Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Công nghệ về kết cấu nhịp dầm super-T

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.24 KB, 16 trang )

GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
1
CÔNG NGHỆ DẦM SUPER-T
CHƯƠNG V
CÔNG NGHỆ THI CÔNG
Phần I: Công nghệ thi công các loại dầm thông thường và dầm hộp
Đối với các cầu dùng các loại dầm thông thường và dầm hộp, phần dầm chủ có
thể được đúc sẵn (phổ biến như dầm T và dầm I), dầm hộp có thể thi công theo
phương pháp đúc đẩy hoặc đúc tại chỗ.
Với loại dầm T: Dầm T có thể đúc tại hiện trường hoặc trong nhà máy tuỳ thuộc
vào vị trí và qui mô công trình. Trước đây do công nghệ thi công cầu còn lạc hậu,
phần lớn dầm được sản xuất trong công xưởng, vận chuyển đến chân công trình
bằng xe chuyên dụng. Chính vì nhược điểm này mà một số công trình không thể
thực hiện được theo ý đồ của thiết kế. Công nghệ thi công cầu phát triển đã thúc
đẩy tính đa dạng phong phú trong công tác thiết kế. Dầm T có thể được sản xuất
tại công trường theo kiểu kéo sau. Ván khuôn chủ yếu là ván khuôn thép, cáp
cường độ cao thường dùng của Nga (sợi Ø5) và gần đây hay dùng cáp xoắn loại
12.7mm hoặc 15.2mm (cáp nhập khẩu của hãng VSL, OVM, )
Công nghệ lao lắp dầm vào vị trí chủ yếu vẫn là phương pháp lao kéo dọc trên hệ
dầm dẫn hoặc dùng xe lao (hợp lý khi cầu gồm nhiều nhịp).

Với loại dầm I, điển hình nhất là công nghệ thi công các cầu trên QL1A. Công
nghệ thi sản xuất và lắp đặt dầm I cũng như các loại dầm BTCT ƯST thông
thường khác, trong phần này chỉ nêu tóm tắt công nghệ thi công dầm I 33m (Chi
tiết cụ thể có phần công nghệ riêng)
Một số đặc điểm về cấu tạo của dầm I 33m:
- Dầm BTCTDƯL dạng chữ I
- Chiều dài toàn bộ dầm L = 33m
GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI


2
- Chiều cao dầm H

= 1,65m
- Chiều rộng bản cánh dầm B
c
= 0, 85 m
- Chiềudày bản cánh dầm t
c
= 0, 20 m ¸ 0,31m
- Chiều rộng bầu dầm B
b
= 0,65 m
- Chiều cao bầu dầm h
b
=

0, 25 m ¸ 0,45m
- Bề dày bụng dầm tại L / 2 b
1
= 0, 20 m
- Bề dầy bụng dầm tại gối b
2
= 0,65 m
- Mác bê tông loại P

= 35 MPa
- Số bó cáp cường độ cao 5 bó
- ống gen Æ 65 / 72 ( theo kiểu VSL )
- Neo EC 5-12 ( theo kiểu VSL )

Các bước công nghệ :
Việc sản xuất dầm được tiến hành theo trình tự sau :
- Thi công đắp bãi đúc dầm
- Thi công bệ đúc dầm
- Lắp đặt điều chỉnh chính xác ván khuôn cốt thép ống gen v.v,
- Đổ bê tông và bảo dưỡng bê tông
- Tháo dỡ ván khuôn
- Làm sạch lỗ luồn bó cáp cường độ cao
- Luồn và căng kéo bó thép cường độ cao
- Phun vữa xi măng lấp lòng ống gen

Vật liệu:
 Thép cường độ cao :
+ Dùng loại thép cường độ cao sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM A 416- 85 grade
270 được bện thành tao 7 sợi hệ VSL.
+ Chỉ tiêu của 1 tao thép 7 sợi VSL :
- Đường kính danh định 12,7mm
- Diện tích danh định 98,7 mm 2
- Khối lượng danh định 0,775 kg/ m
GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
3
- Cường độ kéo đứt 1860 Mpa =18.950 kg/ cm2
- Lực phá hoại ( cường độ cực đại ) PN = 184 KN/ tao
- Mô đuyn đàn hồi : 195 Gpa = 1.987.000 kg/ cm2
- Ứng suất khi căng kéo : s
T
= 14000 kg/ cm2
+ Chỉ tiêu về cường độ của bó cáp 5- 12
- Số tao trong 1 bó 12 tao

- Tải trọng phá hoại ( min ) 2204 kn = 224 T

 Cốt thép thường :
Cốt thép thường dùng loại thép của liên doanh Việt nam - Hàn quốc ( VPS ) sản
xuất tại Việt nam , có ký hiệu SD 40 , SR 30 đạt tiêu chuẩn theo ASTM A615 .

 Neo và các phụ kiện :
Neo và các phụ kiện dùng loại EC 5- 12 VSL HONG KONG LTD. hoặc OVM
của Trung Quốc.

 Xi măng :
Loại xi măng sử dụng cho việc đúc dầm là xi măng poóc lăng PC 40. Xi măng
không sử dụng nếu bị vón cục hoặc để lâu quá 6 tháng từ ngày sản xuất .

 Cốt liệu thô - Đá dăm :
Mẫu đá thí nghiệm đạt cường độ chịu nén trong điều kiện bão hoà nước phải = 2
R
B
= 900 kg/ cm
2
. Việc xác định cường độ chịu nén của đá bằng phương pháp
ép mẫu có kích thước ( 5x 5x 5 ) cm hay mẫu trụ tròn F 5 cm L= 5 cm . Tuyệt
đối không sử dụng loại đá phong hoá .

 Cốt liệu nhỏ - cát :
- Cát dùng để đúc dầm là cát có nguồn gốc của các loại đá rắn chắc như
thạch anh , không dùng các loại cát có nguồn gốc là đá biến chất .

GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

4
 Nước trộn bê tông :
- Nước trộn bê tông là nước sạch không có tạp chất như dầu, muối , a xít ,
kiềm , các chất khác làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Độ PH = 4, nước
được thí nghiệm xác nhận đủ tiêu chuẩn trước khi dùng đổ bê tông .

 Chất phụ gia :
Để tăng cường độ và độ linh động của hỗn hợp bê tông, dùng phụ gia
Sika 250 hoặc SiKa Rc4 pha trộn theo tỷ lệ khi thí nghiệm xác định .
Công tác lắp đặt dầm cũng tương tự như dầm T
Với loại dầm hộp
Do đặc điểm của dầm hộp là cấu kiện có kích thước hình học và trọng lượng bản
thân lớn, đối với dầm hộp giản đơn thì việc thi công đổ bê tông dầm trên hệ đà
giáo là thích hợp nhất.
Chọn cấu tạo đà giáo : Thường sử dụng dàn T-66 hoặc đà giáo thép khác để đỡ
ván khuôn dầm hộp.
Trụ đỡ dàn được thường dùng là thanh vạn năng UYKM kết hợp chồng nề gỗ,
móng trụ được cấu tạo dạng móng cọc BTCT M300 vuông 30x30cm để khắc
phục chuyển vị thẳng đứng, bệ cọc là bệ BTCT M 200 dày 1.0m; trước khi đổ bê
tông, toàn bộ đà giáo được chất tải một tháng để khử lún.
Sau khi thi công xong dầm, phần móng và bệ cọc bỏ lại ; phần thân trụ được
đem đi để xây dựng trụ tiếp theo.
Chọn cấu tạo ván khuôn : Ván khuôn dùng để đúc dầm nhịp đơn giản là loại ván
khuôn thép , cấu tạo ván khuôn thành từng tấm tách rời nên có khả năng tháo dỡ
đơn giản và luân chuyển nhiều lần. Tấm ván khuôn này được tăng cường thêm
một hệ khung bằng thép hình.
Mối nối giữa các tấm ván khuôn được cấu tạo một lớp xốp mút, có tác dụng đẩm
bảo cho ván khuôn được kín khi lắp ghép. Liên kết giữa các khung ván khuôn
với nhau bằng bu lông.
GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
5
Ván khuôn được kê chèn bằng nêm gỗ ; cứ 2m theo chiều dọc của dầm kê một hệ
nêm. Các nêm này có tác dụng làm chắc thêm ván khuôn và điều chỉnh cao độ
đáy dầm.
Tính toán các bộ phận ván khuôn : Công tác tính toán đà giáo ván khuôn dầm
được thực hiện theo tiêu chuẩn nghành 22TCN 200-89. Trong tính toán đã xét
đến các tổ hợp tải trọng như : Tĩnh tải ( Trọng lượng dầm, trọng lượng bản thân
của đà giáo, ván khuôn ) ; tải trọng động (lực thi công, lực xung kích do qua trình
đầm bê tông )v.v
Tính toán cượng độ hệ khung chống ván khuôn theo trạng thái giới hạn, tiêu
chuẩn thép làm hệ khung chống là ; Thép CT3 có Ro =1900kg/cm2; Ru
=2000kg/cm2.
Tính toán các bộ phận đà giáo : Dàn T - 66 trong tính toán được coi như một dầm
giản đơn. Lắp ráp theo cấu tạo của dàn định hình. Tải trọng tính toán tác dụng lên
dàn dưới dạng rải đều ( Theo mỗi trường hợp cụ thể ). Độ võng lớn nhất của dàn
khống chế ở tỷ lệ 1/6000 chiều dài nhịp.
Phần trụ đỡ là trụ thép, khi tính toán quan niệm là dạng cột chịu nén, lực tác
dụng lên trụ được phân chia ra các nút của dàn trụ.
Trong tính toán nền móng có xét đén độ lệch tâm do sự phân chia giai đoạn
đổ bê tông dầm; Tải trọng tính toán thoả mãn điều kiện luôn nhỏ hơn sức chịu tải
thẳng đứng của nền đất.
Lắp đặt đà giáo, ván khuôn : Trình tự xây dựng đà giáo, ván khuôn được tiến
hành theo các bước sau đây:
 Đóng cọc thi công bệ trụ .
 Chế tạo , lắp ráp trụ bằng khung thép trên bệ .
 Đăt bộ nêm đà giáo trên các điểm gối .
 Dùng cần cẩu có sức nâng 25 Tấn nâng các đoạn đà giáo T-66 đặt
lên trụ .
 Nối các đoạn dầm dẫn T-66 bằng các thanh mạ.

 Chỉnh cao độ dầm;
 Lắp đặt dầm ngang;
GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
6
 Chất tải bàng phao nước ;
 Đặt gỗ nêm có chiều cao thay đổi ;
 Lắp đặt ván khuôn đáy
 Lắp ván khuôn thành, định vị chắc bằng hai bộ định vị nằm ở mỗi
đầu của dầm ngang;
 Lắp đặt cốt thép và ống ghen cho DUL;

Tháo dỡ ván khuôn, đà giáo : Sau khi đổ bê tông khoảng 7 -10 ngày ( Tuỳ theo
nhiệt độ và thời gian bảo dưỡng bê tông ) thì tiến hành tháo dỡ ván khuôn. Công
tác tháo dỡ ván khuôn được tiến hành như sau:
a/ Phần ván khuôn:
Tháo nêm gỗ tại các vị trí nêm và điểm kê (tiến hành tháo ván khuôn biên trước)
 Xiết chặt bu lông chôn sẵn ở các khối đà giáo tạo thành lực tạo thành lực đẩy
tách ván khuôn khỏi mặt khối bê tông dầm. Khối ván khuôn vừa được tách ra
được kê trên hai dầm trượt;
 Dùng tời ( hoặc pa lăng xích ) kéo khối ván khuôn đén vị trí đúc dầm tiếp
theo ( hoặc sang nhịp khác );
 Ván khuôn phía trong các đầu dầm chỉ dùng tại các vị trí đầu dầm, không
dùng để làm ván khuôn phần giữa dầm.
b/ Phần đà giáo : Khi bê tông đạt được cường độ thiết kế, tiến hành lắp đặt , căng
kéo cốt thép DUL ; bơm vữa bê tông vào các ống ghen. Khi vữa đã đạt được 70%
cường độ thì tiến hành tháo dỡ đà giáo (dầm T-66). Các bước hạ đà giáo được
tiến hành như sau:
 Nới bu lông, các nêm đà giáo ra. Hạ đều các góc của mỗi dàn xuống.
 Khi toàn bộ đà giáo dầm được hạ xuống 2cm thì dừng lại . Dùng bu lông vít

tách ván đáy dầm khỏi bê tông.
 Hạ tiếp đà giáo xuống khoảng tù 5-8cm nữa. Lấp đặt trụ bằng YUKM để đỡ
hai đầu dầm T-66.
 Sàng ngang cho dàn trượt trên dầm ngang kê trên trụ trạm ra khỏi dầm hộp.
 Dùng cần cẩu 25 tấn hạ dầm xuống.
GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
7
 Dùng cẩu nhấc tháo dỡ hai khối kê tạm.




Phần II: Công nghệ thi công dầm SUPER-T
2.1/ Ván khuôn và sơ đồ kê kích dầm:
Ván khuôn thép có ván đáy tháo lắp được cho phép chế tạo dầm Super-T có
chiều dài và chiều cao bất kỳ.
Trước khi đặt cốt thép, bề mặt ván khuôn được làm sạch và tráng dầu.
Kích thước và cao độ ván khuôn được kiểm tra để đảm bảo ván khuôn có đúng
hình dạng và hướng.

2.2/ Công tác cốt thép:
Các cốt thép được gia công sẵn trong xưởng và liên kết lại thành khung. Vùng
đầu dầm được đặc biệt chú ý vì là nơi tập trung ứng suất lớn do dự ứng lực và do
lực cắt.
Trong quá trình gia công, các tao dự ứng lực (cùng với các ống Polyetylen ngăn
dính bám đường kính 17mm) được đặt tạm vào vị trí làm việc của chúng.
Sử dụng dầm nâng vận chuyển khung cốt thép và đặt vào ván khuôn, sau đó, bề
dầy lớp phủ cốt thép và hướng của tao cáp được kiểm tra. Các cáp luồn qua
các tấm “Sandwich” phải bảo đảm không chồng chéo hoặc vướng vào nhau.

Sau khi căng cáp, ván khuôn trong được đặt vào vị trí và đảm bảo không dịch
chuyển trong quá trình đổ bê tông.

2.3/ Căng cáp
Thiết bị sử dụng: 2 kích căng các tao đơn số hiệu HIS CH 2524 DA.
GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
8
Gây lực căng ban đầu xấp xỉ 10%, khoảng 20KN cho tất cả các tao theo trình tự
trong bảng dưới đây để triệt tiêu trùng dây.
Căng 90% lực căng còn lại cũng theo trình tự đó. 2 tao trên cùng số 37 và 38
được căng sau khi kết thúc tao số 36 thuộc nhóm cáp dưới, cũng với 10% lực
căng trước khi đạt đủ lực căng thiết kế. Trong quá trình căng cần ghi chép chỉ số
của đồng hồ áp lực và độ dãn dài của cáp.
1
3
5
7
9
11
13
2 4 6 8 10 12
H µng C
H µng A
H µng D
H µng B
T r×nh Tù C ¨ng
1 - Tao 7B
2 - Tao 8A
3 - Tao 6A

4 - Tao 8B
5 - Tao 6B
6 - Tao 7A
7 - Tao 9C
8 - Tao 5C
9 - Tao 9A 18 - Tao 4B
17 - Tao 10B
16 - Tao 4A
15 - Tao 10A
14 - Tao 4C
13 - Tao 10C
12 - Tao 5B
11 - Tao 9B
10 - Tao 5A
27 - Tao 12A
26 - Tao 2C
25 - Tao 12C
24 - Tao 3B
23 - Tao 11B
22 - Tao 3A
21 - Tao 11A
20 - Tao 3C
19 - Tao 11C
36 - Tao 1C
35 - Tao 13C
34 - Tao 1B
33 - Tao 13B
32 - Tao 1D
31 - Tao 13D
30 - Tao 2B

29 - Tao 12B
28 - Tao 2A

2.4/ Đổ bê tông dầm:
Bê tông được đổ đồng đều trong từng lớp không dầy quá 600mm. Bê tông được
kiểm tra độ sụt trước khi đổ. Sau khi đổ xong, sử dụng đầm rung ngoài gắn cách
nhau 2m một trong lòng ván khuôn trong. Đầm dùi cùng được sử dụng khi cần
thiết (cho sườn dầm).
Sau khi đổ bê tông xong, bề mặt dầm được phủ một lớp vải giữ ẩm cho việc bảo
dưỡng.
Bản cánh dầm được tạo nhám bằng nước sau khoảng 4-5 giờ bảo dưỡng.

2.5/ Truyền lực căng:
Khi bê tông dầm đã đạt cường độ 35MPa (sau 18 đến 24h từ khi đổ bê tông) , bắt
đầu quá trình truyền dự ứng lực vào bê tông. Chế tạo 8 mẫu hình trụ từ 2 mẻ bê
tông cuối cùng, 2 mẫu đầu sẽ được thí nghiệm sau 24h, sau đó là các cặp mẫu
khác cách nhau 2 đến 3h.
Từng cáp được nung nóng theo đúng trình tự như lúc căng từ đồng thời 2 đầu và
được cắt cách đầu dầm tối thiểu 300mm. Cần bảo đảm quá trình truyền lực vào
bê tông xẩy ra từ từ. Trước khi truyền lực căng, khảo sát cao độ đỉnh, cánh dầm
GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
9
với khoảng cách 8m một. Sau khi truyền lực căng, tiến hành tương tự và đo độ
vồng của dầm.
Sau khi truyền lực căng, dầm sẽ bị vồng lên dưới tác dụng của dự ứng lực và tự
tách ra khỏi ván khuôn đáy, tiến hành tháo ván khuôn và nhấc dầm khỏi bệ đúc
bằng giàn cần cẩu.

2.6/ Vận chuyển dầm Super-T vào vị trí làm việc:


Dầm Super-T được vận chuyển từ bãi chứa dầm ra vị trí cầu dẫn bằng xe kéo rơ
moóc. Trên xe có khung đỡ dầm để giữ ổn định ngang. Các dầm dùng cho thi
công nhịp bờ Bắc sẽ được vận chuyển qua sông bằng xà lan. Các dầm được lắp
từ vị trí nhịp gần mố nhất. Một dàn thép có thể chạy trên ray-đặt trên đỉnh 2 xà
mũ- sẽ nâng dầm và sàng ngang, rồi đặt vào vị trí. Do ray đặt trên đỉnh xà mũ
(dạng chữ T ngược) nên không hề ảnh hưởng đến vị trí đặt dầm và cũng không
cần các giá đỡ tạm cho giàn thép.

2.7/ Đổ bê tông bản mặt cầu:
Thi công dầm ngang đầu dầm cần theo sát quá trình lắp dầm để đảm bảo các dầm
ổn định. Sau khi đổ bê tông dầm ngang, bắt đầu tiến hành thi công bản mặt cầu.
Phần lòng hộp hở sẽ được đậy kín bằng tấm bê tông dầy 40mm để làm ván khuôn
đáy cho bản mặt cầu và tạo sàn công tác.
Sau khi lắp đặt xong cốt thép, đặt ván khuôn chặn 2 đầu dầm, cách tim trụ 2m,
rồi tiến hành đổ bê tông bản mặt cầu từ thấp lên cao, cho từng nhịp bắt đầu từ
nhịp gần mố nhất.
2.8/ Bản nối liên tục nhiệt
Bản mặt cầu liên tục tại vị trí trụ , ngăn cách với xà mũ trụ bằng lớp polystyrene
dày 20mm, sẽ được đổ sau cùng - tối thiểu 3 ngày sau khi bê tông mặt cầu đã
đông cứng.
Khi đổ bản mặt cầu, cần đặc biệt chú ý tới giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt độ
trong các nhịp kề bên và cần hoàn thành trong khoảng 4h sau khi mặt trời mọc.
GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
10
Bản liên tục nhiệt có thể được thi công theo bất kỳ trình tự nào với điều kiện là
vị trí trụ P3 được thi công sau cùng (đây là vị trí tâm chuỗi dưới ảnh hưởng của
từ biến, co ngót và nhiệt độ dự kiến trong thiết kế).




CHƯƠNG VI
PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA DẦM SUPER-T VÀ KẾT LUẬN
Phần I: Các ưu nhược điểm của dầm SUPER-T
Ưu điểm :
 Tiết kiệm chi phí:
- Tốc độ xây dựng công trình nhanh, hiệu quả giá thành có thể đạt được bằng các
tiêu chuẩn hoá chi tiết dầm và cốt thép bản mặt. Xây dựng bản mặt liên quan đến
lao động chân tay.
- Ván khuôn cố định giảm giá thành xây lắp. Giá chính thức sẽ được giảm dần
sau khi đã sán xuất ra một số dầm.
- Thời gian xây dựng giảm vì có thể nhấc dễ dàng dầm ra khỏi ván khuôn (tháo
lắp ván khuôn nhanh)
-Giá thành thuê mặt bằng xây dựng giảm. Giảm bớt được lượng ván khuôn của
bản và đấy nhanh tốc độ xây dựng.
- So sánh tổng hợp chỉ tiêu bê tông / 1m
2
mặt cầu (của cả kết cấu phần trên và
dưới) cho thấy dầm super-T tiết kiệm khoảng 0.5m
3
so với dầm I-33m. Chỉ sử
dụng một bộ khuôn đúc cố định cho tất cả các chiều dài dầm làm giảm chi phí
xây dựng. Chi phí xây dựng tại hiện trường giảm do phần lớn ván khuôn mặt cầu
được loại bỏ. Giá thành cầu cho các dầm Super T đã giảm vì từ khi giới thiệu
GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
11
dầm Super T (mặc dù số lượng cầu có dầm Super T quá nhỏ để dẫn đến kết luận
trong giai đoạn này). Quá trình giải ngân của nền kinh tế chính là nhân tố chủ

yếu trong việc hạ giá thành, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, những chiếc
dầm mới đã gây ra những ảnh hưởng quan trọng sau:
Một số chỉ tiêu kỹ thuật của dầm Super-T trong dự án cầu Mỹ Thuận khi so sánh
với dầm I kiểu AASHTO cho trong bảng sau.



SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU VỀ BÊ TÔNG
HẠNG MỤC KHỐI LƯỢNG BÊ TÔNG / 1M
2
MẶT CẦU
(DẦM I) (DẦM SUPER-T)
Dầm 0.517 0.302
Bản đổ tại chỗ 0.209 0.168
Xà mũ trụ 0.121 0.096
Thân trụ 0.118 0.154
Bệ trụ 0.284 0.067
Cọc 0.186 0.146
Tổng cộng 1.435 0.933
Tiết kiệm bê tông = 0.502 m
3
/sq.m.


 An toàn trong thi công:
Bản cánh dầm cứng tạo sàn công tác cho các công việc trên và dưới mặt cầu ngay
sau khi dầm được đặt vào vị trí, tạo nên sự an toàn cho công nhân tại công trường
sẽ tăng lên khi so sánh với các loại dầm khác, bởi vì mặt bằng làm việc sẽ được
tạo ra ngay khi lắp dựng dầm. Thêm nữa, cạnh ván khuôn và tay vịn được liên
kết với phía trong dầm khi lắp dựng, tăng độ an toàn trong thi công. Đặc tính trên

làm cho dầm Super Tees trở nên lý tưởng đối với cầu có mật độ giao thông cao,
đường sắt và cầu qua sông.
 Hình dáng đẹp:
Dầm có mặt đáy dạng dầm hộp với ít góc cạnh nên được xem như tương đương
với các dầm hộp hay bản có lỗ đúc tại chỗ đang được ưa chuộng. Đáy các nhịp
và xà mũ liên tục tạo hiệu quả cao về mỹ quan.
GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
12

 Hiệu quả kết cấu:
Do có độ cứng chống xoắn cao nên tải trọng tác dụng lên dầm sẽ phân bố nhiều
hơn cho các dầm lân cận. Chiều dài làm việc của bản mặt cầu ngắn nên tiết kiệm
thép. Đối với tiết diện Super - T qua tính toán và thực tế cho thấy sự phân phối
ứng suất trên mặt cắt trong các giai đoạn đã phát huy triệt để tính năng của vật
liệu, Điều đó chứng minh rằng dầm super - T đã phản ánh ưu điểm nổi bật nhất
về kỹ thuật .

 Ổn định :
Khi cẩu lắp, dầm không cần bất cứ liên kết ngoài giữ ổn định khi mà sự mất ổn
định theo phương ngang do uốn kết hợp xoắn đối với các dầm dài là mối lo ngại
khi thi công.
 Tốc độ xây dựng:
Do không cần giàn giáo cho thi công bản mặt cầu, cốt thép có thể được lắp đặt
ngay sau khi đặt dầm. Sau khi truyền lực căng, dầm tự tách khỏi ván khuôn và
được nhấc khỏi bệ căng mà không cần phải tháo ván khuôn.

Loại dầm Super-T hiện đang được sử dụng ở công trình cầu Mỹ Thuận là loại
dầm Super-T cải tiến (Super-T Roff) với tiết diện ngang dạng hộp mở và với
chiều dài lớn hơn nhịp tiêu chuẩn đang được sử dụng ở Úc. Tuy giống nhau về

kích thước nhưng ván khuôn trong lòng hộp của loại Tee Roff có thể tháo ra, do
vậy có thể sử dụng lại. Hai vách ngăn bên trong lòng hộp có tác dụng tăng cường
ổn định cho dầm trong quá trình vận chuyển và lắp dựng. Dầm Super-T dạng hộp
mở nhẹ hơn dầm Super-T thường khoảng 10% và có những ưu điểm như: dễ
kiểm tra chất lượng bê tông bên trong lòng dầm để bảo đảm không có hiện tượng
bê tông bị rỗ tổ ong và tiết kiệm chi phí do không cần sử dụng ván khuôn trong
lòng hộp bằng vật liệu Polystyrene.

Nhược điểm:
GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
13
 Do cánh dầm rộng nên khi áp dụng cho các cầu trên đường cong, có siêu cao
cần phải có biện pháp xử lý bề rộng cánh và tránh tạo bản mặt cầu quá dầy.
 Dầm được chế tạo theo phương pháp căng trước thích hợp với chế tạo trong
công xưởng. Kết cấu bê tông thành mỏng đòi hỏi cao về công tác quản lý chất
lượng.
 Một trong những vấn đề nảy sinh sớm nhất là vết nứt dọc tại đuôi dầm lúc thả
kích sau khi đã sử lý hơi nước. Điều ưu điểm ta nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổ
hợp các ứng xuất nhỏ trong suốt quá trình căng kéo đã gây ra ứng xuất lớn
cùng với nó còn do nguyên nhân do Gradient nhiệt độ tại đầu dầm lúc căng
kéo, gradient nhiệt phát triển nhanh do nhiệt độ lạnh của các phần ngoài của
dầm so với các phần bên trong được sủ lý hơi nước dẫn tới việc tăng ứng xuất
kéo. Để giảm bớt vết nứt tại đầu dầm thi phải tăng cốt thép tại đuôi dầm tại bề
mặt của đầu dầm.
 Việc gối nghiêng dầm dẫn tới một số vấn đề nảy sinh lực cắt tại gối gây ra bởi
trọng lượng kết cấu.
Phần II: Nhận xét và kết luận về dầm Super-T

Qua phân tích về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, công nghệ thi công và yếu tố mỹ

quan trên thấy rằng:
Dầm Super-T là loạI dầm BTCT DƯL hiện đạI mới bắt đầu được áp dụng ở nước
ta, nó kế thừa những ưu điểm có sẵn của dầm BTCT ƯST đúc sẵn, cấu tạo đơn
giản, tính công nghiệp hoá cao.
Dầm Super-T được áp dụng trong các công trình mà yếu tố kiến trúc đóng vai trò
quan trọng. Hiệu quả kinh tế cao nhất đạt được trong các cầu có nhịp giản đơn từ
30 tới 40m và khi cho phép chế tạo dầm trong công xưởng hoặc đúc dầm với số
lượng lớn, dầm Super-T cũng là giải pháp so sánh với các loại dầm khác khi lựa
chọn loại hình kết cấu nhịp.
Dầm Super T có một số ưu điểm quan trọng so với các loại dầm hiện tại, Các ưu
điểm đó dẫn tới hạ giá thành cầu. Bộ ván khuôn cố định với tấm trượt di động
GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
14
được sử dụng với các loại dầm trong khoảng từ 20m~40m. Nó dẫn tới giảm giá
thành xây dựng, bao gồm sự đầu tư vào bộ ván khuôn và giảm thời gian xây
dựng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc ngay cả trên công trường bằng các giảm ván
khuôn, bỏ dầm ngang, sử dụng lao động đơn giản. Chiều rộng của bản cánh có
thể thay đổi để phù hợp với chiều rộng của cầu và sơ đồ hình học. An toàn cho
công nhân xây dựng được tăng lên.
Dầm Super-T có hình dáng đẹp, vượt được khẩu độ lớn (nếu so sánh các dầm
cùng khẩu độ thì dầm Super-T có chiều cao thấp hơn. Hơn nữa dầm Super-T có
tính an toàn cao trong xây dựng. Do vậy loại dầm này áp dụng thích hợp cho các
cầu vượt trong thành phố, cầu vượt đường giao thông và các cầu nhiều nhịp.
Tuy nhiên, dầm Super-T cũng có những hạn chế như sau:
Bộ ván khuôn cố định dẫn tới việc sản xuất dầm chỉ thực hiện trong công xưởng
hoặc trên các công trường cầu lớn mà số lượng dầm Super-T đáng kể, các cầu
nhỏ, đơn chiếc hoặc ở xa công xưởng mà đường vận chuyển khó khăn thì việc sử
dụng dầm Super-T là hạn chế.
Do đặc trưng hình học của mặt cắt (thành mỏng) cho nên bất lợi trong quá trình

chế tạo, vật liệu nhất là bê tông đòi hỏi cường độ cao (M500), tuy nhiên hiện nay
việc sản xuất bê tông mác cao đã trở nên dễ dàng, do vậy vấn đề này có thể khắc
phục được.
Dầm Super-T sử dụng hợp lý cho các cầu lớn có nhiều nhịp dẫn, các cầu vượt
đường ôtô và cầu vượt thành phố. Chiều dàI sử dụng ưu việt nhất là từ 30m đến
40m. Trong tương lai gần, dầm Super-T cần được định hình hoá như các loạI
hình dầm trước đây và nên phát triển bởi vì đây là dạng kết cấu hiện đại và có
nhiều ưu đIểm trong kết cấu dầm BTCT DƯL giản đơn.


GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
15









TÀI LIỆU THAM KHẢO


(1)
(2)
(3) Final Bridge Design Report - My Thuan Bridge Project, Maunsell Pty Ltd,
November 1996
(4) Course Note for Approach Structure – Section 4-5, Steve Griffiths, 1999.

(5) Calculation of My Thuan bridge – Bob Taylor, 1996
(6) Austroads-92
(7) Prestressed Concrete - R F Warner and K A Faulkes
(8) Method Statement , Approach Structure, My Thuan Bridge Project






GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng lớp Tư vấn giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
16








×