Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và duy trì sĩ số học sinh dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.98 KB, 13 trang )

Sạng kiãún kinh nghiãûm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và duy trì só
số học sinh ở trường
THCS

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Để duy trì sỉ số học sinh, nâng cao chất lượng học tập là việc làm
cấp thiết trong các nhà trường hiện nay; đặc biệt đối với những trường
thuộc vùng ba, đòa bàn có hai đối tượng học sinh: Học sinh kinh, học sinh
người đồng bào dân tộc thiểu số Jarai, Ba Nar. Với điều kiện kinh tế khó
khăn với mặt bằng dân trí thấp, nhận thức của các bậc phụ huynh học sinh
và các tổ chức đoàn thể ở đòa phương về ý nghóa của việc học tập của con
em mình chưa tốt. Nên tình trạng học sinh không ra trường ra lớp hoặc bỏ
học giữa chừng còn diễn ra rất nhiều làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo
dục của trường và không đảm bảo được các chỉ tiêu giáo dục của đòa
phương của ngành hàng năm. Do vậy, để duy trì só số học sinh và đẩy
mạnh phong trào hoạ tập trong nhà trường và ở đòa phương, thì người thầy
giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục giáo dưỡng và đònh
hướng tương lai cho học sinh.
Để làm tốt nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và nhân dân giao phó, mỗi
người thầy giáo phải xác đònh được vai trò trách nhiệm của bản thân đối
với nghề mình đã lựa chọn. Phải có một kế hoạch cụ thể và những
phương pháp giáo dục phù hợp đặc điểm tâm sinh lý học sinh, tổ chức các
hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của trường của đòa
phương để kích thích tinh thần ham học tập, thu hút các em đến trường,
đến lớp, tạo ra phong trào thi đua học tập sôi nổi có hiệu quả, hình thành
phẩm chất nhân cách, sáng tạo, tính tự giác, tính kỷ luật đối với mỗi học
sinh trong việc học tập ở trường cũng như ở nhà. Có tác động tích cực
trong phong trào xã hội hoá giáo dục, đẩy lùi được những tệ nạn xã hội
đang diễn ra hàng ngày trên các đòa bàn dân cư . Góp phần nâng cao dân
trí, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội Đáp ứng được sự phát triển của


đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
1
Sạng kiãún kinh nghiãûm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và duy trì só
số học sinh ở trường
THCS

Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ
nhiệm và duy trì só số học sinh dân tộc ”, nhằm góp phần nêu lên một vài
biện pháp từ thực tế trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm nhiều
năm liên tục trên đòa bàn vùng ba, nhằm duy trì được só số học sinh và
nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay
II/- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN:
1. Phạm vi nghiên cứu:
là một trường thuộc vùng ven thành phố nằm trên đòa bàn xã Trang,
chủ yếu là học sinh ở xã.
Với đòa bàn rộng, việc đi lại của học sinh còn gặp nhiều khó khăn,
nhất là đối với học sinh dân tộc, một số làng quá xa như làng Chăm Nẻ,
làng Hlang, Phạm ghè, ghè, Kol Đối với giáo viên, gặp nhiều khó khăn
trong việc đi lại gia đình phụ huynh học sinh để theo dõi nắm tình hình
học sinh của mình, có hướng động viên giúp đỡ kòp thời.
Về phía học sinh dân tộc với tâm lý e ngại, tự ti hay mắc cỡ khi đến
trường học chung với học sinh kinh có đủ điều kiện và lực học tốt hơn.
Bên cạnh đó sự quan tâm của gia đình phụ huynh học sinh cũng như các
đoàn thể ở thôn làng còn hạn chế. Nên động lực thúc đẩy phong trào học
tập từ gia đình và thôn làng là yếu tố quan trọng để động viên con em đến
trường đến lớp, có ý thức học tập tốt và hạn chế tình trạng học sinh bỏ
học.
Từ thực tế về đời sống kinh tế và văn hoá thấp, dẫn tới nhận thức
của các bậc phụ huynh về ý thức học tập của các em còn rất hạn chế, đây
là một vấn đề đặt ra cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp trong việc

vận động, tuyên truyền gia đình phụ huynh, tạo điều kiện cho con em đi
học và không bỏ học.
Vì vậy, đề tài này chỉ đề cập tới những kinh nghiệm trong phương
pháp chủ nhiệm và duy trì só số học sinh và chú trọng đặc biệt tới đối
tượng học sinh người đồng bào dân tộc thiếu số, và đối tượng học sinh
kinh gặp khó khăn trong việc học tập.
2
Sạng kiãún kinh nghiãûm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và duy trì só
số học sinh ở trường
THCS

2. Đối tượng nghiên cứu.
Độ tuổi từ 12 – 17 tuổi.
Thực tế trường mới được tách ra, bước đầu do chưa làm tốt công tác
vận động tuyên truyền, sự quan tâm của phụ huynh và các tổ chức đoàn
thể không thiết thực nên tỷ lệ học sinh có chiều hướng bỏ học khá cao
nhất là học sinh đồng bào dân tộc Ba Nar và Jarai
Việc nghiên cứu kinh nghiệm của bản thân qua trực tiếp làm công
tác chủ nhiệm lớp và tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm các đồng nghiệp Bản
thân mong muốn tìm ra những biện pháp tối ưu để làm tốt công tác chủ
nhiệm của mình và duy trì được só số học sinh đảm bảo yêu cầu về chỉ tiêu
của ngành, của trường.
3. Quá trình nghiên cứu:
Từ năm 2003 –2005.
Bằng việc xây dựng kế hoạch và phương pháp giáo dục học sinh
qua từng tuần, từng tháng và của cả năm học.
Nắm được cụ thể từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình,
đặc điểm tâm sinh lý về năng khiếu bẩm sinh của học sinh
Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, có tinh thần tương thân, tương ái
giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống

Xây dựng được đội ngũ cán sự lớp có năng lực trong học tập và năng lực
trong tổ chức quản lý lớp
Điều tra những học sinh hay nghó học và những học sinh bỏ học,
tìm ra nguyên nhân cơ bản để có hướng động viên giúp đỡ các em trở lại
trường lớp kòp thời.
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi lớp trong sinh hoạt tập
thể, phối kết hợp với giáo viên bộ môn – đoàn – đội, BCH nhà trường, hội
phụ huynh học sinh để kòp thời uốn nắn những khuyết điểm mà các em
mắc phải, hướng các em vào một quỹ đạo chung: Học tập – rèn luyện đức,
trách nhiệm, nghóa vụ của học sinh đối với trường lớp.
3
Sạng kiãún kinh nghiãûm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và duy trì só
số học sinh ở trường
THCS

B/- PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp và duy trì só số học
sinh? Đó là vấn đề đặt lên vai của mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp là quản lý các em một cách toàn
diện về ý thức học tập, ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, có tính kỷ
luật cao trong tổ chức lớp nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho
các em.
Làm tốt công tác chủ nhiệm sẽ giảm được tình trạng học sinh bỏ học
giữ vững được só số lớp của trường, có ý nghóa thiết thực và lâu dài về an,
chính trò, kinh tế, văn hoá của đất nước; góp phần thúc đẩy phong trào xã
hội hoá giáo dục của xã nhà ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu phát
triển của xã hội.
Xuất phát từ ý nghóa thực tiễn đó, người giáo viên phải xác đònh
được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục học sinh: Đặt

trách nhiệm đó cao hơn hết, vì lợi ích “trăm năm”, vì bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đồi sau mà phải “trồng người”, đào tạo các em thành
những người công dân hữu ích cho xã hội.
Để đạt được mục đích trên cần phải có một đònh hướng cụ thể, áp
dựng những phương pháp tốt nhất trong quá trình làm công tác chủ nhiệm,
làm cho các em thấy được ý nghóa cuộc việc học tập đối với bản thân
mình sau này.
Vì vậy, bản thân tôi làm công tác chủ nhiệm đã nhiều năm, cũng đã
có những trăn trở làm thế nào để học sinh ngày càng tốt và giảm được
tình trạng học sinh bỏ học. Đặc biệt là học sinh trên đòa bàn vùng ven
thành phố trong đó học sinh đồng bào dân tộc tiểu số chiếm gần 1/2. Qua
kinh nghiệm học hỏi và tích luỹ được từ thực tế trong những năm qua, tôi
mong muốn góp phần nêu lên một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm
và duy trì só số học sinh.
4
Sạng kiãún kinh nghiãûm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và duy trì só
số học sinh ở trường
THCS

II. THỰC TRẠNG HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN:
1. Đối với học sinh kinh:
Phần lớn là xuất thân từ gia đình làm nông thu nhập kinh tế hàng
năm của mỗi hộ gia đình thấp, tính cộng đồng hạn chế. Về mặt dân trí còn
thấp, gia đình xã hội chưa tạo ra động lực thúc đẩy phong trào học tập của
con em, chỉ chú trọng vào làm kinh tế.
Đối với học sinh bò ảnh hưởng bởi môi trường sống của một số
thanh niên bỏ học hư hỏng, tệ nạn, rượu chè, thành băng nhóm trộm cắp,
quậy phá và lối sống buông thả đã tiêm nhiễm vào tầm thức của các em
học sinh. Từ môi trường gia đình và xã hội đã ảnh hưởng tới chất lượng
học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh trong trường dẫn tới học sinh có

tư tưởng bỏ học và học yếu kém.
Đối với các tổ chức đoàn thể của xã cũng chưa thực sự quan tâm tới
phong trào giáo dục của xã nhà.
2. Đối với học sinh đồng bào dân tộc thiểu số:
Do điều kiện kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí thấp các bậc
phụ huynh phần lớn không có trình độ văn hoá. Đời sống văn hoá chỉ bó
hẹp trong làng bản, ít được giáo lưu nền văn hoá bên ngoài, phong tục tập
quán còn lạc hậu. Vì thế, việc chăm lo cho con em mình đến trường học
tập chưa thực hiện được, đặc biệt khó khăn với thầy cô giáo trong công tác
tuyên truyền vận động các em đến trường.
Đối với học sinh chưa nhận thức được ý nghóa của việc học tập đối
với bản thân; tâm lý e ngại không thích đến trường sợ va chạm đến học
sinh kinh, cộng với sức ép tâm lý từ việc học bài, làm bài ở nhà, ở lớp
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm không hiểu
được ngôn ngữ của dân tộc Jarai và BaNar nên khó khăn trong việc vận
động tuyên truyền học sinh và phụ huynh học sinh.
Đòa bàn của xã Trang quá rộng gây khó khăn trong việc đi lại của
giáo viên và học sinh. Đặc biệt chính quyền hai xã chưa thực sự vào cuộc
để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
5
Sạng kiãún kinh nghiãûm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và duy trì só
số học sinh ở trường
THCS

III/- MỘT SỐ CÔNG TÁC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
VÀ DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH:
1. Để làm tốt công tác chủ nhiệm: của mình, ngay từ đầu năm học
giáo viên phải nắm được lý lòch học sinh, từng bước tìm hiểu về hoàn cảnh
gia đình, tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, năng khiếu, sở thích của các
em để có hướng động viên, giúp đỡ, giáo dục các em.

2. Xây dựng nề nếp lớp ngay từ đầu năm: Về nội qui, qui chế của
nhà trường, của Đoàn – đội và nhiệm vụ của học sinh đối với trường. Để
cho lớp có ý thức tự quản, giáo viên chủ nhiệm phải nghiên cứu lựa chọn
những học sinh vừa học giỏi, khá các môn, vừa có khả năng quản lý lớp
tốt bầu vào ban cán sự lớp trong Đại hội lớp đầu năm học, giáo viên chủ
nhiệm giành thời gian hướng dẫn cho ban cán sự lớp về kỹ năng cơ bản,
cần thiết trong công tác quản lý lớp sinh hoạt, học tập, tham gia các phong
trào và ý thức chấp hành nội qui, qui chế trường học cũng như thực hiện
các kế hoạch của lớp đã vạch ra trong tuần.
3. Từng bước xây dựng tinh thần đoàn kết tinh thần tương thân tương
ái giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống, sắp xếp chỗ ngồi hợp lý
giữa học sinh học khá giỏi và học sinh học lực trung bình, yếu, kém, để
xây dựng đôi bạn cùng tiến, đặc biệt giúp đỡ những học sinh người đồng
bào vừa nâng cao chất lượng học tập vừa tạo tình cảm gắn bó yêu thương,
rút ngắn khoảng cách giữa hai đối tượng học sinh kinh và học sinh đồng
bào dân tộc thiểu số.
4. Xây dựng phong trào học tập và rèn luyện đạo đức bằng cách
chấm điểm thi đua trong tuần giữa các cá nhân và các tổ trong lớp, cuối
tuần tổ trưởng có thể tổng kết đánh giá điểm thi đua trong học tập, điểm
rèn luyện của từng tổ viên trong tổ. Dưới sự điều khiển của lớp trưởng, lớp
phó học tập cho các thành viên của các tổ phát biểu ý kiến một cách
nghiêm túc trong giờ sinh hoạt lớp, nhất là đối với những bạn có điểm thi
đua xếp loại trung bình, yếu, giúp các em nhận ra được những ưu,
6
Sạng kiãún kinh nghiãûm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và duy trì só
số học sinh ở trường
THCS

khuyết điểm và có hướng khắc phục trong những tuần tới. Lớp trưởng
đánh giá nhận xét chung giữa mặt làm được và chưa làm được, tuyên

dương những bạn có ý thức phấn đấu trong học tập và rèn luyện đồng thời
nhắc nhở, động viên những bạn chưa đạt được thành tích mà tổ và lớp đã
đề ra. Từ báo cáo của lớp cuối tuần giáo viên chủ nhiệm nắm được tình
hình cụ thể của từng cá nhân học sinh để có hướng nhắc nhở và vạch ra kế
hoạch cho tuần tới yêu cầu ban cán sự lớp, tổ trưởng các tổ, tổ trưởng bộ
môn phải quán triệt các thành viên trong lớp thực hiện.
5. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tham gia sinh hoạt cùng với
lớp ngay từ 15 phút đầu giờ để uốn nắn nề nếp sinh hoạ, hướng dẫn cho
các tổ trưởng các tổ kiểm tra việc học bài và làm bài tập chuẩn bò bài mới
của các tổ viên trong tổâ và những bài tập khó, những vấn đề vướng mắc
trong bài học, thì yêu cầu tổ trưởng bộ môn giải đáp: lên bảng giải bài tập
hoặc trình bày vấn đề mà một số bạn không hiểu và cả lớp thảo luận tìm
ra kết quả chung.
6. Giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp giảng dạy lớp mình chủ
nhiệm, để tiện theo dõi và giúp đỡ các em. Chủ động tổ chức cho lớp sinh
hoạt ngoại khoá hoặc qua những tiết hoạt động ngoài giờ ở trên lớp,
hướng dẫn cho các em cách thức tổ chức, đặc biệt qua những buổi sinh
hoạt đó nhằm giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, biết ơn,
tôn trọng những thành quả mà cha ông mình đã làm nên, có ý thức học
tập, giữ gìn và phát huy những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam Đó cũng là những bài học giáo dục đạo đức,
giáo dục truyền thống lòch sử mà giáo viên lồng ghép trong quá trình trực
tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm của mình, bồi đắp những tình
cảm tốt đẹp trong tâm hồn các em, giúp các em tự biết đánh giá, tự biết
khẳng đònh mình ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó các
em có ý thức trong việc học tập và rèn luyện đạo đức, có ý thức tham gia
các phong trào văn hoá văn nghệ – thể dục thể thao do nhà trường hoặc
7
Sạng kiãún kinh nghiãûm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và duy trì só
số học sinh ở trường

THCS

Đoàn – đội phát động, có ý thức giữ gìn cơ sở vật chất của trường, giữ gìn
an ninh học đường và chấp hành tốt luật an toàn giao thông, xây dựng môi
trường văn hoá lành mạnh ở trong trường học, có tác động tích cực đối với
môi trường xã hội nơi các em cư trú
7. Công tác phối kết hợp:
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn trực tiếp giảng
dạy để nắm được tình hình hoạt động của lớp, phát hiện kòp thời để những
biểu hiện sai trái của học sinh như hành vi cư xử đối với thầy cô, đối với
bạn bè hoặc lười học bài và làm bài tập ở nhà, thiếu ý thức xây dựng bài
học trên lớp hoặc có tư tưởng mệt mỏi Những thông tin này sẽ được
cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm sau mỗi buổi học để giáo viên chủ
nhiệm theo dõi tìm ra nguyên nhân và có hướng động viên giúp đỡ và có
thể đưa ra kiểm điểm trong những giờ sinh hoạt lớp. Đay cũng là những
thông tin để giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn nên có hướng phụ
đạo cho học sinh yếu kém, giúp đỡ các em học tốt hơn.
Đối với học sinh dân tộc, tính tự ti, tự ái cao, ngôn ngữ phổ thông
chưa thành thạo, sự tiếp thu bài trên lớp còn hạn chế, hoàn cảnh kinh tế
gia đình còn khó khăn, nên các em còn mặc cảm về bản thân mình Vì
thế giáo viên chủ nhiệm, cũng như giáo viên bộ môn phải đặc biệt quan
tâm giúp đỡ: Thường xuyên gần gũi trò chuyện với các em động viên cho
các em đây cũng là cách thức để thầy cô giáo học tập được ngôn ngữ
Jarai và BaNar và hiểu các em hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc
tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh có hiệu quả. Trong từng giờ
học học việc kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bò bài mới hay cách cho điểm
Cần nhẹ nhàng tế nhò, cần dành những câu hỏi phát hiện phù hợp nhận
thức của các em để các em trả lời. Phương pháp dạy học này phải khéo
léo để tránh tư tưởng không bằng lòng của học sinh người kinh hay sự ỷ
lại của học sinh dân tộc. Gây mất đoàn kết trong lớp học, ảnh hưởng đến

chất lượng dạy và học, dẫn tới tình tràng học sinh dân tộc chán nản và bỏ
học. Hoặc trong các phong trào tập thể giáo viên cũng tạo điều kiện cho
8
Sạng kiãún kinh nghiãûm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và duy trì só
số học sinh ở trường
THCS

các em tham gia văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao Từ đó giúp các em
có sự tự tin khi đến trường đến lớp và có ý thức học tập tốt hơn.
Đối với học sinh kinh có hoàn cảnh khó khăn như vậy, giáo viên
cũng luôn lưu ý quan tâm động viên giúp đỡ để các em vượt qua hoàn
cảnh khó khăn của gia đình và xác đònh được công việc học tập của bản
thân.
Sự quan tâm của thầy cô giáo đối với các em và gia đình các em, sẽ
xây đắp nên mối tình cảm tốt đẹp của tình thầy trò và cảm hoá được cả
những học sinh cá biệt trong lớp, làm cho các em biết vâng lời thầy cô
giáo biết ơn sự dạy dỗ của thầy cô và biết được trách nhiệm của bản thân
mình khi đến trường. Tạo không khí vui vẻ thoải mái trong học tập và vui
chơi.
8. Phối kết hợp với nhà trường – Đoàn đội
Trên cơ sở theo dõi và nắm được tình hình học sinh hàng ngày báo
cáo những vấn đề cần thiết cho ban giám hiệu và Đoàn - Đội để có kế
hoạch chỉ đạo, nhằm đẩy mạnh phong trào chung của trường, tạo cho các
em có sân chơi lành mạnh bổ ích, thu hút đông đảo các em tham gia phong
trào và hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học.
9. Công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
Đây là một việc làm quan trọng thể hiện sự phối kết hợp giữa gia
đình và nhà trường trong việc giáo dục các em. Giáo viên chủ nhiệm nắm
rõ chỗ ở của gia đình học sinh, thường xuyên liên hệ với phụ huynh học
sinh để báo cáo tình hình học tập của con em phụ huynh, đồng thời phụ

huynh học sinh cung cấp thông tin đầy đủ chính xác, kòp thời cho giáo
viên chủ nhiệm. Đối với phụ huynh học sinh trên đòa bàn xã Trang giáo
viên chủ nhiệm còn phải làm tốt công tác vận động tuyên truyền chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và tác dụng, ý nghóa của
con đường học tập đối với bản thân con em lôi kéo các bậc phụ huynh
cùng vào cuộc, có trách nhiệm động viên con em mình và cả cộng đồng.
9
Sạng kiãún kinh nghiãûm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và duy trì só
số học sinh ở trường
THCS

10. Công tác phối kết hợp với chính quyền đòa phương:
Với thực trạng ở đòa bàn vùng ven như đã phân tích ở trên thì để đẩy
mạnh xã hội hoá giáo dục, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và
tầng lớp nhân dân là việc làm quan trọng hàng đầu. Không có nhận thức
đúng thì không thể hành động đúng. Và trong sự nghiệp này, vai trò của
ngành giáo dục là chủ công, bên cạnh đó phải có sự hỗ trợ và cùng vào
cuộc của các tổ chức đoàn thể, tầng lớp nhân dân của đòa phương đều
tham gia làm công tác giáo dục, nhận thức được “Giáo dục là quốc sách
hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”
Đối với học sinh vùng đồng bào dân tộc để huy động được các em
ra lớp và hạn chế tình trạng các em bỏ học thì vai trò của già làng, trưởng
thôn, bí thư chi bộ, đoàn thanh niên Là những tổ chức quan trọng mà
giáo viên chủ nhiệm cần biết khai thác, bằng việc vận động tuyên truyền
để họ nhận thức được và có những biện pháp cụ thể động viên, giúp đỡ
con em đi học.
Tất cả những phương pháp trên đều thể hiện vai trò trách nhiệm
của giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng học tập của học
sinh, rèn luyện phẩm chất đạo đức tạo môi trường tốt nhất cho các em

được học tập sinh hoạt, được tham gia các phong trào thu hút các em đến
trường, đến lớp và các em nhận thức được chỉ có học tập mới giúp các em
trưởng thành và có ích đối với gia đình và xã hội.
IV/- MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC TRONG NĂM QUA:
Qua việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp nêu trên từng bước
nâng cao được chất lượng học tập, giảm được tình trạng học sinh bỏ học
và tình trạng học sinh vi phạm an ninh học đường, vi phạm luật an toàn
10
Sạng kiãún kinh nghiãûm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và duy trì só
số học sinh ở trường
THCS

giao thông diễn ra, nề nếp học sinh ngày càng tốt từ cách ăn mặc, cách cư
xử và tuân thủ nội qui của nhà trường.
+ Kết quả đạt được trong hai năm qua như sau:
Năm
học
Lớp
chủ
nhiệm
Sỉ số học sinh Chất lượng học lực của năm Hạnh kiểm của năm
TSHS
đầu năm
HSDT
TSHS cuối
năm
TS/ DT
Giỏi Khá Tb Yếu Tốt Khá TB
2003
2004

7B
35/16
45,7%
34/15
44,1%
2
5,9%
7
20,6%
19
55,9%
6
17.6%
15
44,1%
14
41,2%
5
14,7
2004
2005
7B
36/18
50%
35/17
48,6%
2
5,7%
8
22,9%

21
60%
4
11,4%
16
45,7%
17
48,6%
2
5,7
V/- BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Dạy học không chỉ là nghề nghiệp, đó còn là sự đam mê, chỉ có
lòng đam mê mới giúp chúng ta làm việc hết khả năng tinh thần trách
nhiệm mới có những bửu xúc, trăn trở, lo lắng đối với những học sinh
thân yêu của mình.
Ngược lại, nếu các em nhận thức được sự quan tâm, tận t, sự yêu
thương của thầy cô thì các em thích đến trường, đến lớp và là động lực tốt
cho các em phấn đấu trong học tập và rèn luyện. “Một trong những điều
quan trọng nhất đối với người thầy là mang đến cho học sinh của mình sự
an ủi, vỗ về và lấy đi nỗi lo âu, buồn bã”.
2. Để giáo dục cho học sinh một cách toàn diện hạn chế học sinh bỏ
học thì phải có sự cộng tác phối kết hợp của tập thể giáo viên trong
trường, sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Đảng Uỷ, các tổ chức đoàn thể
và nhân dân trên đòa bàn.
3. Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác vận động tuyên truyền chủ
trương chính sách của Đảng pháp luật Nhà nước đặc biệt tuyên truyền về
tác dụng ý nghóa của công tác giáo dục đối với con em trong tương lai để
cho toàn xã hội đều có trách nhiệm trong công tác xã hội hoá giáo dục
11
Sạng kiãún kinh nghiãûm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và duy trì só

số học sinh ở trường
THCS

đáp ứng được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong những năm
gần đây.
VI/- KẾT LUẬN:
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Công tác chủ nhiệm và duy trì
só số học sinh ” ở trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn thuộc xã Trang tôi
nhận thấy:
Đối với bản thân giáo viên, vừa trực tiếp giảng dạy, vừa làm công
tác chủ nhiệm, đúc rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích về
phương pháp quản lý lớp ngày càng có nề nếp, thúc đẩy phong trào thi đua
học tập của các em, tạo tâm lý thoải mái cho các giáo viên bộ môn khi
đứng lớp đem lại hiệu quả cao cho từng giờ học.
Đối với học sinh được rèn luyện qua những phương pháp giáo dục
củ thầy cô giáo qua một quá trình dần dần các em nhận thức ra vấn đề, lôi
cuốn được các em đến trường, đến lớp và có ý thức học bài, làm bài ở nhà
có ý thức xây dựng bài học trên lớp, có sự ganh đua trong học tập và rèn
luyện, có ý thức xây dựng tập thể lớp có tinh thần đoàn kết, tương thân
tương ái, tham gia nhiệt tình các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục
thể thao Tính tự giác, tự chủ của các em dần dần được phát huy giúp
các em tự biết đánh giá chính bản thân mình, biết làm những gì nên làm
và những gì không nên làm tạo ra được môi trường có văn hoá ở trường
học và các em là nhân tố trong việc xây dựng gia đình, thôn làng văn hoá.
Đối với phụ huynh học sinh dần dần cũng hiểu ra “ Giáo dục là
quốc sách hàng đầu” nên đã có sự đầu tư quan tâm thiết thực cho con em
mình trong quá trình học tập ở trường và ở gia đình.
Đây chỉ là bước đầu vừa nghiên cứu vừa thử nghiệm qua cả một quá
trình làm công tác chủ nhiệm của mình, bản thân tôi nhận thấy được cần
phải tiếp tục nghiên cứu và áp dụng những biện pháp trên và có sự điều

chỉnh bổ sung thật cụ thể xác thực với từng đối tượng học sinh trong những
năm tiếp theo để đạt được kết quả tốt nhất trong công tác giáo dục, từng
bước rút ngắn khoảng cách chất lượng dạy và học ở vùng ven thành phố
12
Sạng kiãún kinh nghiãûm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và duy trì só
số học sinh ở trường
THCS

ngang bằng với các vùng nội thò, tạo niềm tin cho nhân dân khi gửi con em
mình vào học tại trường và đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục chung của
toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Xã Trang, Ngày 6 tháng 3 năm 2006
Người viết
Trần Đình Truyền
13

×