trước khi bộ luật Hình sự 1999 có hiệu lực,
theo quy định của luật cũ tội cờ bạc phạt rất nặng. Sau quy định của luật mới thì có giảm nhẹ
hơn, có khi đánh bạc chỉ bị phạt vi phạm hành chính. Dễ thấy có nhiều vụ đánh bạc từ năm
1999 trở về trước vẫn không giải quyết được xong. Những trường hợp này rất khó cho cơ
quan THADS Thành Phố Hải Dương khi tiến thành giải quyết.
- Nhiều khi những quy định của pháp lệnh THA cũng chưa sát với thực tế, khi áp dụng vào
thực tế cơ quan THA cũng gặp phải không ít vướng mắc như: Trong khi cưỡng chế tịch thu
tài sản quy định không được cưỡng chế đối với những vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thông
thường mà không quy định rõ là vật gì; hay trường hợp định giá đất phải ít nhất là bằng giá
của UBND Tỉnh đưa ra nhưng có trường hợp giá bán tại nơi đó lại thấp hơn giá UBND Tỉnh
đưa ra. Các trường hợp này tuy không ảnh hưởng nhiều đến công tác THA nhưng cũng cần
phải đưa ra xem xét.
- Vướng mắc cuối cùng mà THADS Thành phố Hải Dương gặp phải đó là: Trong suốt quá
trình hoạt động tố tụng ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử chưa tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác thi hành án như chưa áp dụng kịp thời, đầy đủ các biện pháp kê biên tài sản,
chuyển giao, quản lí tài sản để đảm bảo cho việc THA .
11
Bên cạnh những vướng mắc khi tiến hành hoạt động thi hành án, cơ quan THADS Thành phố
Hải Dương cũng mắc phải những sai sót như sau:
b. Những sai sót:
Sai sót chủ yếu là trong quá trính xác minh điều kiện thi hành án, các cán bộ thi hành án còn
thiếu tính chính xác. Đôi khi việc xác minh qua loa, không thực sự tìm hiểu rõ hoàn cảnh của
đương sự. Nhiều khi đưa án vào phân loại không được đúng với thực tế. Dù người phải thi
hành án vẫn có điều kiện để thi hành án nhưng lại xếp án vào loại án không điều kiện thi
hành. Như theo Quyết định thi hành án số 275 ngày 16/5/2004, người phải thi hành án là chị
Nguyễn Thanh Hằng, phải thi hành khoản tiền phạt là 46.500.000đ. Tại thời điểm ra quyết
định thi hành án, qua xác minh biết, chị Hằng không có tiền, tài sản để thi hành án. Đến năm
2006, hoàn cảnh gia đình có khá hơn, được biết gia đình chị đã mua được nhà, cơ quan THA
lại không kịp thời xuống xác minh lại để yêu cầu chị Hằng thi hành nốt phần án chưa thi hành
xong.
Một sai sót nữa đó là trong việc ra quyết định kết thúc thi hành án. Điển hình là vụ của Phạm
Văn Hùng theo Quyết định thi hành án số 05/10/2005. Khi có quyết định thi hành án Hùng
mới 14t. Mẹ của Hùng là bà Lê Thị Thuỷ phải có nghĩa vụ liên đối trong việc nộp án phí cho
Hùng. đến đầu năm 2007, Hùng chết, cơ quan THADS đã ra quyết định kết thúc thi hành án.
Việc ra quyết định này là chưa đúng vì mẹ Hùng vẫn phải có trách nhiệm thi hành.
Trong quá trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án còn có sai sót: áp dụng chưa
hợp lí các biện pháp cưỡng chế nhất là đối với biện pháp cưỡng chế trừ vào tiền lương.
Trên đây là một số vướng mắc và những sai sót mà cơ quan THADS Thành Phố Hải Dương
đã gặp phải trong trong quá trình hoạt động THA. Để nâng cao hiệu qủa công tác THA, cơ
quan THA không ngừng đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục những vướng mắc và những sai
sót nói trên. Cùng với những kết quả đã đạt được thì vẫn còn có những mặt hạn chế, điển hình
là lượng án tồn đọng ngày càng ra tăng.
Vậy, Thực trạng án tồn đọng này như thế nào? Vì sao mà lượng án tồn đọng tại đây lại nhiều
như vậy? Cơ quan THADS nói chung và cơ quan THADS Thành phố Hải Dương đã làm gì để
khắc phục được khó khăn đó? Chúng ta cùng nghiên cứu ở những phần dưới đây.
4. Thực trạng án tồn đọng tại cơ quan THADS Thành phố Hải Dương.
12
Trước tiên ta phải hiểu “ Thế nào là án tồn đọng?”. án tồn đọng là một thuật ngữ chuyên
ngành, được sử dụng khá phổ biến trong công tác thi hành án nhưng ngay trong pháp lệnh
THADS cũng không có một khái niệm nhất định để chỉ ra thế nào là án tồn đọng.
Chúng ta chỉ có thể hiểu: án tồn đọng là những vụ việc chưa có điều kiện để thi hành được
chuyển từ năm này qua năm khác. Dưới đây ta có thể phân án tồn đọng ra làm 2 loại: án tồn
đọng theo việc và án tồn đọng theo tiền ( giá trị ).
a. Án tồn đọng theo việc:
Như đã phân tích ở trên, khi kinh tế ngày càng phát triển thì tình hình tội phạm, các vụ tranh
chấp cũng nhiều theo. Vài năm trở lại đây, THADS Thành phố Hải Dương mỗi năm phải thụ
lý mới hàng trăm việc. Điều đáng quan tâm nhất là số việc từ những năm trước chuyển sang
tương đối nhiều. Cụ thể,
- Số việc tồn từ năm 2002 chuyển sang năm 2003 là 1191 việc, chiếm 76,8% trong tổng số
1551 việc phải thi hành.
- Số việc tồn từ năm 2003 chuyển sang năm 2004 là 1227 việc, chiếm 73,7% trong tổng số
1664 việc phải thi hành.
- Số việc tồn từ năm 2004 chuyển sang năm 2005 là 1229 việc, chiếm 70,9% trong tổng số
1732 việc phải thi hành.
- Số việc tồn từ năm 2005 chuyển sang năm 2006 là 1246 việc, chiếm 69,4% trong tổng số
1796 việc phải thi hành.
- Số việc tồn từ năm 2006 chuyển sang Quý I năm 2007 là1214 việc, chiếm 87.2% trong
tổng số 1349 việc phải thi hành.
Trong số lượng lớn các án tồn từ năm trước chuyển sang, có những việc đang thi hành nhưng
chưa xong và cũng có những việc không có điều kiện thi hành. Theo thống kê báo cáo, các
bản tổng kết qua các năm tại THADS Thành Phố Hải Dương thì lượng án không điều kiện
ngày càng ra tăng:
- Năm 2003 án không điều kiện thi hành là 782 việc chiếm 63,7% trên tổng số 1227 việc
còn tồn lại trong đó: các quyết định Dân sự trong Hình sự là 574/928 việc chiếm 61,8%; tranh
chấp về Dân sự là 126/179 việc chiếm 70,9%; án về Hôn nhân- Gia đình là 52/103 việc chiếm
13
50,4%; các việc về Lao động là 7/12 việc chiếm 58,8%; cuối cùng việc về Kinh tế là 3/5 việc
chiếm 60%.
- Năm 2004 án không điều kiện thi hành là 810 việc chiếm 65,2% trên tổng số 1229 việc
còn tồn lại trong đó: các quyết định Dân sự trong Hình sự là 631/852 việc chiếm 74,1%; tranh
chấp về Dân sự là 130/207 việc chiếm 62,8; án về Hôn nhân- Gia đình là 47/152 việc chiếm
30,9%; các việc về Lao động là 2/13 việc chiếm 15,4%; cuối cùng việc về Kinh tế là 0/5 việc
chiếm 0%.
- Năm 2005 án không điều kiện thi hành là 695 việc chiếm 55.7% trên tổng số 1246 việc
còn tồn lại trong đó: các quyết định Dân sự trong Hình sự là 453/797 việc chiếm 56,8%; tranh
chấp về Dân sự là 141/197 việc chiếm 71,5%; án về Hôn nhân- Gia đình là 89/213 việc
chiếm 41,7%; các việc về Lao động là 5/27 việc chiếm 18,5%; cuối cùng việc về Kinh tế là
7/12 việc chiếm 58,7%.
- Năm 2006 án không điều kiện thi hành là 954 việc chiếm 74,3% trên tổng số 1214 việc
còn tồn lại trong đó: các quyết định Dân sự trong Hình sự là 741/832 việc chiếm 87,1%; tranh
chấp về Dân sự là 104/156 việc chiếm 66,6%; án về Hôn nhân- Gia đình là 96/193 việc chiếm
49,7%; các việc về Lao động là 13/25 việc chiếm 52%; cuối cùng việc về Kinh tế là 0/8 việc
chiếm 0%.
- Quý I năm 2007 án không đều kiện thi hành là 806 việc chiếm 67,3% trên tổng số 1202
việc còn tồn lại trong đó: các quyết định Dân sự trong Hình sự là 632/974 việc chiếm 64,8%;
tranh chấp về Dân sự là 93/118 việc chiếm 78,9%; án về Hôn nhân- Gia đình là 78/105 việc
chiếm 74,7%; các việc về Lao động là 1/3 việc chiếm 33.3%; cuối cùng việc về Kinh tế là 2/2
việc chiếm 100%.
Từ những số liệu đã thu được ở trên, có thể thấy lượng án mà THADS Thành phố Hải Dương
phải thụ lí mỗi năm là tương đối lớn, gấp từ 3 đến 4 lần lượng án tại các cơ quan THADS cấp
huyện trong toàn Tỉnh. Lượng án tồn đọng tại đây cũng tỉ lệ thuận với lượng án phải thụ lí.
Nhìn vào biểu phần trăm các năm trong từng loại việc ta có thể thấy án không điều kiện chiếm
tỷ lệ rất cao trong số các án còn tồn lại. Có nhiều nguyên nhân khiến cho án không điều kiện
nhiều như vậy, nhưng nguyên nhân đáng nói nhất là có 58,4% rơi vào trường hợp đương sự
không có tài sản để thi hành án; 31,8% là các bị án đang chịu hình phạt tù dài hạn không có
điều kiện thi hành. Bên cạnh đó còn một số ít trường hợp người phải thi hành án đã chuyển đi
14
làm ăn sinh sống ở nơi khác không rõ địa chỉ chiếm 2%. Số còn lại chiếm 7.8% vì các nguyên
nhân khác mà không có điều kiện để thi hành án.
b. Án tồn đọng về giá trị( tiền).
- Năm 2003: số tiền năm trước chưa thi hành xong là 7.439.405.100đ chiếm 27,1% tổng
số phải thu là 27.481.759.750đ.
Trong đó: + Số tiền đã thu xong là: 649.990.546đ
+ Số tiền trả cho công dân là: 205.000.000đ
+ Số tiền trả cho ngân sách NN là: 137.820.000đ
+ Số tiền trả cho các tổ chức khác là: 113.900.000đ
- Năm 2004: số tiền năm trước chưa thi hành xong là 26.786.769.204đ chiếm 75,9% tổng số
phải thu là 27.500.912.003đ.
Trong đó: + Số tiền đã thu xong là: 1.378.566.968đ
+ Số tiền trả cho công dân là: 596.782000đ
+ Số tiền trả cho ngân sách NN là: 105.320.000đ
+ Số tiền trả cho các tổ chức khác là: 25.670.000đ
- Năm 2005: số tiền năm trước chưa thi hành xong là 26.122.345.035đ chiếm 83,2% tổng
số phải thu là 26.831.810.736đ.
Trong đó: + Số tiền đã thu xong là: 713.905.598đ
+ Số tiền trả cho công dân là: 156.074.000đ
+ Số tiền trả cho ngân sách NN là: 98.980.000đ
+ Số tiền trả cho các tổ chức khác là: 351.706.000đ
- Năm 2006: số tiền năm trước chưa thi hành xong là 26.117.905.135đ chiếm 71.9% tổng
số phả thu là 29.626.476.922đ.
15
Trong đó: + Số tiền đã thu xong là: 1.697.472.930đ
+ Số tiền trả cho công dân là: 359.106.000đ
+ Số tiền trả cho ngân sách NN là: 293.820.000đ
+ Số tiền trả cho các tổ chức khác là: 549.905.000đ
- Quý I năm 2007: số tiền năm trước chưa thi hành xong là 27.929.003.000đ chiếm 84,6%
tổng số phải thu là 28.254.672.390đ.
Trong đó: + Số tiền đã thu xong là: 338.005.210đ
+ Số tiền trả cho công dân là: 102.003.000đ
+ Số tiền trả cho ngân sách NN là: 58.965.000đ
+ Số tiền trả cho các tổ chức khác là: 94.995.000đ
Có thể thấy án tồn đọng cả về việc và tiền đều rất lớn. Vậy nguyên nhân nào khiến cho án tồn
đọng nhiều như vậy?
PHẦN II. KẾT QUẢ XỬ LÍ THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP ĐƯỢC
16
Như đã phân tích ở các phần trên, trong vài năm trở lại đây, THADS Thành phố Hải
Dương đứng trước tình trạng án phải thụ lí càng ngày càng nhiều. Bên cạnh những kết quả tốt
đã đạt được còn gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động thi hành án đặc biệt là lượng án tồn
đọng cũng nhiều không kém. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công tác thi hành án
tại địa phương.
Trong phần này, em chủ yếu đi vào tìm hiểu nguyên nhân nào khiến lượng án thụ lí mỗi năm
và lượng án bị tồn tại THADS Thành phố Hải Dương nói riêng và trên cả nước nói chung lại
tăng nhiều như vậy. Từ việc hiểu rõ nguyên nhân có thể tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng
đó.
1. Nguyên nhân lượng án thụ lí mỗi năm ngày càng ra tăng
a .Tình hình kinh tế:
Có thể thấy, địa bàn Hải Dương khá phức tạp, là một thành phố nằm trong khu tam giác
kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, rất nhiều vụ buôn bán trái phép diễn ra qua đây. Mặt
khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong cả nước, Hải Dương cũng đang trên đà
vươn lên. Rất nhiều khu công nghiệp được xây dựng tại đây, thu hút một lực lượng lớn dân
lao động từ khắp nơi đổ về. Chính những thay đổi như trên làm tình hình tội phạm trên địa
bàn Hải Dương ngày càng nhiều, những tranh chấp về đất đai, tài sản cũng tăng lên. Đây có
thể coi là một nguyên nhân lớn làm tăng lượng vụ việc phải giải quyết hàng năm tại cơ quan
THADS Thành phố Hải Dương.
b. Tình hình xã hội:
Bên cạnh nguyên nhân do biến động kinh tế, một nguyên nhân nữa phải kể đến đó là sự
thay đổi trong xã hội. Một vấn đề đáng quan tâm không phải của riêng ngành cấp nào đó là
thực trạng đi xuống về lối sống đạo đức của tầng lớp thanh niên trên địa bàn TP. Điều này
phần nào giải thích tại sao những năm trở lại đây, tội phạm tăng nhanh khó kiểm soát hết. Rồi
nhiều vụ li hôn cũng xảy ra hơn. Theo thống kê, trong 10 năm trở lại đây, cơ quan THADS
Thành Phố Hải Dương phải giải quyết lượng việc về li hôn tăng gấp khoảng 5 đến 6 lần
những năm trước.
Trên đây là hai nhân tố chủ yếu khiến lượng án tại cơ quan THA tăng nhiều như vậy.
Song song với đó, lượng án bị tồn cũng nhiều tương đối.
17
2. Nguyên nhân của việc án tồn đọng nhiều.
a. Nguyên nhân khách quan:
Trong số lượng lớn án tồn đọng tại cơ quan THADA Thành phố hải Dương, có tới hơn
một nửa là án không có điều kiện thi hành. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan làm bản án
không thể thực thi được trên thực tế như:
- Do điều kiện khó khăn của đương sự. Các chấp hành viên đã xác minh nhiều lần xét thấy
họ thực sự không có tài sản, thu nhập để thi hành án.
- Một số lượng lớn án tồn đọng rơi vào trường hợp người phải thi hành án đang chấp hành
hình phạt tù không có điều kiện để thi hành án
- Số ít việc không thi hành được do người phải thi hành án đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú hay
đi làm ăn sinh sống tại địa phương khác mà không rõ địa chỉ.
- Đối với trường hợp bên phải thi hành là cơ quan, tổ chức khi bị giải thể cũng không thể
có điều kiện để thi hành án được.
Bên cạnh những vụ việc không có điều kiện thi hành vì những lí do đã nêu ở trên thì
cũng có nhiều việc đang tiến hành nhưng vẫn lưu từ năm này qua năm khác mà chưa xong.
Nguyên nhân chính là do:
- Người phải thi hành án cố tình chây ì, không chịu thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Người phải thi hành án chỉ có tài sản kê biên, phát mại không bán được trong khi đó
người được thi hành án lại không chịu nhận tài sản thay cho tiền thi hành án. Rồi còn trường
hợp, tài sản của người phải thi hành án nhỏ hơn nhiều số tiền phải thi hành hay trường hợp
người đó chỉ có tài sản lớn như nhà, giá trị quyền sử dụng đất mà số tiền phải thi hành án lại
rất nhỏ.
- Có một số ít vụ việc, 2 bên không tự thoả thuận được với nhau về phương thức bồi
thường. Cơ quan THADS đã hướng dẫn các đương sự khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết
nhưng chưa có quyết định giải quyết cụ thể của Toà án.
- Hệ thống pháp luật của nước ta chưa đồng bộ và thống nhất, nhất là việc hướng dẫn
thực hiện của các cơ quan chức năng chưa kịp thời; như Bộ luật Hình Sự qui định hình phạt
18
bổ Luật sung đối với các tội về ma tuý là tiền phạt nhưng lại không có văn bản hướng dẫn
trong trường hợp nào thì sẽ áp dụng hình phạt bổ sung; nên có bản án áp dụng hình phạt tiền
là hình phạt bổ sung đối với bị cáo là người (con nghiện) không có tài sản. Do vậy, khi
chuyển thi hành án dân sự thì không thể tổ chức thi hành được.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, nhất là các cơ quan Tư pháp trong công tác
THADS còn nhiều hạn chế.
b.Nguyên nhân chủ quan:
Về phía các cán bộ thi hành án, ngoài những kết qủa tích cực đã đạt được thì còn một số
mặt chưa tốt, điều này phần nào là dân đến án vẫn còn chưa được giải quyết triệt để:
- Nguyên nhân trước tiên ảnh hưởng đến chất lượng công tác thi hành án là số lượng chấp
hành viên giải quyết việc quá ít. Trong số 15 cán bộ trong toàn cơ quan chỉ có 7 chấp hành
viên. Kinh nghiệm thực tế của các chấp hành viên cũng không nhiều do tuổi đời còn trẻ. Số
lượng án thì ngày một nhiều lên, tính phức tạp cũng tăng theo nhiều khi các chấp hành viên
không thể phân bổ được công việc một cách hợp lí. Nhiều vụ giải quyết nhiều tháng mà vẫn
không xong, tồn từ năm này qua năm khác.
- Trình độ năng lực của một số chấp hành viên còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu công
tác trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình làm việc, còn một số chấp hành viên chưa hăng
say và nhiệt tình với công việc. Chỉ giải quyết việc theo trách nhiệm, không cố gắng hết khả
năng. Còn ngại khó, ngại khổ trong việc đi đôn đốc thi hành án. Rồi trong khâu đi xác minh
điều kiện thi hành án của đương sự, các chấp hành viên còn thiếu chủ động, tích cực khiến
cho một số vụ việc có thể thi hành được mà không có biện pháp kịp thời tổ chức thi hành án
triệt để.
- Quá trình tác nghiệp thi hành án cũng chưa thực sự có hiệu quả: chưa giáo dục, thuyết
phục được đương sự tự nguyên thực hiện theo bản án đã tuyên. Nhiều trường hợp ra quyết
định thi hành án theo đơn lại không hướng đãn kịp thời cho đương sự những thủ tục cần phải
thực hiện; làm cho vụ việc kéo dài mãi không giải quyết xong….
Trên đây là những phân tích bằng sự hiểu biết ít ỏi của em về tình trạng án thụ lí và án
bị tồn đọng tăng nhiều trong những năm gần đây tại THADS Thành phố Hải Dương.
19
20
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Trong suốt 3 tháng thực tập tại cơ quan THADS thành phố Hải Dương, được làm việc
trong môi trường tư pháp, được trực tiếp trao đổi với lãnh đạo, các cán bộ THA, bằng những
hiểu biết ít ỏi của mình, em cũng có một số nhận xét và những ý kiến, kiến nghị riêng của
mình đối với công tác thi hành án tại địa phương như sau:
1. Những nhận xét về công tác thi hành án tại địa phương:
Sau khi trực tiếp tiếp xúc với công tác thi hành án em thấy: Thi hành án thực sự là một
hoạt động khá phức tạp. Nó đòi hỏi các chấp hành viên không những phải có kiến thức pháp lí
mà còn phải có phẩm chất chính trị, kinh nghiệm thực tế để giải quyết từng vụ việc mang tính
chất phức tạp khác nhau.
Việc thực tập tại cơ quan thi hành án dân sự địa phương và đi sâu vào lĩnh vực thi hành
án thực sự rất phù hợp với sinh viên trường Đại Học Luật như em. Không những được nghiên
cứu trên hồ sơ, em còn học hỏi được nhiều qua cách giải quyết công việc của các chấp hành
viên tại đây. Các chấp hành viên trong cơ quan THADS Thành Phố Hải Dương rất tận tình
với công việc, luôn giải quyết công việc một cách hợp lí và khoa học. Các anh chị thường
xuyên trau dồi kiến thức để phục vụ cho công tác thi hành án.
Về khối lượng công việc và hiệu quả công việc em thấy: lượng việc mà THADS
Thành Phố Hải Dương phải giải quyết mỗi năm là rất nhiều. Hàng năm, cơ quan THADS
Thành phố Hải Dương đã cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ
được giao. Nhìn chung, các chấp hành viên đã giải quyết tốt công việc của mình, song vì
nhiều lí do khác nhau( như đã phân tích ở phần trên) mà lượng án tồn đọng vẫn tăng cao.
21
Cơ sở vật chất tại cơ quan THADS Thành Phố Hải Dương còn sơ sài. Do tính chất
nghề nghiệp, phải thường xuyên đi đôn đốc thi hành án, nhưng các chấp hành viên cũng
không được trang bị đầy đủ để bảo hộ, phương tiện đi lại thiếu thốn….
Trên đây là một số nhận xét của em trong quá trình thực tế của mình về công tác thi
hành án ở địa phương. Qua những nhận xét trên em cũng xin được góp một số ý kiến và kiến
nghị của mình, hy vọng góp phần hoàn thiện hơn cho công tác thi hành án địa phương nói
riêng và trong cả nước nói chung.
2. Ý kiến và kiến nghị
a. Những ý kiến trong việc giải quyết thực trạng án tồn đọng:
- Đối với án tồn do đương sự có hoàn cảnh khó khăn không thể thi hành án thì chấp
hành viên phải tiến hành xác minh, lập biên bản về tình trạng hiện tại của đương sự một cách
chính xác. Sau đó cơ quan THA sẽ ra quyết định trả đơn yêu cầu trong trường hợp thi hành án
theo đơn. Còn với trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án thì cơ quan THA phải lập sổ
thường xuyên theo dõi xác minh điều kiện kinh tế của người phải thi hành đó để kịp thời giải
quyết khi người đó có điều kiện thi hành.
- Trong nhiều vụ việc quy định của pháp lệnh không rõ ràng thì cơ quan THADS
Thành phố cần thông qua THADS Tỉnh, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để xác
định rõ thêm như: thế nào coi là tài sản có giá trị nhỏ, vật gì được coi là vật dụng thông thường
để phục vụ cuộc sống…như vậy sẽ dễ dàng giải quyết hơn.
- Đối với những vụ việc khi đôn đốc thi hành án bị đương sự chống trả quyết liệt thì cơ
quan THADS Thành Phố Hải Dương phải phối hợp cùng cơ quan thi hành án cấp trên để đưa
ra phương án xử lí kịp thời.
- Trường hợp hai bên không thể tự thoả thuận với nhau về phương thức thanh toán khi
phải giao vật đặc định mà vật đó đã bị mất hoặc hư tổn, cơ quan THA phải có biện pháp để tổ
chức cho hai bên đương sự thương lượng, hoà giải để hai bên có thể giao và nhận vật theo
quyết định của Toà án;
- Về phía các cán bộ thi hành án, cần tích cực hơn nữa để chủ động đôn đốc thi hành
dứt điểm các vụ án có điều kiện thi hành để giảm nhanh lượng án tồn đọng. Thường xuyên báo
cáo, xin ý kiến của Ban chỉ đạo THADS Tỉnh, Sở Tư Pháp cũng như các cấp Uỷ Đảng để kịp
22
thời tháo gỡ khó khăn. Hàng năm cơ quan THA phải thống kê rà soát số án có điều kiện và số
án không điều kiện. Từ đó đưa ra những phương hướng hoạt động có hiệu quả hơn trong
những năm tới. Chủ động phối hợp với các cơ quan Tư pháp rà soát các trường hợp đủ đIũn
kiện miễn giảm tiền phạt, án phí để đề nghị Toà án ra quyết định miễn giảm theo qui định.
Bên cạnh những ý kiến đóng góp giải quyết thực trạng án tồn đọng như trên, em cũng
có một số kiến nghị như sau:
b. Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thi hành án dân sự , theo yêu cầu của cải
cách Tư pháp trong thời gian tới, đề nghị các cấp có thẩm quyền và cơ quan thi hành án các
cấp một số nội dung sau:
- Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ; hướng dẫn áp dụng pháp luật kịp thời
để thống nhất khi thực hiện. Từng bước hoàn thiện pháp luật về thi hành án một cách hoàn
chỉnh và đồng bộ phù hợp với tình hình thực tế của xã hội. Xây dựng và ban hành Bộ luật thi
hành án dân sự; bổ sung một số văn bản hướng dẫn thi hành án để trợ giúp các cán bộ thi hành
án giải quyết công việc thuận lợi hơn.
- Tăng cường sự lãnh đạo , chỉ đạo của các cấp Uỷ Đảng, ban chỉ đạo THADS để được
chỉ đạo và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, nhất là các cơ quan Tư pháp, đề ra các
biện pháp để tổ chức việc THADS có hiệu quả. Tăng cường sự giám sát của nhân dân, thực
hiện xã hội hoá một số nội dung trong công tác THADS.
- Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm tra công tác THA nhằm phát hiện và khắc phục
kịp thời những sai sót và những khó khăn gặp phải. Bên cạnh đó cần có bộ phận kiểm soát kết
hợp kiểm tra nghiệp vụ THA của các chấp hành viên, các cán bộ thi hành án.
- Chú trọng đến đào tạo đội ngũ chấp hành viên để nâng cao trình độ chính trị và chuyên
môn, có đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu công tác trong thời kì hiện nay.
- Tăng cường đầu tư cơ sơ vật chất, trang thiết bị cho cơ quan THADS. Từng bước triển
khai vận dụng công nghệ thông tin trong hoạt động THADS nhằm hiện đại hoá, nâng cao hiệu
quả hoạt động của hệ thống cơ quan THADS nói chung và cơ quan THADS Thành phố Hải
Dương nói riêng.
23
C. KẾT LUẬN
Có thể nói, trong những năm gần đây, được sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng và Nhà
Nước, công tác Tư pháp nói chung và công tác thi hành án nói riêng ngày càng có nhiều
chuyển biến to lớn. Cụ thể là sau pháp lệnh thi hành án năm 1993, cơ quan thi hành án dân sự
được tách riêng trở thành một cơ quan của Chính Phủ. Điều này đã nâng cao được tầm quan
trọng của công tác thi hành án trong quá trình tố tụng.
Cùng với sự phát triển của KT- XH, THADS cũng ngày càng được hoàn thiện và không tách
khỏi khối phát triển chung đó, THADS Thành phố Hải Dương cũng đang tưng bước đổi mới
và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức để dần dần khẳng định vị trí của mình trong ngành Tư pháp.
Bên cạnh đó, được sự quan tâm trực tiếp từ các cấp, các ngành điển hình là của cơ
quan THADS Tỉnh, của các cấp Uỷ Đảng, HĐND, UBND các cấp càng là động lực thúc đẩy
hoạt động thi hành án tại cơ quan THADS Thành phố Hải Dương đạt hiểu quả cao.
Do làm tốt công tác thi hành án mà nhiều bản án, Quyết định có hiệu lực của Toà án
đã nhanh chóng thực thi trong thực tế. Nhiều vụ việc khó khăn và phức tạp cũng dần được
tháo gỡ tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân; bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của
Nhà nước, của nhân dân. Thực hiện tốt những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Song song với những kết qủa đã đạt được, trong quá trình tổ chức thi hành án
THADS Thành phố Hải Dương cũng gặp phải không ít những khó khăn vướng mắc. Cùng với
đó là thực trạng án tồn đọng ngày càng tăng cao. Đòi hỏi các cán bộ thi hành án phải thực sự
nỗ lực tìm ra những biện pháp hữu hiệu để khắc phục khó khăn; các cấp lãnh đạo quan tâm
hơn, giúp đỡ các cán bộ thi hành án giải quyết kịp thời công việc. Vài năm trở lại đây, lãnh
đạo cùng các cán bộ thi hành án tại cơ quan THADS Thành phố Hải Dương cũng áp dụng
nhiều biện pháp khắc phục tình trạng trên, tuy có đạt hiệu quả nhưng chưa cao, chưa giải
quyết được triệt để.
Hy vọng những năm tới công tác thi hành án trong cả nước nói chung và trên địa bàn
Thành phố Hải Dương nói riêng sẽ có những bước chuyển biến mới, đạt kết quả cao hơn nữa
và khắc phục triệt để những khó khăn đang gặp phải.
24
25