Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN_Thay đổi thanh dấu để dạy và học tốt phân môn âm nhạc ở học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.37 KB, 18 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Thay đổi thanh dấu để dạy và học tốt phân
môn âm nhạc ở học sinh Tiểu học
I-PHẦN MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, âm nhạc đã từng tồn tại trong cuộc sống con người nói chung và
trong sinh hoạt âm nhạc nói riêng. Việt Nam nằm ở giữa ngã ba đường của
Đông nam Á. Cho nên ngay từ thời cổ đại, nơi đây đã là nơi gặp gỡ, hội tụ nhiều
loại hình chủng tộc, nhiều luồng văn hóa khác nhau, trong quá trình cộng cư và
hòa huyết, nhiều loại hình nhân chủng mới đần dần nảy sinh, đồng thời nhiều
tộc người ở vùng khác lại tiếp tục hòa nhập vào đại gia đình các dân tộc Việt
Nam, nước ta vì vậy là một quốc gia đa dân tộc, theo thống kê chính thức của
Nhà nước vào năm 1979.Nước ta có 54 thành phần dân tộc thuộc 3 dòng ngữ hệ
đó là :
Dòng Nam Á (Gồm các ngôn ngữ Việt - Mường, Môn-Khơ me, Thái-Tày,
Mèo –Dao và một số ngôn ngữ khác ).
Dòng Nam Đảo : còn gọi là dòng Malayo- Polinêxia (gồm các dân tộc Gia
rai, Ê đê, Chăm , Raglai,Churu )
Dòng Hán-Tạng ( với ngôn ngữ Hán của các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu
và ngôn ngữ Tạng – Miến ở cá dân tộc Hà nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống , Si
La).
- Nói ngôn ngữ Việt –Mường có các dân tộc Việt , Mường , Thổ , Chút.
Dùng ngôn ngữ Môn –Khơ me, có các dân tộc Khơ Me, Ba hnar, Xơ Đăng , Cơ
Ho , Mơ Nông,Xtiêng, Vân Kiều- B ru, Cơ Tu, Gir-Triêng , Mạ , Khơ Mú , Co,
Tà Ôi , Cho Ro, Kháng , Xing Mun, Màng Brân, Ơ đu, Rơ Măn.
- Thuộc ngôn ngữ Tày –Thái co các tộc người Tày , Thái, Nùng , Sán
Trang:1
Chay( Cao Lan, Sán Chỉ) Giáy, Lào ,Lự, Bố Y
- Ngôn ngữ Mèo- Dao:HMông, Dao, Pà Thẻn
- Các ngôn ngữ Nam Á khác của các dân tộc La Chí, La Ha, Cơ Lao, Pu
Péo.
Bên cạnh những đặc điểm chung thì nước ta còn có những sắc thái văn hóa


nghệ thuật địa phương đa dạng .Nhờ vậy với những bông hoa có sắc màu riêng
biệt của mình , mỗi thành phần dân tộc trên đất nước ta đã góp phần làm cho
vườn nhạc chung của đất nước thêm rực rỡ sắc hương.
Địa thế nước ta trải dài từ bắc xuống Nam tạo nên nhiều vùng địa lí , khí
hậu khác nhau có ảnh hưởng tới đặc điểm chung đến sinh lí và văn hóa nghệ
thuật dân cư từng vùng và nó quyết định đến trính chất phong phú , đa dạng của
nền âm nhạc Việt Nam nói chung và của một số tộc người ở nước ta nói riêng .
1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kì thực hiện công nghiệp hóa , hiện
đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế , văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam
nhiều khóa đã nhấn mạnh “nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân
tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyêt
định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước”.Chính vì
vậy mục tiêu giáo dục của nước ta là hướng tới việc đào tạo những con người
phát triển toàn diện về đức,trí ,lao,thể, mĩ nhằm hướng tới những con người lao
động chủ động , linh hoạt , sáng tạo sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng
ngày đổi mới .
Với tôi là một người giáo viên dạy môn âm nhạc , tôi cũng muốn góp một
phần nho nhỏ cho sự nghiệp phát triển giáo dục trong phân môn âm nhạc với
ngôi trường thân yêu của tôi
a.Lí do khách quan
Âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng là nhu cầu hết sức cần thiết trong
cuộc sống tinh thần của con người.Từ bao đời nay, con người đã yêu quê
hương , yêu đất nước , yêu tiếng róc rách của suối , yêu tiếng hót líu lo của
Trang:2
chim, yêu thương các anh hùng đã chiến đấu vì tổ quốc qua các bài hát của các
nhạc sĩ như : nhạc sĩ Trần Long Ẩn , Phong Nhã , Phạm Tuyên , Hoàng Long….
Với nhiều thể loại như nói vần , hát đối…. nhằm thỏa mãn nhu cầu người nghe
và người thưởng thức âm nhạc.Trong đó những ca khúc thiếu nhi như những hoa
thơm quả ngọt của vườn cây âm nhạc đang nở rộ.

Âm nhạc đã trở thành nhu cầu quan trọng trong đời sống , nó gắn bó mật
thiết với bước đường trưởng thành của những chủ nhân tương lai của đất
nước.Trong những năm qua, môn âm nhạc trong các trường tiểu học đã được
nâng cao , được chú trọng và được công nhận là môn học cần thiết để giáo dục
con người một cách toàn diện , môn âm nhạc có ảnh hưởng và tác động trực tiếp
đến tư tưởng , tình cảm của con người và đặc biệt âm nhạc tác động rất mạnh
đến các em ở lứa tuổi tiểu học.
b. Lí do chủ quan
Đa số cá em yêu thích các bài hát thiếu nhi , nhi đồng , các em cảm thụ và
yêu quê hương đất nước , yêu Bác Hồ qua những bài hát như :trông trăng nhớ
Bác, em yêu trường em , chú voi con ở Bản Đôn , ai yêu nhi đồng bằng bác Hồ
Chí Minh…. Các em tự hào khi cất tiếng hát các bài ca truyền thống.
Trước thực tế đó tôi chọn đề tài này vì đa phần học sinh ở đây là đồng bào
dân tộc thiểu số, ngôn ngữ thì bất đồng , và ngôn ngữ phổ thông thì hạn hẹp,
việc tiếp cận đối với âm nhạc của các em cũng hạn chế.Trước thực tế đó tôi
chọn đề tài này để hướng các em đến cái chân –thiện –mĩ của thế giới âm nhạc,
giúp các em cảm thụ và nhìn nhận đúng đắn về môn âm nhạc qua tâm hồn trong
sáng của tuổi thơ.
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Giúp hoc sinh hứng thú hơn , tiết học sôi nổi hơn
- Học sinh có thể hiểu bài một cách dể dàng hơn
- Các em hát chính xác hơn nhưng tiếng có dấu luyến và tiếng có cao độ lên
,xuống
- Đối với những bài hát dân ca bao giờ cũng có luyến láy với cách này tôi
Trang:3
có thể giúp học sinh tiếp thu bài nhanh và hiệu quả hơn (cao độ ,nội dung ,sắc
thái bài hát )
- Mục tiêu và nhiệm vụ chính vẫn là đảm bảo chất lượng và hiệu quả
dạy,học môn âm nhạc .
3. Đối tượng nghiên cứu

Học sinh tiểu học
4 .Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Lớp 4A Trường tiểu học Nơ Trang Lơng Phòng giáo dục huyện Krông Păk
,Đăk Lăk.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh ,tích hợp.
II/ PHẦN NỘI DUNG
1. cơ sở lí luận
- Căn cứ vào quyết định số 16/2006/QD-BGDĐT ban hành chương trình
giáo dục phổ thông -cấp tiểu học trong đó có chuẩn kiến thức kĩ năng từng môn
học .phần những vấn đề chung đã xác định :"Chuẩn kiến thức kĩ năng là các yêu
cầu cơ bản,tối thiểu là các yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức ,kĩ năng môn
học hoạt động giáo dục mà học sinh cần có thể đạt được .Chuẩn kến thức kĩ
năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp ,ở các lĩnh vực
học tập cho tưng lớp và cho cả cấp học .Yêu cầu về thái độ được xác đinh cho
từng lớp và cho cả cấp học .Chuẩn kiến thức , kĩ năng là cơ sở để biên soạn sách
giáo khoa ,quản lí dạy hoc ,đánh giá kết giáo dục ở từng môn học và hoạt động
giáo dục bảo đảm tính thống nhất ,khả thi của chương trình tiểu học , đảm bảo
chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục ở tiểu học .
- Căn cứ vào công văn số 896 / BGDĐT-GDTH ngày 13-2-2006 về hướng
dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học ; công văn số
9832/BGDĐT- GDTH ngày 01-09-2006 về hươnga dẫn thực hiện chương trình
thực hiện các môn học lướp 1, 2, 3, 4, 5, để dạy cho các đối tượng học sinh khác
Trang:4
nhau thực hiện day học theo chuẩn kiến thức kĩ năng là giải pháp cơ bản trong
hệ thống các giải pháp đảm bảo cho việc dạy học ở tiêu học đạt mục tiêu đè ra .
2.Thực trạng
a. thuận lợi ,khó khăn
* thuận lợi :
- Được sự quan tâm của các cấp trong nghành cũng như các cấp lãnh đạo

của trường
- Học sinh được học âm nhạc bằng đa giác quan , bằng nhiều hình thức
- Các em học sinh ở đây đa phần là hiếu học và yêu thích ca hát
*Khó khăn :
- Điều kiện giáo dục học sinh ở đây còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế ( tỷ
lệ gia đình học sinh nghèo chiếm khoảng 20%)
- Học sinh dân tộc thiêủ số chiếm tỉ lệ khoảng 89%, thành phần dân tộc như
Ba na , Ê Đê, Vân Kiều ,Tày , Nùng
- Sự quan tâm của gia đình các em học sinh vẫn còn hạn chế
- Ngôn ngữ bất đồng
- Nội dung của nhiều tiết học hơi dài , lời bài hát khó, phần lớn học sinh
chưa chú trọng đến phân môn âm nhạc
- Phòng chức năng chưa có
- Trường lại có 3 điểm phân hiệu nên cũng khó khăn rất nhiều về việc sử
dụng đồ dùng dạy học
- Điều kiện công tác cũng gặp nhiều khó khăn vì nơi ở và nơi công tác của
tôi cách xa xa nên đó cũng là một khó khăn không nhỏ
b.Thành công -hạn chế
Sau một thời gian áp dụng những biện pháp nêu trên bước đầu tôi đã đạt
được một số kết quả đáng mừng , tuy chưa đạt cao như mong muốn nhưng so
với thực trạng ban đầu thì chất lượng học tập tăng được 30%, tình trạng học
sinh thụ động trong tiết học cũng giảm đáng kể , các em cũng đã hứng thú hơn,
tiết học sôi nổi hơn.
Trang:5
Bên cạnh những kế quả đạt được thì trong quá trình thực hiện vẫn có nhiều
mặt khó khăn và hạn chế
Qua thời gian giảng dạy và áp dụng những biện pháp đó , bản thân tôi đã
rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Trước khi lên lớp giáo viên phải xây dựng được mục tiêu , kế hoạch , nội
dung và phương pháp dạy cho từng đối tượng để tiến hành dạy và học tốt

- Dạy học với phương châm “học mà chơi, chơi mà học” giáo viên phải
luôn tìm tòi , sáng tạo không gây nhàm chán vì lứa tuổi này luôn thích sự mới
mẻ , khám phá
-Tạo sự cân bằng , thoải mái trong lớp học, động viên khen ngợi kịp thời
- Nghiên cứu kĩ SGK, thường xuyên dự giờ , trao đổi kinh nghiệm , học hỏi
đồng nghiệp vì trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là
vạn năng
- Hạn chế : học sinh chưa được sự quan tâm chặt chẻ của gia đình ,nhiều
học sinh vẫn chưa chú trọng phân môn âm nhạc
- Lời bai hát một số bài hơi dái và khó so với các em dân tộc bản địa ,lời 1
và lời 2 na ná giống nhau nên các em thường lẫn lộn giữa hai lời bài hát với
nhau .
3. GIẢI PHÁP , BIỆN PHÁP
a .Mục tiêu của giải pháp , biện pháp
- Môn âm nhạc có những đặc thù riêng ( môn năng khiếu )vì vậy phương
pháp dạy học phù hợp với tình hình, điều kiện địa phương ở đây cũng gặp không
ít khó khăn nên giáo viên trước khi lên lớp cần chuẩn bị những phương pháp
phù hợp đối với đối tượng học sinh như sau :
- Nắm được khả năng học tập của từng học sinh trong lớp để lựa chọn nội
dung và phương pháp hướng dẫn cho phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh.
- Giáo viên phải dạy học theo phương pháp tích hợp trong tiết học, học sinh
phải được hát kết hợp vận động phụ họa như gõ đệm bằng nhạc cụ theo tiết tấu ,
theo phách , theo nhịp lời ca và được chơi trò chơi, được tập biểu diễn.
Trang:6
- Giáo viên tăng cường sử dụng phương pháp tích cực nhằm tạo điều kiện
cho tất cả học sinh phát huy khả năng sẵn có của mình , đạt yêu cầu “học vui-vui
học” nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả.
- Xác định nội dung , phương pháp của tiết học đối với đối tượng học sinh.
- Không áp đặt khuôn mẫu giáo án và không coi giáo án là duy nhất , nội
dung phải ngắn gọn, dễ hiểu

- Giáo viên đánh giá thường xuyên từng tiết học.
- Đối với học sinh khuyết tật, sức học bình thường không ổn định được
đánh giá thường xuyên, nhiều lần khi chưa đạt yêu cầu
- Dự kiến các em dễ hát sai để chuẩn bị tốt cho tiết học
b.Nội dung và cách thực hiện giải pháp,biện pháp
Qua nhiều năm được phụ trách bộ môn âm nhạc , bản thân tôi tự nhận thấy
rằng học sinh trường tôi đa phần là học sinh dân tộc thiểu số , đa số học sinh có
hoàn cảnh khó khăn nên sự quan tâm đến việc học hành của gia đình đối với
các em có phần hạn chế, giữa giáo viên và học sinh ngôn ngữ bất đồng , các em
chưa hiểu biết nhiều tiếng việt, vậy nên có những hạn chế trong việc đạt được
sự tiếp nhận hiệu quả đối với giáo dục tiểu học trường tôi, vả lại việc tiếp cận
với các em còn hạn chế , ít xem tivi , nghe đài , băng đĩa về những bài hát dành
cho lứa tuổi thiếu nhi vì gia đình còn quá khó khăn .Thời gian dạy học ở trường
chỉ được phân bố 1 tiết / tuần và ngôn ngữ phổ thông (tiếng Việt ) của các em
còn hạn chế , sự phát triển trí tuệ chưa hoàn chỉnh ,tâm lí lứa tuổi chưa ổn định
nên các em dễ thuộc nhưng dễ quên và một số từ các em hát không rõ, không
chính xác.Ở đây tôi không nói về cao độ hay tiết tấu mà tôi nhắc đến cái sai
cũng không kém phần quan trọng đó là sai nghĩa của từ , các em hay hát sai
những chỗ có dấu luyến vì vậy rất là khó khăn cho việc giảng dạy hoàn thành
tốt bài học .Ngoài ra về cao độ các em nhiều lúc những chỗ xuống thấp các em
hay hát rõ theo đúng từ lời hát quá nên còn sai nhiều .
Từ những trăn trở đó , bản thân tôi luôn tìm tòi , nghiên cứu , tìm ra cách
giảng dạy để học sinh nắm vững nội dung bài học bằng cách thay đổi thanh dấu .
Trang:7
ở Châu Âu việc phát triển ca hát , vẻ đẹp chủ yếu là nguyên âm , nhưng ở
châu Á , Việt Nam chủ yếu là phát huy ở phụ âm và thanh âm.Phụ âm là một vẻ
đẹp riêng biệt của bài hát Việt Nam .Nhưng với thanh điệu ở trong ca khúc Việt
Nam: o, sắc, huyền , hỏi , ngã , nặng .Ngôn ngữ Việt Nam có nhiều thanh điệu
nhất , và mỗi thanh điệu khi ghép vào một từ đã thành nghĩa khác nhau
ví dụ : 1 tiếng “ la”

la, lá, là, lả, lạ, lã
+ Cao: sắc , ngã
+ Vừa :0
+ Thấp : huyền , hỏi nặng.
Đặc biệt dân ca miền Bắc , Trung , Nam cùng thể thanh sắc ( / ) bao giờ
cũng được luyến láy
- Dấu nặng (.) bớt nặng đi
- Dấu hỏi (?) và dấu ngã (~)
- Dấu hỏi kết hợp giữa huyền và sắc
- Dấu nặng kết hợp giữa nặng và sắc
Những bài hát tiểu học thanh điệu sử dụng rất nhiều mà nhiều nhất là lớp 4
• Các bài hát có nhạc và lời xem phần sau mục lục
Ví dụ : Tiết 2 bài hát ;Em yêu hòa bình
Nhạc và lời :Nguyễn Đức Toàn
khi hát đến câu:
“Em yêu cánh đồng thơm mùi hương lúa, giữa đám mây vàng có đàn cò
trắng bay xa” từ “ cánh” các em hầu như hát rõ ràng như đọc nên tôi đã viết lên
bảng từ “cánh” thành từ “ ca-anh bỏ dấu sắc và nhắc học sinh hát gần giống
như chữ “canh” và cần nhắc lại để học sinh hiểu trong âm nhạc mặc dù chúng ta
hát thiếu dấu như thế nhưng người nghe vẫn hiểu đó là chữ “cánh” theo đúng
nghĩa của từ đã học.Còn chữ “ hương” tôi sẽ thêm dấu sắc và hát gần giống như
chữ “ hướng".
Bài hát nguyên bản :
Trang:8
"Em yêu hòa bình ,yêu đất nước Việt Nam ,
Yêu từng gốc đa bờ tre đường làng .
Em yêu xóm nhỏ nơi mà em khôn lớn .
Yêu những mái trường rộn rã lời ca .
Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm.
Dòng nước êm trôi lắng đọng phù sa .

Em yêu cán đồng thơm mùi hương lúa ,
Giữu đám mây vàng có đàn cò trắng bay xa ."
Bài hát thay thanh điệu ;
"Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam ,
Yêu tưng gốc đa bờ tre đương làng.
Em yêu xóm nho nơi mà em khôn lớn .
Yêu nhưng mai trường rộn rã lời ca.
Em yêu dong sông hai bên bờ xanh thắm .
Dòng nước êm trôi lắng đọng phù sa .
Em yêu canh đồng thơm mùi hướng lúa ,
Giữa đám mây vàng co đàn co trắng bay xa."
Tiết 4: bài hát ; Bạn ơi lắng nghe
Dân ca Ba -na
Sưu tầm ,dịch lời:Tô Ngọc Thanh
Bài hát nguyên bản
“ Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe
Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào
Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát
Tiếng làn sóng trôi xuôi ào ào”
Bài hát thay thanh điệu
“Hơi ban ơi cùng nhau lắng nghe
Tiêng dong suôi ngoài xa thì thào
Trang:9
Tiêng đan cá vui đua đáy cát
Tiêng lan sóng trôi xuôi ào ao”
Khi hướng dẫn giáo viên ghi lời hát đó sau đó gạch chân những tiếng
"hỡi bạn ","tiếng dòng suối","tiếng đàn cá ","đùa ",tiếng làn ","ào ào"
' và cho học sinh thực hiện đọc tiếng trước và tập hát sau, cứ như thế đến
hết bài .
Tiết 8: Bài Trên ngựa ta phi nhanh

Nhạc và lời: Phong Nhã
Bài hát nguyên bản:
"Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh
Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh
Vó câu nhẹ tênh lắc lư nhịp nhàng .Biển bạc rừng vàng
Đồng xanh mở rộng bao la .Ta phi khắp chốn
Thăm các bạn bè yêu mến.Tổ quốc mẹ hiền chắp cánh cho toàn
Đội ta phi nhanh nhanh nhanh .Ta phi nhanh nhanh nhanh nhanh .
Ta phi nhanh nhanh nhanh nhanh .Ta phi nhanh nhanh nhanh nhanh .
Bài hát thay thanh điệu :
Trên đương gấp ghềnh ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh .
Trên đương gấp ghềnh ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh.
Vó o câu nhẹ tênh ,lắc lư nhịp nhàng .Biện bạc rừng vang .
Đồng xanh mợ rông bao la .Ta phi ì khắp chô ôn
Thăm các ban be yêu mến .Tô quốc me hiền chắp cánh cho toan
Đôi ta phi nhanh nhanh nhanh .Ta phi nhanh nhanh nhanh nhanh .
Ta phi nhanh nhanh nhanh nhanh .Ta phi nhanh nhanh nhanh nhanh .
Ở bài này những tiếng thay đổi thanh dấu như :" đường gập
ghềnh" ,"vó" ,"biển","vàng ", "mở rộng ","phi ","chốn"," bạn bè ","Tổ ","mẹ
","toàn ".
Với bài hát “ Bạn ơi lắng nghe” tiết 4 lớp 4 là bài hát thuộc thể loại dân
Bana , dân tộc Ba -na .Dân tộc Ba-na là một dân tộc ít người sống tập trung ở
Trang:10
vùng đất Tây Nguyên , mặc dù các em sông ơ đây nhưng các em vẫn hay hát sai
giai điệu vì cao độ của bài lên xuống luyến láy nhiều nên các em thực hiện chưa
được tốt lắm và tôi đã thay đổi thanh dấu để các em thực hiện được tốt hơn.
Tiết 10 ;bài hát : Khăn quàng thắm mãi vai em
Nhạc và lời :Ngô Ngọc Báu
Bài hát nguyên bản :
Khi trông phương đông vừa hé ánh dương .

Khăn quàng trên vai chúng em tới trường .
Em yêu khăn em càng gắng học hành .
Sao cho xứng cháu Bác Hồ Chí Minh.
Nhìn bao khăn thắm tươi ,lòng ngâp bao sướng vui .
Hát vang lên chào đón tương lai .
Màu khăn tươi nhắc em, học tập luôn gắng siêng
làm sao cho khăn quàng thắm mãi vai em .
Em reo vang muôn lời ca sáng tươi .
Lao động kiến thiết chúng em xây đời .
Tương lai em như ngàn đóa hoa tươi .
Nở trong ánh nắng tưng bừng sớm mai .
Nhìn bao khăn thắm tươi ,lòng ngập bao sướng vui .
Hát vang lên chào đón tương lai.
Màu khăn tươi nhắc em , hoc tập luôn gắng siêng
làm sao cho khăn quàng thắm mãi vai em .
Bài hát thay đổi thanh dấu :
Khi trông phương đông vừa hé anh dương .
Khăn quàng trên vai chúng em tơi trường .
Em yêu khăn em càng gắng học hành .
Sao cho xưng cháu Bác Hồ Chí Minh .
Nhìn bao khăn thắm tươi ,lòng ngập bao sướng vui .
Hát vang lên chào đón tương lai .
Trang:11
Màu khăn tưới nhắc em ,học tập luôn gắng siêng
làm sao cho khăn quàng thắm mãi vai em .
Em reo vang muôn lời ca sang tươi .
Lao động kiến thiết chúng em xây đời .
Tương lai em như ngàn đóa hoa tươi .
Nợ trong anh nắng tưng bừng sớm mai .
Nhìn bao khăn thắm tươi , lòng ngập bao sướng vui.

Hát vang lên chào đón tương lai .
Màu khăn tưới nhắc em , học tập luôn gắng siêng
làm sao cho khăn quàng thắm mãi vai em .
Với bài hát này tôi đã thay đổi thanh dấu những tiếng "ánh", "tới", "tươi
"","sáng", "xây ". Để học sinh hát chính xác hơn . Nhưng với bái này không khó
lắm với các em .
Tiết 12:bài hát : Cò lả
Dân ca đồng bằng Bắc Bộ
Bài hát nguyên bản :
Con cò, cò bay lả lả bay la .
Bay từ ,từ cửa phủ bay ra ra cánh đồng .
Tình tính tang tang tính tình .
Ơi bạn rằng ơi bạn ơi rằng có biết
biết hay chăng rằng có nhớ ,nhớ hay chăng ?
Bài hát thay đổi thanh dấu :
Con cò ,cò bay lả lả bay la .
Bay từ ,từ cưa phủ bay ra ra cánh đồng .
Tình tính tang tang tính tình .
bạn rằng ơi ban ơi rằng có biết
Biết hay chăng rằng có nhơ nhớ hay chăng ?
Bài hát " cò lả" đã rất quen thuộc với các em nên cung không khó lắm trong
lúc dạy .thay thanh dấu ở bài này chỉ một số tiếng ."cửa " ,"bạn ", nhớ".giáo
Trang:12
viên gạch ngang những tiếng cần thay đổi và nhắc học sinh lưu ý đẻ thực hiện
tốt.
Tiết 19: bài hát : Hát mừng
Nhạc Nga
Lời việt :Hoàng Lân
Bài hát nguyên bản :
Cùng đàn cùng hát vang lừng , họp vào ngày tết tưng bừng , nhịp nhàng

cùng hát vui bên người thân .nhớ mãi phút giây êm đèm , sống bên nhau bao bạn
hiền ,hát lên tình thiết tha lâu bền .
Bài hát thay đổi thanh dấu :
Cùng đàn cùng hat vang lừng ,họp vào ngày tết tưng bừng ,nhịp nhàng
cùng hát vui bên ngừoi thân . Nhớ mãi phút giây êm đềm ,sống bên nhau bao
ban hiền ,hát lên tinh thiết tha lâu bền .
Bai hát "chúc mừng "các em được lam quen thêm một bài hát nước
ngoài với giai điệu nhịp nhàng các em cũng thực hiện thật tốt khi đã thay đổi
thanh dấu.các em đã hát mêm mại nhẹ nhàng hơn nhưng tiếng như :tiếng"hát
" ,"tình ".
Tiết 23; bài hát : Chim sáo
Dân ca Khơ -me ( Nam Bộ )
Sưu tầm : Đặng Nguyễn
Bài hát nguyên bản :
Lời 1:
Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay .
Trong rừng cầy xanh sáo đùa sáo bay .
Ngọt thơm đom boong ơi đàn chim vui bầy la là la la .
Lời 2:
Trong rừng cây xanh sáo tìm trái thơm .
Trang:13
Trong rừng cây xanh tiếng đùa líu lo .
Ngọt thơm đom boong ơi đàn chim vui bầy la là la la
Baì hát thay đổi thanh dấu
Lời 1:
Trong rừng cầy xanh sáo đùa sáo bay .
Trong rừng cầy xanh sáo đùa sáo bay .
Ngọt thơm đom boong ơi ,đàn chím vui bầy la là la la .
Lời 2
Trong rừng cầy xanh sáo tìm trái thơm

Trong rừng cầy xanh tiếng đùa líu lo .
Ngọt thơm đom boong ơi đàn chím vui bầy la là la la .
Cũng thể loại dân ca với giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng , nhẹ nhàng ,mộc
mạc , giản dị ,các em cũng đã thực hiện rất tốt và thể hiện tốt sắc thái của bài tuy
nhiên có phần cứng ở tiếng "cây ", tiếng "chim " và sau khi được hướng dẩn các
em đã hát mềm mại hơn .
Tiết 28 :bài hát :Thiếu nhi thế giới liên hoan
Nhạc và lời :Lưu Hữu Phước
Bài hát nguyên bản :
Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn.
Biên giới sâu khôn ngăn mối dây thân tình
Loài giặc kia khôn ngăn tình yêu chứa chan ,
Của đoàn thiếu nhi hằng mong yên vui thái bình
Vui liên hoan thiếu nhi thế giới .
Ta ca hát vang lên niềm vui .
Ca vang lên vang lên tay nắm tay qua biển núi.
Trông tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời.
Vang khúc ca yêu đời .
Vàng ,đen ,trắng, nước da không chia tấm lòng .
Cơn chiến chinh khôn ngăn chúng ta trao tình.
Trang:14
Cùm hoặc gông khôn ngăn đoàn ta ước mong .
Một ngày sáng tươi cùng nhau liên hoan thái bình.
Vui liên hoan thiếu nhi thế giới .
Ta ca hat vang lên niềm vui .
Ca vang lên vang lên tay nắm tay qua biên núi.
Trông tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời .
Vang khúc ca yêu đời.
Bài hát thay đổi thanh dấu :
Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn .

Biên giới sâu khôn khôn ngăn mối dây thân tình.
Loài giặc kia khôn ngăn tình yêu chứa chan.
Của đoàn thiếu nhi thế giới .
Ta ca hát vang lên niềm vui thai bình .
Vui liên hoan thiếu nhi thế giới.
Ta ca hát vang lên niềm vui .
Ca vang lên vang lên tay nắm tay qua biên núi .
Trông tươi lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời .
Vang khúc ca yêu đời .
Vàng ,đen ,trắng nước da không chia tấm lòng.
Cơn chiến chinh khôn ngăn chúng ta trao tình .
Cùm hoặc gông khôn ngăn đoàn ta ước mong.
Một ngày sáng tươi cùng nhau liên hoan thai bình .
Vui liên hoan thiếu nhi thế giới
Ta ca hát vang lên niềm vui .
Ca vang lên vang lên tay nắm tay qua biên núi .
Trông tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời .
Vang khúc ca yêu đời .
Với bài hát này thanh dấu được thay đổi những tiếng ;"thái " ,"biển".trong
lúc giảng day cần nhắc các em dù thay đổi thanh dấu nhưng nghĩa của tiếng đã
Trang:15
được thay thanh dấu vẫn không thay đổi và trong lúc hướng dẫn bao giừo giáo
viên cũng phải gạch và ngắc nhỡ tiếng cần hát cao hay thấp và chỉ hát gần giống
tiếng đó không nên hát rõ sát dấu quá sẽ dễ bị phô nhạc .và cứ như thế tôi cũng
đang vận dụng cho những lớp khác.
C. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
1.Cơ sở lí luận
Dựa vào lí do và cơ sở thực tiễn của đề tài bản thân tôi luôn tìm tòi , học
hỏi qua sách báo,đài, thông tin đại chúng , đồng nghiệp.Từ đó tôi chọn các cách
dạy học cụ thể phù hợp với đặc điểm học sinh địa phương, ngời việc tìm tòi sáng

tạo những trò chơi âm nhạc phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, lôi cuốn
lòng yêu thích giúp các em tham gia tích cực vào môn học hơn
Tôi luôn hòa mình với học sinh , tạo sự gần gũi giữa thầy và trò , tạo
không khí lớp học thoải mái, không gò bó để các em được tự nhiên bộc lộ phát
triển khả năng biểu hiện năng khiếu của mình.
Qua nhiều năm giảng dạy nhận thấy cá em học sinh vẫn hát chưa chính xác
về cao độ của bài hát còn rất nhiều , mặc dù đã được nghe, tập và sửa sai .
2.Cơ sở thực tiễn phân môn âm nhạc
Việc sửa chữa hát chính xác cho học sinh phải tùy theo từng nguyên nhân
mà tìm cách giải quyết thích hợp.Công việc này không nên nóng vội , cần có
thời gian và sự kiên trì , luôn khích lệ động viên các em , không nên làm cho
các em bi quan nghĩ rằng không thể hát được và không thể hát đúng.
Để tránh hát sai, không nên để hát sai nhiều lần mới sửa mà chúng ta cần
có những biện pháp trước khi lên lớp :
- Dự kiến trước những chỗ các em dễ hát sai.
- Xây dựng cho học sinh thói quen biết im lặng lắng nghe và khi nào phải
hát theo, khi nào phải lắng nghe thầy cô hát mẫu, nghe phân tích để biết chỗ nào
là hát đúng , thế nào là hát chính xác.
-Tập hát thật đúng ngay từ khi bắt đầu , khi học sinh tiếp thu sai thì cách
thức chủ yếu là tôi phân tích , dẫn giải âm thanh so sánh giữa đúng và sai, rồi tập
Trang:16
hát mẫu lại cho các em vàì lần hoặc đến khi các em thực hiện tốt .Nếu giáo viên
chỉ nêu đúng , sai chung chung , không có dẫn chứng cụ thể các em sẽ không
biết sai sót ở chỗ nào dể sửa.Chẳng hạn giáo viên chỉ nói hát cao lên , hay thấp
xuống một chút , hoặc chậm lại , nhanh hơn …. Học sinh sẽ rất khó phân biệt
.Tất cả phải có “ hát mẫu” để cá em nghe lại chỗ đúng , từ đó bắt chước theo,
mọi công việc phải tiến hành từ từ , không quá nhanh để các em đủ thời gian
nhận biết .Từ nhận biết của tai nghe qua não bộ mới có thể hiểu sự “sai lệch”
cho giọng của bản thân tái tạo được đúng.
4.kết quả thu được qua khảo nghiệm ,giá trị khoa học của vấn đề

nghiên cứu
- Qua tiết dạy đầu tiên khi tôi thay đổi thanh dấu bài hát Em yêu hòa bình
tiết 2 sách giáo khoa lớp 4 học sinh đã hiểu mặc dù hát có thay đổi thanh dấu để
hát đúng cao độ của bài hát nhưng người nghe vẫn hiểu được đúng nội dung ý
nghĩa của lời ca bài hát đó .
- Những tiếng có luyến láy thì các em hát mềm mại hơn khi đã thay đổi
thanh dấu trong bài hát đó .
- Với những tiết học sau đó các thục hiện nhanh và dễ dàng hơn .
- Các bài hát dân ca các em thể hiện được giai điêu nhẹ nhang và tinh chất
của các bài hát .tôi cảm thấy mỗi tiết học nhẹ nhàng hơn .các em học hăng say
hơn không còn nghe các em cười giỡn như lúc trước khi nghe các bài hát lên
xuống thất thường nữa .
III .KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Trong giảng dạy âm nhạc việc cần có các biện pháp để học tốt bộ môn này
là điều kiện cần thiết, việc cải tiến hình thức dạy học sẽ tạo ra việc hứng thú say
mê học tập, giáo viên phải có sự kiên trì bền bỉ nhận xét , động viên kịp thời .
Mặt khác , các phương tiện đồ dùng dạy học như nhạc cụ , băng đĩa nhạc,
máy nghe và các loại tranh ảnh cũng cần được trang bị để hỗ trợ cho việc dạy –
học âm nhạc , ngoài ra muốn sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học mỗi trường
cần có một phòng chức năng (vì các loại đồ dùng môn âm nhạc như đàn, máy
Trang:17
casset, tranh ảnh khá cồng kềnh ) đây cũng là một trong những điều kiện quan
trọng giúp các em học tốt.
MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU trang
1.Lí do chọn đề tài 1
2.Mục tiêu ,nhiệm vụ của đề tài 2
3.Đối tượng nghiên cứu 4
4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
5.Phương pháp nghiên cứu 4

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận 4
2. Thực trạng 4
a.Thuận lợi - khó khăn 5
b.Thành công -hạn chế 5
3. giải pháp -biện pháp :
a.Mục tiêu của giải pháp , biện pháp 6
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp 7
c Điều kiện thực hiện giải pháp ,biện pháp
d Kết quả khảo nghiệm ,giá trị khoa học của các vấn đề nghiên cứu
17
III. PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 17
Trang:18

×