Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tìm hiểu công tác tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cà phê tháng 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.34 KB, 47 trang )

Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới kinh tế, đặc biệt là khi nước ta gia nhập
WTO đã tạo nên những triển vọng đáng mừng cho mỗi doanh nghiệp. Vì
vậy bản thân mỗi doanh nghiệp phải có một bộ máy vững chắc, có những
nhà quản trị giỏi để đưa ra những định hướng kinh doanh đúng đắn, kịp thời
trước thềm hội nhập mới tạo tiền đề cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp
nói riêng và Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó doanh nghiệp rất cần sự quan
tâm, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, để làm được điều này
doanh nghiệp phải được cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, trung
thực, chính xác mà bộ phận kế toán là nơi cung cấp thông tin đầy đủ nhất.
Do đó, việc tổ chức công tác kế toán khoa học, thống nhất, phù hợp, hiệu
quả tại doanh nghiệp là rất quan trọng. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu
công tác tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cà phê tháng 10” để hiểu rõ hơn
tầm quan trọng của nó và được bổ sung kiến thức thực tế cho bản thân. Từ
đó có những giải pháp góp phần hoàn thiện hơn tổ chức công tác kế toán tại
công ty cà phê tháng 10.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu công tác tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cà phê tháng 10.
Từ đó có những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tổ
chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tổng quan về công ty: Bộ máy quản lý, tình hình lao động,
tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những
năm gần đây
1
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
Tìm hiểu nội dung của công tác tổ chức kế toán tại công ty. Qua đó,


tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại công ty.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu công tác tổ chức bộ máy
kế toán tại công ty cà phê tháng 10.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: đề tài được thực tế tại công ty cà phê tháng 10
- xã Ea Kênh – huyện Krông Păk – tỉnh Đăk Lăk.
Phạm vi về nội dung: Tìm hiểu một số nội dung sau:
+ Tổ chức bộ máy kế toán
+ Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo
+ Tổ chức trang thiết bị, phương tiện của phòng kế toán
+ Tổ chức thực hiện bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán ở công ty
+ Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.
2
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
PHẦN THỨ HAI : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận–những kiến thức cơ bản về tổ chức công tác kế toán
2.1.1 Tổ chức công tác kế toán
Được hiểu như là một hệ thống các phương pháp, cách thức phối hợp,
sử dụng toàn bộ phương tiện kỹ thuật cũng như nguồn lao động của bộ máy
kế toán để thực hiện chức năng, yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán đó là: giám
sát, đo lường, hạch toán.
Tổ chức hạch toán kế toán là tổ chức khối lượng công tác kế toán và
bộ máy nhân sự phải dựa trên cơ sở vận dụng các chế độ kế toán vào trong
điều kiện cụ thể của từng đơn vị.
2.1.2 Nội dung cơ bản của tổ chức công tác kế toán
Việc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp là việc tổ chức thực
hiện các nội dung, công việc kế toán bằng các phương pháp khoa học riêng

và do những người làm kế toán thực hiện.
Nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp bao gồm việc thu thập,
xử lý, hệ thống hóa và cung cấp các thông tin về tình hình tài sản, về hoạt
động sản xuất kinh doanh, về kết quả…Để nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ
hoạt động về kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho việc
quản lý ở tầm vi mô và vĩ mô.
Công tác kế toán trong doanh nghiệp được phân chia theo nhiều tiêu
thức khác nhau:
- Theo yêu cầu và phạm vi sử dụng thông tin kế toán, công việc kế
toán phân chia thành: kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Theo mức độ chi tiết của các chỉ tiêu kinh tế, tài chính. Kế toán
phân chia thành: kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
3
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
- Theo sự phân công công việc trong bộ máy kế toán, chia thành các
phần hành kế toán. Kế toán bao gồm: kế toán tiền lương, kế toán tài sản cố
định, kế toán nguyên vật liệu, kế toán thanh toán, kế toán tiền mặt…
- Nội dung bao gồm:
+ Xác định được mô hình tổ chức kế toán
+ Tổ chức khối lượng công tác kế toán
+ Tổ chức trang thiết bị
+ Tổ chức bộ máy kế toán
+ Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra
2.1.2.1 Xác định mô hình tổ chức kế toán bao gồm có 3 mô hình:
mô hình tập trung, mô hình phân tán, mô hình vừa tập trung vừa phân tán.
Mô hình kế toán tập trung: là mô hình tổ chức có đặc điểm toàn bộ
công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được thực hiện tập trung
ở phòng kế toán, còn ở các bộ phận và các đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện
việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về
phòng kế toán để xử lý và tổng hợp thông tin.

- Mô hình kế toán phân tán: là mô hình tổ chức có đặc điểm công việc
kế toán được phân công cho các bộ phận và đơn vị trực thuộc thực hiện một
phần hoặc toàn bộ nội dung phát sinh tại bộ phận hoặc đơn vị mình. Phòng
kế toán của doanh nghiệp chỉ thực hiện những công việc kế toán đối với
những nội dung phát sinh liên quan đến toàn doanh nghiệp (và cho những bộ
phận chưa có điều kiện thực hiện công tác kế toán), kết hợp với báo cáo kế
toán do các đơn vị trực thuộc gửi lên để tổng hợp và lập ra báo cáo chung
cho toàn doanh nghiệp theo qui định. Bộ máy kế toán trong doanh nghiệp
được đặt dưới sự lãnh đạo và điều khiển của người phụ trách kế toán ở
doanh nghiệp, có chức vụ là kế toán trưởng.
4
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
- Mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán: Là mô hình tổ chức có
đặc điểm một số bộ phận phân cấp, một số bộ phận không phân cấp. Hay
phân cấp đến một mức độ nhất định cho cấp dưới như cấp dưới ghi chép tiền
mặt, vật tư hoặc cấp dưới ghi chép chi phí, doanh thu nhưng không xác định
kết quả kinh doanh đầy đủ.
2.1.2.2 Tổ chức khối lượng công tác kế toán
Tổ chức chứng từ kế toán: chứng từ kế toán là những minh chứng
bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và thực sự hoàn thành ở thời
gian nào đó. Là những mẫu giấy tờ in sẵn mà chỉ phản ánh được một nội
dung duy nhất.
Đây là nguồn thông tin ban đầu, được xem là nguồn nguyên vật liệu
mà kế toán sử dụng để tạo lập nên những thông tin có tính tổng hợp và hữu
ích phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau. Chứng từ kế toán liên quan đến
nhiều đối tượng kế toán khác nhau nên nó mang tính đa dạng gắn liền với
đặc điểm hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, tính sở hữu…
Các yếu tố cơ bản của chứng từ:
+ Tên gọi chứng từ (giúp xác định nội dung nhiệm vụ kinh tế ta phản
ánh)

+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ (giúp xác định thời gian nghiệp vụ
phát sinh)
+ Số hiệu chứng từ (cơ sở để chi tiết hóa nghiệp vụ phát sinh và quản
lý chứng từ)
+ Tên gọi và địa chỉ của cá nhân đơn vị lập chứng từ
+ Tên gọi và địa chỉ của cá nhân đơn vị nhận chứng từ
+ Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong
chứng từ.
+ Phản ánh các chỉ tiêu về số lượng, giá trị
5
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
+ Tên và chữ ký của người lập và người chịu trách nhiệm liên quan
đến tính chính xác, trung thực của nghiệp vụ trên chứng từ. Phải có đóng
dấu.
Để có những chứng từ chính xác, đúng nội dung. Kế toán phải tổ chức
lập, kiểm tra và luân chuyển chứng từ, bao gồm các nội dung sau:
+ Tổ chức lập: Lập đúng mẫu. Ghi đầy đủ các yếu tố pháp lý của
chứng từ. Không được tẩy xóa chứng từ, nếu lập sai thì phải hủy và lập lại.
Phải đảm bảo chế độ nhân liên và yêu cầu luân chuyển.
+ Tổ chức kiểm tra: kiểm tra việc ghi đầy đủ các yếu tố, kiểm tra tính
hợp pháp để ngăn ngừa hành vi tham ô, gian lận, kiểm tra tính chính xác
trung thực của thông tin.
+ Tổ chức luân chuyển chứng từ
Tài khoản kế toán: Tài khoản kế toán là một công cụ được mở để
phản ánh tình hình và sự biến đổi của từng chỉ tiêu kinh tế, tài chính. Phản
ánh tài sản và sự biến động tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Việc vận dụng hệ thống tài khoản phải căn cứ vào nội dung qui mô,
phạm vi hoạt động, mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của mỗi
doanh nghiệp để xác định các danh mục, các tài khoản cấp 1 mà doanh
nghiệp sử dụng.

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng thống nhất áp dụng trong doanh
nghiệp là một mô hình phân loại đối tượng kế toán được nhà nước quy định
để thực hiện việc xử lý thông tin gắn liền với từng đối tượng kế toán nhằm
phục vụ cho việc tổng hợp và kiểm tra, kiểm soát.
Các nội dung cơ bản được quy định trong hệ thống tài khoản bao
gồm: loại tài khoản, tên gọi tài khoản, số lượng tài khoản, số hiệu tài khoản,
công cụ và nội dung phản ánh vào từng tài khoản, một số quan hệ đối ứng
giữa các tài khoản có liên quan. Để thống nhất quản lý trong cả nước, hệ
6
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
thống tài khoản được nhà nước ban hành sử dụng cho tất cả các loại hình
doanh nghiệp, thuộc mọi thànhphần kinh tế.
Hệ thống tài khoản luôn được hoàn chỉnh để phù hợp với tình hình
thực tiễn và phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Hệ thống tài khoản đang được áp dụng hiện nay do Bộ tài chính ban
hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/02/2006. Hệ thống tài
khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bao gồm 10 loại tài khoản,
trong đó các loại tài khoản từ loại 1 đến loại 9 thực hiện theo phương pháp
ghi kép, còn tài khoản loại 0 thực hiện theo phương pháp ghi đơn. Hệ thống
tài khoản chia thành 2 phần cơ bản: những tài khoản ghi sổ kép đánh từ loại
1 đến loại 9, những tài khoản ghi sổ đơn đánh số loại 0.
+ Từ loại 1 đến loại 4: là những tài khoản tài sản, tài khoản nguồn
vốn. Tài khoản tài sản – nguồn vốn được sắp xếp theo thứ tự về tính linh
hoạt của nhóm tài khoản, từ loại 1 đến loại 4 giảm dần, từ tài sản đến nguồn
vốn, các tài khoản này có số dư cuối kỳ để lập bảng cân đối kế toán.
+ Từ loại 5 đến loại 9: Là những tài khoản trung gian, không có số dư
cuối kỳ, không thể hiện trên bảng cân đối kế toán, được phản ánh trên báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Tài khoản loại 0: Có số dư cuối kỳ ghi ngoài bảng cân đối kế toán.
Sổ sách và các báo cáo kế toán:

Sổ kế toán: Là những tờ sổ theo mẫu nhất định, có liên hệ chặt chẽ với
nhau dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo đúng các phương pháp kế
toán trên cơ sở số liệu của chứng từ gốc hợp lệ và hợp pháp. Việc tổ chức hệ
thống sổ kế toán phải đảm bảo mối liên hệ ghi sổ theo trình tự thời gian với
ghi sổ phân loại theo hệ thống, phải đảm bảo mối liên hệ giữa ghi sổ kế toán
tổng hợp với ghi sổ kế toán chi tiết và phải đảm bảo mối quan hệ kiểm tra
đối chiếu số liệu.
7
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
+ Các hình thức sổ kế toán hiện nay: Kế toán nhật ký – sổ cái
Kế toán nhật ký chung
Kế toán nhật ký - chứng từ
Kế toán chứng từ ghi sổ
Kế toán trên máy vi tính
Các báo cáo kế toán: bao gồm 2 phân hệ là hệ thống báo cáo tài chính
và hệ thống báo cáo quản trị. Báo cáo tài chính bao gồm:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Nội dung của báo cáo tài chính bao gồm:
Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Kết quả hoạt động kinh doanh
Trích lập và sử dụng các quỹ
Thu nhập của người lao động
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán, khi công khai phải
kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán.
2.1.2.3 Tổ chức trang thiết bị cho công tác kế toán:
Tổ chức trang bị những phương tiện kỹ thuật để xử lý thông tin trong
điều kiện công nghệ tin học phát triển sẽ tạo ra bước đột phá quan trọng

trong việc bảo đảm tính nhanh nhạy và hữu ích của thông tin kế toán cho
nhiều đối tượng khác nhau.
Tổ chức trang bị những phương tiện kỹ thuật để ứng dụng công nghệ
tin học bao gồm trang bị phần cứng (hệ thống máy tính) và trang bị phần
mềm (chương trình kế toán trên máy). Tránh lãng phí, phô trương. Mạnh
dạn trong đầu tư để khai thác thế mạnh của công nghệ tin học cũng là trách
8
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
nhiệm của kế toán trưởng trong việc nâng cao chất lượng của thông tin kế
toán cũng như vai trò của kế toán đối với công tác quản lý.
2.1.2.4 Tổ chức bộ máy kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán là sự sắp xếp, phân công công việc (phần
hành) cho từng kế toán viên và tổ chức luân chuyển chứng từ trong một
phòng kế toán (hoặc bộ phận kế toán) của một doanh nghiệp
- Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán
hoặc thuê làm kế toán.
- Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng. Trường hợp
đơn vị kế toán chưa bố trí được người làm kế toán trưởng thì phải cử người
phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán trưởng.
- Trường hợp cơ quan, doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên và
đơn vị kế toán cấp cơ sở thì tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp
luật tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán.
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức
chấp hành pháp luật, độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán
- Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp
luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm
về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người
làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán trong thời
gian mình làm kế toán.

Kế toán trưởng phải phân công, sắp xếp, tổ chức công việc trong bộ
phận kế toán, phân công công việc cho từng người. Xác định quyền hạn,
trách nhiệm của mỗi bộ phận. Yêu cầu đặt ra là bộ máy phải gọn nhẹ, hiệu
quả, đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Thường xuyên bồi dưỡng
9
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
chuyên môn, nghiệp vụ, chăm lo đời sống kế toán viên. Phải phát huy được
vai trò kế toán trưởng.
2.1.2.5 Tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
- Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn
trong quá trình sử dụng và lưu trữ
- Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế
toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc
có xác nhận.
- Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.
- Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ
chức, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
- Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:
+ Tối thiểu 5 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành
của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi
sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
+ Tối thiểu 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi
sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa
quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
2.1.2.6 Tổ chức kiểm tra, thanh tra kế toán
Kiểm tra kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán trong doanh
nghiệp thực hiện đúng chính sách, đúng chế độ được ban hành góp phần

hoàn thiện cơ chế quản lý, bảo vệ lợi ích của người lao động, lợi ích của nhà
nước, quyền lợi hợp pháp của cơ sở sản xuất kinh doanh.
10
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
Kiểm tra kế toán do đơn vị kế toán thực hiện, bên cạnh đó còn phải
chịu sự kiểm tra của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính theo chế độ kiểm
tra kế toán. Tổ chức kiểm tra kế toán là trách nhiệm của kế toán trưởng tại
doanh nghiệp. Cần phải căn cứ vào yêu cầu công tác mà xác định nội dung,
phạm vi, thời điểm và phương pháp tiến hành kiểm tra kế toán.
Nội dung kiểm tra kế toán:
+ Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán
+ Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán
+ Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chung
Phương pháp luận: Cơ sở của phương pháp luận là phương pháp duy
vật biện chứng lịch sử của Mác – Ăngghen. Nó thể hiện ở những điểm chủ
yếu sau:
- Xem xét các sự kiện kinh tế trong trạng thái vận động và phát triển
- Đi sâu vào từng bộ phận cấu thành các sự kiện kinh tế để xem xét
mối quan hệ nội tại giữa các sự kiện đó.
- Nghiên cứu các sự kiện trong mối quan hệ biện chứng
- Rút ra những kết luận và nhận xét về các sự kiện kinh tế và đề ra
biện pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
2.2.2 Phương pháp cụ thể: Phương pháp thu thập số liệu: Chủ yếu thông
tin được thu thập dựa trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu kế toán tại công ty cà
phê tháng 10, từ sách báo, các tạp chí chuyên ngành, thông qua phỏng vấn
trực tiếp các cán bộ kế toán.
Phương pháp phân tích số liệu: chủ yếu sử dụng hai phương pháp là

thống kê mô tả và so sánh.
11
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
PHẦN THỨ BA : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn
3.1.1 Giới thiệu về công ty
3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cà phê Tháng 10 được thành lập trên cơ sở tách một phần của
Nông trường cà phê Phước An theo Quyết định số 407/QĐ - UB ngày
02/05/1989 của UBND Tỉnh Daklak nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình
hợp tác với Liên Xô cũ được Nhà nước ủy thác cho tỉnh Daklak. Đến tháng
03/1993 theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, UBND tỉnh Daklak đã có
Quyết định số 121/QĐ - UB về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước
“Nông trường cà phê Tháng 10”, đến ngày 23/10/1997 theo Quyết định số
2206/QĐ - UB của UBND tỉnh Daklak đổi tên “Nông trường cà phê Tháng
10” thành “Công ty cà phê Tháng 10”.
Năm 1989 khi thành lập, Nông trường cà phê Tháng 10 tiếp nhận
phần lớn diện tích cà phê của Đồn điền cũ với diện tích 508,88 ha, trong đó
diện tích cà phê kinh doanh là 318,40 ha. Sau khi chia tách Nông trường
nhận nhiệm vụ của Tỉnh là sản xuất kinh doanh và tiếp nhận nguồn vốn hiệp
định để trồng mới cà phê. Tuy nhiên sau đó một thời gian Liên Xô tan rã nên
nguồn vốn hiệp định không còn và Nông trường phải vay vốn Ngân hàng để
tiếp tục đầu tư phát triển diện tích.
Năm 1995 Nông trường có sự điều chỉnh phương hướng sản xuất kinh
doanh, tổ chức lại bộ máy gọn nhẹ hơn, đặc biệt đã thay đổi hoàn thiện cơ
chế khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động và khép kín dây chuyền
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Với cơ chế mới Nông trường trở thành
Doanh nghiệp hạng I, có uy tín trên thị trường.
12

Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
Từ năm 1997 đến nay Nông trường tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất
kinh doanh, đã liên doanh, liên kết với Đồn 767 bộ đội biên phòng tại
DakRlâp, DakNông trồng mới 220 ha, thành lập chi nhánh riêng trực thuộc
Nông trường lấy tên là Xí nghiệp cà phê Tuy Đức.
Tháng 10/1997 sau khi đổi tên thành Công ty cà phê Tháng 10, ngoài
ngành nghề chính là sản xuất kinh doanh cà phê, Công ty còn tổ chức mua
bán các loại nông sản, vật tư nông nghiệp, cho thuê kho, bãi và trở thành
một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có uy tín trên thị trường với tên cố
định:
- Tên doanh nghiệp nhà nước: Công ty cà phê Tháng 10
- Tên giao dịch quốc tế: October Coffee Company
- Trụ sở: Km 23, QL 26, KrôngPăc, Daklak
- Điện thoại: (01 - 0500)515022. Fax: (84 - 0500)515025
3.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
a. Chức năng của Công ty
Công ty cà phê tháng 10 là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Là một
doanh nghiệp do nhà nước thành lập đầu tư vốn và quản lý. Hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội theo ngành nghề đã
đăng ký.
b. Nhiệm vụ của Công ty
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập doanh
nghiệp
- Bảo toàn và phát triển vốn được giao tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội,
tăng cường điều kiện vật chất cho công ty xây dựng nền tảng cho công ty
ngày càng phát triển vững chắc, chịu trách nhiệm trước nhà nước việc hoàn
thành các chỉ tiêu kế hoạch, các nhiệm vụ, nghĩa vụ nhà nước giao trách
13
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
nhiệm trước khách hàng trong và ngoài nước về những hợp đồng do công ty

ký kết.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần cho CBCNV, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ
thuật và chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm trọn nghĩa vụ quốc phòng.
- Tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ kế toán
thống kê nhà nước quy định.
- Ứng dụng các thành tựu khoa học kỷ thuật để không ngừng nâng cao
năng lực sản xuất, chất lượng hàng hoá.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
3.1.2.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Công ty cà phê Tháng 10 là một Doanh nghiệp Nhà nước có chức
năng vừa sản xuất, vừa kinh doanh xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng nông
sản, đặc biệt là cà phê. Quá trình tổ chức thực hiện bởi sự phối hợp nhịp
nhàng của các bộ phận, các phòng ban chức năng và chịu sự lãnh đạo của
Giám đốc Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là sự tổng
hợp các bộ phận khác nhau, được giao trách nhiệm và quyền hạn nhất định,
được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản lý của Công ty
theo sơ đồ:
14
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy
15
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P.KẾ
HOẠCH
TỔNG
HỢP

P.KẾ
TOÁN
TÀI VỤ
P. TỔ
CHỨC
H/C
P.KINH
DOANH
X/K
Đội
Quyết
Thắng
Đội
Phước
Mỹ II
Đội
Phước
Mỹ I
Đội
Thanh
Niên
Đội
Phước
Hưng
Vùng
III
Vùng
II
Vùng I
Xưởng

thu
mua tái
chế cà
phê
Các đại
lý thu
mua cà
phê
Bộ
phận
thu
mua T.
Đức
Văn
phòng
đại
diện
Xưởng
chế
biến cà
phê
XN cà phê Tuy ĐứcXN thu mua chế biến cà phê
GIÁM ĐỐC
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cà phê Tháng 10 được
thiết lập theo kiểu hỗn hợp trực tuyến chức năng.
Ưu điểm: Cơ cấu này tạo ra sự đồng bộ để thực hiện các mục tiêu,
đảm bảo sự thích nghi cho các bộ phận, tiết kiệm được chi phí quản lý cho
Công ty.
Nhược điểm: Bên cạnh ưu điểm, thì vẫn còn một số nhược điểm

trong mô hình tổ chức này như vấn đề phân quyền, phân nhiệm trong quản
lý, việc phân chia các bộ phận chức năng, đồng thời hệ thống thông tin trong
tổ chức còn có hiện tượng chồng chéo, thiếu độ chính xác cao. Thực tế cơ
cấu tổ chức quản lý này của Công ty thì các phòng, ban chức năng chỉ quan
hệ gián tiếp trao đổi thông tin với nhau
3.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc Công ty: Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là người đưa ra những quyết định kịp
thời để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đồng thời là người
chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Giám đốc Công ty có quyền bổ nhiệm cán bộ các
phòng, ban, đội sản xuất và quyết định tuyển chọn nhân viên theo yêu cầu
của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phó giám đốc Công ty: Công ty có 2 phó giám đốc, một phụ trách
kinh doanh, một phụ trách kế hoạch. Họ có nhiệm vụ tham mưu, chịu trách
nhiệm trước giám đốc về phần việc được giao và thay mặt giám đốc giải
quyết các công việc của Công ty khi được uỷ quyền.
- Phòng Tổ chức - hành chính: Với chức năng là tổ chức bộ máy nhân
sự, quản lý lao động, đề xuất với Ban giám đốc về việc thực hiện và giải
quyết các chính sách lao động theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Tham gia cùng các phòng, ban khác trong việc xây dựng các chỉ tiêu kế
16
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
hoạch, thực hiện công tác an ninh trật tự, thi đua khen thưởng, kỷ luật của
Công ty.
- Phòng Kế toán - tài vụ: Có chức năng giám sát và quản lý toàn bộ tài
sản của Công ty. Có trách nhiệm phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến
tình hình sản xuất kinh doanh thông qua việc ghi chép tổng hợp và phản ánh
kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của Công
ty. Ngoài ra, kế toán trưởng phải thực hiện đúng điều lệ của kế toán trưởng,

thực hiện việc kiểm tra chấp hành quy chế quản lý vốn và tài sản của Công
ty.
- Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu: Có trách nhiệm nghiên cứu, tổng
hợp thông tin, giá cả thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời xây dựng kế
hoạch xuất khẩu và đề ra phương án kinh doanh tối ưu để đạt được doanh thu,
lợi nhuận cao nhất. Ngoài ra phòng xuất nhập khẩu còn có nhiệm vụ báo cáo,
tổng hợp tình hình và tiến độ thực hiện thu mua, xuất nhập khẩu, xây dựng
các định mức kinh tế trong chế biến, giao nhận, vận chuyển, tham mưu ký kết
các hợp đồng kinh tế giữa Công ty và bên đối tác.
- Phòng Kế hoạch tổng hợp: Có trách nhiệm xây dựng, theo dõi việc
thực hiện kế hoạch trên cơ sở phân tích và dự đoán xu hướng phát triển
trong tương lai. Đề xuất và chuẩn bị các dự án để tham mưu cho các cấp
lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực đầu tư, liên doanh, liên kết để mở rộng, phát
triển sản xuất kinh doanh.
- Xí nghiệp thu mua chế biến cà phê:
+ Xưởng chế biến: Làm công tác cân nhận, chế biến sản phẩm cà
phê tươi của công nhân nhận khoán về Công ty, sau đó xay xát, đóng bao
xuất cho khách hàng theo lệnh của Công ty.
+ Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: Chuyên cung
cấp những thông tin về giá cả cho Lãnh đạo, phòng Kinh doanh xuất nhập
17
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
khẩu, làm các thủ tục xuất nhận hàng với các đối tác ở nước ngoài.
+ Các bộ phận còn lại: Chủ yếu thu mua, nhận gửi cà phê của các
cơ sở kinh doanh, các hộ gia đình, sau đó sơ chế và xuất bán.
- Xí nghiệp cà phê Tuy Đức và các đội sản xuất: Có nhiệm vụ chính
là theo dõi, quản lý công nhân và các hộ liên doanh trong việc đầu tư, chăm
sóc, giao nộp sản phẩm theo hợp đồng giao khoán với Công ty.
3.1.3 Tình hình tài chính của công ty
Bảng 1 : Tình hình tài chính của Công ty qua 3 năm 2006 - 2008

Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
So sánh
2007/2006 2008/2007
+/- % +/- %
1. TSLĐ và ĐT ngắn hạn 12.823 12.810 10.610 -13 -0,1 -2.200 -17,17
Tiền mặt 1.529 2.822 1.071 1.293 84,57 -1.751 -62,05
Các khoản phải thu 8.616 7.532 8.214 -1.084 -12,58 682 9,05
Hàng tồn kho 2.256 1.743 759 -513 -22,74 -984 -56,45
TSLĐ khác 422 713 566 291 68,96 -147 20,62
2. TSCĐ và ĐTDH 28.206 27.583 27.380 -623 -2,21 -203 -0,73
TSCĐ hữu hình 17.547 15.474 17.449 -2.073 -11,81 1.975 12,76
Các khoản đầu tư TCDH 4.125 2.918 2.610 -1.207 -29,26 -308 -10,55
XDCB dở dang 6.505 9.125 7.235 2.620 40,28 -1.890 -20,71
Chi phí dài hạn khác 29 66 86 37 127,59 20 30,3
Tổng 41.029 40.393 37.990 -636 -1,55 -2.403 -5,95
Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ
Qua bảng số liệu chúng ta thấy tổng tài sản của Công ty qua 3 năm có
xu hướng giảm xuống. Điều này là do sự giảm xuống đồng thời của Tài sản
lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Trong đó, tiền mặt tăng giảm
mạnh, năm 2007 tăng 84,57%, nhưng đến năm 2008 cũng bị giảm xuống
62,05%. Nguyên nhân là vì năm 2007 Công ty đạt được doanh thu, lợi nhuận
rất cao, gần gấp đôi so với năm trước, lượng tiền mặt thu về cũng tăng theo.

18
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
Năm 2008 doanh thu, lợi nhuận giảm đáng kể. Thêm vào đó, Công ty còn
phải thanh toán nợ cho người lao động, ngân hàng.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Nói chung có giảm nhưng biến
động không lớn. Tình hình tài sản cố định hữu hình biến động không đều.
Năm 2007 so với năm 2006 giảm 11,81%. Việc giảm tài sản cố định là do
Công ty bán thanh lý một số tài sản không cần thiết, Công ty thu hẹp hoạt
động sản xuất kinh doanh, do điều kiện tài chính khó khăn, nợ Ngân hàng còn
nhiều. Nhưng tới năm 2008, tài sản cố định lại tăng 12,76%, do Công ty lại
mua thêm một số thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, khi mà Công ty bắt đầu đi vào sản xuất chế biến thêm ca cao, định
hướng để ca cao cũng trở thành một mặt hàng chủ lực của Công ty. Và Công
ty đầu tư vào các dự án trồng ca cao, sầu riêng trên một số diện tích của Công
ty và tiến hành nâng cấp một số công trình phục vụ cho chế biến sản phẩm cà
phê, ca cao nên xây dựng cơ bản dở dang của Công ty tăng lên.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn qua các năm có sự giảm xuống, cho
thấy Công ty đang thu hẹp việc đầu tư ra bên ngoài do điều kiện tài chính
đang gặp khó khăn.
Qua bảng số liệu và phân tích, cho thấy Công ty trong những năm qua
còn gặp khó khăn về tài chính. Tổng số vốn có sự giảm dần, tuy nhiên, Công
ty vẫn cố gắng đảm bảo cho việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện Công ty đang thực hiện các biện pháp để
thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên và nhân dân lao
động trên địa bàn, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ tích cực của các nhà đầu tư
để tăng cường nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ đó, góp
phần giải quyết khó khăn về nguồn vốn.
3.1.4 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của công ty
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai của Công ty trong 3 năm 2006 - 2008
19

Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
Đơn vị tính: Ha
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Diện tích % Diện tích % Diện tích %
Tổng diện tích tự nhiên
1.208 100 1.208 100 1.208 100
I. Đất nông nghiệp
908,88 75,24 908,88 75,24 908,88 75,24
1. Đất cà phê
727,33 60,21 688,63 57,01 682,98 56,54
2. Cây trồng chuyển đổi
94,09 7,79 126,95 10,51 132,60 10,98
3. Đất mặt nước chuyên dùng
87,46 7,24 93,3 7,72 93,30 7,72
II. Đất chuyên dùng
299,12 24,76 299,12 24,76 299,12 24,76
1. Đất XDCB
15,00 1,24 15,00 1,24 15,00 1,24
2. Đất giao thông
92,35 7,64 92,35 7,64 92,35 7,64
3. Đất hồ, đập
175,71 14,55 175,71 14,55 175,71 14,55
4. Đất khác, phúc lợi
16,06 1,33 16,06 1,33 16,06 1,33
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp
Qua bảng trên, chúng ta thấy về tổng diện tích trong 3 năm qua không
có sự biến động, tỷ lệ giữa diện tích đất nông nghiệp và đất chuyên dùng
cũng không thay đổi. Tuy nhiên, đối với đất nông nghiệp nói riêng lại có sự
biến động rõ ràng.
- Đất cà phê: Năm 2006 chiếm 60,21% trên tổng diện tích tự nhiên,

năm 2007 chiếm 57,01%, năm 2008 chiếm 56,54%. Qua 3 năm có sự giảm
xuống, chủ yếu là do một số vườn cây già cỗi, cho năng suất thấp nên Công
ty cho cưa đốn, chuyển đổi các loại cây trồng khác, chủ yếu là cây ngắn
ngày, ca cao, sầu riêng để cải tạo đất, tăng năng suất trong sản xuất kinh
doanh.
- Đất cây trồng chuyển đổi: Đồng thời với việc diện tích đất cà phê
giảm xuống thì đất cây trồng chuyển đổi có sự tăng lên đáng kể qua các năm.
Năm 2006 chiếm 7,79% trên tổng diện tích tự nhiên, năm 2007 chiếm
10,51%, năm 2008 đã chiếm tới 18,7%. Sự tăng diện tích này như đã nói ở
trên, một phần trồng các loại cây ngắn ngày cải tạo đất, phần lớn Công ty
20
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
đang triển khai thực hiện các giai đoạn của dự án trồng cây ca cao và sầu
riêng vì trồng lại cà phê thường bị sâu bệnh, cây không phát triển được.
Đối với đất chuyên dùng qua các năm không có sự biến động. Trong
số này, diện tích đất hồ, đập, giao thông chiếm phần lớn, bởi đây là những
yếu tố cần thiết trong sản xuất kinh doanh cây cà phê nhằm cung cấp nguồn
nước tưới và thuận lợi cho việc đi lại chăm sóc, quản lý vườn cây.
3.1.5 Tình hình sử dụng lao động và trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ
thuật
3.1.5.1 Tình hình sử dụng trang thiết bị cơ sơ vật chất kỹ thuật
Bảng 3: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty năm 2006 -
2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm

2008
So sánh
2007/2006 2008/2007
+/- % +/- %
1. Tổng TSCĐ 34.800 33.078 38.943 -1.722 -4,95 5.865 17,73
Nhà cửa, vật kiến trúc 16.469 14.650 14.650 -1.819 -11,04 0 0
Vườn cây 14.160 14.160 17.985 0 0 3.825 27,01
Máy móc thiết bị 3.896 3.967 5.858 71 1,82 1.891 47,67
Thiết bị văn phòng 275 301 450 26 9,45 149 49,50
2. Giá trị hao mòn 19.036 19.676 20.413 640 3,36 467 2,37
3. Giá trị còn lại 15.764 13.402 22.530 -2.362 -14,98 9.128 68,12
Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ
Tổng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty năm 2007 giảm so với năm
2006 là 1.722 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,95%. Năm 2008 lại
tăng so với năm 2007 là 5.865 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là
17,73%. Biến động nhiều nhất phải kể đến năm 2008, máy móc thiết bị tăng
lên 1.891 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 47,67% so với năm 2007, thiết
bị văn phòng tăng lên 49,5%. Điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng đến
việc đầu tư mua thêm, nâng cấp máy móc, thiết bị văn phòng nhằm phục vụ
21
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty cũng tiến
hành trồng thêm một số diện tích ca cao, sầu riêng trên diện tích cây trồng
chuyển đổi nên giá trị vườn cây của Công ty năm 2008 có tăng lên 27,01%
so với năm trước.
Như vậy, qua 3 năm, hệ thống cơ sở vật chất của Công ty tuy biến
động tăng giảm không đều song Công ty đã rất chú trọng đến việc nâng cao
hệ thống cơ sở vật chất. Công ty tập trung đầu tư vào các tài sản cần thiết
cho hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể tạo ra được khối lượng sản
phẩm cao nhất với chất lượng sản phẩm tốt nhất.

3.1.5.2 Tình hình lao động
Bảng 4: Tình hình sử dụng lao động của Công ty qua 3 năm
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
2007/2006 2008/2007
+/- %
+/- %
22
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
Tổng số lao động
1. Phân theo tính chất SX
- Gián tiếp
- Trực tiếp
2. Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ
3. Phân theo trình độ
- Đại học
- Trung học
- Phổ thông

4. Phân theo dân tộc
- Kinh
- Dân tộc thiểu số
715
68
647
418
297
11
37
667
705
10
100
9,5
90,5
58,5
41,5
1,5
5,2
93,3
98,6
1,4
693
49
644
404
289
10
29

654
684
9
100
7,1
92,9
58,3
41,7
1,4
4,2
94,4
98,7
1,3
691
47
644
402
289
12
25
654
682
9
100
6,8
93,2
58,2
41,8
1,7
3,6

94,7
98,7
1,3
-22
-19
-3
-14
-8
-1
-8
-13
-21
-1
-3,0
-27,9
-0,46
-3,35
-2,69
-9,1
-21,6
-1,95
-2,98
-10
-2
-2
0
-2
0
2
-4

0
-2
0
-0,3
4,1
0
0,5
0
20
13,8
0
0,3
0
Nguồn: Phòng Tổ chức - hành chính
Nhìn chung lao động trực tiếp chiếm một tỷ lệ rất lớn, trên 90%.Trình độ
học vấn cũng không cao, tương đương trên 90% là lao động người Kinh, có
trình độ phổ thông.
Về số lượng ta thấy giảm xuống qua các năm: Lao động gián tiếp
giảm xuống, là do Công ty tinh giảm biên chế, làm gọn bộ máy, chứng tỏ
Công ty đã có biện pháp làm giảm chi phí trong quản lý doanh nghiệp. Còn
lao động trực tiếp là do một số công nhân tới tuổi nghỉ hưu, nghỉ chế độ
hoặc thôi việc.
Về chất lượng, Công ty luôn có chính sách khuyến khích động viên và
tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên trong Công ty nâng cao trình độ quản lý
và điều hành sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phù hợp
với cơ chế của nền kinh tế thị trường hiện nay. Bên cạnh đó thì số cán bộ có
trình độ trung học giảm xuống, nguyên nhân do một phần một số cán bộ dôi
dư bị giảm biên chế, một số người được cử đi học lên cao.
23
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10

Số lao động phổ thông không biến động nhiều. Năm 2007 giảm xuống
1,96%, song tới năm 2008 lại không biến động. Sự giảm là do một số công
nhân đến tuổi nghỉ hưu, hoặc bị thôi việc.
Đa số người lao động ở Công ty là người Kinh, chiếm trên 98%, chủ
yếu ở các vùng đồng bằng lên lập nghiệp và một số là con em công nhân lớn
lên sau này. Số lao động là dân tộc thiểu số chỉ chiếm chưa tới 2%, bao gồm
ÊĐê, Ba Na và Tày. Số này hàng năm không biến động do những năm gần
đây Công ty không tuyển dụng thêm lao động mà ưu tiên cho con em công
nhân trong Công ty nhận khoán.
3.1.6 Kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm 2006 - 2008
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
So sánh
2007/2006 2008/2007
+/- % +/- %
Tổng sản lượng
(tấn)
1.939,7 1.749,8 1.292,1 -189,9 -9,8 -457,7 -26,2
Doanh thu (tr.đ) 41.992 61.189 47.032 19.197 45.7 -14.157 -23,1
Chi phí (tr.đ) 39.111 55.560 42.681 16.449 42 -12.879 -23,2
Lợi nhuận (tr.đ) 2.881 5.629 4.351 2.748 95,4 -1.278 -22,7
Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ
Qua bảng chúng ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cụ
thể như sau:

- Về tổng sản lượng: Có xu hướng giảm qua các năm, năm 2007 so
với năm 2006 giảm 189,9 tấn, tương ứng tỷ lệ giảm 9,8%. Năm 2008 biến
động mạnh hơn nhiều, sản lượng giảm xuống 457,7 tấn so với năm 2007, tỷ
lệ giảm là 26,2%. Nguyên nhân là do thời tiết trong 2 vụ cà phê năm 2007 và
2008 bất lợi, dẫn đến vườn cây mất mùa, năng suất - sản lượng sụt giảm so
với năm trước. Bên cạnh đó, một số diện tích cà phê cũng đã được thanh lý,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, và giá cả thị trường biến động, nguồn vốn của
Công ty hạn hẹp, do đó công tác thu mua xuất nhập khẩu của Công ty không
24
Công tác tổ chức kế toán tại công ty cà phê tháng 10
được thuận lợi, thu mua vào thấp.
- Doanh thu: Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu tăng lên 19.197
triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 45,7%, đó là do giá cả cà phê có chiều
hướng tăng cao, và Công ty còn bán một số tài sản thanh lý, không còn sử
dụng. Tuy nhiên, năm 2008, doanh thu giảm đi 14.157 triệu đồng, tỷ lệ giảm
là 23,1%. Điều này là do sản lượng năm 2008 giảm sút mạnh, nên dù giá cà
phê khá cao nhưng doanh thu thu về vẫn ít hơn so với năm 2007.
- Chi phí: Song song với sự biến động của doanh thu thì chi phí cũng
biến động theo tỷ lệ thuận. Trong những năm gần đây, cùng với sự suy thoái
kinh tế thế giới làm cho giá cả vật tư, phân bón, nhân công tăng lên.Thêm
vào đó, Công ty còn phải thanh toán chế độ thôi việc cho người lao động khi
chấm dứt hợp đồng lao động, mua sắm thêm một số tài sản… Năm 2007, chi
phí tăng lên 16.449 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 42%. Năm 2008 so
với năm 2007 chi phí giảm 12.879 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là
23,2%. Chi phí giảm vì diện tích cà phê cũng giảm xuống, không chịu những
chi phí phát sinh như năm trước.
- Lợi nhuận: Sau những năm thua lỗ liên tục do giá cà phê xuống thấp,
thì từ năm 2005 Công ty đã có lợi nhuận đem lại từ sản xuất kinh doanh cà
phê. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.478 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng
95,4%, một tỷ lệ tăng rất cao, gần gấp đôi năm ngoái. Năm 2008 lại giảm đi

1.278 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 22,7%. Đây là điều tất yếu phụ
thuộc vào doanh thu và chi phí.
3.1.7 Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn của Công ty
3.1.7.1 Thuận lợi
- Tập thể cán bộ công nhân viên chức lao động trong Công ty luôn
đoàn kết, thống nhất cao dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự chỉ đạo của Ban
giám đốc, cùng sự phối hợp giáo dục của các Đoàn thể.
25

×