Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.98 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong chương trình bảo tồn quỹ gen vật nuôi quý hiếm do Viện Chăn nuôi chủ trì,
vịt Đốm - còn được gọi là Pất Lài hoặc vịt Nàng đã được công nhận là một trong 59
giống vật nuôi được bảo tồn và phát triển. Nguyễn Đức Trọng và cs. (2006) đã đánh
giávịt Đốm là một giống vịt kiêm dụng trứng thịt, có nhiều đặc điểm quý, cần phải lưu
giữ và phát triển. Doãn Văn Xuân và cs. (2011) đã mô tả đặc điểm ngoại hình, theo dõi
khối lượng cũng như khả năng đẻ trứng của các đàn vịt Đốm nuôi tại Trung tâm
Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên từ 2006 tới 2008. Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) đã chọn
lọc vịt Đốm, đánh giá sau 3 thế hệ về các chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống; khối lượng cơ thể lúc
8 tuần tuổi và vào đẻ; tỷ lệ đẻ; chất lượng trứng; khả năng ấp nở và một số chỉ tiêu mổ
khảo sát thịt, đồng thời đã nghiên cứu lai giữa vịt Đốm với vịt Super M3 (T14), theo
dõi các con lai về khả năng cho thịt và đẻ trứng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên còn chưa mô tả các đặc điểm chi tiết về màu
sắc lông, sự phát triển về khối lượng và các chiều đo qua các tuần tuổi; chưa xác định
các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu; chưa đánh giá phân tích về khả năng sinh trưởng,
cho thịt cũng như chất lượng thịt; chưa theo dõi chi tiết về khả năng sinh sản của vịt
Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14. Nghiên cứu lai giữa vịt Đốm với vịt T14 mới
mang tính chất thăm dò, chưa định hướng cho việc khai thác sử dụng con lai PT để sản
xuất trứng. Để bảo tồn và khai thác nguồn gen vịt Đốm nhằm xây dựng phương hướng
phát triển vịt Đốm theo hướng chọn lọc nhân giống thuần chủng và lai với vịt T14, cần
có những nghiên cứu bổ sung thêm về các đặc điểm sinh học, các nghiên cứu đánh giá
khả năng sinh sản qua một số thế hệ, cũng như các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và
chất lượng thịt của con lai giữa vịt Đốm với vịt T14.
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Một số đặc điểm sinh học, khả
năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super
M3)”.
Mục đích đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm bổ sung thêm một số đặc điểm sinh học, đánh giá khả
năng sản xuất trứng, khả năng sản xuất thịt, chất lượng thịt của vịt Đốm và con lai giữa
vịt Đốm với vịt T14, góp phần khai thác hợp lý nguồn gen vịt Đốm trong sản xuất chăn


nuôi.
1
Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Bổ sung thêm các kết quả về đánh giá ngoại hình, hàm sinh trưởng, các chỉ tiêu
sinh lý – sinh hóa máu, chất lượng thịt của vịt Đốm, làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu
về các giống vịt nội địa của Việt Nam;
- Các kết quả thu được về khả năng sản xuất của vịt Đốm, vịt PT đã chọn lọc, khả
năng cho thịt và chất lượng thịt của con lai F1 (PT và TP) là căn cứ khoa học cho các
hướng nghiên cứu tiếp theo và là nguồn tư liệu phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu về
chăn nuôi.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Góp phần khai thác và phát triển nguồn gen vịt Đốm để có hiệu quả kinh tế. Công
tác bảo tồn sẽ có ý nghĩa khi phát triển được vịt lai trong sản xuất.
Tính mới của đề tài
- Là công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá đầy đủ về ngoại hình, tính năng
sản xuất của vịt Đốm trong điều kiện nuôi nhốt và bảo tồn in-situ;
- Xác định được các chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa máu, các tham số của hàm
sinh trưởng đối với vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14;
- Đánh giá được khả năng sản xuất của con lai giữa vịt Đốm với vịt T14;
- Đánh giá được chất lượng thịt của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt
T14.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 117 trang (không tính Tài liệu tham khảo và Phụ lục), gồm 3
chương, kết luận, đề nghị, 34 bảng số liệu, 15 hình, 116 tài liệu tham khảo (57
tiếng Việt và 59 tiếng nước ngoài) và 8 ảnh minh họa.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên 2 căn cứ khoa học chủ yếu 1) Vấn đề bảo tồn, khai thác
phát triển nguồn gen vật nuôi và 2) Các tính trạng khả năng sản xuất của gia cầm nói
chung và vịt nói riêng (ngoại hình, khối lượng và kích thước các chiều đo cơ thể, sinh

lý sinh hóa máu, năng suất sinh sản, năng suất và chất lượng thịt).
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Hướng nghiên cứu chọn lọc nhân thuần để tạo các dòng vịt cao sản đồng thời lai
giống, lợi dụng các ưu việt của ưu thế lai tạo sản phẩm thịt vịt đáp ứng nhu cầu thị
trường hiện đang phổ biến ở các nước trong những năm gần đây.
2
Trong những năm qua, nghiên cứu về chăn nuôi vịt ở nước ta đã có những bước
phát triển đáng kể, trong đó nhập nội và nghiên cứu các giống vịt nội được quan tâm
hàng đầu.
Để đáp ứng nhu cầu về giống vịt cho năng suất cao, chúng ta đã nhập rất nhiều
giống siêu thịt (SM,SM2, SM2(i), SM3, SM3SH, M14, M15, STAR53, STAR76), siêu
trứng (Khaki Campbell, Triết Giang). Các giống này đã được khảo sát, nghiên cứu
chọn tạo được một số dòng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sản xuất nước ta
cũng như lai tạo với một số giống vịt trong nướcvà phát triển rộng rãi trong sản xuất.
Các giống vịt bản địa (Cỏ, Bầu Bến, Kỳ Lừa, Bầu Quỳ) là đối tượng chủ yếu của
các nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống vịt ở nước ta. Từ
năm 2003, vịt Đốm - một giống vịt bản địa của Lạng Sơn – đã trở thành đối tượng của
một số nghiên cứu.
CHƯƠNG 2:VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vịt Đốmcó nguồn gốc từ huyện Cao Lộc, Lạng Sơn được nuôi bảo tồn nguồn gen
tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên từ tháng 9 năm 2003. Vịt T14 là dòng mái
của giống vịt siêu thịt CV-Super M3 Super Heavey (SM3CH). Vịt nuôi thịt: vịt Đốm,
vịt lai F1: PT và TP, vịt T14. Vịt nuôi sinh sản: Vịt Đốm, Vịt PT đã chọn lọc (trên cơ
sở đàn vịt PT, cho tự giao và chọn lọc qua 3 thế hệ theo hướng duy trì màu lông đồng
nhất).
Tất cả các nhóm vịt trên đều được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên
trong thời gian từ 2011 tới 2014, theo phương thức nuôi nhốt và được chăm sóc, nuôi
dưỡng theo quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh thú y và quản lý của Trung tâm.
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Đề tài luận án bao gồm4 nội dung với các phương pháp nghiên cứu sau:
Nội dung1: Một số đặc điểm sinh học của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14
Theo dõi trên 3 nhóm vịt nuôi thịt: Vịt Đốm, vịt lai PT và TP. Mỗi lần thí nghiệm
nuôi theo dõi 50 - 55 cá thể của mỗi nhóm, thí nghiệm được lặp lại 2 lần. Các chỉ tiêu
theo dõi:
3
- Mô tả ngoại hình, đo kích thước chiều đo các nhóm vịt tại một số thời điểm
sinh trưởng.
- Sử dụng 6 hàm sinh trưởng (Richards, Gompertz, Logistic, Brody, Bertalanffy và
Negative Exponential) khảo sát động thái khối lượng các nhóm vịt từ 1 ngày tuổi tới 10
tuần tuổi.
- Phân tích 10 chỉ tiêu sinh lý và 6 chỉ tiêu sinh hóa máu lúc 10 tuần tuổi của vịt
nuôi thịt tại Phòng Thí nghiệm Dược lý và Chẩn đoán Thú y, Khoa Thú y, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam.
Nội dung2: Khả năng sinh sản của vịt Đốm và vịt PT đã chọn lọc
Trong các năm 2010 – 2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013, số lượng vịt mái Đốm
nuôi từ 1 ngày tuổi tới lúc vào đẻ tương ứng là: 145, 71 và 112 con; số lượng vịt mái đẻ
nuôi từ lúc vào đẻ đến hết 52 tuần đẻ tương ứng là: 135, 71 và 95 con. Số lượng vịt mái
PT đã chọn lọc nuôi từ 1 ngày tuổi tới lúc vào đẻ tương ứng là: 64, 185 và 81 con; số
lượng vịt mái đẻ nuôi từ lúc vào đẻ đến hết 52 tuần đẻ tương ứng là: 34, 140 và 38 con.
Tỷ lệ ghép trống mái của cả 2 nhóm vịt đẻ này đều là 1/5. Các chỉ tiêu theo dõi:
- Khối lượng của vịt mái qua các giai đoạn.
- Năng suất và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng.
- Chất lượng trứngở tuần đẻ thứ 37 và 38.
- Khả năng ấp nở của 12 đợt ấp nở đối với vịt Đốm và 7đợt đối với vịt PT đã chọn
lọc.
Nội dung 3: Khả năng cho thịt và chất lượng thịt của vịt Đốm, con lai giữa vịt Đốm
với vịt T14 và vịt T14
- Nuôi theo dõi khối lượng, tiêu thụ thức ăn của vịt Đốm,con lai PT, TP và vịt
T14từ 1 ngày tuổi (0 tuần) tới 10 tuần tuổi. Mỗi lần 50 - 55 cá thể của mỗi nhóm, thí

nghiệm được lặp lại 2 lần với tổng số 100 - 110 vịt/nhóm.
- Mổ khảo sát vịt mỗi nhóm 3 trống và 3 mái tại các thời điểm 8, 9 và 10 tuần tuổi.
4
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng thịt ngực và đùi của các nhóm vịt mổ khảo sát
tại Phòng Thí nghiệm Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi và Nuôi
trồng thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Nội dung 4: Xây dựng đàn vịt Đốm hạt nhân và phát triển vịt lai PT đã chọn lọc ra
sản xuất
- Xây dựng đàn vịt Đốm hạt nhân 250 con tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại
Xuyên: Đối với vịt hậu bị: thực hiện chọn lọc bình ổn về khối lượng. Đối với vịt đẻ:
theo dõi, đánh giá tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giống trong
40 tuần đẻ.
- Phát triển vịt PT đã chọn lọc ra sản xuất: Tại xã Độc Lập, tại huyện Tràng Định
– Lạng Sơn, theo dõi 300 mái đẻ được nuôi nhốt kết hợp chăn thả trong ao vườn nhà
theo hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâmNghiên cứu Vịt Đại Xuyên. Đánh giá các chỉ
tiêu: tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giống và tỷ lệ hao hụt đàn.
Xử lý số liệu
Các số liệu theo dõi được xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và Minitab 16, bao
gồm: tính các tham số thống kê, phân tích phương sai 1 yếu tố, so sánh giá trị trung
bình theo Tukey, phân tích phương sai 2 yếu tố và tương tác giữa 2 yếu tố bằng thủ tục
GLM (General Linear Model).Xác định các hàm sinh trưởng bằng phần mềm
Statgraphics. Centerion XV version 15.1.02.
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VỊT ĐỐM VÀ CON LAI GIỮA VỊT
ĐỐM VỚI VỊT T14
3.1.1. Một số đặc trưng chủ yếu về ngoại hình của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm
với vịt T14
5
Về màu lông:khi mới nở, vịt Đốm có lông màu vàng nhạt, phớt đen ở đầu và đuôi.
Vịt PT và TP có 4 nhóm màu lông khác nhau: vàng cam, vàng và có khoang đen ở

lưng, đen tuyền hoặc vàng nhạt, có phớt đen ở đầu và đuôi; song có các tỷ lệ khác nhau
về các màu lông này.Lúc trưởng thành: vịt Đốm mái có màu hoa mơ nhạt; vịt trống có
lông xanh đen ở đầu, cổ và dọc lưng giống màu con cò lửa, đuôi có 2-3 lông móc cong.
Vịt mái PT và TP: tương ứng với 2 nhóm màu lông đầu tiên khi mới nở sẽ là các màu
trắng tuyền, trắng và có khoang đen ở lưng, với 2 màu lông sau cùng sẽ là màu cánh sẻ.
Vịt trống PT và TP có màu lông giống vịt trống Đốm.
Về màu mỏ và chân:khi mới nở, vịt Đốm có mỏ và chân vàng, có con hơi xám
hoặc xám đen. Vịt PT và TP có 4 màu mỏ và chân tương ứng với 4 màu lông đã mô tả
ở trên: vàng, vàng có khoang màu xám, vàng và đen có khoang trắng hoặc vàng hơi
pha xám.Lúc trưởng thành: vịt Đốm mái có mỏ và chân màu vàng hoặc vàng nhạt, có
con màu hơi xám; con trống có mỏ màu xám xanh hoặc vàng, chân màu vàng. Vịt PT
và TP: con mái có mỏ và chân màu vàng hoặc vàng nhạt, có con màu hơi xám. Con
trống có mỏ màu vàng; chân màu vàng.
Về đầu cổ và thân hình:cả 3 nhóm vịt đều có đầu to vừa phải, cổ dài trung bình;
thân hình trung gian giữa vịt chuyên thịt và chuyên trứng.
Riêng vịt PT đã chọn lọc theo hướng đồng nhất về màu lông nên khi mới nở, vịt
có màu vàng nhạt điểm theo các phớt đen ở đầu và đuôi. Khi trưởng thành: Con mái có
màu hoa mơ, con trống có màu lông giống vịt trống Đốm, PT và TP. Màu sắc mỏ và
chân, đầu cổ cũng như ngoại hình vẫn giống như vịt PT.
3.1.2. Kích thước các chiều đo cơ thể vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14
Tại tất cả các thời điểm theo dõi, các chiều đo của vịt PT và vịt TP hầu như tương
đương nhau và đều vượt trội so với vịt Đốm. Lúc 10 tuần tuổi, chiều đo dài thân và
vòng ngực vịt PT tương ứng là 26,37 và 32,69cm đối với con mái; 27,63 và 33,67cm
đối với con trống. Các chỉ tiêu này là tương đương với vịt TP, tương ứng là: 25,60 và
32,52cm đối với con mái; 27,14 và 33,60cm đối với con trống. Trong khi đó, chiều đo
dài thân và vòng ngực vịt Đốm tương ứng là 25,11 và 29,79cm đối với con mái; 25,20
và 29,99cm đối với con trống. Có sự khác biệt rõ rệt giữa con trống và con mái của vịt
PT và vịt TP về chiều đo dài thân và vòng ngực ở 8, 9 và 10 tuần tuổi (P<0,05), điều
6
này liên quan tới sự khác biệt về khối lượng giữa 2 loại tính biệt, tuy nhiên lại không có

những sự khác biệt này ở vịt Đốm (P>0,05).
Tỷ lệ giữa dài thân và vòng ngực ở 10 tuần tuổi của vịt Đốm ở con trống và con
mái đều là 0,84; của vịt TP là 0,81 và 0,82; của vịt TP là 0,79 và 0,81. Như vậy, có thể
nhận thấy vịt Đốm, vịt PT và vịt TP thể hiện hướng sản xuất trứng thịt.
Từ 8 tới 10 tuần tuổi, chiều đo sâu lườn của cả 3 nhóm vịt tăng nhanh hơn so với
chiều đo dài lườn, chứng tỏ đây là giai đoạn cơ ngực phát triển mạnh và tỷ lệ thịt ngực
sẽ tăng nhanh. Có sự khác biệt rõ rệt giữa con trống và con mái của vịt PT và vịt TP đối
với chiều đo dài lườn, chỉ tiêu này liên quan tới sự khác biệt về chiều đo dài thân giữa 2
loại tính biệt đã nêu ở trên.
Từ 8 đến 10 tuần tuổi, tốc độ mọc lông cánh của cả 3 nhóm vịt đều khá nhanh,
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa con trống và con mái về chỉ tiêu này
(P>0,05). Nhìn chung, độ dài lông cánh của 3 nhóm vịt là tương đương với vịt Star 76,
chậm hơn vịt CV Super 2, nhưng nhanh hơn so với vịt Triết Giang.
3.1.3. Khảo sát khối lượng vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 nuôi thịt
bằng các hàm sinh trưởng
Kết quả khảo sát cho thấy: Hệ số R
2
(độ chính xác) của 2 hàm Richards và
Gompertz luôn cao nhất (94,4 – 98,0%), tiếp đó là hàm Logistic (94,1 – 97,6%), các
hàm Brody, Bertalanffy và Negative Exponential luôn thấp nhất (93,1 – 96,5%).Tham
số a (khối lượng tiệm cận) của hàm Richards và Gompertz là những dự đoán tốt đối với
khối lượng trưởng thành, còn các hàm Brody, Bertalanffy và Negative Exponential đều
cho các giá trị quá lớn. Ngoài ra,2 hàm Brody và Negative Exponential lại không có
điểm uốn. Vì vậy, chỉ có 2 hàmRichards và Gompertz là thích hợp nhất để việc mô tả
đường cong sinh trưởng của các nhóm vịt. Công thức của hai hàm này như sau:
Hàm Richards:
Mái Đốm:
Trống Đốm:
Mái PT:
Trống PT:

Mái TP:
Trống TP:
W = 2005,79*(1-0,01038550*exp(-0,361308*t))^(-1/-
0,00271975)
W = 2163,75*(1-0,01026680*exp(-0,337629*t))^(-1/-
0,00270109)
W = 2564,36*(1-0,01813350*exp(-0,406818*t))^(-1/-
0,00435776)
W = 3010,58*(1-0,01957630*exp(-0,351732*t))^(-1/-
0,00487175)
7
W = 2498,61*(1-0,01906480*exp(-0,410989*t))^(-1/-0,00447465)
W = 3040,40*(1-0,01825440*exp(-0,332259*t))^(-1/-
0,00464798)
Hàm Gompertz:
Mái Đốm:
Trống Đốm:
Mái PT:
Trống PT:
Mái TP:
Trống TP:
W = 2004,83*exp(-3,83356*exp(-0,362083*t))
W = 2162,55*exp(-3,81611*exp(-0,338394*t))
W = 2562,92*exp(-4,18695*exp(-0,408025*t))
W = 3007,87*exp(-4,04695*exp(-0,353067*t))
W = 2496,77*exp(-4,29358*exp(-0,412619*t))
W = 3037,34*exp(-3,95482*exp(-0,333569*t))
Ghi chú: W: Khối lượng vịt (g) t: tuần tuổi exp: hàm số mũ của e
Khối lượng trưởng thành, các tính toán về thời gian và khối lượng tại điểm uốn
của các hàm Richards và Gompertz được nêu trong bảng 3.1.

Điểm uốn của đường cong sinh trưởng là thời điểm chuyển từ pha sinh trưởng
nhanh sang pha sinh trưởng chậm. Vịt Đốm có điểm chuyển pha sinh trưởng này ở 3,71
tuần tuổi, nghĩa là lúc 26 ngày tuổi đối với con mái và 3,95 – 3,96 tuần tuổi, nghĩa là 28
ngày tuổi đối với con trống. Tại các thời điểm này, khối lượng của con mái khoảng
740g, khối lượng của con trống đạt khoảng 800g. Thời điểm chuyển pha sinh trưởng ở
vịt PT và TP là 25 ngày tuổi đối với con mái và 28 – 29 ngày đối với con trống. Tại các
thời điểm này, khối lượng của con mái khoảng 920 - 950g, khối lượng của con trống
đạt khoảng 1100 - 1120g.
Bảng 3.1. Khối lượng trưởng thành, thời gian và khối lượng tại điểm uốn của hàm
Richards và Gompertz
Loại vịt Tính biệt Hàm
Khối lượng
trưởng thành (g)
Thời gian của
điểm uốn (tuần)
Khối lượng
tại điểm uốn (g)
Đốm
Mái
Richards 2005,79 3,71 736,88
1. Gompertz 2004,83 3,71 737,54
Trống
Richards 2163,75 3,95 794,92
Gompertz 2162,55 3,96 795,56
PT
Mái
Richards 2564,36 3,50 941,32
Gompertz 2562,92 3,51 942,85
Trống
Richards 3010,58 3,95 1104,83

Gompertz 3007,87 3,96 1106,53
TP
Mái
Richards 2498,61 3,53 917,13
Gompertz 2496,77 3,53 918,51
Trống
Richards 3040,40 4,12 1115,90
8
Gompertz 3037,34 4,12 1117,38
3.1.4. Một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu của vịt
Các kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu vịt Đốm, Vịt PT và vịt
TP được nêu trong bảng 3.2.
Nhìn chung, các chỉ tiêu huyết học thể hiện trạng thái sinh lý bình thường của cả 3
nhóm vịt. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng hemoglobin của 3
nhóm vịt (P>0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Samour (2008).
Tuy số lượng hồng cầu vịt lai PT cao nhất, tiếp đó là vịt Đốm và thấp nhất là vịt
TP, nhưng sai khác là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các số liệu này tuy thấp
hơn vịt Cỏ (Nguyễn Văn Ban, 2000), nhưng theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs. (1996), số
lượng hồng cầu này chứng tỏ sức khỏe của các nhóm vịt là bình thường.
Các so sánh giữa 3 nhóm vịt về hàm lượng huyết sắc tố trong hồng cầu, số lượng
bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nhân, tỷ lệ lympho
bào trong huyết thanh,số lượng tiểu cầu đều không nhận thấy bất cứ sai khác nàolà có ý
nghĩa thống kê (P>0,05). Các chỉ tiêu này tương đương với kết quả nghiên cứu của
Okeudo và cs. (2003), Lương Thị Thủy và cs. (2008) cũng như Ortizo và cs. (2012).
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu
Đốm
(n = 6)
PT
(n = 6)
TP

(n = 6)
± SE ± SE ± SE
Hemoglobin (g%) 12,40 ± 0,68 12,83 ± 0,68 15,33 ± 0,96
Tỷ khối hồng cầu (%) 42,00 ± 2,23 44,33 ± 2,23 47,67 ± 3,15
Số lượng hồng cầu (tr/mm
3
)
2,56 ± 0,12 2,60 ± 0,12 2,71 ± 0,17
Số lượng bạch cầu (ngh/mm
3)
43,12 ± 5,23 42,91 ± 5,23 39,24 ± 7,39
Số lượng tiểu cầu 22,56 ± 3,48 21,13 ± 3,48 18,68 ± 4,92
Lympho bào (%) 43,00 ± 4,71 45,00 ± 4,71 53,67 ± 6,65
Bạch cầu trung tính (%) 53,00 ± 4,42 49,67 ± 4,42 43,00 ± 6,26
Bạch cầu ái toan (%) 2,17 ± 1,04 3,67 ± 1,04 1,33 ± 1,47
Bạch cầu ái kiềm (%) 0,17 ± 0,15 0,17 ± 0,15 0,00 ± 0,22
Bạch cầu đơn nhân (%) 1,50 ± 0,32 1,50 ± 0,32 2,00 ± 0,45
Huyết sắc tố của HC (%) 29,98 ± 1,97 28,87 ± 1,97 32,35 ± 2,78
Huyết sắc tố của HC (pg) 48,77 ± 5,49 50,68 ± 5,49 63,33 ± 7,76
Protein (g/l) 33,92 ± 0,32 33,55 ± 0,30 32,50 ± 0,46
Albumin (g/l) 18,30 ± 0,17 18,12 ± 0,16 17,60 ± 0,24
α1-globulin (g/l) 2,93 ± 0,13 2,90 ± 0,12 2,52 ± 0,18
9
α2-globulin (g/l) 7,78 ± 0,16 7,58 ± 0,15 7,43 ± 0,23
β-globulin (g/l) 3,93 ± 0,15 3,98 ± 0,14 3,97 ± 0,21
γ-globulin (g/l) 0,97 ± 0,05 0,97 ± 0,04 0,98 ± 0,07
Sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa 3 nhóm vịt về hàm lượng
protein cũng như các tiểu phần protein trong máu. Các kết quả thu được này thấp hơn
so với các số liệu của Olayemi và cs. (2002). Có thể sự khác biệt về nhiều yếu tố như
giống, lứa tuổi, điều kiện nuôi dưỡng… là nguyên nhân của những chênh lệch này.

3.2. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA VỊT ĐỐM VÀ VỊT PT ĐÃ CHỌN LỌC
3.2.1. Khả năng sinh sản của vịt Đốm
Trong 3 năm theo dõi, mặc dù điều kiện thời tiết và chăn nuôi khác nhau, nhưng
không có sự khác biệt nhiều về khối lượng của vịt mái hậu bị. Khi bước vào đẻ (22 tuần
tuổi), vịt mái Đốm có khối lượng từ 1680 đến 1780g. Kết quả này tương đương với
theo dõi của Doãn Văn Xuân và cs. (2011) về khối lượng vịt mái Đốm vào đẻ qua các
năm từ 2004 đến 2009. Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) đã chọn lọc vịt Đốm hậu bị
theo phương pháp chọn lọc bình ổn về khối lượng từ năm 2005 tới năm 2010 và đã thu
được các kết quả cao hơn, nhưng chênh lệch không nhiều. Có thể những khác biệt về
điều kiện chăn nuôi là nguyên nhân của sự sai khác về khối lượng ở mức độ nhất định
này. Nhìn chung, so với vịt Cỏ (Nguyễn Văn Ban, 2000; Nguyễn Thị Minh, 2011),
cùng là giống vịt nội kiêm dụng trứng – thịt, nhưng vịt mái Đốm có khối lượng vào đẻ
lớn hơn khoảng 100 đến 150g.
Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ của 3 đàn vịt Đốm trong các năm 2011 đến 2013 được
minh họa trong hình 3.1. Trong tuần đẻ đầu tiên, tỷ lệ đẻ của vịt Đốm đạt trong khoảng
7 đến 10%, sau đó tăng nhanh, đạt đỉnh đẻ: 64,22% và 72,04% lúc 6 tuần đẻ (năm 2011
– 2012 và 2012 – 2013) hoặc 7 tuần: 60,32% (năm 2010 – 2011).
Sau khi đạt đỉnh đẻ, tỷ lệ đẻ của vịt Đốm giảm xuống và dao động trong một số
tuần. Sau đó tỷ lệ đẻ của vịt tăng dần lên và đạt đỉnh đẻ lần thứ hai: 56,80% ở tuần đẻ
33; 61,47% ở tuần đẻ 29 và 64,69 % ở tuần đẻ 34 tương ứng với các năm 2010 – 2011;
2011 – 2012 và 2012 – 2013.Sau khi đạt đỉnh đẻ lần thứ hai, tỷ lệ đẻ của vịt dao động
và giảm cho tới cuối chu kỳ đẻ trứng. Diễn biến về tỷ lệ đẻ trong một chu kỳ đẻ trứng
của vịt Đốm nêu trên tương tự như diễn biến tỷ lệ đẻ của vịt Cỏ (Nguyễn Thị Minh và
cs., 2011). Nguyên nhân của hiện tượng này là do tập tính đẻ trứng theo mùa vụ của vịt
nội đã hình thành từ lâu đời theo tập quán canh tác trồng lúa 2 vụ kết hợp với nuôi vịt
10
đẻ chăn thả để tận thu nguồn thóc rơi vãi sau 2 vụ thu hoạch. Theo dõi về tỷ lệ đẻ trên
các giống vịt nhập ngoại như vịt hướng trứng Khaki Campbell (Nguyễn Hồng Vĩ và
cs., 2011), Star 13 (Nguyễn Thị Minh và cs., 2011) hoặc hướng thịt như M14 (Nguyễn
Đức Trọng và cs., 2011) đều không nhận thấy quy luật này.

Tỷ lệ đẻ trung bình của các năm 2010 – 2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013 lần
lượt là: 39,13; 44,06 và 46,94, trong đó tỷ lệ đẻ của 2 năm 2011 – 2012 và 2012 – 2013
là tương đương nhau (P>0,05) và đều cao hơn rõ rệt so với năm 2010 – 2011 (P<0,05).
Các tỷ lệ đẻ của vịt Đốm là tương đương với theo dõi của Doãn Văn Xuân và cs. (2008)
cũng như của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011). Nhìn chung tỷ lệ đẻ của vịt Đốm thấp
hơn so với vịt Cỏ khoảng 14% (Nguyễn Thị Minh và cs., 2011) và tương đương với vịt
Bầu Bến (Nguyễn Đức Trọng, 2011).
Năng suất trứng của một chu kỳ đẻ của vịt Đốm trong các năm 2010 – 2011, 2011
– 2012 và 2012 – 2013 lần lượt là 142,43; 160,38 và 170,85 quả/mái/năm. Các số liệu
này là tương đương với các kết quả nghiên cứu của Doãn Văn Xuân và cs. (2008),
Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011). Nhìn chung, vịt Đốm có năng suất trứng tương
đương vịt Bầu Bến, thấp hơn so với vịt Cỏ. Mặc dù chưa chọn lọc nhằm ổn định và
nâng cao năng suất trứng, nhưng trong 2 năm gần đây, năng suất trứng của vịt Đốm đã
có xu hướng tăng lên.
Kết quả theo dõi, tính toán hiệu quả sử dụng thức ăn của vịt Đốm trong 3 năm
2010 – 2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013 được minh họa trong hình 3.2.
11
Hình 3.1. Tỷ lệ đẻ của vịt Đốm
Trong tuần đẻ đầu tiên, do tỷ lệ đẻ mới chỉ đạt ngưỡng trên 5% nên tiêu tốn thức
ăn cho sản xuất trứng trong các năm của vịt Đốm đều khá cao. Trong các tuần đẻ tiếp
theo, do tỷ lệ đẻ tăng lên, tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng cũng giảm đi. Nhìn chung
diễn biến của tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giống là tương ứng với tỷ lệ đẻ của đàn mái:
tỷ lệ đẻ cao, tiêu tốn thức ăn thấp và ngược lại.
Bình quân chung cho toàn chu kỳ đẻ trứng, tiêu tốn thức ăn của các năm 2010 –
2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013 của vịt Đốm tương ứng là 5,47; 4,29 và 5,43 kg
thức ăn/10 quả trứng giống. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng trong năm 2012 – 2013 là cao
nhất, nhưng mức tiêu tốn thức ăn lại cao hơn năm 2011 – 2012. Nguyên nhân là do ảnh
hưởng bất lợi của thời tiết cũng như một vài yếu tố liên quan tới chất lượng thức ăn mà
tỷ lệ đẻ trong các tuần đẻ từ 20 tới 30 của đàn vịt nuôi trong năm 2012 – 2013 bị giảm
sút rất rõ, tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn này khá cao làm tăng mức tiêu tốn thức ăn

chung của cả năm 2012 – 2013.
12
Hình 3.2. Tiêu tốn thức ăn của vịt Đốm
Theo dõi các chỉ tiêu về chất lượng trứng cho thấy: Khối lượng trứng trung bình
của vịt Đốm (Bảng 3.3) cao hơn so với vịt Triết Giang: 62,29g(Nguyễn Đức Trọng và
cs., 2011) và vịt Cỏ: 64,3g (Nguyễn Thị Minh và cs., 2011) cũng như vịt Bầu Bến:
66,30g (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011), vịt Nageswari: 62,45g(Sharma và cs., 2002)
và tương đương với vịt Khakhi Campbell: 67,03g(Lê Thị Phiên và cs., 2011).
Vịt Đốm có chỉ số hình thái trứng 1,49, cao hơn so với vịt Cỏ: 1,39 – 1,43(Nguyễn
Thị Minh và cs., 2011), vịt CV Super M: 1,41 (Nguyễn Ngọc Dụng và cs., 2008). Như
vậy, trứng vịt Đốm có hình dạng hơi dài, nhưng vẫn nằm trong khoảng trung bình của
tiêu chuẩn trứng ấp nở (King và Henderson, 1954).
Tỷ lệ lòng đỏ của vịt Đốm là tương đương với vịt Triết Giang: 33,0 - 33,5%
(Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011), thấp hơn vịt Khakhi Campbell: 34,14 –
35,35(Nguyễn Thị Phiên và cs., 2006). Tỷ lệ lòng trắng của vịt Đốm là tương đương
với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011): 51,7% đối với vịt Đốm
và 52,0% đối với vịt Bầu Bến. Các chỉ tiêu chỉ số và màu lòng đỏ của vịt Đốm không
khác biệt nhiều so với các kết quả của Adamski và cs. (2005) cũng như Kokoszyski và
cs. (2007) nghiên cứu trên vịt Bắc Kinh.
Bảng 3.3. Chất lượng trứng vịt Đốm (n = 32)
± SE Cv (%)
Khối lượng trứng (g) 68,04 ± 0,88 7,27
Chỉ số hình thái 1,49 ± 0,09 35,48
Tỷ lệ lòng đỏ (%) 31,50 ± 0,61 10,96
13
Tỷ lệ lòng trắng (%) 52,07 ± 0,77 8,36
Tỷ lệ vỏ (%) 16,43 ± 0,28 9,67
Chỉ số lòng đỏ 0,44 ± 0,004 5,65
Màu lòng đỏ 9,65 ± 0,17 9,85
Chỉ số lòng trắng 0,107 ± 0,001 11,37

Dày vỏ (đầu to) (mm) 0,33 ± 0,007 12,02
Dày vỏ (xích đạo) (mm) 0,35 ± 0,008 13,14
Dày vỏ (đầu nhỏ) (mm) 0,34 ± 0,007 11,93
Đơn vị Haugh 79,84 ± 1,21 8,42
Độ dày vỏ trứng của vịt Đốm là tương đương với vịt Triết Giang: 0,336 -
0,350mm (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011), vịt Cỏ: 0,260 - 0,365mm (Nguyễn Thị
Minh và cs., 2011). Đơn vị Haugh là hơi thấp hơn so với vịt Triết Giang: 89,96 -
91,27(Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011), tương đương vịt Cỏ: 82,3 - 85,2(Nguyễn Thị
Minh và cs., 2011) cũng như vịt Nageswari: 73,1 (Shamar và cs., 2002).
Một số chỉ tiêu theo dõi của 12 đợt ấp trứng vịt Đốm như sau: Tỷ lệ trứng có phôi:
93,57%, tỷ lệ nở/trứng có phôi: 83,43%, tỷ lệ nở/trứng ấp: 78,07% và tỷ lệ vịt loại 1/số
vịt nở: 95,94%. Các kết quả này hơi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Đức
Trọng (2006, 2011) trên Bầu Bến và vịt Đốm. Có rất nhiều nguyên nhân của sự khác
biệt này, bao gồm: tỷ lệ trống mái thích hợp, ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ,…
3.2.2. Khả năng sinh sản của vịt PT đã chọn lọc
Khối lượng vịt mái PT đã chọn lọc trong 3 năm từ 2011 đến 2013 lúc mới nở đạt
từ 48,79 đến 50,39g;lúc 22 tuần tuổi (vào đẻ) đạt từ 2461,55 đến 2490,25g, khác biệt
giữa các năm là không lớn. So với vịt Đốm, khối lượng của vịt PT đã chọn lọc khi mới
nở cao hơn khoảng 20%. Chênh lệch về khối lượng tăng dần theo tuần tuổi, đến khi vào
đẻ, vịt mái PT đã chọn lọc có khối lượng cao hơn so với vịt Đốm khoảng 40%, song
nhìn chung thấp hơn một ít so vớikết quả nghiên cứutrên vịt PT của Nguyễn Đức Trọng
và cs. (2011).Sự khác nhau về điều kiện chăn nuôi, chủ yếu là chế độ nuôi và thời tiết
của các năm là nguyên nhân của sự khác biệt này.
Các kết quả theo dõi về tỷ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giống của vịt PT
đã chọn lọc được minh họa trong các hình 3.3 và 3.4.
14
Hình 3.3. Tỷ lệ đẻ của vịt PT đã chọn lọc
Trong tuần đẻ đầu tiên, tỷ lệ đẻ của vịt PT đã chọn lọc đạt trong khoảng từ 9,24
đến 11,93 quả/mái/tuần. Vịt đạt đỉnh đẻ vào các tuần đẻ thứ 6 (86,13% đối với năm
2010 – 2011), thứ 7 (92,65% đối với năm 2011 – 2012) hoặc thứ 8 (83,58% đối với

năm 2012 – 2013).
Sau đỉnh đẻ, tỷ lệ đẻ dao động và có xu hướng giảm xuống, đạt mức thấp nhất là
46,75% đối với năm 2010 – 2011, 46,38% đối với năm 2011 – 2012 và 67,76% đối với
năm 2012 – 2013. Sau mức thấp nhất này, tỷ lệ đẻ tăng lên, dao động và kết thúc ở 52
tuần đẻ tương ứng với các năm 2010 – 2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013 là 63,49;
76,02 và 72,25%.
So với vịt Đốm, tỷ lệ đẻ của vịt PT đã chọn lọc cao hơn rõ rệt. Tại đỉnh đẻ, vịt
Đốm chỉ đạt mức từ 60 tới 72%, trong khi đó vịt PT đã chọn lọc đạt từ 83,58 đến
92,65%. Ở tuần đẻ thứ 52, vịt Đốm chỉ đạt tỷ lệ đẻ từ 17,21 đến 30,96%, trong khi đó
vịt PT đã chọn lọc có tỷ lệ đẻ lúc này là 63,05 – 75,59%.
Tỷ lệ đẻ trung bình trong 52 tuần của vịt PT đã chọn lọc trong các năm 2010 –
2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013 lần lượt là: 66,55; 76,02 và 72,25%, trong khi đó
vịt Đốm chỉ đạt 39 – 47%. Như vậy, cùng một điều kiện chăn nuôi tương tự nhau, so
với vịt Đốm, tỷ lệ đẻ của vịt PT đã chọn lọc cao hơn khoảng 28 – 29%.
Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ đẻ của vịt PT cũng phù hợp theo dõi trên con lai này
của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011): 67,8% trong 52 tuần đẻ.So với các số liệu thu
15
được trên vịt Triết Giang, cũng như các tổ hợp lai giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang của
Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), tỷ lệ đẻ của vịt PT đã chọn lọc chỉ thua kém từ 2 đến
5%.
Sau 52 tuần đẻ, vịt PT đã chọn lọc đạt năng suất bình quân 242,79 quả/mái. Kết
quả này tương đương với số liệu Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011): vịt PT đạt 246,9
quả/mái. So với vịt Đốm, năng suất trứng của vịt PT đã chọn lọc tăng thêm khoảng từ
70 đến 100 quả/mái.So với các kết quả theo dõi của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011)
trên vịt Triết Giang và các tổ hợp lai với vịt Cỏ, năng suất trứng của vịt PT đã chọn lọc
thấp hơn hơn các nhóm vịt này từ 12 đến 40 quả/mái/năm.
So sánh tại cùng thời gian theo dõi là 42 tuần đẻ trứng với các số liệu mà Nguyễn
Văn Duy (2012) đã công bố về 2 dòng vịt MT1 và MT2, tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của
vịt PT đã chọn lọc trong thí nghiệm của chúng tôi là tương đương, tuy nhiên mức tiêu
tốn thức ăn là cao hơn một ít. Khác biệt về điều kiện chăn nuôi và tỷ lệ trống mái là

nguyên nhân của sự chênh lệch này.
Kết quả theo dõi tiêu tốn thức ăn được minh họa trong hình 3.4. Trong tuần đẻ đầu
tiên, mức tiêu tốn rất cao: từ 18,27 đến 34,00 kg. Nguyên nhân là do tỷ lệ đẻ của vịt còn
thấp (9,24 – 11,93%) và khối lượng của vịt PT đã chọn lọc tương đối lớn so với vịt
Đốm hoặc một vài dòng vịt chuyên trứng khác như Triết Giang (1,2 – 1,3kg) hoặc
Khaki Campbell (1,5 – 1,8kg).
Hình 3.4. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giống của vịt PT đã chọn lọc
16
Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giống trung bình trong 52 tuần đẻ trứng của vịt PT
đã chọn lọc của các năm 2010 – 2011, 2011 – 2012 và 2012 – 2013 tương ứng là: 4,85;
3,25 và 3,65 kg thức ăn/10 quả trứng giống.
Kết quả nêu trên cao hơn so với số liệu thu được của Nguyễn Đức Trọng và cs.
(2011) đối với vịt PT là 3,78 kg thức ăn/10 quả trứng. Mặc dù tỷ lệ đẻ và năng suất
trứng là tương đương, nhưng mức tiêu tốn thức ăn cao hơn là do việc nuôi ghép chung
trống mái và tỷ lệ trống:mái thấp trong nghiên cứu này.
Các chỉ tiêu về chất lượng trứng cho thấy: Khối lượng trứng trung bình của vịt PT
đã chọn lọc (Bảng 3.4) nặng hơn 15,98g hoặc khoảng 23,4% so với vịt Đốm. Vịt PT có
khối lượng trứng thấp hơn một chút so với vịt TH5 và TH6 thuộc dòng mái T6 (87,51
và 86,73 g/quả).
Chỉ số hình thái trứng vịt PT đã chọn lọc nằm trong khoảng dao động trứng giống
của gia cầm, thấp hơn vịt Đốm và tương đương với vịt CV Super (1,41 theo Nguyễn
Ngọc Dụng và cs., 2008).
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) về các chỉ tiêu chất lượng trứng
của vịt PT cũng thu được các số liệu tương tự. Nhìn chung, các số liệu về chất lượng
trứng vịt PT đã chọn lọc đều tương đương với các số liệu liên quan đến chất lượng
trứng vịt của nhiều giống vịt đã được công bố.
Số liệu thu được qua theo dõi 7 đợt ấp cho thấy: Tỷ lệ trứng có phôi: 90,85%, tỷ lệ
nở so với tổng số trứng có phôi: 84,52%, so với tổng số trứng ấp: 76,79%. Tỷ lệ trứng
có phôi thấp hơn một ít và tỷ lệ trứng chết phôi cao hơn một ít so với vịt Đốm (tương
ứng là 2,72 và 4,28%). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các tỷ

lệ nêu trên so với vịt Đốm và các chỉ tiêu ấp nở là đạt yêu cầu so với quy trình kỹ thuật
của Trung tâm.
Bảng 3.4. Chất lượng trứng vịt PT đã chọn lọc (n = 100)
± SE
Cv (%)
Khối lượng trứng (g)
84,38
±
0,58 6,96
Chỉ số hình thái
1,40
±
0,00 3,31
Tỷ lệ lòng đỏ (%)
32,30
±
0,29 9,09
Tỷ lệ lòng trắng (%)
57,15
±
0,29 5,14
Tỷ lệ vỏ (%)
10,55
±
0,09 8,47
Chỉ số lòng đỏ
0,43
±
0,00 6,47
17

Màu lòng đỏ
12,72
±
0,06 4,60
Chỉ số lòng trắng
0,090
±
0,002 17,62
Dày vỏ (đầu to) (mm)
0.37
±
0.01 17.27
Dày vỏ (xích đạo) (mm)
0.37
±
0.01 16.21
Dày vỏ (đầu nhỏ) (mm)
0.37
±
0.01 16.00
Đơn vị Haugh
91,30
±
0,55 6,07
3.3. NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA VỊT ĐỐM, CON LAI GIỮA
VỊT ĐỐM VỚI VỊT T14 VÀ VỊT t14
3.3.1. Sinh trưởng của các nhóm vịt thịt
Kết quả theo dõi khối lượng vịt Đốm, vịt PT và vịt TP được nêu trong bảng 3.5.
Kết quả phân tích phương sai 2 yếu tố (nhóm vịt và tuần tuổi) nhận thấy: ở tất cả
các tuần tuổi khác nhau, sự khác biệt về khối lượng giữa 3 nhóm vịt là có ý nghĩa

thống kê (P<0,001). Trong khi đó, sai khác về tính biệt của 3 nhóm vịt chỉ bắt đầu
xuất hiện ở tuần tuổi thứ 6, thứ 7 (P<0,05). Mức độ sai khác tăng lên ở tuần tuổi thứ 8
(P<0,01) và ở tuần tuổi 9, 10 mức độ sai khác là P<0,001. Ở tất cả các tuần tuổi đều
không có sự tương tác giữa 2 yếu tố giống và tính biệt (P>0,05).
Đối với con trống cũng như con mái, khối lượng mới nở của vịt PT luôn cao hơn
rõ rệt so với con lai TP (P<0,05). Nguyên nhân do trứng của con lai PT là trứng của vịt
mái T14 vốn có khối lượng lớn hơn so trứng của vịt mái Đốm. Sự chênh lệch này là
một minh chứng cho ảnh hưởng của cơ thể mẹ đối với sự sinh trưởng của cá thể.
Bảng 3.5. Khối lượng của 4 nhóm vịt qua các tuần tuổi (g)
Tuần tuổi
Vịt Đốm
(n=91)
(mái:45, trống:46)
Vịt PT
(n=92)
(mái:45, trống:47)
Vịt TP
(n=96)
(mái:47, trống:49)
Vịt T14
(n=85)
(mái:44, trống:41)
± SE ± SE ± SE ± SE
0 44,56
c
± 0,57 53,58
b
± 0,46 42,96
c
± 0,46 56,00

a
± 0,79
1 119,80
b
± 1,70 152,16
a
± 2,22 141,92
b
± 2,05 157,93
a
± 3,32
2 310,18
d
± 4,36 405,40
b
± 3,84 379,15
c
± 3,75 442,02
a
± 8,26
3 568,42
c
± 8,30 745,05
b
± 7,05 727,27
b
± 8,70 824,90
a
± 12,90
4 819,40

d
± 11,30 1146,10
b
± 7,88 1108,50
c
± 9,50 1334,20
a
± 16,00
5 1051,10
d
± 13,20 1492,40
b
± 11,10 1441,40
c
± 13,50 1784,40
a
± 20,00
6 1298,40
c
± 16,30 1786,20
b
± 12,90 1736,00
b
± 15,50 2132,60
a
± 28,60
7 1506,50
c
± 17,70 2088,10
b

± 15,70 2031,10
b
± 19,10 2571,30
a
± 34,40
8 1659,40
c
± 16,60 2301,20
b
± 19,40 2219,00
b
± 29,50 2851,70
a
± 37,50
9 1733,70
c
± 16,90 2381,20
b
± 24,70 2343,60
b
± 28,40 2952,60
a
± 42,70
10 1882,50
c
± 26,00 2556,80
b
± 28,20 2525,10
b
± 33,60 3134,50

a
± 56,00
18
Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng một hàng nếu có chữ a, b khác nhau là sai khác có ý
nghĩa thống kê (P<0,05).
Tại các thời điểm theo dõi cũng như kết thúc nuôi thịt, khối lượng vịt Đốm luôn
thấp nhất (P<0,05), vịt T14 luôn cao nhất (P<0,05), hai con lai PT và TP ở mức trung
gian của bố và mẹ. Do khối lượng mới nở của con lai PT cao hơn so với con lai TP
nên ở các lứa tuổi tiếp theo, con lai PT có khối lượng trung bình cao hơn con lai TP,
nhưng sai khác giữa 2 nhóm con lai này chỉ có ý nghĩa thống kê ở một vài tuần tuổi
nhất định, còn nhìn chung là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Như vậy, trong
trường hợp này, ảnh hưởng của cơ thể mẹ chỉ có ý nghĩa trong thời kỳ đầu tiên của đời
sống cá thể, những yếu tố của môi trường dần dần đã làm mất đi ảnh hưởng đó.
Theo Nguyễn Đức Trọng (2011), khối lượng trung bình của con lai TP cao hơn
con lai PT, nhưng sự khác biệt giữa 2 nhóm con lai này không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05).
Các tính toán về ưu thế lai chung (chênh lệch của giá trị trung bình của con lai
thuận và nghịch so với trung bình bố và mẹ) và ưu thế lai riêng cho từng con lai PT và
TP (chênh lệch của giá trị trung bình của từng con lai so với trung bình bố và mẹ) cho
thấy:
Ưu thế lai chung xuất hiện từ tuần tuổi thứ 1 đến tuần tuổi thứ 7, mức độ đạt được
của ưu thế lai chung cao nhất là 5,41% (tuần tuổi thứ 1 và thứ 3), thấp nhất đạt 0,6%
(tuần tuổi thứ 7). Khi vịt mới nở cũng như ở các tuần nuôi cuối, không có biểu hiện của
ưu thế lai chung. Điều này cho thấy cần nghiên cứu các chế độ dinh dưỡng thích hợp
nhằm phát huy ưu thế lai của tổ hợp lai giữa vịt Đốm với vịt T14.
Do khối lượng vịt PT ở các lứa tuổi thường lớn hơn vịt TP một chút, nên ưu thế lai
của vịt PT tỏ ra vượt trội hơn so với vịt TP. Ưu thế lai cao nhất tương ứng là 9,09% đối
với vịt PT lúc 1 tuần tuổi và 4,13% đối với vịt TP lúc 3 tuần tuổi. Thời gian nuôi tăng
lên, ưu thế lai của cả vịt PT và vịt TP đều giảm dần. Trong các tuần nuôi cuối, hầu như
không còn biểu hiện ưu thế lai.

Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) cho rằng con lai TP có ưu thế lai âm lúc 1 và 2
tuần tuổi, trong khi đó con lai PT không có ưu thế lai lúc 1 tuần tuổi và có ưu thế lai là
6% lúc 2 tuần tuổi. Tuy nhiên, ở các lứa tuổi tiếp theo, cả 2 loại con lai đều có biểu hiện
ưu thế lai và con lai TP có ưu thế lai cao hơn so với ưu thế lai của con lai PT. Có lẽ
19
những sự khác biệt nhất định về điều kiện chăn nuôi đã tạo ra những biểu hiện trái
chiều ở mức độ nhất định này về ưu thế lai.
3.3.1. Tiêu tốn thức ăn của các nhóm vịt thịt
Các số liệu theo dõi giai đoạn nuôi từ 0 đến 8 tuần tuổi cho thấy: mức tiêu tốn
thức ăn trung bình của vịt Đốm, vịt lai PT, TP và vịt T14 lần lượt là: 2,40; 2,31;2,33 và
2,14 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
Từ 0 đến 9 tuần tuổi: mức tiêu tốn thức ăn trung bình của vịt Đốm, vịt lai PT, TP
và vịt T14 lần lượt là: 2,69; 2,64; 2,64 và 2,42 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
Từ 0 đến 10 tuần tuổi: mức tiêu tốn thức ăn trung bình của vịt Đốm, vịt lai PT, TP
và vịt T14 lần lượt là: 2,90; 2,86 và 2,86 và 2,70 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
Như vậy, từ 8 đến 10 tuần tuổi, khả năng tiêu thụ thức ăn của các nhóm vịt và mức
tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng khối lượng của cả 4 nhóm vịt đều tăng lên.Các kết quả
trên tương đương với số liệu theo dõi về mức tiêu tốn thức ăn của các nhóm vịt Đốm,
PT, TP và T14 của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011).
3.3.3. Năng suất và chất lượng thịt của các nhóm vịt thịt
Các chỉ tiêu theo dõi chính về kết quả mổ khảo sát vịt thí nghiệm được nêu trong
bảng 3.6.Kết quả cho thấy không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thịt xẻ giữa
các tuần tuổi của từng nhóm vịt (P>0,05). Sai khác về tỷ lệ thịt xẻ giữa 4 nhóm vịt chỉ
nhận thấy lúc 9 tuần tuổi, cao nhất là vịt T14, thấp nhất là vịt Đốm (P<0,05).
Các số liệu theo dõi của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) về khối lượng giết mổ
và tỷ lệ thịt xẻ ở các tuần tuổi tương đương cho thấy vịt Đốm có khối lượng tương
đương, nhưng tỷ lệ thịt thấp hơn. Vịt PT, TP có khối lượng cao hơn, nhưng tỷ lệ thịt
đều thấp hơn, vịt T14 có khối lượng cao hơn và tỷ lệ thịt xẻ cũng cao hơn. Có lẽ điều
kiện chăn nuôi và tác động chọn lọc sau vài thế hệ đối với vịt Đốm đã gây ra những sự
khác biệt nhất định nêu trên.

Đối với cả 4 nhóm vịt, từ 8 đến 10 tuần tuổi, tỷ lệ thịt lườn tăng dần lên, trong khi
đó tỷ lệ thịt đùi giảm dần đi. Sự tăng, giảm này rõ rệt nhất ở con lai TP và vịt Đốm
(P<0,05), không có sự tăng giảm theo tuần tuổi một cách rõ rệt đối với con lai PT
(P>0,05). Sự tăng giảm đó cũng được Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) xác nhận khi
theo dõi các tổ hợp lai này.
Bảng 3.6. Kết quả mổ khảo sát 4 nhóm vịt
20
Tuần
tuổi
Đốm
(n = 6
ở mỗi tuần tuổi)
PT
(n = 6
ở mỗi tuần tuổi)
TP
(n = 6
ở mỗi tuần tuổi)
T14
(n = 6
ở mỗi tuần tuổi)
± SE ± SE ± SE ± SE
KL sống
(g)
8 1641,80
c
±
43,6
0
2274,60

b
±
68,9
0
2222,60
b
±
68,0
0
2843,30
a
±
64,4
0
9 1700,40
c
±
17,7
0
2348,60
b
± 52,60 2296,20
b
±
63,2
0
2942,00
a
± 50,30
10 1760,50

c
± 38,20 2457,10
b
± 62,50 2466,20
b
±
83,7
0
3187,30
a
± 49,50
Tỷ lệ
thịt xẻ
(%)
8 67,47 ± 1,19 70,74 ± 1,47 70,00 ± 1,09 69,52 ± 2,38
9 67,09
b
± 0,63 71,41
a
± 1,30 71,19
ab
± 1,29 73,46
a
± 1,14
10 67,33 ± 0,95 69,93 ± 0,96 67,65 ± 1,05 71,17 ± 1,36
Tỷ lệ
thịt lườn
(%)
8 11,78
b

± 1,18 15,51
ab
± 1,03 14,99
b
± 0,52 19,02
a
± 1,12
9 12,40
d
± 0,21 15,64
c
± 0,42 17,68
b
± 0,51 20,64
a
± 0,33
10 14,11
c
± 0,24 17,07
b
± 0,38 17,69
b
± 0,53 22,06
a
± 0,48
Tỷ lệ
thịt đùi
(%)
8 14,59
a

± 0,40 13,24
ab
± 0,44 13,02
b
± 0,24 13,49
ab
± 0,36
9 13,01 ± 0,49 12,75 ± 0,41 12,27 ± 0,21 12,28 ± 0,30
10 12,29 ± 0,25 12,16 ± 0,54 11,50 ± 0,31 11,85 ± 0,28
Tỷ lệ
mỡ bụng
(%)
8 0,52 ± 0,11 0,59 ± 0,06 0,50 ± 0,09 0,56 ± 0,09
9 0,86 ± 0,21 0,58 ± 0,11 0,44 ± 0,08 0,51 ± 0,10
10 0,72 ± 0,18 0,83 ± 0,13 0,82 ± 0,23 0,70 ± 0,06
Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng một hàng nếu có chữ a, b, c khác nhau là sai khác
có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Tỷ lệ thịt lườn của vịt Đốm luôn thấp nhất, không có sự sai khác rõ rệt giữa 2 con
lai PT và TP. Lúc 8 tuần tuổi, tỷ lệ thịt đùi vịt Đốm đạt cao nhất, tuy nhiên không có sai
khác rõ rệt về tỷ lệ thịt đùi giữa các nhóm vịt này ở các tuần tuổi 9 và 10.
Nhìn chung, tỷ lệ mỡ bụng của các nhóm vịt tăng dần ở tuần tuổi thứ 8 đến thứ 10,
riêng đối với vịt Đốm, tỷ lệ mỡ bụng ở tuần thứ 9 đạt cao nhất. Không có sai khác có ý
nghĩa thống kê về tỷ lệ mỡ bụng giữa các nhóm vịt ở cùng một lứa tuổi (P>0,05), cũng
như giữa các tuần tuổi ở vịt Đốm (P>0,05). Sai khác có ý nghĩa thống kê giữa tuần thứ
10 so với tuần thứ 8 và thứ 9 ở vịt PT, TP và T14 (P<0,05).
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng thịt ngực và thịt đùi ở các tuần tuổi 8,
9 và 10 cho thấy: Từ 8 tới 10 tuần tuổi, màu đỏ (a*) của thịt ngực và thịt đùi dao động
trong khoảng: 18 – 19 đối với vịt Đốm; 17,7 – 20,9 đối với con lai PT; 18,1 – 20,3 đối
với con lai TP và 18,6 – 21,3 đối với vịt T14. Không có sự khác biệt giữa các tuần tuổi
về màu đỏ ở thịt ngực cũng như thịt đùi đối với cả 4 nhóm vịt (P>0,05). Các kết quả thu

được về màu đỏ của thịt ở các nhóm vịt là phù hợp với tài liệu của Ogata và Mori
(1964).
Độ sáng (L*) cũng như màu vàng (b*) của thịt ngực và thịt đùi của cả 4 nhóm vịt
đều tăng dần theo tuổi giết thịt. Sai khác về 2 chỉ tiêu này giữa các tuần tuổi của cả 4
21
nhóm vịt đều có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nhìn chung, độ dai thịt ngực và thịt đùi của
vịt Đốm và con lai PT, cũng như độ dai thịt đùi của con lai TP và vịt T14 đều tăng theo
tuổi giết thịt. Tỷ lệ hao hụt sau chế biến của cả thịt ngực và thịt đùi ở 4 nhóm vịt đều
tăng khi tuổi giết thịt tăng lên. Nguyên nhân là do từ 9 tuần tuổi trở đi, vịt đã bắt đầu
tích lũy mỡ trong cơ, chính sự tăng lên của mỡ đã làm tăng độ sáng (L*) và màu vàng
(b*) của thịt. Điều này phù hợp với nhận xét của Baéza (2006): hàm lượng mỡ trong cơ
tăng khiến cho một số chỉ tiêu cảm quan như độ sáng, màu vàng, hao hụt khi nấu, độ
mềm và vịt của thịt vịt tăng lên.Riêng đối với vịt TP, tới 10 tuần tuổi lượng mỡ tích lũy
trong cơ ngực mới đủ lớn để làm mềm thịt.
Nhìn chung, không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm vịt về các chỉ tiêu chất
lượng thịt. Một vài sự khác biệt nhất định tuy có ý nghĩa thống kê (P<0,05) nhưng
không đủ để thể hiện đặc trưng riêng về chất lượng thịt của từng nhóm vịt.
Sau đây là đề xuấtvề tuổi giết thịt thích hợp đối với 4 nhóm vịt:
Từ 8 tuần tuổi trở đi, mặc dù khối lượng cơ thể vẫn tiếp tục tăng, nhưng cả 4 nhóm
vịt đều ở pha sinh trưởng chậm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng lên. Tỷ lệ thịt
cũng tăng dần lên đối với vịt Đốm, song tỷ lệ thịt xẻ đạt cao nhất là ở 9 tuần tuổi đối
với vịt PT, TP và vịt T14. Từ 8 đến 10 tuần tuổi, tỷ lệ thịt đùi giảm, tỷ lệ thịt lườn tăng
đối với vịt Đốm, mức độ tăng giảm này có xu hướng chững lại ở tuần tuổi thứ 10 so với
tuần tuổi thứ 9 đối với vịt lai PT, TP và vịt T14. Xu hướng tích lũy mỡ bụng và mỡ
trong cơ tăng theo tuổi giết thịt làm cho tỷ lệ mất nước sau chế biến tăng cao, đặc biệt
là đối với vịt lai PT, TP và vịt T14. Vì vậy, tuổi giết thịt thích hợp đối với vịt Đốm nên
là 10 tuần tuổi, tương ứng với khối lượng lúc này là 1,8 đến 1,9kg/con, đối với vịt lai
PT, TP là 9 tuần tuổi, tương ứng với khối lượng từ 2,3 đến 2,4kg/con, đối với vịt T14 là
8 hoặc 9 tuần tuổi tương ứng với khối lượng 2,8 đến 3,0 kg/con.
3.4. XÂY DỰNG ĐÀN VỊT ĐỐM HẠT NHÂN VÀ PHÁT TRIỂN VỊT PT ĐÃ

CHỌN LỌC RA SẢN XUẤT
3.4.1. Xây dựng đàn vịt Đốm hạt nhân
Kết quả thực hiện chọn lọc bình ổn theo khối lượng và đánh giá khả năng sinh sản
của 250 vịt mái hạt nhân trong năm 2014 cho thấy: đàn vịt mái hạt nhân có khối lượng
lúc vào đẻ (22 tuần tuổi) là: 1765,34 ± 4,21g, tỷ lệ đẻ trung bình trong 40 tuần đạt
54,45%, năng suất trứng đạt 140,16 quả/mái/40 tuần, tiêu tốn thức ăn 4,21 kg/10 quả
trứng giống. Như vậy, so với các đàn theo dõi trong 3 năm trước đó, đàn hạt nhân có tỷ
22
lệ đẻ cao hơn 7,1 – 17,7%; năng suất trứng cao hơn 13,9% và tiêu tốn thức ăn thấp/10
quả trứng giống hơn 16,29%.
3.4.2. Phát triển vịt PT đã chọn lọc ra sản xuất
Kết quả theo dõi 300 vịt mái PT đã chọn lọc nuôi trong điều kiện sản xuất cho
thấy: khối lượng lúc vào đẻ (22 tuần tuổi) là: 2620,50 ± 31,49g, tỷ lệ đẻ trung bình
trong 52 tuần đạt 65,63%, năng suất trứng đạt 237,71 quả/mái/52 tuần, tiêu tốn thức ăn
4,17 kg/10 quả trứng giống, tỷ lệ hao hụt đàn là 5,67%. Như vậy, so với các đàn theo
dõi tại Trung tâm, đàn PT đã chọn lọc nuôi trong điều kiện sản xuất có tỷ lệ đẻ thấp hơn
khoảng 6,3%; năng suất trứng thấp hơn khoảng 8,5%, tiêu tốn thức ăn cao hơn khoảng
6,6%.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở các kết quả thu được, có thể rút ra một số kết luận sau:
1/ Vịt Đốm trưởng thành: con mái có màu hoa mơ nhạt; con trống có lông xanh
đen ở đầu, cổ và dọc lưng có màu giống màu con cò lửa, đuôi có 2-3 lông móc cong.
Vịt lai PT và TP trưởng thành: con mái có màu lông không đồng nhất, gồm 3 nhóm:
trắng tuyền, có khoang đen ở lưng hoặc màu cánh sẻ; con trống có màu lông giống với
vịt trống Đốm. Vịt PT đã chọn lọc: con mái có màu hoa mơ, con trống có màu lông
giống vịt Đốm và con lai PT, TP. Các nhóm vịt đều có tốc độ mọc lông tương đối
nhanh, thân hình thể hiện hướng sản xuất trứng thịt. Khối lượng trưởng thành của con
mái và con trống tương ứng là 2,0 và 2,1kg đối với vịt Đốm; 2,5 và 3,0kg đối với vịt lai
PT cũng như TP.

Khảo sát đường cong sinh trưởng của vịt Đốm và con lai với vịt T14 nuôi thịt
bằng các hàm Richards và Gompertz cho kết quả phù hợp với độ tin cậy cao.
Với 16 chỉ tiêu sinh lý máu và 8 chỉ tiêu sinh hóa máu khảo sát được trên vịt
Đốm và con lai với vịt T14 cho thấy các nhóm vịt đều thể hiện trạng thái sinh lý bình
thường, không khác biệt nhau và nhìn chung tương đương với các số liệu mà một số tác
giả trong ngoài nước đã công bố.
2/ Vịt mái Đốm có khối lượng vào đẻ khoảng 1,7 – 1,8kg, tuổi đẻ là 23 tuần tuổi,
tỷ lệ đẻ 40 – 47%, năng suất trứng 140 - 170 quả/mái/năm, tiêu tốn thức ăn 4,3 - 5,5 kg
thức ăn/10 quả trứng giống. Trứng của vịt Đốm nặng 68,0 g/quả, chỉ số hình thái 1,49;
tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng và vỏ tương ứng là: 31,5; 52,1 và 16,4%; tỷ lệ trứng có phôi
93,6%; tỷ lệ nở so với trứng có phôi 83,4%.
23
Vịt mái PT đã chọn lọc có khối lượng vào đẻ khoảng 2,4 – 2,5kg, tuổi đẻ là 23
tuần tuổi, tỷ lệ đẻ 67 - 76%, năng suất trứng 240 - 280 quả/mái/năm, tiêu tốn thức ăn
3,3 - 4,8 kg thức ăn/10 quả trứng giống. Trứng của vịt PT đã chọn lọc nặng 84,4 g/quả,
chỉ số hình thái 1,40; tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng và vỏ tương ứng là: 32,3; 57,2 và 10,5%;
tỷ lệ trứng có phôi đạt 91,0%; tỷ lệ nở so với trứng có phôi đạt 84,5%.
3/ Khối lượng nuôi thịt lúc 10 tuần tuổi đạt được thấp nhất ở vịt Đốm (1,9
kg/con); vịt lai PT và TP là tương đương nhau (2,5 kg/con), cao hơn vịt Đốm và thấp
hơn vịt T14 một cách rõ rệt. Ưu thế lai trên vịt PT thể hiện rõ nét hơn so với vịt TP.
Khác biệt về khối lượng giữa con trống và con mái của cả 4 nhóm vịt này chỉ xuất hiện
từ 6 tuần tuổi trở đi. Tiêu tốn thức ăn của vịt Đốm, vịt lai PT, TP và vịt T14 lần lượt là:
2,90; 2,86; 2,86 và 2,70 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
Tỷ lệ thịt xẻ của vịt Đốm ở 8, 9 và 10 tuần tuổi đạt 67,3%. Vịt lai PT, TP và vịt
T14 lại đạt tỷ lệ thịt xẻ cao nhất ở tuần tuổi thứ 9, tương ứng với 3 loại vịt này là: 71,4;
71,2 và 73,5%. Đối với cả 4 nhóm vịt, tuổi vịt tăng lên, tỷ lệ thịt đùi giảm, tỷ lệ thịt
lườn và tỷ lệ mỡ bụng tăng. Màu đỏ của thịt lườn và thịt đùi ở cả 4 nhóm vịt dao động
trong khoảng 17,7 tới 21,3 chứng tỏ thịt vịt thuộc nhóm có cơ màu đỏ. Tuổi giết thịt
tăng lên, lượng mỡ tích lũy trong cơ tăng làm cho độ sáng, màu vàng và tỷ lệ hao hụt
do chế biến của thịt ở cả 4 nhóm vịt đều tăng theo.

Tuổi giết thịt thích hợp đối với vịt Đốm là 10 tuần tuổi, tương ứng với khối
lượng 1,8 - 1,9 kg/con, đối với vịt lai PT và TP là 9 tuần tuổi, tương ứng với khối lượng
2,3 - 2,4 kg/con, đối với vịt T14 là 8 hoặc 9 tuần tuổi, tương ứng với khối lượng 2,8 -
3,0 kg/con.
4/ Đàn vịt Đốm hạt nhân nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên cho năng
suất trứng cao hơn các đàn nuôi thí nghiệm trong 3 năm qua. Đàn vịt PT đã chọn lọc
nuôi trong điều kiện sản xuất có năng suất gần tương đương với các kết quả thí nghiệm
theo dõi được.
2. Đề nghị
1/ Tiếp tục nhân thuần để bảo tồn vịt Đốm, từ đó sử dụng để phát triển nguồn gen,
song trong những năm tới cần tập trung mục tiêu chọn lọc nhằm nâng cao năng suất
trứng, ổn định năng suất thịt, đồng thời có biện pháp chống suy hóa cận huyết do thời
gian nuôi bảo tồn dài và quy mô nhỏ đối với đàn xuất phát.
2/ Có biện pháp phát triển rộng con lai PT trong điều kiện sản xuất.
3/ Nghiên cứu các chế độ dinh dưỡng và phương thức chăn nuôi phù hợp nhằm
phát triển vịt Đốm và con lai PT ở các vùng sinh thái khác nhau.
24

×