Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tìm hiểu kiến thức về phòng chống và sơ cứu bỏng của học sinh cấp II Nguyễn Cư Trinh - Thành phố Huế”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 45 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bỏng là tai nạn thường gặp trong thời chiến cũng như trong thời bình.
Theo thống kê của một số chuyên gia bỏng số người bị bỏng ước tính như
sau: cứ 100.000 dân trong một năm có trên 23 người bị bỏng ở nhóm tuổi
dưới 65, trên 15 người bị bỏng ở nhóm tuổi trên 65. Cứ 100.000 dân cần 0,2-
0,5 giường bệnh dành cho chữa bỏng . Theo Tổ chức Y tế thế giới bỏng đã
gây ra gần 300.000 trường hợp tử vong hằng năm trên thế giới và là nguyên
nhân đứng hàng thứ 9 trong các nguyên nhân hàng đầu gây nên gánh nặng
bệnh tật và chấn thương toàn cầu ở nhóm trẻ từ 5-14 tuổi. Phần lớn bỏng xảy
ra ở các quốc gia đang phát triển.
Ở Việt Nam, số lượng bệnh nhân bỏng hàng năm có xu hướng tăng. Tại
Viện Bỏng Quốc gia, số bệnh nhân bỏng vào năm 1994 là 1.212 và trong hai
năm 2002-2003 đã là trên 4.500 bệnh nhân. Bỏng không những gây ảnh
hưởng trước mắt mà còn để lại hậu quả lâu dài, đặc biệt là trẻ em. Do có
những điểm giải phẫu và sinh lý khác biệt với người lớn, do vậy sự đáp ứng
với tác nhân bỏng cũng như diễn biến của bệnh bỏng khác nhau. Vì các cơ
quan của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nên khi trẻ bị bỏng dù diện tích nhỏ
vẫn có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng tới phát triển thể chất, trưởng thành về
trí tuệ, ảnh hưởng thẩm mỹ, chức năng do di chứng sẹo (lồi, co kéo, sai khớp,
tháo khớp, cắt đoạn chi). Điều trị bỏng kéo dài, chi phí tốn kém cùng với hậu
quả nặng nề, tai nạn bỏng thực sự là một gánh nặng về kinh tế cho cả gia đình
và xã hội.
Nghiên cứu của giáo sư Lê Thế Trung, ở nước ta số trẻ em bị bỏng chiếm
từ 38,6% đến 65,8% trong tổng số người bị bỏng đến điều trị tại các bệnh
viện. Trong số này, trẻ em từ 1-5 tuổi chiếm nhiều nhất từ 50,52% đến 57,5%
vì trẻ ở lứa tuổi này hiếu động, tò mò, chưa hiểu được hết các mối nguy hiểm
1
đồng thời các động tác cũng chưa thành thục và việc chăm sóc, nuôi dưỡng
các cháu của gia đình vẫn còn thiếu thận trọng.
Báo thanh niên 9/9/2003 đăng kết quả thống kê của bệnh viện Nhi đồng
1 thành phố Hồ Chí Minh. Cứ 5 bệnh nhi nhập viện do tai nạn thì có 1 trẻ bị


bỏng, mỗi ngày bệnh viện phải tiếp nhận 5 trẻ bị bỏng phải điều trị nội trú,
1/3 trong số đó bị bỏng nặng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn la do người
lớn vô ý để nước sôi, canh nóng, cháo nóng trong tầm tay của trẻ .Bên cạnh
đó, việc lạm dụng các thuốc dân gian, người dân thường cứu chữa sai lầm như
dầu cá, các thành phần của cây, thậm chí đắp bùn non, bôi nước mắm, giấm,
kem đánh răng, mỡ trăn lên vết bỏng vẫn còn phổ biến. Chính vì vậy, một số
trẻ em nhất là các trường hợp bỏng diện rộng, sâu được chuyển đến VBQG
trong tình trạng sốc bỏng nặng hoặc rất nặng thường dẫn đến tử vong sớm
trong những ngày đầu sau bỏng do sốc không phục hồi. Tổ chức Y tế thế giới
đã cảnh báo, bỏng là một thảm họa nặng nề nhất mà nạn nhân phải gánh chịu
chỉ sau cái chết. Việc phòng chống sơ cứu tai nạn do bỏng đúng nơi xảy ra tai
nạn là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu kiến
thức về phòng chống và sơ cứu bỏng của học sinh cấp II Nguyễn Cư
Trinh - Thành phố Huế”. Vì vậy, mục tiêu chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài này là:
1. Đánh giá kiến thức về nguyên nhân và sơ cứu bỏng của học sinh cấp II
Nguyễn Cư Trinh.
2. Đánh giá kiến thức của học sinh về phòng chống tai nạn do bỏng.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ CỦA NGÀNH BỎNG
Bỏng là một chấn thương mà loài người gặp phải từ xưa, người ta ước
tính là trên 5000 năm trước Công nguyên, thời kỳ mà lần đầu tiên tổ tiên
chúng ta biết sử dụng lửa vào trong cuộc sống sinh hoạt. cũng có thể thời kỳ
này hoặc trước đó con người đã bị bỏng do các yếu tố tự nhiên như bức xạ
mặt trời, sét đánh, núi lửa, cháy rừng tổn thương bỏng chủ yếu là do nhiệt
khô. Từ khi biết chế tạo ra đồ gốm, ấm ly, nồi niêu để đem đun nấu chế biến
thì con người lại bị một dạng bỏng khác đó là bỏng sức nhiệt ướt. Từ thế kỷ
XV-XVI, khi ngành hóa học phát triển thì bỏng có thể xảy ra do các hóa chất

(các axit, các kiềm mạnh), khi điện năng được phát hiện và sử dụng rộng rãi
thì đó cũng là lúc xuất hiện tình trạng bỏng do nguồn điện sinh ra. Trong
những thế kỷ XIX-XX bỏng còn do các tia vật lý (tia X, tia beta, tia gamma,
tia laser).Trong các cuộc chiến tranh, bỏng cũng là loại tổn thương thường
gặp do các vũ khí gây cháy, vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân. Cuối thế kỷ XX
đầu thế kỷ XXI, cuộc sống công nghiệp phát triển mạnh mẽ nên bỏng do cháy
nổ xăng dầu, gas, tăng cao, đặc biệt là cháy nổ do bất cẩn khi sử dụng gas
trong sinh hoạt hằng ngày.
Trong thế kỷ XX nhiều vụ cháy lớn đã thành các thảm họa và đã gây
bỏng cho rất nhiều người như vụ cháy câu lạc bộ Boston 1942 có 300 người
chết vì bỏng và nhiễm độc khí CO, có 189 người bị bỏng phải cứu chữa; vụ
cháy cảng Texas có 240 người bị bỏng, vụ cháy xưởng sản xuất chất dẻo ở Bỉ
1967 có 300 người chết vì bỏng và nhiễm khí độc. Vụ thủng nồi súp de của
tàu hỏa đi từ Vintimille đến Paris 1959 làm 74 người bị bỏng. Ngày 3/7/1989
3
hai tàu hỏa chở khách đi qua vùng Ural của Nga đã bị cháy nên khí đốt tồn
đọng làm 877 người bị bỏng trong đó 408 người tử vong tại chỗ.
Ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 2 triệu người bị bỏng (khoảng 1% dân số)
trong số này từ 70.000 đến 108.000 ca nhập viện điều trị và con số tử vong
mỗi năm do bỏng từ 6.500 đến 12000 người. Ở Nga số người bị bỏng phải
điều trị hằng năm khoảng 14.000, ở Pháp khoảng 200.000 đến 300.000 người
bị bỏng và số người phải vào viện điều trị hằng năm là 10.000 đến 15.000,
trong số này khoảng ca bỏng nặng phải cứu chữa tại các trung tâm chuyên
điều trị bỏng nặng. Số liệu điều tra tại 40 tỉnh thành phố trên toàn quốc cho
thấy: Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 800.000 - 850.000 bệnh nhân bỏng,
chiếm khoảng 1% dân số.
Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân bỏng được thu dung điều trị tại các cơ sở y tế
hiện chỉ hơn 200.000 bệnh nhân/năm, chiếm 1/4 tổng số bệnh nhân thực tế.
Còn phần lớn người bệnh khi bị bỏng, vì không biết những thông tin về điều
trị, cấp cứu nên tự điều trị ở nhà hoặc nhờ thầy lang chữa bỏng.

Đáng chú ý, đó là kết quả điều tra về thực trạng của các tuyến y tế cơ sở
đối với vấn đề dự phòng, sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển và điều trị bỏng tại 200
cơ cở y tế tuyến xã, tuyến huyện. Có tới 89% cán bộ y tế không được đào tạo
cơ bản về bỏng, 93% cơ sở không có tài liệu, sách hướng dẫn về điều trị dự
phòng, sơ cứu, cấp cứu và điều trị cơ bản về bỏng. Tuy nhiên, để đáp ứng điều
trị cho khoảng 850.000 bệnh nhân bỏng mỗi năm thì cơ sở y tế còn quá nhiều
hạn chế. Có đến 95,4% cơ sở y tế thiếu trang thiết bị điều trị bỏng. Do đó thời
gian tới, Bộ Y tế cần củng cố, xây dựng thêm các cơ sở chuyên khoa bỏng, trung
tâm bỏng thuộc các bệnh viện lớn, nhất là ở những nơi mà tầm bao phủ của các
trung tâm bỏng lớn hiện nay không đảm bảo được.
Hiện nay nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã đưa chương trình
phòng chống thảm họa, tai nạn thương tích và bỏng. Nhờ vậy, tỷ lệ chấn
thương do bỏng giảm một cách đáng kể.
4
Nghiên cứu điều trị bỏng hiện nay đang phát triển mạnh với nhiều
chuyên khoa sâu về bỏng, nghiên cứu dịch tể học về bỏng ngày càng được
chú trọng, có nhiều công trình nghiên cứu dịch tể học về bỏng của các tác giả
nước ngoài như công trình của M.C.Dougal (1974) người Mỹ, công trình của
L.Lebaugrine (1980) người Pháp, công trình của M.Gupta (1993) người Ấn
Độ và công trình của B.Vilareo và A.Bondurand (1995) người bờ biển Ngà
[28], [24], [9].
1.2. DỊCH TỂ HỌC BỎNG TRÊN THẾ GIỚI
Ngành bỏng ngày nay có rất nhiều tiến bộ trong công tác dự phòng, chẩn
đoán và điều trị. Tuy nhiên công tác nghiên cứu về dịch tể học bỏng không
chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới còn ít và rất mới mẻ.
Tổ chức trao đổi thông tin quốc gia về bỏng (viết tắt là NBIE) thành lập
năm 1964 tại Mỹ đã cung cấp phương tiện thu thập, cất giữ và phân tích dữ liệu
của các cơ sở đặc trị bỏng trên toàn nước Mỹ cho thấy từ tháng 10/1985 có
92.035 trường hợp bị bỏng, có 133 cơ sở điều trị bỏng đã được lưu giữ trong đó
gần 30.000 trường hợp là trẻ em từ 1 đến 18 tuổi, nhóm trẻ em từ 1 đến 4 tuổi

chiếm tỉ lệ cao nhất (52%) trong tổng trẻ em bị bỏng, trẻ nam bị bỏng nhiều
hơn trẻ nữ ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ giữa nam và nữ tăng từ 1,5 ở độ tuổi mới đẻ
đến 23 tháng tuổi lên 3,5 ở độ tuổi từ 13 đến 18 tuổi. Bỏng do nước sôi chiếm
72%, các tác nhân khác khoảng 25%, thời gian điều trị trung bình cho mỗi
bệnh nhân bỏng là 22 ngày (1969) giảm xuống còn 19,6 ngày (1985).
Tại Angola từ 1991đến 1994 trong tổng số 7320, trường hợp bị bỏng có
2569 người phải nhập viện điều trị tại bệnh viện Forjouh.S.N (1996), cũng có
kết luận tương tự [27], [28], [29], [32].
Tại bệnh viện bỏng Bongour (Scotland) nghiên cứu 11 năm (1982-1992)
tổng số bệnh nhân bỏng nhập viện có 176 bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên chiếm
15%. Trong số 176 bệnh nhân có 31 ca trên 65 tuổi và thọ được hơn 80 tuổi
5
sau khi xuất viện, trong đó nam 39%, nữ 61%. Nguyên nhân chủ yếu là bỏng
nhiệt 63% (lửa 85%, nước sôi 28%).
Theo B.Vilasco và A.Bondurand của bệnh viện trung tâm bờ biển Ngà thì
hằng năm trung bình có khoảng 700 trường hợp bỏng trong cả nước, bỏng lửa
là chủ yếu chiếm 68%, bỏng điện chiếm 3,82% và hóa chất chiếm 1,92%. Tuổi
trung bình của bệnh nhân bỏng là 7,5 sắp xếp từ 3 tháng tuổi đến 85 tuổi,
62,1% bệnh nhân dưới 15 tháng tuổi trong đó trẻ từ 1-2 tuổi chiếm 75% trong
nhóm trẻ dưới 15 tuổi. Điều này phù hợp với báo cáo của bệnh viện Mapato-
Mozambique. Theo báo cáo này, tỉ lệ trẻ dưới 10 tuổi chiếm 63,9%,trong đó trẻ
dưới 5 tuổi chiếm 79% [19].
Tại nước Anh và xứ Wales có khoảng 120000 trường hợp tổn thương
bỏng mới mỗi năm và khoảng 10% bệnh nhân phải vào điều trị. Trong đó 50%
đến 70% các trường hợp xảy ra hầu hết là các tại nạn có nguyên nhân có thể
phòng tránh được [30].
1.3. DỊCH TỂ HỌC BỎNG Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam đến thế kỷ XIV mới được danh y Tuệ Tĩnh đúc kết các
khinh nghiệm từ trước trong dân gian thành những bài thuốc để điều trị bỏng.
Đến thế kỷ XVIII với danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thì việc chữa

bỏng ở Việt Nam mới bắt đầu có nhiều tiến bộ, cũng trong thời gian này
nhiều bài thuốc quý của dân gian về chữa bỏng đã được lưu hành, tồn tại cho
đến ngày nay và được chúng ta kế thừa, phát huy để trở thành một bài thuốc
chữa bỏng mang bản sắc dân tộc Việt Nam, là sự kết hợp giữa y học cổ truyền
và y học hiện đại của thế giới. Khoa bỏng của bệnh viện 103 được thành lập
là tiền thân của ngành bỏng Việt Nam mà ngày nay là VBQG Lê Hữu Trác.
Ngoài ra còn có khoa bỏng của bệnh viện Việt-Tiệp (Hải Phòng), khoa bỏng
bệnh viện Saint Paul (Hà Nội).
Ngày nay ngành y tế Việt Nam cũng được phát triển nhiều Ngành bỏng
cũng có nhiều tiến bộ. Ngoài VBQG Lê Hữu Trác, khoa bỏng bệnh viện Việt-
6
Tiệp, khoa bỏng bệnh viện Saint-Paul thì khu vực phía Bắc còn có các khoa
bỏng ở bệnh viện Uông Bí (Quảng Ninh), Khoa bỏng bệnh viện Việt-Bun
(Thái Bình).
Khu vực miền Trung có khoa bỏng ở bệnh viện Việt Nam-Ba Lan (Nghệ
An), phòng bỏng ở BVTW Huế, đơn vị ỏng thuộc khoa Ngoại bệnh viện đa
khoa Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và Tây Nguyên.
* Khu vực phía Nam có khoa bỏng – tạo hình ở bệnh viện Chợ Rẫy,
bệnh viện Nhi Đồng I, ở trung tâm chấn thương chỉnh hình, Quân y viện 175
(thành phố Hồ Chí Minh), ở bệnh viện đa khoa Cần Thơ vàn bệnh viện Nhi
Đồng Cần Thơ.
* Đội ngũ cán bộ chuyên ngành bỏng, hiện nay đã có 1 giáo sư tiến sĩ,
2 phó giáo sư, nhiều phó tiến sĩ và thạc sĩ, hơn 100 bác sĩ chuyên khoa bỏng.
Riêng VBQG Lê Hữu Trác và khoa Bỏng – Tạo hình bệnh viện Chợ Rẫy là
hai trung tâm lớn vừa có nhiện vụ thu dung điều trị, vừa là cơ sở nghiên cứu,
đào tạo cán bộ và chỉ đạo giúp đỡ các tuyến trước. Cùng với sự tiến bộ chung
của thế giới, ngành bỏng Việt Nam ngày nay đã có rất nhiều thành công trong
công tác chữa bỏng, đã có các công thức truyền dịch của VBQG trong điều trị
chống sốc bỏng và các biến chứng của nó trong điều trị nhiễm độc bỏng cấp.
Đã cứu sống được bệnh nhân bỏng 92% diện tích cơ thể năm 1959 tại bệnh

viện Việt - Tiệp (Hải Phòng); 87% diện tích cơ thể năm 1961 tại bệnh viện
Quân y 103; 85% diện tích cơ thể. [17]
Đã có nhiều tiến bộ mới trong xử trí bỏng như: cắt lọc hoại tử sớm,
ghép da sớm, tạo ra màng sinh học từ màng nhau thai, da ếch đã được đông
khô tiệt khuẩn tia gamma, sử dụng đắp trong điều trị tổn thương bỏng cho kết
quả rất tốt.
1.4. TUỔI VÀ GIỚI BỊ BỎNG
Bỏng xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới theo Lê Thế Trung (1990). Ở nước
ta đa số trẻ em bị bỏng chiếm từ 38,6% đến điều trị tại các bệnh viện [9].
7
Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Danh, Vũ Văn Tâm và cộng sự nghiên
cứu hồi cứu có 957 trường hợp bỏng điều trị tại bệnh viện Uông Bí trong 10
năm (1986-1995), bỏng xảy ra chủ yếu ở trẻ em, nhóm tuổi từ 0 đến 23 tháng
có 124 ca chiếm 13%,nhóm từ 2- 5 tuổi có 211 ca chiếm 22%, nhóm tuổi từ
5-6 tuổi có 158 ca chiếm 16,5% và người lớn là 464 ca chiếm 48,5%. Trong
957 trường hợp này nam giới 634 ca chiếm 66,2% và nữ 323 ca chiếm
33,8% [15]
Nghiên cứu của Lê Năm (1985-1991) trong điều trị bỏng trẻ em tại viện
103 thì trẻ em nam chiếm 60,31% trẻ em nữ chiếm 39,69%[6]. Nghiên cứu
của Phạm Đình Phú (1978-1998) trong 1328 ca bỏng nhập viện Quân Y 175
điều trị có 104 trường hợp chiếm 7,8% tuổi từ 18 đến 30 tuổi có 1046 trường
hợp chiếm 78,8% và giới nam chiếm 86,9%, nữ chiếm 13,1%. Mạch Quán
Dũng (1994) ở bệnh viện Hà Bắc nghiên cứu 5 năm (1988-1992) trẻ dưới 15
tuổi chiếm 60,35% từ 15-60 tuổi chiếm 35,38%, trên 60 tuổi là 3,72%. Nam
chiếm 40,31%, nữ chiếm 59,87% [26].
Theo Hồ Thị Xuân Hương, Lê Thế Trung, Lê Năm nghiên cứu trên 5721
trẻ em bị bỏng điều trị tại khoa Nhi Viện bỏng quốc gia (1985-1988) chiếm
49,92%, trong tổng số bệnh nhân bỏng điều trị tại viện. Tuổi bị bỏng nhiều
nhất là từ 1-5 tuổi chiếm 55,9%, trẻ nam 80,73%, trẻ gái 60,03% [6].
Hồ Thị Xuân Hương (2005) nghiên cứu 10533 trẻ bị bỏng điều trị nội trú

tái bệnh viện Bỏng Quốc gia ( 1/1985-6/2004) số trẻ bị bỏng chiếm tỷ lệ
57,53% trong tổng số bệnh nhân, lứa tuổi bị bỏng nhiều nhất là dưới 5 tuổi
(83,9%). Trẻ nam chiếm 60,45%, trẻ nữ chiếm 39,55% [7].
Nguyễn Như Lâm, Đặng Thị Bích Hòa (2006), nghiên cứu trong thời
gian từ 1/6/2004-30/6-2005 ở khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng quốc gia,
trong tổng số 345 bệnh nhân nhập viện, trẻ em chiếm gần một nửa số bệnh
nhân bỏng điều trị tại khoa, có 172 ca chiếm 49,86%, người lớn 154 ca chiếm
8
44,64%, người già 19 ca chiếm 5,51%, trong đó nam 240 ca) nữ 105
(30,43%) [18].
Y-Ong-Nie nghiên cứu 5 năm của ba tỉnh Tây Nguyên thấy nam chiếm
63,64%, nữ 36,66%.
Thái Quang Hùng (2006) từ 1998 đến 2002 tại Đaklak trong 893 trương
hợp bỏng nhập viện có khoảng 50% trường hợp dưới 4 tuổi và số trường hợp
xảy ra nhiều nhất ở trẻ em dưới 1 tuổi, nam bị bỏng chiếm tỷ lệ khá cao
61,71%, nữ 38,3% [25]
Đỗ Thanh Long (2006) tại khoa Khám bệnh Viện Bỏng Quốc gia, số trẻ
em bị bỏng chiếm tỷ lệ 43,28% trong tổng số bệnh nhân bỏng nhập viện, có
trường hợp bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 3 ngày tuổi và bệnh nhân cao tuổi nhất
là 88 tuổi [5].
1.5.TÁC NHÂN GÂY BỎNG
Tác nhân gây bỏng rất phong phú nhưng có thể phan chia làm 4 loại
chính:
Bỏng do sức nhiệt ( nhiệt khô, nhiệt ước), bỏng hóa chất, bỏng điện, bỏng
do tia bức xạ.
1.5.1 Bỏng do nhiệt
Bỏng do nhiệt là loại bỏng hay gặp nhất. Theo Lê Thế Trung, bỏng do
nhiệt chiếm 84%-93% tổng số nạn nhân bỏng trong thời bình.Theo Nguyễn
Thúy Hiền, năm 1993 bỏng do nhiệt chiếm 92,86% [12].
Sức nhiệt được tính bằng nồng độ nóng đo bằng đơn vị nhiệt là độ C =

Centigrage hoặc nhiệt độ F = Fahrenheit (100
0
C tương ứng 212
0
F). Bỏng do
nhiệt chia làm hai loại:
* Bỏng do sức nhiệt khô:
Bỏng lửa cháy với nhiệt độ cao như củi gỗ cháy (1300-1400
0
C), xăng
cháy (800-1200
0
C, lửa khí axêtilen (2127
0
C). Nếu cháy các kho chứa nhiên
liệu thường gặp bỏng kết hợp với trạng thái nhiễm độc khí ( CO), nếu cháy
9
kho chứa chất dẻo tổng hợp có thể bị nhiễm độc khí phosgen và axit
Fluorhydric (độc cho phổi, thận), nếu cháy các kho chứa phân đạm
(NH
4
NO
3
), có thể bị nhiễm độc khí NH
3
và oxit nitơ (NO
3
).Bỏng do tác động
trực tiếp của vật nóng như kim loại nóng chảy trong kĩ nghệ luyện kim
thường gây bỏng sâu, bỏng còn do các chất nóng dính như nhựa đường nóng

chảy, nhựa tổng hợp đáng chú ý khi bị bỏng do lửa cháy trong các phòng, các
xe đóng kín cửa, ngoài ra bỏng còn xảy ra qua đường hô hấp do hít thở các
khói, khí nóng và nhiễm độc do các sản phẩm cháy gây ra. Theo Lê Thế
Trung, bỏng do nhiệt khô chiếm 25% ở trẻ em và 64,7% ở người lớn [9].
- Phạm Đình Phú (1998) bỏng do sức nhiệt khô chiếm 64,4% trong 1328
bệnh nhân bỏng nhập viện từ 1978-1998 [20].
- Theo Dương Ngọc (1991-1996) bỏng do nhiệt khô chiếm tới 50,3%.
- Theo Nguyễn Đăng Doanh và Vũ Văn Tâm, bỏng do cháy chiếm
39,6% trong đó chủ yếu là do xăng cháy [15]
- Theo Đỗ Đức Thắng bỏng do nhiệt khô ở trẻ em chiếm 25%, người lớn 89,1%
- Theo Hồ Thị Xuân Hương (2006) các trường hợp do bỏng khô cao thứ
nhì tiếp sau bỏng ướt, trong đó do cháy nổ xăng dầu 20,4% và do lửa than củi
5,9% [25]
- Theo Đỗ Thanh Long (2006) bỏng do nhiệt khô chiếm 22% [5]
- Theo Nguyễn Văn Hòa (1998) bỏng do nhiệt khô chiếm 25,2%, số
bệnh nhân bỏng nhập viện điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế (1993-1997)
* Bỏng do sức nhiệt ướt:
Nhiệt độ gây bỏng thường không cao như khi bị bỏng do sức nhiệt khô.
Bỏng do nước sôi, bỏng do thức ăn nóng (từ trên 50-100
0
C), dầu mỡ sôi nóng
(180
0
C), hơi nước từ các nồi áp suất, nồi súp de (khi bị nổ có thể gây bỏng ở
đường hô hấp). Tuy nhiệt độ không cao nhiều nhưng nếu tác động kéo dài
trên da thì sức nhiệt cũng gây bỏng sâu.
10
- Theo Lê Thế Trung (1996) bỏng do sức nhiệt ướt ở trẻ em chiếm
67,7%, người lớn 18,8% [11]
- Nguyễn Đăng Doanh (1998) bỏng do sức nhiệt ướt chiếm 46,7% [15]

- Hồ Thị Xuân Hương (2004) bỏng do sức nhiệt ướt chiếm 79,32% [7]
- Lê Năm (2001) bỏng do sức nhiệt ướt chiếm 71,49% [6]
- Hồ Thị Dung (2005) bỏng do sức nhiệt ướt chiếm 71,49%, chủ yếu là
bỏng nước sôi, canh nóng, cám nóng [8]
- Nguyễn Như Lâm (2006) bỏng do sức nhiệt ướt chiếm 45,51% [18]
- Đỗ Thanh Long (2006) bỏng do sức nhiệt ướt chiếm 51,4% [5]
1.5.2. Bỏng do hóa chất
- Các chất oxy hóa (axit, cromic, chlorox, KMnO
4)
- Các chất khử oxy (axit hydroloric, axit nitric, các hóa chất chứa Hg)
- Các chất gây độc cho nguyên sinh chất (axit formic, axit oxalic,
hydrofluoric,picric)
- Các chất làm rộp da (Cantharit, dimethylsulfocite)
Tổn thương bỏng do hóa chất phụ thuộc vào các loại hóa chất, nồng độ
của chất đó, thời gian tác dụng lên da và niêm mạc. Bỏng hóa chất thường gặp
trong bỏng da , bỏng mắt, bỏng thực quản, tiêu hóa.
* Cơ chế gây bỏng do hóa chất là kết qua của sự tiếp xúc giữa da và niêm
mạc với háo chất gây một phản ứng hóa học giữa protein của tế bào với hóa
chất làm tổn thương mô tế bào tùy theo tác dụng cua từng loại hóa chất (đóng
vón, làm khô, gặm mòn gây độc, hoại tử)[9]
Trong thời gian những năm gần đây, bỏng do hóa chất đã đứng hàng thứ
hai sau bỏng nhiệt. Tại một sô bệnh viện, bỏng do hóa chất chiếm tỷ lệ khá
cao, viện quân y 175 (2,9%), viện bỏng Quốc gia (4,6%), bệnh viện trung
ương Huế (3%) [7],[20],[21]
- Theo Lê Thế Trung (1995) bỏng do hóa chất từ 2,1-8% [9]
11
- Hồ Thị Xuân Hương (1998) bỏng do hóa chất là 7,63% chủ yếu là bỏng
do vôi và axit [6]
- Đặng Thị Bích Hòa (2006) bỏng do hóa chất chủ yếu là do vôi nóng
(7,25%) [18]

1.5.3. Bỏng do điện
* Bỏng do tia lửa điện: Có nhiệt độ cao tới 3200-4800
0
C nhưng thời gian
tồn tại ngắn (0,2-1 giây). Tác dụng gây bỏng chủ yếu là do các chùm tia hồng
ngoại nên bị bỏng là do bức xạ nhiệt chiếu vào các phần cơ thể, thường là các
phần hở của cơ thể và thường gây bỏng nông.
* Bỏng do luồng điện: Mức độ tổn thương bỏng do điện lực, hiệu điện
thế, điểm vào và điểm ra của luồng điện, điện trở của mô, thời gian bị, khu
vực cơ thể chịu ảnh hưởng của luồng điện dẫn truyền. Tổn thương tại chỗ của
bỏng điện thường sâu (tới gân, cơ, xương, mạch máu).Tổn thương toàn thân
thường gặp là choáng điện, ngừng tim, ngừng hô hấp [9]
Theo thống kê cho thấy tỷ lệ bỏng do điện gia tăng hằng năm. Lê Thế
Trung (1991) bỏng điện chiếm từ 1-7,4%, Phạm Đình Phú (1998) 6,54%, Hồ
Thị Xuân Hương (2004) 4,11%, Đỗ Thanh Long (2006)7,02%, Nguyễn Như
Lâm (2006) 6,19% [5],[7],[11],[18].
1.5.4. Bỏng do các tia bức xạ và hạt vật lý
Bỏng do bức xạ bao gồm nhiều loại:
-Bỏng do tia hồng ngoại, tia tử ngoại
-Bỏng do tia X, tia laser
- Bỏng do tia gamma, các hạt cơ bản alpha, beeta, neutron
Các bức xạ được phát ra từ các nguồn năng lượng tự nhiên hoặc nhân
tạo. Một số tia bức xạ còn có tác dụng ion hóa, một số hạt vật lý có tác dụng
xuyên sâu và ion hóa. Nguồn bức xạ thiên nhiên lớn nhất là từ mặt trời, quả
cầu lửa có nhiệt độ tới 40000000
0
C.
12
Mức độ tổn thương bỏng phụ thuộc vào loại tia, mật độ của chùm tia,
khoảng cách từ nguồn tia đến da, thời gian tác động bỏng do ánh nắng mặt

trời cũng là loại bỏng do bức xạ ánh sáng gây ra [9]
1.6. Hoàn cảnh và các yếu tố nguy cơ gây bỏng
1.6.1. Hoàn cảnh gây bỏng
Hầu hết các tai nạn do bỏng xảy ra tại nhà và xung quanh nhà, xảy ra do
những bất cẩn trong sinh hoạt gia đình (95%) [25]. Phần lớn các ca bỏng xảy
ra là không do chủ định (99%) và chỉ 1% là do có chủ định (có thể tự mình
hay là do người khác) [25]
Ở trẻ em, việc tự gây bỏng cho bản thân rất cao như tự làm đổ phích
nước nóng, canh nóng, cháo nóng, ngã vào nồi cám hoặc nồi cháo đang nóng,
ngã xuống hố vôi tôi hoặc nghịch lửa, điện chiếm đến 78,2%. Bỏng do người
khác cố tình gây ra chiếm 19,8% [8].
Theo Hồ Thị Xuân Hương (2004), bỏng do trẻ tự gây ra chiếm tỷ lệ rất
cao (81,01%), bỏng do người khác vô tình gây ra chiếm 18,25%, tỷ lệ do
người khác cố tình gây bỏng cho trẻ em chiếm tỷ lệ rất thấp (0,23%) [7].
1.6.2. Các yếu tố nguy cơ gây bỏng
* Yếu tố xã hội: trước đây tai nạn thương tích trẻ em nói chung và tai nạn
do bỏng nói riêng chỉ được đề cập tới ở các nước phát triển. Một số nghiên
cứu gần đây của WHO cho thấy 98% các trường hợp tai nạn thương tích trẻ
em đang sống ở các nước đang phát triển [17]. Con người phải đối diện hàng
ngày rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bỏng như: cháy nổ, nước nóng thức ăn
nóng, điện, hóa chất
Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội mà mỗi vùng quốc gia có đặc điểm về
yếu tố nguy cơ tai nạn do bỏng khác nhau.
- Ở các nước đang phát triển, tai nạn thương tích do bỏng thường được
nhìn nhận như một hậu quả không thể tránh khỏi của sự thay đổi về công
nghệ và phát triển kinh tế.
13
- Tình trạng kinh tế xã hội thấp thường dễ bị tai nạn nhiều hơn các nước có
nền kinh tế - xã hội phát triển do sự quan tâm chăm sóc trẻ không được chu đáo
do sức ép kinh tế đưa lại, tình trạng sử dụng các thiết bị lạc hậu không an toàn.

* Yếu tố con người bao gồm:
- Giới: Nam giới có nguy cơ bị bỏng cao hơn so với nữ, điều này có thể
giải thích do nam giới hiếu động, tính cách mạnh mẽ hơn nữ,bỏng do điện,
nghịch lửa hoặc gây cháy nổ là những nguyên nhân hay gặp ở nam giới.
- Tuổi: Trẻ dưới 15 tuổi đặc biệt là nhóm trẻ dưới 15 tuổi đặc biệt là nhóm
trẻ từ 0-5 tuổi có nguy cơ bị bỏng rất cao như đổ canh nóng, nước nóng, nghịch
lửa, điện giật, ngã vào hố vôi nóng cộng thêm sự bất cẩn của người lớn là các
yếu tố nguy cơ gây bỏng cho trẻ
- Nhận thức hành vi: Những trẻ được giáo dục về an toàn thấp có rất
nhiều nguy cơ bị bỏng như nghịch lửa, điện, pháo
* Yếu tố môi trường:
- Môi trường vật chất: Bao gồm các yếu tố nguy cơ trong nhà, trường
học, cộng đồng và cơ sở hạ tầng của địa phương đó.
- Môi trường phi vật chất bao gồm:
+ Văn bản pháp luật liên quan đến an toàn chưa đồng bộ
+ Việc thực thi các quy định, luật an toàn chưa được tốt, chưa kiểm tra
giám sát việc thực hiện, chưa có các biện pháp xử phạt rõ ràng.
+ Giáo dục về an toàn còn chưa thực hiện đầy đủ [17].
1.7. Ảnh hưởng của xử lí bỏng kỳ đầu đến diễn biến và kết quả điều trị bỏng
Sự thành công của điều trị bỏng không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả điều
trị tại các trung tâm bỏng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào xử lí ngay sau khi bị
bỏng cũng như xử trí tuyến trước. Đặc biệt ở trẻ em đặc điểm giải phẫu, sinh
lý khác với người lớn do vậy sự đáp ứng với các tác nhân gây bỏng cũng như
diễn biến của bỏng cũng khác. Điều đáng nói là nhiều bệnh nhân không được
hoặc được xử lí ngay sau bỏng cũng như tại các y tế cơ sở chưa được thỏa
đáng, nhiều trường hợp xử lý chưa đúng, thêm vào đó việc lạm dụng các
14
thuốc dân gian như dầu cá, mỡ trăn, các thành phần của thân cây, thậm chí
nước mắm.kem, đánh răng,bùn ao,vôi như là phương thuốc cấp cứu sau bỏng
vẫn còn phổ biến [16].

Chính vì vậy một số trường hợp bỏng nhất là bỏng diện rộng được
chuyển tới bệnh viện trong tình trạng sốc bỏng rất nặng dẫn tới tử vong sớm
trong những ngày đầu tiên sau sốc bỏng không hồi phục. Một số khác xuất
hiện biến chứng nặng dẫn đến tử vong trong những thời kỳ muộn sau đó hoặc
là được cứu sống nhưng với thời gian điều trị kéo dài và chi phí rất lớn cho
điều trị cũng như công tác phục hồi chức năng.
Việc xử lí bỏng kỳ đầu nhằm giải quyết kịp thời các nguy hiểm đe dọa sự
sống do các rối loạn tuần hoàn, hô hấp còn góp phần giảm tổn thương do
bỏng, do đó làm giảm được chi phí cho điều trị.
Vai trò của làm lạnh tổn thương ngay sau bỏng đã được chứng minh qua
các nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng và đồng thời cũng được khuyến cáo áp
dụng rộng rãi tại Hội Bỏng thế giới và Tổ chức Y tế thế giới [23].
- Ngay tại nơi bỏng sau khi loại bỏ các tác nhân gây bỏng cần ngâm ngay
lập tức hoặc dôi nhiều nước lạnh để làm nguội vết thương hoặc làm loãng
nồng độ hóa chất (bỏng do hóa chất dẫn đến muộn vẫn phải rửa bằng nước
lạnh sạch hoặc nước trung hòa nhẹ nhiều lần trong ngày đến khi hết hóa chất).
Sau khi ngâm nước lã khoảng 15 phút xong lau khô, băng kín lại và chuyển
đến cơ sở điều trị.
- Ngay tại nơi xảy ra tai nạn, ở nhà hay ở tuyến y tế cơ sở phải rửa sạch
vết thương, đắp bằng nước muối sinh lý 90%, băng kín lại rồi chuyển về
tuyến sau. Không nên bôi bất kỳ loại thuốc nào mà không rõ nguồn gốc,
không đảm bảo vệ sinh lên vết bỏng vì tuyến sau, không chẩn đoán được độ
sâu của bỏng sẽ rất khó điều trị.
- Trường hợp bệnh nhân có sốc nếu phải vận chuyển lên tuyến sau thì
nhân viên y tế phải hộ tống dọc đường phải dùng thuốc giảm đau và truyền
dịch, làm các thủ thuật chăm sóc người bệnh.
15
- Các bước xử lí, đánh giá diện tích bỏng thực hiện theo sơ đồ tiến cứu
chấn thương bỏng ở y tế cơ sở của Viện Bỏng Quốc gia [23].
1.8. Tình hình bỏng khu vực Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền Trung còn gặp nhiều khó khăn về kinh
tế - xã hội. Trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có Bệnh viện Trung ương Huế là nơi thu
dung điều trị bệnh nhân bỏng của tất cả các tuyến chuyển đến. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Văn Hòa trong 5 năm (1993-1997) số bệnh nhân bị bỏng
được thu dung điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế là 902 bệnh nhân, các
bệnh viện ở các Trung tâm y tế huyện, thành thu dung 666 bệnh nhân. Tổng
số bệnh nhân bỏng toàn khu vực Thừa Thiên Huế trong 5 năm là 1568 người.
Năm 1994, có sự gia tăng đột biến bệnh nhân bỏng so với năm 1993 do
nhân dân đưa vào sử dụng các nhiên liệu đốt để phục vụ cho sinh hoạt, lao
động (bếp gas, nồi cơm điện, lò viba)chưa quen sử dụng, quy tắc an toàn chưa
cao nên tỷ lệ bệnh nhân bị bỏng trong sinh hoạt thường ngày tăng.
Năm 1997 tỷ lệ bệnh nhân bị bỏng cao nhất 28,5% so với các năm
1993,1994,1995,1996. Điều này cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị bỏng
Tăng lên là do nền kinh tế xã hội phát triển liên quan đến vấn đề sinh
hoạt và lao động xã hội [19].
- Theo Phạm Đăng Nhật (2006) tình hình bỏng tại khu vực Thừa Thiên
Huế qua số bệnh nhân thu dung điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế từ
1997-2001 là:
+ Tổng số bệnh nhân 1.072 ca ( trung bình 254 ca/năm)
+ Giới nam 57,4%; nữ 42,6%
+ Tuổi: Lứa tuổi bị bỏng cao nhất là từ 1 đến 5 tuổi chiếm tỷ lệ 36,6%
; đứng thú hai là nhóm tuổi 16-50 tuổi chiếm 31,6%.
+ Nguyên nhân chủ yếu là do bỏng nhiệt, bỏng khô chiếm 25,2%;
bỏng ướt chiếm 62,2%. Hoàn cảnh bị bỏng đa số xảy ra tại nhà [21].
16
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tiến hành khảo sát điều tra cho 300 học sinh đang học thuộc 4 khối lớp:
6, 7, 8, 9 tại Trường trung học cơ sở Nguyễn Cư Trinh, thành phố Huế.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng
- Trường cấp II Nguyễn Cư Trinh có tất cả 4 khối: từ khối 6 đến khối 9,
chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên mỗi khối 2 lớp (4 khối chọn 8 lớp)
- Một khối 2 lớp và một lớp chọn ngẫu nhiên 38 học sinh và lớp còn lại
37 học sinh
- Tổng cộng mỗi khối lớp chọn ngẫu nhiên 75 học sinh
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng
Các đối tượng sau đây không thuộc nhóm nghiên cứu của chúng tôi:
- Các đối tượng là học sinh của 4 khối lớp 6, 7, 8, 9 được chọn ngẫu
nhiên nhưng không tham gia buổi hướng dẫn cách ghi phiếu điều tra.
- Các học sinh trong thời gian điều tra phỏng vấn mà nghỉ học hoặc ốm,
đau đột xuất
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
- Chúng tôi nghiên cứu ngang mô tả trên cộng đồng mà đối tượng nghiên
cứu là học sinh đang học 4 khối lớp 6, 7, 8, 9.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Sau khi đã biết đến nội dung của đề tài cần thực hiện, chúng tôi xin ý
kiến của thầy giáo hướng dẫn làm luận văn, sau đó làm việc BGH nhà trường
cho phép điều tra, phỏng vấn học sinh đánh phiếu điều tra.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 10/2008-04/2009.
17
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
- Các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu: Chúng tôi phải đi sưu tầm
các tài liệu tại thư viện trường ĐHYD Huế - các tài liệu liên qua đến nội dung
đề tài của các nước trên thế giới – trong nước và tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Kèm theo nội dung là hình ảnh minh họa và giới thiệu.
- Lập bộ câu hỏi bằng các phiếu điều tra.
2.2.4. Nhân lực
- Một giáo viên hướng dẫn

- Hai sinh viên tiến hành thực hiện đề tài
- Sự cộng tác của Ban Giám hiệu và các giáo viên chủ nhiệm lớp các khối 6, 7,
8, 9 đã được chọn của Trường trung học cơ sở Nguyễn Cư Trinh, thành phố Huế.
2.2.5. Phương pháp tiến hành
- Cỡ mẫu: 300 mẫu
- Chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên 300 học sinh trên tổng số 627 học sinh
thuộc 4 khối lớp 6, 7, 8, 9 đang học tại trường để nghiên cứu.
- Các chỉ số nghiên cứu đã thiết kế theo mẫu điều tra dựa vào các mục
tiêu nghiên cứu đề ra.
- Lập kế hoạch cụ thể tham mưu cho BGH nhà trường sắp xếp thời gian
cả ngày thứ hai đầu tuần vào tiết cuối:
+ Tập trung học sinh theo từng khối lớp riêng.
+ Hướng dẫn cụ thể cách ghi vào phiếu điều tra theo từng mục ở phiếu,
học sinh điền đầy đủ các thông tin như: ghi rõ họ tên, tuổi, lớp vào phiếu.
+ Hướng dẫn học sinh đánh dấu chéo vào ô vuông đứng đầu mỗi câu trả
lời mà học sinh cho là đúng nhất theo gợi ý của từng câu hỏi, có những câu
hỏi học sinh có thể đánh dấu vào nhiều ý cho là đúng.
1. Đánh giá kiến thức về nguyên nhân gây bỏng cho học sinh
- Bạn đã từng bị bỏng chưa?
- Theo bạn điện có thể gây bỏng không?
18
- Nguyên nhân gây bỏng hay gặp nhất là gì: Điện, cám lợn nóng, vôi tôi,

- Theo bạn tai nạn do bỏng sẽ dẫn đến hậu quả gì?
2. Đánh giá kiến thức phòng chống và sơ cứu bỏng như thế nào?
- Bạn làm gì khi xảy ra các vụ cháy lớn?
- Bạn làm gì để cứu người bị nạn trong đám cháy?
- Khi bị bỏng bạn dùng vật liệu gì để bôi lên vết bỏng?
- Bạn đã được hướng dẫn cách sơ cứu cho người bị bỏng chưa?
- Bạn cần làm gì để phòng chống bỏng trong gia đình?

- Theo bạn để phòng tai nạn do bỏng trong nhà trường ta cần phải làm
gì?
2.2.6. Thu thập số liệu
- Sau khi phát phiếu, hướng dẫn cách cách ghi từng phiếu điều tra và thu
lại vào cưới buổi chiều, sau đó nộp phiếu điều tra theo từng khối lớp.
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Chúng tôi thu phiếu điều tra tất cả 300 đối tượng thuộc 4 khối lớp: 6, 7, 8, 9
rồi tính theo phương pháp thống kê y học thông thường:
- Lập bảng thống kê
- Tính tỉ lệ phần trăm
- Phân tích nhận xét kết quả thu được.
2.4. PHIẾU ĐỀU TRA
2.4.1. Nội dung phiếu điều tra
Tìm hiểu kiến thức về phòng chống và sơ cứu bỏng cảu học sinh cấp II trường
trung học phổ thông Nguyễn Cư Trinh – Thành phố Huế
2.4.2. Phần hành chính
Họ và tên:………………………. Tuổi:…
Học sinh lớp:… Nam Nữ
19
2.4.3. Phần phỏng vấn
- Chúng tôi tiến hành tìm hiểu kiến thức học sinh về phòng chống và sơ
cứu bỏng bằng cách phát phiếu điều tra sau khi học sinh được hướng dẫn.
- Học sinh đánh dấu vào các ô vuông của từng câu hỏi mà học sinh cho là
đúng nhất.
- Sau khi hoàn tất, học sinh nộp phiếu điều tra cho cán bộ hướng dẫn.
20
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỎNG
3.1.1. Số học sinh đã từng bị bỏng

Bảng 3.1: Số học sinh đã từng bị bỏng
Số học sinh Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng Tỷ lệ % p
Đã bị 56 47 52 44 199 66,3
< 0,01
Chưa bị 19 28 23 31 101 33,7
Tổng 75 75 75 75 300 100
Biểu đồ 3.1. Số học sinh đã từng bị bỏng
Nhận xét: Có 66,3% học sinh đã từng bị bỏng.
3.1.2. Địa điểm trẻ đã bị bỏng
Bảng 3.2: Địa điểm trẻ đã bị bỏng
Địa điểm Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng Tỷ lệ %
Ở nhà 70 69 73 75 287 95,67
Sân chơi 2 1 1 0 4 1,33
Trường học 2 2 1 0 5 1,67
Trên đường 3 1 0 0 4 1,33
Tổng 75 75 75 75 300 100
Nhận xét: 95,67% học sinh bị bỏng tại nhà.
3.1.3. Kiến thức của học sinh về của học sinh về điện có thể gây bỏng
Bảng 3.3: Kiến thức của học sinh về điện có thể gây bỏng
Kiến Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng Tỷ lệ p
21
thức %
Có 49 66 75 49 239 79,7
Không 26 9 0 26 61 20,3
Tổng 75 75 75 75 300 100
Biểu đồ 3.2. Kiến thức của học sinh về điện có thể gây bỏng
Nhận xét: 79,7% học sinh biết điện có thể gây bỏng.
3.1.4. Nguyên nhân gây bỏng hay gặp nhất
Bảng 3.4: Nguyên nhân gây bỏng hay gặp nhất
Tác nhân gây bỏng

Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng Tỷ lệ %
Điện 46 55 74 40 215 71,66
Cám lợn nóng
3 40 70 15 128 62,66
Thức ăn nóng 50 40 71 50 211 70,33
Vôi tôi nóng 5 45 75 35 160 53,33
Lửa 67 53 75 68 263 87,66
Cháy nổ xăng dầu 53 54 74 56 237 79,00
Axit 67 46 73 37 223 74,33
Hỏa hoạn 15 53 75 65 207 69,00
Pháo và vật liệu nổ 14 48 34 16 112 37,33
Sét đánh 2 39 35 27 103 34,33
Nhận xét: Đây là tổng số lượt ý kiến của học sinh cho rằng trên đây là những
nguyên nhân gây bỏng hay gặp nhất.
22
Biểu đồ 3.3. Nguyên nhân gây bỏng hay gặp nhất
3.2. KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ CÁCH SƠ CỨU TAI NẠN DO
BỎNG
3.2.1. Phương pháp cứu người bị nạn khi xảy ra cháy
Bảng 3.5: Phương pháp cứu người bị nạn khi xảy ra cháy
Phương pháp Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng Tỷ lệ %
Ngay lập tức đưa ra khỏi
đám cháy
18 27 28 31 104 34,67
Để nơi thoáng khí, râm mát 11 12 8 4 35 11,67
Nới rộng quần áo 6 4 9 0 19 6,33
Gọi cấp cứu hoặc y tế 14 12 19 18 63 21,00
Tất cả các phương án trên 26 20 11 22 79 26,33
Tổng 75 75 75 75 300 100
Nhận xét: 26,33% học sinh biết hành động cứu nạn nhân khi đám cháy xảy ra

như đưa ra khỏi đám cháy, gọi cấp cứu, hoặc y tế…
3.2.2. Cách xử trí khi bị bỏng tại hiện trường
23
Bảng 3.6: Cách xử trí khi bị bỏng tại hiện trường
Cách xử trí Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng Tỷ lệ %
Bôi kem đánh răng 69 26 72 57 224 74,66
Nước mắm 1 0 0 22 23 7,66
Đắp bùn ướt 4 2 0 15 21 7,00
Dội nước mát sạch 48 57 74 69 248 82,66
Bôi mỡ trăn 14 0 0 24 38 12,66
Dầu mù u 0 0 0 19 19 6,33
Dung dịch hoặc
thuốc kháng sinh
5 24 24 16 74 24,66
Không bôi gì cả 0 1 0 2 3 1,00
Nhận xét: 82,66% học sinh biết dội nước sạch khi bị bỏng.
3.2.3. Kiến thức của học sinh về việc sử dụng thuốc đông y chữa bỏng
Bảng 3.7: Kiến thức của học sinh về việc sử dụng thuốc đông y chữa bỏng
Nhận thức Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng Tỷ lệ %
Dùng theo sự hướng
dẫn của thầy thuốc
38 52 47 57 194 64,67
Dùng theo kinh nghiệm 29 11 18 12 70 23,33
Không dùng 8 12 10 6 36 12,00
Tổng 75 75 75 75 300 100
Nhận xét: Có 64,67% học sinh cho rằng sử dụng thuốc đông y chữa bỏng cần
theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
3.2.4. Tình trạng người bị bỏng cần đưa tới cơ sở y tế
Bảng 3.8: Tình trạng người bị bỏng cần đưa tới cơ sở y tế
Tình trạng

người bị bỏng
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng Tỷ lệ %
Bỏng nặng 31 40 37 29 137 45,67
Nạn nhân bất tỉnh 6 9 7 11 33 11,00
24
Bỏng ở mặt hoặc bộ
phận sinh dục
13 11 12 15 51 17,00
Vết bỏng bị nhiễm
trùng
25 15 19 20 79 26,33
Tổng 75 75 75 75 300 100
Nhận xét: 45,67% học sinh cho rằng bỏng nặng cần đưa tới cơ sở y tế.
3.2.5. Hành động khi xảy ra cháy
Bảng 3.9: Hành động khi xảy ra cháy
Hành động Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng Tỷ lệ %
Gọi cứu hỏa 13 20 13 14 60 20,00
Thoát ra khỏi
đám cháy
12 9 18 27 66 22,00
Cắt điện 13 3 6 5 27 9,00
Tất cả các cách trên 36 43 38 29 146 48,67
Không làm gì cả 1 0 0 0 1 0,33
Tổng 75 75 75 75 300 100
Nhận xét: 48,67% học sinh biết hành động khi đám cháy xảy ra như: thoát ra
khỏi đám cháy, gọi cứu hỏa, cắt điện.
3.3. KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN DO
BỎNG
3.3.1. Hiểu biết của học sinh về địa điểm dễ gây bỏng trong nhà
Bảng 3.10: Hiểu biết của học sinh về địa điểm dễ gây bỏng trong nhà

Ý kiến Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng Tỷ lệ %
Bếp 72 74 69 75 290 96,67
Phòng khách 1 0 3 0 4 1,33
Phòng học 2 1 2 0 5 1,67
Phòng ngủ 0 0 1 0 1 0,33
Tổng 75 75 75 75 300 100
25

×