Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 - 2009
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trường học là một tổ chức sư phạm - xã hội được hình thành để thực
hiện một mục đích nhất định. Trường học, tổ chức cơ sở của hệ thống giáo
dục, nơi tập hợp những người thực hiện nhiệm vụ chung là dạy và học, giáo
dục đào tạo những nhân cách theo mục tiêu đề ra. Trường học là nơi tập hợp
hai chủ thể chính: giáo viên và học sinh. Việc quản lý trường đưa đến kết quả
làm cho mỗi chủ thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong sự
cộng tác gắn bó hài hồ của tổ chức trường học.
Quản lý trường học về bản chất là quản lý con người, quản lý cơ sở vật
chất. Quản lý trường học bao gồm một hệ thống những tác động sư phạm hợp
lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các
lực lượng xã hội trong và ngồi nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức
lực, trí tuệ của họ về việc hồn thành có chất lượng mục tiêu dự kiến. Vì vậy
cơng tác quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh là khâu trọng tâm
của cơng tác quản lý trường học, quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ là động
lực của sự phát triển nhà trường, của q trình giáo dục.
Năm học 2002 - 2003 tơi được tổ chức điều động từ trường THCS
Nguyễn Huệ - An Khê về cơng tác tại trường THCS Chu Văn An - An Khê
nay là trường THCS Chu Văn An - Đak Pơ, trong những lúc đầy khó khăn
bộn bề có 10 phòng học phải dung nạp 30 lớp 1.200 học sinh; cán bộ nhân
viên 51 người, thiếu bàn ghế, thiếu lớp học, thiếu giáo viên, thầy và trò phải
đi học nhờ hội trường UBND xã; trụ sở thơn Tân Hiệp, trường tiểu học Trần
Phú xã Tân An, tiểu học Lê Q Đơn xã Cư An, thì làm sao có giáo viên giỏi
học sinh giỏi các cấp được.
Trước tình hình thực tế của một xã đơng dân cư phần lớn sống bằng nghề
nơng; con em nhân dân đến trường là điều khó khăn vì địa bàn xã rộng mà chỉ
có một trường THCS cộng vào đó thầy và trò phải đi dạy nhờ, học nhờ 4 năm
NTH: Phạm Thò Điểu
Trang: 1
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 - 2009
liền đến năm học 2006 - 2007 mới tách được một trường THCS để đáp ứng
nhu cầu dạy và học của nhà trường.
Trước những khó khăn về cơ sở vật chất, về đội ngũ, tơi rất trăn trở với
mọi phong trào thi đua của nhà trường phải làm gì để thúc đẩy phong trào
“Dạy - Học” của nhà trường, khơng để những khó khăn đó làm cản trở việc
thi đua “Dạy tốt và học tốt” của trường, tơi đã miệt mài tìm ra những giải
pháp nhằm động viên giáo viên - học sinh hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Đó là cơng tác quản lý: “ Bồi dưỡng đội ngũ ở nhà trường nêu cao nhận
thức trách nhiệm nhà giáo trong giai đoạn hiện nay ”. Nhờ đó mà trường
THCS Chu Văn An nay đã có đội ngũ giáo viên giỏi, học sinh giỏi hàng năm
cao nhất các trường trong huyện, có tập thể nhà giáo đồn kết phát huy sức
mạnh của tập thể hồn thành xuất sắc nhiệm vụ bốn năm liền là tập thể lao
động xuất sắc được UBND tỉnh tặng bằng khen, đạt được thành tích đó là nhờ
vào sự nổ lực của thầy và trò trong nhà trường, đặc biệt trong cơng tác quản lý
bồi dưỡng đội ngũ nhằm phát huy hết tối đa năng lực đội ngũ, để đưa nhà
trường tiến lên.
Chính vì những lý do đó, mà tơi chọn đề tài này “Một vài kinh nghiệm
trong cơng tác quản lý và bồi dưỡng đội ngũ ở trường THCS Chu Văn An –
Đak Pơ”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của cơng tác quản lý và bồi dưỡng đội ngũ
ở trường THCS
2. Nghiên cứu thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân
viên và học sinh trong nhà trường
3. Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp khả thi nhằm phát huy chất
lượng đội ngũ
4. Kết quả đạt được và rút ra bài học kinh nghiệm
NTH: Phạm Thò Điểu
Trang: 2
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 - 2009
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Một vài kinh nghiệm trong cơng tác quản lý và bồi dưỡng đội ngũ
trong nhà trường.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tơi dùng phương pháp tổng kết
kinh nghiệm giáo dục.
V. GIỚI HẠN VỀ KHƠNG GIAN
Vì hạn chế nguồn lực và thời gian, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong
phạm vi trường THCS Chu Văn An - Đak Pơ - Gia Lai.
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Đề nghiên cứu và thể nghiệm trong thời gian hơn 5 năm học, bắt đầu từ
năm học 2003-2004, đã được tổng kết rút kinh nghiệm vào cuối học kỳ I năm
học 2008-2009.
NTH: Phạm Thò Điểu
Trang: 3
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 - 2009
B. PHẦN NỘI DUNG :
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CƠNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BỒI DƯỠNG
ĐỘI NGŨ TRƯỜNG THCS :
Quản lý đội ngũ là một mặt cấu thành của hoạt động quản lý, đề cập
đến con người trong tổ chức, trong nhà trường đó chính là việc chăm lo xây
dựng và quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên, học sinh.
Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu giữ vai trò rất quan trọng trong
việc thực hiện mục tiêu giáo dục và kế hoạch đào tạo, là người có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự thành cơng hay thất bại của nhà trường. Vì vậy việc chăm lo
xây dựng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trung tâm là ưu tiên hàng đầu trong
cơng tác quản lý nhà trường. Những người cán bộ quản lý trường học nhận
thức được vị trí của cơng tác này đầu tư cơng sức trí tuệ cho cơng tác sẽ thu
được những thành cơng trong cơng tác quản lý trường học.
Mục tiêu của cơng tác quản lý và phát triển đội ngũ trong nhà trường là
xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và
loại hình đồn kết nhất trí trên cơ sở đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản
Việt Nam để ngày càng vững mạnh về chính trị, chun mơn nghiệp vụ, đủ
sức thực hiện có chất lượng kế hoạch và mục tiêu đào tạo.
Như vậy cơng tác quản lý và bồi dưỡng đội ngũ trong nhà trường trước
hết phải chăm lo cho đội ngũ đủ về số lượng và vững chắc về chất lượng để
đủ sức thực hiện nội dung giáo dục tồn diện đã quy định trong kế hoạch đào
tạo với hiệu quả cao nhất.
Những điều quan trọng hơn hết là làm cho mọi người biết đồn kết và có
điều kiện để sáng tạo trong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức sao cho mỗi
người đều phấn khởi và hài lòng gắn bó hết mình với nhà trường, tìm thấy lợi
ích của cá nhân trong mục tiêu chung của nhà trường, thấy được sự phát triển
của cá nhân gắn liền với sự phát triển của nhà trường.
NTH: Phạm Thò Điểu
Trang: 4
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 - 2009
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIÁO VIÊN,
NHÂN VIÊN TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC 2008 -2009 :
1. Đặc điểm tình hình về đội ngũ trường lớp :
Đầu năm học tổng số CB, GV-NV : 41 (nữ 27)
Cuối học kỳ I tổng số CB GV-NV : 43 (nữ 28)
Đảng viên : 08
Đồn viên Cơng đồn : 41
Đồn thanh niên : 96 (trong đó đồn giáo viên 21 đ/c)
Trường có 01 tổ chức cơng đồn, chi đồn, liên đội. Đặc biệt có 01 chi
bộ Đảng.
Trường có 21 lớp : 813 học sinh (nữ 416)
Khối 6 có 7 lớp : 282 học sinh (nữ 129)
Khối 7 có 5 lớp : 207 học sinh (nữ 104)
Khối 8 có 5 lớp : 178 học sinh (nữ 99)
Khối 9 có 4 lớp : 146 học sinh (nữ 84)
2. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương,
sự lãnh đạo của Phòng GD&ĐT về chun mơn.
- Trường có 01 Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu thực sự đồn kết lãnh đạo
các đồn thể trong nhà trường đi sâu vào chất lượng dạy và học.
- Có đội ngũ giáo viên u nghề mến trẻ, nhiệt tình trong mọi cơng tác
được giao, học sinh chăm học, duy trì truyền thống hiếu học nhiều năm liền
có đội ngũ giáo viên giỏi học sinh giỏi các cấp cao nhất huyện.
- Trình độ dân trí ngày một nâng cao nhiều phụ huynh đã chăm lo đến
việc học tập của con em mình về mọi mặt.
3. Khó khăn :
- Là một xã đơng dân cư, phần lớn là các gia đình phụ huynh làm nơng
nghiệp, có một số ít phụ huynh còn khốn con em cho nhà trường.
- Điều kiện tu dưỡng và học tập một số ít em học sinh còn hạn chế.
NTH: Phạm Thò Điểu
Trang: 5
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 - 2009
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ
Ở TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN - ĐAK PƠ :
- Cơng tác quản lý cán bộ giáo viên, nhân viên bao gồm quản lý về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống, quản lý cơng việc, quản lý về sinh hoạt
đồn thể. Việc xây dựng tập thể sư phạm nhà trường là nhiệm vụ hàng đầu
của hiệu trưởng. Đây là điều kiện quyết định bảo đảm thực hiện có hiệu quả
mục tiêu giáo dục, trong đó có kết quả cơng tác quản lý của hiệu trưởng.
- Những biện pháp xây dựng tập thể sư phạm là những biện pháp mang
tính tổng hợp cao, đòi hỏi nhiều người tham gia đó là những biện pháp quản
lý phát triển đội ngũ mà bản thân tơi thực hiện trong những năm qua.
1. Tìm hiểu nắm chắc tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên
Điều kiện đầu tiên để tìm hiểu đội ngũ của mình là phải nắm chắc tình
hình đội ngũ về mọi mặt: “Tiểu sử, q tình đào tạo, q trình cơng tác, hồn
cảnh gia đình, sở trường nguyện vọng, mặt mạnh mặt yếu …”
Như vậy việc tìm hiểu cần chú ý đến q khứ, hiện tại và thế phát triển
trong tương lai chủ yếu là hiện tại, việc tìm hiểu nhận xét cán bộ giáo viên,
nhân viên cần đặt trên quan điểm phát triển, tránh những định kiến ban đầu,
nhìn con người một cách tĩnh tại, khi mới nắm được một số thơng tin về q
khứ của đối tượng, trong thực tế nhiều giáo viên có những điểm yếu nhưng họ
đã cố gắng vươn lên cùng với sự giúp đỡ của tập thể, họ đã đạt được nhiều
thành tích cao và trở thành người tốt. Ngược lại có những người đạt được
nhiều thành tích cao nhưng khơng tiếp tục phấn đấu, thì một thời gian sẽ bị tụt
hậu, khơng vươn lên kịp với những u cầu mới về chun mơn và các mặt.
Việc tìm hiểu đội ngũ giáo viên, nhân viên phải tìm ra những điểm
mạnh, điểm yếu về từng mặt của từng cá nhân, của cả tập thể, chọn lọc những
nội dung phục vụ cho những mục đích bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ ngày
một tốt hơn.
Tơi đã thực hiện các biện pháp sau để tìm hiểu đội ngũ :
NTH: Phạm Thò Điểu
Trang: 6
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 - 2009
a) Nghiên cứu hồ sơ của cán bộ giáo viên nhân viên: như lý lịch, phiếu
nhận xét đánh giá cơng chức hàng năm …
b) Quan sát đánh giá kết hợp xem xét dư luận tập thể và biện pháp
thường sử dụng nhiều nhất gắn với chức năng kiểm tra của hiệu trưởng, giúp
đánh giá con người trong hiện tại.
Biện pháp này thường có được chính xác cao nhất là những tập thể mạnh,
dư luận quần chúng thường cơng bằng và đúng mực. Vì vậy hiệu trưởng nên
lắng nghe ý kiến của tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh.
c) Gặp riêng đối tượng cần tìm hiểu, việc gặp riêng khơng phải là biện
pháp thường xun, nhưng trong nhiều trường hợp có thể làm rõ các vấn đề
trong q trình cơng tác hiệu trưởng cần xác định mục đích, nội dung cuộc
trao đổi, tạo ra buổi gặp gỡ diễn ra trong khơng khí cởi mở, tế nhị và cảm
thơng, gần gũi.
Việc tìm hiểu, nắm bắt tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên cần
phải được làm thường xun, nhưng phải có chọn lọc trọng tâm đối tượng,
ngoại hình cán bộ hay từng mặt của cán bộ, trong những thời gian nhất định,
ghi chép và lưu ý về xu hướng phát triển để có hướng bồi dưỡng cho cán bộ
giáo viên, nhân viên.
2. Hồn thiện cơ cấu và cơ chế hoạt động của tập thể sư phạm:
Các tổ chức chính thức trong nhà trường được qui định trong điều lệ
trường phổ thơng, người hiệu trưởng phải xây dựng được cơ chế hoạt động
của từng tổ chức, bất kỳ tổ chức nào cũng tiềm ẩn một tiềm năng, nếu tổ chức
có cơ chế hợp lý thì tiềm năng đó sẽ phát triển, làm cho tổ chức trở nên năng
động và tạo nên sức mạnh lớn của tổ chức và ngược lại một cơ chế khơng phù
hợp sẽ làm cho tổ chức yếu đi, có khi dẫn đến triệt tiêu sức mạnh của tập thể.
Trong hoạt động quản lý nhà trường, tơi đã xây dựng tốt các mối quan hệ
giữa Hiệu trưởng - với Đảng - Cơng đồn - Đồn thanh niên và quan hệ giữa
hiệu trưởng - phó hiệu trưởng - các tổ chun mơn và các đồn thể khác …
Sự thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường hướng theo mục tiêu đào tạo,
NTH: Phạm Thò Điểu
Trang: 7
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 - 2009
tạo nên giá trị và sức mạnh của tập thể. Vì vậy tơi đã tạo nên một đội ngũ
những người cộng sự có năng lực, có sức mạnh đồn kết, tin tưởng lẫn nhau
trong đó mỗi người thấy hài lòng với cơng việc được giao, vừa thoả mãn
nhiều hơn nhu cầu xã hội của mình.
Tơi đã phân cơng cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của đội ngũ những
người cộng sự, tơi đã qui định tổ chức về chế độ báo cáo thành thực, trong
việc phân cơng phải hợp lý, cân đối giữa trách nhiệm và quyền hạn, khối
lượng cơng việc phải phù hợp với trình độ và năng lực của mỗi người. Tơi đã
xây dựng được mục tiêu cụ thể chính xác, khi xây dựng mục tiêu các thành
viên phải được bàn bạc dân chủ thực sự, mỗi người đều được nêu ý kiến và
mỗi ý kiến đều được xem xét một cách bình đẳng, mục tiêu phải phù hợp với
lợi ích của tập thể và cá nhân có tính thực tế và khả thi.
3. Xây dựng nề nếp tập thể:
Tơi đã xây dựng được các nề nếp lao động, nề nếp sinh hoạt trong nhà
trường. Đây là cơ sở để duy trì kỷ cương, là tiền đề cho sự đồn kết và nhất
trí. Cụ thể là:
- Các nề nếp về chun mơn
- Các nề nếp về hành chính
- Các nề nếp sinh hoạt tập thể
Để xây dựng các nề nếp và thực hiện tốt các nề nếp, bản thân tơi đã tổ
chức cho tập thể sư phạm bàn bạc dân chủ, thảo luận để những qui định này
trở thành những u cầu của tập thể và buộc mọi người tự giác thực hiện.
NTH: Phạm Thò Điểu
Trang: 8
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 - 2009
4. Xây dựng mối quan hệ hợp tác lành mạnh về tình bạn, tình đồng
chí chân thành giữa các thành viên trong tập thể sư phạm:
Bản thân tơi ln ln chú ý xây dựng tốt các mối quan hệ trong nhà
trường, trên quan điểm tơn trọng, bình đẳng, trách nhiệm và hồ hợp về mọi
mặt từ cách xưng hơ ứng xử, đến sinh hoạt chun mơn, cơng tác, đánh giá …
Tơi ln tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên được bàn bạc dân
chủ về các chủ trương, kế hoạch cơng tác của nhà trường, làm cho mọi người
thấy được vị trí vai trò của mình trong tập thể, thấy được những đóng góp của
họ được tập thể ghi nhận, đánh giá đúng đắn, họ sẽ và đem hết sức mình ra để
xây dựng tập thể.
5. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần của mọi thành viên và tạo điều
kiện thời gian và phương tiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên hồn thành
tốt nhiệm vụ :
Hồn cảnh sống của cán bộ giáo viên nhân viên ảnh hưởng lớn đến
chất lượng và các hoạt động của nhà trường. Vì vậy là hiệu trưởng tơi ln
ln quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi cán bộ giáo viên,
nhân viên. Cụ thể là:
- Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách bảo đảm về quyền lợi
vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên và nhân viên như nâng lương, chế
độ phép hè, chế độ trợ cấp ốm đau và các chế độ khác…
- Quan tâm chăm sóc thăm hỏi sức khoẻ cán bộ giáo viên, nhân viên khi
ốm đau, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với anh chị em, khi có giáo viên
hoặc nhân viên gặp khó khăn, lãnh đạo nhà trường cùng cơng đồn động viên
và tạo điều kiện giúp đỡ kịp thời, để bớt đi những khó khăn cả về vật chất lẫn
tinh thần.
NTH: Phạm Thò Điểu
Trang: 9
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 - 2009
6. Tăng cường các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ nhằm đáp ứng xu
hướng giáo dục mới và nâng cao chất lượng giáo dục:
Trong bối cảnh hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ
thơng, trong đó có giáo dục THCS. Vấn đề nâng cao trình độ lý luận, nghiệp
vụ của giáo viên và nhân viên càng trở nên cấp bách, có tầm quan trọng chiến
lược, có tính chất quyết định chất lượng của tập thể sư phạm. Mục đích của
cơng tác bồi dưỡng đội ngũ nhằm đẩy mạnh sự phát triển về năng lực, chính
trị và chun mơn cho tất cả giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhằm giúp
họ, có đủ năng lực tham gia vào các cơng việc đổi mới giáo dục trong giai
đoạn hiện nay và trong tương lai.
Chính những lý do trên, tơi đã khơng ngừng, tăng cường các biện pháp
bồi dưỡng đội ngũ cụ thể như sau :
a) Thường xun tổ chức bồi dưỡng các hoạt động chính trị, chun mơn
nghiệp vụ ngay tại trường hoăc tổ chun mơn hoặc do nhà trường tổ chức,
mang lại hiệu quả thiết thực, sự cần thiết thường xun trong cơng tác dạy và
học ở nhà trường.
b) Thường xun nhắc nhở đề ra những kế hoạch, nhiệm vụ tự bồi
dưỡng cho cán bộ giáo viên, nhân viên.
c) Xây dựng nhà trường thành một tổ chức học tập, đơn đốc gio vin, nhn
vin mượn sch bo thư viện để đọc, thường xuyn nghe đi, xem truyền hình cập
nhật thơng tin …
d) Xây dựng tập thể đội ngũ cốt cán về chun mơn, đây là u cầu cơ
bản có tính chất quyết định đến chất lượng giáo dục. Đội ngũ cốt cán về
chun mơn ở các tổ chun mơn phải là những giáo viên giỏi, năng động, có
khả năng đứng đầu về từng lĩnh vực, từng bộ mơn.
NTH: Phạm Thò Điểu
Trang: 10
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 - 2009
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua nhiều năm nghiên cứu và vận dụng đề tài vào thực tiễn, kết quả rất
khả quan.
- Trường THCS Chu Văn An – Đak Pơ nhiều năm liền đạt danh hiệu tập
thể lao động xuất sắc được UBND Tỉnh Gia Lai cơng nhận và tặng bằng khen
(4 năm liền)
- Trường có số lượng giáo viên giỏi các cấp ln dẫn đầu các trường
trong huyện nhiều năm qua.
Cụ thể như sau :
+ Năm học 2003 – 2004: Tập thể LĐXS, UBND tỉnh tặng bằng khen; Giáo
viên giỏi tỉnh 03 đ/c, huyện 11đ/c, trường 12 đ/c.
+ Năm học 2004 – 2005: Tập thể LĐXS, UBND tỉnh tặng bằng khen; Giáo
viên giỏi tỉnh 02 đ/c, huyện 11 đ/c, trường 19 đ/c.
+ Năm học 2005 – 2006: Tập thể LĐXS, UBND tỉnh tặng bằng khen; Giáo
viên giỏi tỉnh 01 đ/c, huyện 15 đ/c, trường 17 đ/c.
+ Năm học 2006 – 2007: Tập thể LĐXS, UBND tỉnh tặng bằng khen; Giáo
viên giỏi tỉnh 01 đ/c, huyện 13 đ/c, trường 16 đ/c.
+ Năm học 2007 – 2008: Tập thể LĐTT; Giáo viên giỏi tỉnh 01 đ/c, huyện
08 đ/c, trường 27 đ/c.
+ Năm học 2008 – 2009: Đăng ký: Tập thể lao động tin tiến, gio vin giỏi
cấp tỉnh 01 đ/c, cấp huyện 08 đ/c, cấp trường 19 đ/c.
- Trường ln dẫn đầu trong phong trào học sinh giỏi lớp 9 bộ mơn các cấp
Biểu hiện con số cụ thể như sau :
Năm học Cấp trường Cấp huyện Cấp tỉnh
2003 – 2004 32 23 10
2004 – 2005 40 28 8/10 (tồn huyện Đakpơ)
2005 – 2006 44 24 8/13 (tồn huyện Đakpơ)
2006 – 2007 38 30 9/18 (tồn huyện Đakpơ)
2007 – 2008 29 24 11/18 (tồn huyện Đakpơ)
2008 – 2009 32 28 01/4/2009 mới thi
NTH: Phạm Thò Điểu
Trang: 11
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 - 2009
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Qua vận dụng đề tài vào thực tiễn kết quả đạt được, tơi rút ra một số bài
học kinh nghiệm như sau :
1. Cơng tác quản lý đội ngũ trong trường THCS là cơng tác trọng tâm
trong cơng tác quản lý truờng học, có tính chất quyết định tới chất lượng
giáo dục. Người hiệu trưởng phải nắm chắc điểm này để có định hướng, kế
hoạch biện pháp quản lý tốt đội ngũ của trường mình.
2. Song song với quản lý đội ngũ là khâu bồi dưỡng đội ngũ phải được
tiến hành thường xun, liên tục với nhiều hình thức đạt hiệu quả cao nhằm
theo kịp với xu thế mới của giáo dục thời đại.
C. KẾT LUẬN
NTH: Phạm Thò Điểu
Trang: 12
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 - 2009
Quản lý và bồi dưỡng đội ngũ là một nhiệm vụ quản lý quan trọng của
người hiệu trưởng, nó có ý nghĩa quyết định đối với việc đào tạo thế hệ trẻ, vì
tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường đóng vai trò quan trọng
và có tính quyết định trong việc xây dựng nhà trường, nâng cao chất lượng
giáo dục. Đây là việc làm cần phải phối hợp nhiều biện pháp, đòi hỏi năng lực
lãnh đạo tổ chức của người quản lý, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể, để
hồn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường.
Trong q trình quản lý tơi đã nghiên cứu, tiến hành nhiều biện pháp để
quản lý đội ngũ và bồi dưỡng có hiệu quả, đội ngũ ở trường THCS Chu Văn
An - Tân An - Đak Pơ. Với những kết quả bước đầu là đáng phấn khởi, tuy
nhiên đề tài này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến
của các cấp lãnh đạo ngành, đồng nghiệp, để đề tài của tơi được hồn thiện
hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện đề tài
Phạm Thị Điểu
NTH: Phạm Thò Điểu
Trang: 13
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 - 2009
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A- Phần mở đầu
I- Lý do chọn đề tài …………………………………………………
1
II- Mục đích nghiên cứu …………………………………………….
2
III- Đối tượng nghiên cứu……………………………………………
3
IV- Phương pháp nghiên cứu ………………………………………
3
V- Giới hạn khơng gian của đề tài …………………………………
3
VI- Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu ……………………………….
3
B- Phần nội dung ……………………………………………………
I- Cơ sở lý luận của cơng tác quản lý và bồi dưỡng đội ngũ trường
THCS Chu Văn An. …………………………………………………
4
II- Đặc điểm tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường
THCS Chu Văn An năm học 2008-2009…………………………….
5
III- Một số biện pháp quản lý và bồi dưỡng đội ngũ ở trường THCS
Chu Văn An - Đak Pơ ……………………………………………….
6
IV- Kết quả đạt được ………………………………………………
11
V- Bài học kinh nghiệm ……………………………………………
12
C- Phần kết luận …………………………………………………….
13
NTH: Phạm Thò Điểu
Trang: 14