Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận môn công ty đa quốc gia LINKAGE , SPILLOVERS , CLUSTERING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.88 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC CÔNG TY XUYÊN ĐA QUỐC GIA (TNCS)
Chủ đề 7
LINKAGE , SPILLOVERS , CLUSTERING
Nhóm thực hiện:
LÊ TRUNG HIÊU
NGUYỄN TRỌNG HIÊU
TRẦN THỊ HẠNH
TRẦN THI THANH LY
NGUYỄN NGỌC PHƯỢNG
Hà Nội, tháng 04 năm 2015
2
CHƯƠNG I. Sự liên kết giữa doanh nghiệp nước chủ nhà và các doanh nghiệp
có vốn FDI
Sản lượng đầu ra của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào cấu trúc ngành ngành
công nghiệp, mối liên kết giữa các doanh nghiệp điển hình là việc mua bán các sản
phẩm trung gian giữa các doanh nghiệp. Cấu trúc ngành của doanh nghiệp được thể
hiện qua các môi liên kết dọc và ngang.
1.1. Liên kết ngang
Horizontal
jt
: Là ký hiệu mô tả mối liên kết theo chiều ngang, nó thể hiện
mối liên hệ giữa doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài trong nội bộ một ngành j. Cách tính chỉ tiêu này như sau:
FS
ijt
: phần chia vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp i, ngành j
năm t.
Sở dĩ chỉ số này biểu thị mối liên kết ngang vì tất cả các giá trị đều thuộc
trong ngành j và do đó các mối liên kết chỉ thuộc trong nội bộ ngành j.


Mẫu số của biểu thức này phản ánh tổng sản lượng của các doanh nghiệp i
trong ngành j.
Tử số chính là tổng sản lượng của các doanh nghiệp i trong ngành j có gắn
trọng số là phần chia vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Do đó chỉ tiêu này phản ánh mức độ tham gia của nước ngoài trong ngành đó,
và giá trị của nó tăng lên khi sản lượng của công ty có vốn đầu tư nước ngoài và
phần chia vốn nước ngoài của công ty đó tăng lên.
2
1.2. Liên kết dọc
Liên kết dọc lại được phân ra làm hai hướng đó là liên kết xuôi và liên kết ngược.
1.2.1. Liên kết ngược
Backward
jt
: Biểu thị mối liên kết ngược, đó là mối liên kết giữa nhà cung cấp
là các doanh nghiệp trong nước với người mua là các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài trong ngành j. Cách tính chỉ tiêu này như sau
Theo cách tính trên chỉ tiêu thể hiện mối liên kết ngược của ngành j được
tính bằng tổng tất cả các biến liên kết ngang trong nội bộ các ngành k có gắn
trọng số là các hệ số có gắn trọng số là các hệ số . Trong đó hệ số biểu hiện tỷ
trọng sản lượng mà ngành j cung cấp cho ngành k, hệ số này được lấy ra từ bảng vào
ra I-O. Biến số này tăng lên khi và Horizontal
kt
tăng lên tức là khi
tỷ trọng sản phẩm trung gian mà ngành j cung cấp cho ngành k (có sự hiện diện
của bên nước ngoài) và mức tham gia của ngành của nước ngoài trong các ngành k
tăng lên. Do đó biến số Backward biểu thị mối liên kết giữa các các công ty đa quốc
gia với các nhà cung cấp nội địa.
Biến Backward tăng lên thể hiện nhà cung cấp nội địa tham gia nhiều hơn và
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty có vốn nước ngoài.
1.2.1. Liên kết xuôi

Forw
jt
: Biểu thị mối liên kết xuôi, đó là liên kết giữa nhà cung cấp là các
doanh nghiệp có vốn nước ngoài với các người mua là các doanh nghiệp nội địa
trong ngành j. Trong đó các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đóng vai trò là nhà
3
cung cấp đầu vào cho các nhà sản xuất địa phương
Theo cách tính biến biểu thị
mối liên kết xuôi ngành j được tính
bằng tổng tất cả các biến liên kết ngang ngành có gắn trọng số . Trong đó
là tỷ lệ đầu vào của ngành công nghiệp j mua từ ngành công nghiệp l tại thời
điểm t. Do đó biến liên kết theo chiều dọc tăng lên khi sản lượng công ty nước
ngoài và tỷ
trọng
sản phẩm trung gian mà các công ty có vốn nước ngoài cung cấp
cho các công ty nội địa tăng lên.
Như vậy, trong mô hình trên sản lượng của một ngành ngoài phụ thuộc vào
vốn, lao động mà còn phụ thuộc vào các biến liên kết dọc ngang. Ta có thể viết lại
hàm số như sau:
Trên cơ sở trên, mô hình để xem xét mối quan hệ giữa sản lượng và sự hiện
diện của phía nước ngoài như sau.
1.3. Hàm ý chính sách
1.3.1. Thu hút FDI vào các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và thu
hút các công ty MNCs/TNCs có tiềm năng công nghệ vào ngành công nghiệp
Trước đây các chính sách về FDI nhằm mục đích thu hút FDI bằng mọi
4
giá, ban đầu các chính sách này giúp các ngành công nghiệp có khối lượng vốn
đầu tư lớn, tuy nhiên về lâu dài sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh, năng suất của
ngành công nghiệp.
Cần thu hút FDI vào các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như

công nghiệp lọc dầu, hóa chất, công nghiệp điện tử, thiết bị máy móc đây sẽ là các
ngành góp phần vào sự tăng trưởng nhanh và bền vững cho ngành công nghiệp .
Tăng cường thu hút FDI từ các công ty MNCs/TNCs vào khu vực thượng
nguồn của ngành công nghiệp . Khu vực thượng nguồn thường là các lĩnh vực đòi
hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, có sự phức tạp về công nghệ và khả năng
thay đổi công nghệ và chứa đựng nhiều rủi ro kinh doanh hơn nhiều so với đầu tư vào
lĩnh vực hạ nguồn. Các công ty MNCs/TNCs là các công ty có tiềm lực lớn về khoa
học – công nghệ và tài chính, sẽ là lực lượng tạo nền tảng ban đầu cho sự phát triển
đột phá trong việc sản xuất các loại nguyên, phụ liệu, linh kiện có công nghệ phức tạp
và yêu cầu cao về chất lượng.
Để thu hút được vốn FDI từ các MNCs/TNCs, trước hết thực hiện các biện
pháp sau: Nhanh chóng cải cách các tổ chức R&D của nhà nước nhằm tăng năng lực
của các tổ chức này, kể cả nhân lực sao cho đủ khả năng tiếp thu kiến thức và tiến bộ
công nghệ mới. Luôn cập nhập, phân tích và xử lý thông tin về các công ty lớn, nhất
là công ty có khả năng về R&D hàng đầu trên thế giới, cũng như nghiên cứu chiến
lược về công ty này. Triển khai thực hiện nhanh Luật sở hữu trí tuệ và thực hiện
nghiêm túc quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ bản quyền theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh
đó, cần có các chính sách ưu đãi và mang tính ổn định cho các MNCs/TNCs như ưu
đãi về thuế, về cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi liên quan đến lao động.
1.3.2. Tăng cường sự hiệu quả của các mối liên doanh, liên kết giữa các
doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp
Quá trình phân công lao động quốc tế và thực tiễn cạnh tranh sẽ tạo động lực,
đồng thời đặt ra yêu cầu mở rộng và đào tạo sâu các quan hệ kinh tế, hợp tác và liên
5
kết sản xuất. Các doanh nghiệp mạnh, có khả năng công nghệ kỹ thuật cao đóng vai
trò hạt nhân thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngược lại, với lợi thế
chuyên sâu của mình, các doanh nghiệp nhỏ thực hiện chuyên môn hóa một số chi
tiết, bộ phận trong chuỗi giá trị giảm thiểu các chi phí sản xuất cần thiết cho các
doanh nghiệp lớn. Để thực hiện hóa mục tiêu liên kết này, trước hết các doanh
nghiệp trong ngành công nghiệp cần:

Nâng cao nhận thức về liên kết sản xuất quốc tế. Sự liên kết có thể được thể
hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như liên kết về công nghệ, liên kết về thị trường,
liên kết về nhân lực, liên kết trong dây chuyền tạo ra chuỗi sản phẩm.
Nâng cao trình độ công nghệ công nghệ theo nhiều phương thức; học hỏi &
sáng tạo công nghệ, tiếp nhận chuyển giao của các doanh nghiệp FDI để có thể
chuyên môn hóa sâu, từ đó tạo điều kiện tham gia và mở rộng các mối quan hệ liên
kết quốc tế
Lựa chọn đối tác và hình thức liên kết sản xuất quốc tế phù hợp. Việc xác
định lựa chọn đối tác và hình thức liên kết cũng có vai trò hết sức quan trọng. Kinh
nghiệm từ ngành công nghiệp điện tử Việt Nam cho thấy, việc lựa chọn đúng hình
thức liên kết, phù hợp với khả năng của các bên, là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của quá trình liên kết.
Trên cơ sở nâng cao nhận thức và lựa chọn đối tác, hình thức liên kết phù hợp.
Để tăng cường tính hiệu quả sự liên kết các DN trong nước và các DN FDI trong
ngành công nghiệp , một số biện pháp sau nên được triển khai thực hiện
Tổ chức và hỗ trợ các trung tâm làm cầu nối giữa DN nội địa và các DN FDI.
Các trung tâm và tổ chức này sẽ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ, các nhà
cung để phục vụ cho quá trình sản xuất, cung ứng và tiêu thụ của các DN nội địa,
các DN FDI trong ngành công nghiệp . Khuyến khích ký kết hợp đồng kinh tế giữa
DN nội địa và DN FDI trong ngành công nghiệp ở trên các khía cạnh cung ứng, tiêu
thụ.
6
Xây dựng các chương trình hợp tác dài hạn, chiến lược với các tập đoàn đa
quốc gia về phát triển công nghiệp ở Việt Nam.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và các trang Web về danh mục các DN sản xuất phụ
kiện cho ngành công nghiệp để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế. Trong đó
chú trọng thu hút nguồn vốn FDI từ các tập đoàn lớn vào các DN này.
Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của các viện nghiên cứu. Tăng cường
sự liên kết các viện nghiên cứu với các DN trong ngành công nghiệp theo hướng gắn
quá trình nghiên cứu với việc ứng dụng các kết quả này vào sản xuất.

1.3.3. Tăng cường công tác nghiên cứu và triển khai (R&D)
Cần xây dựng chiến lược về ứng dụng phát triển công nghệ là cần thiết. Trước
mắt, cần hình thành và phát triển thị trường công nghệ, đặc biệt là các loại hình chợ
công nghệ và thiết bị; tạo ra các cơ chế khuyến khích các cơ sở sản xuất ứng dụng các
sản phẩm công nghệ cao là các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
ban hành và tổ chức thực hiện thường xuyên chế độ báo cáo, điều tra thống kê nhằm
thu thập đầy đủ thông tin thống kê về ứng dụng và phát triển công nghệ; xây dựng và
tổng hợp hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và chỉ tiêu thống kê về ứng dụng và phát
triển công nghệ
Bên cạnh đó, nhà nước tăng cường hỗ trợ về vốn, nhân lực cho các DN trong
việc ứng dụng, đổi mới, mua sắm, cải tiến công nghệ. Đồng thời, bản thân DN cũng
phải tăng cường nguồn vốn bổ sung cho công tác nghiên cứu và triển khai, tăng chi
phí nghiên cứu bình quân trong DN. Sự hiệu quả trong công tác nghiên cứu và triển
khai chỉ có được khi có sự kết hợp giữa hỗ trợ của nhà nước với những nỗ lực từ phía
doanh nghiệp.
1.3.4. Chính sách hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ
1.3.4.1 .Thực hiện chính sách nhập khẩu công nghệ
Nhập khẩu công nghệ được coi là con đường ngắn và nhanh để có được công
nghệ tiên tiến và phù hợp. Nhà nước cần xây dựng chính sách nhập khẩu công nghệ,
7
khuyến khích việc nhập khẩu máy móc, thiết bị. Tuy nhiên, để nhập khẩu được các
công nghệ mong muốn, Nhà nước cần phải tăng cường kiểm soát, quản lý việc nhập
khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị của DN. Chỉ được nhập khẩu máy móc, thiết bị,
dây chuyền công nghệ mới, ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị có trình độ công
nghệ tiên tiến, cao phù hợp với dự án đầu tư đã được phê duyệt, khuyến khích nhập
khẩu máy móc, thiết bị có tính năng vượt trội về tiết kiệm năng lượng và tài nguyện,
thân thiện với môi trường. Tuyệt đối không nhập khẩu công nghệ mà các nước đã
loại bỏ vì lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường. Trong các trường hợp
khác phải được sự đồng ý và đáp ứng được các yêu cầu của Bộ KH&CN. Song song
với việc nhập khẩu các công nghệ tiên tiến và phù hợp, cần phải có những biện

pháp nhằm sử dụng và khai thác được lâu dài và tối đa các lợi thế của các công
nghệ này.
1.3.4.2. Tăng cường hợp tác công nghệ với nước ngoài
Bộ KH&CN cần tăng cường các phiên họp thường kỳ, giữa kỳ của các ủy ban,
tiểu ban hợp tác KH&CN; trở thành đầu mối duy trì và đẩy mạnh sự tham gia có
chiều sâu hơn của Việt Nam về hợp tác công nghệ trong các tổ chức quốc tế và khu
vực. Trong đó, đặc biệt chú ý hỗ trợ nhu cầu tìm kiếm công nghệ, đổi mới công
nghệ của DN và địa phương. Tăng cường các đoàn của các đơn vị thuộc Bộ
KH&CN và địa phương tham gia các khóa đào tạo, khảo sát, học tập kinh nghiệm
quản lý hoạt động KH&CN tại một số nước trên thế giới. Cần có chính sách để tăng
cường mối liên kết giữa DN có vốn ĐTNN với các DN địa phương trong đào tạo
nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, truyền đạt tri thức. Nhà nước có biện pháp
khuyến khích thiết lập các tổ chức nghiên cứu và đào tạo chung giữa các công ty
nước ngoài, công ty Việt Nam và các tổ chức nghiên cứu – đào tạo. Xây dựng và
thực thi các chính sách ưu đãi đặc biệt cho các công ty đa quốc gia có công nghệ
nền thiếp lập cơ sở tại Việt Nam về sản xuất, nghiên cứu, thiết kế. Đảm bảo lợi ích
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đào tạo lao động cho Việt Nam
8
cũng như trong các hoạt động hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật cho các tổ chức khác.
CHƯƠNG II. TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA FDI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ
TRONG NƯỚC.
Khái niệm: Kỳ vọng lớn nhất của các nước đang phát triển trong việc thu hút
đầu tư nước ngoài là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế với hai lý do chính. Thứ nhất,
đầu tư nước ngoài được coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn đầu tư trong
nước. Thứ hai, đầu tư nước ngoài tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ
tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến
thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động… Tác động này được xem là tác
động tràn của đầu tư nước ngoài, góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp
trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Vậy Tác động
tràn là tác động gián tiếp xuất hiện khi có mặt của các doanh nghiệp FDI làm cho các

doanh nghiệp trong nước thay đổi hành vi của mình như thay đổi công nghệ, thay đổi
chiến lược sản xuất kinh doanh… Có 4 kênh xuất hiện tác động tràn nhiều nhất: kênh
di chuyển lao động, kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ, kênh liên kết sản xuất
và kênh cạnh tranh.
2.1 Kênh di chuyển lao động
Lao động có kỹ năng chuyển từ doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước
được coi là một kênh quan trọng có thể tạo ra tác động tràn tích cực. Tác động tràn
xảy ra nếu như số lao động này sử dụng kiến thức đã học được trong thời gian làm
việc tại các doanh nghiệp FDI vào công việc trong doanh nghiệp trong nước. Có hai
cách để tạo ra tác động tràn. Đó là số lao động này tự thành lập Công ty riêng hoặc
9
làm thuê cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là trong cùng ngành mà doanh nghiệp
FDI đang hoạt động.
Có thể thấy chỉ tiêu này rất cao ở khu vực doanh nghiệp FDI(43,4%) và cao
nhất ở nhóm ngành may mặc và da giày. Trong số chuyển đi,khoảng 42% là lao động
có kỹ năng, tỷ lệ thấp nhất trong nhóm ngành dệt may-da giày (37%) và cao nhất là
nhóm ngành chế biến thực phẩm (50,3%). Nếu so sánh chỉ tiêu này thì khả năng có
thể sinh ra tác động tràn ở ngành chế biến thực phẩm cao hơn là dệt may. Tuy nhiên
32% số doanh nghiệp FDI được hỏi cho rằng lao động đã chuyển đi khỏi chủ yếu
chuyển tới các doanh nghiệp FDI khác,23% cho rằng số lao động này tựm ở Công ty
và 18% trả lời lao động chuyên đi làm cho các doanh nghiệp trong nước (số còn lại trả
lời không biết ). Như vậy, tuy tính linh hoạt về di chuyển lao động khá cao của khu
vực doanh nghiệp FDI trong ba nhóm ngành trên, nhưng 1/3 số lao động chỉ di chuyển
trong nội bộ khu vực doanh nghiệp FDI và rất có tổng hợp kết quả các cuộc điều tra
gần đây cho thấy các doanh nghiệp FDI tích cực chuyển giao công nghệ cho lao động
ở nhà máy và chuyển giao tri thức điều hành, quản lý cho kỹ sư, nhân viên quản lý các
cấp người Việt Nam. Khi nguời Việt Nam không hoặc chưa thoả man cỏ điều kiện về
chuyên môn, doanh nghiệp nước ngoài mới đưa người ở các nước khác đến. Người
nước khác ở đây không nhất thiết là người nước gốc của MNCs mà kể cả người ở các
nước thứ ba. Đặc biệt nhiều công ty FDI gốc Đài Loan hoặc Hong Kong thường thuê

kỹ sư người ở Trung Quốc, công ty FDI Nhật thường thuê người Đài Loan,v.v
2.2. Kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ.
Đây là một kênh rất quan trọng để tạo ra tác động tràn tích cực của FDI.Sự
chuyển giao có 3 loại:
Chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp là hình thái chuyển giao giữa công ty
đa quốc gia (MNC) với công ty con tại nước ngoài tức doanh nghiệp FDI.
Hình thái thứ hai là chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh
nghiệp bản xứ hoạt động trong cùng ngành. Người quản lý bản xứ làm việc trong
10
doanh nghiệp FDI sau khi học hỏi được nhiều kinh nghiệm có thể mở công ty riêng
cạnh tranh lại với công ty FDI. Đối với doanh nghiệp FDI đây là một sự tổn thất
nhưng đối với kinh tế của nước nhận FDI thì đây là hiện tượng tốt vì công nghệ được
lan truyền sang toàn xã hội góp phần tăng cường nội lực. Một thí dụ khác của hình
thái này là xí nghiệp bản xứ đã có sẵn và hoạt động cạnh tranh trong cùng lãnh vực
với doanh nghiệp FDI có thể quan sát, nghiên cứu hoạt động của doanh nghiệp FDI từ
đó cải thiện hoạt động của mình. Có thể gọi hình thái thứ hai liên quan đến chuyển
giao công nghệ là sự chuyển giao hàng ngang giữa các doanh nghiệp vì là sự chuyển
giao giữa các doanh nghiệp độc lập và ở trong cùng một ngành.
Hình thái thứ ba là chuyển giao hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong đó doanh
nghiệp FDI chuyển giao công nghệ sang các doanh nghiệp bản xứ sản xuất sản phẩm
trung gian (điển hình là sản phẩm công nghiệp phụ trợ như phụ tùng, linh kiện xe
máy) cung cấp cho doanh nghiệp FDI, hoặc trường hợp doanh nghiệp bản xứ dùng sản
phẩm của doanh nghiệp FDI để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng (chẳng hạn doanh
nghiệp bản xứ dùng nguyên liệu chất dẻo – plastic – do doanh nghiệp FDI cung cấp để
sản xuất các loại đồ dùng trong nhà). Trong cả hai trường hợp, công nghệ được
chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp bản xứ, và đây là hiệu quả lan
toả lớn nhất, quan trọng nhất nên các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm và đưa ra
các chính sách làm tăng hiệu quả nay.
Kết quả điều tra cho thấy, năm 2003 các doanh nghiệp trong nước có tỷ lệ lao
động có kỹ năng thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động kỹ năng của doanh

nghiệp FDI. Đáng quan tâm hơn tỷ trọng này còn có xu hướng giảm đi theo các năm
Các doanh nghiệp FDI chỉ tiêu cho hoạt động R&D cao gấp gần 3lần so với các doanh
nghiệp trong nước, trong đó mức chênh lệch cao nhất ở nhóm ngành cơ khí-điện tử.
Nếu tính cả chỉ tiêu mức độ tập trung vốn thì có thể thấy sản phẩm cú khớ điện tử của
khu vực doanh nghiệp FDI có hàm lượng công nghệ cao hơn nhiều và vì vậy khả năng
năng xẩy ra tác động tràn là thấp. Chi cho R&D ở nhóm ngành dệt may cao hơn hẳn
11
so với ngành chế biến thực phẩm và mức chênh lệch giữa doanh nghiệp trong và
nước ngoài là thấp. Đáng lưu ý là xu hướng giảm tỷ trọng chi tiêu bình quân cho R&D
so với doanh thu trong khu vực doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong nhóm ngành cơ khí,
điện tử. Điều này có thể có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các doanh nghiệp không có
đối thủ cạnh tranh trong nước. kết quả điều tra cho thấy tới 70% doanh nghiệp FDI rất
ít khi tiếp cận với công nghệ từ Công ty mẹ chuyển giao và 36% cho rằng ý tưởng đổi
mới công nghệ bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn. Như vậy, thực tế là các doanh nghiệp
FDI ở Việt Nam hoạt động khá độc lập với Công ty mẹ ở nước ngoài đặc biệt là trong
đầu tư đổi mới công nghệ. Có 2 cách lý giải cho điều này. Một là bản than các Công
ty mẹ cũng là Công ty nhỏ, do đó năng lực cho hoạt động R&D không cao và không
thể hỗ trợ nhiều cho các Công ty con. Lý giải này phù hợp với nhận định khá phổ biến
hiện nay. Cách lý giải thứ 2 , Việt Nam chưa phải là môi trường đầu tư trọng tâm hoặc
trình độ nước yếu không cần thiết phải đầu tư đến công nghệ cao
2.3. Kênh liên kết sản xuất.
Kênh liên kết sản xuất là một kênh rất quan trọng tạo ra tác động tràn. Tác động
“ngược chiều” có thể xuất hiện nên các doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên
liệu hoặc phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài. Mức độ tác động
càng cao nếu khối lượng sản phẩm phân phối hoặc nguyên liệu cung cấp càng nhiều,
tức là quan hệ tỷ lệ thuận.
Liên kết sản xuất bao gåm hai hình thức là liên kết dọc (sản phẩm của doanh
nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp kia) và liên kết ngang (các doanh
nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm).
Kết quả điều tra cho thấy , chỉ có 31% NPL của các DN FDI sử dụng mua được

từ các doanh nghiệp trong nước , số còn lại mua từ DN FDI, nhập khẩu hoặc mua từ
các doanh nghiệp trong nước. Số còn lại mua từ các doanh nghiệp FDI, số còn lại
nhập khẩu mua từ các hộ gia đình. Về lý do nhập khẩu nguyên liệu có tới 42.6%
doanh nghiệp FDI cho rang nguyên liệu đó không có ở Viêt Nam, 15% cho rằng có
12
những giá cao hơn nhập ngoại, 25% cho rằng chất lượng không tốt bằng nguyên liệu
ngoại nhập.
Xét kênh phân phối sản phẩm cho thấy tỷ lệ sản phẩm mà các doanh nghiệp
FDI phân phối thông qua các doanh nghiệp trong nước tương đối thấp, nhất là nhóm
ngành dệt may. Hiệu quả lan tỏa từ FDI đến các thành phần khác trong nền kinh tế
càng cao thì nội lực càng được tăng cường. Qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI
với các doanh nghiệp trong nước ( SOEs, doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị cá thể…)
công nghệ và năng lực kinh doanh được huyển giao từ doanh nghiệp FDI đến các
thành phần khác của nền kinh tế.
2.4 Kênh cạnh tranh.
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có thể tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho
các doanh nghiệp trong nước, trước hết là đổi mới doanh nghiệp trong cùng nhóm
ngành. Trong khu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất giữa các
doanh nghiệp này với nhau thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng họ đang chịu
sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ các doanh nghiệp FDI và chính các doanh
nghiệp trong nước. Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất về sản phẩm
như chủng loại, mẫu mã, thì các doanh nghiệp trong nước lại đánh giá cao nhất về
công nghệ có trình độ cao hơn từ các doanh nghiệp FDI.
Bột giặt Daso đang phải đối mặt với Omo, Tide; sữa Vinamilk, Nuifood phải cạnh
tranh với Nestle, Abott, Mead&Johnson…; bia Sài Gòn, Laser đang phải chống trả
với Heineken, Tiger, Foster…
13
CHƯƠNG III. Cụm tập trung – clustering, Cụm công nghiệp - industrial clusters
Kinh tế thế giới đã bước sang một giai đoạn mới với việc ứng dụng cách mạng
công nghệ thông tin. Người ta không còn cần phải tập trung vào các khu vực dồi dào

tài nguyên và nguồn lao động khi xây dựng cơ sở kinh doanh. Phải chăng, nền kinh tế
mới đang dần xoá bỏ vai trò của vị trí địa lý trong các quyết định chiến lược? Tại sao
một số nền kinh tế quốc gia hay khu vực phát triển nhanh hơn so với các quốc gia và
khu vực khác? Michael Porter là một giáo sư về kinh tê tại đại học Harvard chuyên về
các chiến lược kinh doanh. Micheal Porter đã đưa ra khái niệm về cụm tập trung –
clusters để giải thích cho câu hỏi này.
3.1. Định nghĩa.
Trên thực tế, lợi thế cạnh tranh khu vực đang dần chuyển biến sang một hướng
khác. Đó là việc hình thành nên các khu công nghiệp tập trung (mang tính tự phát).
Trước đây, lợi thế khu vực phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, nguồn lao động, mà ở
nơi khác không có được. Ngày nay, khái niệm cluster đã khẳng định lợi thế khu vực
qua hiện tượng quy tụ của các ngành công nghiệp.
Không phải ngẫu nhiên mà Hollywood trở thành trung tâm công nghiệp điện ảnh,
Wall Street trở thành trung tâm công nghiệp tài chính, Silicon Valley trở thành trung
tâm công nghệ cao và bắc Ý trở thành trung tâm công nghiệp giày cao cấp. Vì khả
năng kiểm soát giá thành của các công ty ngày càng tương đương, năng lực cạnh tranh
đang và sẽ phụ thuộc vào tính năng đầu ra của sản phẩm và dịch vụ, với yếu tố quyết
định là khả năng đổi mới (innovation) của công ty.
Trước hết cần hiểu khu công nghiệp tập trung như thế nào? Ông định nghĩa cụm
tập trung là các ngành công nghiệp được tập trung lại về vị trí địa lý, tại đây có nhiều
công ty vừa cạnh tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau; hỗ trợ các công ty cung ứng
và liên kết với các tổ chức. Sự gần nhau về mặt địa lý cho phép các công ty tương tác
với nhau, và tạo dòng luân chuyển hiệu quả của hàng hoá, dịch vụ, ý tưởng và kỹ
14
năng. Điều này cho phép tăng năng suất, nâng cao tốc độ cải tiến trong quá trình sản
xuất và trong sản phẩm.
Theo định nghĩa của Porter, "cluster" là tập hợp các công ty cùng với các tổ chức
tương tác qua lại trong một lĩnh vực cụ thể. Xung quanh nhà sản xuất hình thành các
nhà cung cấp chuyên môn hoá các phụ kiện và dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng. Khu
công nghiệp tập trung bao trùm lên cả các kênh phân phối và khách hàng, và bên cạnh

đó là những nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ, các công ty thuộc các ngành liên quan về
kỹ thuật, công nghệ hoặc cùng sử dụng một loại đầu vào. Các khu công nghiệp tập
trung còn hình thành cả các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như các trường đại
học, các viện công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, hiệp hội thương mại cung cấp
các dịch vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật.
Học thuyết của Porter có nhiều hàm ý thực tiễn cho các nhà hoạch định chính
sách ở quốc gia, khu vực và địa phương. Sự gần gũi về địa lý của các đối thủ cạnh
tranh hàng đầu trong một ngành công nghiệp làm tăng cường mối quan hệ giữa 4 yếu
tố của mô hình kim cương Porter: chiến lược, cấu trúc và sự ganh đua công ty; các
điều kiện nhân tố (đầu vào); các điều kiện về cầu; sự hiện diện của các ngành công
nghiệp hỗ trợ và liên quan. Tuy nhiên, nghịch lý là mỗi yếu tố của sự cộng tác giữa
các công ty cũng là một thành tố quan trọng trong thành công của cụm tập trung.
3.2. Ví dụ minh họa
Có thể lấy ví dụ từ Silicon Valley. Đại học Stanford được thành lập năm 1891
bởi Governor Leland Stanford. Vào thập kỷ 20, trong chiến lược nâng cao danh tiếng,
Đại học Stanford đã mời được giáo sư về kỹ thuật điện Frederick Terman từ Viện
công nghệ Massachusetts (MIT), cha đẻ của Silicon Valley. Nhận thấy có nhiều sinh
viên xuất sắc của Stanford đi tìm việc ở các vùng khác, Terman đã khuyến khích các
cựu sinh viên quay lại mở công ty riêng gần trường. Hai người tiên phong chính là
William Hewlett và David Packard, sáng lập viên của tập đoàn HP ngày nay. Cùng lúc
đó một số cựu sinh viên khác cũng thành lập các công ty nhỏ, tạo thành một trung tâm
15
công nghiệp điện tử của khu vực. Đại học Stanford cho các các công ty này thuê
phòng thí nghiệm với chi phí gần như cho không, đổi lại, Đại học Stanford sẽ nhận
được một phần lợi nhuận trong tương lai. Trong Thế chiến thứ 2, giáo sư Terman
thông qua các mối quan hệ với Washington đã đem về cho Stanford và các công ty
nhiều hợp đồng lớn. Phần chia lợi nhuận của Stanford sau này lên tới hàng triệu Mỹ
kim. Sau Thế chiến, Đại học Stanford quyết định tận dụng mặt bằng có sẵn để thu hút
các nguồn tài chính bằng cách thành lập khu công nghiệp Stanford. Khi đó, người ta
gọi đây trung tâm công nghệ cao kết hợp với trung tâm nghiên cứu (tức là Đại học

Stanford).Varian Associates, rồi General Electric, Eastman Kodak lần lượt tới thuê
mặt bằng. Các chương trình quốc phòng về hàng không, không gian và điện tử những
năm 50 đã thúc đẩy sự phát triển của Silicon Valley. Chương trình hợp tác giữa
Stanford và Lockheed Aerospace Co. khẳng định chiến lược đúng đắn của Stanford
với việc Lockheed giúp trường xây dựng ngành kỹ thuật hàng không không gian. Đổi
lại, Đại học Stanford trở thành cố vấn khoa học và cung cấp nguồn nhân lực cho
Lockheed. Sau đó, Silicon Valley đón nhận sự gia nhập của IBM (1952), NASA
(1958), Xerox (1970) rồi đến Intel, Signetics, National Semiconductors và AMD,
những công ty sản xuất sản phẩm bán dẫn góp phần xây dựng khu công nghiệp tập
trung Silicon Valley ngày nay.
3.3. Cấu thành của cụm công nghiệp:
 Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng
 Các ngành khâu trước và khâu sau
 Các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt
 Các đơn vị cung cấp dịch vụ
 Các ngành khác có chia sẻ về hoạt động sản xuất, công nghệ và quan hệ
khách hàng
 Các định chế tài chính, giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng
3.4. Lợi thế của cụm công nghiệp
Các khu công nghiệp tập trung ít khi tuân theo hệ thống phân chia ngành tiêu
chuẩn vì hệ thống này thường bỏ sót nhiều đối tượng liên quan cũng như các mối quan
16
hệ cạnh tranh quan trọng. Trong một "cluster", cạnh tranh tồn tại song song với hợp tác.
Các đối thủ cạnh tranh sít sao nhưng lại cùng hợp tác chặt chẽ với các trung tâm nghiên
cứu. Để đạt được ưu thế cạnh tranh trong nền kinh tế mới, lợi thế của "cluster" là:
- Giúp các công ty nắm bắt được thông tin, công nghệ, và các nhà cung cấp, qua
đó gia tăng sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Như đã nói ở trên, lợi thế cạnh
tranh đã chuyển từ lợi thế về tài nguyên hữu hình sang tài nguyên chất xám.
- Mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà nghiên cứu trong khu công
nghiệp tập trung có thể thúc đẩy khả năng đổi mới trong sản phẩm, trong quá trình sản

xuất và thậm chí trong cơ cấu công ty. Cluster giúp các công ty chia sẻ chi phí nghiên
cứu và phát triển, tăng hiệu quả chi phí. Thông qua nền tảng chất xám chung đó, mặt
bằng công nghệ của khu công nghiệp tập trung tăng cao, tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu
và phát triển của mọi thành phần trong khu vực, thu hút được cả nguồn nhân lực và
chất xám từ khu vực khác.
- Một khi mặt bằng công nghệ lên cao, "cluster" sẽ lập tức thu hút các công ty
khác tham gia vì các công ty này nhìn thấy được ưu thế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
tài chính sẵn có cũng như kiến thức, bí quyết và tay nghề có thể học hỏi. Tham gia vào
cluster, các công ty có thể đảm bảo khả năng rà soát công nghệ và rà soát thị trường.
Các công ty thuộc cùng một lĩnh vực kinh doanh có thể hỗ trợ thương mại hay
các hội chuyên gia. Điều này có thể dy trì và nâng cao các tiêu chuẩn trong kĩ năng,
sản phẩm, vận động hành lang địa phương và chính quyền khu vực cho việc đầu tư
thích hợp vào các hàng hóa công cộng hay khuyến khích các hoạt động quảng cáo
chung. Ví dụ, nền công nghiệp đá lát thành công của Ý được hỗ trợ bởi hoạt động
quản bá mạnh mẽ từ hiệp hội thương mại của nước này.
Sự tập trung về mặt địa lý của các cụm tập trung ảnh hưởng đến tính cạnh tranh
theo 3 cách:
Làm tăng năng suất – các công ty có thể hoạt động hiệu quả với mức tồn kho
thấp do có các nhà cung cấp chuyên môn tại địa phương, và họ có quyền sử dụng các
17
kỹ năng chuyên môn và nguồn lực con người do có các nhà cung cấp đào tạo tại địa
phương.
Làm tăng năng lực đổi mới bằng việc làm thuận tiện hơn sự tương tác và sự phổ
biến của kiến thức – sự cạnh tranh giữa các công ty tăng, và khuyến khích cải tiến, từ
đó làm tăng khả năng thích nghi với những thay đổi và các cú shock từ bên ngoài.
Khuyến kích sự hình thành các doanh nghiệp mới thông qua các doanh nghiệp
‘sản phẩm phụ’ doanh nghiệp mà chịu ít rào cản hơn, từ đó tạo ra sự phản hồi tích cực
thông qua cạnh tranh nhiều hơn, cải tiến nhiều hơn
3.5. Quá trình hình thành và phát triển của cụm công nghiệp
Cụm ngành công nghiệp thường hình thành trên cơ sở của những lợi thế về:

• Điều kiện tự nhiên và nhân tố sản xuất
• Điều kiện về cầu
• Sự phát triển của cụm ngành khác kề cận
• Sự hình thành của một hay vài doanh nghiệp chủ chốt
• Đầu tư của nhà nước
Tuy nhiên, từ tất cả những gì đã trình bày ở trên, có một số các yếu tố rõ ràng là
quan trọng cho các cụm tập trung thành công có thể áp dụng vào mọi hoàn cảnh. Đó
là:
 Sự hiện diện của các mạng lưới chức năng và các hiệp hội
 Một nền tảng đổi mới mạnh mẽ cùng với sự hỗ trợ của nghiên cứu và phát
triển (R&D)
 Một nền tảng kỹ năng chắc chắn
 Một cơ sở hạ tầng vật chất đầy đủ
 Sự có mặt của các công ty lớn
 Một nền văn hóa doanh nghiệp
 Khả năng tiếp cận tài chính
3.6. Hàm ý chính sách
Cuối cùng, có thể rút ra được bài học: để xây dựng thành công một khu công
nghiệp bền vững, không chỉ cần cung cấp một cơ sở hạ tầng hiện đại, một hành lang
pháp lý tích cực, mà còn phải thiết lập được một hạt nhân chất xám, một điểm hội tụ
18
cho ngành cũng như cho mặt bằng nghiên cứu và phát triển chung. Xin có một vài gợi
ý gắn gọn:
- Xây dựng các trung tâm nghiên cứu phù hợp với ưu thế tự nhiên , ưu thế địa lý
và con người sẵn có của vùng. Phát triển và tái thiết các trung tâm nghiên cứu sẵn có.
- Thiết lập mô hình phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, mang tính chiến lược lâu
dài thông qua liên kết với các trung tâm nghiên cứu và đào tạo địa phương, trong nước
và nhất là quốc tế. Xin hãy lấy ví dụ về Đại học Stanford ở trên làm một minh chứng cụ
thể.
- Thắt chặt quan hệ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức nghiên cứu, xem xét

nghiêm túc các đề xuất khả thi.
- Xác định một chiến lược phát triển công nghiệp, trong đó phải nắm bắt được
ngành chủ đạo và các ngành ngành vệ tinh, kỹ thuật và công nghệ liên quan. Từ đó,
xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp và tập đoàn trong và ngoài nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. FDI and Local Linkages in Developing Countries: Evidence from Sub-Saharan
Africa, Amadou Boly , Nicola Daniele Coniglio , Francesco Prota , 2012
2. Spillover and Backward Linkage Effects of FDI: Empirical Evidence for the
UK, RichardHarris, March 2009
3. FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM: IS THERE ANY
EVIDENCE OF TECHNOLOGICAL SPILLOVER EFFECTS, Nguyen Ngoc
19
Anh, Nguyen Thang, Le Dang Trung, PhamQuang Ngoc, Nguyen Dinh Chuc,
and Nguyen Duc Nhat, 2008
4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam
– Luận án tiến sĩ kinh tế , đại học kinh tế, TP HCM
5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam
– Vuc Trung Sơn
6. UNCTAD, world investemtn report, 1998
7. David H. Tobey, Doctoral Student Department of Management, College of
Business & Economics New Mexico State University : "The Transnationality
Index: Measuring the diversity advantage of transnational entrepreneurial
organizations".
8. Lívia Lopes Barakat, Sherban Leonardo Cretoiu, Jase Ryan Ramsey, 2011,
“UNCTAD’s Degree of Internationalization and Its Effect on Subjective and
Objective Performance: Evidences from Brazilian TNCs”
9. Daniel Sullivan, University of Delaware, “Measuring the degree of
internationalization of a firm “
10.UNCTAD. 1995. World Investment Report 1995. Transnational Corporations
and Competitiveness, Geneva: United Nations.

11.www.clustermapping.us
12.www.clusters.uk.com
13.www.cluster-excellence.edu
14.
15.
16.
17.
Tables.aspx
20

×