Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.22 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
A. Mở đầu 2
B. Nội dung 2
I. Cơ sở lí luận
2
1.Các khái niệm 2
2. Mối liên hệ giữa dân chủ và pháp luật 4
II. Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng
pháp luật ở Việt Nam hiện nay 4
1. Nguyên tắc dân chủ là một trong những nguyên
tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam 4
2. Nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc quan trọng
góp phần thể hiện bản chất của nước Cộng hoà 4
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3. Sự biểu hiện của nguyên tắc dân chủ trong 5
hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam
4. Tác dụng của việc áp dụng nguyên tắc dân chủ 7
trong hoạt động xây dựng pháp luật
5. Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình áp dụng 7
nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật
C- Kết luận 8
1
A-MỞ ĐẦU
Trước năm 1945, đất nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến,nhân dân
luôn phải sống trong cảnh bị áp bức bóc lột, hai từ “tự do” và “dân chủ” dường
như là hai khái niệm cao sang và xa vời.Sự thắng lợi của cách mạng dân chủ
nhân dân tháng 8 năm 1945 đã mang lại một luồng sinh khí mới cho đất nước,
lần đầu tiên những khái niệm về “tự do” và “dân chủ” được đưa lại gần nhân dân
lao động đến thế.Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ khi khai sinh đã luôn
đặt nguyên tắc dân chủ lên hàng đầu và cho đến nay đó vẫn là nguyên tắc cơ bản
luôn được tuân thủ chặt chẽ trong mọi lĩnh vực nhằm phát triển đúng với bản


chất Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”.Đặc biệt là trong hoạt động xây dựng
pháp luật, nguyên tắc dân chủ càng phải được tuân thủ chặt chẽ hơn bao giờ hết.
B-NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Các khái niệm
a) Khái niệm dân chủ
Dân chủ được hiểu theo nghĩa dân là chủ, hay nói cách khác là quyền lực
thuộc về nhân dân.Đó là một hiện tượng lịch sử - xã hội thực tế của con
người;là một hiện tượng chính trị gắn liền với Nhà nước;là một giá trị xã
hội;là một phương tiện,tiền đề để phát triển nhân cách;là một nguyên tắc,
phương pháp quản lí Nhà nước,quản lí xã hội và là một phạm trù luôn
gắn liền với tự do.
b) Khái niệm pháp luật:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
theo một mục tiêu, định hướng cụ thể.
Từ đây có thể suy ra pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các
quy tắc xử sự chung, do nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2
ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí Nhà nước của nhân dân, là
nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích và mục đích của nhân
dân, vì sự nghiệp xay đựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam với
mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
c) Hoạt động xây dựng pháp luật
Đây là một hoạt động cơ bản, quan trọng và không thể thiếu của nhà
nước.Nó đề ra cơ sở pháp lí cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ
quan, nhân viên nhà nước,các tổ chức xã hội khác và sự ứng xử của các
cá nhân trong toàn xã hội.Đây là khâu đầu tiên trong quá trình điều chình
pháp luật nhằm mục đích trật tự hoá và định hướng sự phát triển của các
quan hệ xã hội cho phù hợp với mong muốn đề ra của nhà nước vã xã

hội.Vì vậy có thể hiểu đây là một hoạt động nhằm đưa ý chí nhà nước lên
thành pháp luật.Hoạt động này luôn đòi hỏi tính sáng tạo,quá trình nhận
thức đúng đắn và có tính tổ chức rất chặt chẽ,được diễn ra theo những
quy trình và nguyên tắc nhất định mà hình thức pháp lí của nó chủ yếu là
văn bản quy phạm pháp luật.
Tóm lại, hoạt động xây dựng pháp luật được hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao
gồm hoạt động ban hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức
trách có thẩm quyền,còn theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những hoạt
động(của cả nhà nước và xã hội) có liên quan đến việc ban hành pháp
luật.
2. Mối liên hệ giữa dân chủ và pháp luật:
Dân chủ luôn là một trong những tư tưởng chủ đạo của pháp luật. Nó là
một mục tiêu của pháp luật và cũng là một phần nội dung của pháp
luật.Còn pháp luật luôn là một phương tiện quan trọng để chuyển tải sự
dân chủ, nó biến ý tưởng dân chủ thành mệnh lệnh cho xã hội và thúc đẩy
sự phát triển của dân chủ trên thực tế.
3
II. NGUYÊN TẮC DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP
LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Nguyên tắc dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt
động xây dựng pháp luật ở Việt Nam:
Nguyên tắc này đảm bảo cho sự tham gia của đông dảo các tầng lớp
nhân dân vào hoạt động xây dựng pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp
luật thể hiện được ý chí, nguyện vọng của các thành viên trong xã
hội.Mặt khác nó cho phép phát huy được trí tuệ của đông đảo các tầng
lớp nhân dân trong xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật đồng thời
cũng góp phần nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.
2. Nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc quan trọng góp phần thể hiện bản
chất của pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là pháp luật của nhân dân ( thể

hiện ý chỉ nhà nước của nhân dân Việt Nam mà nòng cốt là giai cấp
công nhân,giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và những người lao
động khác), do nhân dân ( nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện để
nhân dân lao động Việt Nam tham gia tích cực vào hoạt động xây
dựng, thực hiện pháp luật, kiểm tra, giám sát các hoạt động pháp luật),
vì nhân dân (mang lại những lợi ích to lớn cho nhân dân Việt Nam
trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội).
3. Sự biểu hiện của nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp
luật ở Việt Nam:
Trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam,nguyên tắc dân chủ
luôn được chú trọng và đề cao.Điều này được thể hiện rất rõ trong
những điều khoản của Hiến pháp nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992:
a) Nhân dân được quyền tham gia đông đảo và và tích cực vào việc
thành lập ra bộ máy nhà nước và bộ máy các tổ chức xã hội hay
nói cách khác là nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình thông
4
qua việc trực tiếp bầu ra các cơ quan đại diện cho mình từ đó lập ra
các cơ quan chấp hành, điều hành và các cơ quan khác – những cơ
quan có chức năng và thẩm quyền lập pháp và hành pháp.
VD: Điều 83 chương VI của Hiến pháp 1992 qui định “ Quốc hội là
cơ quan duy nhất của Nhà nước có quyền lập hiến và lập pháp.” Mà
“ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân” ,“ Đại biểu
Quốc hội phải là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân
dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà
còn đại diện cho nhân dân cả nước” (điểu 97 chương VI) và “Công
dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,không phân biệt dân
tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn
hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu
cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo

qui định của pháp luật ”( Điều 2 chương I Luật bầu cử đại biểu Quốc
hội thông qua ngày 15/4/1997)
b) Nhân dân có quyền được tham gia quản lí và quyết định những
công việc trọng đại của nhà nước và xã hội.Hiến pháp và pháp luật
có những qui định : “Công dân có quyền tham gia quản lí nhà
nước và xã hội, tham gia thoả luận những vấn đề chung của Nhà
nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết
khi Nhà nước thực hiện trưng cầu ý dân”.(điều 53 chương V)
c) Pháp luật còn tạo cơ chế bảo đảm cho nhân dân thực hiện việc
kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước,các tổ chức
xã hội,nhân viên nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác được trao
cho những quyền hạn nhất định để quản lí các công việc của Nhà
nước và xã hội.Chẳng hạn “ Công dân có quyền khiếu nại, quyền
tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm
5
trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất kì cá nhân nào”( Điều 74
chương V)
d) Pháp luật quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước,nhân
viên nhà nước trong việc tôn trọng,đảm bảo nguyên tắc quyền lực
nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng
như những hình thức tham gia của nhân dân vào việc thiết lập bộ
máy nhà nước,tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của
đất nước và kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà
nước, cán bộ, công chức nhà nước.
e) Ngoài ra trong pháp luật còn qui định các biện pháp để nhân dân
có điều kiện nâng cao trình độ văn hoá, chính trị, pháp luật, quản
lí, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân,
cung cấp thông tin đầy đủ để dân biết, dân làm, dân kiểm tra các
hoạt động của nhà nước.

VD: “ Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của
pháp luật” (Điều 57 chương V) hay “Học tập là quyền và nghĩa vụ
của công dân”( Điều 59 chương V)
4. Tác dụng của việc áp dụng nguyên tắc dân chủ vào hoạt động xây
dựng pháp luật:
Việc áp dụng nguyên tắc đân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật
sẽ tạo cho pháp luật có tính đồng thuận cao hơn, thể hiện đúng, đầy
đủ ý chí, nguyện vọng của đa số người dân trong xã hội.Thúc đẩy việc
tự giác thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân.
Riêng trong hoạt động điều chỉnh pháp luật, việc áp dụng nguyên tắc
dân chủ sẽ khiến pháp luật dễ đi vào đời sống, phát huy được vai trò
to lớn của nó trong đời sống xã hội.
6
Trong các hoạt động bảo vệ pháp luật, hoạt động xét xử, tố tụng, việc
áp dụng nguyên tắc dân chủ sẽ bảo đảm sự công bằng,anh minh và
bảo vệ được chân lí, lẽ phải.
5. Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình áp dụng nguyên tắc dân chủ
vào hoạt động xây dựng pháp luật.
Do trình độ phát triển kinh tế ở nước ta còn thấp, người dân vẫn chưa
có nhận thức đầy đủ về tinh thần dân chủ và vẫn chưa phát huy được
cái “tôi” của mình, tư tưởng còn nặng những tàn dư của phong
kiến,vẫn còn hiện tượng “phụ thuộc” nên ý thức tự giác trong việc
tham gia vào các hoạt động xây dựng và bảo vệ pháp luật còn chưa
cao,chưa tích cực và còn mang nặng tính hình thức; lại thêm việc bộ
máy nhà nước vẫn còn tồn tại những hiện tượng quan liêu, tham
nhũng; hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh,một số quyền tự do,
dân chủ vẫn chưa được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật,cơ chế
bảo đảm dân chủ vẫn chưa đồng bộ và hiệu quả, hệ thống chính trị ở
một số địa bàn, đơn vị còn chưa có đầy đủ khả năng để đảm bảo dân
chủ….Chính những yếu tố trên đã khiến cho việc áp dụng và phát huy

nguyên tắc dân chủ gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
C-KẾT LUẬN
Tóm lại việc áp dụng nguyên tắc dân chủ vào hoạt động xây dựng
pháp luật là vô cùng quan trọng để đảm bảo quyền tự do,phát huy vị
thế làm chủ của nhân dân trong thời đại mới bởi pháp luật chính là
công cụ quản lí trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của họ. Đối với nhà
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,pháp luật không chỉ đơn
thuần thể hiện ý chí của nhà nước mà là ý chí của nhà nước của nhân
dân.Do chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan khiến quá trình
áp dụng nguyên tắc dân chủ ở nước ta còn tồn tại nhiều bất cập, nhưng
7
đây sẽ là một nhiệm vụ quan trọng trong những năm sắp tới của không
chỉ các cấp chính quyền mà còn của nhân dân để có thể xây dựng một
Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tương lai thật
sự dân chủ, thật sự là Nhà nước “ của dân, do dân và vì dân”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình Lí luận Nhà nước và pháp luật – NXB công an nhân dân
– Hà Nội 2010
2. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội – NXB Chính trị quốc
gia – Hà Nội 2008
3. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm
1992( thông qua tại kì họp thứ 11 khoá VIII của Quốc hội nước
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 15 tháng 4 năm 1992)
4. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội (được Quốc hội nước Cộng hoà Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX kì họp thứ 11 thông qua ngày 15
tháng 4 năm 1997)
5. Dân chủ và pháp luật dân chủ -Nhà xuất bản tư pháp- 2006
8

×