Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.05 KB, 68 trang )

Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
Đề số 1:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC
2014-2015
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề
Câu 1 (3,0 điểm).
Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin – côn
viết:
“ Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho
cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim
tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát
trên đồi xanh…”
(Ngữ văn 10, tập 2, NXBGD, 2006)
Suy nghĩ của anh (chị) về đoạn thư trên.
Câu 2 (7,0 điểm).
Đặc điểm nổi bật của tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh: Mọi hình
tượng trong tác phẩm thường luôn vận động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương
lai.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh……… …….…….….….; Số báo danh……………………
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2014-
2015


ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng
phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng
chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được
những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích ý nghĩa đoạn thư:
- “Dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách”: Biết thu nhận kiến thức
từ sách vở, có niềm say mê khám phá thế giới kiến thức phong phú của sách.
- “Cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của
cuộc sống”: chú trọng rèn luyện tâm hồn nhạy cảm, biết quan tâm đến cuộc sống
xung quanh, tự mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống, vẻ đẹp của thế giới tự nhiên
cũng như của con người.
Đoạn thư là lời tâm sự, mong mỏi của một người cha đối với nhà trường, với các nhà
giáo dục: Dạy cho con mình hiểu biết và trân trọng giá trị của sách vở và cuộc sống.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Đây là tâm tình của một người cha: thể hiện tình yêu con, mong muốn con
trưởng thành.
- Lời đề nghị của ông với thầy hiệu trưởng, với nhà trường còn thể hiện mong
ước của một người yêu thương, quan tâm đến sự phát triển toàn diện nhân cách của
thế hệ trẻ.
- Nội dung lời đề nghị sâu sắc, chính đáng:
+ Không phủ nhận vai trò quan trọng của sách, của kiến thức văn hóa do sách
vở mang lại, vì đó là cả một “thế giới kì diệu”, rộng mở. Không có kiến thức văn hóa,
con người thiếu nền tảng tri thức.
+ Tuy nhiên, kiến thức cuộc sống thực tiễn của con người cũng quan trọng

không kém, bởi đó là “sự bí ẩn muôn thuở” mà con người luôn cần khám phá, hiểu
biết. Nó cần thiết và bổ ích cho con người, có tác động tích cực trong việc vun đắp
bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu cuộc sống.
2
(Đáp án có 04 trang)
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
+ Vai trò của người thầy trong việc khơi dậy tinh thần tự học, lòng ham hiểu
biết khám phá, chiêm nghiệm và “ lặng lẽ suy tư” trước mọi vấn đề của đời sống của
học sinh. Đó là điều quan trọng để học sinh có thói quen quan tâm đến mọi điều trong
đời sống.
- Phê phán quan điểm phiến diện: hoặc chỉ thấy vai trò của kiến thức sách vở,
hoặc chỉ quan tâm đến thực tiễn.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Biết học trong sách vở nhưng cũng cần biết học ở cuộc sống, quan tâm đến
đời sống xã hội. Đó là chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi con người.
- Biết yêu cuộc sống, nhận ra vẻ đẹp từ những điều bình dị nhất của vạn vật
quanh ta. Học kiến thức song song với rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn. Đó là
sự phát triển toàn diện nhân cách của con người.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong
phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có
cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh vận dụng hiểu biết về tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh,
phân tích làm sáng tỏ nét nổi bật trong phong cách của tập thơ là: Mọi hình tượng
trong tác phẩm thường luôn vận động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Thí
sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những
ý cơ bản sau:
1. Hình tượng thơ trong văn học:
- Thơ ca là thế giới nghệ thuật ngôn từ được cô đúc, khái quát và nâng lên thành
những hình ảnh, hình tượng thơ. Hình tượng không chỉ là một đặc trưng tất yếu của thơ
mà còn chịu sự chi phối của cảm quan hiện thực, tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ,
chịu sự tác động của những trào lưu, thời kì văn học.
3
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
- Người nghệ sĩ không chỉ có khả năng sáng tạo ra các hình tượng thơ mà còn có
khả năng làm cho các hình tượng ấy sống động, vận động như một sinh thể nghệ thuật độc
lập trong đời sống của tác phẩm.
- Trong “Nhật ký trong tù”, Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống hình tượng
vận động hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai. Đây chính là giá trị nghệ thuật của tâm
hồn nghệ sĩ – chiến sĩ, tài năng nghệ thuật của một nhà thơ lớn.
2. Sự vận động của hình tượng thơ trong “Nhật ký trong tù”:
a. Hệ thống hình tượng thơ trong “Nhật ký trong tù” là những nét vẽ chân thực,
sống động về bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Mỗi hình tượng thơ là
một khía cạnh xây dựng nên hình tượng chính của cả tập thơ là tâm hồn, nhân cách phi
thường Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lao tù. Đây là sự vận động nội tại của người và
cảnh.
b. Những biểu hiện cụ thể của của sự vận động hình tượng thơ hướng tới sự sống,
ánh sáng và tương lai:
- Vận động là xu hướng chung và thống nhất của toàn bộ tập thơ. Những năm
tháng ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh bị đọa đày đau khổ. Tuy nhiên
nhà tù chỉ có thể giam hãm được thể xác chứ không thể trói buộc được tinh thần của

người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Vì vậy mọi suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của Người
đều hướng ra bên ngoài song sắt nhà tù: Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao.
- Hướng về tổ quốc, bộc lộ tấm lòng yêu nước, khát khao tự do, khát khao chiến
đấu, cách mạng. (Không ngủ được, Tiếc ngày giờ…)
- Hướng về ánh sáng, niềm vui của một nghệ sĩ tài hoa (Ngắm trăng, Chiều tối,
Giải đi sớm )
- Hướng từ sự sống lầm than trong nhà tù, của nhân dân Trung Quốc đến với
tương lai, hi vọng vào cuộc sống cách mạng: Cháu bé trong nhà lao Tân Dương; Đánh
bạc; Lai tân…)
Tóm lại: Hình tượng thơ trong “Nhật ký trong tù” không tĩnh tại mà luôn luôn vận động,
hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Đó chính là “tinh thần thời đại” mà Hồ Chí
Minh thổi vào tập thơ.
3. Lý giải sự vận động của hình tượng thơ:
- Sự vận động của các hình tượng thơ hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai là
hệ quả tất yếu của hoàn cảnh khách quan:
+ Những năm 1942 – 1943, Bác bị giam cầm và đầy đọa dã man trong nhà tù
Tưởng Giới Thạch.
+ Suốt 13 tháng lao tù, chờ đợi ngày tự do, Người làm thơ như một hoạt động giải
trí đồng thời để tỏ chí và trang trải nỗi lòng.
4
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
- Sự vận động của các hình tượng thơ còn là dụng ý của nhà thơ, bắt nguồn từ
nguyên nhân chủ quan:
+ “Nhật ký trong tù” chính là cuộc vượt ngục tinh thần của Hồ Chí Minh, vượt
lên trên cảnh tăm tối, đau khổ của nhà tù mà hướng đến lý tưởng cách mạng.
+ Một tâm hồn yêu nước thiết tha, khao khát tự do, nhạy cảm trước cái đẹp,
thương yêu con người vô hạn như Người luôn hướng tác phẩm của mình đến với những
tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, những vẻ đẹp của con người, cuộc sống.
4. Đánh giá:
- Sự vận động của hình tượng thơ trong “Nhật ký trong tù” thể hiện ý chí, nghị

lực phi thường, tinh thần lạc quan cách mạng, “chất thép” trong con người Hồ Chí Minh,
đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn phong phú của Người (khao khát tự do, tình yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống, trân trọng vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống con người )
- Dù biểu hiện dưới hình thức nào, thơ trữ tình hay thơ trào phúng thì các hình
tượng thơ trong “Nhật ký trong tù” đều hướng tới các giá trị nhân văn cao đẹp, thể hiện
sự hài hòa giữa chất cộng sản và chất nghệ sĩ trong phong cánh nghệ thuật Hồ Chí Minh.
Đó là một phương diện quan trọng tạo nên viên ngọc trong kho tàng văn học Việt Nam.
III. Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những
suy nghĩ sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến
0,25 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
Hết
5
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
Đề số 2:
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2014 - 2015

ĐỀ THI MÔN:NGỮ VĂN
Dành cho học sinh các trường THPT
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề lựạ chọn nghề nghiệp
của thanh niên hiện nay.
Câu 2: Nghị luận văn học (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp độc đáo trong truyện ngắn Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân)

Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh……………………………….Số báo danh……………….
6
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HSG LỚP 11
Môn: NGỮ VĂN - THPT - NĂM HỌC 2014 - 2015
(Gồm 06 trang)
Câu 1 (3,0 điểm )
Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng và
phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng
chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
Yêu cầu về kiến thức
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo nhưng ý cơ bản
sau:
1. Giải thích
- Chọn nghề là cách lựa chọn công việc sẽ gắn bó với ta suốt đời. Nghề nghiệp

ấy có ảnh hưởng to lớn đến đời sống tinh thần và vật chất của mỗi con người.
- Lựa chọn nghề nghiệp là mối quan tâm hang đầu của thanh niên, nó có ý nghĩa
quan trọng đói với sự thành đạt của mỗi cá nhân, nhất là trong xã hội hiên nay.
2. Bàn luận và chứng minh
- Sau khi kết thúc quá trình học tập ở nhà trường phổ thông, thanh niên đứng
trước con đường lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Nếu lựa chọn đúng, mỗi người sẽ
có được niềm say mê, sự hứng thú cới công việc, có cơ hội phát huy năng lực của bản
thân. Nếu lựa chọn sai, chúng ta sẽ đánh mất cơ hội và công việc trở thành gánh
nặng. Vì vậy cần chủ động, sáng suốt khi đối diện với vấn đề quan trọng này
- Xã hội ngày nay phát triển,các ngành nghề mở rộng, tạo ra nhiều việc làm, các
loại hình đào tào nghề cũng phong phú. Thông tin từ báo chí, truyền hình, từ các
phương truyền thông khác cung cấp cho ta những hiểu biết về nghề nghiệp và nhu
cầu của xã hội. Thanh niên được tự do, chủ động hơn về việc lựa chọn nghề
- Nhiều người đã xuất phát từ năng lực, sở thích, đam mê, năng khiếu và những
điều kiện phù hợp với mình, để lựa chọn nghề. Nhưng có nhiều bạn trẻ chọn nghề
theo xu hướng thời thượng, chỉ chú trọng những nghề được xã hội đề cao, hứa hẹn
7
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
thu nhập cao mà không tính đến khả năng của bản thân và nhu cầu của thực tế. Nhiều
người coi vào đại học là con đường duy nhất để dẫn đến tương lai, vì thế dẫn đến
hiện tượng thừa thầy thiếu thợ, nhiêu sinh viên ra trường không có việc làm, phải làm
những công việc trái nghề.
3. Những giải pháp
- Mỗi bạn trẻ cần có ý thức về bản thân, có suy nghĩ nghiêm túc khi chọn nghề.
- Nhà nước cần có những định hướng lâu dài bằng cách mở hợp lý số trường đại
học và dạy nghề để đáp ứng nhu cầu thực tế.
4. Suy nghĩ và liên hệ của bản thân
Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có
thể còn một vài sai sót nhỏ.

- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu cơ bản nói trên. Dẫn chứng chưa thật
phong phú. Còn sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0 :Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
Yêu cầu kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài nghị luận văn học. Vận dụng linh hoạt các thao tác làm văn
để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết
có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
Yêu cầu về kiến thức
Học sinh hiểu đúng vấn đề:
- Đây là dạng đề cho phép học sinh có thể lựa chọn nhiều thao tác nghị luận để
làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo trong tác phẩm truyện ngắn trước cách mạng của Nguyễn
Tuân.
1.Giải thích:
Vẻ đẹp độc đáo: là những nét riêng biệt, duy nhất do tác giả sáng tạo trong tác phẩm,
thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân là
8
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
nhà văn lãng mạn, ông đề cao chủ nghĩa duy mĩ. Truyện Chữ người tử tù là tác phẩm
thể hiện rõ vẻ đẹp độc đáo trong sáng tạo của nhà văn.
2.Biểu hiện của vẻ đẹp độc đáo trong tác phẩm
a, Đề tài: Truyện viết về một thú chơi độc đáo – thú chơi chữ, mang tính nghệ
thuật cao (nghệ thuật thư pháp).
b, Nhan đề độc đáo: Chữ là cái đẹp, tử tù là hình ảnh của cái chết. Đặt cái đẹp
bên cạnh cái chết để khẳng định sức mạnh bất tử của cái đẹp.
c, Tình huống truyện độc đáo:
+ Tình huống truyện ở đây là mối quan hệ đặc biệt éo le giữa những tâm hồn tri
kỉ (Huấn Cao, quản ngục và thầy thơ lại). Nhà văn đặt các nhân vật trong tình thế đối
địch: Tử tù và viên quản ngục. Chính tình huống này đã làm nổi rõ tính cách của

Huấn Cao, viên quản ngục và làm nổi bật chủ đề thiên truyện.
d, Những nhân vật độc đáo:
+ Huấn Cao là nhân vật có những phẩm chất của người anh hùng, người nghệ sĩ,
người có thiên lương. Ông không sợ chết, coi khinh tiền bạc và cường quyền phi
nghĩa nhưng lại có lòng yêu mến cái thiện, trong sạch của viên quản ngục nên sẵn
sàng cho chữ khi hiểu rõ thiện tâm của quản ngục.
+ Quản ngục là người trông coi tù ngục nhưng không phải con người tầm
thường, tàn bạo. Ông là người biết trân trọng người tài, biết yêu cái đẹp, tuy không
làm nghệ thuật nhưng có tâm hồn nghệ sĩ. Quản ngục cũng là kẻ không biết sợ cường
quyền, việc biệt đãi tử tù là hành vi dũng cảm của ông.
e, Cảnh cho chữ trong nhà ngục – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
+ Cảnh cho chữ lại đặt trong một không gian tăm tối, cái đẹp được sáng tạo
trong chốn hôi ám nhơ bẩn.
+ Đoạn văn tả cảnh cho chữ trong nhà tù thể hiện sự độc đáo, trật tự lỉ cương nhà
tù hoàn toàn bị đảo ngược: Tử tù được kính trọng, cai ngục thì khúm núm, tù nhân
răn dạy cai ngục, cai ngục vái lạy tù nhân.
g, Nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ miêu tả, thủ pháp nghệ thuật độc
đáo:
9
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
+ Nhân vật được xây dựng với những nét độc đáo (Huấn Cao xuất hiện sau lời
trò chuyện của quản ngục và thầy thơ lại về tài viết chữ đẹp, bẻ khóa vượt ngục của
ông; Chân dung quản ngục trong đên ở thư phòng…)
+ Ngôn ngữ cổ kính, sử dụng nhiều từ Hán Việt.
+ Sử dụng thủ pháp đối lập trong dựng cảnh, miêu tả nhân vật.
3. Đánh giá chung
Truyện ngắn Chữ người tử tù thể hiện tài năng, tâm huyết của nhà văn Nguyễn Tuân.
Tác phẩm thể hiện vẻ đẹp độc đáo ở nhiều phương diện. Điều đó đã chứng minh rõ
quan điểm sáng tác của nhà văn lãng mạn Nguyễn Tuân thời trước Cách mạng tháng
Tám: tôn thờ chủ nghĩa duy mĩ.

Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng
diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể còn sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với
tổng điểm của câu. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm và cộng
điểm toàn bài.
Đề số 3:
10
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh các trường THPT)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).


Câu 1 (3,0 điểm).

Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của bài thơ sau:
Ví không có cảnh đông tàn
Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
(Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)
Câu 2 (7,0 điểm).
Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý
kiến sau: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh
người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân
đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân
tộc. (Nguyễn Lộc).
HẾT
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh…………………………… Số báo danh……………………………
11
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh các trường THPT)

Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng
phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng
chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:

1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ.
- Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng
không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui
luật tất yếu của tự nhiên.
- Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ,
nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến
được với cảnh huy hoàng của cuộc sống.
- Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh
thần thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng:
+ Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những
trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục
đích cuộc sống của mình.
+ Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông . Nếu chịu
đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của
ngày xuân. Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin
đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ
vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái. HS
12
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
có thể lấy dẫn chứng (cuộc đời Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là
dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách,
về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng).
- Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước
những khó khăn thử thách trong cuộc sống.
3. Bài học nhận thức và hành động.
- Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công
thì phải trải qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được
điều ta mong muốn.

- Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần
vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.
- Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và
rèn luyện.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong
phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có
cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh phân tích hình tượng người nông dân trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc”, liên hệ với hình tượng người nông dân trong các tác phẩm trước và cùng
thời với Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Lộc: Chỉ có đến
Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới
13
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã
hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. Thí sinh có thể
trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần
Giuộc”.
- Trong văn học dân gian: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ
cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống

thuyền nước mắt như mưa).
- Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con người
thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân
vọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh). Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to
lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung
chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới).
2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
- Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút
làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở
trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới
trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó).
- Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược:
+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin quan như trời hạn trông mưa), căm
thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống
khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ).
+ Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối
xa thư đồ sộ….treo dê bán chó).
+ Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai
bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này
dốc ra tay bộ hổ…)
- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:
+ Bằng bút pháp hiện thực, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ
đẹp mộc mạc, giản dị (gắn với những chi tiết chân thực: manh áo vải, ngọn tầm vông,
14
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
lưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến
nghĩa, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi khó khăn thiếu thốn (nào đợi tập
rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm…).
+ Hình tượng người anh hùng được khắc họa trên cái nền của một trận công
đồn đầy khí thế tiến công: một loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô…), dứt

khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ); phép đối từ ngữ (trống kỳ/trống giục; đạn
nhỏ/đạn to; đâm ngang/chém ngược…), đối ý (manh áo vải, ngọn tầm vông/đạn nhỏ,
đạn to,tàu sắt, tàu đồng…), nhịp điệu đoạn văn nhanh, dồn dập…tái hiện trận công
đồn khẩn trương, quyết liệt, sôi động. Trên nền đó là hình ảnh người nông dân nghĩa
sĩ với khí thế đạp trên đầu thù, không quản ngại bất kì khó khăn gian khổ nào, rất tự
tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình ảnh đó oai phong lẫm liệt như hình tượng các dũng
sĩ trong các thiên anh hùng ca.
3. Đánh giá:
- Hình tượng người nông dân xuất hiện rải rác trong văn học nhưng rõ ràng phải đến
Đồ Chiểu, hình tượng đó mới được phản ánh đầy đủ, rõ nét, đặc biệt khắc sâu vẻ đẹp
tâm hồn cao quí của người nông dân: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo về Tổ quốc.
- Điểm mới mẻ đó khẳng định tầm cao tư tưởng, tình cảm, sự đóng góp lớn lao của
Nguyễn Đình Chiểu trong văn học nước nhà.
III. Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý:
15
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng
tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến

0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
Đề số 4:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH
THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC
2012-2013
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề
Câu 1 (3,0 điểm).
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề bạo lực học đường hiện nay?
Câu 2 (7,0 điểm).
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù nhà văn Nguyễn Tuân viết:
…Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính
cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục này
là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn
xô bồ…
(Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân,
Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục
2007)
16
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh……… …….…….….….; Số báo danh………………………….
SỞ GD&ĐT VĨNH

PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-
2013
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng
phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng
chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được
những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích khái niệm:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp công lý, đạo
lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương cho con người trong
phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực
tinh thần.
2. Thực trạng:
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, phát triển
phức tạp, diễn ra ở nhiều nơi, do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều biểu hiện phức tạp:
17
(Đáp án có 04 trang)
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh
thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người
thông qua những hành vi bạo lực.

+ Một bộ phận thanh niên coi đó là thú vui…
3. Hậu quả:
- Với nạn nhân: tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lý nặng nề, ảnh
hưởng đến cuộc sống, học tập.
- Làm biến thái môi trường giáo dục.
- Với xã hội: tạo tâm lý bất ổn, lo lắng, hoang mang.
- Với người gây ra hành vi bạo lực: con người phát triển không toàn diện; mầm
mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh,
căm ghét.
4. Nguyên nhân:
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm
soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- Có những căn bệnh tâm lý.
- Do ảnh hưởng của môi trường văn hóa bạo lực từ cuộc sống và phim ảnh.
- Thiếu sự quan tâm của gia đình.
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú
trọng dạy kỹ năng sống cho học sinh.
- Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực,
đồng bộ, triệt để.
5. Giải pháp:
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ. Cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình,
nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
- Tăng cường giáo dục đạo đức, dạy kỹ năng sống, vươn tới những giá trị chân,
thiện, mỹ.
- Có những biện pháp quyết liệt để giáo dục, răn đe, làm gương cho người khác.
6. Liên hệ bản thân:
- Có quan điểm nhận thức hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm
sống tốt đẹp.
- Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.
III. Biểu điểm:

- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong
phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
18
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có
cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết cần phân tích nhân vật viên quản ngục, tập trung làm sáng tỏ nhận xét
“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu
dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục này là một
thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ
bản sau:
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm, tình huống truyện và vị trí của nhân vật.
Xác định nội dung lời nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân về nhân vật quản ngục.
2. Quản ngục là“một tấm lòng trong thiên hạ”, “một thanh âm trong trẻo
chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ…
a. Nghề nghiệp và hoàn cảnh sống của nhân vật quản ngục:
- Bối cảnh sống, thế giới cai trị của quản ngục là chốn ngục tù, tăm tối. Đó là
thế giới của bóng đêm, tội ác, nơi có thể làm người ta nhem nhuốc cả đời lương thiện.
- Quản ngục là người đứng đầu ngục tù đen tối, là công cụ thực thi tội ác cho
triều đình phong kiến thối nát, bất công. Trong quan niệm của người đời, đó là một
hung thần với bàn tay vấy máu, sống bằng nhẫn tâm, lừa lọc.

- Quản ngục của Nguyễn Tuân có một tính cách khác thường. Chức vụ quản
ngục chỉ là “cái áo khoác ngoài của một tâm hồn đẹp”.
b. Quản ngục là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, biết quý trọng cái đẹp.
- Biệt nhỡn: là cái nhìn trân trọng đặc biệt, liên tài là biết quý cái tài. Biệt nhỡn
liên tài là cái nhìn quý trọng đặc biệt với tài hoa.
- Sống trong cảnh ngục tù tăm tối, quản ngục vẫn biết trân trọng tài năng của
Huấn Cao, vẫn hướng về cái đẹp ở ngoài đời để biết được Huấn Cao là người viết
chữ đẹp nổi tiếng ở tỉnh Sơn.
- Mặc dù chọn nhầm nghề, nhưng quản ngục có một sở nguyện cao quý. Ngay
từ khi mới “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền” ông ao ước một ngày nào đó được
treo ở nhà riêng của mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết vì chữ Huấn Cao
đẹp lắm vuông lắm là vật báu trên đời. Say mê nghệ thuật thư pháp tột cùng như vậy,
chứng tỏ quản ngục là người có tâm hồn nghệ sĩ.
- Ngục quan trân trọng Huấn Cao, trân trọng cái tài, cái đẹp, nhẫn nại để đạt
được sở nguyện.
+ Ngục quan đăm chiêu nghĩ ngợi, thao thức giữa đêm khuya, kín đáo để nghĩ
về tử tù khi nhận được tấm phiến trát.
19
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
+ Lúc nhận tù, quản ngục nhìn Huấn Cao với ánh mắt kiêng nể.
+ Bỏ qua những lời khích bác của lũ lính áp giải, muốn hành hạ Huấn Cao để
làm đòn phủ đầu, quản ngục nghiêm nét mặt nói rằng đã có phép nước.
+ Khi Huấn Cao vào ngục, ngục quan đã biệt đãi Huấn Cao một cách chu đáo.
+ Quản ngục nhún nhường “Xin lĩnh ý” khi Huấn Cao đuổi ra khỏi phòng giam.
+ Chưa xin được chữ Huấn Cao, nên tâm trạng của ngục quan đầy bi kịch.
Quản ngục khổ tâm vì có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà
không biết làm thế nào để xin được chữ. Chỉ lo mai mốt ông Huấn Cao bị hành hình
mà không xin được chữ thì ân hận suốt đời.
c. Quản ngục là người không sợ cường quyền.
- Dám chơi chữ của một kẻ đại nghịch là Huấn Cao.

- Dám đảo lộn trật tự lao tù để biệt nhỡn, tôn trọng cái tài, cái đẹp.
- Dám xin chữ tử tù ngay trong nhà ngục.
d. Quản ngục là người có thiên lương.
- Ngục quan là một khách tài tử chọn nhầm nghề, giữa bọn người tàn nhẫn, lừa
lọc thì ngục quan có tính cách dịu dàng, biết trọng người ngay, có lòng biết giá trị của
con người.
- Biết được sở nguyện cao đẹp của quản ngục, thầy thơ lại đã đến tâm sự với
Huấn Cao, Huấn Cao thức tỉnh, nhận rõ quản ngục là người tốt: Nào ta ngờ đâu một
người như thầy quản đây lại có sở thích cao quý như vậy, thiếu chút nữa ta đã phụ
mất một tấm lòng trong thiên hạ.
- Ngục quan có vẻ đẹp thiên lương trong trẻo, thuần khiết, luôn hướng tới cái
thiện, cái đẹp, điều này thể hiện rõ trong cảnh cho chữ. Hành động “khúm núm” đó là
thái độ kính cẩn, nghiêng mình trước cái đẹp, thể hiện nhân cách đáng quý.
- Chi tiết Huấn Cao khuyên quản ngục nên thay đổi chỗ ở, về quê giữ cho thiên
lương lành vững rồi hãy nghĩ đến cái đẹp. Quản ngục nghe lời khuyên, vái người tù một
vái, nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
- Cái cúi lạy của quản ngục với Huấn Cao là một hành động đẹp. Đó là sự cúi
đầu trước cái tài, cái đẹp. Thể hiện thái độ kính phục, ngưỡng mộ trước một nhân
cách cao cả; bày tỏ lòng biết ơn chân thành với ân nhân khai sáng tâm hồn mình. Thể
hiện nhân cách của viên quản ngục, một người không chỉ có tấm lòng biệt nhỡn liên
tài mà còn biết phục thiện.
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật và chiều sâu tư tưởng của tác giả.
- Với tình huống truyện độc đáo, kịch tính kết hợp với bút pháp lãng mạn, thủ
pháp tương phản đối lập… Nguyễn Tuân đã khắc hoạ hình tượng nhân vật quản ngục
mang vẻ đẹp lí tưởng. Đây là kiểu nhân vật quen thuộc trong sáng tác của Nguyễn Tuân.
- Qua nhân vật quản ngục, Nguyễn Tuân gửi gắm quan niệm thẩm mĩ sâu sắc,
tiến bộ. Cái đẹp có thể sinh ra ở mọi nơi, mọi lúc, cái đẹp phải gắn với cái thiện
không thể ở chung với cái xấu, cái ác, cái đẹp nâng đỡ con người, cứu vớt con người
(Đôxtôiepxki).
20

Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
- Qua nhân vật quản ngục, Nguyễn Tuân gửi gắm lòng yêu quê hương đất
nước, niềm trân trọng vẻ đẹp của con người và văn hoá dân tộc.
4. Đánh giá.
- Nếu Huấn Cao là người sở hữu cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp thì quản ngục là
người trân trọng, tôn thờ cái đẹp, người bảo vệ, giữ gìn và lưu truyền cái đẹp, ông mang
tâm hồn của người nghệ sĩ. Quản ngục là người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
- Cùng với nhân vật Huấn Cao, nhân vật quản ngục góp phần làm nên sức hấp
dẫn của tác phẩm Chữ người tử tù – một tác phẩm gần đạt đến sự “toàn thiện, toàn
mĩ”, “ Đó không phải là người viết mà là thần viết”.
III. Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy
nghĩ sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với
tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn
đến 0,25 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
HẾT
Đề số 5:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH

THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC
2012-2013
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh THPT chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề
21
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
Câu 1 (3,0 điểm).
Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ
nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm
trong tay chúng ta.
Suy nghĩ của Anh/chị về nhận định trên.
Câu 2 (7,0 điểm).
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao và Thạch Lam qua hai truyện ngắn Đời thừa
và Hai đứa trẻ.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh……… …….…….….….; Số báo danh………………………….
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-
2013
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh THPT chuyên)
Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
22
(Đáp án có 04 trang)

Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng
phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng
chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những
nội dung cơ bản sau:
1 Giải thích.
- Cuộc sống là nguyên liệu thô: Cách nói hình ảnh để chỉ những bộn bề phức
hợp của cuộc sống: thuận lợi và khó khăn, tốt đẹp và ác xấu, bình lặng và bão giông.
- Nghệ nhân: con người tài năng, tâm huyết đạt đến độ tinh tuý trong công việc của
mình.
- Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm
trong tay chúng ta: Từ nguyên liệu cuộc sống mỗi người sẽ tạo nên tác phẩm cuộc
đời của mình.
- Câu nói đã khẳng định và đề cao vai trò quyết định của mỗi cá nhân đối với
cuộc sống của chính mình. Chính thái độ sống, năng lực sống của bản thân sẽ làm
nên giá trị, ý nghĩa cuộc sống của mỗi người.
2. Bàn luận, mở rộng.
- Đây là một quan điểm sống tích cực, mạnh mẽ và sâu sắc.
- Cuộc sống luôn mang trong mình những bộn bề, phức tạp, nếu chúng ta sống
một cách chủ động và tích cực, biết gạn lọc những cái xấu, tận dụng và phát huy
những điều tốt đẹp, biến khó khăn, thử thách thành cơ hội thì ta sẽ có một tác phẩm
cuộc đời mình thật tuyệt đẹp.
- Nếu buông xuôi và phó mặc, bị động và để cuộc sống trôi đi, khi ấy tác phẩm
cuộc đời của mỗi chúng ta chỉ là những vật thể xấu xí.
- Mở rộng và nêu phản đề: Tuy nhiên, không phải lúc nào, không phải với bất
cứ ai, muốn trở thành thế nào cũng được. Tác phẩm cuộc đời của mỗi người còn chịu
sự tác động không nhỏ của hoàn cảnh khách quan.
3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Mỗi người phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí
tưởng, có ước mơ. Hãy cố gắng trở thành những nghệ nhân chuyên tâm và tài hoa
nhất để làm nên tác phẩm tuyệt đẹp cho cuộc đời mình.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong
phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có
cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
23
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
Thí sinh phải làm rõ tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn lớn Nam Cao và Thạch
Lam qua hai tác phẩm Đời thừa và Hai đứa trẻ trong sự đối sánh. Từ đó thấy rõ
những điểm tương đồng và khác biệt. Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác
nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau:
1. Giải thích:
- Nhân đạo là đạo lí hướng tới con người, vì con người, là tình yêu thương giữa
người với người.
- Nhà văn chân chính là những nhà nhân đạo chủ nghĩa, phất cao ngọn cờ đấu
tranh giải phóng con người và bênh vực quyền sống cho con người.
- Trong tác phẩm văn học, tư tưởng nhân đạo là tình cảm, thái độ của chủ thể
nhà văn đối với cuộc sống con người được miêu tả trong tác phẩm thể hiện cụ thể ở
lòng xót thương những con người bất hạnh; phê phán những thế lực hung ác áp bức,

chà đạp con người; trân trọng những phẩm chất và khát vọng tốt đẹp của con người,
đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người Đồng thời, tư tưởng nhân đạo
được thể hiện qua các hình tượng nghệ thuật, qua cảm hứng, cảm xúc, giọng điệu
- Cảm hứng nhân đạo cùng với cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt
toàn bộ nền văn học Việt Nam. Về cơ bản có những biểu hiện chung song ở mỗi thời
kì, giai đoạn, do hoàn cảnh lịch sử xã hội, do ý thức hệ tư tưởng của các nhà văn khác
nhau nên có những biểu hiện riêng. Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Đời thừa của Nam
Cao là những tác phẩm điển hình thể hiện cảm hứng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của
văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
2. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Thạch Lam và Nam Cao qua Hai đứa trẻ và
Đời thừa.
2.1, Sự gặp gỡ:
a. Thạch Lam và Nam Cao đều thể hiện thái độ đồng cảm, xót thương với những
số phận bất hạnh trong xã hội cũ trước năm 1945.
- Hai đứa trẻ: Qua khung cảnh phố huyện nghèo đói, lụi tàn, Thạch Lam muốn
bày tỏ niềm xót thương đối với những kiếp người nhỏ bé vô danh, không bao giờ biết
đến ánh sáng hạnh phúc. Họ phải sống cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa, đời sống cạn kiệt,
mỏi mòn về cả vật chất và tinh thần.
- Đời thừa: Qua số phận nhân vật văn sĩ Hộ, một con người có khát vọng, có
ước mơ hoài bão cao đẹp. Con người coi tình thương là lẽ sống, nhưng vì gánh nặng
cơm áo mà phải chịu tấn bi kịch đời thừa, vi phạm lẽ sống tình thương. Nam cao bày
tỏ niềm xót thương với người trí thức tiểu tư sản.
b. Gián tiếp tố cáo, lên án xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy con người vào cuộc
sống khốn cùng.
- Hai đứa trẻ: Gián tiếp tố cáo, lên án xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy con
người vào cuộc sống mòn mỏi, vô nghĩa nơi phố huyện , miền đất bị lãng quên trong
đói nghèo tăm tối.
- Đời thừa: Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đày đoạ con người
trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ làm chết mòn đời sống tinh thần, lẽ sống,
nhân cách cao đẹp của con người.

c. Cả hai nhà văn đều trân trọng tình người, đồng cảm với những ước mơ, nguyện
vọng chính đáng, ý thức cuộc sống hạnh phúc cá nhân của con người.
24
Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)
- Hai đứa trẻ: Thạch Lam muốn đánh thức, lay tỉnh những tâm hồn đang uể
oải, lụi tàn ngọn lửa của lòng khát khao được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn,
khao khát được thoát ra khỏi cuộc sống tăm tối, tù đọng, mòn mỏi đang muốn chôn
vùi họ.
- Đời thừa: Nam Cao thức tỉnh sâu sắc ý thức cá nhân về sự tồn tại có ý nghĩa
của mỗi cá nhân trên đời. Viết Đời thừa, Nam Cao đã đồng tình với khát vọng được
cống hiến được sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính. Qua tấn bi kịch tinh thần của
nhân vật Hộ, Nam Cao thể hiện khát vọng của con người vươn tới một cuộc sống có
ích, có ý nghĩa, được phát huy cao độ khả năng tiềm tàng chứa đựng trong mỗi con
người.
d. Cùng yêu thương con người, trân trọng con người nhưng cả Thạch Lam và
Nam Cao đều chưa chỉ ra con đường để nhân vật của mình đi từ thung lũng đau
thương ra cánh đồng vui của cuộc đời mới. Họ nhìn đời, nhìn người bằng con mắt
tình thương nhưng chưa gắn với tinh thần đấu tranh cách mạng.
- Hai đứa trẻ: Kết thúc với chi tiết phố huyện lại chìm trong sự tĩnh mịch và
đầy bóng tối.
- Đời thừa: Kết thúc bằng lời ru ai oán của Từ.
e. Nguyên nhân của sự gặp gỡ.
- Do hoàn cảnh lịch sử xã hội: Nam cao và Thạch Lam sống và sáng tác trong môi
trường xã hội thực dân nửa phong kiến thiếu sinh khí, ngột ngạt và tăm tối về tinh thần.
- Do ảnh hưởng của ý thức hệ tư tưởng phương Tây, đề cao cái tôi cá nhân của con
người.
- Thạch Lam và Nam Cao đều là các nhà văn chân chính, đều là những nhà
nhân đạo từ trong cốt tuỷ (Sê-khốp).
2.2. Những khám phá riêng:
a. Thể hiện thái độ đồng cảm, xót thương với những số phận bất hạnh trong

những hoàn cảnh khác nhau.
- Hai đứa trẻ: Thạch Lam sống gắn bó và nặng lòng với tầng lớp thị dân
nghèo, những kiếp người nhỏ bé sống quẩn quanh. Nên ông viết về họ với một niềm
chân tâm, chân cảm, thấu hiểu tột cùng với muôn nỗi khốn khó trong cuộc sống của
họ.
- Đời thừa: Nam Cao viết về người tri thức tiểu tư sản trong trạng thái căng
nọc mình trên trang giấy, nên mỗi trang văn của ông đã khơi dậy những bi kịch tinh
thần thầm kín, day dứt của người trí thức tiểu tư sản hay cũng chính là những day dứt
của nhà văn.
b. Khám phá những sắc thái, cung bậc khác nhau trong nỗi đau tinh thần của con người.
- Hai đứa trẻ: Trước đây văn học chú ý đến cái đói vật chất (như nỗi đau dân
nô, thời thế ) giờ văn học của ý thức cá nhân mới chạm đến được cái buồn chán cá
nhân, tới nỗi đau riêng của mỗi người. Cái nghèo là cái đói vật chất, cái buồn chán là
cái đói tinh thần, âm ỉ hơn, tê tái hơn. Nỗi đau tinh thần của con người nơi phố huyện
được Thạch Lam miêu tả trong một sắc thái nhẹ nhàng nhưng gieo vào lòng người
đọc rất nhiều bận bịu.
- Đời thừa: Nam Cao cũng miêu tả cái nghèo đói về vật chất và tinh thần
nhưng cả cuộc đời Hộ đau nỗi đau triền miên dai dẳng, âm ỉ và dày vò. Nó tàn phá
cuộc sống của Hộ khiến cuộc sống của anh mòn mục, rỉ ra trong kiếp đời thừa.
25

×